Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Luật trọng tài thương mại 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.29 KB, 16 trang )

Mục lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tranh chấp thương mại là sự xung đột lợi ích của các bên trong quan hệ
thương mại, việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành bằng nhiều biện
pháp khác nhau, đó có thể là thương lượng; hòa giải; giải quyết tranh chấp
thương mại tại trọng tài thương mại hoặc cũng có thể được tiến hành tại Tòa án.
Mỗi phương thức giải quyết đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại là phương thức giải
quyết tranh chấp có nhiều tác động tích cực đối việc giải quyết xung đột lợi ích
của các bên. Tuy nhiên phương thức giải quyết này cũng có nhiều hạn chế nhất
định trong việc áp dụng cũng như tổ chức thực hiện. Vì vậy pháp luật quy định
về sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại. Vậy Luật
trọng tài thương mại 2010 quy định về vấn đề này như thế nào? Sự hỗ trợ của
Tòa án về những vấn đề gì ?
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề lý luận chung về trọng tài thương mại.
1. Khái niệm về trọng tài thương mại
Theo từ điển tiếng Việt, trọng tài được hiểu là “người được cử ra để phân xử,
giải quyết những vị tranh chấp”. Còn theo cuốn Đại từ điển kinh tế thị trường
1
định nghĩa trọng tài như sau: “ trọng tài là phương pháp giải quyết hòa bình các
vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyên đem những sự việc, những vấn
đề tranh chấp giao cho người thứ ba có tư cách công bằng, chính trực xét xử, lời
phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực rang buộc cả hai bên”. Theo hội
đồng trọng tài Mỹ (AAA): “ trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng
cách đệ trình vụ việc tranh chấp cho một hoặc một số người khách quan xem xét
giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh
chấp phải thi hành”. Luật trọng tài thương mại 2010 của nước ta tại Khoản 1
Điều 3 quy định như sau” trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của luật này”.
2. Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương


mại
2.1. Ưu điểm:
- Thứ nhất, thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ
động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét
xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh
nghiệp.
- Thứ hai, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải
quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh
nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết
tranh chấp nhanh chóng, chính xác.
- Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, phần nào giúp các
bên giữ được uy tín trên thương trường. Đây được coi là ưu điểm được các bên
tranh chấp ưa chộng nhất.
- Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài,
kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ
được bí quyết kinh doanh.
2
- Thứ năm. trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên,
không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải
quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
2.2. Nhược điểm:
- Đầu tiên, khuỵết điểm được phát sinh do tính chất nhanh chóng của cách
thức giải quyết vụ việc, trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên
đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác, gây thiệt hại đối với
doanh nghiệp.
- Trong thời gian trước đây, khi chưa có luật trọng tài thương mại 2010 thì
tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao vì trọng tài không
đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước.
- Việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý
thức tự nguyện của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của

doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết
định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay
vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý
thức tự giác.
- Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài quá lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả
năng chi trả.
- Khi không được thoả thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết
tranh chấp kinh doanh trong hợp đồng thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài
không có thẩm quyền giải quyết ngay cả khi doanh nghiệp có ý định đó.
3. Khái quát về cơ quan Tòa án và sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án
đối với hoạt động trọng tài thương mại
3.1.Tòa án
3
Tòa án là hệ thống cơ quan có chức năng đặc thù trong bất kỳ bộ máy nhà
nước nào. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ, Tòa án là cơ quan quyền lực nhà nước
duy nhất được thực hiện chức năng xét xử và ra các phán quyết buộc các bên
thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Theo điều 127 Hiến pháp
1992: “ Tòa án nhân dân tối cao, các tòa quân sự và các tòa án nhân dân địa
phương, và các tòa khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Tuy nhiên không phải tất cả các Tòa án được thành lập trên lãnh thổ Việt
Nam đều tham gia hỗ trợ hoạt động trọng tài, mà chỉ có Tòa Kinh tế- Tòa án
chuyên trách giải quyết các tranh chấp về thương mại mới tham gia hỗ trợ hoạt
động của trọng tài. Bởi vì, xuất phát từ tính chất của vụ tranh chấp được trọng tài
giải quyết là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mai mà các bên tranh
chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh.
Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
những nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng như: sơ thẩm những vụ án kinh tế theo
quy định của pháp luật tố tụng; phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết

định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo,
kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết việc phá sản theo quy
định của pháp luật. Như vậy căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân, tòa kinh
tế không có chức năng hỗ trợ hoạt động trọng tài, mà chỉ quy định chức năng xét
xử các tranh chấp và giải quyết phá sản. Tuy nhiên, căn cứ vào Bộ luật tố tụng
dân sự 2004 thì Tòa kinh tế lại có thẩm quyền giải quyết: Yếu cầu liên quan đến
trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của
pháp luật về trọng tài thương mại; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam quyết định kinh doanh, thương mại của trọng tài nước ngoài.
3.2. Sự cần thiết phải có sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài
4
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của trọng tài: trọng tài là cơ quan tài phán
phi chính phủ có quyền lực bắt nguồn từ “quyền lực hợp đồng” do các bên tranh
chấp giao phó, ủy nhiệm. Phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực
nhà nước, không đại diện cho ý chí của nhà nước mà đại diện cho ý chí của các
bên tranh chấp. Vì vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài gặp rất
nhiều khó khăn, những khó khăn này vượt ra khỏi sự kiểm soát của trọng tài và
cần đến sự giúp đỡ của Tòa án và các cơ quan tư pháp khác. Trong quá trình
trọng tào thụ lý vụ kiện, có trường hợp việc giải quyết của trọng tài không thể
tiến hành, ví dụ: khi không chọn được trọng tài viên, khi xem xét thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của trọng tài…Nếu không có sự trợ giúp của Tòa án, vụ
tranh chấp khó có thể được giải quyết tại trọng tài, bởi vì các bên đã không nhất
trí trong quá trình kiện tụng. Vì vậy sự hỗ trợ của Tòa án có ý nghĩa rất quan
trọng nhằm tránh bế tắc cho hoạt động trọng tài, để trọng tài có thể giải quyết tốt
các tranh chấp mà các bên đã tin tưởng giao phó.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động trọng
tài: Nhà nước nói chung và các cơ quan nhà nước nói riêng có thẩm quyền quản
lý hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội, trong đó có trọng tài. Nhà nước
thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về trọng tài đã thể hiện
sự quản lý của mình đối với hoạt động của trọng tài, đồng thời tạo ra hành lang

pháp lý cho hoạt động của trọng tài.
Thứ ba, sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài đã đảm bảo tính
hiệu quả của hoạt động trọng tài. Trọng tài thương mại có rất nhiều ưu điểm đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bên thể hiện tối đa ý chí của mình trong quá
trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên cùng với khiếm khuyết vốn có nhiều khi
hoạt động của trọng tài không đảm bảo tính hiệu quả, không bảo vệ tốt quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên. Với việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng
5
biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án hủy quyết định của trọng tài nếu quyết định
của trọng tài rơi vào những trường hợp pháp luật quy định.
II. Sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Trọng tài theo Luật Trọng
tài thương mại 2010
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của trọng tài thương mại, Pháp lệnh trọng tài
thương mại 2003 trước đây và hiện này là Luật trọng tài thương mai 2010 đã có
nhiều quy định về sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương
mại. Trọng tài thương mai hoạt động có hiệu quả tốt sẽ giảm bớt gánh nặng cho
tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của các
nhà kinh doanh trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp
thương mại. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài được thể hiện ở những vấn đề
sau:
1. Chỉ định, thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc
Trong tố tụng, trọng tài vụ việc hay thường trực, việc thành lập hội đồng
trọng tài để giải quyết vụ tranh chấp hoàn toàn là quyền của các bên tranh chấp.
Bên nguyên đơn và bên bị đơn có quyền lựa chọn hoặc thành lập hội đồng trọng
tài chỉ có một trọng tài viên duy nhất để giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy
nhiên đối với hình thức trọng tài vụ việc, nếu bị đơn không chọn được trọng tài
viên hoặc các bị đơn không chọn được trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên được
chọn hay chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ ba hoặc các bên đương sự
không chọn được trọng tài viên duy nhất thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú
của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ

chức (Điểm a, Khoản 2 Điều7, Luật trọng tài thương mại 2010) lựa chọn. Hơn
nữa pháp luật cũng quy định về những trường hợp mà tòa án chỉ định trọng tài
viên trong các trường hợp cụ thể, vấn đề này được quy định tại Điều 41 Luật
trọng tài thương mại năm 2010. Cũng theo quy định tại khoản 5 Điều 41 thì:
“trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy định tại
6

×