Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển tại Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.62 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ
NEWWAY
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGS.TS An Thị Thanh Nhàn Vũ Thị Nga
Lớp: K45E5
MSV: 09D130353
HÀ NỘI – 2013
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Lời cảm ơn
Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói
đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách
rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, trong thời đại
khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, ngành vận tải đường biển Việt Nam thực sự
đã có những bước tiến rất đáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các
phương thức giao nhận vận tải khác. Hơn nữa, giá trị giao nhận qua các cảng hàng
biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt
Nam.
Trong thời gian 1 tháng thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần vận tải quốc
tế Newway thực sự đã mang lại cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế
về hoạt động giao nhận hàng hóa nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu qua đường
biển nói riêng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo: PGS.TS An Thị Thanh
Nhàn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới
hạn về thời gian, khóa luận tốt nghiệp của em vẫn còn tồn tại những thiếu sót cả về


nội dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của cô
giáo để giúp em trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Vũ Thị Nga
Vũ Thị Nga – K45E5
2
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Mục lục
Vũ Thị Nga – K45E5
3
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Danh mục bảng biểu
STT Tên bảng biểu Trang
1 Bảng 3.1: Doanh thu của công ty cổ phần vận tải quốc tế
Newway qua các năm 2010 – 2012 và dự tính 2013
2 Bảng 3.2. Tỷ trọng trong lợi nhuận và doanh thu của Newway
Corp 2012
3 Bảng 3.3: Sản lượng giao nhận của Newway Corp qua các năm
2010-2012
4 Bảng 3.4: Giá trị giao nhận của công ty Newway Corp qua các
năm 2010-2012
5 Bảng 3.5: Cơ cấu sản lượng giao nhận hàng hóa XNK đường
biển qua các năm 2010 – 2012 của Newway theo khu vực thị
trường
6 Bảng 3.6: Các chứng từ để làm thủ tục thông quan XK
7 Bảng 3.7: Số lượng hợp đồng giao nhận hàng XK chậm tiến độ
8 Bảng 3.8: Các chứng từ hàng NK do người nhận hàng cung cấp
9 Bảng 3.9: Số lượng hợp đồng có sai sót trong khâu chuẩn bị

chứng từ khai báo hải quan của công ty cổ phần vận tải quốc tế
Newway qua các năm 2010 – 2012
10 Bảng 4.1: Chỉ tiêu về doanh thu giao nhận của công ty cổ phần
vận tải quốc tế Newway tới năm 2015
Danh mục sơ đồ
STT Tên sơ đồ Trang
1 Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham
gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển
2 Sơ đồ 3.1: Quy trình giao nhận hàng XK qua đường biển tại
công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway
3 Sơ đồ 3.2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu qua đường
biển tại công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway
4 Sơ đồ 4.1: Công tác chuẩn bị CT trước và sau khi cơ cấu
Vũ Thị Nga – K45E5
4
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
STT
Từ viết
tắt tiếng
Anh
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
2 VIFFAS
Vietnam Freight -
Forwarders Association

Hiệp hội Giao nhận Kho
vận Việt Nam
3 WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
4 FTA Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
5 EU European Union Cộng đồng chung Châu Âu
6 OECD
Organization for
Economic Cooperation
and Development
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế
7 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á Thái Bình Dương
8 C/O Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
9 C/L Cargo List
danh mục hàng hóa xuất
khẩu
10 DDN Document Delivery Note Biên bản giao hàng
11 Seal Chì
12 S/O Shipping Order
13 S/N Shipping Note Chỉ dẫn xếp hàng

14 L/C Letter of Credit Thư thanh toán tín dụng
15 BOL Bill of Lading Vận đơn
16 B/N Booking Note Thông báo xếp hàng
17 B/L Booking List Bản kê chi tiết hàng hóa
18 COR Cargo Outurn Report Biên bản dỡ hàng
19 LOR Letter of Reservation Thư dự kháng
20 ROROC
Report on Receipt of
Cargo
Biên bản kết toán nhận
hàng với tàu
21 COSC
Certificate of Shortage
Cargo
Giấy chứng nhận hàng thừa
thiếu
22 CDN Cargo Delivery Note Biên bản giao hàng
23 NOR Note of Readiness Thông báo hàng đến
24 P/L Packing List Phiếu đóng gói hàng hóa
25 Invoice Hóa đơn
26 ETA Estimed Time Arival Ngày giờ dự kiến tàu đến
27 LCL Less Container Loaded Hàng lẻ container
Vũ Thị Nga – K45E5
5
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
28 FCL Full Container Loaded Hàng nguyên container
29 ICD Inland Container Depot Cảng thông quan nội địa
30 D/O Delivery Order Lệnh giao hàng
31 USD United States Dollars Đô la Mỹ
32 VND Viet Nam Dong Việt Nam đồng

Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
1 XNK Xuất nhập khẩu
2 XK Xuất khẩu
3 NK Nhập khẩu
4 VAT Thuế giá trị gia tăng
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 SLGN Sản lượng giao nhận
7 GTGN Giá trị giao nhận
8 CTCP VT Công ty cổ phần vận tải
9 CT Chứng từ
10 HĐ Hợp đồng
Vũ Thị Nga – K45E5
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐƯỜNG
BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ
NEWWAY”
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế lại diễn ra sôi
động và phát triển như hiện nay. Yêu cầu phát triển xuất nhập khẩu phục vụ phát
triển bền vững được đặt ra hết sức cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn 2011-2020. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh đất nước ta
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, đặc biệt hiện nay Việt
Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang
thực hiện các cam kết FTA ở mức độ rộng hơn và cao hơn.
Nhưng nhắc đến hoạt động XNK hàng hóa chúng ta không thể không nói đến
hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không thể tách

rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Quy mô của hoạt động
XNK tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến
cho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận đường biển nói riêng phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Do đó, việc nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa
XNK qua đường biển trở nên rất quan trọng vì nó là tiền đề cho các công ty căn cứ
vào đề quản lý tốt nhất từng bước thực hiện quy trình XNK hàng hóa qua đường
biển sao cho tối ưu, khoa học và đem đến hiệu quả cao nhất.
Do đó, thông qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần vận tải
quốc tế Newway, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu qua đường biển tại Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài bởi
việc đi sâu nghiên cứu sẽ giúp cho bộ phận quản trị quy trình XNK thấy được những
thiếu sót, từ đó hoàn thiện tốt quy trình đồng thời cũng đưa ra những đề xuất nhằm
hoàn thiện quy trình giao hàng xuất nhập khẩu qua đường biển tại công ty.
Vũ Thị Nga – K45E5
7
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
1.2 Tổng quan khách thể nghiên cứu.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài cùng với thực trạng quy trình giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway
cho thấy rằng không một quy trình kinh doanh nào dù phức tạp hay đơn giản; hiện
đại hay cơ bản có thể hoạt động hiệu quả trong mọi điều kiện, mà nó cần phải được
hoàn thiện dần theo thời gian, cho phù hợp tối ưu với nhu cầu hiện tại.
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này, em đã tìm hiểu nhiều luận văn tốt nghiệp
của các sinh viên khóa trước và nhận thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề
nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
như:
“Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại công ty TNHH giao nhận Empire” của sinh viên Nguyễn Minh Hương,
K38E2, năm 2006, đại học Thương Mại.

“Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương Vietrans” của sinh viên
Trương Thị Hương Giang, K39E5, năm 2007, đại học Thương Mại.
“Quản trị quy trình giao hàng xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ
phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang” của sinh viên Nguyễn Thị Hoài
Thanh, K41E1, năm 2009, trường đại học Thương Mại.
“Hoàn thiện quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty cổ phần vận tải Xuyên đại dương OVC” của sinh viên Ngô Thị Thúy
Duyên, K4HMQ1, năm 2010, đại học Thương Mại.
“Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty
Haba – Sped Logistics Việt Nam” của sinh viên Đoàn Phương Thúy, K44E5, năm
2012, đại học Thương Mại.
Sau khi tìm hiểu tại công ty, em thấy 3 năm gần đây (2010 – 2012) tại công
ty cũng có những công trình nghiên cứu xung quanh các hoạt động kinh doanh của
công ty như: nghiên cứu về hoạt động marketing, phát triển nguồn nhân lực, hoàn
thiện quy trình khai báo thủ tục hải quan. Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về
quy trình giao nhận hàng hóa XNK qua đường biển.
Vũ Thị Nga – K45E5
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
1.3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường
hàng biển.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
đường biển của Công ty Cổ phần vận tải quốc tế Newway giai đoạn 2009 – 2012
(một số trong giai đoạn 2010-2012).
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway.
1.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài khóa luận tập trung nghiên cứu quy trình giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần quốc tế
Newway.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển tại Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway từ các thị trường
giao nhận xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty (khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á,
EU, Hoa Kỳ…).
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp dựa trên các
cơ sở dữ liệu được thu thập từ:
- Nguồn dữ liệu nội bộ: Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway: báo cáo tài
chính, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo của phòng phát triển kinh doanh,
phòng nhân sự - hành chính, phòng quản lý khách hàng của Công ty trong giai đoạn
từ 2009 – 2012 (một số báo cáo từ giai đoạn 2010 - 2012).
- Nguồn dữ liệu bên ngoài:
Các luận văn tốt nghiệp về đề tài liên quan của sinh viên trường Đại học
Thương mại từ khóa 44 trở về trước.
Thông tin, tài liệu, sách báo về giao nhận xuất nhập khẩu. Website của các
Bộ, Ngành : Tài chính, Công thương,Viện kinh tế, Viện khoa học xã hội, Hải
quan…
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Vũ Thị Nga – K45E5
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua
quá trình tiếp xúc trực tiếp với quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
phòng phát triển kinh doanh và phòng quản lý khách hàng.
1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.

Phương pháp thống kê
Trong phạm vi khóa luận, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về
thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty
cổ phần vận tải quốc tế Newway thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội
bộ của công ty giai đoạn 2009 – 2012 (một số dữ liệu trong giai đoạn 2010 – 2012).
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy lôgíc để nghiên
cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài
liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong kỳ phân tích nhằm đánh giá tính
hợp lý hoặc không hợp lý của các dữ liệu này.
Phương pháp so sánh
Tiêu chuẩn so sánh trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp là các chỉ tiêu về hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả quản lý chi phí;
chỉ tiêu kế hoạch của từng kỳ kinh doanh và kết quả đạt được của mỗi kỳ kinh doanh
đã qua trong giai đoạn 2009 – 2012 (một số trong giai đoạn 2010 – 2012) của công
ty cổ phần vận tải quốc tế Newway.
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh
giá về thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại
công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty.
1.5 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu
tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu qua đường biển tại công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway”.
Vũ Thị Nga – K45E5
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Chương 2: Cơ sở lý luận của quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu nhập

khẩu qua đường biển tại các công ty logistics.
Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
qua đường biển của công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway.
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển của công ty cổ phần vận tải quốc tế
Newway.
Vũ Thị Nga – K45E5
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÁC CÔNG
TY LOGISTICS QUỐC TẾ
2.1Một số khái niệm cơ bản về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường
biển tại các công ty logistics quốc tế.
2.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua
đường biển.
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) thông qua hình thức
xuất khẩu – nhập khẩu.
Trên thị trường quốc tế, tồn tại nhiều phương thức giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu với nhiều tên gọi khác nhau. Có thể phân loại giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu theo một số căn cứ dưới đây:
- Căn cứ vào phương thức vận tải, bao gồm:
Giao nhận bằng đường biển: Sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, là
phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay trong thương mại quốc tế.
Giao nhận bằng đường hàng không: Là phương thức giao hàng xuất khẩu sử
dụng phương tiện vận tải là máy bay. Thường được sử dụng cho hàng hóa có giá trị

lớn, khối lượng nhỏ, thời gian sử dụng ngắn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt.
Giao nhận bằng đường bộ - đường sắt: Là hình thức sử dụng các phương tiện
vận tải trên mặt đất vận chuyển hàng hóa sang biên giới trên đất liền của 2 nước.
Giao nhận vận tải liên hợp (vận tải đa phương thức): Là phương thức vận tải
kết hợp nhiều phương tiện vận tải khác nhau, mục đích là tối ưu hóa chi phí và thời
gian vận chuyển.
Giao nhận đường ống: Là phương thức sử dụng phương tiện vận tải là đường
ống. Thường được dùng để vận chuyển các hàng hóa là chất lỏng như khí gas, dầu
khí…
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm:
Giao nhận thuần túy: Là việc giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng
đi hoặc nhận hàng đến.
Vũ Thị Nga – K45E5
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm cả các hoạt
động như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển…
Từ tiêu thức phân loại giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở trên có thể rút ra
khái niệm về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển: là hoạt động giao
nhận trong đó hàng hóa từ một hay nhiều quốc gia này sẽ được vận chuyển thông
qua phương thức vận tải là đường biển đến một hay nhiều quốc gia khác dưới hình
thức xuất khẩu – nhập khẩu.
2.1.1.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển
Là loại hình giao nhận được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển có rất nhiều các đặc điểm. Tuy nhiên, có
thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản nhất sau:
- Có thể phục vụ giao nhận tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Khối
lượng hàng hóa giao nhận đường biển rất lớn. Tuy nhiên, giao nhận đường biển
không thích hợp với chuyên chở hàng hoá đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.
- Giao nhận đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.

- Thường sử dụng các thiết bị đặc trưng: container, sơ mi rơ, moóc, xe đầu kéo để
đóng gói, vận chuyển hàng hóa. Nơi diễn ra hoạt động giao nhận thường là các cảng
biển.
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển đòi hỏi rất nhiều loại chứng từ
khác nhau.
- Giá thành giao nhận qua đường biển thấp hơn so với các phương tiện vận tải khác.
2.1.2 Người giao nhận và vị trí của người giao nhận trong quy trình kinh doanh xuất
nhập khẩu
2.1.2.1 Khái niệm và vị trí của người giao nhận trong công ty logistic quốc tế.
Người kinh doanh hoạt động giao nhận được gọi là người giao nhận. Trừ khi
bản thân người gửi hàng/người chủ hàng muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục
và chứng từ nào đó, còn thông thường, người giao nhận thay mặt người gửi
hàng/người chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn.
Người giao nhận có thể làm trực tiếp hay thông qua người đại lý để ký kết hợp đồng
phụ hay những đại lý mà họ thuê.
Người giao nhận chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu, kết nối người mua (người nhận hàng) và người bán (người
gửi hàng) với nhau để quan hệ mua – bán có thể diễn ra một cách trơn tru, liên tục.
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy
trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển
Vũ Thị Nga – K45E5
13
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế


Quan hệ vận chuyển hàng hóa
Quan hệ nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
Quan hệ mua – bán hàng hóa
Trong xu thế phát triển ngày càng nhanh của vận tải nói chung và vận tải
đường biển nói riêng, người giao nhận đường biển – không chỉ làm đại lý, người

nhận ủy thác mà còn cung cấp các dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một người
chuyên chở, người gom hàng, người kinh doanh vận tải đường biển, hoạt động tổng
hợp mọi khâu trong logistics.
2.1.2.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển
Hoạt động giao nhận hàng hóa qua đường biển không chỉ ảnh hưởng tới các
quốc gia trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu mà còn ảnh hưởng tới các quốc gia khác.
Do vậy mà trong quá trình giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ… hàng hóa, các bên tham
gia phải có nghĩa vụ tuân theo luật pháp, quy định mà quốc gia và quốc tế đã đưa ra
để đảm bảo cho quy trình giao nhận nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động logistics
nói chung được diễn ra suôn sẻ; công bằng quyền lợi, nghĩa vụ cho các bên.
- Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp
luật quốc tế; các Công ước về vận đơn vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua
bán hàng hóa… (Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế).
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; các
loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK.
2.1.2.3 Trách nhiệm của các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu qua đường biển
Trách nhiệm của người giao nhận
Khi người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở
Vũ Thị Nga – K45E5
Tổ chức giám định
hàng hóa
Hải quan cảng
biển
Cảng biển (nơi diễn ra
hoạt động giao – nhận
hàng hóa)
Người
bán -
Người

gửi
hàng/chủ
hàng
Người giao nhận Người
mua -
Người
nhận
hàng
Chuyên
chở hàng
hóa
Tổng hợp
(logistics)
Đại lý của
chủ hàng
Các cơ quan, tổ chức khác
14
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của
người chuyên chở, của người giao nhận khác được thuê để thực hiện hợp đồng vận
tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi
của mình.
Khi người giao nhận đóng vai trò là đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn, chở hàng đến nơi sai quy định. Giao hàng cho người
không phải người nhận, giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn, thiếu sót

trong khi làm thủ tục hải quan.
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà người giao nhận gây nên.
Trách nhiệm của người bán/người chủ hàng/người gửi hàng
- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá. Hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng. Thông tin đầy đủ, chi tiết và chính xác
về hàng hoá cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá.
- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng
hoá nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách
hàng gây ra. Trả cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá mọi khoản tiền đã đến
hạn thanh toán.
Trách nhiệm của người mua/người nhận hàng
- Phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và có chứng từ
thanh toán các loại cước phí trong hợp đồng và cước phí trả cho cảng đến.
- Trước khi ký nhận hàng với cảng đến, người nhận hàng phải kiểm tra hàng hoá hoặc
tình trạng kỹ thuật và niêm chì của container ngay tại kho bãi của cảng. Nếu hàng
hoá do cảng chuyển đến kho bãi của người nhận hàng theo hợp đồng ủy thác thì phải
kiểm tra hàng hoá trước khi ký nhận tại kho của chủ hàng.
Vũ Thị Nga – K45E5
15
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Trách nhiệm của cảng biển, nơi diễn ra hoạt động giao nhận hàng hóa
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng; giao
hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác.
- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để
bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng; giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong
nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu.
- Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng; chịu
trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây ra trong quá trình giao
nhận vận chuyển xếp dỡ.
Trách nhiệm của hải quan

- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối
với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu; đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà
nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu,
gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam
qua cảng biển.
Trách nhiệm của tổ chức giám định hàng hóa
- Giám định độc lập, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Cấp chứng thư giám định.
- Nhận phí giám định theo thoả thuận.
- Trả tiền phạt trong trường hợp giám định sai theo thoả thuận giữa hai bên.
Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển của
các công ty logistics còn nhiều cơ quan tham gia như: người bảo hiểm hàng hóa,
người bảo hiểm trách nhiệm; chủ tàu; người kinh doanh vận tải đường bộ, đường
sắt, đường không; người kinh doanh vận tải nội thủy; ngân hàng có những trách
nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.
2.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường
biển tại các công ty logistics
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển ngày càng
tăng do xu hướng toàn cầu hóa và có các ưu điểm nổi bật. Kéo theo đó là sự tăng lên
Vũ Thị Nga – K45E5
16
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
một cách nhanh chóng số lượng các công ty tham gia vào lĩnh vực vận chuyển, giao
nhận. Phần lớn các công ty vừa và nhỏ chỉ hoạt động một số khâu trong toàn bộ chu
trình, còn đa số các công ty lớn sẽ tham gia vào toàn bộ quá trình cung ứng, vận
chuyển, giao nhận… Ngày càng có nhiều các doanh nghiệp XNK thuê ngoài các
công ty logistics để tăng tính chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc.
Do vậy mà, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các công ty logistics
ngày càng có tầm quan trọng hơn. Cụ thể như:

- Đảm bảo giao nhận khối lượng lớn hàng hóa ngày một tăng trong buôn bán quốc tế,
đặc biệt là hàng rời có khối lượng lớn như than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ…
- Tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu buôn bán giữa các nước và đa dạng hóa
mặt hàng cũng như thay đổi cơ cấu từng nhóm hàng; tạo điều kiện cho các quốc gia
mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ.
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển chiếm tới 80% khối lượng giao
dịch, do đó có thể bảo vệ hoặc ảnh hưởng xấu tới cán cân mậu dịch và cán cân thanh
toán của quốc gia và quốc tế.
2.2Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển
2.2.1 Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu tại công ty logistics
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu qua đường biển bao gồm hai bước
lớn cơ bản. Thứ nhất: người giao nhận, đại lý của chủ hàng (sau đây gọi chung là
công ty logistics) nhận hàng từ chủ hàng (công ty xuất khẩu – người bán hàng). Thứ
hai: công ty logistics giao hàng cho chủ tàu.
2.2.1.1 Công ty logistics nhận hàng từ chủ hàng
- Nhận thông tin khách hàng từ bộ phận kinh doanh hoặc từ bộ phận chứng từ chuyển
qua
Bộ phận kinh doanh sau khi ký hợp đồng với chủ hàng sẽ chuyển thông tin
chủ hàng cho bộ phận chứng từ để tiến hành giao dịch thực hiện công việc.
Sau đó, người phụ trách chứng từ sẽ chuyển hồ sơ và thông tin chủ hàng cho
giám sát bộ phận giao nhận để phân công thực hiện lô hàng.
- Tiến hành nhận hàng hóa từ chủ hàng:
Ngay lập tức khi nhận được chứng từ hàng xuất, nhân viên giao nhận phải
đến gặp chủ hàng để lấy chữ ký của người có thẩm quyền phía chủ hàng để hoàn tất
hồ sơ khai báo hải quan. Khi giao nhận chứng từ gốc với chủ hàng phải có biên bản
giao hàng (DDN – Document Delivery Note), hai bên ký nhận và mỗi bên giữ một
bản.
Vũ Thị Nga – K45E5
17
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế

Chủ hàng tiến hành giao hàng cho công ty logistics tại địa điểm đã thoả
thuận, thường là tại kho của chủ hàng. Trong khâu này công ty cần kiểm tra các đặc
điểm liên quan đến hàng hoá như: số lượng, chất lượng, quy cách, trọng lượng, Và
công ty cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá cho
khách hàng.
2.2.1.2 Công ty logistics giao hàng cho tàu
Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng
Đây là hàng hóa xuất khẩu do công ty logistics vận chuyển từ các nơi trong
nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của công ty chứ không qua các kho
của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao
trực tiếp cho tầu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng do các
công ty logistics tiến hành.
Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng
Đối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: công ty logistics
giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó tiến hành giao hàng cho tầu.
Giao hàng xuất khẩu: bao gồm các công việc
- Công ty logistics ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng.
- Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ: danh mục hàng hóa
xuất khẩu (cargo list); thông báo xếp hàng của hãng tầu cấp (shipping order) nếu
cần; chỉ dẫn xếp hàng (shipping note).
- Giao hàng vào kho bãi, cảng.
Giao hàng cho tầu:
- Trước khi giao hàng cho tầu, công ty logistics phải: làm các thủ tục liên quan đến
xuất khẩu (hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm); báo cho cảng ngày giờ dự kiến tầu
đến (Estimed Time Arival); giao cho cảng sơ đồ xếp hàng.
- Tổ chức xếp và giao hàng: tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp
hàng; tiến hàng bốc và giao hàng cho tầu dưới sự giám sát của đại diện hải quan; khi
giao nhận xong phải lấy biên lai thuyền phó (Masters Receipt) để trên cơ sở đó lập
vận đơn (Bill of Lading).
- Lập bộ chứng từ thanh toán. Thông báo cho người mua (người nhận hàng) về việc

giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu cần). Thanh toán chi phí cần thiết cho
cảng: chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản. lưu kho…
Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container:
Nếu gửi hàng nguyên (FCL):
- Công ty logistics điền vào thông báo xếp hàng (booking note) và đưa cho đại diện
hãng tàu để xin ký cùng với bản danh mục xuất khẩu (cargo list). Sau khi đăng ký
Vũ Thị Nga – K45E5
18
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
bản kê chi tiết hàng hóa (booking list), hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để
công ty logistics mượn.
- Công ty logistics vận chuyển và giao container cho tầu tại nơi quy định và lấy biên
lai nhận container để chở biên lai thuyền phó (Maters Receipt). Sau khi container đã
xếp lên tầu thì mang biên lai thuyền phó (Maters Receipt) để đổi lấy vận đơn.
Nếu gửi hàng lẻ (LCL):
- Công ty logistics gửi bản thông báo xếp hàng (booking note) cho hãng tàu hoặc đại
lý hãng tàu và thỏa thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng.
- Công ty logistics mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việc đóng hàng
vào container. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì, công ty logistics hoàn thành
nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn.
2.2.2 Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty logistics
Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu qua đường biển bao gồm hai bước lớn
cơ bản: công ty logistics nhận hàng từ chủ tàu; sau đó giao hàng cho người nhận
hàng (công ty nhập khẩu – người mua hàng)
2.2.2.1 Công ty logistics nhận hàng từ chủ tàu
Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng nhận hàng
Trong trường hợp này, công ty logistics đứng ra giao nhận trực tiếp với tầu.
Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, công ty
logistics phải trao cho cảng một số chứng từ: Bản lược khai hàng hoá (2 bản). Sơ đồ
xếp hàng (2 bản). Chi tiết hầm hàng (2 bản). Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có).

- Công ty logistics xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu.
- Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng
như: Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho
tầu về những tổn thất xảy sau này; biên bản dỡ hàng (Cargo Outurn Report) đối với
tổn thất rõ rệt; thư dự kháng (Letter Of Reservation) đối với tổn thất không rõ rệt;
bản kết toán nhận hàng với tầu (Report On Receip Of Cargo), biên bản giám định;
giấy chứng nhận hàng thừa thiếu (Certificate of Shortage Cargo) do đại lý hàng hải
lập.
Vũ Thị Nga – K45E5
19
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, công ty logistics có thể đưa về kho riêng để mời hải quan
kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục hải quan. Chuyên chở vể kho hoặc phân phối hàng hóa.
Đối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng nhận hàng
Công ty logistics nhận hàng từ cảng.
- Khi nhận được thông báo hàng đến, công ty logistics phải mang vận đơn gốc, giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order).
Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.
Công ty logistics đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.
- Công ty logistics mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói
đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây
lưu 1 bản. Công ty logistics mang 2 bản lệnh giao hàng còn lại đến bộ phận kho vận
để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 lệnh giao hàng và làm 2 phiếu xuất kho
cho công ty logistics.
Hàng nhập bằng container:
Nếu là hàng nguyên (FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice Of Readiness) thì công ty logistics mang
vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy lệnh giao hàng
(D/O). Công ty logistics mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá

(công ty logistics có thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra
hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, công ty logistics phải mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O. Lấy phiếu xuất
kho và nhận hàng.
Nếu là hàng lẻ (LCL):
Vũ Thị Nga – K45E5
20
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
Công ty logistics mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu
hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại cảng đến chỉ định
và làm các thủ tục như trên.
2.2.2.2 Công ty logistics giao hàng cho người nhận hàng
Sau khi nhận hàng từ chủ tàu, nhân viên giao nhận tiến hành chuyên chở
hàng hóa vể kho hoặc phân phối hàng hóa tới ngay cho bên nhận hàng.
Nhân viên giao nhận phối hợp với bộ phận cung cấp vận tải yêu cầu xe, theo
dõi giờ đến, số xe để ghi trong biên bản giao hàng (Cargo Delivery Note) khi đến
giao hàng cho người nhận hàng. Trên biên bản cũng phải thể hiện giờ đến lấy hàng
hoặc giao hàng có ký nhận giữa nhân viên giao nhận và người thừa hành của bên
nhận hàng.
Khi chuyên chở hàng hoá đến nơi qui định công ty thực hiện việc giao hàng
cho người nhận hàng. Đến thời điểm này thì công ty hết trách nhiệm với hàng hoá
và công ty nhận phí vận chuyển theo hợp đồng.
2.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
hàng hóa qua đường biển
2.3.1 Các nhân tố vĩ mô
2.3.1.1 Biến động thời tiết
Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ
liên quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi tới người nhận nên nó chịu ảnh hưởng
rất rõ rệt của các biến động từ thời tiết. Trong quá trình hàng hóa di chuyển trên

biển, nếu sóng yên bể lặng tức là thời tiết tốt đẹp thì hàng sẽ an toàn hơn nhiều.
Ngược lại, nếu gặp bão biển, sóng thần, đôi khi chỉ là mưa to gió lớn thôi thì nguy
cơ hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất đã là rất lớn.
2.3.1.2 Bối cảnh quốc tế
Trong hoạt động giao nhận vận tải biển, quan trọng nhất phải kể đến là tình
hình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong
hợp tác đa phương, dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm
và được các quốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại
Vũ Thị Nga – K45E5
21
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
gặp nhiều khó khăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng
luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước.
Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành này vẫn tiếp tục được cải
thiện và tự do hóa đáng kể. Lý do chính là những ủng hộ tự do hóa vẫn tiếp tục kiên
trì tiến hành tự do hóa đơn phương hoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các
diễn đàn hợp tác kinh tế khác như Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD),
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN). Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện
tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới.
2.3.1.3 Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước
Cơ chế ở đây bao gồm tất cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu nói chung, tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho hoạt động xuất nhập
khẩu: áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi mới luật Hải quan, luật Thuế
xuất nhập khẩu, luật thuế VAT, đánh thuế hàng nhập khẩu cao…từ đó ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua biển.
Đối với chính sách về hải quan, nếu như trước đây, bên hải quan sẽ giúp chủ
hàng khai hải quan, thì bây giờ trách nhiệm khai hải quan thuộc về chủ hàng. Điều
này sẽ khiến dịch vụ khai thuế hải quan rất phát triển, mà người thành thạo trong
lĩnh vực này không ai khác là người giao nhận. Từ đó, vị trí của người giao nhận

càng được nâng cao.
2.3.1.4 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạt động giao
nhận hàng hóa. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dồi dào, người giao nhận mới có
hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lại hoạt động giao
nhận không thể phát triển.
Ở đây, giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được
từ hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưởng của
giá trị xuất nhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ sản lượng xuất nhập
khẩu.
2.3.2 Các nhân tố vi mô
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh
Giao nhận vận tải hàng hóa XNK đường biển là một trong những lĩnh vực đòi
hỏi có nguồn vốn rất lớn để có thể trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt nhất
cho quy trình giao nhận. Nếu đối thủ cạnh tranh có thể đảm bảo được nguồn lực tài
chính, lại có thể đưa ra mức giá thích hợp với khách hàng hơn thì điều đó sẽ tạo nên
Vũ Thị Nga – K45E5
22
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
một thách thức vô cùng lớn tới công ty. Mặt khác, với tốc độ tăng trưởng 20 – 25%
mỗi năm, hoạt động logistics đã tạo ra một áp lực cạnh tranh có thể nói là rất khắc
nghiệt tới các công ty. Điều đó trực tiếp ảnh hưởng tới quy trình giao nhận hàng hóa
XNK của công ty, đòi hỏi càng ngày phải càng hoàn thiện quy trình hơn.
2.3.2.2 Khách hàng
Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào, khối lượng bao nhiêu, địa điểm ở
đâu, thời hạn giao nhận hàng trong hợp đồng…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp tới quy
trình giao nhận của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức độ hợp tác trong quá khứ cũng có
tác động tới quy trình hiện tại. Nếu doanh nghiệp thường xuyên hợp tác tốt với
khách hàng, thì trong những trường hợp nhất định, có thể bỏ qua một số khâu trong
quy trình giao nhận, dẫn tới sự đơn giản mà vẫn hiệu quả.

2.3.2.3 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp
Hoạt động giao nhận vận tải biển còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như:
nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của bản thân công ty, cơ chế quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Đây được coi là các
nhân tố nội tại của một doanh nghiệp. Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa
quyết định tới kêt quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận
tải biển nói riêng.
2.3.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
Các tuyến đường biển, cảng biển, phương tiện vận chuyển…có ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu cơ sở vật chất đảm
bảo đúng yêu cầu: tuyến đường biển hợp lý, an toàn; cảng biển đủ độ sâu để tàu
trọng tải lớn có thể cập bến; phương tiện vận tải hiện đại, phù hợp với mỗi loại hàng
hóa…thì hoạt động giao nhận sẽ diễn ra trơn tru, đúng thời gian, đúng địa điểm, an
toàn cho hàng hóa.
Vũ Thị Nga – K45E5
23
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU QUA ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI QUỐC TẾ NEWWAY
3.1 Giới thiệu chung và khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ
phần vận tải quốc tế Newway
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway có trụ sở tại Hà Nội, thành lập tại
Việt Nam từ năm 2008, dưới tên giao dịch quốc tế : Newway International Transpot
Joint Stock Company. Giấy phép kinh doanh số 0103022992 được cấp ngày
19/3/2008 của UBND Thành phố Hà Nội.

Dù mới chỉ làm việc với các công ty nội địa và đa quốc gia trong vòng hơn 5
năm nhưng công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway đã có bề dày kiến thức và kinh
nghiệm sâu rộng về ngành logistics nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng.
Ngoài trụ sở chính tại Đống Đa – Hà Nội, công ty còn có trụ sở khu vực tại Seoul –
Hàn Quốc và Nagoya – Nhật Bản giúp công ty tiếp cận khách hàng, mở rộng thị
trường cũng như tăng cường mối liên kết với các công ty vận chuyển, giao nhận
khác trên thế giới.
Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép kinh doanh của công ty:
- Vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường không, đường bộ, container, giao nhận đa
phương thức.
- Thuê tàu, cho thuê tàu, môi giới và các dịch vụ khác. Kinh doanh kho, bãi container
và thu gom hàng hóa.
- Dịch vụ kiểm tra, cân hàng và mua bảo hiểm hàng hóa. Dịch vụ đại lý kho vận , dịch
vụ kho ngoại quan.
- Dịch vụ thương mại, kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ (không bao
gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường). Kinh doanh cho thuê văn
phòng và nhà ở.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh: hàng nông sản, lâm sản, thủ công
mỹ nghệ.
Vũ Thị Nga – K45E5
24
Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển (đóng gói bao bì, giao nhận tại nhà, dịch vụ vận chuyển
mặt đất). Bốc xếp hàng hóa.
- Tổ chức hội chợ, triển lãm vận tải quốc tế.
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Newway là công ty làm chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển, giao nhận,
xuất nhập khẩu hàng hóa, tư vấn, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Theo điều lệ, công ty có những chức năng sau:

- Nhận ủy thác dịch vụ về kho vận, giao nhận bằng các hợp đồng từ cửa tới cửa (door
to door) và thực hiện những dịch vụ khai thác liên quan đến hàng hóa nói trên như
việc gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm thủ tục hải quan, mua
bảo hiểm hàng hóa và giao nhận hàng hóa cho người chuyên chở đến nơi quy định.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn về giao nhận, vận tải, kho hàng và các vấn đề liên
quan theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nhận ủy thác XNK
hoặc kinh doanh XNK trực tiếp hàng hóa trên cơ sở giấy phép XNK của bộ Công
thương cấp cho công ty.
- Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa XNK, hàng hóa quá cảnh
qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại thông qua các phương tiện chuyên chở của
người khác hoặc của công ty. Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công
tác phục vụ cho tàu biển nước ngoài vào Việt Nam.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước trong các
lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, thuê tàu…
- Dịch vụ thương mại, kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ (không bao
gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường). Kinh doanh cho thuê văn
phòng và nhà ở. Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh: hàng nông sản,
lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
Với các chức năng như trên, công ty cổ phần vận tải quốc tế Newway phải
thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty theo
quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích chức năng của công ty.
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,
chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn , cải tiến việc
chuyên chở…đảm bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty.
Vũ Thị Nga – K45E5
25

×