Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.53 KB, 36 trang )

Trường Đại học Thương mại
“Quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông
sản xuất khẩu sang thị trường EU của
Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam”
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
1
Trường Đại học Thương mại
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:
Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu
của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát
triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Đặc biệt là hoạt
động xuất khẩu, nó tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, tác
động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,
làm cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân
bằng cán cân thanh toán ngoại thương Nhận định được tầm quan trọng của
hoạt động này, Đảng và Nhà nước ta khẳng định “Xuất khẩu là động lực cho
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”, luôn coi trọng, thúc đẩy các ngành
kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng
sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu được diễn ra qua rất nhiều bước nghiệp vụ, để thúc đẩy
xuất khẩu thì cần phải cải tiến, nâng cao, hoàn thiện các bước nghiệp vụ này. Với
vai trò là nghiệp vụ đầu tiên và là quan trọng nhất trong quy trình xuất khẩu,
công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu luôn được các doanh nghiệp coi trọng.
Trước đây, đối tác xuất khẩu chính của nước ta là các quốc gia Châu Á. Tuy
nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của ta sang các nước đó cũng đã
thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ. EU là
một liên minh có nền kinh tế phát triển, có vị thế quan trọng trong thương mại
quốc tế, và là nơi sản xuất công nghệ nguồn. Việc lập quan hệ và mở rộng quan
hệ thương mại với EU là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù


hợp với định hướng phát triển của nước ta.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
2
Trường Đại học Thương mại
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên sinh
thái của nhiều vùng rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất một số sản phẩm
nông sản. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận, mặc dù có rất nhiều thuận
lợi như vậy nhưng nước ta lại chưa phát huy được hết thế mạnh trong xuất khẩu
mặt hàng này. Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam gặp
phải một số khó khăn khi chưa khai thác hết tiềm năng của mặt hàng này, các
sản phẩm vẫn còn đơn diệu về mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm chưa
cao, thiếu tính đồng đều. Điều này không những khiến cho doanh nghiệp thiệt
hại về của cải vật chất mà con thiệt hại về cả uy tín trên thị trường trong và ngoài
nước, mất đi sức cạnh tranh với các thị trường khác. Để có thể nâng cao sức cạnh
tranh, giữ vững uy tín và mở rộng thị trường, nâng cao và đảm bảo chất lượng
sản phẩm thì trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu, cần không ngừng
nghiên cứu và hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bởi đây là một khâu
quan trọng của quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, có vai trò và ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam là một trong những công ty lớn trong
lĩnh vực xuất khẩu nên hoạt động chuẩn bị hàng xuất khẩu luôn được đặc biệt
quan tâm. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị quy trình chuẩn bị hàng
xuất khẩu là mối ưu tiên hàng đầu của công ty nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp
đồng xuất khẩu, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế.
Dựa trên yêu cầu thực tế và quá trình thực tập tại Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam, em đã ý thức được tầm quan trọng của công tác quản trị
quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang các thị trường bên ngoài nói
chung và đặc biệt là thị trường EU nói riêng. Vì vậy, em đã quyết định lựa chọn
đề tài : “Quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường
EU của Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề tốt

nghiệp của mình.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
3
Trường Đại học Thương mại
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài:
Đề tài nghiên cứu các cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động quản trị quy trình
chuẩn bị hàng xuất khẩu nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại mà các đề tài
trước chưa giải quyết được.
Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra trắc nghiệm, phỏng vấn chuyên gia
cùng thu thập những số liệu từ các nguồn có sẵn bên trong và bên ngoài công ty
để đánh giá chính xác thực trạng quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất
khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam trong những
năm qua.
Bên cạnh việc đánh giá các thành công và những tồn tại , đề tài cũng đề
xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hoạt động quản trị quy trình chuẩn bị
hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU phù hợp với bối cảnh hiện tại và
tương lai trong một vài năm tới.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang
thị trường EU tại Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam nhằm đánh giá thực
trạng tổ chức, thực hiện quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu của
công ty, tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những vấn đề này và
đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục giúp công ty hoàn thiện và nâng cao
được hiệu quả cao nhất trong công tác chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị
trường EU.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị
trường EU tại Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
4

Trường Đại học Thương mại
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất
khẩu của Công ty trong vòng 3 năm trở lại đây, từ 2007 – 2009.
Không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam, tại số 96
Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
1.5 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hàng xuất khẩu:
1.5.1 Một số khái niệm:
Hợp đồng xuất nhập khẩu:
Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp
đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có
nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên
mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
trả tiền hàng.
Nội dung chủ yếu của một hợp đồng xuất nhập khẩu:
Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm 2 phần: Những điều trình bày;
và các điều khoản, điều kiện.
Trong phần những điều trình bày, người ta ghi rõ:
• Số hợp đồng
• Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
• Tên và địa chỉ của các đương sự
• Những định nghĩa dùng trong hợp đồng
• Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng.
Trong phần các điều khoản và điều kiện người ta ghi rõ các điều khoản
thương phẩm (như tên hàng, số lượng, phẩm chất,bao bì); Các điều khoản tài
chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
5
Trường Đại học Thương mại
toán); Các điều khoản vận tải (như điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm

giao hàng); Các điều khoản pháp lý (như luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại,
trường hợp bấp khả kháng, trọng tài)
Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu:
Là chuẩn bị theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì,
ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương
mại quốc tế. Như vậy quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung:
• Tập trung hàng hoá xuất khẩu.
• Bao gói và kẻ mã ký hiệu hàng xuất khẩu.
• Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu.
1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu:
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định
thì những nội dung chính mà chuyên đề này nghiên cứu với đề tài: “Quản trị quy
trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam” là: Thực trạng của việc chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu
sang thị trường EU ở các khâu: tập trung hàng xuất khẩu, bao gói và kẻ mã ký
hiệu hàng xuất khẩu, kiểm tra hàng xuất khẩu. Từ đó làm nổi bật lên những mặt
được và chưa được trong khâu chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu và từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản trị quy trình này tại Công ty cổ
phần INTIMEX Việt Nam.
1.5.2.1 Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu:
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng, phù
hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hoá được chi phí. Đây là một hoạt
động rất quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Nhưng
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
6
Trường Đại học Thương mại
tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau mà quá trình
tập trung hàng xuất khẩu cũng khác nhau để đảm bảo được hiệu quả của quá
trình xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu là nơi đã và có khả năng cung cấp hàng
hoá đủ điều kiện cho xuất khẩu.

Quá trình tập trung hàng xuất khẩu được mô tả trong sơ đồ sau:
Hình 1: Quá trình tập trung hàng xuất khẩu
1.5.2.2 Bao gói và kẻ mã kỹ hiệu hàng hoá:
Trong hoạt đông thương mại quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hay để
để rời, nhưng đại bộ phận hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói bao bì trong quá
trình vận chuyển và bảo quản. Vì vậy, tổ chức đóng gói, bao bì, kẻ mã hiệu là
khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá.
Bao gói hàng xuất khẩu
Muốn làm tốt được công việc bao bì đóng gói, một mặt cần phải nắm vững loại
bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm vững những yêu cầu
cụ thể của việc bao gói để lựa chọn cách bao gói thích hợp.
Loại bao bì:
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
7
Nhu cầu hàng xuất khẩu
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩu
Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng xuất khẩu
Lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu và hình thức giao dịch
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Trường Đại học Thương mại
Bao bì là một vật dùng để bao gói và chứa đựng hàng hoá, hạn chế những
tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận
chuyển, bảo quản, đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.
Trong buôn bán quốc tế, người ta dùng rất nhiều loại bao bì. Các loại thông
thường là:
• Hòm (case, box): Tất cả những hàng hoá có giá trị tương đối cao,
hoặc dễ hỏng đều được đóng vào hòm. Người ta thường dùng các loại:
hòm gỗ thường, hòm gỗ dán, hòm kép, hòm gỗ dát kim khí và hòm gỗ
ghép.
• Bao (bag): Một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu hoá chất

thường được đóng vào bao bì. Các loại bao bì thường dùng là: bao tải,
bao vải bông, bao giấy, và bao cao su.
• Kiện hay bì (bale): Tất cả các loại hàng hoá có thể ép gọn lại mà
phẩm chất không bị hỏng thì đều đóng thành kiện hoặc bì, bên ngoài
thường buộc bằng dây thép.
• Thùng (barrel, drum): Các loại hàng lỏng, chất bột và nhiều loại hàng
khác nữa phải đóng trong thùng. Thùng có loại bằng gỗ, gỗ dán, thùng
tròn bằng thép, thùng tròn bằng nhôm và thùng tròn gỗ ghép.
Ngoài những loại bao bì thường dùng trên, còn có một số loại khác như:
sọt (crate), bó (bundle), cuộn (roll), chai lọ (bottle),
Các loại bao bì trên là bao bì bên ngoài. Ngoài ra còn có bao bì bên trong và
bao bì trực tiếp. Vật liệu dùng để bao gói bên trong là giấy bìa bồi, vải bạt, vải
đay, giấy thiếc, dầu và mỡ. Trong bao gói có khi còn phải lót thêm một số vật
liệu, như: phoi bào, giấy phế liệu, nhựa xốp có khi vải bông cũng được dùng để
lót trong.
Trong mấy thập kỷ gần đây, người ta dùng chất tổng hợp để chế ra vật liệu
bao gói như các màng mỏng PE, PVC, PP hay PS.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
8
Trường Đại học Thương mại
Những nhân tố cần xét đến khi đóng gói:
Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hoá ngoại thương là “an toàn, rẻ
tiền và thẩm mỹ”. Điều này có nghĩa là: bao bì phải đảm bảo sự nguyên vẹn về
chất lượng và số lượng hàng hoá từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phải
đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải đảm bảo thu hút sự chú ý
của người tiêu dùng. Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương
pháp bao bì, chủ hàng xuất nhập khẩu phải xét đến những điều đã thoả thuận
trong hợp đồng, thứ hai phải xét đến tính chất của hàng hoá (như lý tính, hoá
tính, hình dạng bên ngoài, màu sắc, trạng thái của hàng hoá) đối với những sự
tác động của môi trường và của điều kiện bốc xếp hàng Ngoài ra cần xét đến

những nhân tố dưới đây:
• Điều kiện vận tải: Khi lựa chọn bao bì, người ta phải xét đến đoạn
đường dài, phương pháp và thời gian của việc vận chuyển, khả năng phải
chuyển tải ở dọc đường, sự chung đụng với hàng hoá khác trong quá
trình chuyên chở
• Điều kiện khí hậu: Đối với nhưng hàng hoá giao cho các nước có độ
ẩm không khí cao (tới 90%) và nhiệt độ trung bình tới 30 – 40
o
C , hoặc
hàng hoá đi qua những nước có khí hậu như vậy, bao bì phải là những
loại đặc biệt bền vững. Thường thường, đó là những hòm gỗ hoặc kim
khí được hàn hoặc gắn kín. Bên trong bao bì là lớp giấy không thấm
nước và/ hoặc màng mỏng PE. Những bộ phận làm bằng kim loại, dễ bị
hàn rỉ, cần bôi thêm dầu mỡ ở mặt ngoài.
• Điều kiện về luật pháp và thuế quan: Ở một số nước, luật pháp cấm
nhập khẩu những hàng hoá có bao bì làm từ những loại vật liệu nhất
định. Ví dụ: ở Mỹ, người ta cấm dùng bao bì bằng cỏ khô, rơm, gianh, rạ
v.v
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
9
Trường Đại học Thương mại
• Điều kiện chi phí vận chuyển: Cước phí thường được tính theo trọng
lượng hoặc thể tích của hàng hoá. Vì vậy, rút bớt trọng lượng của bao bì
hoặc thu hẹp thể tích của hàng hoá sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, muốn giảm được chi phí vận chuyển còn phải đề phòng trộm
cắp trong quá trình chuyên chở. Muốn thoả mãn được những điều kiện
này, người ta tường dùng bao bì vừa nhẹ, vừa bền chắc, tận dụng không
gian của bao bì, thu nhỏ bản thân hàng hoá lại, đồng thời không để lộ dấu
hiệu của hàng hoá được gói bên trong bao bì.
Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu:

Ký mã hiệu là nhưng dấu hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được
ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc
giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.
Mục đích của kẻ mã ký hiệu:
• Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận.
• Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng
hoá.
Kẻ mã kỹ hiệu trên bao bì ngoài cho hàng hoá xuất khẩu phải đảm bảo
được các yêu cầu sau:
• Nội dung thông tin của kỹ mã hiệu phải đáp ứng được mục đích đề ra.
• Ký mã hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết chủ yếu, cố
gắng sử dụng tối đa các ký hiệu đã được tiêu chuẩn hoá quốc tế để mọi
người dễ đọc, dễ hiểu.
• Phải kẻ ký mã hiệu ở vị trí dễ phát hiện và nhận ngay ra từ xa. Phải
dùng vật liệu và kỹ thuật kẻ ký mã hiệu đảm bảo được chất lượng của
các ký mã hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng
hoá.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
10
Trường Đại học Thương mại
Nội dung ký mã hiệu bao gồm:
• Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người
nhận và tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì, số hợp
đồng, số hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng.
• Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá như:
tên nước và tên địa điểm hàng đến, tên nước và tên địa điển hàng đi,
hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu của chuyến đi.
• Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng
hoá trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ như: dễ vỡ, mở chỗ
này, tránh mưa, nguy hiểm

1.5.2.3 Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu:
Là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hoá xuất khảu so với yêu cầu đề ra
trong hợp đồng thương mại quốc tế. Sự phù hợp ở đây là phù hợp về chất lượng,
bao bì, số lượng
Cơ sở để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là hợp đồng và L/C cũng như các tài
liệu liện quan như tài liệu kỹ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn, mẫu hàng
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hoá
về số lượng, chất lượng, trọng lượng bao bì Nếu hàng xuất khẩu là động vật thì
phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh, nếu là hàng thực phẩm thì phải kiểm
tra vệ sinh.
Tác dụng của việc kiểm tra hàng xuất khẩu:
• Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong thực hiện hợp đồng
thương mại quốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như
đảm bảo tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
11
Trường Đại học Thương mại
• Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng
mới, giao hàng bù, hạ giá làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất
khẩu.
• Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập
khẩu, đảm bảo được quyền lợi của khách hàng và của người xuất khẩu.
Việc kiểm tra hàng hoá được thực hiện ở hai cấp:
- Ở cơ sở: Như đơn vị sản xuất, trạm thu mua chế biến, gia công Việc kiểm tra
ở cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để nhất.
Nội dung kiểm tra thường là:
• Kiểm tra về chất lượng: chỉ cho phép những hàng hoá đủ tiêu chuẩn
chất lượng trong hợp đồng quy định được phép xuất khẩu. Kiểm tra sự
phù hợp của bao bì như: hình dáng, kích thước, số lượng, bao bì, vật
liệu làm bao bì, tài liệu đi kèm theo bao gói, nội dung của ký mã hiệu

và chất lượng của kỹ mã hiệu.
• Kiểm tra số lượng và trọng lượng: số lượng và trọng lượng của mỗi
bao kiện, tổng số lượng và trọng lượng.
Việc kiểm tra ở cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành.
Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Việc kiểm
dịch thực vật ở cơ sở do phòng bảo vệ thực vật (của quận, huyện, nông trường)
tiến hành. Việc kiểm dịch động vật do phòng thú y của quận, huyện hoặc nông
trường tiến hành.
- Ở các cửa khẩu: Việc kiểm tra hàng ở các cửa khẩu có tác dụng kiểm tra lại kết
quả kiểm tra ở các cơ sở.
Trong thường hợp theo quy định của Nhà nước hoặc theo yêu cầu của
người mua (đã được quy định trong hợp đồng), việc giám định hàng hoá đòi hỏi
phải được tiến hành bởi các tổ chức giám định độc lập như: Vinacontrol,
Foodcontrol Khi đó căn cứ vào hợp đồng và L/C người xuất khẩu phải xác
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
12
Trường Đại học Thương mại
định: Nội dung và yêu cầu giám định, cơ quan giám định, đơn xin giám định
hàng hoá, hợp đồng L/C. Trong đơn có nội dung chính như: Tên, địa chỉ của cơ
quan xin giám định, tên hàng, số kiện, trọng lượng, tình trạng hàng hoá, nơi đi,
địa chỉ gửi, địa chỉ nhận, phương tiện vận tải, yêu cầu giám định, số bản chứng
thư xin cấp.
Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hoá. Kiểm tra
thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, chất lượng hàng hoá và cấp
chứng thư. Chứng thư là một trong những chứng từ quan trọng trong việc thanh
toán và giải quyết các tranh chấp sau này.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
13
Trường Đại học Thương mại
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân

tích thực trạng quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản
xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề:
Nhằm mục đích tập trung nghiên cứu vào thực trạng quản trị quy trình
chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam, em xin đưa ra một số phương pháp thu thập dữ liệu chủ
yếu liên quan trực tiếp đến vấn đề quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất
khẩu. Bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp.
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Trong thời gian thực tập, em đã thu thập được một số dữ liệu từ công ty
trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 về tình hình kinh doanh của công ty, về thị
trường xuất khẩu, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty, và các
dữ liệu về công tác chuẩn bị hàng hóa
Bên cạnh đó , em còn thu thập thêm được các dữ liệu từ trang web chính
thức của công ty, cũng như cá tài liệu sách báo liên quan đến quy trình chuẩn bị
hàng nông sản xuất khẩu.
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Phương pháp nghiên cứu này được dựa trên phiếu điều tra trắc nghiệm cùng
với phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ trong công ty.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
14
Trường Đại học Thương mại
Đối với phiếu điều tra trắc nghiệm, mẫu phiếu bao gồm những câu hỏi liên
quan trực tiếp đến vấn đề quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu
của công ty. Trong đó:
Số lượng phiếu phát ra: 10 phiếu
Số lượng phiếu thu về: 10 phiếu
Đối với phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nội dung câu hỏi phỏng vấn xoay

quanh các vấn đề trong từng khâu của quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất
khẩu tại công ty, nhằm bổ sung và làm rõ những nội dung mà phiếu điều tra trắc
nghiệm chưa thể hiện rõ ràng. Qua đó thấy được các vấn đề còn vướng mắc tồn
tại trong công ty để từ đó nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khắc phục những vấn
đề này.
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới
quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường EU tại
Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam:
2.2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam:
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần INTIMEX tiền thân là công ty XNK INTIMEX được
thành lập ngày 10/08/1979 với tên gọi ban đầu là Công ty XNK nội thương, là
doanh nghiệp đầu tiên làm xuất nhập khẩu của Bộ Nội thương. Đây là trung tâm
xuất khẩu của ngành nội thương, có nhiệm vụ thông qua xuất khẩu để cải thiện
cơ cấu quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lý, đồng thời góp phần đẩy mạnh
xuất khẩu. Công ty INTIMEX được hình thành từ 3 công ty: Công ty XNK Nội
thương, Hợp tác xã Hà Nội, Và Tổng công ty bách hoá tổng hợp trực thuộc Bộ
Thương mại. Sự hợp nhất này được thực hiện theo nghị định 338/TM.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
15
Trường Đại học Thương mại
Sau nghị quyết của Hội nghị Trung Ương 6 của Trung Ương năm 1986 về
việc mở cửa thị trường, công ty đã cho chuyển đổi kinh doanh theo cơ chế khoán
đến từng đơn vị, phòng kinh doanh.
Để mở rộng địa bàn hoạt động, INTIMEX đã thành lập thêm các chi nhánh,
xí nghiệp tại Tây Ninh, Bình Dương, Nghệ An, Đắc Lắc. Ngoài ra đơn vị còn
sáp nhập thêm các đơn vị khác có nhiều khó khăn thua lỗ như: Công ty nông sản
3 (Bộ Thương mại), xí nghiệp nuôi tôm Sầm Sơn, nhà máy thuỷ sản Hoằng
Trường (tỉnh Thanh Hoá) nhờ đó mà INTIMEX đã phát triển mở rộng thị
trường kinh doanh, sản xuất cả về lượng và chất.

Trong sự phát triển đổi mới hoạt động kinh doanh thì INTIMEX cũng là
đơn vị tiên phong của ngành thương mại trong công tác cổ phần hoá, trở thành
các công ty mẹ - con. Năm 2006, có 3 đơn vị của INTIMEX cổ phần hoá thành
công và phát triển mạnh trở thành doanh nghiệp có doanh thu đứng thứ 5 trong
500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2008.
Ba mươi năm qua, ngay từ khi mới thành lập đến nay, trải qua những năm
tháng có lúc vinh quang nhưng cũng có lúc thăng trầm, song dù khó khăn đến
đâu INTIMEX vẫn vươn lên mạnh mẽ. Năm 2008, với kim ngạch XNK trên 400
triệu USD, doanh thu trên 9000 tỷ, nộp ngân sách trên 3000 tỷ, Công ty XNK
INTIMEX được xếp hạng 49/500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Hiện nay, Công ty INTIMEX dã hoàn thành các thủ tục cổ phần hoá và
đang tiếp tục phát triển với mô hình mới Công ty cổ phần INTIMEX Việt
Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103038680 do Sở kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 01 tháng 07 năm 2009.
Tên công ty bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
16
Trường Đại học Thương mại
Tên công ty bằng tiếng Anh:
VIETNAM INTIMEX JOINT STOCK COPORATION
Tên công ty viết tắt: INTIMEX
Trụ sở chính: 96 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại: 043.9424247/ 39424565
Fax: 043.9424250
Email:
Webside: http:// www.intimexco.com
Lĩnh vực kinh doanh:
• Kinh doanh dịch vụ siêu thị

• Kinh doanh, chế biến hàng nông sản, thực phẩm, thuỷ, hải sản, thủ
công mỹ nghệ.
• Nuôi trồng giống thuỷ, hải sản.
• Kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, sắt thép, trang thiết bị y tế.
• Mua bán đá quý, thuốc lá nội, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm,
giống thuỷ, hải sản, phân bón các loại.
• Kinh doanh phương tiện vận tải (ô tô, xe máy).
• Kinh doanh dịch vụ viễn thông (không bao gồm thiết lập mạng).
• Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch
(không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường).
• Kinh doanh khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng, cửa hàng, kho bãi.
• Dịch vụ chuyển khẩu, chuyển tải hàng hoá.
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước.
• Sản xuất, gia công, lắp ráp xe máy và các phụ tùng xe máy.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
17
Trường Đại học Thương mại
• Sản xuất, gia công hàng may mặc.
• Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ kinh
doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty cổ phần
INTIMEX Việt Nam:
2.2.2.1 Tình hình chung:
Thành lập năm 1979, Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam có chức năng
chính là kinh doanh thương mại, trong đó bao gồm cả kinh doanh xuất khẩu các
mặt hàng nông sản. Công ty đã thiết lập được quan hệ thương mại với rất nhiều
đối tác trên thế giới và rất nổi tiêng với các sản phẩm nông sản xuất khẩu có chất
lượng cao.

Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam được xem là nhà xuất khẩu hàng đầu
trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su, gạo,
lạc nhân INTIMEX luôn tự hào là đơn vị đi đầu của Việt Nam trong lĩnh vực
xuất khẩu cà phê với tổng sản lượng 108.000 tấn năm 2006. Đây là con số XK
kỷ lục đưa INTIMEX từ vị trí thứ hai lên vị trí thứ nhất trong XK cà phê trên
toàn quốc, song song với vị trí đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu đen
với tổng số 9.858 tấn XK trong năm 2006. Năm 2007, công ty XK 33.719 tấn cà
phê, kim ngạch đạt 51 triệu USD.
Ngoài những mặt hàng chủ đạo trên, hàng năm INTIMEX luôn tìm tòi thêm
nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như cơm dừa Năm 2007, INTIMEX XK được
1855 tấn cơn dừa, đạt hơn 1,8 triệu USD.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
18
Trường Đại học Thương mại
Bảng: Tình hình XK một số mặt hàng nông sản từ 2007 – 2009 tại công ty
(Đơn vị: tấn)
Sản phẩm Năm Tỷ lệ
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Cà phê 33.719,44 91.112,01 83.264,04 270,2% 91,38%
Hạt tiêu 7.012,64 6.943,23 8.297,18 99,01% 119,5%
Cơm dừa 1.855 2.700 2.106,73 145,55% 78,02%
Tinh bột sắn 6.900 4.728,6 7.512,89 68,53% 158,88%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình XK của Công ty cổ phần INTIMEX Việt
Nam các năm 2007, 2008, 2009)
2.2.2.2 Xuất khẩu sang thị trường EU:
Với 27 quốc gia thành viên, EU là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên đây cũng là một thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn nghiêm
ngặt và chặt chẽ được lập ra áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu. Đối với mỗi mặt
hàng, thị trường Châu Âu đều có những tiêu chuẩn áp dụng riêng.
Châu Âu là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng người tiêu dùng lại rất

khó tính. Để thu hút được người tiêu dùng, hàng hoá không chỉ có chất lượng
cao mà còn phải bắt mắt. Bởi thế các doanh nghiệp cần phải chăm sóc sản phẩm
từ khâu in ấn đến màu sắc của nhãn mác trên bao bì.
Lâu nay EU được đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất của hàng nông sản
Việt Nam. Nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam được đối tác đánh giá có chất
lượng tốt nhất.
Riêng với INTIMEX, EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính
với những đối tác lớn và có uy tín lâu năm. Hàng năm, công ty XKgần 100.000
tấn nông sản vào thị trường này, đạt doanh thu xấp xỉ 150 triệu USD.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
19
Trường Đại học Thương mại
Bảng 2: Tình hình XK một số mặt hàng nông sản sang EU từ 2007 – 2009
của công ty
(Đơn vị: tấn)
Sản phẩm Năm Tỷ lệ
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Cà phê 11907 33241 19122,12 279.17% 57,52%
Hạt tiêu 2751,59 3294,1 3011,05 119,7% 91,4%
Cơm dừa 394,5 613,77 581,58 155,58% 94.67%
Tinh bột sắn 1270 2013,85 2976 158,57% 147,77%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình XK của Công ty cổ phần INTIMEX Việt
nam các năm 2007, 2008, 2009)
Qua bảng trên ta thấy, trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố nên sản lượng XK các mặt hàng nông sản của công ty có nhiều biến động,
và thiếu tính ổn định. Năm 2008, sản lượng XK của các mặt hàng đều tăng. Tuy
nhiên, sang đến năm 2009, hầu hết sản lượng XK của các sản phẩm nông sản đều
giảm. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho các quốc
gia thắt chặt chi tiêu và giảm nhập khẩu hàng hoá. Do đó công ty gặp khá nhiều
khó khăn trong việc tìm đối tác xuất khẩu.

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị hàng nông sản xuất
khẩu:
2.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài:
Cơ chế chính sách pháp luật:
Sự thay đổi chính sách là nhân tố đầu tiên cản trở đến việc thực hiện hợp
đồng XK. Nó là những quy định, những điều luật liên quan đến TMQT. Sự thay
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
20
Trường Đại học Thương mại
đổi trong chính sách còn gây ra khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh
doanh và lựa chọn đối tác của doanh nghiệp trong thời gian dài.
Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái làm cho giá thành hàng hoá tăng lên hoặc giảm xuống. Do
vậy ảnh hưởng đến công tác thu mua hàng hoá cũng như việc sản xuất hàng hoá
XK. Khi tỷ giá giữa đồng tiền ngoại tệ với đồng tiền trong nước tăng lên sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác XK, vì thu được nguồn lợi nhuận lớn từ chênh
lệch tỷ giá và bởi mua hàng trong nước với giá bán và thị trường quốc tế.
Thời vụ, thời tiết:
Nông sản là mặt hàng mang tính thời vụ nên giá cả thu mua và chất lượng
rau quả thường không ổn định. Vào đúng vụ mùa thì số lượng nông sản nhiều, và
chất lượng của mặt hàng này cũng đảm bảo, giá cả thu mua phải chăng. Ngược
lại vào những lúc trái vụ, hàng hoá trở lên khan hiếm, chất lượng hàng thường
kém hơn và không đồng đều, giá cả thu mua cao gây ảnh hưởng tới giá thành sản
phẩm xuất khẩu, giảm khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, mặt hàng nông sản cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình thời
tiết. Thời tiết không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị hàng xuất
khẩu. Nhiều mặt hàng nông sản gặp thời tiết khô hanh hoặc nắng sẽ mất nước,
khô héo, thay đổi giá trị và trọng lượng Ngược lại, thời tiết mưa nhiều, độ ẩm
cao dễ bị nấm mốc, sâu bệnh. Những ảnh hưởng đó làm hàng nông sản bị giảm

chất lượng và không thể xuất khẩu được.
2.2.3.2 Các nhân tố bên trong:
Nguồn lực con người:
Năng lực của con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành
công cho doanh nghiệp. Trình độ công nhân viên bao gồm sự am hiểu về thị
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
21
Trường Đại học Thương mại
trường, hàng hoá, nghiệp vụ XNK, trình độ ngoại ngữ, sự thông hiểu luật pháp
của quốc gia mình và luật của quốc gia bạn hàng cũng như các điều lệ, luật quốc
tế, tập quán quốc tế.
Với một đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, một mạng lưới bán
hàng xuyên suốt Việt Nam với mối quan hệ bền vững và tốt đẹp, INTIMEX đã
được chứng minh là một đối tác tin cậy của các thương nhân Việt Nam và trên
thế giới.
Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật:
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, có tác động làm tăng hiệu quả trong công
tác chuẩn bị hàng XK, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng đồng thời hạ giá
thành sản phẩm, tăng năng suất lao động giúp các sản phẩm của doanh nghiệp có
thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường.
Hiện nay với điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, INTIMEX đã không ngừng
nâng cao các sản phẩm nông sản cả về chất lượng lẫn sản lượng. Năm 2002,
công ty đã đầu tư 20 tỷ cho nhà máy tiêu sạch tại Bình Dương, đến nay đã hoàn
vốn và có lãi từ năm 2006. Nhà máy tinh bột sắn xây dựng năm 2003 ở Thanh
Chương, Nghệ An lúc đầu là 50 tấn sắn/ ngày, đến nay đã nâng công suất lên
180 tấn/ ngày, hàng năm XK trên 20.000 tấn từ năm 2007 đã bắt đầu có lãi và trở
thành nhà máy lớn nhất miền Bắc hiện nay. Hiện INTIMEX đang đầu tư 2 nhà
máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Bình Dương và Buôn Ma Thuật với công
suất mỗi nhà máy 20.000 tấn/ năm
Trình độ tổ chức quản lý:

Tổ chức có vai trò định hướng điều khiển các hoạt động liên quan trong quá
trình thực hiện hợp đồng, phân công lao động. Công tác tổ chức tốt sẽ tạo điều
kiện cho các bộ phận trong ê kíp thực hiện một cách tốt nhất các phần việc của
mình, góp phần nâng cao hiệu quả của toàn quá trình. Việc tổ chức tốt sẽ tạo
điều kiện cho việc thu gom hàng hoá được thuận lợi, nhanh chóng, và từ đó có
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
22
Trường Đại học Thương mại
tác động tới các khâu làm cho tất cả các công việc được giải quyết một cách
nhanh gọn, hiệu quả.
Nguồn lực tài chính:
Đây là vũ khí cạnh tranh không thể thiếu đối với một doanh nghiệp và nó
quyết định đến uy tín của doanh nghiệp đó. Nguồn vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp
mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp doanh nghiệp đứng
vững trên thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng nguồn
vốn của mình sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng hiệu quả.
2.3 Tổng hợp kết quả điều tra thực tế quy trình chuẩn bị hàng nông sản
xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam:
Qua kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm và phỏng vấn các cán bộ công nhân
viên trong công ty, em đã thấy được một số tồn tại và vướng mẳc trong việc
quản trị quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu.
Quy trình chuẩn bị hàng nông sản xuất khẩu của công ty cũng tuân theo 3
bước cụ thể: tập trung hàng XK; đóng gói và kẻ ký mã hiệu hàng XK; kiểm tra
hàng XK.
Sau khi hợp đồng XK hàng nông sản được ký kết, công ty bắt đầu chuẩn bị
hàng phục vụ xuất khẩu. Đây là một giai đoạn quan trọng để thực hiện cam kết
trong hợp đồng, chủ hàng sẽ phải tiến hành chuẩn bị hàng XK. Căn cứ để chuẩn
bị hàng XK là hợp đồng đã ký với nước ngoài. Vì vậy, hàng XK phải được
chuẩn bị chu đáo: đủ về số lượng, đúng về chất lượng, phẩm chất quy cách, bao
bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng.

2.3.1 Tập trung hàng XK:
Công tác tập trung hàng nông sản XK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
quy trình chuẩn bị hàng XK của công ty. Tập trung hàng XK để nhằm đảm bảo
cung cấp đúng hàng hoá, đủ về số lượng, kịp thời gian với chi phí thấp.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
23
Trường Đại học Thương mại
Xác định nhu cầu hàng XK:
Là xác định về mặt hàng cẩn XK như: chủng loại, kích cỡ, chất lượng, số
lượng, bao bì, kỹ mã hiệu, và thời gian dự định xuất hàng để làm cơ sở xác định
các nguồn cung cấp tiềm năng.
Những yêu cầu về quy cách, phẩm chất cũng như thời gian giao hàng được
dựa trên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được kỹ kết từ trước giữa công ty
với bạn hàng, hoặc dựa trên đơn đặt hàng, chấp nhận chào hàng được gửi về từ
phía đối tác nước ngoài.
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK:
Theo kết quả phỏng vấn, các mặt hàng nông sản XK chính của công ty bao
gồm: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, tinh bột sắn, gạo, lạc nhân, cơm dừa Trong đó,
cà phê và hạt tiêu là 2 mặt hàng XK chủ lực, chiếm 20% sản lượng cà phê và
15% sản lượng tiêu XK của cả nước, đưa INTIMEX trở thành doanh nghiệp XK
nổi tiếng trong ngành thương mại cũng như trong và ngoài nước.
Đối với việc phân loại nguồn hàng XK, 100% người được hỏi cho biết tiêu
chí phân loại hàng XK của công ty là theo khu vực địa lý. Với việc sử dụng tiêu
chí này, công ty có thể dễ dàng thu mua được khối lượng hàng nông sản lớn
phục vụ cho XK. Khu vực thu mua chủ yếu của công ty là khu vực phía Bắc và
Đông Bắc. Ngoài ra còn có một số khu vực khác như là: Bắc Giang, Lào Cai,
Hưng Yên, Lạng Sơn… HIện nay, 90% mặt hàng nông sản XK của công ty
được thu mua tại khu vực phía Bắc và Đông Bắc, 10% còn lại được thu mua từ
các khu vực khác.
Các hình thức giao dịch:

Công ty có đội ngũ cán bộ chuyên đi thu mua trực tiếp hoặc qua trung gian
để thu gom hàng nông sản. Bên cạnh đó, công ty cũng có một số nhà máy chế
SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
24
Trường Đại học Thương mại
biến nông sản để phục vụ cho nhu cầu thu mua và chế biến hàng nông sản xuất
khẩu. Công ty cũng thường xuyên liên doanh, liên kết với các nhà thu mua và
sản xuất trong nước nhằm đẩy mạnh công tác XK hàng nông sản.
Áp dụng những hình thức tập trung hàng này giúp công ty có được nguồn
hàng ổn định, tránh sự tranh mua, tranh bán giữa công ty và các tư thương, đồng
thời có thể so sánh giá cả thu mua từ các nguồn hàng để từ đó lựa chọn nguồn
cung ứng tối ưu. Với việc áp dụng những hình thức trên, công ty rất chủ động
trong quá trình thu gom nguồn hàng với sản lượng đã được dự đoán. Tuy nhiên,
đối với hình thức thu mua qua trung gian, công ty có thể gặp khó khăn do bị ép
giá.
Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK:
Theo số liệu điều tra, công tác này được công ty thực hiện dưới 2 hình thức:
tổ chức thực hiện hoạt động thu mua hàng XK thông qua đơn đặt hàng và hợp
đồng kinh tế (chiếm khoảng 80%) ; tổ chức nghiệp vụ XK uỷ thác (chiếm
khoảng 20%).
♦ Tổ chức thực hiện hoạt động thu mua hàng XK thông qua đơn đặt hàng và
hợp đồng kinh tế:
Theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty và nguồn hàng, cả hai bên phải
thực hiện đúng những điều khoản đã cam kết.
• Sau khi bên bán (nguồn hàng) có thông báo giao hàng lần thứ nhất, bên
bán đồng thời gửi cho bên mua (Công ty cổ phần INTIMEX Việt Nam)
một bản kế hoạch giao hàng để bên mua lưu cước tàu và thuê kho. Nội
dung thông báo gồm: tên hàng, số lượng bao, trọng lượng, ngày dự kiến
giao hàng phù hợp với thời gian ghi trong hợp đồng.
• Bên bán thông báo lần thứ hai 5 ngày trước ngày sẵn sàng giao hàng.

SV: Nguyễn Thị Thu Hoài Lớp: K45E4
25

×