Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.48 KB, 3 trang )

UBND TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ
THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Ngành đào tạo Công Nghệ thiết bị trường học
1. Bài thi: Kiến thức chuyên môn - Phần: Sinh Học
2. Thời lượng: 45 tiết (50% tổng điểm bài thi)
3. Trình độ: Dùng cho sinh viên năm thứ 3 (đã học chương trình đào tạo của ngành)
4. Phân bổ thời gian:
- Học phần: Động vật có xương sống - Các thiết bị dạy học ĐVCXS: 30 tiết
- Học phần: Hình thái giải phẫu thực vật và PPlàm tiêu bản hiển vi: 15 tiết.
5. Mô tả vắn tắt nội dung
Học phần Động vật có xương sống - Các thiết bị dạy học ĐVCXS và học phần Hình
thái giải phẫu thực vật và PPlàm tiêu bản hiển vi, sinh viên đã được học ở kỳ 3 và kỳ 6
trong chương trình đào tạo. Sinh viên cần củng cố lại những kiến thức về đặc điểm
chung, giải phẫu so sánh các hệ cơ quan trong cơ thể động vật có xương sống và thực
vật.
6. Mục tiêu của học phần
6.1. Học phần: Động vật có xương sống - Các thiết bị dạy học ĐVCXS
- Hệ thống các mức độ tổ chức của động vật có xương từ động vật bậc thấp đến bậc
cao.
- Mô tả được đặc điểm chung của các lớp: Lưỡng cư, Bò sát, Chim, thú.
- Giải phẫu, so sánh và hướng tiến hoá của một số hệ cơ quan.
- Nắm được sinh thái học của các lớp Cá và lớp Thú.
- Biết cách bảo quản và sử dụng các thiết bị thực hành giải phẫu động vật có xương
sống
- Biết cách thu thập và xử lý mẫu ngâm, các bước tiến hành làm mẫu ngâm động vật
có xương sống
6.2. Học phần: Hình thái giải phẫu thực vật và PPlàm tiêu bản hiển vi


- Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây một và hai lá mầm
- Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây hai lá mầm
- Sự sinh sản ở thực vật hạt Trần và hạt Kín.
- Biết cách bảo quản và sử dụng các thiết bị thực hành giải phẫu thực vật, các bước
tiến hành làm tiêu bản hiển vi
- Cách pha chế một số hoá chất thông thường dùng trong nghiên cứu hình thái giải
phẫu thực vật.
7. Tài liệu học tập
- Trần Kiên và Cs - Động vật học có xương sống (CĐSP) NXB ĐHSP, 2005.
- Hà Đình Đức - Thực tập giải phẫu Động vật có xương sống, NXB ĐH và THTN,
1997.
- Hoàng Thị Sản - Hình thái - giải phẫu học thực vật (CĐSP) NXB ĐHSP, 2005.
- Hoàng Thị Sản - Thực hành hình thái và giải phẫu học thực vật, NXB GD HN, 1980.
8. Thang điểm: 5 điểm
9. Nội dung chi tiết
A. Động vật có xương sống - Các thiết bị dạy học ĐVCXS: 30 tiết
1. Đặc điểm chung của các lớp (10 tiết).
- Lớp Lưỡng cư
- Lớp Bò sát
- Lớp Chim
- Lớp Thú
2. Giải phẫu so sánh và hướng tiến hoá của một số hệ cơ quan (8 tiết).
- Cơ quan vận chuyển
- Hệ tiêu hoá
- Vỏ da bì
3. Sinh thái học của các lớp (5 tiết).
- Các lớp Cá
- Lớp Thú
4. Thiết bị và thực hành (7 tiết).
- Cách bảo quản và sử dụng các thiết bị thực hành giải phẫu động vật có xương sống

- Thu thập và xử lý mẫu ngâm, các bước tiến hành làm mẫu ngâm động vật có xương
sống
- Kỹ thuật làm mẫu xương, mẫu nhồi ĐVCXS
B. Hình thái giải phẫu thực vật và PP làm tiêu bản hiển vi: 15 tiết.
1. Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng (7 tiết).
- Cấu tạo giải phẫu phiến lá cây một và hai lá mầm
- Cấu tạo giải phẫu thân sơ cấp của cây hai lá mầm
2. Sự sinh sản ở thực vật (4 tiết).
- Sự sinh sản ở thực vật hạt Trần
- Sự sinh sản ở thực vật hạt Kín
3. Thiết bị và thực hành (4 tiết).
- Cách bảo quản và sử dụng kính hiển vi
- Các bước tiến hành làm tiêu bản hiển vi ( giải phẫu thân, phiến lá, rễ cây)
- Cách pha chế một số hoá chất thông thường dùng trong nghiên cứu hình thái giải
phẫu thực vật.

×