Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tập đọc là một phân mơn rất quan trọng góp phần trong việc hình thành và phát triển
kĩ năng đọc cho HS. Với HS lớp 2 các em bước đầu biết đọc, cho nên GV cần phải hướng
dẫn kĩ năng đọc cho HS ngay từ đầu năm học. Để từ đó các em có thể bộc lộ tình cảm của
mình qua mỗi bài đọc một cách khác nhau. Vậy muốn đọc tốt ,phần quan trọng không thể
thiếu được là phải rèn cho HS đọc thông qua các giờ tập đọc, học thuộc lịng. Chính vì vậy
mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2”
1. Thực trạng của vấn đề
Theo thực trạng những năm gần đây, chất lượng về môn đọc của HS trường tôi chưa
cao lắm. Một số em đầu năm còn ê , a đánh vần từng chữ . Cho nên, việc rèn đọc cho các em
cịn hạn chế. GV hầu hết ln lo đảm bảo đủ thời gian cho một tiết dạy, đảm bảo đủ các
bước trong tiến trình bài dạy, nên chưa có nhiều thời gian chú ý rèn luyện kỹ năng đọc cho
HS.
Ở bậc Tiểu học , mơn Tốn và mơn Tiếng Việt cùng với các mơn học khác đóng vai trị quan
trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập của HS . Đặt biệt, Tập đọc là một
phân mơn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy mơn Tiếng Việt. Tuy nhiên
trong thực tế vẫn cịn tồn tại hiện tượng “bệnh thành tích” mà một số giáo viên vẫn cho điểm
đọc của HS khá cao, nhưng thực tế HS lại chưa đạt được mức độ đánh giá đó. Chính lẽ đó
mà một số giáo viên chỉ chú trọng dạy các phân mơn : Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và
câu, ít chú trọng đến phân môn Tập đọc. Trong giờ học, giáo viên ít quan tâm đến việc
chỉnh sửa cho HS các lỗi sai về âm, vần, ngắt nghỉ sai.
Chẳng hạn : đọc bài “ Gọi bạn” nhiều em đọc chưa đúng cách ngắt nghỉ ở khổ thơ :
Tự xa xưa thưở nào /
Trong rừng/ xanh sâu thẳm//
Theo tơi thì cách đọc là :
Tự xa xưa thưở nào /
Trong rừng xanh / sâu thẳm//
Bên cạnh đó ở q tơi , hầu hết HS nói quá nặng về phương ngữ, dẫn đến đọc nhiều
từ sai lệch.
Ví dụ : Bãi các – bãi cát , biểng cả – biển cả , tường lớp – trường lớp.


Ngoài ra cũng chưa kẻ hết việc HS đọc ngọng các cặp phụ âm : s/x , gi/d hoặc các
dấu thanh ?/~ ; đọc ngọng các vần : an / ang , ac/ at , ân/âng.
Như vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc học sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như làm
sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản. Bên cạnh đó do
chưa hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học tập đọc, do thói quen thành
phần giảng văn mà chưa quan tâm đến yêu cầu cơ bản của tiết tập đọc là rèn kỹ năng đọc.
1


Ở lớp 2 , các thể loại văn bản của các bài tập đọc được biên soạn theo các chủ đề với
nội dung rất phong phú, đa dạng. Tập đọc khơng chỉ với mục đích rèn đọc mà cịn có tính
giáo dục lịng u q hương đất nước, u thiên nhiên ; giáo dục đạo đức lối sống , giúp HS
tiếp cận với những thực tế đời thường. Từ đó, có kỹ năng ứng xử giao tiếp trong cuộc sống.
Chính vì lẽ đó mà thơng qua các bài tập đọc giáo viên cần liên hệ thực tế, giúp các em rút ra
những bài học sâu sắc nhất thì có giáo viên lại vơ tình qn việc này .
Chính vì thấy được tầm quan trọng của môn tập đọc, nên tôi đã tìm ra một số biện
pháp thực hiện việc rèn đọc cho HS lớp 2 qua phân môn Tập đọc , để giúp các em đọc đúng
và viết đúng.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Qua đề tài này tối muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Giúp
giáo viên có những định hướng, nội dung rèn luyện cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học
sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tốt môn Tập đọc.
3/ Phạm vi nghiên cứu :
Học sinh lớp 2B và khối 2 – Trường Tiểu học Nhơn Hải - Thành phố Quy Nhơn –
Tỉnh Bình Định.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1/ Cơ sở lý luận và thực tiễn
a) Cơ sở lí luận
Bậc Tiểu học là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh . Đây là
bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên , xã hội, trang bị những

phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn . Bên cạnh đó ,cịn bồi
dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai. Các
môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt
môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học.
Phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản ban đầu về hệ thống
tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp HS rèn luyện kỹ năng
đọc – nghe – nói – viết và cịn tạo điều kiện cho HS học tốt các mơn học khác. Từ đó, các
em có vốn sống , vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
Bước đầu hình thành phương pháp học của phân mơn Tập đọc, tìm hiểu nội dung
,nghệ thuật, cảm thụ văn học, luyện đọc. Từ việc cảm thụ nhận được vẻ đẹp của đất nước ,
của còn người qua các bài tập đọc, khơi dậy trong các em lòng ham hiểu biết, ham học hỏi
tiếng mẹ đẻ, biết vận dụng ứng xử trong cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp
hơn.
Phân mơn Tập đọc cịn giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước,
yêu truyền thống dân tộc , yêu tiếng mẹ đẻ. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn, sự trong sáng
của tiếng Việt ,làm cho ngôn ngữ tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng, mang đậm đà
bản sắc dân tộc.
b/ Cơ sở thực tiễn :
2


Trong chương trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới phương
pháp dạy học , đánh dấu một bước nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và học ở tất cả các mơn
học , trong đó có phân mơn Tập đọc. Tuy nhiên trong q trình thực hiện bản thân tôi cũng
như những giáo viên khác có rất nhiều những ý kiến tranh luận , trao đổi, bàn bạc. Trước
thực tế đó có nhiều chuyên đề về Tập đọc được mở ra. Điều đó đã giúp chúng tơi hiểu được
phần nào những điều cịn để ngỏ. Song ở mỗi vùng, mỗi trường, mỗi đối tượng HS khác
nhau, lại có một khả năng khác nhau.
2. Các biện pháp tiến hành
- Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em.

- Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc theo định hướng giao tiếp
- Tổ chức thi đọc , học thuộc lòng

3


B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU
Môn Tập đọc ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn
ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trng 4 hoạt động tương ứng với
chúng là 4 chức năng : nghe, nói, đọc, viết. Như vậy việc dạy đọc có một ý nghĩa vơ cùng
quan trọng vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của học sinh.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Thuyết minh tính mới
Xuất phát từ những thực tế trong giảng dạy, tơi đã tìm ra được một số giải pháp để
giải quýêt vấn đề nâng cao chất lượng đọc của HS lớp 2,cụ thể như sau :
a/ Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp câu.
-Nếu dạy những văn bản văn xi đơn thuần, khơng có lời đối thoại như bài” Ngôi
trường mới” ( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 1 trang 50; bài “Cây xoài của ông em”
( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 1 trang 89 )hoặc một số bài khác thì giáo viên tổ chức
cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đơn vị câu.
- Nếu dạy những bài thơ thì giáo viên hướng dẫn HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dịng thơ.
Nhưng có bài lại khơng thể áp dụng theo cách đọc này được. Chẳng hạn bài “ Tiếng chổi
tre” (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – Tập 2 trang 121) ở mỗi khổ thơ nên hướng dẫn HS đọc
nối tiếp như sau :
+ HS 1 : Đọc 3 dòng: Những đêm hè
Khi ve ve
Đã ngủ
+ HS 2 : Đọc 2 dịng : Tơi lắng nghe
Trên đường Trần Phú

+ HS 3 : Đọc 3 dòng : Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me.
+ HS 4 : Đọc 3 dòng : Tiếng chổi tre
Đêm hè
Quét rác.
Tuy nhiên , giáo viên phải luôn luôn thay đổi cách tổ chức luyện đọc . Ví dụ : Hôm
nay đọc nối tiếp theo hàng ngang, ngày mai đọc nối tiếp theo hàng dọc. Như vậy HS sẽ
không thể ỷ lại, không thể coi thời gian đọc của bạn là thời gian nghỉ ngơi của mình, bởi vì
HS phải theo dõi bạn đọc, nếu đến lựơt mình sẽ đứng dậy đọc. Giáo viên yêu cầu HS vừa
đọc sai dừng lại , đọc lại từ sai và đọc lại cả câu đó.
b/ Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn kết hợp với từ chú giải, rèn đọc câu dài:
4


Để cách luyện đọc này đạt hiệu quả cao, thì GV phải hướng dẫn cho HS xác định bài
này có mấy đoạn, mỗi đoạn từ đâu đến đâu. Đối với những bài tập đọc chưa ghi rõ đoạn
hoặc những bài thơ khơng viết theo khổ thơ thì việc xác định đoạn với HS lớp 2 là khó. Do
vậy, GV có thể nêu ngay cách chia đoạn : Ví dụ : Bài “ Mùa xuân đến” (Sách giáo khoa
Tiếng Việt 2 – Tập 2 trang 17) giáo viên phải giới thiệu bài được chia ra làm 3 đoạn. Đoạn 1
gồm 8 câu đầu, đoạn 2 gồm 5 câu tiếp theo. Đoạn 3 phần cịn lại.
Trong q trình đọc HS lúng túng khi ngắt nghỉ hơi hoặc ngắt nhịp ở câu văn , dịng
thơ nào thì GV cũng cho HS dừng lại để chỉnh sửa ngay ở đó. Khi chỉnh sửa cũng có nhiều
hình thức như : HS tự nêu cách ngắt nghỉ và GV kết luận đúng hay sai, hoặc GV hay HS khá
đọc, HS phát hiện chỗ ngắt nghỉ hơi.
Khi dạy ngắt nhịp trong thơ học sinh có thói quen láu cá, đọc nhanh vắt từ dòng nọ
sang dòng thơ kia ( Với thơ 4 -5 chữ ) và nhiều khi để dễ đọc với thể thơ lục bát thì các em
ngắt nhịp 2/2 hết các dòng thơ. Nếu cứ để như vậy thì sẽ khiến cho các em dần dàn mất đi
khả năng cảm nhận cái đẹp được biểu cảm trong bài thơ, trong từng dòng thơ cụ thể để khi
hướng dẫn HS khơng mắc phải tình trạng cách ngắt nhịp đó, sẽ làm mất đi cái hay của nhịp

điệu và nội dung bài.
Như vậy , ta thấy từ ngữ được chú giải trong các bài tập đọc là một phần từ vựng
cung cấp cho HS lớp 2 theo yêu cầu của chương trình Tiếng Việt. Nếu khi dạy học tập đọc ,
ta không lưu ý cho HS đọc, hiểu ,vốn từ của HS sẽ giảm thiểu đáng tiếc.
c/ Phần luyện đọc - hiểu
Đọc hiểu phải gắn liền việc đọc với việc tìm hiểu nghiã của từ ngữ trong bài, gắn việc
đọc với việc tìm hiểu bài. Để nâng cao hiệu quả hiệu quả phần này, GV nên sử dụng nhiều
hình thức đọc thầm. Đọc thầm là hình thức đọc khơng mấp máy mơi, đọc trong óc, mắt lướt
trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc.
Trong việc đọc để hiểu nghĩa từ ngữ trong bài, từ ngữ khó HS địa phương chưa quen
thì có thể dùng các biện pháp :
- Đặt câu với từ ngữ cần chú giải.
- Tìm từ trái nghĩa với từ cần chú giải.
- Tìm từ có nghĩa giống với từ chú giải.
Đối với từ thực ,có thể dùng hiện vật , tranh ảnh, mơ hình để HS nắm nghĩa từ.
Việc đọc để tìm hiểu nội dung bài , trước hết cần nắm vững được nhân vật (số lượng,
tên , đặc điểm) tình tiết của câu chuyện, những nội dung để nhận ra ở các câu văn thơ. Sau
đó là nắm ý nghĩa của câu chuyện, bài văn,bài thơ.
d/ Luyện đọc nâng cao
Đối với phần này cần hướng dẫn cho HS nhấn giọng vào các từ ngữ gợi cảm , từ đó
khích lệ các em có ý thức đọc diễn cảm , đọc hay. Ví dụ : Đọc bài “ Sơng Hương” phải nhấn
giọng ở các từ diễn tả sắc độ, màu sắc : xanh thẳm , xanh biếc, xanh non, ửng hồng. Đối với
những mẫu chuyện đọc phân vai thì có thể hướng các em thể hiện giọng đọc của từng nhân
vật.
5


Bên cạnh đó,cũng nên tổ chức cho HS thi đọc đoạn mà các em thích.
e/ Củng cố , dặn dị :
Theo tôi phần này phải nêu được những nhận xét về quá trình hoạt động của tiết học,

đúc rút những nội dung cơ bản, ý nghĩa của bài học, giúp các em nắm vững nội dung bài.
Cần tuyên dương và khuyến khích những HS học tốt trong giờ học để tạo hứng thú cho
các em.
Sau đó dặn dị HS về đọc và chép bài học của hơm sau. Có như vậy việc đọc lại bài
và chuẩn bị bài sau sẽ có tác dụng hơn .
2 . Khả năng áp dụng
- Thời gian áp dụng : năm học 2011- 2012.
- Khả năng thay thế giải pháp hiện có :
+ Đầu năm khi nhận lớp 2C có 1 em khơng biết đọc, 6 em còn đọc ê,a, đánh vần
từng tiếng .
+ Đến giữa học kì II thì số lượng học sinh đọc yếu đã giảm cụ thể : 1 em biết đánh
vần và 2 em đọc cịn chậm
- Chính vì vậy mà tơi thấy đề tài này có thể áp dụng cho việc rèn đọc cho học sinh lớp
2 trong phạm vi cả khối 2 của trường Tiểu học Nhơn Hải.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
- Thông qua việc đọc đúng học sinh có thế học tốt các phân mơn khác như : Tập làm văn,
luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói
thơng , viết thạo. Học sinh đọc được bài sẽ mau hiểu bài , trả lời được các câu hỏi trong nội
dung bài , có ý sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ ở tiết kể chuyện và viết đủ câu , đủ ý
trong tiết Tập làm văn, Luyện từ và câu.

6


C. KẾT LUẬN
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thơng qua việc chỉ đạo chun mơn
và giảng dạy. Đồng thời , tơi cịn thường xun trao đổi phương pháp giảng dạy, học hỏi
kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các tiết dự giờ. Hơn nữa việc học hỏi kinh nghiệm trong
sách báo ,trong tài liệu đã giúp tơi có điều kiện nâng cao chun mơn của mình. Qua thực tế
giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên và đã đạt được kết quả trong năm học vừa

qua như sau :
Đạt được kết quả trên, tôi phải cố gắng rất nhiều. Song thực tế cũng chưa có hiệu
quả cao lắm so với mặt bằng các trường bạn .
* Bài học kinh nghiệm :
HS tiểu học nói chung và HS lớp 2 nói riêng rất hiếu động và có tâm lý thích bắt
chước. Chính vì vậy những lời nói cử chỉ của GV được coi là mẫu cần phải hết sức chuẩn
mực . Trong tiết dạy tập đọc, việc đọc mẫu của GV là quan trọng nhất. Do đó giọng đọc của
GV cần phải chuẩn, chính xác , rõ ràng, dễ nghe và thể hiện được ý nghĩa biểu cảm của văn
bản.
Luôn tạo cho HS hứng thú học tập, khích lệ HS đúng lúc, kịp thời, thường xuyên
khen các em trong giờ học.
Quan tâm và kịp thời sửa sai ngay trong lúc các em đọc.
Tổ chức các trò chơi luyện đọc thi và đọc phân vai, giúp các em rèn luyện cách đọc
và thể hiện được cảm nhận của mình qua bài đọc.
Liên hệ giáo dục các em sát với thực tế cuộc sống. Từ đó, mới tạo khơng khí gần gũi
với đời thường, với những giao tiếp trong cuộc sống, giúp các em có cách nói cách nhìn
chuẩn mực.
Tuy nhiên với khả năng cịn hạn chế việc trình bày bằng cách giải quyết vấn đề cịn
nhiều khiếm khuyết, tơi chưa nhìn thấy rõ. Tơi rất mong sự thơng cảm góp ý chân tình của
đồng chí , đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
* Đề xuất, kiến nghị : Để nâng cao chất lượng giảng dạy phân mơn Tập đọc, tơi xin
có kiến nghị :
- Các cấp lãnh đạo cần tăng cường tổ chức chuyên đề Tập đọc. Tạo điều kiện cho GV
học hỏi kinh nghiệm để từng bước nâng cao trình độ năng lực chun mơn nghiệp vụ , phục
vụ vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả
Trên đây là một vài ý kiến tôi mạnh dạn đưa ra lần nữa, tơi rất moing có sự bổ
sung, góp ý kiến của Ban giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo , để tôi
được học hỏi nhằm nâng cao nghiệp vụ.
Nhơn Hải, ngày 10 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện

Ngô Thị Gát
7


NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
XÉT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

8


Cần tuyên dương và khuyến khích những HS học tốt trong giờ học để tạo
hứng thú cho các em.
Sau đó dặn dò HS về đọc và chép bài học của hơm sau. Có như vậy việc đọc lại bài
và chuẩn bị bài sau sẽ có tác dụng hơn .
PHẦN IV : KẾT QUẢ
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi có được thơng qua việc chỉ đạo chun mơn
và giảng dạy. Đồng thời , tơi cịn thường xun trao đổi phương pháp giảng dạy, học hỏi
kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các tiết dự giờ. Hơn nữa việc học hỏi kinh nghiệm trong
sách báo ,trong tài liệu đã giúp tơi có điều kiện nâng cao chun mơn của mình. Qua thực tế
giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên và đã đạt được kết quả trong năm học vừa
qua như sau :

Đầu năm học
Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

Tổng số
HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

34


12

35,3

10

29,4

9

26,5

3

8,8

Cuối kỳ I
9


Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

Tổng số
HS


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

34

15

36,9

11

32,4

7

20,6


1

2,9

Cuối năm học
Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

Tổng số
HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

34

18

52,9

12

35,3

4

11,8

0

0

3/ Thực trạng :
Với HS lớp 2 , tôi áp dụng sáng kiến qua giảng dạy và khảo sát đầu năm , có một số
thuận lợi và khó khăn sau :
a) Thuận lợi :
Hầu hết các em thích mơn Tiếng Việt, mà phân mơn Tập đọc có tới 90% các em
thích. Trong đó các em thích đọc những mẫu chuyện , những bài thơ chiếm phần lớn. Những
bài tập đọc là những bài có nội dung rất gần gũi với cuộc sống thực của các em, phù hợp với
tâm lý lứa tuổi, nên có tác dụng khơi dậy trí tị mị, lịng ham hiểu biết ở các em. Các em có
ham muốn tìm hiểu nhiều vấn đề mà cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Đa phần HS lớp

đó điều có ý thích đọc to , rõ, có một số em đọc diễn cảm khá hay.
b) Khó khăn :
Địa bàn trường của tôi nằm trong vùng nặng về phương ngữ, nên nhiều em chưa phân
biệt được cách đọc các tiếng có phụ âm : s/x , tr/t, d/gi…….
Ngay đầu năm , một số em có hiện tượng tái mù vần khó, một số em đọc to nhưng lại
ngắt nghỉ khơng đúng chỗ, nhiều em có thói quen mà bất biết ngắt nghỉ có đúng khơng
nhưng cứ đến hết một dòng là phải nghỉ. Hoặc ở những bài học thuộc lịng các em đọc làu
làu một mạch mà khơng chú ý đến việc ngắt nghỉ nhịp thơ cô giáo đã hướng dẫn. Bên cạnh
đó , đa số phụ huynh HS ít quan tâm đến việc học hành của con cái , khoán trắng cho giáo
viên dạy ở lớp. Hơn nữa , một số phụ huynh có quan tâm nhưng cách đọc ngọng về phương
ngữ, nên việc kèm dạy con em ở nhà cịn sai sót nhiều. Điều này tuy ảnh hưởng gián tiếp tới
việc học nói chung và phân mơn Tập đọc nói riêng nhưng tác hại khơng phải nhỏ. Trước
những vấn đề tồn tại như trên tôi đánh giá là do những nguyên nhân
sau :
* Đối với HS :
Với HS vùng đảo như ở trường tôi, việc nghỉ hè đồng nghĩa với việc nghỉ chơi thoả
thích, các em không hề quan tâm đến sách vở và việc ôn luyện trong hè. Chính vì lẽ đó mà
việc tái mù một số chữ sau khi học hết lớp 1 vẫn hiển nhiên tồn tại và diễn ra liên tục. Điều
này gây rất nhiều khó khăn cho lớp 2 trong thời gian đầu của năm học.
10


Lượng thơng tin , phim ảnh trên truyền hình tràn lan trên các kênh của chương trình
đã cuốn hút các em. Vì thế mà HS ít chuẩn bị bài, ít chịu khó đọc bài ở nhà.
Ngồi đọc các nội dung có trong chương trình học thì hầu như các em ít tiếp xúc với
các văn bản lạ như : truyện , sách báo dành cho thiếu nhi .
Trong giờ học , một số HS cịn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác
trong học lập. Q trình bạn đọc bài là thời gian nghỉ ngơi của những HS đó.
* Đối với giáo viên :
- Một số giáo viên khi dạy cịn phụ thuộc hồn tồn vào thiết kế bài giảng. Thực tế có

những bài dạy ta có thể áp dụng theo thiết kế ,nhưng có những bài phải dạy đổi cách tổ chức
hoạt động. Chính vì vậy , mà sẽ có nhiều bài dạy mang tính áp đặt đơn điệu chưa phù hợp
với đối tượng HS, làm giảm đáng kể hiệu quả tiết học.
- Do hiện tượng “bệnh thành tích” vẫn cịn ngấm sâu vào nếp nghĩ của chúng ta, nên
việc kiểm tra đánh giá chất lượng đọc của HS cịn mang tính định tính theo hướng chủ quan.

11



×