Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.96 KB, 8 trang )

I. MỞ ĐẦU
Theo Hiến pháp năm 1992, bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm bốn hệ thống:
hệ thống các cơ quan đại diện, hệ thống các cơ quan chấp hành, hệ thống các cơ
quan tòa án, hệ thống các cơ quan kiểm sát. Trong mỗi hệ thống này, các cơ quan
có mối liên hệ dọc với nhau theo trật tự từ trung ương đến địa phương. Đồng thời,
giữa các cơ quan của các hệ thống cũng có mối liên hệ với nhau theo chiều ngang,
đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức, hoạt động và thực hiện thẩm quyền, nhiệm
vụ của các cơ quan. Cụ thể, chúng ta cùng phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành để thấy rõ mối
quan hệ theo chiều ngang này.
II. NỘI DUNG
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng
cấp, ta đi xem xét mối quan hệ giữa chúng trong việc hình thành, vị trí, chức năng,
trong tổ chức và hoạt động.
1. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong việc hình
thành
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành
chính: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương(cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh(cấp huyện); Xã, phường, thị trấn(cấp xã). Hiện nay nước ta
đang tiến hành kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân
dân huyện, quận, phường theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của
Quốc hội khóa XII giai đoạn 2011 - 2014.
Hội đồng nhân dân nằm trong hệ thống các cơ quan đại diện, do nhân dân
địa phương bầu ra. Công tác bầu cử Hội đồng nhân dân được Ủy ban nhân dân
thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chính phủ theo qui định của pháp luật. Trong cuộc
bầu cử Hội đồng nhân dân, Hội đồng bầu cử được thành lập trên cơ sở sự thống
nhất giữa Ủy ban nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bầu
theo các đơn vị bầu cử. Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu được
1
bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở tất cả các cấp địa phương


đều do Ủy ban nhân dân cùng cấp ấn định sau đó sẽ được chuyển đến cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên trực tiếp (đối với cấp tỉnh là Chính phủ, cấp huyện và cấp
xã là Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp) phê chuẩn. Danh sách đơn vị bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân được Ủy ban nhân dân cùng cấp gửi đến Hội đồng bầu cử
cùng cấp trước ngày bầu cử để Hội đồng bầu cử công bố danh sách đó. Ở mỗi cấp
địa phương, vai trò của Ủy ban nhân dân trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân có
sự khác biệt. Trong đó cấp xã-cấp tổ chức bộ máy nhà nước sát với nhân dân địa
phương nhất có những nhiệm vụ riêng khác với cấp tỉnh và cấp huyện. Cuộc bầu
cử diễn ra dưới sự chỉ đạo, giám sát của Hội đồng bầu cử, trong đó có đại diện của
Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Ví dụ: Từ 30/4 - 1/5/2011, đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ chính trị -
Phó Chủ tịch Quốc hội – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng bầu cử Trung ương
và đồng chí Phạm Minh Tuyên Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội
đồng bầu cử Trung ương cùng và đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội đã
làm việc tại tỉnh Lai Châu, kiểm tra công tác bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh.
Sau cuộc bầu cử, biên bản xác định kết quả bầu cử và biên bản tổng kết cuộc
bầu cử phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan liên quan.
Như vậy, trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp
đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong cùng một cấp, ở cùng một nhiệm kì, Hội đồng nhân dân được bầu ra
trước, đến lượt mình, Hội đồng nhân dân bầu ra Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trong
đó, Hội đồng nhân dân thực hiện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ
tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp đó.
Như vậy, các thành viên của Ủy ban nhân dân đều được Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu ra. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải là đại biểu Hội đồng
nhân dân, trừ trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân giữa nhiệm kì, các
thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân
dân.
2
2. Về vị trí, tính chất, chức năng

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân. Ủy ban nhân dân do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu, nhiệm kì theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân, là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân: Ủy ban nhân dân là cơ quan chịu trách
nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân; chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, báo cáo công tác trước Hội
đồng nhân dân, và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ví dụ: Tại kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên, tỉnh Lai
Châu khóa XIX các đại biểu được nghe thông báo khái quát kết quả Kỳ họp thứ ba,
Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIII. Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các ý
kiến chất vấn (tập trung vào vấn đề công trình nước sinh hoạt cho nhân dân các
điểm tái định cư: bản Nậm Sáng 1, Nậm Sáng 2, Sắp Ngụa 1, Sam Sẩu… thuộc
Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát) được Uỷ ban nhân dân huyện, cơ quan chức
năng trả lời thỏa đáng.
Thành viên của Ủy ban nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân bãi nhiệm,
miễm nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; văn bản của Ủy ban nhân dân không được trái
với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, nếu trái, có thể bị hủy hoặc bãi bỏ.
Nhiệm kì của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân cùng
cấp. Cần phải hiểu một cách rõ ràng về nhiệm kì của Ủy ban nhân dân và Hội đồng
nhân dân. Nhiệm kì của Hội đồng nhân dân là năm năm, kể từ kì họp thứ nhất của
Hội đồng nhân dân khóa đó đến kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân khóa sau,
Nhiệm kì của Ủy ban nhân dân theo nhiệm kì của Hội đồng nhân dân, tức là cũng
là năm năm, nhưng không phải khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kì là Ủy ban nhân
dân khóa đó cũng hết nhiệm kì mà Ủy ban nhân dân vẫn tiếp tục hoạt động cho đến
khi Hội đồng nhân dân mới bầu ra Ủy ban nhân dân nhiệm kì mới tại kì họp đầu
tiên Hội đồng nhân dân khóa mới. Đây là một trong những công việc quan trọng
của kì họp thứ nhất Hội đồng nhân dân liên quan đến việc kiện toàn bộ máy nhà
3
nước ở địa phương. Như vậy, nhiệm kì của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
cùng cấp có sự so le nhau về thời gian.

3. Trong tổ chức và hoạt động
Cùng nằm trong bộ máy nhà nước, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân đều phải tuân theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: nguyên tắc tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với nhà
nước; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tương trợ
giữa các dân tộc; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong đó nguyên tắc tập
trung dân chủ được thể hiện rõ ràng nhất.
Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội
đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó. Trong phạm
vi, quyền hạn do pháp luật qui định, Ủy ban nhân dân ra quyết định chỉ thị và tổ
chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành văn bản đó.
Ví dụ: Tại Kỳ họp thứ 21-Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa
XIII (Từ ngày 13/7/2010 đến ngày 15/7/2010)Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Sau khi xem xét các báo cáo của Ủy
ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố trình tại
kỳ họp; báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố; ý kiến
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố; ý kiến của các đại biểu Hội đồng
nhân dân Thành phố, Hội đồng nhân dân thành phố ra Nghị quyết về nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và điều hành tài chính ngân sách
của thành phố Hà Nội 6 tháng cuối năm 2010.Giao Uỷ ban nhân dân thành phố tổ
chức thực hiện Nghị quyết. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các
ban, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
thành phố giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được đảm bảo bằng hiệu quả
hoạt động của các kì họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của thường trực
4
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân và của các
đại biểu Hội đồng nhân dân.
Trên thực tế, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở một số nơi còn chưa hiệu

quả. Nội dung nghị quyết, nhìn chung không trái với văn bản của cấp trên và các
quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số nghị quyết còn có những quy định chưa
phù hợp. Ví dụ, khi trình bày nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;
quốc phòng - an ninh năm 2009, có địa phương lấy phần đánh giá của 6 tháng đầu
năm để đánh giá cả năm; có địa phương còn ban hành nghị quyết, có cả quy định
về định mức vận động phụ huynh, học sinh đóng góp, như vậy trái luật và Quy chế
dân chủ ở cơ sở.
Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra thường lệ mỗi năm hai kì. Ngoài ra Hội
đồng nhân dân tổ chức các kì họp chuyên đề hoặc kì họp bất thường theo đề nghị
của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc khi có ít
nhất một phần ba số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu. Kì họp Hội đồng nhân
dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân
tham gia. Kì họp diễn ra công khai. Khi cần thiết thì quyết định họp kín theo đề
nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trong kì họp Hội đồng
nhân dân sẽ giải quyết một số vấn đề quan trọng của địa phương mình, những vấn
đề được thảo luận, giải quyết được ghi lại trong Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân.
Ví dụ: Kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân huyện Than Uyên đã thông qua 7
Nghị quyết về: thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm
2011, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2012; đầu tư xây dựng năm
2011, kế hoạch phân bổ danh mục, vốn đầu tư xây dựng năm 2012; điều chỉnh dự
toán thu, chi ngân sách huyện năm 2011; dự toán và phân bổ dự toán ngân sách
huyện năm 2012; điều chỉnh quyết toán thu chi ngân sách năm 2009 và năm 2010;
chương trình hoạt động giám sát năm 2012; kinh phí hoạt động Hội đồng nhân dân
huyện Than Uyên năm 2012.
5

×