Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một vài ứng dụng phần mềm violet và powerpoint vào việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.53 KB, 11 trang )

PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Phong Chương, ngày 10 tháng 4 năm 2014
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một vài ứng dụng phần mềm Violet và PowerPoint
vào việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật.
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Đoàn Ngọc . Giới tính: Nam
- Sinh ngày12 tháng 07 năm 1980
- Quê quán: Phong Hòa- Phong Điền- Thừa thiên Huế
- Nơi thường trú: Phong Hòa- Phong Điền- Thừa thiên Huế
- Đơn vị công tác: Trường THCS
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Mỹ thuật
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ, động viên của lãnh đạo nhà trường và đồng nghiệp
trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mĩ thuật thu hút rất nhiều học
sinh hăng say học tập. Phong trào học mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết
các em học sinh hào hứng khi học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người
đã hiểu được đây là một môn nghệ thuật, vì vậy không ít học sinh luôn coi trọng
và đầu tư. Qua đó các em thấy rằng mĩ thuật là môn học bổ ích lý thú và tươi
vui, có tính giáo dục đạo đức thẫm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các
bộ môn khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
+ Trang thiết bị dạy học:
- Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo có ứng dụng công
nghệ thông tin được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố
như: phương tiện, đồ dùng dạy học Do vậy, nhà trường đã quan tâm đầu tư
công nghệ thông tin, góp phần thuận tiện cho việc dạy và học của giáo viên, học


sinh.
b. Khó khăn:
+ Về nhận thức:
* Bên cạnh những thuận lợi như trên thì dạy và học có ứng dụng công nghệ
thông tin vào môn mĩ thuật vẫn còn gặp phải một số khó khăn:
1
- Do quan niệm của một số bậc phụ huynh học sinh còn xem là môn phụ, sự
thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh, điều đó ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng học tập của học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản,
không tự tin làm bài Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn
học vì thực tế đời sống dân trí còn thấp, hầu hết là con em thuần nông nên điều
kiện để phụ huynh tập trung đầu tư cho học tập còn hạn chế, nên cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em, dẫn đến các em không thấy
được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
+ Trang thiết bị dạy học:
- Đã có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cấp nhưng cơ sở vật
chất nhà trường còn thiếu thốn như: phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo
viên và học sinh, đồ dùng trực quan, vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập
và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
II. Sơ lược những đặc điểm tình hình đơn vị:
1. Thuận lợi:
Năm học vừa qua với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh
Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Phong Điền đạt được thành tích đáng khích
lệ trong phong trào dạy học.
- Số lượng học sinh của nhà trường tương đối ổn định, công tác duy trì số lượng
học sinh khá tốt. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, tỷ lệ học sinh
giỏi có chiều hướng gia tăng, học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết
quả cao như thi học sinh giỏi cấp huyện đạt 4 giải (Lịch sử: 1 giải giải Ba, Sinh
học: 1 giải Nhì, Địa lý: 1 giải Nhì, Vật lý: 1 giải KK), cấp tỉnh đạt 2 giải (Sinh
học: 1 giải Ba, Lịch sử: 1 giải KK). Thi viết chữ đẹp lớp 6 cấp huyện đạt 3 giải

(1 giải Ba và 2 giải KK), hội thi giáo viên viết chữ đẹp đạt giải khuyến khích.
Bên cạnh đó, được Sở GD&ĐT công nhận 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh lần thứ VII và đã tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của phòng
GD&ĐT Phong Điền.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn, có tư tưởng, chính trị, đạo đức,
lối sống tốt, có lương tâm, trách nhiệm và năng lực sư phạm.
- Cơ sở vật chất được đầu tư, nâng cấp, cảnh quan môi trường được xây dựng
theo hướng an toàn, thân thiện; trang thiết bị phục vụ dạy học ngày càng đầy đủ
về số lượng, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
- Công tác quản lý có nhiều đổi mới theo hướng phân cấp, kế hoạch hóa và ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động dạy học.
2. Khó khăn:
2
- Địa bàn trường nằm trên vùng thấp trũng, học sinh học tập hay bị gián đoạn
trong thời gian mưa lũ, số lượng học sinh thường vắng nhiều.
- Sự quan tâm của phụ huynh chưa đồng đều, do điều kiện gia đình nên một số
phụ huynh phải đi làm ăn xa. Chính vì vậy mà sự phối kết hợp của nhà trường
gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục cho học sinh.
- Ý thức và thái độ học tập của một số học sinh còn yếu, còn thờ ơ, lười biếng.
- Cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường tuy có chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp
ứng được nhu cầu đổi mới của bộ môn trong công tác dạy học.
- Chất lượng giáo dục có tăng nhưng chưa thật sự bền vững, chất lượng đầu vào
còn thấp.
- Một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng về việc học tập, sự quan tâm
đến việc học của con em ở một số không nhỏ phụ huynh chưa được chú trọng.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
Hiện nay, công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai
trò quan trọng trong sự phát triển chung của các ngành khoa học khác và ngày
càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người.
Đối với giáo dục và đào tạo, sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng

là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt
động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại.
Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ làm thay đổi phương thức,
phương pháp dạy học và được xem là công cụ dạy học hiện đại của người thầy.
Vậy mỗi giáo viên chúng ta sẽ ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào để
mang lại hiệu quả cao. Từ những điều đã tiếp thu được, tôi nhận thấy nên mạnh
dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng và giảng dạy bộ
môn mỹ thuật với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó có phần mềm Violet,
PowerPoint và kết hợp với các phương tiện hiện đại để làm cho giờ học tươi
vui, hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cách làm đó có tác dụng thực sự cho việc nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn mỹ thuật.
Với sự hiểu biết về tin học còn hạn chế nhưng từ thực tế những việc đã làm
được, tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra
kinh nghiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào
công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một vài ứng
dụng phần mềm Violet và PowerPoint vào việc giảng dạy bộ môn mỹ thuật”.
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:
Trước đây trong các tiết dạy mỹ thuật, tôi đã sử dụng một số phương tiện như
máy chiếu Overhead, kết hợp với băng hình, máy ghi âm rất cồng kềnh nhưng
hiệu quả chưa cao. Từ khi nhà trường đã đầu tư công nghệ thông tin vào giảng
dạy, được tiếp cận với phần mềm Violet và PowerPoint. Tôi nhận thấy các giao
diện được thiết kế trực quan sinh động, ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ bằng
3
tiếng Việt nên dễ dùng. Phần mềm Violet và PowerPoint cho phép bạn nhập các
dữ liệu văn bản và các file hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim sau đó lắp ghép
các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng và biến đổi,
thực hiện các tương tác với người dùng. Với những tính năng trên nên khi thực
hiện bài giảng được thiết kế với hai phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống
động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh
phát huy tính độc lập, tự giác tích cực trong học tập.

1. Ứng dụng phần mềm Violet:
- Ứng dụng phần mềm Violet để tạo ra những hình ảnh, mô hình, các đoạn
phim, các bài tập trắc nghiệm…bên cạnh đó giúp học sinh dễ phát hiện ra
những vấn đề, những quy luật mang tính trừu tượng cao, từ đó tạo nên sự
hứng thú, say mê, yêu thích hơn trong môn học. Giải quyết nhiều nội dung
trong một tiết dạy, cung cấp kiến thức; kiểm tra, đánh giá học sinh theo yêu
cầu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc sử dụng đồ dùng
dạy học.
- Ở đây, tôi chỉ nêu hai dạng trắc nghiệm nhằm ứng dụng dễ dàng và hiệu quả
hơn trong quá trình giảng dạy bộ môn mỹ thuật, đó là bài tập trắc nghiệm
kiểu “Một đáp án đúng” và bài tập trắc nghiệm kiểu “Kéo thả chữ”.
a) Bài tập kiểu trắc nghiệm “Một đáp án đúng”: với mỗi bài tập chỉ cho phép
chọn một đáp án đúng. Đối với dạng bài tập này, bạn chỉ cần tích (v) vào sau
kết quả đúng.
* Ví dụ: Tạo bài tập trắc nghiệm để ứng dụng vào Bài 28 - Vẽ trang trí: Trang
trí đầu báo tường (Mỹ thuật 7) như sau:
Đầu báo tường gồm có mấy phần chính?
• 2 phần chính
• 3 phần chính
• 4 phần chính
• 5 phần chính
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:

4
Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái, để bớt phương án
thì nhấn vào nút “−”. Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn
hình bài tập trắc nghiệm như sau:
b) Bài tập trắc nghiệm kiểu ‘Kéo thả chữ”:
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các
từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn

này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ".
* Ví dụ: Tạo bài tập trắc nghiệm để ứng dụng vào Bài 11 - Vẽ trang trí:
Màu sắc (Mỹ thuật 6) như sau:

Sau khi chọn từ, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu đỏ nên rất dễ nhận
ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp kư hiệu || đi
là được.
Dưới đây là màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả
chữ.
5

Trong đó:
+ Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi click
nút này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
+ Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
+ Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.

Nhiệm vụ của học sinh là kéo thả các đối tượng này vào đúng vị trí được quy
định trước trên một hình ảnh hay một đoạn văn bản.

Bạn có thể ứng dụng phần mềm trên để soạn thảo các dạng bài tập trắc
nghiệm một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Việc xây dựng các bài tập
dưới dạng trắc nghiệm này, ngoài việc thay đổi hình thức dạy học chúng ta còn
giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với hình thức luyện tập trắc nghiệm. Thông qua
6
đó, từng bước xây dựng cho học sinh biết lựa chọn có cơ sở đúng đắn, biết lý
giải cho những điều mình chọn hoặc không chọn.
Ngoài ra, bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức giữa bài hoặc cuối bài
và cũng tạo nên tính sinh động, phong phú hơn trong mỗi tiết học. Nói
chung, phần mềm Violet cũng giúp học sinh phát huy được tính tích cực

sáng tạo và giúp cho người dạy tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khắc
phục sự thiếu hụt về đồ dùng dạy học. Kết quả là học sinh dễ hiểu bài và
hứng thú trong học tập.
2. Ứng dụng phần mềm PowerPoint:
Khi thực hiện tiết dạy ứng dụng phần mềm PowerPoint tôi thường ứng dụng
các hiệu ứng sau:
a) Ứng dụng hiệu ứng Entrance:
- Hiệu ứng Entrance là hiệu ứng tạo sự xuất hiện cho đối tượng. Để thực hiện
hiệu ứng này ta làm như sau: chọn đối tượng

chọn lệnh Slide show

Custom
Animation

Add Effect

Entrance

chọn hiệu ứng xuất hiện (Có 52 hiệu
ứng).
* Ví dụ: Khi dạy bài “Trang trí đĩa tròn” tôi ứng dụng hiệu ứng Entrance cho
xuất hiện lần lượt các hình ảnh những chiếc đĩa tròn có màu sắc và cách sắp xếp
hoạ tiết khác nhau và đặt câu hỏi về các kiểu trang trí trên hình vẽ đó.
- Có thể ứng dụng hiệu ứng Entrance để hướng dẫn học sinh cách vẽ hình. Khi
hướng dẫn học sinh vẽ một hình nào đó, ta ứng dụng hiệu ứng Entrance, cho các
yếu tố của hình lần lượt xuất hiện theo tuần tự các bước vẽ.
* Ưu điểm:
+ Cách làm này giúp cho giáo viên giới thiệu được với học sinh rất nhiều tranh
ảnh với nhiều màu sắc và kiểu cách trang trí khác nhau.

+ Giúp học sinh thu thập được nhiều thông tin về cách sử dụng màu và các kiểu
trang trí trên mẫu vật.
+ Việc làm này giúp học sinh nắm rõ các bước và vẽ hình được dễ dàng hơn.
+ Có thể vận dụng tương tự khi dạy các bài ở các phân môn: Thường thức mĩ
thuật, vẽ theo mẫu, vẽ tranh.
b) Ứng dụng hiệu ứng Motion Paths:
- Hiệu ứng Motion Paths là hiệu ứng tạo chuyển động cho đối tượng.
- Khi thực hiện hiệu ứng này ta sẽ tạo ra được những chuyển động cho đối tượng
theo yêu cầu của giáo viên.
- Để thực hiện hiệu ứng này ta làm như sau: chọn đối tượng

chọn lệnh Slide
show

Custom Animation

Add Effect

Motion Paths

chọn hướng chuyển
động.
7
* Ví dụ: Khi dạy các bài “Vẽ theo mẫu” để giúp học sinh thấy được các bố
cục của mẫu vẽ, tôi ứng dụng hiệu ứng Motion Paths, để giới thiệu cho học sinh
quan sát về một số bố cục hợp lí và không hợp lí.
* Ưu điểm:
+ Với việc làm này sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian thực hiện các
thao tác minh hoạ và thuận tiện hơn trong việc thay đổi các bố cục của mẫu vẽ.
+ Đối với học sinh, sẽ giúp cho các em có được những hình ảnh trực quan sinh

động và thuận tiện hơn trong khi quan sát và chọn lựa bố cục hợp lí.
+ Tạo hứng thú cho học sinh học tập tích cực, các em có thời gian thực hành vẽ
nhiều hơn.
+ Ta có thể áp dụng hiệu ứng này khi dạy bài “Lọ hoa và quả”; “Cái ấm tích và
cái bát”…
c) Ứng dụng hiệu ứng Exit:
- Hiệu ứng Exit là nhóm hiệu ứng tạo sự biến mất đối tượng. Để thực hiện hiệu
ứng này ta làm như sau: Chọn đối tượng

chọn lệnh Slide show

Custom
Animation

Add Effect

Exit

chọn hiệu ứng biến mất (Có 52 hiệu ứng).
* Ví dụ: Khi dạy bài “ Vẽ theo mẫu” tôi ứng dụng hiệu ứng Entrance cho xuất
hiện lần lượt các tranh ảnh về cách sắp xếp bố cục khác nhau, yêu cầu học sinh
quan sát và lựa chọn ra bố cục hợp lí. Sau đó tôi ứng dụng hiệu ứng Exit để làm
mất đi những tranh ảnh có bố cục sắp xếp không hợp lí, còn lại là tranh có bố
cục hợp lý.
* Ưu điểm:
+ Giáo viên đỡ mất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn.
+ Tập trung được nhiều giác quan của học sinh vào việc ghi nhớ kiến thức cần
nhớ, giúp học sinh khắc sâu và nhớ lâu kiến thức.
- Qua việc ứng dụng phần mềm PowerPoint vào tiết dạy đã đạt được những kết
quả sau:

a. Đối với giáo viên:
+ Tiết kiệm được thời gian ở khâu làm đồ dùng dạy học.
+ Thuận tiện hơn trong việc truyền đạt thông tin, giới thiệu hình ảnh, mở rộng
kiến thức của bài học đối với học sinh.
b. Đối với học sinh:
+ Học sinh thấy được những hình ảnh trực quan sinh động, phát huy tính tích
cực học tập.
+ Hứng thú học tập, tiết học sinh động, hấp dẫn.
+ Dễ tiếp thu bài học.
3. Kết hợp phần mềm Violet và PowerPoint:
- Dùng Violet tạo ra các bài tập trắc nghiệm
- Đóng gói dưới dạng HTML
8
- Save As file Powerpoint vào thư mục đóng gói
- Nhúng file Violet vào Powerpoint thì bài tập được tạo bằng Violet sẽ hiện lên
trang màn hình của Powerpoint.
+ Với kĩ thuật nhúng Violet vào PowerPoint, học sinh sẽ được lĩnh hội tri thức
mới một cách trực quan và đạt hiệu quả cao. Nhờ đó học sinh hiểu bài một cách
sâu sắc hơn và ghi nhớ, khắc sâu kiến thức đã tiếp thu một cách tốt nhất. Việc
nhúng Violet vào PowerPoint đã mang lại hiệu quả cao trong các tiết dạy.
* Trên đây tôi đã trình bày những ứng dụng cơ bản và tiện dụng nhất mà
phần mềm Violet và PowerPoint mang lại thể hiện qua một tiết dạy cụ thể. Tuy
nhiên chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều vào máy tính mà chỉ xem phần
mềm này là một thứ công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy phong phú và có chất
lượng hơn bằng những đoạn phim, hình ảnh minh hoạ, âm thanh sống động thu
hút sự chú ý của học sinh, tạo cho học sinh có hứng thú sáng tạo, óc tưởng tượng
cao, tiếp thu bài một cách chủ động say mê, ghi nhớ sâu sắc. Đặc biệt chỉ nên sử
dụng phần mềm khi cần trình chiếu phần hình ảnh, âm thanh và nên hạn chế
trình chiếu những Slide chỉ có toàn chữ, điều này không những không mang lại
hiệu quả cho tiết học mà còn làm cho học sinh mệt mỏi hơn vì những hiệu ứng

chuyển động rắc rối.
V. Dự đoán kết quả và ảnh hưởng có sức lan toả trong phạm vi toàn huyện
mà sáng kiến mang lại:
1. Dự đoán:
- Với đề tài “Một vài ứng dụng phần mềm Violet và PowerPoint vào việc
giảng dạy bộ môn mỹ thuật”. Tôi hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc dạy và học bộ môn mĩ thuật ở trường THCS Nguyễn Tri Phương
nói riêng và các trường THCS trong phạm vi toàn huyện và tỉnh nói chung đạt
kết quả cao. Mặt khác sẽ là cơ sở cho các đồng nghiệp của tôi để nâng cao chất
lượng dạy học mỹ thuật cho học sinh thông qua bộ môn này.
- Thông qua đề tài này học sinh biết tự khám phá những điều mới lạ trong bài
học. Theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết cảm
nhận những cái hay, cái đẹp từ những bài học cụ thể mà các em được học, được
làm quen.
2. Kết quả:
- Qua thực hiện đề tài được một năm, tôi thấy kết quả đạt được khi thực hiện đề
tài này rất cao, học sinh tiếp thu nhanh và thực hành bài vẽ rất tốt. Khi tôi thực
hiện các phần mền trên và kết hợp các phương pháp dạy học, qua thực tế khảo
sát thống kê một số lớp cho thấy tỷ lệ học sinh thực hành bài vẽ đạt 100% yêu
cầu đề ra.
3. Ảnh hưởng có sức lan tỏa mà sáng kiến mang lại:
9
Tôi tin chắc rằng nếu đề tài này được phổ biến và được vận dụng vào quá trình
giảng dạy thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Học sinh sẽ có cơ hội để phát huy hết
khả năng sáng tạo của mình, góp phần tạo nên những con người mới có đầy đủ
các phẩm chất, phát triển toàn diện.
VI. Kết luận:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và sự kết hợp phần mềm Violet
và PowerPoint vào tiết dạy đã góp phần tích cực trong việc đổi mới phương
pháp dạy học. Nó mang đến cho học sinh những hình ảnh trực quan rất sinh

động, những liên hệ thực tế lý thú. Giúp học sinh hứng thú học tập, khắc sâu và
nhớ lâu kiến thức. Công nghệ thông tin được xem như một công cụ dạy học hiện
đại, nếu ta ứng dụng hợp lí, có sự kết hợp tốt với phương pháp dạy học truyền
thống sẽ mang lại hiệu quả cao.
Sáng kiến kinh nghiệm này được trình bày trong phạm vi môn mĩ thuật, tuy
nhiên nó có thể áp dụng vào giảng dạy trong tất cả các môn học ở các khối lớp
khác. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc hẳn sáng kiến kinh nghiệm này
vẫn còn nhiều thiếu xót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý lãnh đạo
các cấp, quý đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn và
triển khai thực hiện đạt kết quả khả quan.
* Để phục vụ cho việc giảng dạy môn mỹ thuật ngày càng có hiệu quả hơn tôi
xin kiến nghị như sau:
- Các cấp lãnh đạo phải thực sự quan tâm, đặt vị trí môn mỹ thuật lên ngang
hàng với các môn học khác. Trong dạy học bộ môn phải nghiêm túc, thường
xuyên kiểm tra, dự giờ đánh giá giờ dạy, triển lãm cuối năm.
- Cần có tổ chuyên môn và các hoạt động dự giờ Cụm chuyên môn. Cần tổ
chức các buổi ngoại khóa để học sinh được tiếp xúc với thực tế và các buổi nói
chuyện chuyên đề về mỹ thuật để cập nhật kiến thức về mỹ thuật cho các em.
- Cần có đầy đủ đồ dùng dạy học, đáp ứng yêu cầu từng phân môn, nhà trường
cần có tủ đựng đồ dùng dạy học, trang bị phòng học riêng cho bộ môn, đồng
thời để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, những bài học tốt của các em, thường
tổ chức các cuộc thi vẽ tranh và tìm hiểu mỹ thuật trong các dịp lễ hội.
XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG
Xếp loại:……………
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN


10

HIỆU TRƯỞNG
Lê Thông


XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN:
Xếp loại:…….
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
11

×