Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KỸ NĂNG VẼ MÀU TRANH ĐỀ TÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.68 KB, 14 trang )

Huỳnh Ngọc Bảo Trân
1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
KỸ NĂNG VẼ MÀU
TRANH ĐỀ TÀI
Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Mĩ thuật
Họ và tên người thực hiện: HUỲNH NGỌC BẢO TRÂN
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Sử - Địa - Mĩ thuật
Bình Đại, tháng 01 năm 2012
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hiện nay cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển thì
nhu cầu về thẩm mĩ ngày càng cao. Mĩ thuật cũng là một môn học nhằm giáo
dục thẩm mĩ cho học sinh, chủ yếu là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm
quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp , vận dụng cái đẹp vào trong
cuộc sống hàng ngày.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vẽ tranh còn gọi là tranh đề tài, tranh bố cục là sự sắp xếp các yếu tố tạo
hình, tình cảm của người vẽ nhằm phản ánh sự vật hiện tượng trong thiên
nhiên và cuộc sống. Vẽ tranh đề tài sinh hoạt không chỉ thể hiện các yếu tố kỹ
năng, kỹ thuật mà còn là một quá trình sáng tạo, hình thức gắn liền với nội
dung, tái tạo lại những hình ảnh sinh hoạt, lao động vui chơi hay những vấn
đề khác trong cuộc sống.
Yếu tố quan trọng chiếm phần khẳng định tính nghệ thuật trong tranh đề
tài chính là màu sắc. Màu sắc rất quan trọng đối với cảnh vật xung quanh ta,
nếu cảnh vật không có màu sắc thì tất cả đều là bóng tối. Màu sắc thể hiện


mọi sắc thái, trạng thái của sự vật cũng như sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của
con người muốn truyền đạt qua sự vật đó.
Vì vậy, " Kỹ năng vẽ màu tranh đề tài " là một đề tài cần được nghiên
cứu nhằm hổ trợ cho việc giáo dục môn mĩ thuật trong chương trình của học
sinh THCS. Đó lí do của việc chọn đề tài này.
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài Kĩ năng vẽ màu tranh đề tài áp dụng cho phân môn vẽ tranh
dành cho học sinh THCS Thị Trấn lớp 6,7,8,9. Lứa tuổi từ 11 đến 15 với
những đặc điểm và tính cách nhận thức riêng
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm tìm hiểu về sự cảm thụ màu sắc và cách sử dụng màu sắc của
2
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
học sinh THCS trong phân môn vẽ tranh. Từ đó có biện pháp cụ thể để động
viên, khuyến khích các học sinh có tư duy màu sắc tốt đồng thời khắc phục
những hạn chế kiến thức và khả năng sử dụng màu ở một số học sinh còn
chậm trong việc dùng màu.
- Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của màu sắc trong nghệ
thuật hội họa. Hiểu được màu sắc do đâu mà có, sự chuyển biến màu sắc
trong thiên nhiên và sức ảnh hưởng của màu sắc đến tâm lí con người qua
kênh thị giác.
- Qua đề tài nghiên cứu này, còn giúp cho học sinh hiểu về giá trị của
màu sắc. Biết được màu sắc đem lại vẽ đẹp, sự vui tươi và phong phú của
cảnh vật. Đồng thời hiểu được ngôn ngữ màu sắc chính là cái hồn, cái thần
của sản phẩm hội họa. Nó giúp cho bài vẽ trở nên sống động, tạo cảm hứng
cho người thưởng thức.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bộ môn mĩ thuật ở chương trình khối 6,7,8,9 áp dụng theo phân phối
chương trình giảm tải nhằm chú trọng về rèn luyện năng khiếu của học sinh
nhiều hơn

Đây là điều kiện thuận lợi , nhu cầu thiết yếu để các em bộc lộ cảm xúc,
tình cảm của mình với mọi người và cảnh vật xung quanh thông qua màu sắc.
Được thường xuyên học phân môn vẽ tranh là điều kiện giúp các em
nâng cao được kiến thức khoa học- xã hội hoàn thiện nhân cách đạo đức đặc
biệt là đối với học sinh THCS bởi đây là lứa tuổi nhạy cảm nhất. Thông qua
học tập phân môn vẽ tranh giúp cho các em xây dựng một lối sống mạnh mẽ,
một nhân cách hoàn thiện đồng thời kích thích óc sáng tạo , tạo sự hưng phấn
trong học tập giúp các em học tập tốt hơn ở các môn học khác.
3
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nghề dạy học là một trong những nghề khó, bởi sản phẩm của nó là con
người. Con người vốn có diễn biến tâm lí phức tạp, chưa nói gì “ cha mẹ sinh
con, trời sinh tính”. Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy
học khó thì dạy nghệ thuật càng khó hơn, cần phải mang tính nghệ thuật cao
hơn. Song, không có nghĩa là không dạy được vì học mĩ thuật đem lại niềm
vui cho mọi người, làm cho con người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong
mình và xung quanh trở nên gần gũi đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật giúp con
người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt
thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hòa, hạnh phúc.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Vẽ tranh là sự sắp xếp đường nét, hình mảng, hình khối đậm nhạt, màu
sắc trên mặt phẳng hay không gian để tạo nên sản phẩm đẹp, phục vụ đời
sống con người.
Con người luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cho cuộc sống. Từ
trong gia đình đến ngoài xã hội, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con
người nhằm làm cho mọi vật thêm đẹp, cuộc sống thêm vui tươi.
Trong nhu cầu cao về thẩm mĩ đó, màu sắc đóng vai trò quan trọng với
chức năng thu hút và điều tiết gọi là “cảm thụ thẩm mĩ” ở mỗi con người.

Vì vậy, nghiên cứu về phương pháp cảm thụ màu sắc nhằm phát triển kĩ
năng vẽ màu trong phân môn vẽ tranh là vấn đề cần thiết quan trọng nhằm
nâng cao cảm thụ thẩm mĩ cho lứa tuổi các em.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khái niệm về màu sắc:
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong nghệ thuật hội họa. Người ta dùng
màu sắc để biểu lộ tình cảm, tả chất, tả không gian biểu lộ sự rung cảm của
người vẽ trước thực tế.
4
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
Vậy màu sắc do đâu mà có?
Xung quanh ta mọi vật đâu cũng có màu sắc, màu sắc thay đổi theo
không gian, thời gian, theo sắc thái tình cảm của con người.
• Phân loại màu sắc:
- Màu gốc: có 3 màu ( Đỏ - vàng – lam)
- Màu phụ: Là màu do pha trộn các màu chính với nhau mà thành
Đỏ + vàng = Da cam
Vàng + lam = Xanh lá cây
Lam + đỏ = Tím
Cứ tiếp tục pha 2 màu cạnh nhau, ta lại được màu thứ ba
Nhờ có ba màu gốc mà ta pha thành rất nhiều màu sắc khác nhau và
cũng nhờ đó mà ta có thể diễn tả được thiên nhiên muôn màu muôn vẻ.
Tím Chàm Lam Lá Cây Vàng Da cam Đỏ
Đỏ Tím đỏ Tím Tím Lá cây
ở nắng
Da cam Da cam
chín
Da
cam
Xám vàng Xám

xanh
Lá cây
tươi
Lá cây
tươi
Da
Vàng Xanh nhạt Lá cây
đậm
Lá cây Lá cây
non

Cây
Lá cây
đậm
Lá cây
( ở tối)
Lá cây
già
Lam Chàm Chàm
đậm
Chàm Chàm đỏ
Tím
Bảng pha màu
Ví dụ: Mùa thu có màu vàng, mùa hè có màu đỏ, màu nóng. Mùa đông
thì có màu lạnh.
5
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
Người vui thì có màu vui trong sáng
Người buồn thì màu buồn tối trầm.
Màu là hiện tượng phong phú nhất mà con người nhận biết được liên tục

hàng ngày thông qua ánh sáng.
2. Kĩ năng về cách vẽ màu
Màu sắc trong tranh đề tài giữ một vai trò quan trọng, nó có sức lôi cuốn,
làm cho học sinh thích vẽ và góp phần không nhỏ vào hình thành nội dung tư
tưởng chủ đề. Tùy lứa tuổi, cá tính mà có sự lựa chọn màu sắc khác nhau. Trẻ
nhỏ thường thích màu tươi, rực rỡ; người đứng tuổi thích màu đậm đà trang
nhã. Các dân tộc ít người chuộng màu tươi tương phản, lứa tuổi thanh niên có
người thích màu dịu dàng, người thích màu chói chang… Màu sắc không phải
chỉ là sắc thái của sự vật trong thiên nhiên mà còn mang những nội dung nhất
định. Vì vậy nghiên cứu về màu sắc không chỉ để diễn tả cho đúng màu tự
nhiên của nó mà còn dùng màu sắc để thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm
của con người nữa. Vì thế các em cần nắm cách pha trộn màu chính và cách
sắp xếp màu vào bài vẽ, tránh cách đặt màu lộn xộn, lòe loẹt làm sai nội dung
chủ đề.
- Tranh đề tài chia thành 2 loại:
+ Loại vẽ từ cuộc sống xung quanh.
+ Loại minh họa ( truyện dân gian, chuyện kể…)
2.1. Loại đề tài vẽ từ cuộc sống xung quanh:
* VD đề tài “ Tổ em trồng cây”….cách vẽ màu đề tài này như sau:
+ Vẽ cây: - Lá cây: Lá cây có màu xanh. Nhưng màu xanh ở hộp màu
chưa hẳn đã là màu của lá cây thực mà ta phải trộn nhiều màu khác mới đúng
được.
Chẳng hạn: Khi lá cây ở ngoài nắng thì màu lá: xanh lá cây + da cam;
Khi lá ở bóng râm, màu là: xanh lá cây + ít đen hoặc tím ;
Lá ở phần trung gian: xanh lá cây + lam
Lá cây non : xanh lá cây + vàng
+ Thân cây: Thường có màu nâu + xanh lá cây.
6
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
Vẽ màu cây ta nên phân ra từng mảng: mảng sáng, mảng trung gian,

mảng tối. Không nên đi vào chi tiết, tỉa từng lá.
+ Vẽ màu trời, mây : Nhiều người tưởng nền trời lúc nào cũng có màu
xanh (xanh da trời), cho nên khi vẽ ta nên chú ý nền trời thường có màu tím
xám, trời mùa đông nhiều màu xám, trời mùa hè màu trong hơn.
Mây trên trời không phải lúc nào cũng trắng như bông cả. Khi thì mây
màu hồng, màu xám, khi xám đỏ, khi xám đậm, xanh nhạt. Tùy theo thời gian
mà diễn tả trời cho phù hợp tránh bôi màu một cách tự nhiên, đồng điệu. Vẽ
trời, mây chúng ta phải lưu ý ranh giới giữa các sắc độ. Trong tranh phong
cảnh nếu trời mây là trọng tâm thì nên diễn tả kỹ, nếu là thứ yếu thì nên lướt
qua, nhằm tôn vẽ đẹp của phần mặt đất: con người, cỏ cây, nhà cửa….
+ Vẽ nước: Nước thường là màu xanh lam, nước phù sa có màu đỏ tím.
Càng xa màu của nước càng nhạt dần
+ Vẽ màu mặt đất và cỏ: Đất có màu chủ đạo là nâu hay vàng, nhưng màu
của đất biến đổi tùy theo sáng tối. Trong bóng tối đất có màu tím, ở xa có
thêm màu xanh lơ. Ở gần đất là màu nóng, ở xa đất là màu lạnh.
Cỏ không đơn thuần là màu xanh lá cây, cỏ có màu xanh lá cây đậm khi
ở bóng râm nhưng khi vẽ màu của cỏ ta nên pha thêm ít nâu màu của đất.
Vẽ đất cỏ cũng như vẽ cây ta nên vẽ từng mảng, các mảng màu phải phối
hợp nhịp nhàng với nhau mảng ở gần vẽ kỹ hơn mảng ở xa.
+ Vẽ màu ở người: Màu ở người trong phong cảnh thường đậm hơn màu
mặt đất.
Da người thường có màu vàng đất lẫn xanh lá cây hoặc lam, tùy theo
nước da từng người ở chỗ sáng tối khác nhau mà tìm màu cho đúng và phù
hợp với khung cảnh chung. Không nên nhận xét qua loa mà pha màu trắng
với ít đỏ thành hồng để tả màu da người.
Màu của tóc: Tóc có màu đen nhưng không phải chỉ có đen mà màu của
tóc còn có sự tham gia của một số màu khác nữa: nâu, lam…
Màu sắc của người phải ăn khớp với nhau từ màu da mặt đến màu sắc
quần áo ; không nên dùng màu quá tươi vừa khó trông , vừa làm cho nhân vật
7

Huỳnh Ngọc Bảo Trân
tách khỏi môi trường. Màu sắc ở con người phải có sự tương quan thích ứng
với màu sắc phong cảnh về sắc độ.
2.2. Loại minh họa truyện dân gian, thần thoại:
Màu sắc dùng ở tranh minh họa thường là cường điệu hoặc mang sắc
thái trang trí. Màu sắc ở nhân vật thiện ( như tiên, phật) thì mặt hoa da phấn,
nhân vật chính nghĩa luôn luôn có nét mặt da đỏ hồng hào, khỏe khoắn.
Đối với những nhân vật phản diện thì mặt đỏ phừng phừng hoặc mặt
mày màu xanh… Màu sắc ở đây nói lên tính cách của nhân vật và biểu lộ thái
độ của người vẽ đến những nhân vật ấy
Vẽ tranh đề tài cuộc sống xung quanh và truyện dân gian nói riêng người
ta thường dùng màu có nhiều sắc độ hoặc dùng một màu nhẹ kết hợp với
mảng và nét đen cho thêm khỏe và chắc cho bố cục nhằm rõ nội dung chủ đề .
II.3. Chất liệu vẽ
- Bút chì màu ( màu sáp) : Đây là loại màu thông dụng mà học sinh
thường sử dụng. Màu pha với sáp làm thành thỏi đóng vào hộp, cầm từng thỏi
vẽ như phấn, sáp màu trơn, dễ vẽ.
Có 2 cách vẽ màu bằng sáp màu:
+ Tô màu nọ chồng lên màu kia: tô màu đỏ lê màu vàng sẽ có màu da
cam
+ Đặt màu nọ cạnh màu kia: đặt vàng giữa màu đỏ sẽ có ảo giác màu
da cam…
- Màu nước: Là màu được pha với keo khi dùng phải pha với nước.
Có 2 cách pha màu nước:
+ Pha hỗn hợp hai, ba màu, tạo nên màu mới rồi quét lên tranh, chú ý
không nên pha nhiều màu cùng một lúc, màu sẽ chết ( xỉn màu).
+ Chồng màu: Chẳng hạn muồn có màu xanh lá cây, ta pha màu lam
quét lên giấy trước sau đó quét chồng màu vàng lên. Trên nền giấy ẩm hai
màu lam và vàng tự hòa , tan ra tạo thành màu xanh lá cây rất đều và đẹp.
Tóm lại : Muốn giúp các em lĩnh hội được kiến thức bài vẽ tranh nhằm

nâng cao khả năng cảm thụ về màu sắc, giáo viên cần sử dụng các tư liệu, bài
8
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
vẽ thực tế phong phú và đa dạng. Cần sử dụng phương pháp tích hợp kiến
thức đối với các môn học khác nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của
màu sắc và cách thể hiện tình cảm qua màu sắc.
Qua sự phân tích về việc cảm thụ màu sắc là một người giảng dạy môn
mĩ thuật cấp THCS nói chung và môn mĩ thuật ở trường THCS Thị Trấn nói
riêng, tôi có kinh nghiệm của bản thân về việc dẫn dắt các em theo đúng
hướng khi cảm thụ về màu sắc để sử dụng phù hợp trong bài vẽ như sau:
- Trước tiên, ta phải bám theo yêu cầu của những bài vẽ trong phân
phối chương trình của các khối lớp. Qua đó ta nhận thấy có sự thay đổi theo
cấp độ tăng dần về kiến thức yêu cầu học sinh cần nắm được.
- Trên cơ sở đó, ta cần chú ý hướng dẫn về kiến thức màu sắc cho các
em theo đúng đối tượng, đúng khối lớp. Có như vậy chúng ta mới giúp các
em cảm thụ giá trị của màu sắc trong phân môn vẽ tranh. Khi cảm thụ được
màu sắc, các em mới nâng cao khả năng thẩm mĩ và phát huy việc vẽ màu
trong các bài vẽ trong chương trình học cũng như trong các bài sáng tác.
3. Giải pháp đặt ra trong đề tài.
Muốn HS cảm thụ và lĩnh hội một cách tối ưu về “ Kỹ năng vẽ màu
trong tranh đề tài”, yêu cầu người giáo viên phải chuẩn bị bài giảng mang tính
chất phù hợp với trình độ và khả năng lĩnh hội của học sinh, có nghĩa là nó
không quá cao siêu, trừu tượng hay quá nhàm chán, tẻ nhạt. Nó phải có sự lôi
cuốn tính tìm tòi và sáng tạo ở các em.
Ngoài ra, để giải quyết có hiệu quả khi áp dụng đề tài, người giáo
viên cần sưu tầm các bài vẽ với màu sắc phong phú, đa dạng và sử dụng
tư liệu đó một cách có hiệu quả trong từng tiết dạy. Giúp cho học sinh có một
sự cảm thụ màu sắc trong bài vẽ tranh cơ bản đầy đủ khi tham gia tiết học ở
lớp.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Khi vận dụng những kĩ năng trong vẽ màu tranh đề tài sinh hoạt đã đem
lại những kết quả sau: Học sinh tập trung vào tiết học. Các em nắm được cách
9
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
vẽ màu trong tranh đề tài, thực hành bài vẽ đạt kết quả cao cụ thể qua những
lần thi vẽ tranh hè cấp huyện , tỉnh các em đạt giải như sau:
+ Năm 2008: 1 giải A huyện, 1 giải B tỉnh
+ Năm 2009: 2 giải B cấp huyện
+ Năm 2010: 2 giải B, 2 giải khuyến khích cấp huyện
+ Năm 2011: 1giải A, 2 giải B, 1 giải khuyến khích cấp huyện
PHẦN KẾT LUẬN
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đề tài nghiên cứu về kĩ năng vẽ màu tranh đề tài sinh hoạt của học sinh
THCS là đề tài còn nhiều mới lạ không những trong tài liệu nghiên cứu mà
10
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
ngay cả việc nghiên cứu thực tiễn của học sinh củng vậy. Song qua quá trình
thực hiện ấy, bước đầu thành công khả quan và bổ ích cho vấn đề giảng dạy.
Bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm khá quý làm hành
trang cho công tác giảng dạy của mình.
Trước hết mỗi giáo viên đứng lớp không chỉ truyền đạt kiến thức đầy đủ
cho học sinh mà phải gần gũi với học sinh, biết được từng đối tượng học sinh
để có cách xử lý phù hợp với từng trường hợp xảy ra, luôn trăn trở với công
tác giảng dạy của mình làm thế nào để tiết dạy có hiệu quả nhất, vì sao các em
thể hiện bài vẽ như thế này, mà không như thế kia? Do đâu? Cần bổ sung và
sữa chữa những vấn đề gì? Chính điều đó làm tôi thầm nghĩ, ngay từ bây
giờ mình phải cố gắng rèn luyện , trau dồi những kiến thức, học hỏi bạn bè,
đúc kết kinh nghiệm tạo cho mình một phong thái đứng lớp, tạo điều kiện
đầy đủ để có thể đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Kĩ năng vẽ tranh màu tranh đề tài sinh hoạt trong phân môn vẽ
tranh là việc làm hết sức thiết thực đối với người giáo viên. Kết quả học môn
Mĩ thuật của học sinh là thước đo tâm hồn của người thầy, cụ thể là lòng yêu
thương học sinh. Nhờ lòng yêu thương ấy mà những lời giảng của thầy cô nó
mới thấm sâu vào trí nhớ các em, làm cho các em nhớ lâu hơn.
Chính vì thế, qua quá trình dạy học mĩ thuật ở các khối lớp, tôi đã
cố gắng rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trên, trong từng tiết dạy và kết quả
cho thấy:
Học sinh biết được kỹ thuật vẽ màu, cảm thụ vẽ đẹp của thiên nhiên
và cuộc sống xung quanh bằng thị hiếu thẩm mĩ của mình. Từ đó các em biết
trân trọng, yêu mến, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Kĩ năng vẽ tranh đề tài sinh hoạt trong phân môn vẽ tranh được ứng
dụng cho các khối lớp ở THCS lớp 6,7,8,9 nó không chỉ cần thiết cho riêng
môn học này mà còn ở những môn học khác.Cụ thể là:
Đối với môn Sử, Địa , Sinh các em quan sát bản đồ, màu sắc đồ vật
11
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
Môn Lý, Hóa các em biết cách quan sát trong thực hành thí nghiệm…
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Đồ dùng học tập của bộ giáo dục còn thiếu nhiều tranh: Tranh, ảnh
minh họa trong SGK còn sơ sài, nhiều màu còn sai.
Đồ dùng môn mĩ thuật 7,8,9 chưa có, làm cho giáo viên mất nhiều thời
gian làm, chọn đồ dùng.
Kiến nghị: Tranh, ảnh minh họa đủ số lượng để đáp ứng bài giảng ngày
càng tốt hơn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Quang Trứ- Phạm Thị Chỉnh- Nguyễn Thái Lai, Lược sử mĩ thuật
và mĩ thuật học .
2. Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật – Nhà xuất bản giáo dục
12
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
3. Sách giáo khoa, giáo viên mĩ thuật 6,7,8,9
3. Nguyễn Quốc Toản - Vẽ tranh đề tài , Nhà xuất bản giáo dục - 1978
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh của đề tài Trang 1
II. Lý do chọn đề tài Trang 1
13
Huỳnh Ngọc Bảo Trân
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 1
IV. Mục đích nghiên cứu Trang 1
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trang 2
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận Trang 3
II. Thực trạng của vấn đề Trang 3
III. Biện pháp thực hiện Trang 3
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trang 9
KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm Trang 10
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Trang 10
III. Khả năng ứng dụng triển khai Trang 11
IV. Những kiến nghị, đề xuất Trang 11
14

×