TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
Phân tích mã cổ phiếu của Tổng công ty
cổ phần Bảo Minh
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Đình Thọ
Lớp : TCNH19D
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hằng – STT: 22
Hà Nội tháng 01/2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh 2
1.1Giới thiệu chung về công ty 2
1.2Lĩnh vực hoạt động 3
1.3. Cơ cấu góp vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh 4
1.4 Thông tin cổ phiếu niêm yết và lưu hành 4
Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và vị thế của công
ty trong trên thị trường 5
2.1 Thị trường kinh doanh ngành bảo hiểm 5
2.2 Vị thế của công ty trong ngành 6
2.3 Các nhân tố rủi ro 6
2.3.1 Rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mô 6
2.3.2 Rủi ro từ các sự kiện bất khả kháng 6
2.3.3 Rủi ro từ chính sách 6
Chương III: Phân tích tình hình tài chính - hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo
hiểm Bảo Minh và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng khóa BMI của công ty 7
3.1 Phân tích nhóm chỉ số tăng trưởng 8
3.1.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần 8
3.1.2 Tăng trưởng lợi nhuận 8
3.2 Nhóm chỉ số sinh lợi 9
3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu 9
3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản bình quân (ROAA) 9
3.3 Nhóm chỉ số định giá cổ phiếu 10
3.3.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS 10
3.3.2 Chỉ số P/E 10
3.3.3 Chỉ số P/B 11
3.4 Quyết định đầu tư vào cổ phiếu 11
KẾT LUẬN 12
Danh mục tài liệu tham khảo 13
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam những năm qua
trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất ở mức cao.
Năm 2013 đầy khó khăn đã qua đi nhưng kinh tế vĩ mô trong nước vẫn tiềm ẩn không ít
bất ổn. Vừa qua, Chính phủ cũng đã khẳng định định hướng chính sách tiền tệ và chính sách
tài khoá tiếp tục theo hướng chặt chẽ và linh hoạt với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Với kỳ
vọng rằng mục tiêu này sẽ được thực thi một cách kiên quyết và mạnh mẽ; việc tái cấu trúc
nền kinh tế nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh thông qua qua các giải pháp tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, minh bạch và đơn
giản hóa thủ tục hành chính.
Những thay đổi trên được đánh giá khá tích cực cho nền kinh tế nhưng có lẽ vẫn là
trong dài hạn. Dự báo trong ngắn hạn nền kinh tế sẽ có những xáo trộn và thay đổi nhất định,
theo đó thị trường chứng khoán có thể phải hứng chịu những tác động xấu không mong muốn
nhưng bù lại điều này là cần thiết cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh với tư cách là một tổ chức tài chính hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động từ năm 1994 cho đến nay.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán, qua
nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phân tích mã cổ phiếu của Tổng công
ty cổ phần Bảo Minh” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty từ năm
2010 cho đến năm 2013 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh
nghiệp này.
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Tiểu luận được chia thành các phần chính:
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh và vị
thế của công ty trong trên thị trường.
Chương III: Phân tích tình hình tài chính - hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty
cổ phần Bảo Minh và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng khóa BMI của công ty
1
Chương I: Tổng quan về Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Bảo Minh
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tổng Công ty Cồ phần Bảo Minh có tiền thân là Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí
Minh được thành lập theo quyết định số 1164TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994. Năm 2004,
Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang mô hình
Tổng Công ty Cổ phần căn cứ theo các Quyết định số 1691/2004/QĐ-BTC ngày 03/06/2004
và 2803//QĐ-BTC ngày 30/08/2004 của Bộ Tài chính. Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chính
thức đi vào hoạt động kinh doanh theo mô hình Tổng Công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004.
Ngày 25/12/2006, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu BMI. Ngày 21/04/2008, công ty chuyển sang niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
- Tên công ty: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH
- Tên tiếng Anh: (BAOMINH INSURANCE CORPORATION)
- Tên viết tắt: BẢO MINH
- Vốn điều lệ: 1.100.000.000.000 đồng (Một nghìn một trăm tỷ đồng chẵn) (đã góp 755
tỷ đồng). Trong đó, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm giữ
50,70%; Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm AXA (PHÁP) nắm giữ 16,55%
- Trụ sở chính: Số 26 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh
- Điện thoại: 84-(8) 3829 41 80 Fax:84-(8) 3829 41 85
- Website: www.baominh.com.vn
Hiện nay Bảo Minh có 59 công ty thành viên/550 Phòng giao dịch, khai thác trải đều trên
toàn quốc, 01 Trung tâm đào tạo chuyên biệt tại TP. HCM, 18 Ban/Trung tâm chức năng thuộc
Trụ sở chính với 1850 CBNV và 3600 Đại lý chuyên nghiệp.
2
1.2 Lĩnh vực hoạt động
• Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
+ Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
+ Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường không
+ Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
+ Bảo hiểm trách nhiệm chung
+ Bảo hiểm hàng không
+ Bảo hiểm xe cơ giới
+ Bảo hiểm cháy, nổ
+ Bảo hiểm nông nghiệp
+ Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
• Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán,
phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
• Đầu tư tài chính
+ Mua trái phiếu chính phủ
+ Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp
+ Kinh doanh bất động sản
+ Góp vốn vào các doanh nghiệp khác
+ Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
+ Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
• Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
3
1.3. Cơ cấu góp vốn tại Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh
STT Tên Cổ Đông
Cổ Phiếu Nắm
Giữ
Tỉ Lệ %
1
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)-
Công ty TNHH
38,278,800 50.70%
2 Tập đoàn AXA 12,570,000 16.65%
3 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam-Công ty TNHH MTV 4,253,200 5.63%
4 Tổng Công ty Lương thực miền Nam 1,664,050 2.20%
5 Tổng Công ty Sông Đà 1,396,850 1.85%
6 Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam 1,215,200 1.61%
7 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 1,215,200 1.61%
8 Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam 951,580 1.26%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013
Như vậy, trong có cấu vốn của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh có 50,7% là sở hữu Nhà nước,
26,23% sở hữu nước ngoài, còn lại là sở hữu khác.
1.4 Thông tin cổ phiếu niêm yết và lưu hành
- Mã cổ phiếu: BMI
- Ngày niêm yết 21/04/2008
- Giá ngày GD đầu tiên 74,100
- KL Niêm yết lần đầu 43,400,000
- KL Niêm yết hiện tại 75,500,000
- KL Cổ phiếu đang lưu hành 75,500,000
Nguồn: finance.vietstock.vn
4
Chương II: Phân tích lĩnh vực kinh doanh của Tổng công
ty cổ phần Bảo Minh và vị thế của công ty trong trên
thị trường
2.1 Thị trường kinh doanh ngành bảo hiểm
Tính đến năm 2013, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là 45 doanh nghiệp,
trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 16 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm năm 2013 tuy có
tăng trưởng chậm lại song vẫn đạt được kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường ước đạt 44.388 tỷ đồng, tăng 7,6% so
với năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.968 tỷ đồng, tăng 5%;
doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 20.420 tỷ đồng, tăng 11%.
Tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm ước là
17.685 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chi trả khoảng 8.095 tỷ đồng;
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chi trả khoảng 9.590 tỷ đồng.
Tổng số tiền đầu tư ước đạt 109.000 tỷ đồng tăng 21,7% so với năm 2012, trong đó,
doanh nghiệp nhân thọ khoảng 81.000 tỷ đồng, doanh nghiệp phi nhân thọ khoảng 28.000 tỷ
đồng.
SỐ LIỆU THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Ước 2013
I Tổng doanh thu phí bảo hiểm 41,246 44,388
1 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ 22,849 23,968
2 Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 18,397 20,420
II Tổng số tiền đầu tư 89,567 109,000
1 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 24,688 28,000
2 Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 64,879 81,000
III Tổng số tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm 16,649 17,685
1 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 8,855 9,590
2 Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 7,794 8,095
5
(Nguồn: Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính)
2.2 Vị thế của công ty trong ngành
Như đã đề cập ở phần 1, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh kinh doanh ở mảng bảo hiểm
phi nhân thọ. Ở mảng thị trường này, năm 2013 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt
doanh thu 23.968 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012.
Dẫn đầu là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 5.010 tỉ đồng, bảo hiểm tài sản
và thiệt hại 4.291 tỉ đồng, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người 3.520 tỉ đồng, bảo hiểm
thân tàu và TNDS chủ tàu 1.372 tỉ đồng, bảo hiểm cháy nổ (bao gồm cả bắt buộc và tự
nguyện) 1.298 tỉ đồng
Dẫn đầu doanh thu khai thác bảo hiểm gốc là Bảo hiểm PVI 4.221 tỉ đồng, Bảo Việt
4.118 tỉ đồng, Bảo Minh 1.728 tỉ đồng, PJICO 1.484 tỉ đồng, PTI 1.018 tỉ đồng.
Như vậy, tiếp nối thành công của những năm trước, năm 2013, Bảo Minh vẫn tiếp tục
thuộc vào top những công ty hàng đầu trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
2.3 Các nhân tố rủi ro
2.3.1 Rủi ro từ môi trường kinh tế vĩ mô
Sự suy thoái, sụt giảm kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng làm sụt
giảm nhu cầu bảo hiểm, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp và người đân.
2.3.2 Rủi ro từ các sự kiện bất khả kháng
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và có chiều hướng phức tạp, khó mà dự
đoán trước được mức độ nghiêm trọng cũng như thiệt hại như: Bão, khô hạn, lũ lụt, lốc xoáy,
xâm thực của nước biển.
2.3.3 Rủi ro từ chính sách
Do Nhà nước ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo hiểm, nên
hoạt động kinh doanh của công ty cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng từ những quyết định của Luật
pháp.
Ngoài ra hoạt động kinh doanh của công ty còn chịu ảnh hưởng từ sự mất cân đối về
phương tiện giao thông và hạ tầng cũng như vấn đề an toàn lao động.
6
Chương III: Phân tích tình hình tài chính - hiệu quả
kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo
Minh và đưa ra quyết định đầu tư vào mã chứng
khóa BMI của công ty
7
3.1 Phân tích nhóm chỉ số tăng trưởng
Chỉ số
Năm
2013KT/HN
Năm 2012KT/HN
Năm
2011KT/HN
Năm
2010KT/HN
Doanh thu thuần hoạt động kinh
doanh bảo hiểm
1,951,929 1,787,460 1,726,460 1,541,245
Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh
bảo hiểm
1,317,155 1,170,918 1,173,220 1,019,010
Lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh
bảo hiểm
634,774 616,541 553,240 522,235
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh
doanh bảo hiểm
54,831 84 3,305 16,749
Lợi nhuận hoạt động tài chính 21,329 64,052 139,216 128,104
Lợi nhuận hoạt động khác 3,648 14,466 981 1,330
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên
doanh
25,502 27,728 33,128 18,949
Tổng lợi nhuận kế toán 105,310 107,086 176,630 165,132
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
90,820 92,516 148,142 146,391
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công
ty mẹ
89,484 86,533 140,810 141,265
3.1.1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
Tăng trưởng doanh thu thuần =
Doanh thu thuần của kỳ này – Doanh thu thuần của kỳ trước
Doanh thu thuần của kỳ trước
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm 2010 đạt những số liệu tốt xong đến
năm 2011 và duy trì ở mức ổn định năm 2012 và tiếp tục tăng trưởng năm 2013
3.1.2 Tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhuận gộp tăng trưởng không cao nhưng đều qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013
cho thấy khả năng kinh doanh ổn định của công ty cho dù tình hình kinh tế gặp rất nhiều khó
khăn trong những năm vừa qua.
8
3.2 Nhóm chỉ số sinh lợi
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Năm
2013KT/HN
Năm
2012KT/HN
Năm
2011KT/HN
Năm
2010KT/HN
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) VNĐ 1,185 1,146 1,865 1,871
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) VNĐ 28,687 28,944 30,075 30,104
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập
(P/E)
Lần 10.12 6.89 4.77 8.28
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
(P/B)
Lần 0.42 0.27 0.3 0.51
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên % 32.52 34.49 32.04 33.88
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần % 4.65 5.18 8.58 9.5
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
bình quân (ROEA)
% 4.11 3.88 6.2 6.24
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản bình
quân (ROAA)
% 2.28 2.18 3.57 3.74
Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) Lần 2.99 3.77 3.43 4.74
3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
Công thức tính:
Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty
mẹ / Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế
của cổ đông công ty mẹ chia cho Vốn chủ sở hữu.
Đây là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của 1
đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào công ty. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng càng hiệu
quả đồng vốn của cổ đông. ROEA của BMI ở mức cao trong năm 2010, có giảm ở các năm
2011,2012,2013 do lợi nhuận của công ty giảm, nhưng đây là tình hình kinh tế chung không
thể tránh khỏi.
3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản bình quân (ROAA)
Công thức tính:
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) = LNST của cổ đông công ty mẹ/Tổng tài sản
bình quân
9
ROAA cho biết khi đầu tư 1 đồng vào tài sản thì sẽ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. ROAA của BMI sụt giảm nhẹ qua các năm từ 2010 đến 2013 và vẫn ở mức cao so với
trung bình ngành (2%).
3.3 Nhóm chỉ số định giá cổ phiếu
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Năm 2013KT/HN
Năm
2012KT/HN
Năm
2011KT/HN
Năm
2010KT/HN
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) VNĐ 1,185 1,146 1,865 1,871
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) VNĐ 28,687 28,944 30,075 30,104
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) Lần 10.12 6.89 4.77 8.28
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) Lần 0.42 0.27 0.3 0.51
3.3.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu
hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của
doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu
thông
EPS của công ty ở mức ổn định qua các năm và ngang bằng binh quân ngành Ngân hàng
- bảo hiểm (1.677)
3.3.2 Chỉ số P/E
Tỉ số P/E hay hệ số thị giá thu nhập cổ phiếu - là tỉ lệ quan trọng nhất để phân tích các cổ
phiếu được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán. Nhờ vào tỉ số PE, các nhà đầu tư
có thể so sánh các công ty khác nhau và tính "giá trị đồng tiền" của cổ phiếu cá nhân.
Công thức tính:
P/E= Giá cổ phiếu trên thị trường/EPS
P/E năm từ năm 2011 của công ty giảm so mạnh so với năm 2010 tuy nhiên tăng mạnh vào
năm 2013 (10,12) cho thấy công ty đang có tốc độ tăng trưởng cao.
10
3.3.3 Chỉ số P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh
giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách
lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính:
P/B= Giá cổ phiếu/( Tổng giá trị tài sản- giá trị tài sản vô hình- nợ)
Chỉ số P/B của BMI luôn ở mức < 1 qua các năm, mức này được đánh giá là không được
khả quan cho lắm.
3.4 Quyết định đầu tư vào cổ phiếu
Trong giai đoạn kinh tế suy thoái như 2012-2013, BMI vẫn duy trì được tỷ lệ sinh lời
chứng tỏ mức độ tăng trưởng bền vững của công ty.
Ở nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán, Công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán ổn
định ổn định qua các năm 2012-2013, hệ số khả năng thanh toán hiện hành cao, thể hiện mức
độ thanh khoản tốt.
Công ty duy trì cơ cấu vốn khá ngang bằng giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Điều này
được lí giải do các cổ đông lớn đều là các công ty Nhà nước, độ ổn định của vốn chủ do đó
được duy trì nên công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức vừa phải.
Như vậy, dựa vào việc phân tích tình hình tài chính – tăng trưởng kinh doanh cũng như các
quyết định chiến lược của Ban quản trị và vị thế của công ty trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng, tôi quyết định đầu tư vào cổ phiếu BMI.
11
KẾT LUẬN
Phân tích chứng khoán là nhu cầu không thể thiếu trong đầu tư chứng khoán. Tùy theo
khả năng trình độ, thời gian cũng như nhu cầu sử dụng, có thể có rất nhiều cách tiếp cận
nghiên cứu, phân tích và ra các quyết định đầu tư khác nhau đối với từng chứng khoán riêng lẻ
hoặc đối với cả danh mục đầu tư nói chung.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán chủ yếu cần phân tích phục vụ đầu tư. Phân tích cơ bản
là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động
hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ
phiếu trên thị trường. Cụ thể, các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản về cổ phiếu là:
• Hoạt động kinh doanh của công ty
• Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty
• Khả năng lợi nhuận (hiện tại và ước đoán)
• Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty
12
• Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả
• Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian
• Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường
• Vị thế trong ngành
• Chất lượng quản lý
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận tuy chưa thể phân tích đầy đủ các nhân tố trong phân
tích cơ bản đã nêu ở trên nhưng với các chỉ tiêu chính đã được tỉm hiểu hy vọng có thể đưa ra
cái nhìn đúng đắn về việc quyết định đầu tư vào Cổ phiếu BMI của công ty Tổng công ty cổ
phần Bảo Minh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Website
-
-
-
-
-
2. Tài liệu:
- Giáo trình Phân tích và Đầu tư chứng khoán.NXB Tài Chính 2009. PGS.TS. Nguyễn
Đăng Nam; TS. Hoàng Văn Quyền
- Báo cáo thường niên Công ty Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh năm 2013
13
14