Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.42 KB, 11 trang )

Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giáo dục hiện đại, nhiều vấn đề học tập được cải thiện để phù hợp với tình hình thực
tế, những tri thức mới được con người tiếp nhận nhằm đào tạo nên những con người lao động mới:
“ phải có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Vì thế, càng đẩy mạnh vai trò của
người học, kích thích người học luôn năng động trong quá trình học. Để làm được điều đó thì nội
dung học phải thật thu hút, lôi cuốn người học vào các vấn đề được nêu ở nội dung học, từ lý
thuyết, minh họa đến thực hành phải sinh động và phù hợp, có sự liên kết với nhau chặt chẽ. Khi đề
cặp đến vần đề nào phải minh họa ngay đến nội dung đó để người học có thể dễ dàng tiếp thu
được.
Sách giáo khoa cải cách mới hiện nay, hầu hết đều đưa nhiều kênh hình vào mỗi bài học.
Kênh hình không chỉ minh họa cho nội dung bài học mà còn tạo sự đa dạng của nội dung bài học,
vì ngoài phần nội dung kênh hình còn cung cấp cho người học những nội dung khác của bài trong
khi khai thác kênh hình đó.
Trong sách giáo khoa Địa lí Trung học cơ sở, kênh hình là một trong những nội dung quan
trọng. Kênh hình ở đây bao gồm các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, các hình vẽ, tranh ảnh. Ngoài việc hỗ
trợ cho kênh chữ, việc khai thác có hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa sẽ góp phần cho học
sinh dễ dàng nhận thức được các sự vật, hiện tượng Địa lí và các mối quan hệ của chúng theo thời
gian và không gian.
Để giúp học sinh học tốt môn Địa lí , giáo viên cần phải có cách thức hướng dẫn khai thác
và sử dụng kênh hình một cách rõ ràng để học sinh có thể hiểu kĩ hơn nội dung bài học. Qua 3 năm
thực nghiệm, tôi đã rút ra được một số vấn đề quan trọng khi khai thác kênh hình trong lúc giảng
dạy Địa lí muốn chia sẽ cùng các quý đồng nghiệp trong chủ đề: “ Rèn luyện kĩ năng khai thác
và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6”.
II. THỰC TRẠNG
1. Điều kiện nhà trường
Trường trung học cơ sở Lương Tâm là một ngôi trường nhỏ chỉ có 6 phòng học, chưa có
phòng chức năng, phòng thực hành. Các bộ phận và thư viện cùng đặt chung một phòng. Điều kiện
còn thiếu thốn, chưa đảm bảo tốt cho công tác dạy và học của thầy và trò.
2. Điều kiện người dân
THCS Lương Tâm 1 Đặng Bá Nhẫn


Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
Đa số người dân làm nghề nông, trình độ còn thấp, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc
học của con em họ, do bận việc đồng áng hay phải đi làm ăn xa để kiếm sống. Ý thức về việc học
để thay đổi cuộc sống chưa được người dân nơi đây nhìn nhận theo quan điểm mới. Một số phụ
huynh thiếu nhiệt tình, không hợp tác với nhà trường trong việc quản lí giáo dục học sinh.
3. Thực trạng vấn đề
Hưởng ứng cuộc cải cách trong giáo dục, ở các trường phổ thông đã tích cực tham gia
phong trào cải tiến phương pháp dạy- học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh trong học tập.
Cùng với các môn học khác, sách giáo khoa Địa lí cũng đã có những thay đổi cho phù hợp
với mục tiêu đổi mới. Nội dung sách giáo khoa Địa lí phong phú, nhiều vấn đề được đi sâu nghiên
cứu và chi tiết hơn, các số liệu, thông tin được cập nhật mới. Phần khai thác kênh hình rất được coi
trọng nhằm tăng cường các kĩ năng thực hành địa lí .
Trên thực tế, kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa chưa được chú trọng
nhiều nên khả năng tiếp thu nội dung bài học của học sinh chưa cao. chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh
giỏi của môn còn thấp, đặc biệt là ở trường chưa có học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh ở môn này.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
1. Nguyên nhân
Kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6 không được thực hiện đúng
và đầy đủ, theo tôi nghiên cứu phát hiện là do:
- Số ít giáo viên còn nặng lối truyền thụ truyền thống chỉ chú trọng đến việc đọc cho học
sinh chép nội dung bài học.
- Lượng kiến thức bài học nhiều nhưng thời lượng tiết học ít.
- Học sinh khối 6 do thay đổi môi trường học mới nên ngán ngại tiếp nhận bởi có nhiều nội
dung phải học.
- Do hạn chế về thời gian nên giáo viên đề cập chưa sâu kĩ năng này trong giảng dạy.
- Một số học sinh có tâm lí cho đây là môn học phụ nên chưa nhiệt tình học, hay nghĩ rằng
sau tiết học chỉ cần học thuộc nội dung đã ghi là đủ, vì thế mà lơ là với việc khai thác kênh hình.
* Thực tế khi chưa khảo sát ở học sinh:
- Không chú ý đến kênh hình, không tìm ra kiến thức từ kênh hình.

THCS Lương Tâm 2 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
- Không lí giải được các minh họa của kênh hình.
- Chưa nắm được các bước khai thác kênh hình trong sách giáo khoa.
Điều tra đối tượng thuộc học sinh của trường trung học cơ sở Lương Tâm
Lớp Tổng số HS Chưa biết khai thác Biết khai thác
6a1 42 35 7
6a2 42 37 5
6a3 40 30 10
6a4 42 33 9
Tổng 166 135 31
Tỷ lệ 100% 81.33% 18.67%
Vì vậy mà kết quả làm bài tập trong quá trình điều tra chưa cao.
Lớp Tổng số HS Chưa biết khai thác Biết khai thác
6a1 42 32 10
6a2 42 30 12
6a3 40 30 12
6a4 42 31 11
Tổng 166 123 45
Tỷ lệ 100% 74.09% 25.91%
2. Thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
- Được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sắc hoạt động dạy và học trong nhà trường.
- Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư nhiều
cho công tác giảng dạy và trong từng tiết dạy.
- Học sinh ngoan, siêng năng, tích cực, ham thích tìm hiểu và hứng thú học tập Địa lí.
- Trường được trang bị máy chiếu công nghệ thông tin và nhiều đồ dùng dạy học.
- Học sinh lại có ý thức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng địa lí.
2.2. Khó khăn
- Đại bộ phận học sinh thuộc vùng sâu, vùng nông thôn, mức độ tiếp thu kiến thức còn chậm,

chưa đồng đều ở các lớp. Những hiểu biết về địa lí đôi khi còn mơ hồ, thiếu nhiệt tình khi rèn
luyện các kĩ năng trong giờ học. Một số ít lại lười học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của
bộ môn.
- Bộ phận nhỏ trong giáo viên còn nặng lối truyền thụ kiến thức truyền thống, nặng lý thuyết
hoặc chưa đầu tư cho tiết dạy do bận công việc gia đình.
- Thời gian tiết học quá ngắn gây khó khăn lúc giáo viên khi thức hiện các thao tác giảng dạy.
THCS Lương Tâm 3 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
- Đồ dùng dạy học cho môn Địa lí còn ít.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Những điều lưu ý khi khai thác kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6.
Kiến thức trong cuốn sách giáo khoa Địa lí 6 được trình bày bằng cả hai kênh: kênh chữ và
kênh hình. Do đó, các em phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình ( hình vẽ, tranh
ảnh, sơ đồ, bản đồ….) để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập.
Như vây, các em không chỉ có được kiến thức mà còn rèn luyện được cả kĩ năng địa lí, đặc
biệt là các kĩ năng quan sát, phân tích và xử lí thông tin.
Để học tốt môn Địa lí 6 các em còn phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế, quan sát
những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra ở xung quanh minh để tìm cách giải thích chúng.
2. Một số nội dung minh họa.
2.1. Chương I. TRÁI ĐẤT
2.1.1. Bài 1: vị trí, hình dạng và kích thước
của Trái Đất.
* Hình 1. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Phương pháp sử dụng:
Trước hết , giáo viên giới thiệu khái quát về hệ
Mặt Trời. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội
dung trong sách giáo khoa, quan sát hình 1 và trả lời
câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, GV nhấn mạnh vị trí này
đã tạo cơ sở tiền đề cho sự sống tồn tại và phát triển

trên TráiĐất. Hình 1: Các hành tinh trong hệ MT
* Hình 2. Kích thước của Trái Đất
* Hình 3. các đường kinh tuyến, vĩ
tuyến trên quả địa cầu
Phương pháp sử dụng:
Trước hết giáo viên giới thiệu về quả
Địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Tiếp
THCS Lương Tâm 4 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa, quan sát quả Địa cầu và hình
minh họa để trả lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh lại kích thước của Trái Đất và các đường kinh
tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các điểm cực Bắc, Nam và các nửa cầu Bắc, Nam. Hình 2. Kích thước
của Trái Đất Hình 3: Các đường KT,VT
2.1.2. Bài 3. Tỉ lệ bản đồ
* Hình 8. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẵng ( tỉ lệ 1:7.500)
* Hình 9. Bản đồ một khu vực của thành phố Đà Nẳng ( tỉ lệ 1:15.000)
Phương pháp sử dụng :
Trước hết , giáo viên khái quát về tỉ
lệ ban đồ ở các bản đồ khác nhau. Tiếp đó,
giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung
trong sách giáo , hình minh họa rồi dùng
thước kẻ để đo, tính khoảng cách trên bản
đồ và trả lời câu hỏi giữa bài. Hình 8. Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẵng ( 1:7.500)
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên
nhấn mạnh việc sử dụng bản đồ trong thực
tiễn phải chú ý đến tỉ lệ bản đồ và cách xác
định khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ
bản đồ.


Hình 9. Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẳng ( 1:15.000)
2.1.3. Bài 4. Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
* Hình 10. Các hướng chính
Phương pháp sử dụng:
Cách xác định phương hướng trên bản đồ là một
nội dung hết sức quan trọng đối với học sinh trong quá
trình học tập môn Địa lí ở các bài, các lớp tiếp theo.
THCS Lương Tâm 5 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
Chính vì thế, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, chi tiết học sinh cách xác định phương hướng.
Trước hết là cách xác định 4 hướng chính là Bắc-Nam-Đông-Tây dựa vào hướng kinh tuyến, vĩ
tuyến. Việc xác định chính xác 4 hướng trên sẽ giúp học sinh xác định 4 hướng còn lại một cách dễ
dàng hơn. Hình 10. Các hướng chính
* Hình 11. Tọa độ dịa lí của điểm C
Phương pháp sử dụng:
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh cách gióng vị trí của điểm C với đường xích đạo và
đường kinh tuyến gốc được thể hiện trên lược đồ.
Khi quan sát hình, giáo viên cũng cần lưu ý với học
sinh là các đường kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là
kinh tuyến Tây, các đường vĩ tuyến nằm bên trên xích đạo là
vĩ tuyến Bắc.
Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C
* Hình 12. Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á
Phương pháp sử dụng:
Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát bản đồ thủ đô của các nước Đông Nam Á. Sau đó
giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào cách xác định phương hướng, xác định tọa độ địa lí để trả lới
các câu hỏi giữa bài.Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhấn mạnh việc xác định phương
hướng và tọa độ địa lí trên bản đồ là kĩ năng quan trọng trong học tập và đời sống.
2.1.4. Bài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

THCS Lương Tâm 6 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
* Hình 16. Núi được cắt ngang và hình biểu hiển của nó trên bản đồ
Phương pháp sử dụng:
Trước hết , giáo viên giới thiệu khái quát về
lát cắt địa hình và đường đồng mức. Tiếp đó, giáo
viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo
khoa, hình minh họa và trả lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi hoc sinh trả lời, giáo viên nhấn
mạnh lại khoảng cách giữa các đường đồng mức
được thể hiện trên bản đồ.
2.1.5. Bài 7. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
* Hình 19. Hướng tự quay của Trái Đất
Phướng pháp sử dụng:
Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát
về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội
dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả
lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trở lời, giáo viên nhấn
mạnh sự vận động tự quay quanh trục của Trái
Đất là nguyên nhân sinh ra hiện tượng luân
phiên ngày và đêm.
Hình 19. Hướng tự quay của Trái Đất
2.1.6. Bài 8. Sự chuyển động của trái Đất quay Mặt Trời
* Hình. 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
Phương pháp sử dụng:
THCS Lương Tâm 7 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
Trước hết, giáo viên giới thiêu khái

quát về sự vận động của Trái Đất quanh Mặt
Trời và hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội
dung trong sách giáo khoa, hình minh họa và
trả lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn
mạnh lại vị trí chuyển động quanh Mặt trời
của Trái Đất, đặc điểm tia sáng Mặt Trời so
với bề mặt Trái Đất vào các ngày xuân phân
(21/3), thu phân (22/12) và hạ chí (22-6).
2.1.7. Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất
* Hình 26. cấu tạo bên trong của Trái Đất
Phương pháp sử dụng:
Trước hết , giáo viên giới thiệu khái
quát về cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm
có 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong. Tiếp
đó, giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung
trong sách giáo khoa, hình minh họa và trả
lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên
nhấn mạnh lớp vỏ Trái Đất có vai trò rất
quan trọng bởi nó bao gồm các thành phần
khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh
vật….
2.2. Chương II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
2.2.1. Bài 17. Lớp vỏ khí
THCS Lương Tâm 8 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
* Hình 45. các thành phần của không khí
Phương pháp sử dụng:

Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát
về khí quyển và sự cần thiết của không khí đối
với sự sống trên Trái Đất. Tiếp đó, giáo viên
yêu cầu học sinh đọc nội dung trong sách giáo
khoa, biểu đồ và trả lời câu hỏi giữa bài.
Sau khi trả lời, giáo viên nhấn mạnh khí
nitơ chiếm ¾ thành phần không khí, hơi nước
chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng là nguồn gốc gây ra
các hiện tượng như mây, mưa…
2.2.2. Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất
* Hình 58. Các đới khí hậu
Phương pháp sử dụng:
Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát về quy
luật phân hóa nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất giảm dần từ
xích đạo về hai cực. Tiếp đó, giáo viên yêu cầu học sinh
đọc nội dung trong sách giáo khoa, hình 58 trả lời câu hỏi
giữa bài.
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh các
chí tuyến và vòng cực cũng là ranh giới của các vành đai
nhiệt trên Trái Đất. Hình 58. các đới khí hậu
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả đạt được như sau:
- Học sinh biết khai thác kiến thức từ kênh hình trong sách giáo khoa.
- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa
chiếm tỉ lệ cao.
- Học sinh nắm được các bước tiến khi tiến hành khai thác kênh hình trong mỗi bài học.
Kết quả trước khi tiến hành khảo sát ở học sinh
THCS Lương Tâm 9 Đặng Bá Nhẫn
Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
Lớp Tổng số HS Chưa biết khai thác Biết khai thác

6a1 42 35 7
6a2 42 37 5
6a3 40 30 10
6a4 42 33 9
Tổng 166 135 31
Tỷ lệ 100% 81.33% 18.67%
Kết quả sau khi tiến hành khảo sát ở học sinh
Lớp Tổng số HS Chưa biết khai thác Biết khai thác
6a1 42 15 27
6a2 42 17 25
6a3 40 13 27
6a4 42 10 30
Tổng 166 55 111
Tỷ lệ 100% 33.13% 66.87%
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là hướng học sinh phát huy tính tích cực
tự giác, chủ động thì việc chủ động tìm hiểu, phân tích kênh hình sẽ giúp học sinh chống lại thói
quen học tập thụ động, học sinh thấy và hiểu rõ một cách trực quan những kiến thức đang tìm hiểu.
Kênh hình nhiều, phong phú, đa dạng, chất lượng tốt và được coi như môt biểu tượng Địa lí,
hàm chứa thông tín đa dạng, chứa đựng một lượng kiến thức bài học, tìm tòi, khám phá kiến thức
từ kênh hình là nhiệm vụ quan trọng của học sinh trong bài học, đó cũng chính là “ bồi dưỡng cho
các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, học sinh nắm
kiến thức nhanh chóng và bền vững hơn.
Tuy thời gian nghiên cứu không nhiều, khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào quá trình
dạy học, bản thân tôi đã tự củng cố thêm được những kĩ năng và kiến thức cần thiết bên cạnh đó
cũng thu được kết quả đáng khả quan về phía học sinh nên tôi muốn chia sẽ với quý đồng nghiệp
để cùng nhau nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường, đó là:
- Cần nắm vững, chuẩn bị tốt kiến thức và kĩ năng của bộ môn trước khi lên lớp để truyền
đạt cho học sinh.
THCS Lương Tâm 10 Đặng Bá Nhẫn

Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình sách giáo khoa Địa lí 6
- Cần linh hoạt xử lí các tình huống theo yêu cầu nội dung và giải đáp thắc mắc ở học sinh
nếu có.
- Nên tạo không khí thoải mái, cởi mở, nhẹ nhàng, gần giũ với học sinh, không nên “nhồi
nhét” và làm căng thẳng gây ảnh hưởng tâm lí học sinh.
- Nên tập cho học sinh liên hệ, phân tích, giải thích theo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tập. Nên chú ý đến việc tuyên dương những biểu hiện tốt của học sinh.
- Cần phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ trong giáo viên nhằm đưa nội dung giảng dạy
vào tất cả các lớp học.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Nhưng để
hiệu quả đạt cao hơn nữa, tôi có một số đề xuất kiến nghị như sau:
- Giáo viên nên linh hoạt khi lồng ghép, kết hợp giữa nội dung bài học và kênh hình sao cho
thích hợp, tập trung khai thác kênh hình ở sách giáo khoa.
- Ban giám hiệu trường nên kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nội dung giảng dạy trong
giáo viên nhằm nhắc nhở, khuyến khích giáo viên thực hiện đầy đủ, nâng bằng khiếm khuyết của
vấn đề này trong dạy học môn Địa lí.
Xác nhận của hội đồng khoa học Người viết
Đặng Bá Nhẫn
THCS Lương Tâm 11 Đặng Bá Nhẫn

×