Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành công nghệ rau hoa quả và cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.39 KB, 30 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Là những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, bên cạnh các kiến thức thu
được từ trên lớp hay từ sách báo, internet thì thực hành thực tế là một phương pháp
học mang lại hiệu quả cao. Đây là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình
thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo
mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đối với sinh viên, hoạt động này có vai trò quan trọng
không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường. Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên tự tin hơn sau khi ra trường
sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp của mình. Thực
tập nghề nghiệp là một cấu phần quan trọng trong chương trình đào tạo định hướng
nghề nghiệp - ứng dụng ngành Công nghệ Rau – Hoa – Quả & Cảnh quan. Được
trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm chuyên môn từ thực tiễn là thành tựu quan
trọng nhất của đợt thực tập nghề nghiệp I. Hai tuần thực tập tại cơ sở là thời gian
quan trọng nhất để đánh giá kết quả thực tập nghề nghiệp I của mỗi sinh viên.
Nhằm tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với thực tiễn để trải nghiệm và rèn luyện
hàng loạt các kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời sinh viên có thể áp dụng kiến thức,
kỹ năng đã được tích lũy trong quá trình học tập. Thông qua trải nghiệm thực tiễn
trong quá trình thực tập tại cơ sở sinh viên hiểu rõ hơn về nghề nghiệp, phát triển
khả năng giao tiếp nghề nghiệp, củng cố và phát triển thái độ nghề nghiệp đúng
đắn. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên làm quen và học cách thức tổ chức, quản
lý sản xuất kinh doanh và nắm bắt quy trình khép kín sản xuất các sản phẩm nghề
vườn.
Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc là một đơn vị là đơn vị sự nghiệp khoa
học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp phục vụ phát triển của
vùng Trung du miền núi phía Bắc. Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc chủ yếu
hoạt động trong các lĩnh vực như: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,
xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch khoa học, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ nông nghiệp, lâm nghiệp dài hạn, 5 năm và hàng năm phục vụ mục
tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Vùng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ
chức thực hiện, thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Vùng, thực hiện hợp tác quốc tế


về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo
nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo qui định
của Nhà nước, liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử
nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ
chức trong nước theo qui định của pháp luật, sản suất kinh doanh theo đúng qui
định của pháp luật, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản
1
được giao đúng qui định của pháp luật … Viện luôn luôn nhận được sự tin tưởng,
quan tâm, giúp đỡ trực tiếp của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ, Ngành có liên quan. Đặc biệt, Viện có sự hợp
tác và tạo điều kiện giúp đỡ của hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, các cơ quan
nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu về cơ bản
có trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao và tâm huyết
gắn bó lâu dài với vùng Trung du miền núi. Các nội dung nghiên cứu được xét
chọn và tuyển chọn được bổ sung ngày càng tăng. Vì vậy đây là môi trường thực
tập nghề nghiệp tốt, phù hợp với mục đích học tập lần này của nhóm sinh viên
chúng em.
II. MỤC ĐÍCH
1.Mục đích chung
- Tiếp xúc với thực tế sản xuất, nâng cao hiểu biết, củng cố thêm kiến thức đã
học.
- Rèn luyện kỹ năng cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc một số loại cây rau và
cách nhân giống một số loại cây hoa, cây ăn quả
2.Mục tiêu cụ thể:
- Thực hành trồng trọt một số loại rau
- Tìm hiểu các hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, công tác quản lí sản
xuất ở Viện miền núi phía Bắc.
- Thực hành các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết
định và kỹ năng xử lý tình huống.
- Làm quen, tạo dựng mối quan hệ với cơ quan.

III.YÊU CẦU
- Hoàn thành đầy đủ thời gian thực tập theo đúng kế hoạch.
- Chấp hành đúng, đủ những nội quy, quy chế của nhà trường đề ra cho sinh
viên đi thực tập và những nội quy tại cơ sở thực tập.
2
- Tham gia tích cực vào các hoạt động của cơ quan, có tinh thần trách nhiệm,
tìm tòi và học hỏi, tôn trọng mọi người.
- Thu thập đầy đủ thông tin viết báo cáo, hoàn thành báo cáo đúng thời gian
quy định.
IV. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC TẬP
Địa điểm thực tập: Viện khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Thời gian: 12/4/2015 đến 25/04/2015
3
PHẦN II: CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Giới thiệu về cơ sở thực tập
Tên Viện: VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA
BẮC
Tên tiếng Anh: NORTHERN MOUNTAINOUS AGRICULTURE AND
FORESTRY SCIENCE INSTITUTE, VIẾT TẮT LÀ NOMAFSI
Địa chỉ: xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103. 865. 073 Fax: 02103. 865. 931 Email:
II. Địa điểm thực tập
1. Vị trí địa lý:
Trụ sở Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đặt tại km8
xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
2. Nguồn lực của Viện:
2.1. Cơ cấu tổ chức Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc
Lãnh đạo Viện
• Viện trưởng : TS. Nguyễn Văn Toàn

• Phó Viện trưởng : TS. Nguyễn Hữu La
TS. Lưu Ngọc Quyến
Các phòng nghiệp vụ giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ
• Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
• Phòng Tổ chức hành chính
• Phòng Tài chính Kế toán
Các bộ môn nghiên cứu
• Bộ môn Cây lương thực và cây thực phẩm
• Bộ môn Khoa học đất và sinh thái vùng cao
• Bộ môn Nông lâm kết hợp
4
• Bộ môn Hệ thống Nông nghiệp
• Bộ môn Công nghệ sinh học và nhân giống
• Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện
• Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Chè
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển NLN Tây Bắc
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau, Hoa, quả
• Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây ôn đới
Công ty Tư vấn Đầu tư phát triển Chè và Cây nông lâm nghiệp
2.2. Tiềm lực và thành tựu:
2.2.1. Tiềm lực:
2.2.1.1. Nguồn nhân lực:
- Tổng số cán bộ công nhân viên chức 385 người
2.2.1.2. Cơ sở vật chất:
- Tổng diện tích:
+ Trụ sở cơ quan: 15. 064m
2

+ Nhà kinh doanh, nhà lưới: 5000m

2
+ Nhà ở cán bộ CNV
+ Diện tích canh tác: 335,7 ha
2.2.2. Những thành tựu chính:
2.2.2.1. Lĩnh vực nghiên cứu và Phát triển Cây chè:
- Tuyển chọn và lai tạo thành công các giống chè mới, 03 giống chè quốc gia :
PH1, LDP và TRI 777 và 13 giống năng suất, chất lượng cao đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT công nhận tạm thời đang phổ biến trong sản xuất.
- Giống chè PH1, Được công nhận là giống quốc gia (1986), cho năng suất cao
(15-20 tấn búp/ha, có mô hình đạt 30 tấn/ha) dung để chế biến chè đen xuất khẩu,
đang trồng trong sản xuất chiếm 8-9% diện tích chè cả nước.
5
- Hai giống chè lai LDP1 & LDP2 (Giống LDP1 công nhận giống quốc gia năm
2002, giống LDP2 được khu vực hoá năm 1994) có năng suất cao (14-19 tấn/ha),
chất lượng tốt, chế biến được cả chè xanh và chè đen, đang trồng trong sản xuất
chiếm khoảng 15% diện tích chè cả nước.
- Bảy giống chè chất lượng cao (PVT, KAT, HĐB, PT95, Bát Tiên, Kim Tuyên
và Thuý Ngọc) được chọn từ các giống nhập nội có chất lượng cao đang được mở
rộng nhanh chóng trong sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng chè Việt Nam
trong những năm tới.
- Hai giống chè Shan mới được chon lọc cho vùng thấp Chất Tiền và Tham Vè
có năng suất cao, chất lượng tốt đang bổ sung vào cơ cấu giống cho các vùng chè.
- Tính đến năm 2005: 35% diện tích chè trong toàn quốc đã được trồng bằng
các giống chè mới chọn lọc.
2.2.2.2. Lĩnh vực Cây ăn quả:
- Xây dựng, bảo tồn, đánh giá một tập đoàn quĩ gen phong phú của 20 loại cây.
Trong đó có 12 loại cây ăn quả với 244 mẫu giống và 8 loại cây khác với 158 mẫu
giống. Các mẫu giống chủ yếu được điều tra thu thập từ các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc.
- Các qui trình kỹ thuật được công nhận là tiến bộ kỹ thuật:

+ Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây ăn quả (bưởi, hồng, vải, nhãn, xoài, bơ,
lê, dứa cayen )
+ Quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi, hồng, dứa, chuối, vải, nhãn, xoài.
* Về chuyển giao TBKT:
- Viện đã xây dựng qui trình kỹ thuật cải tạo vườn tạp và vườn ươm nhân giống
cây ăn quả tại chỗ cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
- Trung bình mỗi năm Nhân giống và cung cấp cho sản xuất 100.000 cây các
giống vải, nhãn, xoài và hồng đã được Bộ cho phép khu vực hoá và đào tạo 150-
200 kỹ thuật viên về nhân giống và quản lý vườn quả cho cán bộ kỹ thuật và nông
dân trong vùng.
* Hợp tác quốc tế:
Giúp tỉnh Xaynhabury nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào phát triển chè, đẩy
mạnh trao đổi thông tin và cử các cán bộ nghiên cứu khoa học đi tham quan học
tập nghiên cứu với Trung Quốc, ấn Độ, Srilanka , tiếp nhận tình nguyện viên của
6
các tổ chức Quốc tế JIRCAS, CESI đến giúp Viện một số lĩnh vực nghiên cứu và
chuyển giao TBKT.
Như vậy Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã đầu tư về
nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất
kinh doanh.
3. Chức năng, nhiệm vụ của Viện.
3.1. Chức năng:
3.1.1. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc được thành lập
trên cơ sở Viện Nghiên cứu chè, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ, Trung
tâm nghiên cứu Nông nghiệp miền núi phiá Bắc, Trung tâm nghiên cứu Cà phê Ba Vì
theo Mục g, Khoản 1, Điều 2 của Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg ngày 9/9/2005
của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
3.1.2. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc là đơn vị sự
nghiệp khoa học trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp phục vụ phát

triển của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài
khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ:
3.2.1. Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ Nông, Lâm nghiệp dài hạn, năm năm và hàng năm phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế- xã hội của Vùng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực
hiện.
3.2.2. Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực.
a) Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống cây trồng Nông Lâm
nghiệp, cây đặc sản có giá trị hàng hoá cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế
của Vùng;
b) Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng biện pháp thâm canh tăng năng
suất, chất lượng nông sản, nông lâm nghiệ kết hợp, cải thiện và sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, đất, nước và bảo vệ môi trường;
7
c) Nghiên cứu các vấn đề nông thôn và thị trường nông lâm sản trong Vùng;
d) Nghiên cứu phát triển chăn nuôi hợp lý và hiệu quả trong Vùng;
đ) Nghiên cứu chế biến Nông Lâm Sản và bảo quản Sau thu hoạch.
3.3. Thực hiện nhiệm vụ khuyến nông Vùng.
3.4. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công Nghệ An, hợp
tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông
thôn theo quy định của Nhà nước.
3.5. Liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ
thuật mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước
theo quy định của pháp luật.
3.6. Sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao đúng
quy định của pháp luật
Và các lĩnh vực khác!

8
PHẦN III: NỘI DUNG THỰC TẬP
- Tìm hiểu quy trình trồng, chăm sóc cây dưa chuột
- Tìm hiểu thêm các phương pháp nhân giống vô tính của các loại hoa và cây ăn quả.
- Làm đất, làm cỏ lên luống trồng rau và chăm sóc một loại cây ăn quả.
I - Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa chuột
+ Thời vụ:
- Vụ xuân: là vụ chính, gieo hạt từ sau tiết lập xuân đến đầu tháng 3. Nếu gieo
sớm hơn thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu.
Nếu gieo muộn sẽ gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ đậu quả, năng suất
sẽ thấp.
- Vụ đông : Gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11
đến giữa tháng 12. Nếu có điều kiện gieo sớm hơn 1 tháng để có sản phẩm vào thời
kỳ giáp vụ rau.
+ Chuẩn bị giống : Trong vụ xuân sớm, nhiệt độ thấp, do vậy cần xử lý nước
nóng có tác dụng thúc mầm và diệt trừ vi khuẩn gây hại. Ngâm hạt trong nước ấm
40-50
0
C từ 1-2 giờ. Khi cho hạt vào nước ấm cần phải đảo đều, sau đó vớt hạt, rửa
bằng nước sạch, để ráo nước rồi đem gieo.
+ Làm bầu và gieo cây con:
- Sau khi chuẩn bị xong hạt giống, tùy thuộc vào điều kiện có thể gieo trực tiếp
hoặc gieo qua bầu. Tuy nhiên gieo qua khay bầu sẽ có nhiều lợi thế như dễ chăm
sóc, kiểm soát được sâu bệnh, chuột bọ.
- Đất bầu: 40% đất bột+40% xơ dừa +20% là mùn mục.
- Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc bầu, mỗi hốc 1 hạt và tuới đủ
ẩm để mầm cây phát triển tốt. Đặt hạt xong dùng một lớp đất bầu dải mỏng lên mặt
khay, che kín hạt rồi tiến hành tưới ẩm ngay sau đó.
- Chăm sóc bầu cây: mỗi ngày cần tưới nhẹ 1 lần và thường xuyên kiểm tra
xem hạt đã nảy mầm chưa. Sau 5 – 7 ngày, là có thể tiến hành mang bầu cây ra

trồng
+ Đất trồng :
9
- Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu
nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác trong họ. Đất trồng thích hợp với thành
phần cơ giới nhẹ, độ pH 5,5 - 6,5.
- Trong trồng dưa chuột đặc biệt chú ý phải chọn đất luân canh với cây lúa
nước hoặc đậu, bắp, ngô…Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ như dưa leo,
khổ qua bầu bí…để tránh sâu bệnh tồn dư…
+ Làm đất:
- Do bộ rễ dưa chuột yếu nên đất trồng cần được cày bừa kỹ, làm nhỏ, tơi xốp,
nhặt sạch cỏ dại. Nếu cần phải xử lý sâu bệnh thì dùng vôi bột để xử lý đất.
- Đất trồng tốt nhất là cát nhẹ, thịt pha, phù sa ven sông giàu mùn và chất dinh
dưỡng, dễ tưới tiêu. Do bộ rễ phát triển yếu nên đất trồng dưa chuột cần làm kỹ.
Sau khi cày bừa, tiến hành lên luống ngay để tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông.
Rạch hàng chia luống mặt luống rộng 1,5m cả rãnh cao 25 - 30cm, trồng 2 hàng
trên luống cách nhau 70 - 80cm, cây cách cây 30 - 45cm.
+ Kỹ thuật trồng:
- Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra đồng, nhấc
nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều cây theo khoảng cách quy định.Vùi kín bầu cây
dưới đất và tưới thấm gốc để cho chặt gốc.
- Khoảng cách trồng: Cây cách cây 40 - 45 cm trong vụ xuân và 30 – 35cm
trong vụ đông.
+ Chăm sóc: Khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây bị chết, thường
xuyên vắt ngọn 3 – 4 ngày 1 lần giúp cây bò lên giàn tốt, thăm nơi trồng thường
xuyên kiệp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng trừ. Ở giai đoạn từ sau khi trồng
đên 30 ngày sau trồng khi phát hiện cây bị virus phải nhổ bỏ ngay để tránh lây lan.
+ Phân bón, lượng phân:
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Tuyệt đối không
bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha nước để tưới.

- Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc ở 3 thời kỳ:
+ Lần 1: Sau khi cây bén rễ hồi xanh.
+ Lần 2. Khi cây bắt đầu ra hoa cái
+ Lần 3: Sau khi thu quả đợt đầu
10
Lượng phân bón:
Loại phân Số lượng (kg/ha)
Bón lót
(%)
Bón thúc (%)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng hoai mục 20.000 - 30.000 100 - - -
Đạm 120 0 20 40 40
Lân 90 50 25 25 -
Kali 120 30 10 30 30
- Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liền nhiều ngày thì chuyển sang sử
dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên bao bì.
Cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra tua cuốn, cần cắm giàn cho dưa chuột, nên cắm
hình chữ A. Cắm cọc cách mỗi gốc cây khoảng 5-6 cm, cao 2.2- 2.5m.
Trước khi cắm giàn cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết
nước.
- Ngoài ra cần chú ý, cần tiến hành buộc ngọn dưa để tránh dây dưa bị dập gãy.
Công việc này làm thường xuyên cho đến khi cây ngừng sinh trưởng đảm bảo năng
suất và chất lượng quả dưa….
- Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo
sự thông thoáng cho ruộng dưa.
1.4. Các biện pháp chăm sóc khác
Tưới nước:
- Nguồn nước tưới phải là nước sạch, có thể là nước giếng khoan đã qua xử lý,
không lấy nước trực tiếp từ các khu vực ô nhiễm, nước từ các khu công nghiệp, khu

dân cư tập trung,
11
- Trong quá trình chăm sóc dưa chuột, cần chú ý để điều tiết lượng nước thích
hợp, đặc biệt trong vụ thu - đông, có thể tưới rãnh để cung cấp nước cho cây. Cần
thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu quả để tăng
chất lượng thương phẩm quả.
1.5. Phòng trừ sâu bệnh
- Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để phòng trừ dịch bệnh
như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt, sạch bệnh, thường xuyên
vệ sinh đồng ruộng, sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và đảm bảo: thuốc nằm
trong danh mục cho phép, Chọn các thuốc ít độc hại với thiên địch, các động vật
khác và con người. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc),
thuốc ít độc, thuốc có thời gian phân hủy nhanh và thời gian cách ly ngắn.
1.5.1. Bệnh hại dưa chuột
- Bệnh sương mai giả do nấm gây ra, gây hại chính ở thân lá, lá đốm vàng sau
3-4 ngày đốm chết mầu nâu đen, lá úa vàng, khô rụng, thân khối khô, cây trụi lá và
khô chết. Bệnh xuất hiện nhiều khi nhiệt độ trung bình thấp 18-20
0
C trời âm u, có
sương mù, mưa nhỏ ẩm độ cao trên 80%.
- Bệnh phấn trắng do nấm gây ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàng khô
rụng sớm.
- Bệnh khảm lá do virut gây ra. Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc, lá
biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút như
rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới.
* Đối với các bệnh do nấm gây ra như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh
phấn trắng, bệnh héo vàng …, thực hiện theo quy trình phòng trừ bệnh như sau:
- 12 – 15 ngày sau trồng phun Amictar 250SC
- 19 – 22 ngày sau trồng phun Ridomil Gold 68WG

- 30 – 35 ngày sau trồng phun Aliette 800WG
1.5.2. Côn trùng hại dưa chuột
- Sâu xám: Thường xuất hiện lúc cây con, cắn ngang thân làm chết cây, dùng
Basudin 10H rãi vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1000 m
2
).
12
- Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ, làm hư hại bộ lá, diệt
trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Sherpa, Polytrin, Trigard
- Bọ trĩ: Là loại côn trùng châm hút rất nhỏ, dài khoảng 1 - 2mm, màu vàng
nâu, nâu nhạt hoặc nâu đen, chúng di chuyển nhanh và rất khó phát hiện, làm lá hoa
biến dạng và ngừng phát triển. Dùng Malathion, Sumicidin 10 - 15g/8 lit, Kelthane
10 - 15 ml/10lít, 1 tuần/lần Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị
hư hại, vỏ trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa.
1.6. Thu hoạch và bảo quản
- Vụ xuân sau gieo khoảng 40- 45 ngày, vụ đông sau gieo 30 – 35 ngày là bắt
đầu thu hoạch. Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4- 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch.
Nếu để quá già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau. Thu hái nhẹ
nhàng để tránh đứt dây.
- Dưa chuột có thể thu liên tục hàng ngày, chúng ta thường xuyên quan sát để
chọn lựa quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả.
II. LĨNH VỰC TÌM HIỂU THÊM
- Các nhân giống hoa và chiết ghép cây ăn quả.
- Chăm sóc một số cây rau vụ xuân hè.
2.1. Kỹ thuật nhân giống một số giống lan bằng phương pháp giâm hom
(Giống Phi Điệp), tách chồi (Giống Vũ Nữ)
2.1.1 Phương pháp giâm hom
Phương pháp chủ yếu áp dụng ở những giống đa thân thuộc chi Dendrobium
Bước 1. Chuẩn bị cây mẹ
Cây mẹ là những cây sạch bệnh, sinh trưởng phát triển khoẻ đã ra hoa từ 2-3

năm trở lên, có nhiều cành không mang lá.
Bước 2. Thời vụ giâm
Cây lan rất mẫn cảm với các yếu tố ngoại cảnh, hơn thế cành lan đem giâm phải
cắt từng đoạn nên vết cắt lớn dễ bị vi sinh vật tấn công. Khi giâm hom không giâm
vào thời kỳ cây ra hoa. Thời gian giâm hom cần chú ý thời tiết mát mẻ, ít mưa tốt
nhất vào tháng 4,5 và tháng 9, 10.
Bước 3. Chuẩn bị vườn giâm, hoá chất, giá thể
13
Nhà giâm phải được bố trí ở địa điểm thông thoáng, độ ẩm, nhiệt độ không
chênh lệch quá nhiều trong ngày và có hướng nhận ánh sáng mặt trời nên khi làm
nhà giâm cần chú ý đến vị thế của vườn. Tốt nhất nhà lưới nên lợp bằng màng
Izorai, có lớp lưới đen cản quang.
Thuốc giâm thường được sử dụng có nồng độ auxin cao có thể bổ sung thêm
hàng lượng thấp xytokinin kích thích sự ra mầm. Nồng độ auxin giao động từ 0.04-
0.06%, nồng độ xytokinin giao động 0.01-0.02 % ppm/lít dung dịch giâm.
Giá thể sử dụng bằng nhiều nền giá thể khác nhau, chẳng hạn ta có thể dùng
nền giá thể: 1/2 mùn cưa + 1/2 than củi. Các giá đều được sử lý sạch bệnh trước khi
sử dụng, đối với mùn cưa (mùn cưa cọ, mít…. những loại gỗ không dẫu) được
ngâm vào nước khoảng 5-7 ngày sau đó phơi khô, than củi trước khi sử dụng rửa
thật kỹ
Bước 4. Thao tác giâm hom
Ngày giâm hom thường được tiến hành vào những ngày mát mẻ, không có
mưa. Cây mẹ chuẩn bị treo ở vị trí thuận lợi, dùng kéo sắc cắt cành, tránh trường
hợp bị dập nát, cắt cành giâm đảm bảo độ dài 4 – 5 cm, có 3 - 4 mắt và dúng vào
thuốc giâm đã chuẩn bị sẵn. Giá thể cho vào các giỏ: than củi ở phía dưới, mùn cưa
ở trên, khi hom đã ráo thuốc thì cắm vào giá thể, độ sâu 1/2 hom cắm.
Bước 5. Chăm sóc hom giâm
Dom giống sau khi giâm cần phải đảm bảo đúng độ ẩm nếu để khô hom sẽ bị
khô không nảy mầm được, nhiều nước quá sẽ bị úng, nấm bệnh.Phun mù nước 2
lần một ngày. Trong sóc hom giâm vẫn phải xử lý chất kích thích ra rễ, bật chồi B1

0.08%, đồng thời phun định kỳ 10 ngày/lần phân chuyên dùng orchid liều lượng 20
cc/bình 8 lít cho hiệu quả cao nhất. Phải định phòng trừ sâu bệnh hại cho hom
giống. Chăm sóc theo chế độ hom giống cho đến khi mầm hom thành thục.
2.1.2 Phương pháp tách chồi
Bước 1. Chuẩn bị trước khi tách
Cây mẹ phải sinh trưởng phát triển tốt, sạch bệnh, nhiều nhánh.
Giá thể trước khi đem vào sử dụng phải được xử lý nấm bệnh, giá thể có thể áp
dụng theo công thức: 1/2 xơ dừa + 1/2 than củi.
Xây dựng vườn cũng giống như vườn giâm cần chú ý độ thông thoáng, hướng
hứng ánh sáng của vườn. Vườn có thể chỉ cần lợp lớp lưới cản quang hoặc thêm
một lớp màng Izorai nhưng ở mỗi dạng nhà lưới nên chú ý chế độ tưới nước.
14
Bước 2. Thời vụ tách
Giống như phương giâm hom, mùa tách chồi thích hợp cho giống phi điệp và
vũ nữ phải là mùa mát mẻ ít mưa, trời không được quá ẩm hay quá hanh khô. Các
tháng tốt cho tách mầm là: tháng 4; 5; 9; 10
Bước 3. Thao tác tách
Sau khi các khâu chuẩn bị cho tách chồi hoàn thành thì dùng lưỡi dao sắc tách
các chồi đã sinh trưởng thành thục trên cây mẹ sao cho lát cắt phải gọn, tránh sất
sát gây tổn thương cây dễ dàng cho nấm bệnh sâm nhập vết cắt làm hỏng nhánh
tách, đồng thời nhánh tách phải còn rễ đang sinh trưởng như vậy nhánh tách mới
đảm bảo sinh trưởng phát triển bình thường sau t¸ch. Nhánh tách được tách khỏi
cây mẹ để ở vị trí cao ráo cho đến khi vết cắt xe lại trồng vào giỏ.
Bước 4. Chăm sóc nhánh tách
Sau khi tách nhánh được 3-5ngày cần phun phòng trừ sâu bệnh hại vì sâu khi
tách cây yếu rất mẫn cảm với sâu bệnh hại. Đồng thời các yếu tố như nước, phân
bón cũng phải cung cấp đây đủ, chẳng hạn đối với nước ta nên tưới phun mù nước
2 lần/ngày. Bổ sung lượng chất kích thích ra rễ và phân bón theo công thức: Xử lý
chất kích thích ra rễ, bật chồi B1 nồng độ 0.08% + phun định kỳ 10 ngày/lần phân
chuyên dùng orchid liều lượng 20cc/bình 8 lít cho kết quả cao nhất. Đồng thời cần

xem tình hình cụ thể để bổ sung cho cây các loại phân khác.
2.2. Nhân giống hoa đồng tiền bằng kỹ thuật tách cây Hoa Đồng Tiền
Trồng từ nuôi cấy mô và tách thân.
Nuôi cấy mô:
Cây nuôi cấy mô ban đầu tuy nhỏ nhưng sinh trưởng phát triển khoẻ, sạch
bệnh, năng suất và chất lượng hoa sau này cao hơn so với cây tách thân nhưng giá
thành cây giống cao. Tiêu chuẩn cây nuôi cấy mô để trồng ngoài sản xuất là có 3 lá
thật, trong túi bầu nilon.
Cây tách thân:
- Từ một cây nuôi cấy mô sau 6 – 8 tháng trồng có thể tách ra được từ 3 – 5 cây
khác để đem trồng
- Khi tách đào cả bụi, rũ sạch đất, dùng tay và dao sắc nhẹ nhàng tách từng thân
ra sao cho ko bị nát cây.
15
- Dùng kéo cắt 2/3 lá Cây hoa Đồng Tiền vừa tách để giúp cây giảm thoát hơi
nước, cứng cây,phần lá còn lại giúp cho cây quang hợp tốt hơn. Ngắt bỏ phần lá
xấu lá già để tránh những tàn dư sau bệnh, tái tạo bộ lá mơi tươi tốt hơn.
- Cắt phần rễ của mỗi cây con đã được tách ra giúp cho cây nhanh bật rễ con,tái
tạo bộ rễ mới khỏe hơn.
Kỹ thuật trồng
Sau khi tách có thê trồng lại trên ruộng vừa tách hoặc trên bầu đất chuẩn bị sẵn
trồng trên đồng ruộng.Đất trồng hoa đồng tiền cần phải tơi xốp, có độ thoáng cao,
thoát nước, nhiều mùn.
- Làm đất kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 35 – 40 cm; mặt luống rộng 0,9 – 1,0 m;
trên luống bổ các hốc để bón phân, khoảng cách giữa các hốc là 30 cm x 30 cm
(mỗi luống 2 hàng, hàng ngoài cách mép luống 30 cm), lượng phân + mùn bón lót
cho 1 ha đồng tiền bao gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục + 10 tấn trấu (hoặc
mùn) + 300 kg NPK trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 10 – 15 ngày,
bón xong trộn đều với đất và lấp đất cao trên phân từ 3 – 5 cm.
- Mật độ khoảng cách trồng: nên trồng với khoảng cách 30 x 30 cm.

- Trồng bằng bầu đất
- Giá thể: gồm có Đất trộn với Phân chuồng + mùn cưa ( nếu không có mùn cưa
thì thay bằng trấu) để làm cho tươi xốp đất.Trồng cây vào chính giữa bầu. Trồng
đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển
chậm, hay bị thối thân.
Cách bón phân:
Sau khi trồng đồng tiền khoảng 4 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Loại
phân bón thúc tốt nhất là loại phân Đầu trâu có tỷ lệ: 20-20-15 + Te, nên hòa phân
với nước, khoảng 1 kg phân/250 lít nước để tưới.
- Ngoài việc bón phân qua rễ, cần phun thêm phân bón lá nâng cao năng suất và
chất lượng hoa. Dùng phân Đầu trâu 902, phun sau trồng 30 ngày, định kỳ phun 10
đến 15 ngày 1 lần và phun 1 bình 10 lít/100 m2 nồng độ theo chỉ dẫn của nhà sản
xuất.Thường xuyên vặt bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và vệ sinh đồng ruộng.
16
Một số loại sâu bệnh hại
Sâu hại:
Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng,
cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.
Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3
bình/sào Bắc Bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC
liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.
Sâu vẽ bùa: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn
ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục.
Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất
bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 8 lít ….
Bệnh hại
Bệnh thối xám: hại trên lá non cây bi thối nát và khô. Bệnh nặng cây thối mềm
và chết.
Phòng trừ: Tăng cường thông gió, hạ nhiệt trong nhà vườn, kịp thời nhổ bỏ cây
bệnh, xử lý tiêu độc đất hoặc thay đất nơi có cây bị nhiễm bệnh. Có thể sử dụng

một trong các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ khi phát hiện thấy bệnh : Score
250EC 7-10ml/bình 8 lít, Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít.
Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng): Gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ
cây bị nhiễm bệnh thối nhũn.
Phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý
diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử
dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.
Kỹ thuật chiết, ghép cây ăn quả
2.3 Nhân giống bằng cách chiết cành
Không phải tất cả các cây ăn quả đều có thể chiết cành được, chỉ có những cây
có cấu tạo mạch dẫn trong miền tượng tầng nhóm lại, thành những bó. Tuy nhiên,
trong nhóm này có trường hợp khó ra rễ hơn và ngược lại. Điều này thuộc vào:
- Giống cây (cấu tạo của mạch dẫn)
- Thể sinh trưởng của cây và đuôi cành
17
- Kỹ thuật chiết (thời vụ, kỹ thuật khác)
Những cây mà mạch dẫn liên kết với nhau thành bản bao lấy gỗ thứ cấp thì khó
hoặc không ra rễ.
Phân loại đối tượng:
Trong những cây trồng có cấu tạo mạch dẫn bó, có thể chia ra:
- Cây có nhựa mủ
- Cây không có nhựa mủ
Tùy đối tượng mà có biện pháp kỹ thuật chiết khác nhau. Cây có mủ phải chiết
trong thời kỳ ngừng sinh trưởng, ít nhựa mủ nhất. Đối với các tỉnh phía bắc Việt
Nam là đầu mùa xuân để cây ra rễ trong mùa sinh trưởng mạnh và phải áp dụng
một số biện pháp kỹ thuật khác để hạn chế sự tích lũy nhựa mủ phía trên cành
chiết.
- Để một cầu vỏ (1mm) nối liền phần trên và dưới cành chiết.
- Sau khi bóc vỏ, cạo nhẹ hoặc không cạo phần thượng tầng
- Để ráo nhựa (2-10 ngày tùy trời nắng hay mưa khi chiết)

Những cây không có nhựa mủ thì ngược lại, phải chiết trong thời kỳ cây sinh
trưởng mạnh, áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật nhằm tích lũy dinh dưỡng phía trên
cành chiết (cạo kỹ sau khi bóc vỏ).
Kỹ thuật chiết cành:
2.3.1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ chiết
- Dao chiết
- Cưa tay
- Nylon
- Đất đồi hoặc đất bùn ao, nước, trấu, mùn cưa, rơm rác phân chuồng
- Hỗn hợp ruột bầu:
Dùng đất đồi (đất bùn ao) phơi khô đập nhỏ hoặc sử dụng đất thịt nhẹ,
không nên dùng đất thịt nặng ,đất cát. Trộn đất đã đập nhỏ với một trong các
18
nguyên liệu mùn cưa, trấu bổi hay rơm rác băm nhỏ, sau đó trộn với phân chuồng
mục theo tỉ lệ 1/3 đất +1/3 mùn rác +1/3 phân chuồng đã ủ hoai.
Dùng nước sạch để pha trộn cho đủ ẩm,độ ẩm bầu khoảng 70% không ướt
quá và cũng không khô quá, nắm hỗn hợp đã trộn trong tay khi bỏ tay ra
không chảy nước trong tay hoặc hỗn hợp không bị tơi tả ra, nắm đất nằm trên lòng
bàn tay hình những ngón tay là đạt yêu cầu
Thời vụ:
Đối tượng
Khoanh vỏ bó
bầu
Cắt giâm Trồng
Có nhựa mủ Tháng 2 Tháng 9 Tháng 2+3
Không nhựa mủ
Tháng 2
Tháng 6+7
Tháng 4+5
Tháng 8+9

Tháng 8+9
Tháng 2+3
2.3. 2. Tiêu chuẩn lựa chọn cây mẹ và cành chiết
- Chọn những cây mẹ đã thành thục, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh. Năng
suất cao ổn định.
- Chọn những cành bánh tẻ, màu nâu hoặc màu xanh tươi, lưng chừng tán, không
chiết cành la, cành vượt. Kích thước tuỳ loài cây nhưng thường có chiều dài 40-
60cm, đường kính gốc từ 1-2 cm
2.3.3. Kỹ thuật khoanh, bóc vỏ
- Chọn những ngày có thời tiết tốt, dùng dao sắc khoanh vỏ cách gốc cành 10-15
cm, chiều dài khoanh vỏ tốt nhất bằng 1,5- 2 lần đường kính gốc cành chiết (2-3
cm). Bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch lớp vỏ trắng cho tới gỗ.
- Đối với những cây tương đối dễ ra rễ có thể bó bầu ngay hoặc bố trí khoanh vỏ
buổi sáng đến chiều bó bầu. Vị trí khoanh vỏ: phía dưới phân cành 5-10cm
Cách bó bầu : Khi đã có hỗn hợp đã pha trộn đủ ẩm nắm sẵn dàn đều xung quanh
cành, phủ chờm ra 2 đầu đã cạo vỏ, nắm chặt lại ở phần vết khoanh vỏ, bầu chiết
trọng lượng khoảng 300g, kích thước đường kính 7 -8 cm.
19
- Sử dụng nilon màu trắng bọc phía ngoài của bầu chiết buộc chặt 2 đầu bằng dây
lynon hay lạt giang, để hạn chế việc xoay bầu buộc thêm một lạt vào giữa bầu
Bọc ngoài bằng bầu plastic mỏng, không màu để có thể phát hiện chất lượng rễ
khi cắt. Đối với cây không có nhựa mủ có thể bọc ngay sau khi đắp quấn nguyên liệu
bó bầu. Đối với cây có nhựa mủ (hồng xiêm, trứng gà, mít ) sau khi đắp quấn
nguyên liệu bó bầu, để lại 1-2 tháng cho bầu thêm ải. Sau một trận mưa (tháng 4)
hoặc nếu không mưa phải tưới nước cho bầu ẩm mới bóc bầu.
2.3.4. Cắt cành và giâm cành chiết
Cắt cành:
- Sau khi chiết từ 40-60 ngày tuỳ mùa vụ tuỳ giống cây. Rễ sẽ mọc ra và sau 3-4
tháng khi cành có rễ cấp 2 chyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh
có thể cắt cành chiết đem trồng hoặc giâm.(cắt sớm hoặc quá muộn đều không tốt).

- Khi cắt cành chiết nên tỉa bớt những cành lá rườm rà, bị sâu, lá non và cắt đi
1/2 số lá hoặc mỗi lá cắt đi 1/2 vì nếu để toàn bộ lá sẽ thoát hơi nước mạnh trong khi
rễ chưa đủ độ thuần thục để hút đủ nước, gây ra sự mất cân đối giữa hút và thoát làm
cành lá khô và bầu dễ chết.
Giâm cành chiết:
- Mục đích của việc giâm là để cho bộ rễ của cây phát triển tốt, đảm bảo cây ít bị
chết khi trồng.
- Người ta có thể giâm trên luống với khoảng cách 30-30 cm, không nên giâm
quá dày vì rễ và mầm cành không phát triển được hoặc rễ sẽ ăn xiên vào nhau khi
bứng đi trồng gặp khó khăn, cây dễ bị chột hoặc chết.
- Trước khi giâm lột bỏ vỏ bầu vùi đất cách cổ bầu 3-4 cm, tưới đẫm nước, tưới
ướt cả lá duy trì ẩm độ không khí 80%, che bớt 50% ánh sáng.
- Chú ý môi trường giâm cành chiết phải tơi xốp, đầy đủ dinh dưỡng
2.4. Nhân giống bằng cách ghép cành
Nguyên lý chung:
Để cho một mối ghép thành công, cành ghép và gốc ghép phải có các điều kiện
sau:
20
- Quan hệ họ hàng: cùng trong một thang phân loại là “chi” dưới họ và trên
loài.
- Sống (tươi).
Mối quan hệ giữa cành ghép và gốc ghép có ảnh hưởng đến năng suất, phẩm
chất, tuổi thọ và sức chống chịu của cây ghép. Để tìm hiểu mối quan hệ này người ta
phải làm nhiều thí nghiệm so sánh trong nhiều năm.
- Tượng tầng là phần nằm giữa vỏ và gỗ của cành. Hoạt động của tượng tầng
là bên ngoài sinh ra vỏ, bên trong sinh ra gỗ làm cho cây lớn lên về bề ngang. Khi
ghép tượng tầng của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc với nhau càng nhiều càng tốt.
Bởi sự liên kết giỡ hai phần tượng tầng là cơ sở cho mối ghép thành công.
Thời vụ ghép: Trong mùa sinh trưởng của cây, chọn tháng có độ ẩm cao. Nhiệt
độ không khí 20-25

0
C, cành ghép và gốc ghép đủ 4-5 tháng tuổi. Tốt nhất là vụ thu:
tháng 7 đến hết tháng 9.
2.4.1 Cách chọn gốc ghép
Đây là khâu quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ghép sống vàh iệu quả
kinh tế sau này của cây ghép
Tốt nhất vẫn là cây gốc ghép bản địa, có từ lâu đời ở địa phương đã thích nghi
với điều kiện sinh thái của địa phương
Yêu cầu về gốc ghép như sau:
- Có khả năng hòa nhập cao với phần ghép.
- Sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ kéo dài.
- Có bộ rễ phát triển tốt khoẻ, thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai của từng
địa phương chịu hạn, úng, lạnh, mặn, kiềm
- Có sức chống chịu sâu bệnh.
- Có nguồn phong phú, dễ nhân giống.
- Có khả năng tiếp xúc tốt với thân cành ghép
2.4.2. Chọn cành ghép
Cành ghép tốt nhất được lấy trên cây mẹ có năng suất cao ổn định, phẩm
21
chất tốt và không nhiễm bệnh là những cành bánh tẻ, màu xanh xen kẽ những
vạch nâu, lá to, mầm ngủ to. Cắt cành loại bỏ lá nhưng giữ lại cuống lá tốt nhất là
đem ghép ngay, nếu chưa ghép cần có biện pháp bảo quản thích hợp
2.4.3. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ghép
Dụng cụ ghép
- Dao cắt: Để cắt cành ghép và gốc ghép khi ghép.
- Dao ghép mầm: Để cắt ghép mắt và tách vỏ miệng vết ghép. Cán dao ghép
làm bằng sừng để không phản ứng với ta-nanh trong vỏ cây, cán dao để tách vỏ
miệng vết ghép.
- Dao cắt cành: Để cắt cành ghép và gốc ghép.
- Cưa tay: Để cưa gốc ghép to.

- Kéo: Dùng để cắt ngọn gốc ghép hoặc cành ghép.
-Vật liệu buộc: Chủ yếu là dây ni lông và không được dầy quá 0,2mm.
2.4.4. Các phương pháp ghép
a. Phương pháp ghép mắt
Ghép mắt là phương pháp ghép đơn giản và rất phổ biến cho hầu hết các loại
cây với ưu điểm dễ làm, dễ sống, hệ số nhân cao và ít bị nhiễm bệnh.
22
Mắt ghép là chồi non nhú trên nách lá. Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh
tẻ” đường kính gốc cành từ 6 - 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi
cành có từ 6-8 mần ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán
không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Vệ sinh chăn sóc và chuẩn bị gốc ghép
như ở phương pháp ghép đoạn cành.
Trong ghép mắt người ta chia ra một số kiểu ghép sau
b. Ghép chữ T
- Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa
mới thực hiện được.
- Trên gốc ghép tính từ mặt đất trở lên khoảng 10-12 cm rạch một đường dọc
theo
thân dài 2,5 cm trên đỉnh rạch một đường ngang dài 1 cm vuông góc với vết
rạch trước tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao mở nhẹ theo chiều dọc vết cắt.
- Cắt mắt : Tay trái cầm cành ngọn quay ra ngoài, tay phải dùng dao đặt vào vị
trí định cắt, kéo lưỡi dao vào trong lòng mắt ghép dài 2,2 cm (Mầm nằm giữa). Sau
đó tách rời lõi gỗ với phần vỏ (Đối với họ cây có múi không được bóc lõi gỗ) mắt
có kèm theo cuống lá, vết cắt ngọt tránh dập nát.
- Ưu điểm của ghép áp là Thao tác nhanh, dễ ghép, tỷ lệ sống cao khi chọn
đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mần ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Vì vậy
nó thường dùng ở lĩnh vực cây ăn quả.
- Nhược điểm của ghép áp là vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp
nên ít được sử dụng trong lĩnh vực làm cây bonsai
Cắt mắt ghép

Thao tác ghép : Tay trái dùng mũi dao nâng nhẹ, tay phải cầm cuống lá gài mắt
ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống, dùng dây nilon buộc chặt
kín vết ghép.
23
- Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây
buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng
đi là chắc sống. Từ sau 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép.
Trình tự các bước ghép chữ T
1- Lấy mắt ghép; 2- Tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép; 3- Đặt mắt ghép vào
gốc ghép; 4- Quấn lại bằng dây ni lon; 5- Kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt.
Chú ý:
- Mắt ghép có thể lấy ở cành bánh tẻ hoặc ở những cành còn non nhỏ, trong
trường hợp này không được bóc lõi gỗ.
- Khi trích dao vào gốc ghép cần cẩn thận, khéo léo tránh chạm vào lớp mạch
gỗ sẽ làm cho cây bị tổn thương.
c. Ghép mắt nhỏ có gỗ
Phương pháp này có thao tác rất đơn giản, ghép được ở nhiều thời vụ và với
nhiều loài cây hơn nữa lại tận dụng được mắt ghép. Nếu thành thạo trong kỹ
thuật thì tỉ lệ sống khá cao và ít tốn thời gian.
-Trên gốc ghép cách mặt đất 15 cm dùng dao vát một lát hình lưỡi gà từ trên
xuống dưới có độ dầy gỗ bằng1/5 đường kính gốc ghép, (Nếu đường kính cành
ghép nhỏ hơn gốc ghép thì lát cắt mỏng hơn) chiều dài ở miệng ghép 1,2 cm.
24
- Tiêu chuẩn cành lấy mắt ghép : Cũng giống như với ghép chữ T cành còn
màu xanh hoặc bắt đầu tròn mình. Dùng dao cắt một lát tương tự như ở gốc ghép
có cuống lá và mầm ngủ, đặt nhanh vào vết ghép, buộc chặt và kín bằng dây
nilon sau 18-20 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra mắt và cắt ngọn cách vết ghép
1,5-2 cm
2.4.5. Phương pháp ghép cành
Phương pháp này được sử dụng nhiều đối với những loài cây khó lấy mắt (vỏ

mỏng, dòn, khó bóc) hoặc trong vụ đông nhiệt độ ẩm độ thấp cây vận chuyển
nhựa kém.
Giống như các phương pháp ghép khác khi gốc ghép đủ tiêu chuẩn ghép, tiến
hành làm vệ sinh gốc ghép, cắt cành phụ, gai, làm cỏ, bón phân, tưới nước trước
8-10 ngày.
Sử dụng dao sắc hay kéo cắt cành dài từ 10 -15, cắt gốc ghép cách mặt đất
10-15 cm, vết cắt cần mịn tránh xây xước.
Tiến hành ghép: Có nhiều cách khác nhau và thường sử dụng nhiều nhất là:
ghép nối ngọn; ghép nêm, ghép luồn vỏ và ghép áp
a. Ghép nối ngọn:
- Ghép nối ngọn còn có tên gọi khác là ghép đoạn cành
- Chọn cành ghép có 2-3 mầm ngủ cùng đường kính với gốc ghép, dùng dao
sắc vát 1 đoạn dài 1,5-2 cm ở cả cành ghép và gốc ghép sao cho khi đặt chúng
lên nhau phải chồng khít (Tượng tầng phải tiếp xúc với nhau). Dùng nylon buộc
chặt sau đó chụp lên đoạn cành ghép một túi nylon nhỏ và buộc lại ở dưới chỗ
25

×