Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giáo án word thuoc môn sinh học lớp 6 năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.25 KB, 122 trang )

Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Tiết 1 ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SỐNG
Tuần 1 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm cơ thể sống , phân biệt vật sống và không sống
- Tầm quan trọng của bộ môn Sinh học, nhiệm vụ của nó
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh
- Giáo dục tinh thần ham học, yêu thích bộ môn, có thái độ bảo vệ và cải tạo thực vật
II. Phương tiện:
- Tranh vẽ (hoặc vật mẫu) một số vật sống và không sống
- Phiếu học tập hoặc vở bài tập
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: không kiểm tra thay vào giới thiệu bộ môn, giới thiệu bài
2/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1(13’): nhận dạng vật sống và vật không
sống
Hướng dẫn quan sát vật mẫu (hoặc tranh ảnh), cho
phân làm hai nhóm và nêu đặc điểm nỗi bật của
từng nhóm.
Cho làm bài tập so sánh:
Vật không sống Vật sống
Bổ sung hoàn thiện bài tập và kết luận
I. Nhận dạng vật sống và vật không sống
- quan sát vật mẫu, trao đổi thực hiện chia nhóm
và nêu được:
Nhóm 1: gồm các vật có sự sống
nhóm 2: gồm các vật không sống
- Làm bài tập:
Vật không sống Vật sống
- không có sự trao đổi


chất với môi trường
- không có sự sinh
trưởng , sinh sản
- có sự trao đổi chất
với môi trường
- có sự sinh trưởng ,
sinh sản
Kết luận : vật chất quanh ta bao gồm vật sống và không sống
HĐ 2(10’): Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống
Hướng dẫn làm bài tập SGK đánh dấu +(có) hoặc
– (không có) vào chổ trống theo bảng ở sách giáo
khoa
Công bố đáp án bổ sung và sửa sai
Nêu câu hỏi: Một cơ thể sống có đặc điểm gì?
Hoàn thiện kiến thức đi đến kết luận
II. Đặc điểm của cơ thể sống
- Tư duy độc lập và làm bài tập trên phiếu hoặc
trong vở bài tập
- Tư duy trả lời câu hỏi:
Một cơ thể sống có đặc điểm:
• Có sự trao đổi chất với môi trường
• Sinh trưởng, phát triển và sinh sản
Kết luận:
Một cơ thể sống có đặc điểm:
• Có sự trao đổi chất với môi trường
• Sinh trưởng, phát triển và sinh sản
HĐ 3(10’): Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên
a/ Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Hướng dẫn làm bài tập SGK
Công bố đáp án, nêu câu hỏi: em rút ra kết luận gì

về thế giới sinh vật?
b/ Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
- treo tranh vẽ hoặc vật mẫu giới thiệu bốn
nhóm sinh vật thường gặp
Tích hợp GDMT: thế giới sinh vật có quan hệ
mật thiết với con người đặc biết là thực vật,
III. Sinh vật trong tự nhiên
a/ Sự đa dạng của thế giới sinh vật
- Trao đổi nhóm thống nhất đáp án
- Góp ý bổ sung
- Tư duy độc lập trả lời câu hỏi: thế giới sinh vật
phong phú và đa dạng
b/ Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
quan sát và nắm bắt các nhóm sinh vật thường gặp
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
cấn phải biết bảo vệ và cải tạo chúng
Kết luận: sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm các nhóm: Vi khuẩn, nấm, thực
vật , động vật…
HĐ 4(5’): Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học
Cho học sinh đọc thông tin, nêu câu hỏi: từ thông
tin trên hãy cho biết nhiệm vụ của sinh học là gì?
IV. Nhiệm vụ của sinh học
- Đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, các điều kiện sống
của sinh vật từ đó tìm cách sử dụng hợp lí để phục
vụ cho con người
Kết luận: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, các điều kiện sống của sinh vật từ đó tìm cách sử dụng hợp lí
để phục vụ cho con người
IV. Kiểm tra - đánh giá(5’):

- Cho hs kể tên một số loài sinh vật sống ở 4 loại môi trường khác nhau
- Làm bài tập 3/ sgk/9
V. Hoạt động nối tiếp(2’):
Chuẩn bị bài mới: Đặc điểm chung của thực vật , kẽ sẵn phiếu học tập bảng ờ sgk trang 11
Tiế t 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
Tuần 1
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật.
- Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật.
2. Kĩ năng:
- Quan sát so sánh.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
II. Phương tiện:
- Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước.
- Bảng phụ sách giáo khoa trang 11.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
2/ Bài mới
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Mở bài(1’): Các em quan sát xung quanh nơi ta ở, dù đây là thành phố nhưng cũng có rất nhiều loại cây,
có cây to, cây nhỏ, cây sống lâu năm và có cây chỉ sống một vài năm hoặc ít hơn rồi chết. Tuy nhiên
chúng lại có những đặc điểm chung đặc trưng cho giới thực vật.Vậy đó là những đặc điểm gì ?. Ta tìm
hiểu trong bài này.
a. Hoạt động 1(17’): Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
 Mục tiêu: Học sinh thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
 Cách thực hiện:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình
trong SGK/10 và quan sát các tranh ảnh của giáo
viên và học sinh đã chuẩn bị.
- Giáo viên nhấn mạnh những điều cần chú ý
trong tranh.
+ Nơi sống
+ Tên thực vật
+ Mật độ cây ở từng khu vực
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo
nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong
SGK/11. Có thể cho từng nhóm trình bày – các
nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cho hs rút ra kết luận về thực vật
- Tích hợp GDMT: sự đa dạng và phong phú
của thực vật có ý nghĩa quan trọng đối với môi
trường do vậy cần phải biết bảo vệ thực vật
- Học sinh quan sát tranh 3.1,3.2,3.3, 3.4 SGK/10
và các tranh ảnh khác.
- Học sinh hoạt động theo nhóm dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
- Trình bày trước lớp các câu trả lời các nhóm
khác nhận xét bổ sung.
- Rút ra kết luận về thực vật.
 Tiểu kết: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú.
b. Hoạt động 2(20’): Đặc điểm chung của thực vật.
 Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm chung của thực vật.
 Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập SGK/11

vào vở.
- Giáo viên gọi một học sinh lên điền vào bảng
phụ.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét về các hiện
tượng – rút ra kết luận về các đặc điểm chung của
thực vật.
- Cho học sinh đọc phần thông tin SGK/11 để
biết được các yếu tố cần thiết giúp cây xanh có thể
tạo ra chất hữu cơ.
- Học sinh kẻ bảng SGK/11 vào vở, hoàn thành
các nội dung.
- Học sinh lên điền vào bảng phụ.
- Học sinh thực hiện lệnh, trả lời câu hỏi, các học
sinh khác bổ sung rút ra kết luận.
- Học sinh đọc phần thông tin DGK/11
 Tiểu kết:
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Không có khả năng di chuyển.
- Phát triển ,sinh sản, có khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
2. Kiểm tra - đánh giá(5’) :
- Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất? Em có nhận xét gì về nơi sống của thực vật?
- Đặc điểm chung của thực vật là gì? Cho ví dụ về một số loại thực vật có ích?
3. Hoạt động nối tiếp(2’):
- Làm hoàn tất các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị tranh cây hoa hồng, hoa cải, mẫu vật: cây dương xỉ, cây cỏ.
Tiết 3 CÓ PHẢI TẤT CẢ CÁC THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
Tuần 2
II. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc
điểm của cơ quan sinh sản.
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
3. Kĩ năng:
- Quan sát so sánh.
- Trực quan, thảo luận.
2. Thái độ:
- Giáo dục bảo vệ và chăm sóc thực vật.
III. Phương tiện:
- Tranh vẽ phóng to hình 4.1, 4.2 sách giáo khoa.
- Mẫu cây cà chua, cây đậu có cả hoa, quả hạt.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, vậy có phải tất cả các thực vật đều có hoa? Ta
sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay.
1. Hoạt động 1(20’) : Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh 4.1 sgk/13 hướng dẫn học
sinh quan sát.
- Cho học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện lệnh
trong sách giáo khoa trang 13. Tìm hiểu các cơ
quan của cây cải.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của
từng loại cơ quan đó?
+ Cơ quan sinh sản gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào?
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát
tranh 4.2 sgk/14 cùng mẫu vật.
- Học sinh quan sát tranh hoạt động cá nhân.

- học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh quan tranh, mẫu vật.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
- Treo bảng phụ trang 13, cho học sinh thảo luận
theo nhóm – 1-3 nhóm lên trình bày.
- Lưu ý: Cho học sinh quan sát kĩ một số cây mà
các em chưa rõ. Ví dụ cây dương xỉ không có hoa
nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
- Đặt câu hỏi: thực vật được chia làm mấy
nhóm? Căn cứ vào đâu để chia thực vật vào các
nhóm đó?
- Tích hợp GDMT: cây xanh có hoa đã tô
thêm vẽ đẹp thiên nhiên do vậy cần biết bảo vệ
và trông cây xanh
- Cho học sinh điền từ khuyết để thực hiện lệnh
trong sách giáo khoa.
- Hoàn thành bảng phụ hình 4.2 đại diện nhóm
lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Học sinh đọc phần thông tin sách giáo khoa.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Học sinh thực hiện lệnh trong sách giáo khoa.
• Tiểu kết:
Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan:
+ Cơ quan dưỡng giữ chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản giữ chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống.
Thực vật phân làm hai nhóm: cây có hoa và cây không có hoa
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2. Hoạt động 2(15’): Cây một năm và cây lâu

năm.
- Giáo viên ghi lên bảng một số cây như: cây lúa,
ngô, đậu gọi là cây một năm. Cây hồng xiêm, mít,
mận gọi là cây lâu năm.
- Đặt câu hỏi: Tại sao lại gọi như vậy?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến thời
gian sống và việc các cây đó ra hoa kết quả bao
nhiêu lần trong đời.
- Cho học sinh thảo luận.
I. Cây một năm và cây lâu năm.
Học sinh thảo luận nhóm, ghi kết quả.
- Học sinh thảo luận theo hướng cây đó ra hoa
kết quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây
một năm và cây lâu năm.
- Rút ra kết luận.
• Tiểu kết:
Cây một năm là cây sống không quá một năm
Cây lâu năm là cây sống được nhiều năm
IV. Kiểm tra - đánh giá (8’):
- Thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
- Đọc mục em có biết?
- Làm bài tập 2 sách bài tập/ 11.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập nâng cao sách bài tập/12
V. Hoạt động nối tiếp(2’):
- Làm hoàn tất các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị một số cụm rêu tường.
Tiế t 4 Thực hành
Tuần 2 KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và KHV.
- Biết cách sử dụng kính lúp và KHV.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, KHV.
II.Phương tiện:
- GV: kính lúp cầm tay, KHV, mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
- HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III.Hoạt động dạy học:
Mở bài:
Trong thế giới chúng ta có những vật mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng những vật bé
xíu như vi khuẩn hay 1 tế bào thì làm thế nào có thể quan sát được? Để trả lời cho câu hỏi đó, hôm nay
chúng ta sẽ nghiên cứu về kính lúp và kính hiển vi.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1(18’): Kính lúp và cách sử dụng.
_ GV: cho HS đọc thông tin SGK/17.
_ Cho HS quan sát vật mẫu ( kính lúp)
• Trình bày cấu tạo của kính lúp
• Cách sử dụng:
Cách sử dụng: Để mặt kính sát mẫu vật, từ từ
đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
• GV cho hs dùng kính lúp để quan sát các mẫu
vật đã mang theo. Quan sát tư thế sử dụng kính lúp
của hs để điều chỉnh cho đúng.
_ Kiểm tra hình vẽ lá rêu.
_ HS đọc nội dung thông tin.
• Tìm câu trả lời trong thông tin đã đọc.

• Xác định các bộ phận
• HS trình bày cách sử dụng kính lúp.
Sử dụng kính lúp quan sát mẫu vật đã mang theo,
tách riêng 1 cây rêu đặt lên giấy, quan sát và vẽ lại
trên giấy.
- Hoàn thành báo cáo
Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ bé.
Cách sử dụng: Để mặt kính sát mẫu vật, từ từ
đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
2.Hoạt động 2(22’): KHV và cách sử dụng.
a. Tìm hiểu cấu tạo KHV :
_ GV: yêu cầu hs hoạt động theo nhóm, cho hs đọc
thông tin SGK/18.
• Trình bày cấu tạo
_ HS đặt kính trước bàn, cử đại diện đọc thông tin.
Các thành viên khác quan sát kính, xác định được
các bộ phận của kính.
_ Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm
khác lắng nghe, bổ sung  kết luận.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
_ GV nhận xét lại 1 lần nữa, nhấn mạnh để hs ghi
nhớ.
_ Đặt câu hỏi: Bộ phận nào của KHV là quan trọng
nhất, vì sao?
 GV trả lời: đó là thấu kính vì nó có ống kính để
phóng to các vật.
b. Cách sử dụng KHV :
_ GV vừa làm thao tác sử dụng KHV, vừa hướng

dẫn hs các thao tác để cả lớp cùng theo dõi.
_ GV đưa cho mỗi nhóm 1 tiêu bản để quan sát.
HS trả lời cá nhân.
_ Đọc mục SGK/19, quan sát sự hướng dẫn của
GV để biết cách sử dụng kính.
_Thao tác đúng để nhìn thấy mẫu trên KHV.
- Hoàn thành báo cáo:
KHV có độ phóng đại lớn giúp ta nhìn thấy
những gì mắt thường không thấy được.
Cách sử dụng kính:
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Điều chỉnh ánh sánh bằng gương phản chiếu
ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ
mẫu vật.
Tiểu kết:
IV.Kiểm tra - đánh giá (4’):
- Gọi 1-2 hs lên trình bày lại kính lúp và KHV.
- Trình bày các bước sử dụng KHV. Nhắc nhở hs biết cách giữ gìn kính đặc biệt không được va đập
mạnh làm bể thấu kính
- Đọc mục “Em có biết?”
V.Hoạt động nối tiếp(1’):
Chuẩn bị cho tiết thực hành quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi các nhóm mang 1 củ hành tây

Trường THCS Đức Bình MÔN : SINH HỌC
Tổ: ……… Tuần:…………………… tiết(ppct):………………
Lớp:……… Tên bài thực hành:………………………………….
Thứ…….ngày…….tháng……. năm 200…
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH BÀI SỐ I
I. Kết quả đánh giá

Nhận xét của GV Điểm thao tác
TH
Điểm thực
hành
Điểm ý thức
TH
Điểm lí
thuyết
Tổng điểm
bài TH
II. Tường trình kết quả
1/ Chuẩn bị
+ Mẫu vật:…………………………………………………………………………………
+ Dụng cụ: ……………………………………………………………………………
2/ Cách tiến hành:
Quan sát kính lúp và cách sử dụng :
*Cấu tạo :
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
……………………………………………………………………………………………
*Chức năng:
…………………………………………………………………………………………… *Cách sử dụng :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Quan sát kính hiển vi:
Cấu Tạo: ……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Chức năng:
… ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Cách sử dụng gồm ba bước cơ bản:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3/ Kết quả :………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
4/Giải thích, kết luận:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Người thực hành
Tiế t 5 THỰC HÀNH
Tuần 3 QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS phải tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật ( tế bào vảy hành hay tế bào thịt quả cà chua).
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng sử dụng KHV.
- Tập vẽ hình đã quan sát được trên KHV.
3. Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
- Trung thực chỉ vẽ những gì quan sát được.
II.Phương tiện:
- GV: + Biểu bì vảy hành và thịt cà chua chín.
+ Tranh phóng to củ hành và tế bào vảy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt quả cà chua(nếu có).
+ Dụng cụ thực hành
- HS: Học kỹ bài cách sử dụng KHV.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6

Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động 1(20’): Quan sát tế bào dưới KHV.
_ Hướng dẫn lại cách sử dụng kính hiển vi
_ Hướng dẫn hs cách lấy mẫu và làm tiêu bảng để
quan sát trên kính.
_ Kết hợp bằng hình vẽ 6.1 cho hs quan sát.
Chú ý nhắc nhở hs khi lấy vảy hành sao cho thật
mỏng  dễ quan sát được các tế bào.
_ Đi tới các nhóm để giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp
thắc mắc của hs.
_ Yêu cầu hs vẽ những gì quan sát được.
_ HS theo dõi sự hướng dẫn của GV và thực hiện
theo để có tiêu bản quan sát.
_ HS quan sát tranh và tiến hành theo các bước
tranh vẽ.
_ HS quan sát và vẽ tranh.
Hoạt động 2(15’): Vẽ hình đã quan sát được
dưới kính.
_ GV: treo tranh phóng to để giới thiệu với hs hình
vẽ.
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
_ GV: hướng dẫn hs phân biệt được các vách ngăn
tế bào.
_ Hướng dẫn hs cách vừa quan sát vừa vẽ hình.
_ HS quan sát tranh, so sánh với hình vẽ của nhóm.
_ Phân biệt các vách ngăn tế bào.
_ Vẽ hình quan sát vào bản báo cáo thu hoạch.
IV.Kiểm tra - đánh giá(8’):
- HS tự nhận xét trong nhóm về cách làm tiêu bảng, kỹ năng sử dụng KHV và kết quả của việc thực

hành.
- GV đánh giá kết quả thực hành của nhóm, nhận xét ý thức của từng thành viên trong tổ trong tiết thực
hành.
- Cho điểm khuyến khích các nhóm làm bài tốt, nhắc nhở các nhóm chưa tích cực  yêu cầu cố gắng
trong bài sau.
- Thu bản báo cáo thực hành của học sinh
Vệ sinh phòng thực hành:
- GV hướng dẫn hs cách lau chùi và bảo quản KHV.
- Hướng dẫn cách sắp xếp các dụng cụ vào hộp.
- Làm vệ sinh phòng học thí nghiệm.
V.Hoạt động nối tiếp(2’):
- Tìm câu trả lời cho câu hỏi 1,2 SGK/22.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Trường THCS Đức Bình MÔN : SINH HỌC
Tổ: ……… Tuần:…………………… tiết (ppct):………………
Lớp:……… Tên bài thực hành:………………………………….
Thứ…….ngày…….tháng……. năm 200…
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH BÀI SỐ II
I. Kết quả đánh giá
Nhận xét của GV Điểm thao tác
TH
Điểm thực
hành
Điểm ý thức
TH
Điểm lí
thuyết
Tổng điểm
bài TH

II. Tường trình kết quả
1/ Chuẩn bị
+ Mẫu vật:…………………………………………………………………………………
+ Dụng cụ:………………………………………………………………………………
2/ Cách tiến hành:
Quan sát cây rêu bằng kính lúp :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Quan sát tế bào dưới kính hiển vi:
Cách làm tiêu bản :
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Cách quan sát:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3/ Kết quả :………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
……………………………………………………………………………………………
Giải thích, kết luận:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Người thực hành
Tiết 6 CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
Tuần 3
I.Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh xác định được:
- Các cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào.
- Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Khái niệm về mô.
Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát.
- Nhận biết kiến thức.
Thái độ:
- Kiểm tra - đánh giá thêm lòng yêu thích môn học cho học sinh.
II.Phương tiện:
- Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 7.1-7.2-7.3-7.4-7.5-SGK
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật.
III.Hoạt động dạy học:
Mở bài(1’):
Trong tiết thực hành hôm trước các em đã được quan sát đặc điểm của tế bào . Vậy có phải tất cả các cơ
quan khác của thực vật đều có cấu tạo như vậy không? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1(10’): Hình dạng và kích thước tế bào.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học học sinh
_ GV treo các tranh 7.1, 7.2, 7.3 cho học sinh quan
sát.
_ Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, tìm ra cầu
trả lời cho lệnh ∇ SGK/23.
_ H: +Các cơ quan của thực vật được cấu tạo bằng
gì?

+Các tế bào có hình dạng giống nhau ko?
_ GV: nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung
cho hoàn chỉnh.
_ GV: cho học sinh đọc nội dung thông tin trong
SGK/23.
_ GV: cung cấp thêm 1 số tế bào có kích thước
nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài.
_ Học sinh quan sát tranh.
_ Học sinh tìm câu trả lời thông qua quan sát tranh,
so sánh.
_ Học sinh trả lời.
_ Học sinh nhận xét va đưa ra kết luận: tế bào có
nhiều hình dạng.
_ Học sinh đọc nội dung thông tin và rút ra nhận
xét về kích thước của tế bào thực vật.
Tiểu kết:
_ Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào.
_ Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Hoạt động 2(20’): Cấu tạo tế bào.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
_ GV: cho học sinh đọc nội dung thông tin 
SGK/24. Treo tranh 7.4/ SGK và cho học sinh
quan sát.
_ H: Tế bào thực vật bao gồm những thành phần
nào?
_ GV: xác định vị trí các thành phần đó trên tranh
vẽ, gọi 1 học sinh lên xác định lại.
_ GV mở rộng: Lục lạp trong chất tế bào có diệp

lục làm cho các cây đều có màu xanh và đảm
nhiệm quá trình quang hợp.
_ GV cho 1 học sinh nhắc lại các thành phần của 1
tế bào.
_ Học sinh đọc nội dung thông tin và quan sát
tranh vẽ.
_ Tìm ra câu trả lời.
_ Quan sát, lên xác định lại.
_ Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Tiểu kết:
Vách tế bào
Tế bào gồm: Màng sinh chất
Chất tế bào
Nhân
Hoạt động 3(8’): Mô
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
_ GV: Treo tranh 7.5 SGK/25 yêu cầu học sinh
quan sát.
_ Nêu câu hỏi:
+Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1
loại mô? Của các loại mô khác nhau?
+Mô là gì?
_ GV bổ sung: chức năng của các tế bào trong 1
mô, nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan lớn
lên.
_ HS quan sát tranh, đưa ra câu trả lời.
_ 1 đến 2 học sinh trình bày câu trả lời, các học
sinh khác nhận xét, bổ sung.
• Tiểu kết:
Mô gồm 1 nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng.

IV.Kiểm tra - đánh giá(5’) :
- Cho 1 học sinh đọc phần kết luận chung màu hồng SGK/25.
- Trình bày các thành phần cấu tạo nên tế bào.
- TB TV có kích thước và hình dạng như thế nào?
- Cho 1 học sinh đọc phần “Em có biết?” cho cả lớp cùng nghe.
V.Hoạt động nối tiếp(1’):
- Học bài.
- Xem trước nội dung bài “Sự lớn lên và phân chia tế bào”.
Tiết 7 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
Tuần 4
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?
- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật. Chỉ có tế bào mô phân sinh mới
có khả năng phân chia.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II.Phương tiện:
- GV: tranh phong to hình 8.1, 8.2 SGK/27.
- HS: ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ(5’): Trình bày cấu tạo tế bào thực vật, kể tên một số hình dạng tế bào mà em biết
2/ Bài mới: Chúng ta đa biết thực vật được cấu tạo bới các tế bào. Vậy: thực vật làm thế nào để lớn lên?
Sự lớn lên đó nhờ vào quá trình nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu sự lớn lên của tế

bào.
GV: yêu cầu học sinh hoạt động độc lập độc lập,
nghiên cứu nội dung thông tin  SGK/29.
Đặt câu hỏi:
+Tế bào lớn lên như thế nào?
+Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được?
GV treo tranh hình 8.1, phóng to cho học sinh
quan sát.
GV đặt câu hỏi:
+ Quan sát hình các em thấy khi tế bào lớn lên tòi
thì những bộ phận nào có sự gia tăng kích thước,
số lượng và những bộ phận nào ko gia tăng?
_ GV sửa câu hỏi và đưa ra kết luận.
I.Sự lớn lên của tế bào:
_ HS đọc thông tin và tìm câu trả lời.
_ HS trả lời, các HS khác nhận xét.
_ HS quan sát tranh và tìm câu trả lời.
_ HS phải thấy được:
+Vách tế bào lớn lên.
+Chất tế bào nhiều lên.
+Không bào to ra.
+Nhân tế bào giữ nguyên kích thước.
_ HS trả lời, các học sinh khác bổ sung.
• Kết luận:
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 2(18’): Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.
_ GV cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 8.2
phóng to.
_ Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần nội dung

thông tin trong SGK/28.
_ Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+Mô tả quá trình phân chia tế bào?
+Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
+Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá…lớn
lên bằng cách nào?
_ GV trình bày quá trình lớn lên và phân chia
tế bào theo sơ đồ:
TB non TB trưởng thành
TB non mới.
_ GV tổng kết nội dung 3 câu trả lời của phần ∇
SGK/28.
_ Đặt câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý
nghĩa gì đối với thực vật?
II. Sự phân chia của tế bào.
_ HS nghiên cứu nội dung thông tin và quan sát
hình.
_ HS tìm câu trả lời.
_ Các HS khác bổ sung để hoàn thiện câu trả lời.
_ HS trả lời tìm ra ý nghĩa của sự lớn lên và phân
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
chia tế bào. Đọc phần KL chung/ SGK.
 Tiểu kết:
Quá trình phân bào:
+ Hình thành 2 nhân.
+ Chất TB phân chia.
+ Vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ thành 2 TB con.
Ý nghĩa:
+ Sự phân chia và lớn lên của TB giúp cây sinh trưởng, phát triển.

IV.Kiểm tra - đánh giá (5’):
- TB ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân chia diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia TB?
V.Hoạt động nối tiếp(2’):
- Học bài, vẽ hình 8.2 SGK/27.
- Đọc trước bài 9: “Các loại rễ, các miền của rễ”.
Tiết 8 CÁC LOẠI RỄ – CÁC MIỀN CỦA RỄ
Tuần 4
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được 2 loại rễ chính: rễ cọc – rễ chùm.
- Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
Kĩ năng:
- Quan sát, so sánh.
- Hoạt động nhóm.
Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II.Phương tiện:
- GV: + 1 số cây có rễ: Cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành.
+ Tranh phóng to hình 9.1, 9.2, 9.3/ SGK.
+ Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ(5’):
Quá trình phân bào diễn ra như thế nào? Cho biết ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào?
2/ Bài mới : Nhờ đâu mà cây có thể hút muôí khoáng và nước từ đất lên nuôi cây? Có phải mọi miền của
rễ đều có chức năng giống nhau? Mọi cây đều có rễ giống nhau ko? Ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ.
_ GV: kẻ phiếu học tập lên bảng và yêu cầu học
sinh vẽ vào vở.

BT Nhóm A B
1
2
Tên cây
Đặc điểm của rễ
I. Các loại rễ.
_ HS kẻ phiếu học tập vào vở. Đặt mẫu vật lên
bàn.
_ Quan sát H9.1/ 20.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
3 Đặt tên rễ
_ Yêu cầu học sinh chia mẫu vật rễ cây thành 2
nhóm, hoàn thành câu trả lời 1 trong lệnh ∇ đầu
tiên.
_ Sau khi HS quan sát tranh yêu cầu HS thực hiện
BT2 SGK.
_ GV nhận xét.
_ GV yêu cầu HS cho 1 số ví dụ về rễ cọc, rễ
chùm; hoàn thành câu hỏi cuối BT3.
_ Hỏi: rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì? Cho HS
hoàn thành lệnh 2 SGK/29.
_ GV: yêu cầu HS quan sát kĩ mẫu vật và tranh vẽ
H9.2/ SGK 30.
_ Yêu cầu HS làm BT SGK/30.
_ Sau khi HS hoàn thành câu trả lời, GV treo phiếu
chuẩn KT cho HS quan sát, sửa sai.
_ GV nhận xét câu trả lời.
_ Tìm những rễ cây giống nhau đặt vào 1 nhóm,
ghi tên cây vào phiếu.

_ HS hoàn thành lệnh 2 SGK.
_ Từng HS lên trình bày, các HS khác bổ sung.
_ HS đọc lớn phần BT đã hoàn thành, các HS khác
nhận xét, bổ sung.
_ HS hoạt động độc lập theo từng cá nhân. Quan
sát tranh vẽ, quan sát rễ cây và thực hiện lệnh như
GV yêu cầu.
_ HS đưa ra câu trả lời, , các HS khác nhận xét.
_Quan sát phiếu chuẩn, KT và sửa sai.
Kết luận:
Rể cọc Rể chùm
Có rễ cái to, khoẻ, đâm sâu xuống
đất và có nhiều rễ con mọc xiên, từ
rễ con có nhiều rễ nhỏ hơn.
Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng
nhau, mọc toả ra từ gốc thân
thành 1 chùm.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: tìm hiểu các miền của rễ.
_ GV: cho HS tự đọc thông tin trang 30 SGK.
_ Treo tranh 9.3: Các miền của rễ lên bảng.
_ H: +Rễ có bao nhiêu miền? Kể tên?
+Chức năng của từng miền?
_ GV cho HS điền các miền của rễ lên tranh vẽ.
_ GV nhận xét.
II. Các miền của rể
_ HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh.
_ HS lên chú thích các miền của rễ trên tranh vẽ (4
miền).
_ HS trả lời.

Tiểu kết: Rễ có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: hấp thụ nước và ánh sáng.
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
IV.Kiểm tra - đánh giá toàn bài:
- HS đọc phần kết luận chung SGK/ 31.
- Làm bài tập/ SBT 16, 17.
V.Hoạt động nối tiếp:
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài “Cấu tạo miền hút của rễ”.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Tiết 9 CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
Tuần 5
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
- Bằng quan sát, nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của
chúng.
- Biết sử dụng kiến thức đã học để giải thích 1 số hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây.
II.Phương tiện:
- Tranh vẽ H 10.1, 10.2, /SGK.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ( 5’):

Rể gồm mấy miền? Kể tên. Theo em miền nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 2/Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(15’): Tìm hiểu cấu tạo miền hút
của rễ.
_ GV treo tranh phóng to H. 10.1 (tranh câm) giới
thiệu.
_ Chỉ cho HS thấy phần giới hạn của miền hút (vỏ
và trụ giữa).
_ Yêu cầu HS quan sát và lên chú thích các bộ
phận của vỏ và trụ giữa trên tranh câm.
_ GV kiểm tra bằng cách cho HS nhắc lại các bộ
phận.
_ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK 22 và quan sát
tranh vẽ 10.2.
_ H: Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
_ GV nhận xét.
I. Cấu tạo miền hút của rễ.
_ HS quan sát tranh.
_ HS lên chú thích các bộ phận của phần vỏ và trụ
giữa lên tranh câm.
_ HS nhắc lại cấu tạo sau khi chú thích, HS khác
nhận xét.
_ HS lên hoàn chỉnh sơ đồ.
_ HS nghiên cứu độc lập, trả lời.
Tiểu kết:
Miền hút của rễ gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
H.động 2(18’): Chức năng của miền hút.
_GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp với
quan sát hình vẽ 10.1, 7.4.

_ Hỏi:
+ Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể
hiện qua những điểm nào?
+ Lông hút có thể tồn tại mãi ko?
+ Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa TBTV và
TB lông hút?
II. Chức năng của miền hút.
_ HS đọc cột 3 trong bảng kết hợp với việc quan
sát hình vẽ 10.1.
_ Thảo luận và tìm câu trả lời theo yêu cầu của
GV.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
_ GV gợi ý:
+ TB lông hút có ko bào lớn, kéo dài để tìm nguồn
thức ăn.
+ Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng và
nhiều rễ con.
 Hãy giải thích tại sao?
_ GV nhận xét và rút ra KL.
_ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận
xét, bổ sung.
_ HS giải thích.
Tiểu kết: Chức năng của miền hút gồm:
1. Vỏ:
-Biểu bì: có nhiều tế bào biểu bì kéo dài tạo thành lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng
hòa tan .
-Thịt vỏ: vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
2. Bó mạch:
-Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ

-Mạch gỗ: vận chuyển nước, muối khoáng hòa tan.
3. Ruột: chứa chất dự trữ.
IV. Kiểm tra - đánh giá(5’) :
- Hs đọc phần kết luận.
- Có phải các rễ cây đều có miền hút không? Tại sao?
- Xác định trên tranh các bộ phận của miền hút và nêu chức năng của chúng.
- Làm bt2/ SBT.
V.Hoạt động nối tiếp(2’):
- Học bài, học chú thích hình vẽ 10.1.
- Đọc trước bài: “ Sự hút nước và muối khoáng của rễ”.
- Chuẩn bị mẫu vật.
- Làm bt/ SGK33.
Tiết 10 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
Tuần 5
I.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Biết quan sát, nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối
khoáng chính đối với cây.
- Xác định con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những kiều kiện nào.
Kĩ năng:
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu mà SGK đã đề ra.
Thái độ:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên.
II.Phương tiện:
- Mẫu vật: chậu cây đã tiến hành thí nghiệm, trang 11.1 SGK.hoặc tranh vẽ
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
III.Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ(5’): trình bày chức năng miền hút của rể

2/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(17’): Tìm hiểu nhu cầu cần nước
và muối khoáng của cây
1/ nhu cầu cần nước của cây
GV: yêu cầu hs nghiên cứu nội dung thí nghiệm 1.
H: + Bạn Minh thực hiện thí nghiệm trên nhằm
mục đích gì?
+ Hãy dự đoán kết quả và giải thích?
− GV quan sát hs nghiên cứu tìm câu trả lời.
− Sau khi hs trình bày câu trả lời -> GV cho các
nhóm khác bổ sung -> GV nhận xét đưa ra câu trả
lời đúng I.
− Gv cho hs các nhóm báo cáo kết quả TN đã
chuẩn bị sẵn ở nhà.
− Yêu cầu hs nghiên cứu nội dung trong SGK
(35), thảo luận tìm câu trả lời cho ∇2 SGK/35.
− GV nhận xét, yêu cầu hs rút ra kết luận.
− GV lưu ý: Cho hs phân biệt nơi sống của cây
cần nhiều nước và cây cần ít nước, tránh nhầm cây
sống ở nước và cây cần nhiều nước, cây ở cạn cần
ít nước.
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
HS nghiên cứu nội dung thí nghiệm 1.
-> Hs tìm câu trả lời hoàn thành ∇1 SGK/ 35 ->
các hs khác bổ sung hoàn chỉnh.
HS nghiên cứu SGK, thực hiện ∇2 SGK -> Đưa ra
ý kiến thống nhất.
HS trình bày ý kiến -> nhóm khác nhận xét, bổ
sung.

KL: Nước cần cho cây, từng loại cây cần lượng
nước khác nhau.
Tiểu kết:
Nước rất cần cho cây, nhưng nhu cầu nhiều hay ít tùy vào loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận
khác nhau của cây.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2(17’): Tìm hiểu các loại muối
khoáng cây cần
2/ Nhu cầu muối khoáng của cây
GV treo hình 11.1, cho hs đọc thí nghiệm 3 SGK.
GV: hướng dẫn hs thiết kế thí nghiệm theo nhóm.
Gồm 3 bước:
+ Mục đích TN.
+ Đối tượng TN.
+ Tiến hành: điều kiện và kết quả.
− GV nhận xét kết quả từng nhóm.
− Cho hs thực hiện ∇2 SGK/ 36.
− GV nhận xét.
Tích hợp GDMT:
Đất cung cấp nguồn nước và muối khoáng cho
cây do vậy cần có ý thức bảo vệ môi trường đất
không làm ô nhiễm môi trường đất, tránh xói
mòn, thoái hóa đất
2/ Nhu cầu muối khoáng của cây
Hs đọc SGK + Quan sát tranh và bảng số liệu trang
36/ SGK -> Trả lời câu hỏi ∇1 SGK/36.
− Từng nhóm thiết kế thí nghiệm theo hướng dẫn
của GV.
− Trình bày TN theo nhóm.
− Hs đọc mục  SGK -> thực hiện ∇2 SGK/36

− Hs trả lời.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Tiểu kết:
- Rễ cây chi hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất, cây cần 3 loại muối khoáng chính là: Đạm, lân,
kali.
- Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau đối với từng loại cây, từng thời kì phát triển trong chu
kì sống của cây.
IV.Kiểm tra - đánh giá(5’):
- Nêu vai trò của nước và muối khoáng?
- Theo em trong gđ nào cây cần nước và muối khoáng nhiều nhất?
V.Hoạt động nối tiếp(1’):
- Xem trước: II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Tiết 11 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
Tuần 6 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Nắm được cơ chế hút nước và muối khoáng của cây
- Thấy được những tác động của môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức chăm sóc , bảo vệ cây
II. Phương tiện:
- Tranh vẽ hoặc mô hình về cơ chế hút nước và muối khoáng của cây
- Bảng phụ : bài tập trò chơi giải ô chữ
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ(5’):
- Cây cần những loại muối khoáng chủ yếu nào? Giai đoạn phát triển nào của cây cây nhiều nước nhất?
2/ Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 1(13’): Tìm hiểu cơ chế hút nước và muối
khoáng của rễ
1/ Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ hoặc mô hình
(11.2/sgk) chú ý quan sát hướng mũi tên
- Cho học sinh thảo luận theo nhóm để làm bài tập
lệnh 1/ sgk
-Công bố đáp án, nhận xét cho điểm và kết luận
I. Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1/ Rễ cây hút nước và muối khoáng
- Quan sát trang vẽ hoặc mô hình xác định hướng
di chuyển của nước và muối khoáng
- Trao đổi thảo luận thống nhất đáp án làm bài tập
- Trao đổi chéo phiếu kết quả theo dõi đáp án
chấm điểm theo hướng dẫn của giáo viên
Kết luận:
Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gổ và đi lên các bộ
phận của cây
HĐ 2(18’): Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi
trường đến sự hút nước và muối khoáng của
2/ Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến
sự hút nước và muối khoáng của cây
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
cây
a/ Các loại đất trồng khác nhau
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nêu câu
hỏi thực tế:
1.Những vùng đồi ở địa phương sau một thời

gian canh tác thì chất đất sẽ như thế nào?
Nhấn mạnh: quá trình canh tác đất bị rửa trôi =>
bạc màu làm ảnh hưởng đến sự hút nước và muối
khoáng của cây
b/ Thời tiết khí hậu:
- Cho học sinh đọc thông tin trao đổi thảo luận câu
hỏi:
1.Những điều kiên bên ngoài nào ảnh hưởng
đến sự hút nước và muối khoáng của cây? Cho
ví dụ.
Giáo dục: Muốn cây phát triển tốt cần cung
cấp đủ nước và muối khoáng cho cây trong quá
trình chăm sóc cây cần chú ý đáp ứng nhu cầu
nước và muối khoáng theo từng mùa
a/ Các loại đất trồng khác nhau
- Đọc và nắm bắt thông tin tư duy trả lời câu hỏi
• Đất bị thoái hóa , bạc màu do suy kiệt về dinh
dưỡng đồng thời bị xói mòn
b/ Thời tiết khí hậu:
- Nắm bắt thông tin trao đổi thảo luận thống nhất
câu trả lời
Kết luận:
Các điều kiện bên ngoài như thời tiết, khí hậu, chất đất ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng
của cây
Muốn cây phát triển tốt cần đáp ứng đầy đủ nước và muối khoáng cho cây
IV. Kiểm tra - đánh giá(7’):
- Cho học sinh chơi trò chơi ô chữ trang 39/sgk (thiết kế ở bảng phụ)
V. Hoạt động nối tiếp(2’):
Chuẩn bị cho bài mới: sưu tầm một số loại rễ củ mì, dây tiêu, dây tơ hồng


Tiết 12 THỰC HÀNH
Tuần 6 BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
− Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: Rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
− Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.
2. Kĩ năng:
− Có khả năng nhận xét 1 số loại rễ đơn giản thường gặp.
3. Thái độ:
− Giải thích vì sao phải thu hoạch các cây có rễ cũ trước khi cây ra hoa.
II.Phương tiện:
Giáo viên:
+ Bảng phụ: đặc điểm các loại cây biến dạng.
+ Tranh 1 số loại cây có rễ biến dạng hay mẫu vật: cũ cải, cây tiêu, tầm gửi
Học sinh:
+ cà rốt, củ cải, cành trầu không
III.Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
2/Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại rễ biến dạng
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Kiểm tra mẫu vật của nhóm.
- Yêu cầu hs quan sát; Màu sắc, hình dạng, chức
năng của rễ biến dạng.
- Treo tranh nơi sống của cây bần, mắm, bụt móc…
giới thiệu với hs.
- Hướng dẩn hs tìm thấy mối liên hệ giữa cấu tạo và

chức năng.
- Nhận xét kết quả.
I.Một số loại rễ biến dạng.
- Các nhóm đặt mẫu vật lên bàn, phân loại chúng
theo nhóm riêng.
- Thảo luận chung và viết ra các đặc điểm dùng phân
loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trao đổi của nhóm
-> các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận:
Một số loại rễ biến dạng thường gặp như : rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và chức năng
của rễ biến dạng.
- GV y/c hs hoàn thành bảng đặc điểm các loại rễ
biến dạng -> quan sát tranh vẽ + thông tin trong
SGK.
- Cho hs trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy loại rễ biến dạng?
+ Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gỉ?
- GV y/c hs quan sát các hình trong
12.1 SGK/ 41
Cho hs thực hiện lênh Đ SGK/ 41
- Nhận xét câu trả lời.
- Cho hs ghi kết luận.
Yêu cầu hs đọc nôi dung kết luận ở cuối bài.
II. Đặc điểm và chức năng của các loại rể biến
dạng
- Hoàn thành bảng trang 40 ở vở bt.
- So sánh nội dung ở mục 1 để sữa chữa những chổ

chưa đúng về tên cây, loại rễ.
- 1 -> 2 hs đọc kết quả -> Các hs khác bổ sung.
- Hs quan sát tranh, thực hiện lệnh tranh 41.
- Hs trình bày câu trả lời -> Hs khác bổ sung.
Tiểu kết:
Một số loại rễ biến dạng làm chức năng khác của cây như:
• Rễ cũ phình to chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả.
• Rễ móc mọc ra từ các mắt thân, cành bám vào trụ giúp cây leo lên.
• Rễ thở mọc ngược lên trên mặt đất giúp cây hô hấp trong không khí.
• Rễ giác mút đâm vào thân hoặc cành cây khác lấy thức ăn từ cây chủ.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
IV.Kiểm tra - đánh giá:
- Tại sao phải thu hoạch các cây rễ cũ trước khi ra hoa?
- Cho hs thực hiện bài tập trong SGK.
V.Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài “ Cấu tạo ngoài của thân”.
+ Đọc trước và quan sát tranh.
+ chuẩn bị mẫu vật: mỗi nhóm đem 1 cành bất kì có đủ chồi ngọn, chồi nách . .
Trường THCS Đức Bình MÔN : SINH HỌC
Tổ: ……… Tuần:…………………… tiết(ppct):………………
Lớp:……… Tên bài thực hành:………………………………….
Thứ…….ngày…….tháng……. năm 200…
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH BÀI SỐ III
I. Kết quả đánh giá
Nhận xét của GV Điểm thao tác
TH
Điểm thực
hành
Điểm ý thức

TH
Điểm lí
thuyết
Tổng điểm
bài TH
II. Tường trình kết quả
1/ Chuẩn bị:
+ Mẫu vật:…………………………………………………………………………………
+ Dụng cụ:…………………………………………………………………………………
2/ Cách tiến hành:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….Cách quan sát:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3/ Kết quả:
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
TT Tên cây Tên rễ biến
dạng
Đặc điểm Chức năng
1 Khoai lang
2 Tơ hồng
3 Bụt mọc
4 Mì (sắn)
5 Hồ tiêu
Giải thích, kết luận:……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Người thực hành

Tiết 13 Chương II: THÂN
Tuần 7 CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
− Biết các bộ phân ngòi của thân gồm; thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
− Phân biệt được 2 loại chồi nách: cồi lá và chồi hoa.
Kĩ năng:
− Nhận biết các loại thân: thân đứng, thân len, thân bò.
Thái độ:
− Yêu quí và bảo vệ cây xanh.
II. Phương tiện:
− Giáo viên:
+ Tranh câm 1 đoạn thân cây.
+ Tranh cấu tạo chồi lá và chồi hoa.
+ Mẫu: cây đậu, day mồng tơi, day bìm bìm, cỏ mần trâu.
− Học sinh:
+ chuẩn bị các việc đã dặn ở tiết trước.
III. Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Không kiểm tra
2/ Bài mới: Quan sát hàng ngày xung quanh ta, chúng ta thấy thân cây có đa dạng hay ko? Thế thì tại sao
có sự đa dạng đó và cấu tạo thân như thế nào? Ta vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1(20’): Cấu tạo ngoài của thân.
− GV kiểm tra mẫu các nhóm -> y/c q/s cành cây
có đủ chồi, ngọn và cành.
− Treo tranh câm 13.1 SGK/ 43 hướng dẫn hs
qs .
-> Tiểu kết các phần bộ phận của cây.
I.Cấu tạo ngoài của thân.
Hs quan sát tranh theo hướng dẫn của gv.

1. Điền chú thích vào tranh câm.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
− Treo tranh cấu tạo chồi lá, chồi hoa y/c hs
quan sát kỹ mẫu chồi lá, chồi hoa trên cành bí đỏ
bổ dọc.
− Y/c hs quan sát mẫu vật kết hợp quan sát trang
câm trên bảng -> ghi nhớ -> lên chú thích hình.
− Cho hs phân biệt được chồi hoa và chồi lá.
− Kết luận.
2. Hs quan sát mẫu vật + quan sát tranh ghi nhớ
chú thích.
3. Chú thích tranh câm.
4. Hs phân biệt 2 mẫu vật chồi hoa và chồi lá.
 Tiểu kết:
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Chồi mang mầm lá gọi là chồi lá
- Chồi mang mầm hoa gọi là chồi hoa
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ 2(18’): Tìm hiểu các loại thân
Treo tranh các loại thân.
− Yêu cầu hs xác định:
o Vị trí của thân
o Sự phân cách của thân
o Thân đứng độc lập hay phải bám vào vật khác
để leo cao? Leo bằng cách nào?
− Cho hs trình bày nội dung các câu thảo luận.
− Cho hs xác định các loại thân.
− Yêu cầu hs thực hiện ∇ SGK vào vở bài tập.
− Gv kết luận.

II. Các loại thân
Để mẫu vật lên bàn đối chiếu với tranh, phân chia
mẫu vật thành các nhóm.
− Độc thông tin  SGK.
− Thảo luận tìm ra câu trả lời.
− Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận ->
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
− Xác định các loại thân trên tranh vẽ.
− Thực hiện ∇ vào vở bài tập -> nhận xét, bổ
sung.
− Đọc phần kết luận
 Tiểu kết: Tùy theo cách mọc của thân, người ta chia thân ra làm 3 loại:
− Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân củ.
− Thân leo: leo bằng thân quấn, tua cuốn.
− Thân bò.
IV.Kiểm tra - đánh giá(5’):
− Xác định trên mẫu và hình vẽ các bộ phận và các dạng thân.
− Làm bài tập 2 trong SGK -> đánh giá cho điểm.
V.Hoạt động nối tiếp(2’):
− Vẽ hình và chú thích các bộ phận của thân
− Chuẩn bị bài “ Thân dài ra do đâu?” -> các nhóm kiểm tra lại việc gieo hạt và độ cao của thân cây đã
mọc được.
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6
Trường THCS Đức Bình Năm học: 2010 - 2011
Trường: ……………………………. Kiểm tra 15’
Tên: ……………………….Lớp:… Môn: Sinh học 6( Dành cho dân tộc thiểu số)
( Học sinh làm trực tiếp trên tờ giấy này )
Điểm Lời phê
I. Trắc nghiệm(6đ):
Câu 1(3đ): Chọn đáp án đúng nhất

1/ Thân cây gồm mấy bộ phận chính?
A. 2 bộ phận B. 3 bộ phận C. 4 bộ phận D. 5 bộ phận
2/ Chồi nách mọc ra từ đâu?
A. Nách lá B. Ngọn cây C. Rễ cây D. Lá cây
3/ Chồi hoa là chồi mang:
A. Mầm lá B. Mầm hoa C. Mầm hạt D. Mầm trái
4/ Cây nào sau đây thuộc loại thân gổ?
A. Dừa B. Bạch đàn C. Ngô D. Khoai lang
5/ Cây nào sau đây thuộc loại thân cột?
A. Mướp đắng B. Gừng C. Cau D. Tiêu
6/ Cây nào sau đây thuộc loại thân cỏ?
A. Dừa B. Mít C. Điều D. Lúa
Câu 2(3đ): Chú thích hình vẽ các bộ phận chính của cây
……………………
……………………
………………

Tự luận(4đ):
Câu 1(2đ): Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá
Câu 2(2đ): Sự khác nhau giữa chồi ngọn và chồi nách
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(6đ):
Câu 1(3đ): Chọn đúng mỗi đáp án đạt 0,5đ
1/ Thân cây gồm mấy bộ phận chính?
A. 2 bộ phận B. 3 bộ phận C. 4 bộ phận D. 5 bộ phận
2/ Chồi nách mọc ra từ đâu?
Giáo viên: Trần Hưởng Giáo án Sinh học 6

×