Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.37 KB, 51 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
LỜI CẢM ƠN
Bài viết được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Th.s Phạm Thu
Hương. Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn trân trọng nhất đồng thời em cũng chân
thành cảm ơn các anh chị trong Phòng xuất nhập khẩu và Phòng kinh doanh quốc tế
cùng các anh chị trong công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 đã giúp đỡ
em hoàn thành bài khóa luận.
Do kiến thức bản thân còn rất nhiều hạn chế đồng thời chưa có kinh nghiệm
trong việc nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết và
sai sót, rất mong được sự thông cảm và chỉ bảo của Cô cùng với sự góp ý của các anh
chị trong công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 để em có thể hoàn thành
tốt hơn khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cản ơn!
Sinh viên
Bùi Văn Tài

SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VPIC 1 giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết xuất khẩu năm 2010-2012
Bảng 3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng linh kiện xe trượt tuyết năm 2010 – 2012
Bảng 3.4 Kết quả hoạt động xuất khẩu linh kiện xe trượt tuyết giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.1 Dự báo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 1015
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


Tên viết tắt Nghĩa Tiếng Việt
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
TMQT Thương mại quốc tế
HĐQT Hội đồng quản trị
QLSX Quản lý sản xuất
P.TGĐ Phó tổng giám đốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ Việt nam đồng
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa Tiếng Việt
USD United States Dollars Đô la mỹ
& And Và
VPIC1
VIET NAM PRECISION
INDUSTRIAL NO.1 CO.,
LTD.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công nghiệp Chính xác Việt
Nam 1
ASEAN
Asociation of South – East
Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam
Á
APEC
Asia Pacific Economic
Coopertion
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương

AFTA Asia Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
EU European Union Liên minh Châu Âu
ISO
International Organization of
Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc
tế
VJEPA
Vietnam – Japan economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện Việt Nam – Nhật Bản
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, hoạt động
xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng
trưởng của mỗi quốc gia. Kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Việt
Nam đã và đang nỗ lực hết mình để đưa nền kinh tế trong nước ngày một hòa nhập một
cách chủ động và hiệu quả vào đời sống kinh tế quốc tế. Việt Nam đã từng bước hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gia nhập APEC
(1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
vào cuối năm 2006 đầu năm 2007. Từ đó đến nay Việt Nam dần nâng cao vị thế trên
trường quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau trong
điều kiện sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và nền kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều

khó khăn. Trong đó mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết cũng không ngừng thâm nhập
vào các thị trường lớn trên thế giới và cả các thị trường khó tính nhất. Thông qua hoạt
động xuất khẩu, các quốc gia tham ra vào phân công lao động quốc tế, các quốc gia sẽ
tập trung vào sản xuất và sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi
thế, do vậy chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn
lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên, bên cạnh đó xuất
khẩu góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
Hàng năm Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 xuất khẩu nhiều
mặt hàng ra thị trường nước ngoài, trong đó xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt
tuyết chiếm tỉ trọng lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Góp phần
quan trọng vào việc tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng nguồn vốn tái đầu tư kinh doanh và
tăng lợi nhuận đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương
cũng như trong cả nước. Thông qua việc xuất khẩu doanh nghiệp nhanh chóng tiếp thu
được khoa học kỹ thuật, từ đó có khả năng củng cố tổ chức sản xuất, nâng cao mẫu mã,
chất lượng, uy thế và địa vị của doanh nghiệp trên trường quốc tế, cũng thông qua xuất
khẩu doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm của mình củng cố đội ngũ cán bộ
công nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ. Do vậy, hoạt động xuất khẩu đóng một vị
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
trí quan trọng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và phát triển
bền vững.
Nhật Bản là một nền kinh tế phát triển và có công nghệ khoa học hiện đại, quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được mở rộng. Nhật Bản là thị trường
đầy tiềm năng cho mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết của Công ty VPIC 1 với tỷ lệ dân số
đông, mức thu nhập cao. Tuy nhiên Nhật Bản là thị trường có nhiều biến động do điều kiện
tự nhiên, động đất, song thần thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh
tế Nhật Bản. Đồng thời thị trường Nhật Bản có nhiều quy định và tiêu chuẩn khắt khe đối
với hàng hóa nhập khẩu trong đó có hàng linh kiện xe trượt tuyết.
Thực tiễn hoạt động xuất khẩu nói chung của doanh nghiệp trong thời gian gần

đây đã đạt được những thành công nhất định như kim ngạch xuất khẩu tăng, doanh thu
tăng, lợi nhuận tăng, sản phẩm ngày càng đa dạng và thị trường thì ngày càng được mở
rộng. Tuy nhiên, do tình hình nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Nhật Bản trong những
năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đã tác động đến hoạt động xuất khẩu đối với mặt
hàng linh kiện xe trượt tuyết của doanh nghiệp. Mặt khác, quy mô, sản lượng, chủng
loại, giá cả, chất lượng sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng linh kiện xe
trượt tuyết vẫn còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm lực của doanh nghiệp. Để giúp
doanh nghiệp xác định rõ các giải pháp xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết
sang thị trường Nhật Bản, tôi chọn đề tài “Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản của Công ty
TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1” làm đề tài cho khóa luận của mình.
1.2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu có rất nhiều công trình và luận
văn nghiên cứu như:
- Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của công ty may 10 sang thị
trường Hoa kỳ” của Vũ Phương Anh – Luận văn tốt nghiệp, Khoa TMQT, năm 2011.
- Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU của Tổng
công ty Thương Mại Hà Nội” của Hà Thị Thu – Luận văn tốt nghiệp, Khoa TMQT,
năm 2010.
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
- Đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Ai Cập của
công ty XNK rau quả 1 Hà Nội” của Nguyễn Đức Thành – Luận văn tôt nghiệp, Khoa
TMQT, năm 2010.
Mặc dù các công trình nghiên cứu trên đã nêu được các khái niệm về xuất khẩu,
các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đó như thế nào nhưng trong mỗi công trình nghiên
cứu vẫn khác nhau về đặc điểm công ty, mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, quy
mô sản xuất nên có những ưu điểm nhược điểm khác nhau. Hiện nay chưa có đề tài
nghiên cứu về “Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt

tuyết sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam
1”. Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, cùng với việc
đánh giá thực trạng, nêu lên những thành công và tồn tại còn vướng mắc, đề tài cũng
đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết trong thời
gian tới nhằm đóng góp thêm cho công ty những định hướng cơ bản nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Việc phân tích và tìm hiểu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với
mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản góp phần làm phong phú
thêm kho đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối
với mặt hàng xuất khẩu.
- Về mặt thực tiễn: Việc phân tích và tìm hiểu đề tài “ Các giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản ”
nhằm tìm hiểu thị trường Nhật Bản đầy tiềm năng của Việt Nam cũng như của doanh
nghiệp trong những năm tiếp theo, từ đó tìm hiểu những thực trạng, những khó khăn,
những thách thức cũng như cơ hội cho doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp nhằm
thúc đẩy xuất khẩu đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết của công ty sang thị
trường Nhật Bản.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
- Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
- Mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
nhằm xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản của công ty
VPIC 1 có trụ sở tại Khu Công Nghiệp Khai Quang, Phường Khai Quang, Thành Phố
Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Số liệu được thu thập và phân tích trong thời gian từ năm

2010 – 2012 và đề xuất cho giai đoạn từ năm 2013 – 2015.
Về không gian đề tài nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của công ty VPIC 1 sang
thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết, và những giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng đó sang thị trường Nhật Bản.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập trong quá trình thực tập tại công ty VPIC 1 từ các
phòng XNK, phòng kinh doanh, phòng kế toán của Công ty. Bên cạnh đó thông tin còn
được thu được từ sách, báo, website, các đề tài nghiên cứu… liên quan đến các giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Trên cơ sở các thông tin thu thập được tiến hành phân tích tổng hợp qua công cụ
Excel để đưa ra những đánh giá về thực trạng các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết của Công ty.
1.7 Kết cấu của khóa luận
Đề tài được chia thành 4 chương không kể phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục
bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo và các phụ lục.
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang
thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
Chương 4: Các kết luận và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đối
với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH
Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho chủ thể nước ngoài trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ của một quốc
gia hoặc đối với cả hai quốc gia hay là một đồng tiền thanh toán bất kỳ nào theo sự
thỏa thuận của các bên. Cụ thể xuất khẩu nghĩa là đem sản phẩm bán ra thị trường quốc
gia khác. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế so sánh của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện
từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hóa
giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình
thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các
ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa
hữu hình với tỉ trọng ngày càng lớn.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển và góp phần vào
xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Ngày nay tất cả các nước phát triển
đều là những nước có hoạt động xuất khẩu mạnh.
Vì vậy mà hoạt động xuất khẩu nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng ngày
càng được các doanh nghiệp, quốc gia đặc biệt quan tâm, được coi là chiến lược quốc
gia, hết sức có ý nghĩa trước mắt và trong tương lai.
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu thể hiện sự gắn bó mật thiết với nhau giữa các nền kinh tế quốc gia
với với nền kinh tế thế giới, nó cũng quyết định sự sống còn đối với nền kinh tế thế
giới hiện nay các nước thống nhất dưới mái nhà chung, nền kinh tế quốc gia đã hòa
nhập với nền kinh tế thế giới thì vai trò của xuất khẩu đã trở nên quan trọng và cụ thể
là:
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế

a) Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực
hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thể hiện ở các điểm sau:
- Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước, phục vụ các nhu cầu công nghệ và tiêu dùng trong nước.
Qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phù hợp là con đường tất yếu
khắc phục nghèo đói và lạc hậu. Từ việc xuất khẩu dẫn đến nhập khẩu công nghệ, dây
chuyền sản xuất có hàm lượng khoa học cao, tiên tiến trên thế giới đảm bảo nguồn lực
cho việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước, trong thời gian ngắn chúng ta phải có
nguồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật và một số loại khác hiện đại
và tiên tiến của thề giới.
-Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển quá trình sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu trong nước.
Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản
xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản
phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước cần xuất khẩu sẽ phát triển mạnh mẽ. Như
vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển của nền
kinh tế thế giới.
Vai trò này được thể hiện cụ thể như sau:
+ Xuất khẩu tạo điều kiện và cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần làm cho sản
xuất phát triển ổn định, đảm bảo đầu ra và doanh thu cho doanh nghiệp, quốc gia có
mặt hàng xuất khẩu.
+ Xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho các ngành có liên quan cùng phát triển. Ví dụ như
ngành vận tải, dịch vụ logicstic, dịch vụ khai báo hải quan…cũng phát triển theo.
-Thứ ba: Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống
nhân dân.
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế

-Thứ tư: Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiêu
dùng của quốc gia. Ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt
hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất.
-Thứ năm: Xuất khẩu là cơ sở mở rộng, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta với các nước trên thế giới.
b) Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuất khẩu có vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như
trên toàn thế giới.
Do những điều kiện tự nhiên, con người, lao động…khác nhau nên mỗi quốc gia
có thể có những thế mạnh về lĩnh vực này nhưng lại có thể yếu về những lĩnh vực
khác. Để có thể khai thác được những lợi thế, giảm thiểu bất lợi, tạo ra sự cân bằng
trong quá trình phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những sản
phẩm mà mình sản xuất thuận lợi và mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn.
Một quốc gia có thể thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công,
tiềm năng kinh tế…thông qua hoạt động xuất khẩu cũng sẽ có điều kiện phát triển kinh
tế nội địa.
Sự chuyên môn hóa trong sản xuất làm cho mỗi quốc gia có thể khai thác được
lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm được những nguồn nhân lực
như: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hóa. Ngoài
ra hoạt động xuất khẩu còn tạo ra mối liên kết mật thiết giữa các nước, các tổ chức quy
mô đa quốc gia cùng tham gia giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu.
c) Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Xuất khẩu vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của các doanh
nghiệp hiện nay.
Việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau:
+ Xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp, tạo đầu ra lớn cho các sản
phẩm. Với bản chất của xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ đặc biệt, do vậy đấy mạnh xuất
khẩu cũng là vấn đề mang tính sống còn đối với doanh nghiệp tham gia thị trường thế
giới. Mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ đẩy mạnh số lượng tiêu thụ trên thị trường quốc

tế, làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp,
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
tạo tiền đề cho phát triển mở rộng doanh nghiệp. Đây chính là vai trò số một của hoạt
động xuất khẩu.
+ Từ việc đáp ứng chất lượng theo yêu cầu của các nước nhập khẩu, sản xuất hàng xuất
khẩu giúp doanh nghiệp đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, dây
chuyền sản xuất, công nghệ… Đồng thời doanh nghiệp xuất khẩu lại có ngoại tệ đầu tư
lại vào quá trình sản xuất về cả chiều rộng và chiều sâu, được tăng cường trang thiết bị
hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới.
Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu có cơ hội mở rộng mối quan hệ kinh doanh
với nhiều đối tác nước ngoài, có thể là mối quan hệ song phương, đa phương nhưng
đều dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển.
Mặt khác thị trường xuất khẩu mang đến cơ hội cũng như rủi ro lớn cho các
doanh nghiệp. Nhưng nếu thành công sẽ gia tăng thế lực, uy tín của doanh nghiệp mình
cả trong và ngoài nước, ngược lại nếu thất bại sẽ dẫn tới nhiều bất lợi cho doanh
nghiệp, trước tiên là vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, xu hướng phát triển xuất khẩu
cũng là một trong những chiến lược phát triển đất nước hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn tới để nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển bắt kịp với
các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy vai trò xuất khẩu rất quan
trọng. Vì vậy thúc đẩy xuất khẩu luôn là vấn đề cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
2.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống quan hệ mua
bán, đầu tư từ trong nước ra đến bên ngoài nhằm mục đích thúc đẩy buôn bán hàng
hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp và từng bước nâng cao đời sống của nhân
dân. Ngày nay trên thế giới, tùy điều kiện hoàn cảnh mỗi quốc gia cũng như từng chủ
thể giao dịch khác nhau để tiến hành hoạt động một cách hiệu quả nhất. Căn cứ vào đặc
điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu người ta có thể chia ra thành một số loại

hình thức xuất khẩu thông thường sau:
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
- Là hình thức xuất khẩu trong đó các nhà sản xuất, các công ty xí nghiệp và các nhà
xuất khẩu trực tiếp ký hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài
được Nhà nước và Bộ Thương mại cho phép.
- Với hình thức này, các doanh nghiệp trực tiếp quan hệ với khách hàng, bạn hàng,
thực hiện việc bán hàng với nước ngoài không qua một tổ chức trung gian nào. Tuy
nhiên đòi hỏi hoạt động xuất khẩu trực tiếp phải có một số điều kiện bảo đảm sau: Có
khối lượng hàng hóa lớn, có thị trường ổn định, có năng lực thực hiện xuất khẩu cũng
như đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về hoạt động xuất khẩu cao,
quy mô và tiềm lực của đơn vị xuất khẩu phải đủ mạnh.
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
- Là hình thức xuất khẩu trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ ba làm
trung gian cho việc mua hoặc bán. Thông qua người thứ 3 ở đây là môi giới hoặc đại
lý. Những công việc này có thể là nghiên cứu thị trường, đàm phán kí kết hợp đồng,
thực hiện hợp đồng. Đây là hình thức xuất khẩu phổ biến chiếm khoảng 50% tổng kim
ngạch của thế giới.
2.1.3.3 Xuất khẩu ủy thác
- Là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu xuất khẩu một
số loại hàng hóa nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu (gọi là doanh nghiệp ủy thác
xuất khẩu) đã ủy thác cho một doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp xuất khẩu ủy
thác) có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài
để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và được hưởng một
khoản thù lao gọi là phí ủy thác, hay còn gọi là hoa hồng ủy thác.
2.1.3.4 Buôn bán đối lưu
- Đây là phương thức xuất khẩu trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán
đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Các

bên quan hệ buôn bán đối lưu phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa,
sự cân bằng đó được thể hiện:
+ Cân bằng về mặt hàng
+ Cân bằng về giá cả
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
+ Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa giao cho nhau
+ Cân bằng về điều kiện giao hàng
2.1.3.5 Gia công quốc tế
- Là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ
nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Gia công quốc
tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là
thương nhân nước ngoài.
- Gia công quốc tế là một phương thức buôn bán gia công “Hai đầu ở ngoài”, nghĩa là
thị trường nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu, đồng thời cũng là thị trường tiêu
thụ sản phẩm đó.
2.1.3.6 Tái xuất khẩu
- Là xuất khẩu hàng đã nhập vào trong nước, không qua chế biến thêm mà đem đi xuất
khẩu luôn, cũng có trường hợp hàng không về đến trong nước, sau khi nhập hàng, giao
hàng đó cho người mua hàng nước thứ ba. Giao dịch tái xuất khẩu bao gồm xuất khẩu
và nhập khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn lượng ngoại tệ bỏ ra ban
đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút 3 chủ đề: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và
nước nhập khẩu.
2.1.4 Các nhóm giải pháp Doanh nghiệp thường áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu
2.1.4.1 Nhóm giải pháp liên quan tới cung
Quy luật kinh tế trong kinh doanh là quy luật cung cầu. Với một doanh nghiệp
xuất khẩu điều đầu tiên phải chú trọng tới là khả năng cung ứng hàng hóa cho thị
trường, nhất là khi muốn thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Muốn

vậy doanh nghiệp phải tính đến việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư công nghệ, nâng
cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và cải tiến mẫu mã sản phẩm cũng như
giảm giá thành cho đảm bảo khả năng cạnh tranh.
a) Quy mô sản xuất
- Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là khả năng sản xuất ra số lượng hàng hóa trong
giới hạn khả năng về vốn, nhân lực và công nghệ của doanh nghiệp. Muốn thúc đẩy
xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tận dụng tối đa năng lực sản xuất của mình để mở
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
rộng quy mô sản xuất, làm gia tăng sản lượng sản xuất cung ứng cho nhu cầu thị
trường.
b) Công nghệ sản xuất
- Sự phát triển về khoa học kỹ thuật kéo theo sự phát triển về công nghệ đã đem lại cho
doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
- Phát triển công nghệ được doanh nghiệp thực hiện bằng nhiều con đường như: tự
nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…để tạo ra những sản
phẩm hàm chứa nhiều công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu.
c) Chất lượng sản phẩm
- Doanh nghiệp luôn luôn tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh
tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng
sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu
tố chi phí, nâng cao chất lượng với chi phi tối thiểu cho phép là biện pháp mà doanh
nghiệp thực hiện.
- Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng
định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra
giá cả hợp lý cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
d) Đa dạng hóa mặt hàng
- Con người luôn thích đổi mới. Vì vậy, họ cũng luôn luôn thích tiêu dùng các sản
phẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại. Dựa vào tâm lý đó, doanh nghiệp đã đa dạng hóa

bằng cách tạo nhiều mẫu mã hay sử dụng nhiều chất liệu khác nhau để tạo sự khác biệt
và phong phú cho sản phẩm. Để đẩy mạnh công tác này doanh nghiệp đã đào tạo đội
ngũ thiết kế với trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
2.1.4.2 Các giải pháp liên quan đến cầu
a) Nghiên cứu mở rộng thị trường
- Doanh nghệp luôn chú trọng thực hiện các nghiên cứu trên thị trường nước ngoài
một cách thận trọng và tỉ mỉ để đưa ra các quyết định chính xác. Thêm vào đó còn giúp
các nhà kinh doanh hoạch định các chiến lược Marketing khi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu
của thị trường hiện tại cũng như tương lai.
b) Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trương nước ngoài
- Doanh nghiệp thường xuyên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm xây
dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu của công ty trên thị trường quốc tế. Điều này
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh khi môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt.
- Các biện pháp mà doanh nghiệp thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá sản
phẩm của mình:
+ Tham gia các hội trợ, triển lãm.
+ Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: báo trí, truyền hình, mạng.
+ Tài trợ cho các hoạt động xã hội.
+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sản phẩm, về doanh nghiệp.
+ Khuyến mại sản phẩm và tổ chức dùng thử sản phẩm tại nơi công cộng hoặc tại gia
đình.
+ Thông qua hệ thống kênh phân phối nước sở tại để quảng bá sản phẩm và hình ảnh
của mình.
2.1.4.3 Các giải pháp khác
a) Giải pháp về vốn
- Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả và tối ưu, nguồn vốn được

doanh nghiệp huy động từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp để phục vụ cho
quá trình mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt
hàng…nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.
- Doanh nghiệp có một bộ phận riêng chuyên phụ trách kiểm soát nguồn vốn. Do vậy,
nguồn vốn được sử dụng rất hiệu quả như: đạt vòng quay của vốn nhah, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn cao và hạn chế rủi ro, thất thoát về vốn.
b) Về nhân lực
- Con người vừa là người thực hiện vừa là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh. Vì
vậy, doanh nghiệp đã có những chính sách đối với nguồn nhân lực đúng đắn và hợp lý,
chế độ ưu đãi phù hợp.
- Doanh nghiệp thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên để nâng cao
tay nghề cũng như trình độ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp nói chung và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói
riêng.
2.2 Phân định nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm thị trường xuất khẩu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thương mại quốc tế cũng cần
phải nghiên cứu kỹ về các đặc điểm cơ bản của thị trường mà doanh nghiệp hướng tới,
từ đó các nhà quản trị của doanh nghiệp phân tích và đánh giá các nhân tố quan trọng
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
của thị trường mục tiêu để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù
hợp nhất nhằm đạt hiểu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các
doanh nghiệp cần xem xét các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội và kinh
tế của thị trường xuất khẩu nó tác động như thế nào đến hoạt động xuất khẩu của công
ty. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm thị trường xuất khẩu trước khi tham gia vào
thương mại quốc tế là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Đặc điểm thị trường xuất khẩu cũng có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn
thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu và đối tác xuất khẩu. Vì mỗi thị trường là có

những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, trình độ phát triển, thói quen người tiêu dùng,
… Nó cho phép doanh nghiệp đánh giá được quy mô và tiềm năng thị trường xuất
khẩu, đây cũng là tiền đề quan trọng để xác lập các chính sách phù hợp với từng thị
trường và môi trường của nó nhằm nhanh chóng xâm nhập và mở rộng thị trường xuất
khẩu của mình.
Hệ thống chính trị, cơ chế hoạch định chính sách thương mại và hệ thống luật
pháp là những đặc điểm mà các doanh nghiệp cần quan tâm và đánh giá một cách
chính xác để hiểu rõ về thị trường xuất khẩu doanh nghiệp hướng tới nhằm nâng cao
hiệu quả thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần nắm rõ hệ thống
hiến pháp và pháp luật của từng quốc gia, vì mỗi thị trường là có những hệ thống chính
trị, luật pháp riêng. Việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường xuất khẩu giúp cho các
doanh nghiệp hiểu biết về các chính sách thương mại, luật chống bán phá giá, chống
trợ giá, các hiệp định và theo dõi việc tuân thủ các hiệp định thương mại mà thị trường
đó tham gia.
Một số đặc điểm như quy mô kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, kinh tế
đối ngoại, lạm phát, những quy định nhập khẩu vào thị trường xuất khẩu và hệ thống
tiền tệ làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh quốc tế. Doanh nghiệp cần
nghiên cứu và phân tích các đặc điểm trên để đánh giá một số chỉ tiêu tác động đến
Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp như mức tiêu thụ sản phẩm, sức cạnh tranh, giá
cả, đặc điểm khách hàng, cơ cấu tiêu dùng, thu nhập, hành vi, phong cách sống… Cơ
sở vật chất và cơ sở hạ tầng cũng là một trong số các đặc điểm mà rất được các doanh
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
nghiệp quan tâm trước khi tham gia vào thị trường thế giới, vì nó ảnh hưởng đến chi
phí vận chuyển, phương thức vận chuyển và giá cả hàng hoá. Từ đó, doanh nghiệp đưa
ra các phương án kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty.
Đặc điểm thị trường xuất khẩu cho chúng ta biết được những nhân tố như công
nghệ khoa học, cơ cấu thị trường, tốc độ tăng trưởng, tình hình chính trị… và các biến
đổi của thị trường đó tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết các đặc điểm trên giúp doanh nghiệp có
thể hiểu biết hơn về thị trường mà mình định hướng xuất khẩu, từ đó lựa chọn mặt
hàng cũng như đối tác xuất khẩu sẽ chính xác hơn. Nhằm tạo điều kiện tối ưu hoá khi
doanh nghiệp tham vào thị trường thế giới và đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu
dùng tại thị trường đó.
Việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường xuất khẩu nhằm giúp cho các doanh
nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế thích ứng cao và linh hoạt, đồng thời chủ
động hơn trong quá trình xâm nhập cũng như mở rộng thị trường của mình. Ngoài ra
doanh nghiệp còn có thể tránh được những rủi ro mà không thể lường trước và làm
giảm những tổn thất gặp phải. Thông qua các đặc điểm của thị trường xuất khẩu doanh
nghiệp có thể đánh giá được tiềm năng kinh doanh tại thị trường đó, đồng thời giúp cho
các doanh nghiệp am hiểu hơn về thị trường và người tiêu dùng mà họ hường tới, mà
còn cập nhật một cách nhanh chóng các văn bản và các quy định của thị trường xuất
khâu. Từ đó, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh
nghiệp.
2.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu
Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đạt được kết quả cao là mục tiêu cao cả
của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là chỉ tiêu tương đối để so sánh kết
quả kinh doanh với các khoản chi phí bỏ ra. Để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp ta phải đánh giá một số chỉ tiêu sau và đây cũng là nội dung quan trọng trong
phần phân định nội dung nghiên cứu:
a) Sản lượng xuất khẩu
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Là mức sản lượng được sản xuất ra để xuất khẩu, mức sản lượng xuất khẩu này
phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực của doanh nghiệp.
b) Kim ngạch xuất khẩu
Là tổng số tiền thu được trong quá trình xuất khẩu trong một khoảng thời gian
nhất định, việc đánh giá đúng về sự biến đổi kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ tìm ra

được các giải pháp nhằm hạn chế những biến đổi tiêu cực xảy ra. Từ đó giúp doanh
nghiệp nâng cao hiệu quả xuất khẩu của mình.
c) Thị phần xuất khẩu
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được.
Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh
tranh trong ngành. Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị
trường.
d) Hình thức xuất khẩu
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán
và chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp đã lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau để đạt
được hiệu quả cao trong quá trình xuất khẩu.
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Chương 3 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG LINH KIỆN
XE TRƯỢT TUYẾT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP CHÍNH XÁC VIỆT NAM 1
3.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Công nghiệp
Chính xác Việt Nam 1
3.1.1 Giới thiệu tổng quát về Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (VPIC1) là doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo giấy phép đầu tư số 15/GP-VP của
UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 15 tháng 12 năm 2001.
Đại diện bởi: Ông Yu, Yin-Lai, người Đài Loan; Sinh ngày 25 tháng 6 năm
1932; Số hộ chiếu: 131136138, cấp ngày 16 tháng 1 năm 2001 tại Đài Loan; Chức vụ:
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT); Địa chỉ thường trú: No. 16-1, Sec.1.Hushan
Rd., Beitou District, Taipei City 112, Taiwan, R.O.C; Chỗ ở hiện nay: No. 16-1,
Sec.1.Hushan Rd., Beitou District, Taipei City 112, Taiwan, R.O.C.
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1.
Tên giao dịch bằng tiếng anh: VIET NAM PRECISION INDUSTRIAL NO.1

CO., LTD.
Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Khai Quang, Phường Khai Quang,
Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tên viết Tắt: VPIC 1.
Điện thoại: +84-211-3842-897 Fax: +84-211-3842-897
Website: www.vpic1.com.vn
Mail: & &
Số lượng nhân viên: 3600 Mã số thuế: 2500213190
Vốn điều lệ: 209.805.000.000 VNĐ (Hai trăm linh chin tỷ tám trăm linh năm
triệu đồng Việt Nam), tương đương: 12.000.000 USD (Mười hai triệu đô la Mỹ).
Tổng vốn đầu tư: 646.000.000.000 VNĐ (Sáu trăm bốn mươi sáu tỷ đồng Việt
Nam), tương đương 40.000.000 USD (Bốn mươi triệu đô la Mỹ).
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên.
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Diện tích đất sử dụng: 164.818 m2 (Trong đó 17.770 m2 là diện tích trồng cây
xanh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty quản lý).
Cơ cấu tổ chức của công ty VPIC 1 được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1
(Nguồn: Phòng nhân sự)
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty VPIC 1
- Sản xuất các sản phẩm phụ tùng (linh kiện) xe ô tô, xe gắn máy cho các hãng như:
Honda, Toyota, Yamaha, Ford, Piaggio, YMVN, EXV…
- Các loại xe hai bánh, xe lăn cho người tàn tật, và xe trượt tuyết.
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
- Vỏ máy các loại của máy vi tính, máy in, máy ổn áp.
- Thiết bị máy công nghiệp, máy nông nghiệp.

- Khuôn mẫu các loại.
- Các sản phẩm bằng kim loại như: Trang thiết bị cho bệnh viện (Bàn, ghế, giá đỡ,
giường bệnh nhân, bồn rửa tay, khay cơm…), trang thiết bị nhà bếp, trang thiết bị văn
phòng cao cấp (Bàn, ghế, tủ, kệ, giá đỡ, bình phong…).
- Các sản phẩm cơ khí bằng công nghệ đúc, sơn, mạ…
- Cho thuê văn phòng, nhà xưởng dư thừa.
- Gia công các sản phẩm kim loại như: Sơn, gia công bệ khuôn…
- Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Việt Nam 1(VPIC1) là đơn vị chuyên sản
xuất, kinh doanh linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy và thiết bị xe trượt tuyết, thiết bị y tế
cung cấp cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu, khách hàng nội địa chủ yếu của Công
ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 bao gồm các hãng sản xuất ô tô, xe máy
hàng đầu Thế Giới có nhà máy tại Việt Nam như: Yamaha, Honda, Piaggio, Toyota,
Ford. Bên cạnh đó Công ty còn xuất khẩu phụ tùng xe máy đặc chủng (xe trượt tuyệt)
sang Nhật Bản và thiết bị y tế như: Giường bệnh nhân…sang Canada, Pháp.
3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác
Việt Nam 1
3.2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty VPIC 1 giai đoạn 2010 – 2012
Thời gian qua, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Công ty
vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
mình. Năm 2010 đạt 73 triệu USD và tăng lên 114 triệu USD trong năm 2011, đóng
góp ngân sách Nhà nước của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 hơn 10 triệu USD trong đó
doanh thu nội địa chiếm 85%. Trong năm 2012 tổng doanh thu của Công ty đạt 125
triệu USD. Dự kiến trong năm 2013 tổng doanh thu của công ty sẽ tăng lên 138 triệu
USD. Trong những năm tới công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để gia tăng
doanh thu ngoại tệ từ thị trường nước ngoài và tận dụng tối đa sự chuyên môn hoá
trong sản xuất, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm những thị
trường mới và khách hàng tiềm năng, thông qua đó kích thích tăng trưởng giá trị xuất
khẩu và các mặt hàng xuất khẩu cũng như quy mô sản xuất đối với doanh nghiệp. Sau
đây là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2012:
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VPIC 1 giai đoạn 2010 -
2012
(Đơn vị tính: USD)
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng doanh thu 73.000.000 114.000.000 125.000.000
2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 33.722.359 49.804.410 43.582.923
3 Lợi nhuận 1.200.000 1.800.000 2.200.000
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty VPIC 1)
Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến
đổi như tổng doanh thu và lợi nhuận tăng còn kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
tăng giảm thất thường qua các năm. Cụ thể, thông qua bảng số liệu 3.1 và kết quả tính
toán dựa trên các số liệu trong bảng thì ta có những kết quả sau:
+ Doanh thu 2011 là 114.000.000 USD tăng 56,16% so với năm 2010 là
73.000.000 USD, và Kim ngạch XNK năm 2011 là 49.804.410 USD cũng tăng 47,69%
so với năm 2010 là 33.722.359 USD, đồng thời lợi nhuận năm 2011 là 1.800.000 USD
tăng 50% so với năm 2010 là 1.200.000 USD.
+ Doanh thu 2012 là 125.000.000 USD tăng 9,65% so với năm 2011 là
114.000.000 USD, và Kim ngạch XNK năm 2012 là 43.582.923 USD giảm 12,49% so
với năm 2011 là 49.804.410 USD, đồng thời lợi nhuận năm 2012 là 2.200.000 USD
tăng 22.22% so với năm 2011 là 1.800.000 USD.
 Từ kết quả trên cho chúng ta thấy cho dù nền kinh tế mấy năm qua rất ảm đạm
nhưng công ty vẫn vượt qua và đạt kết quả tốt. Tổng doanh thu tăng mạnh từ năm 2010
đến năm 2011 và tăng nhẹ từ năm 2011 đến năm 2012, đồng thời lợi nhuận cũng tăng
nhẹ qua các năm tăng 50% năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 tăng 22,22% so
với năm 2011. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được như trên thì tình hình xuất
nhập khẩu của công ty lại có xu hướng giảm, cụ thể năm 2012 giảm 12,49% so với
năm 2011. Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm là do thị trường tiêu dùng giảm và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng đến từ các

nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản…vẫn còn yếu kém. Đứng trước tình
hình đó, doanh nghiệp cần có những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
công ty đối với mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết sang thị trường Nhật Bản. Nhằm tăng
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này.
3.2.2 Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng linh kiện xe trượt tuyết của Công ty VPIC 1
3.2.2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Hiện nay các mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết xuất khẩu chủ yếu của Công ty
TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 là tay lái, khung tay vịn ghế, khung chắn
đèn trước, cần bơm, cụm càng trên, cụm càng dưới, tấm đỡ chính 1…Kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết xuất khẩu năm 2010-2012
(Đơn vị tính: USD; %)
Tên mặt hàng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Tấm đỡ chính 1 47.854 8,31 67.219 8,14 34.549 8,88
Tấm đỡ chính 2 47.854 8,31 67.219 8,14 34.549 8,88
Tấm đỡ chính 3 47.854 8,31 67.219 8,14 34.549 8,88
Cần bơm 32.120 5,58 39.579 4,79 10.914 2,80
Khung tay vịn ghế 69.305 12,03 109.275 13,23 45.976 11,81
Cụm càng trên 34.625 6,01 52.746 6,39 23.615 6,07
Cụm càng trên trái 34.625 6,01 52.746 6,39 23.615 6,07
Cụm càng trên phải 34.625 6,01 52.746 6,39 23.615 6,07
Cụm càng dưới 39.837 6,92 56.112 6,79 28.384 7,29
Cụm càng dưới trái 39.837 6,92 56.112 6,79 28.384 7,29
Cụm càng dưới phải 39.837 6,92 56.112 6,79 28.384 7,29
Khung chắn đèn trước 48.219 8,37 69.869 8,46 35.479 9,11

Tay lái 59.376 10,30 78.923 9,56 37.225 9,56
Tổng kim ngạch XK 575.968 100 825.877 100 389.238 100
(Nguồn: Phòng XNK )
Theo bảng số liệu 3.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt
tuyết trong 3 năm 2010, 2011, 2012 có sự biến động. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất
khẩu tăng 43,39 % so với năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tăng là do nền kinh tế thế
giới đã phục hồi, nhu cầu đối với hàng linh kiện xe trượt tuyết của người tiêu dùng
Nhật Bản tiếp tục tăng trở lại và do Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam
1 đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết với số lượng
lớn. Năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, giảm 47,97 % so với năm 2010
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc
Tế
và giảm 112,18 % so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh là do mẫu mã,
kiểu dáng sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và yếu tố công nghệ
hàm chứa trong sản phẩm chưa cao, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đáp ứng được
người tiêu dùng. Chính vì vậy, giá trị xuất khẩu cũng như tỉ trọng đối với các mặt hàng
của công ty giảm.
Trong các mặt hàng linh kiện xe trượt tuyết xuất khẩu tay lái, khung tay vịn ghế
luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là các linh kiện chủ lực
của công ty cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay doanh nghiệp không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể xuất khẩu hàng hoá sang những thị
trường khó tính, bên cạnh đó còn mở rộng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm những
khách hàng mới.
3.2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường XK chính của công ty bao gồm các thị trường sau: Canada, Pháp,
Nhật Bản, Ba Lan. Kim ngạch XK của từng thị trường được thể hiện qua bảng số liệu
sau:
Bảng 3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng linh kiện xe trượt tuyết năm 2010 –
2012

(Đơn vị tính: USD; %)
Thị trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng
Canada 946.255 44,55 2,297.926 46,95 4.925.688 59,88
Pháp 415.233 19,55 992.735 20,28 1.824.115 22,17
Nhật Bản 575.968 27,12 825.877 16,88 389.238 4,73
BaLan 186.597 8,78 777.380 15,89 1.087.655 13,22
Tổng kim ngạch XK 2.124.053 100 4.893.918 100 8.226.696 100
SVTH: Bùi Văn Tài Lớp: K45E2

×