Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GIáo trình An toàn cháy đối với công trình ngầm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.97 KB, 13 trang )

An toàn cháy đối với công trình
ngầm ở Việt Nam
Công trình ngầm là công tác mà thông qua phương pháp đào (đào ngầm
hoặc đào hở) để đạt được không gian xây dựng. Đó là các công trình xây
dựng trên nền đá dưới mặt đất hoặc xây dựng trong lớp đất thấp hơn 2m so
với mặt đất thiên nhiên.
Công trình ngầm bao gồm các công trình ngầm liền kề và các công trình
ngầm riệng biệt.
Công trình ngầm liền kề, là phần công trình liền kề dưới đất các công trình
cao tầng, nhiều tầng, số tầng ngầm có thể là một, hai, ba hoặc nhiều tầng hơn
tới 11 tầng. Mục đích sử dụng của các tầng ngầm gồm: cửa hàng, bệnh viện,
khách sạn, nhà ăn, phòng triển lãm, rạp chiếu bóng, khu vui chơi, hội
trường, vũ trường, nơi để xe, xưởng in, xưởng gia công cơ khí, xưởng gia
công thiết bị, kho lương thực, kho đông lạnh.
Công trình ngầm riêng biệt, là công trình nằm sâu dưới mặt đất, không có
quan hệ công năng với phần công trình nổi nằm trên nó. Về cơ bản, công
trình ngầm riêng biệt cũng có tính chất sử dụng tương tự công trình ngầm
liền kề.
Hiện nay chưa có phương pháp và tiêu chuẩn phân loại thống nhất về công
trình ngầm. Việt Nam (dựa vào phương pháp phân loại theo tập quán của
Trung Quốc) phân loại công trình ngầm theo phương pháp thi công, điều
kiện tồn tại hoặc công năng sử dụng:
1
Theo phương pháp thi công, có thể phân công trình ngầm ra hai loại là
công trình ngầm đào ngầm và công trình ngầm đào hở, sau khi đào hở phải
tiến hành lấp đất phủ kín công trình. Nếu mặt đất bên trên không có công
trình tồn tại, gọi là công trình ngầm riêng biệt. Nếu mặt đất bên trên có công
trình tồn tại, gọi là công trình ngầm liền kề.
Theo điều kiện tồn tại, có công trình ngầm nằm trên nền đá và công trình
ngầm nằm trên nền đất.
Theo công năng sử dụng, có công trình ngầm phục vụ chung, công trình


kho, công trình sản xuất, công trình giao thông, công trình dân sự, quân sự:
Công trình ngầm quân sự, có các loại công trình ngầm dã chiến, thông tin,
chỉ huy, kho vật tư, kho thuốc nổ, kho chứa máy bay.
Công trình ngầm sản xuất, có các loại nhà máy, kho ngầm.
Công trình ngầm dân sự (dân dụng), có rạp chiếu bóng, gian triển lãm,
đường ngầm, chợ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, nhà ăn.
Công trình ngầm giao thông, có đường hầm đường sắt, đường hầm đường
bộ, đường sắt, đường bộ ngầm.
Công trình kho tàng, có các kho ngầm như: kho dầu, kho lương thực, kho
chứa xe, kho vật tư, kho lạnh.
Công trình ngầm phục vụ chung, có trung tâm máy thông tin, đài phát thanh,
đài truyền hình.
Công trình ngầm được sử dụng rộng rãi, trang trí nội thất ngày càng phức
tạp, tiêu chuẩn trang trí ngày càng nâng cao. Hệ thống chiếu sáng, điều hoà
không khí và thiết bị điện ngày càng phức tạp, vật liệu dễ cháy trong gia
công, tồn kho ngày càng tăng. Qui mô công trình từ vài trăm mét vuông, vài
ngàn mét vuông, hiện nay đã phát triển tới vài vạn mét vuông, dự kiến có thể
lên tới hàng chục vạn mét vuông.
2
Tại Việt Nam, các dạng công trình ngầm ngày càng nhiều, công năng ngày
càng phát triển, vấn đề an toàn cháy với công trình ngầm phải rất được coi
trọng vì những lý do được trình bày trong các phần dưới đây.
1. Đặc điểm của cháy và ba vấn đề nghiêm trọng khi cháy công trình
ngầm
1.1. Đặc điểm cháy công trình ngầm
Bên ngoài công trình ngầm được bọc bởi đất đá, nên công trình ngầm chỉ có
không gian bên trong mà không có không gian bên ngoài. Khác với công
trình trên mặt đất, công trình ngầm không có cửa đi và cửa sổ thông với bầu
trời, nó chỉ có đường nối tiếp với mặt đất đó là cửa ra vào.
Quy phạm của Mỹ và của Nhật Bản đã xếp công trình ngầm vào loại công

trình đặc biệt, để phân biệt với các công trình nổi trên mặt đất, đồng thời do
đặc điểm về kiến trúc, kết cấu của công trình ngầm, làm cho công trình
ngầm có đặc tính cháy khác với công trình trên mặt đất.
Khi công trình ngầm xuất hiện cháy, việc cung cấp không khí hoàn toàn
dựac vào các đường ra, vào thông với mặt đất, dẫn đến trạng thái cháy khác
nhau, do đặc tính vật lý, hoá học của vật liệu cháy, chủ yếu quyết định ở tình
trạng cung cấp không khí của đường ra, vào.
Nếu công trình ngầm chỉ có một lối thoát, hoặc chỉ mở một lối thoát, thì khi
bắt đầu cháy bên trong công trình bị khói mù mịt rất nhanh, cháy tốc độ
chậm, trong thời gian ngắn xuất hiện tình trạng cháy âm ỉ, phạm vi cháy từ
từ mở rộng. Đường thông duy nhất với mặt đất trở thành đường vào của
không khí và đường ra của khói, dải trung tính phân chia không khí và khói
đầu tiên tương đối cao, dần dần giảm đi theo sự mở rộng của đám cháy, cuối
3
cùng hình thành một ống khói.
Nếu công trình ngầm có hai cửa (hoặc hai cửa thông ra ngoài) trở lên, đường
thoát khói và đường dẫn không khí vào sẽ được phân biệt khi có cháy, một
cửa có thể là đường dẫn không khí vào, còn một cửa khác là đường thoát
khói. Cao độ của hai cửa khác nhau, các mùa khác nhau, đường gió chủ đạo
khác nhau, khi có cháy khói thoát thuận theo chiều gió.
1.2. Ba vấn đề nghiêm trọng khi cháy công trình ngầm
Khác với công trình nổi trên mặt đất, khi công trình ngầm xuất hiện cháy, sẽ
sinh ra ba vấn đề nghiêm trọng: nhiều khói, nhiệt độ cao và thoát nạn cứu
chữa khó khăn.
a) Nhiều khói:
Đành rằng, lượng khói khi có cháy liên quan tới tính chất vật lý, hoá học của
vật liệu cháy, tình trạng cháy và mức độ cung cấp không khí. Vật liệu khi
cháy có lượng khói lớn, đám cháy xảy ra càng nghiêm trọng. Tình trạng
cháy âm ỉ sẽ sinh ra lượng khói nhiều, cháy bùng lượng khói ít.
Công trình ngầm khi có cháy thường cung cấp không đủ không khí (bắt đầu

cháy không khác nhiều so với công trình nổi trên mặt đất), nhiệt độ lúc đầu
tăng chậm (đặc biệt là cháy vật liệu cứng), cháy ngầm thời gian tương đối
dài, lượng khói lớn, tốc độ tăng lượng khói càng nhanh khi nhiệt độ tăng
cao. Ví dụ: tấm gỗ dán thông thường cháy ở nhiệt độ 3000C lượng khói sinh
ra 0,4m3/g, nhưng ở nhiệt độ 4000C lượng khói sinh ra 1,6m3/g và ở nhiệt
độ 8000C lượng khói sinh ra 4,0m3/g (gấp 10 lần ở nhiệt độ 3000C).
b) Nhiệt độ cao:
4
Khi công trình ngầm cháy, rất khó thải nhiệt và khói ra ngoài, nhiệt độ
không gian bên trong tăng nhanh.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia an toàn cháy đã kết luận rằng: công trình
ngầm cháy sẽ sịnh ra hiện tượng "cháy bùng" rất sớm, hoặc gọi là hiện
tượng "F.O" (flashover). Thể tích không khí trong gian cháy tăng rất nhanh,
nồng độ các chất có hại như CO và CO2 tăng rất nhanh, bên trong công trình
giống như một lò lửa.
c) Thoát nạn khó khăn:
* Tất cả các công trình ngầm đều dựa vào chiếu sáng nhân tạo, nguồn chiếu
sáng này kém hơn so với nguồn chiếu sáng tự nhiên của công trình trên mặt
đất. Khi có cháy công trình ngầm, thị giác con người đều dựa vào chiếu sáng
sự cố và đèn chỉ dẫn đường thoát nạn. Nếu mất nguồn chiếu sáng sự cố, bên
trong công trình sẽ tối đen, con người rất khó khăn trong việc thoát ra khỏi
đám cháy.
* Trong công trình ngầm không có nguồn chiếu sáng tự nhiên, cộng thêm
khói dày đặc, nếu không có thiết bị thoát khói, việc thoát nạn rất khó khăn.
Con người có thể thoát khỏi công trình, quyết định ở ba giá trị giới hạn:
- Giá trị giới hạn của khoảng cách nhìn thoát nạn;
- Giá trị giới hạn mà con người có thể chịu đựng được nồng độ khói;
- Giá trị giới hạn thấp nhất của cường độ sáng thị giác người thoát nạn trong
khoảng cách nhìn thoát nạn, trong điều kiện con người có thể chịu đựng
được nồng độ khói.

* Lực lượng chữa cháy công trình ngầm chỉ có thể qua cửa (thông với mặt
đất) mới vào được, đặc biệt trong điều kiện cháy người thoát nạn và lực
lượng chữa cháy chuyển động ngược nhau nên gây không ít khó khăn.
5
2. Hai vấn đề cần hạn chế khi sử dụng công trình ngầm
Hai vấn đề hạn chế khi sử dụng công trình ngầm là hạn chế các loại sử dụng
và hạn chế số tầng sử dụng
a) Hạn chế các loại sử dụng
Nghĩa là hạn chế các loại hàng dễ cháy, các loại hàng và vật liệu sau khi bén
lửa cháy nhanh và cháy mạnh, không được sản xuất và lưu kho trong công
trình ngầm. Vì hàng hoá dễ cháy nổ, khi xảy ra sự cố, bất cử biện pháp chữa
cháy nào đều rất khó giải quyết.
Khó khăn lớn nhất là sau khi cháy nổ, khó giảm áp cho công trình ngầm,
sóng nổ sẽ huỷ hoại công trình, đôi khi gây nổ dây chuyền, kéo dài nhiều
giờ.
Ví dụ: một công trình ngầm ở Trung Quốc bị ảnh hưởng do kho xăng trên
mặt đất rò rỉ, xăng thấm vào công trình đến mức độ gây nổ, gặp tia lửa khi
bật công tắc đèn chiếu sáng thông thường gây nên cháy nổ, nổ liên tục, mỗi
lần nổ gây một lỗ hổng cho công trình, không khí lọt vào lại gây nổ, cứ như
vậy kéo dài trên mười giờ, đến khi hơi xăng bốc lên cháy hết mới ngừng.
b) Hạn chế số tầng sử dụng
Số tầng sử dụng công trình ngầm cũng đáng được nghiên cứu, trên góc độ an
toàn cháy mà xét, công năng sử dụng công trình ngầm có nhiều sự khác biệt
và hạn chế.
Công trình ngầm có đông người (rạp hát, chợ, khu thương nghiệp, phục vụ)
không nên đặt quá sâu, nên đặt ở tầng một dưới mặt đất và nông.
Ví dụ: ở Nhật Bản, đường ngầm ở tất cả các thành phố chủ yếu đều có và
thông với đường sắt ngầm, công trình ngầm đông người được bố trí ở tầng
6
một dưới mặt đất, tầng ngầm thứ hai mới là đường sắt hoặc bãi chứa xe.

Nhật Bản quy định rõ ràng về phòng cháy: đường ngầm chỉ đặt ở tầng một
dưới mặt đất và không chôn sâu quá 5m, có thang máy cuốn đi lên; Nếu
chôn sâu vượt quá 7m, phải lắp đặt thang máy cuốn lên và xuống.
Trung Quốc, các công trình ngầm có tập trung đông người nên đặt nông để
thuận tiện cho người thoát nạn. Nếu vượt quá 2 tầng ngầm, phải đặt cầu
thang phòng khói. Cầu thang phòng khói ngoài yêu cầu có thể "phòng khói,
phòng lửa", còn phải có hệ thống thông gió và thoát khói riêng, để an toàn
cho cầu thang thoát nạn. Đương nhiên yêu cầu này khó khăn trong việc xử lý
kĩ thuật và tốn kém về mặt kinh tế
3. Yêu cầu về đặt gian cầu thang và gian cầu thang thoát nạn cho công
trình ngầm
a) Yêu cầu với việc đặt gian cầu thang phòng khói:
Những công trình sử dụng ở tầng ngầm thứ ba hoặc tầng ngầm thử ba trở lên
vào những công năng sau đây, phải bố trí gian cầu thang phòng khói:
- Rạp chiếu bóng và hội trường;
- Bệnh viện hoặc khách sạn có diện tích sử dụng > 500m2;
- Bách hoá tổng hợp, gian triển lãm, sân trượt băng, nhà luyên tập và biểu
diễn thể dục, vũ trường, khu vui chơi điện tử, nhà ăn có diện tích sử dụng >
1000m2.
- Tất cả những công trình ngầm có tầng sử dụng thấp hơn mặt đất 10m.
Lưu ý:Hệ thống quạt tăng áp ở buồng cầu thang phòng khói tầng hầm nên
đảm bảo 25Pa, áp lực cho cầu thang nên đảm bảo 50Pa.
b) Yêu cầu với việc đặt gian cầu thang thoát nạn:
Khi xảy ra cháy nổ, để tránh mọi người đi nhầm vào tầng hầm, những công
7
trình ngầm liền kề phải đặt cầu thang thoát nạn thông trực tiếp với bên
ngoài.
Gian cầu thang thoát nạn phải dùng tường, vách ngăn có giới hạn chịu lửa
không thấp hơn 2 giờ để cách li với các bộ phận khác. Nếu cần phải lắp đặt
cửa ở tường ngăn cách, phải dùng cửa phòng cháy có giới hạn chịu lửa

không thấp hơn 1-2 giờ.
Thang cứu nạn từ khu vực kinh doanh không được thông với tầng hầm.
4. Những yêu cầu của các bộ phận phải bố trí thiết bị thoát khói của
công trình ngầm
a) Công trình ngầm hoặc các gian của các bộ phận dưới đây cần phải bố trí
thiết bị thoát khói:
- Đường ngầm, các chợ, bệnh viện, khách sạn có diện tích sử dụng > 500m2;
- Nhà ăn, gian triển lãm, sân trượt băng, nhà luyên tập và biểu diễn thể dục,
vũ trường, khu vui chơi điện tử trang trí bằng vật liệu không cháy mà có
diện tích sử dụng > 1000m2, hoặc các công trình trên dùng vật liệu trang trí
khó cháy có diện tích sử dụng > 500m2;
- Rạp chiếu bóng và hội trường.
b) Nếu hành lang, gian phòng dùng thiết bị đẩy khói cơ khí, khi tính toán
lượng khói cần thải phải phù hợp với yêu cầu sau:
- Nếu quạt gió đẩy khói đảm nhận một khu vực phòng khói, phải tính toán
đạt = 60m3/h cho 1m2 diện tích khu vực phòng khói;
- Nếu quạt gió đẩy khói đảm nhận từ hai khu vực phòng khói trở lên, phải
tính toán đạt = 120m3/h cho 1m2 diện tích khu vực phòng khói lớn nhất.
c) Gian cầu thang phòng khói và tiền sảnh của nó phải dùng hệ thống quạt
8
gió tăng áp cơ giới riêng biệt, áp lực cho tiền sảnh nên đảm bảo 25Pa, áp lực
cho gian cầu thang nên đảm bảo 50Pa. Để đảm bảo con người thoát nạn an
toàn, đường thoát nạn của công trình ngầm thông với các công trình liền kề
trên mặt đất, nên bố trí thiết bị cấp gió áp lực, đưa luồng khói ra ngoài
đường thoát nạn, để đảm bảo người thoát nạn an toàn.
* Giá trị giới hạn của chiều dài đường thoát nạn, dựa vào mức độ quen thuộc
của con người đối với tình hình bên trong công trình ngầm (như hành lang,
chỗ ngoặt, cửa ra…) mà quyết định. Theo nghiên cứu của Trung Quốc, đối
với người quen thuộc công trình thì giá trị giới hạn của khoảng cách nhìn
thoát nạn là 5m, con người có thể chịu đựng được nồng độ khói tính theo hệ

số giảm quang (C) là 0,2 á 0,5 (bình quân là 0,3). Nhưng đối với người
không quen thuộc công trình thì giá trị giới hạn của khoảng cách nhìn thoát
nạn là 30m, nồng độ khói của giới hạn thoát nạn C là 0,07 á 0,13 (bình quân
là 0,1). Khoảng cách nhìn thoát nạn theo nồng độ 0,1 để đảm bảo khoảng
cách nhìn thoát nạn nên giảm nồng độ khói xuống vài trăm lần, đây là việc
khó đạt được đối với công trình ngầm.
* Công trình ngầm khi có cháy, lối ra và đường thoát nạn ít hơn công trình
trên mặt đất. Đường thoát nạn của công trình ngầm chỉ có một đường, đó là
cầu thang và bậc lên xuống, ngoài ra không có đường khác. Đối với công
trình trên mặt đất, đường thoát nạn thường hướng xuống dưới, chỉ cần vượt
qua tầng có cháy là tương đối an toàn, khói lửa sẽ bốc lên trên và khuyếch
tán. Công trình ngầm thì ngược lại, hướng thoát của người và hướng toả tự
nhiên của khói cùng luồng lên trên. Con người muốn đến khu vực an toàn
phải tìm cách chạy thoát lên mặt đất, nhưng tốc độ toả khói nhanh hơn tốc
độ người đi, tốc độ bốc lên của khói theo phương thẳng đứng nhanh gấp 3 á
4 lần so với phương ngang.
* Công trình ngầm khi cháy, sẽ thiếu dưỡng khí nghiêm trọng, sự nguy hiểm
9
đối với con người rất lớn. Khi hàm lượng ôxy trong không khí giảm từ 10 á
14%, năng lượng hoạt động của các cơ trong cơ thể người sẽ giảm xuống,
tay chân không còn sức lực, mất khả năng phán đoán, đáng lẽ phải đi về
hướng đông, thì lại đi về hướng tây. Khi hàm lượng ôxy trong không khí
giảm từ 6 á 10%, con người sẽ ngất và ngã gục. Theo một số đo lấy mẫu
cháy lớn của công trình ngầm, hàm lượng ôxy trong không khí giảm tới dưới
5%, với hoàn cảnh như vậy con người sẽ tử vong.
d) Việc cứu chữa khó khăn:
Cứu nạn và chữa cháy cho công trình ngầm ngầm khó khăn hơn nhiều so với
công trình trên mặt đất. Một số chuyên gia phòng chống cháy nước ngoài
đánh giá mức độ khó khăn trong chữa cháy công trình ngầm tương đương
với mức độ chữa cháy tầng trên cùng của nhà siêu cao tầng.

Chữa cháy công trình ngầm khó khăn vì một số lý do sau:
- Đo kiểm tra tình trạng cháy khó khăn;
- Người chỉ huy khó quyết định được phương án giải quyết;
- Thông tin chỉ đạo khó khăn;
- Lực lượng chữa cháy vào dập lửa gặp nhiều trở ngại do dòng người thoát
nạn chạy ra.
Lần cháy công trình ngầm lớn nhất tại Trung Quốc, thời gian kéo dài 41
ngày, có tới 540 chuyên gia của 28 đơn vị phòng cháy tham gia nghiên cứu
phương án cứu chữa, cứu chữa và dập lửa vô cùng khó khăn, nồng độ khói
trong công trình ngầm dày đặc, nhiệt độ cao, nhiều lần xảy ra hiện tượng
bùng nổ (hiện tượng F.O). Đo kiểm tra nồng độ CO, cao hơn nồng độ con
người có thể chịu đựng được là 2000 lần.
e) Nếu hành lang hoặc gian phòng thiết kế theo phương pháp thoát khói tự
10
nhiên, có thể lợi dụng giếng đứng lấy ánh sáng (thường là công trình ngầm
một tầng) làm lỗ thoát khói tự nhiên, tổng diện tích mặt cắt lỗ thoát khói chỗ
nhỏ nhất phải = 2% diện tích khu vực phòng khói đó.
Để tăng cường hiệu quả thoát khói, mỗi nhà hàng, mỗi đoạn đường dẫn
(không vượt quá 60m), nhà ăn, nơi vui chơi công cộng làm một đơn nguyên
phòng cháy hoặc khu vực phòng cháy, bố trí một lỗ thoát khói.
f) Thí nghiệm và các ví dụ thực tế chứng minh: quạt gió li tâm có tính năng
chịu lửa tốt hơn quạt gió trục đứng, vì vậy nên dùng quạt gió li tâm làm quạt
gió đẩy khói, quạt và lỗ thoát khói phải có trang bị và liên kết tốt, để đảm
bảo khi mở bất kì một lối thoát nào quạt gió thoát khí phải tự động chạy.
g) Đường ống thoát khói và đường ống cấp gió có áp, đều phải chế tạo bằng
vật liệu không cháy, nếu dùng ống kim loại, thì tốc độ gió không nên >
20m/s; nếu dùng ống không phải là kim loại như ống bê tông, thì tốc độ gió
không nên > 15m/s. Tốc độ gió ở lỗ thoát khói không nên >10m/s; tốc độ gió
ở lỗ chuyển gió không nên > 7m/s.
5. Một số lưu ý

* Trong các tầng hầm ít người qua lại, cho phép bố trí ống dẫn khi áp lực
dưới 6.105 N/m2 cùng với ống dẫn khác và dây cáp thông tin liên lạc, viễn
thông, cáp truyền hình với điều kiện phải có thiết bị thông gió và chiếu sáng
trong đó.
* Không cho phép bố trí bất kì hạng sản xuất nào, hay các kho xenluylô và
vật liệu tổng hợp xốp dễ cháy ở các tầng hầm. Trường hợp đặc biệt, do yêu
cầu dây chuyền công nghệ, được phép bố trí các hạng sản xuất C, D, E ở
tầng hầm nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy nổ.
11
* Đối với các tầng hầm có bố trí các phòng có hạng sản xuất C, D, E, các
kho vật liệu cháy và vật liệu không cháy trong bao bì dễ cháy, phải trang bị
các thiết bị chữa cháy tự động và phải được ngăn cách bằng các vách ngăn
cháy với diện tích không lớn hơn 3.000m2 mỗi phần và chiều rộng mỗi phần
(tính cả tường bao) không lớn hơn 30m. Tại các phòng trên cần thiết kế các
cửa sổ có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7m và cao trên l,2m. Tổng diện tích
các cửa sổ không nhỏ hơn 2% diện tích sàn. Trong các phòng có diện tính
trên 1.000m2 phải thiết kế từ 2 cửa sổ trở lên. Trần của tầng hầm phải có
giới hạn chịu lửa không nhỏ 45 phút. Hành lang phải rộng từ 2m trở lên có
lối thoát ra ngoài hoặc qua buồng thang. Các vách ngăn hành lang với các
phòng là vách ngăn cháy.
* Không cho phép bố trí phối hợp trong cùng đường hầm:
- ống dẫn khí đốt với cáp điện lực và chiếu sáng;
- ống dẫn nhiệt với ống dẫn các chất lỏng dễ cháy và cháy được với ống dẫn
lạnh;
- ống dẫn nước chữa cháy với ống dẫn chất lỏng dễ cháy và cháy được và
khí dễ cháy hoặc cáp điện lực.
- ống dẫn chất lỏng dễ cháy và cháy được với cáp điện lực với mạng lưới
cấp nước và thoát nước.
- ống dẫn ô xy với ống dẫn khí dễ cháy hoặc với ống dẫn chất độc với cáp
điện lực./.

Tài liệu tham khảo
- Bùi Mạnh Hùng, Kỹ thuật phòng chống cháy, nổ nhà cao tầng. NXB Xây
dựng 2003.
- Tưởng Vĩnh Côn (TQ) 1994 Hỏi-Đáp thiết kế phòng cháy chữa cháy nhà
12
cao tầng
- Dr. Chandra Pinnagoda, 1992 Safety, health and welfare on construction
sites
- Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. Nhà xuất bản Xây dựng 2001.
- Nguyễn Bá Kế, Kích đẩy - phương pháp thi công đường hầm nhỏ có hiệu
quả. Tạp chí Xây dựng 1/2004.
- Đỗ Đình Đức, Hạn chế sự cố khi sử dụng ván cừ thép làm tường chắn tạm
trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Tạp chí Xây dựng 10/2004.
- Nguyễn Dư Tiến, Các giải pháp thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng.
Tạp chí Xây dựng 10/2006.
- Đỗ Đình Đức. Sự cố trong thi công tầng hầm nhà cao tầng. Tạp chí Xây
dựng. 1/2008
13

×