Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn phương pháp khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử 12 chương trình chuẩn phần lịch sử thế giới trung học phổ thông tinh gia 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.89 KB, 21 trang )

A. Đặt vấn đề.
I. Lời mở đầu
Loài người đã bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của tri thức. Tri thức là nguồn lực
quyết định sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Tri thức đóng một vai trị rất quan
trọng đối với sự tiến bộ cũng như tốc độ phát triển của nền văn minh nhân loại.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển
của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, “nếu muốn việc dạy
học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh”.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi
phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy
học lịch sử nói riêng là một cuộc cách mạng, là một vấn đề cấp thiết cần phải tiến
hành mạnh mẽ ở tất cả các trường phổ thơng.
Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục quan
tâm.
Mặc dù vậy, một thực tế diễn ra mà chúng ta chưa thể khắc phục hết được đó
là các em học sinh khơng thích học sử. Các em cho rằng lịch sử là môn phụ, khơng
có tác dụng thiết thực trong cuộc sống; lịch sử là môn khô khan, nhiều số liệu,
nhiều sự kiện. Chính điều đó dẫn đến tình trạng học sinh khơng nắm vững sự kiện
cơ bản, nhớ sai, nhớ lầm kiến thức lịch sử là khá phổ biến.
Ở đây, yếu tố chính quyết định đến hứng thú học tập lịch sử của các em là
phương pháp dạy học của giáo viên chưa đáp ứng đặc trưng bộ mơn. Trong thực tế,
có rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề đã hết sức cố gắng trong việc tìm tịi, đổi
mới phương pháp dạy học, làm cho giờ học lịch sử trở nên sinh động và có kết quả
tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều giáo viên dạy theo kiểu truyền thống,
giáo viên đọc sách giáo khoa cho học sinh chép, học sinh học thuộc lịng, nói lại

1



sách giáo khoa và bài giảng của thầy. Việc dạy học như vậy làm “thui chột” khả
năng sư phạm của giáo viên và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, yêu cầu cấp bách của giáo dục hiện nay là phải đổi mới phương pháp
dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích cực ở học
sinh, để việc dạy và học lịch sử “không phải chỉ là biết quá khứ mà trên cơ sở hiểu
biết quá khứ, để hiểu sâu sắc hiện tại, hành động tích cực trong hiện tại, tiên đoán
sự phát triển của tương lai và đấu tranh cho sự thắng lợi tất yếu của tương lai”.
Để phát huy được thế mạnh bộ môn nhằm nâng cao chất lượng môn học, giáo
viên cần phải biết khai thác các tài liệu kênh hình có sẳn trong sách giáo khoa hết
sức phong phú nhằm lôi cuốn người học tham gia tích cực để chiếm lĩnh tri thức.
Kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình
vẽ, tranh ảnh Lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp lịch sử riêng. Song tựu chung
lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức đã học, ra bài tập
về nhà và trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình
ảnh, tranh ảnh Lịch sử có hai dạng dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách
là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Với việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo
khoa Lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới phương pháp dạy
học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích
cực, độc lập của học sinh trong q trình học tập, cần nắm được những điểm mới
của sách giáo khoa nói chung, hệ thống kênh hình - một nguồn kiến thức quan trọng
trong sách giáo khoa nói riêng. Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử
trung học phổ thông, và hai năm thực hiện sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 theo tinh
thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được tơi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến mà tơi đã sử dụng có hiệu quả tại trường sở tại: “Phương pháp khai thác và sử
dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử 12 chương trình chuẩn - phần Lịch sử thế
giới”. Do thời gian, khuôn khổ của sáng kiến vì vậy tác giả khơng trình bày hết
được nội dung và phương pháp khai thác, sử dụng hết 90 tranh ảnh trong sách giáo
khoa lịch sử 12. Đề tài này chỉ đưa ra những gợi ý mang tinh chất định hướng chung
2



về phương pháp và và giới thiệu phương pháp sử dụng một số tranh ảnh trong sách
giáo khoa.Tuy nhiên do diều kiện cấu trúc và giới hạn của quy định báo cáo sáng
kiến kinh nghiệm tơi chỉ trình bày được ở một số bài và một số tranh ảnh có tính
chất minh hoạ.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi mạnh dạn trình bày một số biện pháp với mong
muốn góp một chút vốn kiến thức của mình vào cơng tác giảng dạy, để việc học tập
lịch sử ở trường THPT đạt kết quả cao hơn.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1. Thực trạng
Để đáp ứng yêu cầu về nhận thức lý luận nắm vững nội dung khoa học các
loại tài liệu trực quan, phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử, cần
thiết phải có một chuyên khảo ngắn gọn, có chất lượng vừa nâng trình độ về lịch sử
và nghiệp vụ cho giáo viên mà lại thiết thực, cụ thể. Đã có một số bài viết, một số tài
liệu cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cần thiết như vậy, song cịn
ít và chưa đủ, chưa có hệ thống.
Đã có nhiều cách giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong
dạy học Lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu hiệu quả giờ học. Hầu
hết chúng ta đều thống nhất rằng; chỉ có thể sử dụng sách giáo khoa khi cả giáo viên
và học sinh hiểu sâu sắc bài viết (kênh chữ) cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ của
sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc khai thác nội dung kênh hình trong sách giáo khoa
là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học lại chưa được quan tâm một
cách đầy đủ. Trong giờ dạy Lịch sử THPT vẫn cịn có giáo viên coi việc sử dụng
kênh hình là nhằm minh họa cho giờ dạy thêm sinh động, hoặc nếu có sử dụng khai
thác thì phương pháp và nội dung khai thác chưa phù hợp. Vì vậy việc khai thác
kiến thức trong kênh hình chưa được chú trọng phát huy. Qua các lần dự giờ tại một
số trường tôi thấy nguyên nhân của tình trạng đó có nhiều, song chủ yếu là:
Một là: Giáo viên mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa, coi đây là
nguồn cung cấp kiến thức Lịch sử duy nhất trong dạy học, không thấy rằng kênh

hình, khơng chỉ là nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng
3


kể, mà cịn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh động
hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.Bản thân nó cũng là kiến
thức lịch sử.
Hai là: Vẫn cịn có những giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung ý nghĩa
của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong khi đó lần đổi mới sách giáo khoa lần
này số lượng kênh hình đã được tăng lên đáng kể so với trước. Riêng tranh ảnh đã có
72 tranh ảnh, ngồi ra cịn sơ đồ, lược đồ, bảng biểu.
Ba là: Có những giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh họa cho
bài giảng, không chịu đầu tư.
Bốn là: Một số giáo viên có sử dụng nhưng chỉ mang tính chất đối phó, qua
loa khơng có hiệu quả, đơi khi còn phản tác dụng.
2. Kết quả, hiệu quả thực trạng trên:
Từ việc nhận thức và xác định về vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực
quan trong dạy học lịch sử chưa đúng đã dẫn đến tình trạng tranh ảnh, bản đồ được
cấp nhiều nhưng có nơi tranh ảnh vẫn còn nằm im trong thư viện của nhà trường từ
nguyên nhân trên, hoặc nếu tranh ảnh có được sử dụng thì đó là các tiết thao giảng
có người dự giờ, khi sử dụng thì cịn mang tính chất minh họa. Vì thế trong giờ
giảng, giáo viên khơng khai thác hết nội dung kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh
chứa đựng, trong khi đó kênh chữ khơng đề cập đến. Từ đó dẫn đến khơng tạo được
biểu tượng cho học sinh, khơng cụ thể hóa các sự kiện, khơng khắc phục được tình
trạng “hiện đại hóa” Lịch sử của học sinh. Học sinh học song một sự kiện lịch sử chỉ
là thuộc lịng kiểu học gạo, khơng hiểu bản chất sâu sắc sự kiện lịch sử, không nắm
vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Kết quả của những giờ học trên dẫn đến
không giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, đồng
thời khơng hình thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả

năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngơn ngữ của học sinh. Những giờ học như
vậy cũng là một trong những ngun nhân dẫn đến học sinh khơng thích học Lịch
sử, chất lượng điểm thi môn lịch sử những năm gần đây thấp.
4


Qua điều tra một số học sinh ở một số trường, khi tôi hỏi các em hãy mô tả
hay em hiểu biết gì về các bức tranh, ảnh ở những bài các em đã học thì hầu hết
nhận được câu trả lời đó là: Các em đọc lại phần ghi chú ở dưới bức tranh chứ chưa
nêu được nội dung bức tranh phản ánh nội dung gì về Lịch sử. Qua đó thấy rằng đã
đến lúc chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại việc xác định vị trí, ý kiến, phương
pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Từ thực trạng trên, để công việc sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy
học Lịch sử 12 THPT đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn cải tiến nội dung đưa ra "
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử 12
chương trình chuẩn – phần Lịch sử thế giới "như sau:

B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện:
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của đồ dùng trực quan nói
chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói riêng trong dạy học Lịch sử. Bởi vì nguyên
tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo
cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm. Sử dụng đồ dùng trực quan
là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết
sâu sắc bản chất của sách giáo khoa Lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để hình
thành khái niệm Lịch sử.
Giáo viên phải phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan. Đâu là đồ dùng
trực quan hiện vật, đồ dùng trực quan tạo hình, đồ dùng trực quan quy ước. Bởi có
phân loại được các nhóm đồ dùng trực quan này thì giáo viên mới lựa chọn được các
phương pháp phù hợp để khai thác và khi sử dụng mới linh hoạt và sáng tạo. Đồng

thời để sử dụng tốt, giáo viên phải xác định rõ nội dung lịch sử được phản ánh qua
đồ dùng trực quan. Phải dự kiến và xác định sử dụng chúng trong từng bài cụ thể.
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học
sinh trong quá trình quan sát, tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua tranh, ảnh
lịch sử. Muốn vậy trong kế hoạch bài giảng của giáo viên phải có sự chuẩn bị chu
5


đáo các thao tác, hệ thống câu hỏi để nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh. Làm sao để học sinh hiểu đồ dùng trực quan nhằm nâng cao chất lượng
dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá
khứ với hiện tại.
II . Các biện pháp để tổ chức thực hiện
1. Các nguyên tắc khi sử dụng:
Đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 có nhiều loại: đồ phục chế,
mơ hình, sa bàn, tranh ảnh lịch sử, mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng.
Song tựu chung lại có thể sử dụng trong trình bày kiến thức mới, cũng cố kiến thức
đã học, ra bài tập về nhà và trong kiểm tra, riêng đối với hình vẽ, tranh ảnh lịch sử
lại có hai dạng: dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp
thông tin, kiến thức cho người đọc.
Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa cho
kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nội
dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng
trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi sử
dụng những kênh hình loại này, giáo viên khơng đặt vấn đề bằng các câu hỏi gợi mở
để học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên cũng không nên cho học sinh đứng lên
thuyết trình về nội dung của kênh hình đó, vì nó vượt q sức của các em. Giáo viên
có thể giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nội dung của chúng để các
em có biểu tượng ban đầu về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, thể hiện trong
kênh hình. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông

thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng
điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp.
Trong giờ giảng bài mới, vì điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên
chỉ tập chung giới thiệu, thuyết minh một số hình ảnh, tranh ảnh, tranh vẽ, cịn
những hình ảnh khác, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh quan
sát sơ lược vài nét chính để học sinh nắm được biểu tượng ban đầu về chúng mà
thơi. Tránh tình trạng ơm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới thiệu mơ tả thì
6


khơng đủ thời gian. Ví như Bài 26: Đất nước trên đường đổi mời đi lên chủ nghĩa
xã hội (1986 - 2000). Đây là bài có rất nhiều tranh, ảnh. Nếu tranh ảnh nào cũng
khai thác kỹ sẽ không đủ thời gian. Đây chỉ là một bài trong số rất nhiều bài tương
tự như vậy.
Nội dung thuyết minh kênh hình phải phong phú, sinh động hấp dẫn, kết hợp
với lời nói truyền cảm sẽ có sức thuyết phục cao đối với học sinh, tạo nên ở các em
cảm xúc thực sự, nội dung bài giảng vì thế cũng sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ
trở nên yêu thích học tập mơn Lịch sử hơn.
Thơng thường, kênh hình nói chung và hình vẽ, tranh ảnh nói riêng được trình bày
với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in kèm theo câu hỏi để học
sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhằm rút ra
những kiến thức Lịch sử nhất định. Để sử dụng tốt trước hết giáo viên phải xác định
rõ được nội dung Lịch sử được phản ánh qua tranh ảnh . Tiếp theo giáo viên phải dự
kiến và xác định phương pháp sẽ sử dụng chúng trong từng bài cụ thể. Phương pháp
sử dụng trong dạy học loại kênh hình này là giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
Đầu tiên là quan sát tổng thể rồi mới quan sát chi tiết kết hợp với miêu tả, phân tích,
đàm thoại thơng qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh rút ra được
những kết luận. Khi tìm hiểu nội dung kênh hình qua các câu hỏi gợi mở giáo viên
có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm hoặc toàn lớp.
2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh:

Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu.
Có nghĩa là nội dung xuất sứ của bức ảnh, bức ảnh phản ánh tồn diện hay một mặt,
một khía cạnh nào đó của Lịch sử. Nội dung của tranh ảnh phản ánh sự kiện, hiện
tượng, tiến trình lịch sử nào, ở khía cạnh nào, trung thành đến đâu. Tranh hay ảnh
gốc bao giờ cũng là loại tài liệu có giá trị bậc nhất.
Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinh
nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh.
- Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai?
- Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh.
7


3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh:
Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét
Hình thành kỹ năng mơ tả tường thuật.
Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
4. Các bước làm việc với đồ dùng trực quan tạo hình:
Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách khái
quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm
hiểu nội dung của tranh ảnh.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học
sinh khác bổ sung hoàn thiện.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung
khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.
5 . Hướng dẫn khai thác một số tranh ảnh cụ thể:
Bài 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI (1945- 1949)
Hình 1: Thủ tướng Anh U.Sớcsin, Tổng thống Mĩ Ru- dơ- ven và Chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng Liên Xô I.Xta-lin tại Hội nghị Ianta.

Đây là bức ảnh chụp ba nguyên thủ quốc gia của các cường quốc: Liên xô, Mĩ
và Anh tại Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến 11/2/1945 tại lâu đài Li va di a, gần
thành phố Ianta trên bán đảo Crưm. Sử dụng bức ảnh này để dạy mục: I -Hội nghị
IANTA( 5/1945) và những thoả thuận giữa ba cường quốc.
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bức ảnh và cho học sinh quan sát ,đặt câu
hỏi gợi mở, định hướng để học sinh trả lời.
- Những nhân vật trong bức ảnh này là ai?
- Họ đến hội nghị Ianta để làm gì?
- Những ai được tham gia và quyết định các vấn đề của hội nghị?
8


- Khơng khí của hội nghị thể hiện như thế nào? Kết quả ra sao?
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu khai thác bức ảnh và trả
lời những câu hỏi trên bằng sự hiểu biết của các em.
Hoạt động 3: Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh vào bức ảnh và tiến
hành miêu tả.
Bức ảnh chụp nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại hội nghị
quốc tế quan trọng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Hội nghị được tổ chức
trên bán đảo Crưm trong lâu đài Li va di a gần thành phố Ianta, từ ngày 4 đến
ngày11/2/1945.Tham gia hội nghị có Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô - Xtalin,
Tổng thống Mĩ Rudơven và thủ tướng Anh – Sớcsin.
Hội nghị Ianta được triệu tập khi chiến sự ở châu Âu sắp kết thúc. Lúc này
công việc trọng tâm mà ba nguyên thủ quốc gia chú ý là tình hình thế giới sẽ được
sắp xếp như thế nào sau chiến tranh.Vì vậy khơng khí của hội nghị hết sức căng
thẳng thể hiện trên gương mặt của ba nguyên thủ,tổng thống Mĩ Rudơven và thủ
tướng Anh - Sớcsin vẻ mặt tươi cười quay lại với nhau. Còn Xtalin vẽ mặt nghiêm
nghị. Nhưng cuối cùng hội nghị cũng đã nhất trí phân chia phạm vi ảnh hưởng của
các nước và khu vực sau chiến tranh (GV nêu phần chữ nhỏ trong SGK về sự phân
chia khu vực ảnh hưởng).

Như vậy, hội nghị Ianta nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền
lợi của ba nước Liên Xơ, Mĩ, Anh. Hội nghị đã đóng góp một vai trị tích cực trong
việc giải quyết vấn đề nước Đức, Nhật Bản và thành lập một tổ chức quốc tế sau
chiến tranh (Liên hợp quốc). Đồng thời, hội nghị cũng dẫn đến sự hình thành trật tự
hai cực sau chiến tranh:" Trật tự hai cực Ianta " do Mĩ và Liên Xơ đứng đầu, sau đó
tiến hành cuộc "Chiến tranh lạnh"( kéo dài từ 1947 đến 1989).
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU ( 1945- 1991) LIÊN BANG NGA
( 1991- 2000)
Hình 3: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô, ảnh nhà du hành vũ trụ
Gagarin.
9


* Phương pháp sử dụng:
Đây là bức ảnh chụp vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người do Liên Xơ
phóng lên vũ trụ thành cơng năm 1957. Giáo viên sử dụng kênh hình này để dạy
mục: I. 1: Liên Xô.
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức tranh gợi ý
bằng một số câu hỏi như sau:
Em biết gì về vệ tinh nhân tạo do Liên Xơ phóng lên vũ trụ?
Việc Liên Xơ là nước đầu tên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ
cho chúng ta biết điều gì ?
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát và trả lời những câu hỏi
trên bằng khả năng hiểu biết của các em.
Hoạt động 3: Giáo viên tập chung sự chú ý của các em vào bức ảnh, giáo
viên tiến hành miêu tả:
“ Trong kế hoạch 5 năm và 7 năm về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Liên Xô đã thu được những thắng lợi to lớn, đạt được những thành tựu
về kinh tế , khoa học – kỹ thuật và vũ trụ".
Trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của

Xiômcốpxki (ông tổ của ngành khoa học vũ trụ). Ngày 4/10/1957, Liên Xô đã phóng
thành cơng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất mang tên "Xpútnic - 1" mở ra kỷ
nguyên con người chinh phục vũ trụ.
Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do Colô- Lép chế tạo, bay quanh trái
đất theo một quỹ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cánh mặt đất 227km, điểm cao
nhất cách mặt đất 94km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay quanh trái đất hết 1giờ
36 phút. Trải qua 92 ngày đêm , "Xpútnic-1"( nặng 83,6kg) đã quay 1400 vòng
quanh trái đất, bay được 60 triệu km và tự bốc cháy trong khí quyển ngày 1/4/1958.
Những số liệu thu được khi vệ tinh bay quanh trái đất là những tài liệu khoa học có
giá trị về những lớp khí quyển trên cao , về cấu tạo của tầng điện ly và những hiện
tượng vật lý địa cầu khác.
10


Hoạt động 4: Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp: các em có nhận xét
gì về những thành tựu khoa học kỹ thuật (vũ trụ) mà nhân dân Liên Xô đạt được
trong công cuộc XDCNXH ?
Bài 3: CÁC NƯỚC ĐƠNG BẮC Á
Hình 7: Lễ kí hiệp định đình chiến tại Bàn Mơn Điếm (7/1953).
* Phương pháp sử dụng:
Đây là bức ảnh chụp về quang cảnh của nơi diễn ra Hội nghị và kí kết hiệp định
.Giáo viên sử dụng bức ảnh này để dạy mục: I, Nét chung về Khu vực Đông Bắc
Á trong bài.
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát toàn diện bức ảnh một
cách khái quát, rồi đặt câu hỏi gợi mở, kích thích sự suy nghĩ của học sinh.
Nhìn vào bức ảnh, em có nhận xét gì về quang cảnh kí kết Hiệp định này ?
Thành Phố này nằm ở đâu ?
Hiệp định này có ý nghĩa như thế nào đối với Khu vực Đông Bắc Á ?
Hoạt động 2: Giáo viên tập trung sự chú ý của các em vào bức ảnh và tiến
hành miêu tả.

Trong ảnh là một góc nhỏ của thành phố Thượng Hải sau hơn 20 năm Trung
Quốc tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa. Thành phố Thượng Hải nằm ở vĩ độ
31014' Bắc và kinh độ 1210,290 Đông đúng điểm giữa tuyến bờ biển của Trung Quốc,
là nơi sông Trường Giang đổ ra biển. Phía đơng Thượng Hải giáp với Đơng Hải,
phía bắc giáp sơng Trường Giang, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây giáp tỉnh
Giang Tơ và Chiết Giang. Diện tích tồn thành phố là 6341km 2, dân số13,04 triệu
người (số liệu thống kê năm 2001). Nhìn vào ảnh ta thấy những tịa nhà lớn, kéo dài
suốt thành phố chính là những trung tâm công nghiệp, thương mại, khu tiền tệ ,văn
hóa mọc lên san sát. Đặc biệt, ở đây có hệ thống giao thơng dày đặc với nhiều làn
đường dành cho các loại xe ôtô, xe máy, ... tất cả đều toát lên sự sầm uất và nhộn
nhịp của thành phố.

11


Hiện nay, với việc mở rộng thành phố ra ngoại vi, xây dựng kinh tế tổng hợp
phố Đông, chắc chắn không lâu nữa, Thượng Hải sẽ tạo thành một trung tâm kinh tế
tài chính có tầm cỡ bậc nhất của Trung Quốc và ven bờ biển Thái Bình Dương .
Bài 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
Hình 15: N. Man-đê-la.
* Phương pháp sử dụng.
Đây là bức ảnh chụp ông N.Man - đê - la, Tổng thống người da đen đầu tiên
trong lịch sử Cộng hòa Nam Phi. Bức ảnh này được sử dụng dạy mục: I.1, Vài nét
về cuộc đấu tranh giành độc lâp.
Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh để thấy được gương mặt N.
Man - đê - la, một người đấu tranh không mệt mỏi để chống lại chế độ phân biệt
chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi.
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho các em tìm hiểu bức ảnh và trả lời các
câu hỏi sau bằng hiểu biết của mình.
- Nhìn vào bức ảnh, em thấy N. Man-đê-la là người như thế nào ?

- Các em biết gì về N.Man-đê-la?
Hoạt động 3: Sau khi học sinh trả lời những nội dung trên, giáo viên tập trung
sự chú ý vào hình ảnh và mơ tả.
N. Man-đê-la là nhà hoạt động chính trị ở Nam Phi. Ông sinh năm 1918 ở Tơran-xcây - Khu tự trị dành riêng cho người Phi (một tổ chức chính trị được thành lập
8/1/1912, viết tắt là ANC), sau đó ơng giữ chức Tổng thư ký ANC. Mục tiêu chủ yếu
của đại hội là đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai, xây dựng
một xã hội dân chủ và bình đẳng. Dưới sự lãnh của ANC, phong trào đấu tranh
chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi diễn ra ngày càng mạnh mẽ, vì vậy nhà
cầm quyền Prê-tơ-ri-a đã bắt giam Nen-xơn Man-đê-la và kết án ông tù chung thân.
Sau hơn 27 năm bị giam giữ, trước áp lực đấu tranh của nhân dân tiến bộ
trong và ngồi nước, ngày 11/2/1990 chính quyền Nam Phi buộc phải trả tự do cho

12


ông. Sau khi ra tù, ông được tổ chức ANC bầu làm Phó chủ tịch và ngày 7/5/1991
Hội nghị tồn quốc ANC đã nhất trí bầu N. Man-đê-la làm Chủ tịch.
Sau cuộc bầu cử toàn quốc đa sắc tộc năm 1994, ngày 10/5/1994 Chủ tịch
ANC N. Man-đê-la tuyên bố nhận chức Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi, trở
thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử đấu tranh chống chế độ phân biệt
chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi, N. Man-đê-la là người đấu tranh khơng mệt mỏi ,
góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Với những cống hiến của ơng vào sự
nghiệp giải phóng con người khỏi sự kì thị, phân biệt chủng tộc N. Man-đê-la đã
được nhận giải thưởng thế giới "Nô ben" về "Hịa bình" (1993)
Bài 6. NƯỚC MĨ
Hình 18. Tàu con thoi của MĨ đang được phóng lên.
* Phương pháp sử dụng.
Đây là bức ảnh chụp tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên vũ trụ. Giáo
viên sử dụng bức ảnh này để minh họa khi giảng dạy mục: I – Nước Mĩ từ 1945
đến 1973

Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bức ảnh, gợi mở câu hỏi để phát triển
tư duy, suy nghĩ của các em.
- Nhìn vào bức ảnh tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên, các em biết gì
về lĩnh vực khoa học kỹ thuật của nước Mĩ sau triến tranh thế giới thứ hai ?
- Tàu con thoi được phóng lên vũ trụ vào thời gian nào và trọng lượng của nó là bao
nhiêu?.
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời những câu hỏi trên bằng
sự hiểu biết của mình.
Hoạt động 3: Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh vào bức ảnh và mưu
tả.
Trong ảnh tàu con thoi của Mĩ được phóng lên vũ trụ năm 1981, khẳng định
sự phát triển trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật của nước Mĩ. Ngày 12/4/1981 đúng
20 năm sau chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ, cơ quan nghiên cứu hàng không và vũ
13


trụ của Mĩ (NASA), đã phóng thành cơng Tàu con thoi mang tên Cô-lum-pi- a cùng
vời hai nhà du hành vũ trụ.
Tàu con thoi là tàu vũ trụ đầu tiên có thể thu hồi và sử dụng lại thiết bị cho các
chuyến bay sau. Đó là tàu hàng khơng vũ trụ thực sự, nặng hơn 2000 tấn, cất cánh
như một tên lửa (thẳng đứng) và phần chính của nó (O-rơ-bít-ta) là một loại máy bay
có cánh tam giác nặng khoảng 100 tấn được đặt lên qũy đạo ở một độ cao ( từ 160
tới 1100km) quanh trái đất. O - rơ - bít - ta sau đó lượn trở về khí quyển để rồi hạ
cánh xuống đường băng như một chiếc máy bay. Tàu con thoi này có thể trở được
30 tấn và một đội bay từ 4 đến 7 phi cơng vũ trụ, trong đó có hai người lái.
Điều này cho thấy, cùng với Liên Xô, Mĩ là một trong những nước đi đầu trên
thế giới về vĩnh vực khoa học - kỹ thuật vũ trụ.
Bài 8. NHẬT BẢN
Hình 21: Cầu-Sê-tơ-Ơ-ha-si nối liền các đảo chính Hơn su và Sicơcư.
* Phương pháp sử dụng.

Đây là bức ảnh chụp tồn cảnh tàu Cầu-sê-tơ-Ơ-ha-si của Nhật Bản. Giáo viên
sử dụng bức ảnh này để dạy mục: II. Nhật Bản từ 1952 đến 1973.
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát bức ảnh và đưa ra một
số câu hỏi gợi mở.
- Bức ảnh chụp cây cầu nào ? ở đâu?
- Chiếc cầu này nói lên điều gì về sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Nhật
Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Hoạt động 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu và khai thác bức ảnh để
thấy được sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hoạt động 3: Giáo viên tập chung sự chú ý của các em vào bức ảnh và miêu
tả.
Nhật Bản là một quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi như các nước khác
trên thế giới. Tuy nhiên với sự nỗ lực của bản thân, người dân Nhật Bản đã vươn lên

14


và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới ( Mĩ - Tây Âu - Nhật
Bản).
Nhật Bản rất chú trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong tất cả các lĩnh
vực và cầu Sê-tơ-Ơ-ha-si là một trong lĩnh vực về sự phát triển trong giao thơng vận
tải của nước này.
Cầu Sê-tơ-Ơ-ha-si là một cây cầu lớn của Nhật Bản vượt biển Sê tô dài 9,4km.
Lịng cầu đơi, dành cho đường ơ tơ cao tốc và xe lửa. Tuyến đường này có bốn làn
đường cho ô tô và một đường ray cho xe lửa.
Cầu Sê-tơ-Ơ-ha-si được biết đến với sự thán phục hâm mộ với nhân dân thế
giới. Một loạt tuyến đường cao tốc và đường ray được kết nối với nhau và chạy qua
cây cầu nổi tiếng nối hai đảo chính Sê-tơ và Ô-ha-si. Cây cầu có một tầng cao dành
cho tuyến đường cao tốc và tầng thấp hơn dành cho đường ray xe lửa. Được thiết kế
dành cho tương lai. Cấu trúc xây dựng cây cầu này có đủ khả năng hợp nhất mọi

tuyến đường.
Hình 22. Tàu cao tốc ở Nhật Bản
* Phương pháp sử dụng.
Đây là bức ảnh giáo viên sử dụng để dạy mục: III - Nhật Bản từ 1973 đến
1991
Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát bức ảnh về con tàu, gợi
mở bằng các câu hỏi sau:
- Nhìn bức ảnh các em nhìn thấy hình dáng của con tàu này như thế nào và nó
chạy trên đường bay gì ?
- Nó có thể chạy trên đường bay như các con tàu bình thường khác khơng ?
- Vì sao người ta gọi con tàu này là " đoàn tàu biết bay".
Hoạt động 3: Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh vào bức ảnh và tiến
hành miêu tả.

15


Đây là hình ảnh tàu chạy trên đệm từ của Nhật bản có tốc độ 400km/giờ, nó
thể hiện thành tựu kì diệu về lĩnh vực khoa học - kỹ thuật mà Nhật Bản đã đạt được
trong những năm cuối thế kỷ XX.
Các em hãy tưởng tượng, nếu chúng ta ngồi trên đồn tàu này, chỉ cần 1 giờ
có thể đi du lịch ở một thành phố cách điểm xuất phát 400km, nhanh hơn cả máy
bay. Vì vậy người ta gọi đây là " đoàn tàu biết bay".
Tàu chạy bằng đệm từ lợi dụng từ lực làm cho thân tàu lướt trên đường bay,
không những tốc độ nhanh hơn, mà do thân tàu nổi, nên độ lắc và tiếng ồn giảm đến
mức thấp nhất, không " ồn ào" và "náo động" như các con tàu khác mà chúng ta đã
nhìn thấy. Loại tàu này chạy bằng điện từ IR, do các chuyên gia Nhật Bản nghiên
cứu năm 1960. Đến nay, các chun gia đã hồn thành việc thí nghiệm vận chuyển
siêu cao tốc một cách thành công trên tuyến đường thực nghiệm và đang tiến tới sử
dụng để chạy tàu trong thế kỷ XXI.

Nhìn vào bức ảnh các em thấy, tạo hình của con tàu chạy bằng điện từ
MLUOO X2 xinh đẹp như máy bay phản lực trở khách. Trong toa tàu, hành khách
ngồi thoải mái rộng rãi. Ngoài ra tàu cịn có ti vi, điện thoại hành khách có thể sử
dụng điện thoại di động, máy tính cá nhân, soạn thảo văn bản như đang ngồi trong
phòng làm việc của mình.... Nói chung, khi ngồi trên con tàu này, hành khách thấy
rất thoải mái và thuận tiện.

C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu
Để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài, tác giả đã tiến hành thực
nghiệm sư phạm tại trường THPT Tĩnh Gia II
* Mô tả thực nghiệm:
- Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng các biện pháp sư
phạm nâng cao hiệu quả việc phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học lịch sử.

16


- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12C1và 12C2, trường THPT Tĩnh Gia II
năm học 2012-2013. Số lượng học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng
nhau, trình độ nhận thức như nhau và cùng một giáo viên thực hiện.
- Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm: Trong quá trình thực
nghiệm, đề tài đã triệt để khai thác nội dung sách giáo khoa và tổng hợp tất cả các
biện pháp dạy học thích hợp như đã nêu ở trên để tiến hành.
Tác giả đề tài cũng đã tiến hành giảng dạy theo phương pháp tích cực ở lớp
12C1 (lớp thực nghiệm) và lấy lớp 12C2 làm lớp đối chứng.
* Kết quả thực nghiệm sư phạm:
Sau khi tiến hành thực nghiệm, thu được kết quả như sau:
Lớp


Số học sinh

Số lượng học sinh đạt điểm tại giá trị X và Y
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Thực nghiệm (X)

kiểm tra
50

0


0

1

1

2

3

19 10

4

4

Đối chứng (Y)

50

2

0

3

3

5


6

12

4

1

8

* Để kiểm định tính khả thi của đề tài, tơi tiến hành xử lí số liệu thu được ở
trên theo ba bước:
n

- Bước 1: Tính giá trị t = ( X - Y )

2

S x + S2y

Từ kết qủa thu được ở bảng trên ta tính được:
Điểm trung bình lớp thực nghiệm: X = 7,5
Điểm trung bình lớp đối chứng:

Y = 6,3

Số học sinh kiểm tra: 100
Phương sai lớp thực nghiệm: S2x = 0,98
Phương sai lớp đối chứng:


S2y = 2,5

17


Từ đó suy ra: t = ( 7,5 – 6,3)

88
0,98 + 2,5

=> t = 5,5
- Bước 2: Tìm tα
Cho sai số là 0,05 và k = 2n - 2 = 2 . 100 - 2 = 174
Tra bảng Student ta có tα = 1,96
- Bước 3: So sánh
So sánh t và tα ta thấy t > tα . Vậy đề tài có tính khả thi.
Qua sự phân tích, và thực nghiệm trên ta thấy đồ dùng trực quan tạo hình góp
phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Do vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một điều
không thể thiếu được. Giáo viên không chỉ chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững nội
dung các đồ dùng trực quan và nhất là biết sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử.
Tóm lại, phương pháp trực quan giữ một vị trí quan trọng trong việc dạy học
lịch sử làm cho việc dạy học lịch sử được phong phú, sinh động, kích thích sự hứng
thú học tập và phát triển khả năng tư duy, bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng cho học
sinh. Nhận thức này được quán triệt trong giáo viên học sinh. Song đến nay kết quả
chưa được cao bởi những điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường, số lượng đồ dùng trực
quan còn quá ít, việc biên soạn tài liệu, hướng dẫn phương pháp sử dụng chưa
nhiều. Công việc này cần được chú trọng nhiều hơn nữa.
II. Đề xuất, kiến nghị
1. Đề xuất

Trong sự phát triển của khoa học ngày nay, giáo dục đang phải chịu hai sức ép
lớn của việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức. Đó cũng là vấn đề số lượng và chất
lượng. Không thể cung cấp và học thuộc khối lượng kiến thức ngày một chồng chất,
càng không thể chấp nhận những kiến thức quá cũ, lạc hậu, chưa phản ánh được
những thành tựu khoa học hiện đại. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo
18


hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề bức thiết. Tuy nhiên, một
điều cần chú ý là sự đổi mới này phải được tiến hành một cách thiết thực, toàn diện.
Trong giờ lên lớp, cần nhanh chóng xố bỏ lối dạy độc thoại của giáo viên, tăng
cường làm và sử dụng các đồ dùng dạy học, tiến hành các loại bài tập thực hành
trong quá trình cung cấp kiến thức mới.
Đổi mới phương pháp cần đồng thời với việc cải tiến về mặt nội dung, hình
thức lên lớp, phương tiện dạy học. Nội dung dạy học còn nặng nề, quá nhiều sự kiện,
hiện tượng trong một bài học lịch sử sẽ dẫn đến tình trạng dạy học nhồi nhét. Cơ sở
vật chất đảm bảo cho học sinh phát huy năng lực học tập lịch sử thiếu thốn thì giáo
viên cũng khơng thể dạy theo hướng tích cực hố người học.
Sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử
12 nói riêng là một cơng việc cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên khi tham
gia q trình dạy học. Muốn làm tốt có hiệu quả việc này cần phải nắm vững lý luận
về phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới hiện nay.
Giáo viên phải ln xác định vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử 9 nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói
riêng nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.
Việc sử dụng đồ dựng trực quan không phải chỉ được tiến hành vào những giờ
thao giảng, dạy minh hoạ mà nó phải được sử dụng thường xuyên liên tục. Muốn sử
dụng và khai thác hết được nội dung Lịch sử được phản ánh trong đồ dùng trực quan
tạo hình thì giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp sử dụng. Có sự chuẩn bị cơng
phu về kế hoạch bài dạy, nhất là khâu tổ chức cho học sinh tìm hiểu, tiếp nhận kiến

thức mới trên lớp. Muốn thiết kế được tiết dạy có hiệu quả, giáo viên phải tham khảo
tài liệu có liên quan đến bài học, đọc kỹ “ Mục tiêu cần đạt, xác định kiến thức cơ
bản, đồng thời căn dặn học sinh sưu tầm ở nhà những thông tin về các đồ dùng trực
quan tạo hình.
Như vậy, khai thác tranh ảnh lịch sử là một trong những cách tiếp cận lịch sử
tốt, có khả năng đưa lại hiệu quả giáo dục cao, nhưng lại không phải là một công
việc đơn giản dễ thực hiện. ở đây ngoài vấn đề nhận thức nội dung lịch sử qua tư
19


liệu tranh ảnh lịch sử hoặc có nội dung lịch sử, cịn có vấn đề rèn luyện óc quan sát
và khả năng vận dụng phương pháp miêu tả.
2. Kiến nghị.
Các nhà trường cần nghiêm túc chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học Lịch sử. Tránh tình trạng để đồ dùng được cấp nằm im lìm trong thư viện.
Cán bộ thư viện cần sắp xếp đồ dùng một cách khoa học tạo thuận lợi cho giáo viên
đến lấy đồ dùng một cách thuận tiện.
Sở Giáo dục cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những kỹ năng, phương pháp
cần thiết về sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan tạo hình nói
riêng đối với bộ môn Lịch sử.
Trên đây là một số ý kiến nhỏ giúp người giáo viên dạy Lịch sử tiến hành
giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp. Kinh nghiệm này bản thân tôi đã từng
làm và phổ biến cho giáo viên trong trường cùng thực hiện thấy hiệu quả rõ rệt.
Mong rằng, nó sẽ là một trong mn vàn ý kiến khác, góp phần vào q trình đổi
mới phương pháp dạy học môn Lịch sử hiện nay để góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy mơn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.

20



Mục lục
A. Đặt vấn đề
Trang
I. Mở đầu...............................................................................................1

II. Thực trạng của vần đề nghiên cứu....................................................3
1. Thực trang..........................................................................................3
2. Kết quả nghiên cứu thực trạng...........................................................4
B. Giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp để thực hiện..............................................................5
II. Các biện pháp tổ chức để thực hiện..............................................6
1. Các nguyên tắc khi sử dụng………………………………………..6
2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh……………………7
3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh……………………………8
4. Các bước làm việc với đồ dùng trực quan tạo hình………………..8
5 . Hướng dẫn khai thác một số tranh ảnh cụ thể:……………………8
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu..........................................................................16
II. Đề xuất, kiến nghị..........................................................................18
1. Đề xuất............................................................................................18
2. Kiến nghị.........................................................................................20

21



×