Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp: Giải quyết vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai phức tạp kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.95 KB, 22 trang )

Tiểu luận tốt nghiệp:
Giải quyết vụ việc tranh chấp, khiếu
nại về đất đai phức tạp kéo dài
1
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG Trang
1. LỜI CẢM ƠN 2
2. LỜI NÓI ĐẦU 3
3. I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
2. Mô tả tỉnh huống
4
4. II . XÁC ĐỊNH XỬ LÝ MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu tình huống
2. Cơ sở lý luận
3. Phân tích diễn biến tình huống
8
5. III. PHÂN TÍNH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:
1. Nguyên nhân dẫn đến xẩy ra tình huống
2. Hậu quả tình huống
13
6.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA TRỌN
PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:
14
7. V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN: 15
8. VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 15
1. Kết luận
2. Kiến nghị
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20


2
LỜI CẢM ƠN
***
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Chính trị tỉnh Phú Thọ,
các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu
trong suốt 2 tháng học tập lớp Bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên
viên khóa 29. Trân trọng cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hoa Mỹ - Giáo viên chủ
nhiệm lớp Chuyên viên K29, Cô giáo Phùng Thị Thu Vinh - Giáo viên hướng
dẫn viết Tiểu luận. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạoThanh tra tỉnh Phú Thọ đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cung cấp cho em các tư liệu liên quan đến nội dung của tình
huống, để em có thể hoàn thành tiểu luận cuối khóa.
Tuy nhiên, do phạm vi của đề tài rộng, kinh nghiệm của bản thân chưa
nhiều, cùng với thời gian nghiên cứu tài liệu còn ít, do vậy không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn./.

3
LỜI NÓI ĐẦU
Giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp liên quan đến đất đai là một trong
những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung của
công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, mà cũng giúp phần đáng kể trong việc
giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, hàn gắn tinh thần đoàn kết
trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạm
pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trên lĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã giải quyết được một

khối lượng lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh,
trật tự xã hội. Tuy nhiên, tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến
đất đai hiện nay vẫn cũng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là một vấn đề nhức nhối đang được
Đảng và Nhà nước, xã hội rất quan tâm.
Việc nhận thức và vận dụng pháp luật không đúng, không thống nhất,
thậm chí sai phạm dẫn đến khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài; công tác quản lý
nhà nước các cấp phải tập trung quá nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân, gây tốn kém, mất thời gian. Có sự việc nhỏ chỉ
cần giải quyết ở cấp cơ sở là xong, nhưng thực tế việc hiểu biết và vận dụng
pháp luật của một số cán bộ còn chưa đúng, chưa phù hợp đã làm cho sự việc
phức tạp thêm, kéo dài thời gian, tạo bức xúc và dư luận không tốt trong quần
chúng nhân dân.
Với nhận thức mới được bổ sung qua khóa học bồi dưỡng kiến thức về
quản lý nhà nước chương trình chuyên viên. Em xin đề cập một tình huống
“Giải quyết vụ việc tranh chấp, khiếu nại về đất đai phức tạp kéo dài ”.
4
I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
1. Hoàn cảnh xuất hiện tình huống:
Nguyên nhân tranh chấp đất đai là do các bên tham gia tranh chấp có quan
điểm, nhận thức khác nhau về nguồn gốc và quyền sở hữu đối với diện tích đất
tranh chấp. Vụ việc xảy ra là tranh chấp giữa ông Tạ Phúc Kiện và bà Nguyễn
Thị Phiên đều ở thôn Phú Hưng, xã PM, huyện PN, là một huyện miền núi của
tỉnh Phú Thọ.
Theo trình bày của ông Tạ Phúc Kiện:
Phần đất đang tranh chấp hiện nay giữa gia đình ông và gia đình bà Phiên
có nguồn gốc là do ông, bà của ông mua lại của bố, mẹ đẻ ông Tâm Quỹ và cho
bà Y (mẹ đẻ bà Phiên) ở nhờ vài năm, vào khoảng những năm 1950-1960. Lúc
đó bà Phiên đã đi lấy chồng và ở riêng, bà Y ở một mình trên đất đó và nhận
nuôi bà Nguyễn Thị Chi đến khi mất vào khoảng năm 1967.

Một thời gian sau bà Y mất, bà Nguyễn Thi Phiên (đã đi lấy chồng và
sống ở nhà chồng tại nơi khác) đến tháo dỡ nhà và thu hoạch cây cối, trên đất
của bà Y còn lại một bụi tre giáp đường giao thông liên thôn và hai cây nhãn.
Sau đó, gia đình ông Kiện đã trồng một số cây ăn quả, rau xanh trên thửa
đất của bà Y. Gia đình ông Kiện thực hiện đóng thuế đất đối với toàn bộ diện
tích đất đang sử dụng (bao gồm cả phần diện tích đất của bà Y). Ông Kiện xuất
trình biên lai thu thuế sử dụng đất các năm 1996, 1998, 2000, 2001, 2002, 2003,
2004, 2005, 2006, 2007,2008.
Theo trình bày của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Phiên:
Mẹ đẻ bà Nguyễn Thị Phiên là Triệu Thị Y có một mảnh đất diện tích
khoảng 1 sào 12 thước bắc bộ; bà Phiên sinh sống cùng mẹ trên đó cho đến khi
bà đi lấy chồng. Sau một thời gian, bà Y cho bà Nguyễn Thị Chiêm (mẹ đẻ bà
Phẩm - bà ông Tạ Phúc Kiện) làm nhờ một ngôi điện thờ cúng tại mảnh đất
vườn cạnh nhà (thời gian đó bà Phẩm đi lấy chồng ở nơi khác). Khi bà Chiêm
mất, ngôi điện để không. Sau cải cách ruộng đất, bà Phẩm cùng con nhỏ quay về
5
ở nhờ phần đất trên. Năm 1960 khi xây dựng HTXNN, bà Phẩm đề nghị xin đất
ở và được ông Khung- Chủ nhiệm HTX trao đổi và được sự đồng ý của mẹ bà,
đã cắt cho bà Phẩm phần đất có ngôi điện cũ, diện tích khoảng 1 sào bắc bộ.
Hiện nay ông Khung vẫn còn sống là nhân chứng. Phần còn lại mẹ bà vẫn ở đến
khi mất vào khoảng năm 1967. Khi bà Y mất, hàng năm gia đình bà Phiên vẫn
thu hoạch cây cối, hoa màu trên phần đất như mít, nhãn, tre, còn không trồng
mới được cây cối nào. Bà Phiên có đóng thuế đất vào các năm 1993, 1994.
2. Mô tả tình huống:
Ngày 15/3/2000 UBND xã PM nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Phiên
có nội dung đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết để bà được nhận lại
một phần diện tích đất của mẹ bà là Triệu Thị Y để lại nằm trong thửa đất hộ
ông Tạ Phúc Kiện đang sử dụng.
Ngày 23/6/2000, UBND xã PM tổ chức hội nghị xin ý kiến các cụ cao
tuổi thôn Phú Hưng. Ý kiến chung của các cụ cao tuổi đều xác nhận phần diện

tích đất (phần tranh chấp) có nguồn gốc ban đầu của bà Triệu Thị Y là mẹ đẻ
của bà Phiên đã sử dụng cho đến khi mất năm 1967 và giao lại cho bà Phiên.
Nội dung biên bản hội nghị cũng thể hiện việc năm 1997 ông Kiện xây tường
rào có đổi cho bà Phiên 2 cây nhãn trước nhà bà Phẩm để ông Kiện chặt đi và
xây tường rào.
Ngày 04/8/2000 UBND xã PM tổ chức hội nghị hòa giải, giải quyết tranh
chấp đất đai. Hội nghị đã xác định phần diện tích đất đang tranh chấp trước kia
là của bà Y mẹ đẻ bà Phiên; bà Phẩm (mẹ đẻ ông Kiện) không có giấy tờ chứng
minh việc mua bán đất. Ông Kiện không nhất trí, hội nghị hòa giải không thành.
Ngày 15/2/2002, UBND huyện PN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị
Phiên có địa chỉ tại thôn Phú Hưng, xã PM, huyện PN có nội dung đề nghị cấp có
thẩm quyền xem xét, giải quyết để bà được nhận lại diện tích đất 109 m2 của mẹ
bà là Triệu Thị Y để lại nằm trong thửa đất hộ ông Tạ Phúc Kiện đang sử dụng.
6
Ngày 27/3/2002 Chủ tịch UBND huyện PN đã thụ lý và ban hành Quyết
định số 162/QĐ-UB ngày 27/3/2002 “V/v giải quyết đơn đề nghị của bà Nguyễn
Thị Phiên” có nội dung:
+ Nay thu hồi 109m
2
đất thuộc tờ bản đồ số 19, thửa số 49 trong tổng số
640m
2
diện tích của thửa đất trên (theo bản đồ đo đạc năm 1995). Là phần diện
tích đất thổ cư (cũ) của bà Triệu Thị Y trước đây để giao cho UBND xã PM
quản lý và sử dụng vì:
Cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được quyền tiếp tục sử
dụng đất đó; đất đang có tranh chấp.
+ Yêu cầu gia đình ông Kiện, bà Phiên phải tự thu hoạch hết các loại cây
cối hoa màu nằm trên phần đất thu hồi để trả lại đất cho UBND xã”.
Sau khi ban hành quyết định trên, UBND huyện PN có Thông báo số

36/TB-UB ngày 01/4/2002: Giao Phòng TN&MT hướng dẫn UBND xã PM làm
thủ tục thu hồi 109m
2
đất thổ cư của bà Triệu Thị Y, giao cho UBND xã quản lý.
Tuy nhiên Ông Tạ Phúc Kiện có đơn gửi Chủ tịch UBND huyện PN
không nhất trí với việc thu hồi lại thửa đất nêu tại quyết định số 162/QĐ-UB
ngày 27/3/2002 và thông báo số 36/TB-UB ngày 01/4/2002 của UBND huyện
PN với lý do diện tích thửa đất đó là đất đã sử dụng lâu đời do ông cha của ông
để lại.
UBND huyện PN đã xác định đơn ông Kiện là đơn khiếu nại nên đã giải
quyết theo trình tự giải quyết khiếu nại và ban hành quyết định số 1274/QĐ-CT
ngày 06/10/2005 “V/v giải quyết đơn khiếu nại của ông Tạ Phúc Kiện” có nội
dung: Bác nội dung đơn của ông Kiện và giữ nguyên hiệu lực quyết định số
162/QĐ-UB của UBND huyện PN.
Ngày 17/10/2008, trên cơ sở xét hồ sơ xin giao đất của bà Nguyễn Thị
Phiên, UBND huyện PN ban hành quyết định số 502/QĐ-UBND có nội dung:
Giao cho bà Nguyễn Thị Phiên 109m
2
đất thổ cư nằm trong thửa đất số 49, tờ
7
bản đồ số 19 có tổng diện tích của thửa đất là 640m
2
, đã được UBND huyện PN
thu hồi và giao cho UBND xã PM quản lý từ ngày 20/4/2002.
Ngày 09/01/2009 ông Tạ Phúc Kiện có đơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Thọ với nội dung không nhất trí với quyết định số 502/QĐ-UBND ngày
17/10/2008 của Chủ tịch UBND huyện PN; đề nghị UBND tỉnh xem xét lại.
Ngày 25/02/2009, UBND tỉnh có công văn số 382/UBND-NCTD giao Sở
Tài nguyên&Môi trường giải quyết khiếu nại, nghiên cứu, đề xuất biện pháp giải
quyết đơn của ông Kiện, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định của Luật

Khiếu nại, tố cáo.
Trên cơ sở báo cáo số 101/BC-TNMT ngày 28/10/2009 của Giám đốc Sở
Tài nguyên&Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số
4241/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 “V/v giải quyết đơn khiếu nại của ông Tạ
Phúc Kiện” có nội dung:
“Chấp nhận đơn khiếu nại của ông Kiện; giao UBND huyện PN hủy bỏ
quyết định số 162/QĐ-UB ngày 27/3/2002, quyết định số 1274/QĐ-CT ngày
06/10/2005, quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 17/10/2008; điều chỉnh lại ranh
giới, diện tích thửa đất trong hồ sơ và trên GCNQSDĐ số AK 016485 đã cấp
cho hộ ông Kiện ngày 19/9/2009 theo đúng hiện trạng sử dụng đất ông Kiện
đang sử dụng.”
Thực hiện quyết định 4241/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của UBND tỉnh,
UBND huyện PN ban hành quyết định số 826/QĐ-UBND ngày 15/6/2010 hủy
bỏ các quyết định hành chính do Chủ tịch UBND huyện PN đã ban hành bao
gồm: Quyết định số 162/QĐ-UB ngày 27/3/2002, quyết định số 1274/QĐ-CT
ngày 06/10/2005, quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 17/10/2008.
Ngày 10/4/2010 Bà Nguyễn Thị Phiên tiếp tục có đơn gửi UBND tỉnh
không nhất trí với quyết định số 4241/QĐ-UBND ngày 04/12/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh; đề nghị UBND tỉnh xem xét lại để bà được nhận lại diện tích đất
109 m2 của mẹ bà là Triệu Thị Y để lại.
8
Như vậy, nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp của công dân được các
cơ quan chức năng xem xét giải quyết không triệt để, kết quả giải quyết giữa các
cấp mâu thuẫn nhau dẫn đến khiếu nại, tranh chấp phức tạp, kéo dài, gây bức
xúc cho công dân.
II. XÁC ĐỊNH XỬ LÝ MỤC TIÊU TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu tình huống:
Đây là vụ việc tranh chấp mà quá trình sử dụng đã diễn ra rất lâu, các bên
sử dụng không còn giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Mục tiêu của việc xử lý là cần phải xác minh, xem xét, giải quyết dứt

điểm vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Tạ Phúc Kiện và hộ bà Nguyễn Thị
Phiên trên cơ sở pháp luật đất đai, đồng thời cũng phân tích cho các bên hiểu đó
là phương án giải quyết hợp lý nhất vừa có lý, vừa có tình, đem lại sự công bằng
theo pháp luật và sự hoà thuận trong nhân dân.
2. Cơ sở lý luận:
Đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, để có thể nhận thức rõ hơn
xin được đưa ra một số khái niệm về vấn đề quản lý Nhà nước như sau:
Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội , đối ngoại của Nhà
nước. Nói cách khác: Quản lý Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật của các
chủ thể mang quyền lực Nhà nước tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các
chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Như vậy, tất cả các cơ quan Nhà
nước đều làm chức năng quản lý Nhà nước.
Trong quản lý xã hội thì quản lý Nhà nước có các đặc điểm sau:
- Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực
hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Đối tượng của quản lý Nhà nước là toàn thể nhân dân sống và làm việc
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
9
- Quản lý Nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao nhằm thoả
mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân.
Quản lý Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước, pháp luật là phương
tiện, công cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển
của xã hội.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:
Quan hệ Nhà nước và pháp luật là mối quan hệ giữa hai yếu tố của kiến
trúc thượng tầng. Nhà nước là cơ quan duy nhất ban hành ra pháp luật và pháp
luật ban hành ra điều chỉnh các hoạt động của Nhà nước. Pháp luật tiến bộ sẽ
giúp Nhà nước phát triển và ngược lại.

Trong nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội được thực hiện theo: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các
quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới
sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực
hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục
mọi người tôn trọng và thực hiện. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt
động của tổ chức xã hội và nhà nước, là công cụ, phương tiện để Nhà nước thực
hiện quyền lực và tuân theo nguyên tắc tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân.
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành
luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình
tự thủ tục và hình thức nhất định.
Quản lý hành chính nhà nước:
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp được gọi là quản lý hành chính
nhà nước.Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động tác động bằng quyền lực
pháp luật của nhà nước, được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có
nội dung là đảm bảo sự chấp hành các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền
10
lực nhà nước, nhằm tổ chức, chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá - xã hội và hành chính - chính trị. Nói cách khác quản lý hành
chính nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước.
Chế độ quản lý Nhà nước về đất đai: Hoạt động quản lý Nhà nước về
đất đai không chỉ chú trọng đến việc hình thành và kiện toàn cơ quan quản lý
Nhà nước về đất đai; mà điều có ý nghĩa quan trọng và thiết thực hơn cả là xác
định nội dung quản lý đất đai một cách cụ thể, phù hợp và thực hiện nội dung đó
trên thực tế thật triệt để.
Luật đất đai: Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số phận pháp lý của đất đai giữa Nhà nước và
người sử dụng đất; nhằm mục đích sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả. Bảo vệ
quyền và lợi ích của Nhà nước và người sử dụng đất.

Nhận thấy được ý nghĩa to lớn của hoạt động quản lý Nhà nước về đất
đai; pháp luật về đất đai trong thời gian qua đã không ngừng được sửa đổi, bổ
sung và điều chỉnh các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cho phù hợp với
yêu cầu mới của nền kinh tế xã hội, trong năm 2013 Nhà nước đã ban hành được
Luật đất đai 2013 .Trên cơ sở kế thừa và phát triền các nội dung về quản lý Nhà
nước đó được ghi nhận trong Luật đất đai 1993; Luật đất đai 2003; đặc biệt
quan tâm đến một số nội dung quan trọng trước thực tế cuộc sống đòi hỏi cần
phải quản lý mà pháp luật đất đai trước đây chưa đề cập hoặc đề cập chưa cụ
thể, rõ ràng như: thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm đất đai; giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
3. Phân tích diễn biến tình huống:
Quá trình diễn biến cụ thể cho thấy tính chất phức tạp của vụ việc tranh
chấp đất đai nói trên, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, diễn biến kéo dài nhiều
năm, qua nhiều cấp ngành xử lý, giải quyết, song chưa dứt điểm, gây dư luận
không tốt trong nhân dân.
11
Về việc tranh chấp đất đai, tại khoản 2 điều 38 luật đất đai năm 1993 đã
quy định: " Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không
có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì do Uỷ ban nhân
dân giải quyết theo quy định sau đây:
a) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các
tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ
chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các
tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ
chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương;
c) Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã
giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà
nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp
có hiệu lực thi hành ”.

Theo khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2003 thì việc giải quyết
tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
“1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh
chấp đưa ra.
2. Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã,
phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là
Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã phường, thị trấn;
c) Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản,
buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn;
d) Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn
biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
đ) Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
12
3. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích
đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
4. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy
hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.”
Trên cơ sở điều tra thu thập hồ sơ, nghiên cứu xác minh tài liệu có liên
quan đến vụ việc, đối chiếu với quy định của Luật đất đai, các văn bản pháp quy
được ban hành và phân tích điều kiện, hoàn cảnh thực tế của hai gia đình, tôi có
các nhận xét sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất số 49, tờ
bản đồ số 19, bản đồ lập năm 1995, có diện tích là 109m
2
giữa hộ bà Nguyễn
Thị Phiên với hộ ông Tạ Phúc Kiện có nguồn gốc là của bà Triệu Thị Y (mẹ đẻ
của bà Phiên) ở từ trước năm 1945 cho đến khi bà Y mất năm 1967. Nguồn gốc
đó đã được các cụ cao tuổi khu Thùy Nhật, UBND xã PM xác nhận.

- Việc tranh chấp đất đai giữa hộ bà Phiên với hộ ông Kiện đã xảy ra
nhiều lần, ông Kiện không phải là người đã sử dụng liên tục phần diện tích đất
đang tranh chấp trên kể từ khi bà Y mất năm 1967 cho đến khi bà Phu, bà Phiên
chính thức có đơn đề nghị giải quyết vào năm 2000.
- Việc sử dụng đất của hộ ông Kiện đối với phần diện tích đất đang tranh
chấp là do tự ý, không được cơ quan nhà nước giao và việc nộp thuế sử dụng đất
hàng năm là thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất. Biên lai thuế không phải
là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của ông Kiện.
- Đơn của ông Kiện gửi UBND huyện tại các thời điểm khác nhau có nội
dung không thống nhất với nhau; cụ thể:
+ Ông Kiện cho rằng toàn bộ diện đất hiện gia đình ông đã và đang sử
dụng trong đó có phần diện tích đất đang tranh chấp 109m
2
có nguồn gốc là do
ông bà ông đã mua lại của ông Triệu Tâm (tuy nhiên đến nay không có giấy tờ
chứng minh);
13
+ “Vào những năm 50-60, ông bà tôi cho bà Y (mẹ đẻ bà Phiên) là cháu
của bà làm một ngôi nhà đất 1 gian 2 chái ở cuối góc vườn để ở để nuôi bú sữa
cho cháu của bà tôi lúc đó 2 tuổi (mẹ mất sớm) nay bà còn sống bà Nguyễn Thị
Chi- người cùng xóm với gia đình tôi”.
+ “…Bà Triệu Thị Y là mẹ của bà Phiên khoảng những năm 60 trở về
trước, bà Y sống một mình do con gái đã có gia đình riêng, bà không có con trai
nên mẹ tôi thương tình cho làm một túp lều ở cuối vườn để chăm sóc bà Nguyễn
Thị Chi bị bệnh đậu mùa. Đến năm 1967, bà Y qua đời đương nhiên toàn bộ khu
vườn đó là của nhà tôi, từ đó đến nay không tranh chấp gì”.
Việc mua bán ông Kiện đã trình bày trên không có người làm chứng và
không có giấy tờ làm căn cứ để chứng minh.
- Theo giấy xác nhận của bà Nguyễn Thị Chi ghi ngày 10/8/2005 năm bà
75 tuổi và ngày 10 tháng 8 năm 2008 năm bà 78 tuổi; Khi còn bé khoảng 2-5

tuổi bà bị bệnh nặng (Đậu mùa) Ông, bà ngoại của bà và dì của bà là bà Nguyễn
Thị Phẩm (mẹ ông Kiện) cho Bà làm con nuôi của bà Triệu Thị Y và ở ngôi nhà
nhỏ góc vườn của ông bà ngoại của bà, sau này bà Nguyễn Thị Phẩm sử dụng.
Như vậy bà Nguyễn Thị Chi sinh năm 1930 cùng với bà Triệu Thị Y đã ở trên
phần diện tích đất đang tranh chấp từ những năm 1932-1935; bà Y ở đó đến khi
mất năm 1967. Không phải bà Triệu Thị Y ở nhờ vài năm như ông Tạ Phúc
Kiện trình bày.
III. PHÂN TÍNH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ:
1. Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình huống:
Bản thân những người là đối tượng sử dụng đất đang tranh chấp như đã
nêu trên nằm ở khu vực địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa của một huyện miền
núi nên sự hiểu biết của họ về chế độ, chính sách, quy định của pháp luật về đất
đai còn rất nhiều điểm bị hạn chế. Một mặt do nguyên nhân chủ quan là tự bản
thân các bên tham gia tranh chấp tuổi đã cao, nhận thức về pháp luật còn kém,
quá trình sử dụng đất đã xảy ra rất lâu,các bên tham gia tranh chấp có quan
điểm, nhận thức khác nhau về nguồn gốc và quyền sở hữu đối với diện tích đất
14
tranh chấp. Mặt khác còn do công tác tổ chức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho người dân về chế độ, chính sách, quy định pháp luật nhà nước về đất
đai của cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa
phương chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và triệt để.
Ngoài ra, chính bản thân các phòng, ban, cơ quan chức năng tại địa
phương cũng chưa nắm bắt các quy định của luật đất đai; các hướng dẫn chế độ,
chính sách về đất đai tại các văn bản dưới luật.Trình độ, năng lực về chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giải quyết đơn còn nhiều hạn chế.
2. Hậu quả của tình huống:
Tình trạng tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng căng thẳng. Trong quá
trình xem xét giải quyết vụ tranh chấp, các cấp các ngành chức năng của huyện
PN, tỉnh Phú Thọ đã thiếu thận trọng, thiếu hiểu biết về pháp luật đất đai, do đó
có những sai sót trong việc xử lý giải quyết, gây ra khiếu kiện kéo dài và ngày

càng phức tạp. Không giải quyết dứt điểm được vụ tranh chấp đất đai giữa các
hộ trên, gây bức xúc cho công dân và gây nên dư luận không tốt trong quần
chúng nhân dân. Mặt khác công tác quản lý nhà nước các cấp phải tập trung quá
nhiều lực lượng, kinh phí để giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, gây tốn
kém, mất thời gian.
IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
Từ các tài liệu, chứng cứ cho thấy, thửa đất số 49, tờ bản đồ số 19, bản đồ
lập năm 1995, có diện tích là 109m
2
có nguồn gốc là của bà Triệu Thị Y (mẹ đẻ
của bà Phiên) ở từ trước năm 1945 cho đến khi bà Y mất năm 1967. Nguồn gốc
đó đã được các cụ cao tuổi thôn Phú Hưng, UBND xã PM và bà Nguyễn Thị Chi
xác nhận, bà Phiên là con bà Y nên có quyền thừa kế hợp pháp.
Ông Tạ Phúc Kiện không chứng minh được quyền sử dụng đối với thửa
đất trên. Việc sử dụng đất của hộ ông Kiện đối với phần diện tích đất đang tranh
chấp là do tự ý, không được cơ quan nhà nước giao và việc nộp thuế sử dụng đất
hàng năm là thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất. Biên lai thuế không phải
là căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của ông Kiện.
15
Do vậy phương án giải quyết đưa ra là:
- Công nhận quyền sử dụng của hộ bà Nguyễn Thị Phiên- thôn Phú Hưng,
xã PM, huyện PN đối với 109m
2
đất nằm trong thửa số 49, tờ bản đồ số 19, bản
đồ lập năm 1995 hiện đang tranh chấp giữa hộ bà Nguyễn Thị Phiên với hộ ông
Tạ Phúc Kiện- thôn Phú Hưng, xã PM, huyện PN.
V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN:
Cơ quan chức năng được giao giải quyết việc khiếu nại, tranh chấp đất đai
lập báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnh và kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Phú
Thọ những nội dung sau:

Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai giữa hộ bà
Nguyễn Thị Phiên với hộ ông Tạ Phúc Kiện có nội dung: Chấp nhận nội dung
đơn khiếu nại ngày 10/4/2010 của bà Nguyễn Thị Phiên, thôn Phú Hưng, xã PM,
huyện PN.
Ban hành Quyết định hủy quyết định số 4241/QĐ-UBND ngày
04/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao UBND huyện PN làm thủ tục công nhận quyền sử dụng đất của hộ
bà Nguyễn Thị Phiên đối với phần diện tích đất 109m
2
đất thổ cư nằm trong
thửa đất số 49, tờ bản đồ số 19 đã xảy ra tranh chấp giữa 2 hộ ông Tạ Phúc Kiện
và hộ bà Nguyễn Thị Phiên. Yêu cầu ông Tạ Phúc Kiện phải thu dọn toàn bộ vật
kiến trúc, hoa màu có trên phần đất tranh chấp để hoàn trả đất cho hộ gia đình bà
Nguyễn Thị Phiên.Tuyên truyền, phổ biến cho ông Tạ Phúc Kiện hiểu và thực
hiện nghiêm túc.
VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết Luận.
Qua phân tích vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai trên, có thể rút ra kết
luận là:
Một là: Việc quản lý đất đai chặt chẽ, việc giải quyết tranh chấp nhanh
chóng, triệt để từ cơ sở là cực kỳ quan trọng, đây chính là một trong những giải
pháp nhằm khiếu kiện phức tạp kéo dài.
Hai là: Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong
những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Các vụ
16
việc đã được giải quyết thì phải tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc kịp thời để
không xảy ra khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ
khiếu kiện mới phức tạp hơn. Thực hiện tốt nội dung này không những góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, mà còn góp
phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng

cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
2. Kiến nghị:
Từ trường hợp tranh chấp cụ thể nói trên và tình hình thực tế diễn biến
tranh chấp đất đai đã và đang diễn ra trên nhiều địa phương nói chung và trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng, tôi xin có một số kiến nghị sau đây:
- Khi có hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất và các
chủ sử dụng có đơn đề nghị các cấp chính quyền giải quyết thì chính quyền các
cấp mà đầu tiên là cấp xã, phường tổ chức giải quyết ngay theo thẩm quyền của
mình mà pháp luật quy định, tránh để tồn đọng kéo dài gây bức xúc và mất đoàn
kết trong nhân dân.
- Khi đã giải quyết thì phải giải quyết triệt để trên cơ sở hợp pháp, hợp lý.
Ngay sau khi giải quyết tranh chấp phải tiến hành việc hoàn chỉnh các hồ sơ địa
chính cần thiết có liên quan, để tránh có sự tranh chấp tiếp theo mang tính dây
chuyền. Đây chính là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai sau này.
- Hiện nay đã có Luật đất đai năm 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2013. Tuy nhiên Nhà nước cần xây dựng ban hành nhanh chóng hệ thống
chính sách pháp luật đất đai một cách hoàn thiện, đồng bộ, các văn bản hướng
dẫn thống nhất từ trung ương đến địa phương đầy đủ, kịp thời, tránh hiện tượng
chồng chéo và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước.
- Chú trọng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành địa chính từ Trung
ương đến cơ sở, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong
ngành nhằm nâng cao trình độ, kiến thức quản lý nhà nước về đất đai cũng như
năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra,
17
đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Lực lượng này có vai
trò rất quan trọng, đảm nhiệm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cho đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa chính cũng
như đầu tư các thiết bị máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho
ngành xây dựng nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hệ thống bản đồ, hồ sơ địa

chính để đáp ứng việc quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất ở các cấp như
ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, khai thác tư liệu, trang bị máy móc
thiết bị công nghệ mới cho đo vẽ, thành lập bản đồ và các tư liệu, hồ sơ địa
chính khác
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai nói riêng và pháp
luật nói chung trong nhân dân bằng nhiều hình thức, nhằm giáo dục mọi người
có ý thức chấp hành đúng các chính sách pháp luật của nhà nước. Đồng thời cấp
uỷ và các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác địa chính một
cách thoả đáng để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đặt ra.
- Ở phạm vi địa phương, ngành cần cụ thể hoá pháp luật đối với những
vấn đề được Trung ương uỷ quyền một cách kịp thời, phù hợp với tỡnh hỡnh
kinh tế, xã hội ở địa phương.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai, xin được đề
xuất một số giải pháp như sau:
1. Trên cơ sở quy định của pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo Tăng
cường sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sát sao, kiên
quyết, nhất quán của cấp huyện, cấp tỉnh đối với chính quyền cơ sở. Đặc biệt,
trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm như bồi thường, giải phóng mặt bằng,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm đất đai.
Phải tăng cường xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu quản lý và điều hành các mặt hoạt động của địa phương. Tiếp tục kiện toàn
hệ thống cơ quan quản lý đất đai, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ - công
chức, quản lý đất đai trên địa bàn đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình
18
hình mới. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động, phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn trong quản lý đất đai giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình
trạng chồng chéo hoặc khoảng trống trong quản lý đất đai.
2. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức pháp luật đất đai. Công

khai, minh bạch hoá các văn bản của Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề lịch sử để lại
trong quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng
đất và lợi ích của Nhà nước, xó hội, thiết lập trật tự quản lý, sử dụng đất theo
pháp luật. Tổ chức tốt công tác hũa giải ở cơ sở.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các khiếu nại về đất đai đối
với cấp huyện, gắn với tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại giải đáp, giải
thích pháp luật có liên quan đến khiếu nại, tranh chấp. Để làm tốt nội dung này,
đũi hỏi cỏn bộ thụ lý hồ sơ phải có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu
pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn, có trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ hồ sơ.
Bộ máy hành chính ở địa phương phải hiểu rất rừ phỏp luật về đất đai của từng
thời kỳ, áp dụng đúng pháp luật hiện hành. Có như vậy chất lượng giải quyết
khiếu nại, tranh chấp về đất đai mới có tính khả thi và phù hợp với pháp luật.
4. Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hiện đại hoá, tin học hoá,
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn, xây dựng hoàn
thiện cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, cập nhật kịp
thời mọi biến động trong quản lý, sử dụng đất.
Tăng cường công tác xác lập hồ sơ địa chính các cấp và cấp giấy chứng
nhận QSD đất, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên gắn với công tác lưu trữ
hồ sơ tài liệu. Công tác này rất có ý nghĩa đối với công tác giải quyết hồ sơ
khiếu nại, tranh chấp đất đai khi phát sinh khiếu nại thì thời gian thụ lý sẽ rútt
ngắn vì có đầy đủ căn cứ để xem xét. Nội dung này liên quan trực tiếp đến cán
bộ địa chính xây dựng cấp xã, thông tin về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và
19
biến động đất đai… để tham mưu hòa giải ở cơ sở ngay khi khiếu nại, tranh
chấp phát sinh.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về áp dụng pháp luật về đất
đai, để sớm phát hiện những bất cập trong chính sách, những thiếu sót, vi phạm
trong tổ chức thực hiện, nhằm triệt tiêu nguyên nhân, ngăn chặn những phát sinh
mới về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Kiên quyết giải quyết hết các

trường hợp tồn đọng, không để kéo dài, phức tạp thêm.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đất đai năm 1993.
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998.
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001.
4. Luật Đất đai năm 2003.
5. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc
hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003.
6. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998.
7. Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
58/2005/QH11.
8. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004,
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
9. Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (chương trình
chuyên viên), năm 2014.
21
NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN
1. Điểm Tiểu luận:
Bằng số:………………………Bằng chữ:……………………………………
2. Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
KÝ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI
ĐỒNG CHẤM TIỂU LUẬN

22

×