SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới công nghiệp - hóa hiện
đại hóa đất nước, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, khoa học
công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông nhằm tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và
hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.
Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
và các bậc học cao hơn nữa.
Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông, là cơ sở vững chắc
cho sự hình thành nhân cách và sư phát triển toàn diện con người. Thành quả
của giáo dục Tiểu học có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định, vì thế làm
tốt giáo dục Tiểu học là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học tập trung theo những định
hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình
thành và phát triển khả năng tự học cho học sinh; đảm bảo tính phù hợp đối
tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan nhằm khơi dậy
hứng thú học tập của học sinh. Đảm bảo tính tích cực là coi trọng vai trò chủ thể
của học sinh trong quá trình nhận thức. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng
giáo dục là tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân. Đảm bảo tính trực quan là
tổ chức quá trình nhận thức của học sinh thông qua các biểu tượng, hình ảnh cụ
thể và thực tế cuộc sống của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới tổ chức dạy học. Tổ
chức dạy học ở Tiểu học linh hoạt, đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh và
điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng của nhà trường.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Như vậy phương pháp tổ chức dạy học ở Tiểu học phải phù hợp với nội
dung, đối tượng, điều kiện cụ thể của mỗi lớp học. Giáo dục Tiểu học thực hiện
mục tiêu dạy chữ, dạy người, hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh cũng cần được nhận thức sâu
sắc theo quan điểm toàn diện. Cần đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá để
không “đẩy” học sinh vào thế học thuộc lòng, hay học để đối phó, học chỉ để
lấy điểm, chỉ để biết chứ không để hiểu và áp dụng.
Thực tiễn đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục Tiểu học hiện nay
cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của người Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng Tiểu
học. Nhà trường Tiểu học rất cần những cán bộ quản lí tận tâm, thành thạo công
việc, có năng lực điều hành để đảm nhiệm tốt công việc, được học sinh và phụ
huynh tin tưởng, giáo viên mến phục.
Việc quản lí, chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh là
một trong những công tác rất quan trọng trong mỗi nhà trường nhằm đảm bảo
đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh để từ đó tìm giải pháp điều chỉnh
kịp thời nhằm giúp học sinh học tập tiến bộ hoặc giúp học sinh phát huy khả
năng của mình. Để đảm bảo tính chính xác, công bằng và tạo không khí phấn
khởi, lòng say mê học tập của học sinh thì giáo viên phải có nhận thức và kĩ
năng đánh giá năng lực học tập của học sinh theo đúng chương trình của Bộ
GD&ĐT.
Việc đánh giá học sinh Tiểu học hiện nay có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
Góp phần thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và
hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học.
Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần, phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo, khả năng tự học của học sinh, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo
đức theo truyền thống Việt Nam.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Đối với các môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Ngoại
ngữ, Tin học và Tiếng dân tộc giúp giáo viên và học sinh định lượng rõ kiến
thức của học sinh qua điểm số kết hợp với nhận xét.
Đối với các môn : Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mỹ Thuật,
Thể dục,…việc đánh giá bằng nhận xét giúp học sinh có cơ hội được động viên
tinh thần, có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, tránh được việc ganh đua
về điểm số giữa học sinh với học sinh.
Đổi mới cách đánh giá giúp cho việc đánh giá đa chiều có sự đánh giá
của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh tự đánh giá và đánh
giá kết quả cuối cùng của giáo viên.
* Nhược điểm:
Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đánh giá chất lượng của học sinh còn hạn
chế (ví dụ các bài trắc nghiệm cần có nhiều phiên bản đối với các vùng miền xa
trung tâm còn gặp nhiều khó khăn). Việc đánh giá bằng nhận xét, bằng cách tích
các chứng cứ mà học sinh đạt được ở một số giáo viên còn lúng túng, ngại khó,
chưa thích ứng với hình thức kiểm tra, đánh giá theo chương trình mới hoặc
kiểm tra đánh giá còn qua loa đại khái, chưa phản ánh đúng chất lượng thực tế
của môn học.
Việc đánh giá bằng nhận xét mang tính định tính cao, giáo viên dễ mắc
sai lầm khi nhận xét kết quả học tập của học sinh.
Vì vậy vấn đề đặt ra:
Để đổi mới giáo dục diễn ra một cách đồng bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ
trong nhà trường, tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá của học sinh theo đúng tinh
thần đổi mới nội dung, chương trình giáo dục thì đối với mỗi nhà trường cần
phải quan tâm và chỉ đạo sát sao việc đánh giá chất lượng học sinh nói chung và
từng lớp nói riêng, cho nên tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học” của trường tiểu học Tình
Cương - Cẩm Khê- Phú Thọ. Nhằm đánh giá học sinh một cách chính xác, khoa
học góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong trường tiểu học.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận
a.Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu,
yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định
trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách
giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự
học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục;
tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo
sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức
và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương
trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với
việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn
hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.
b. Mục tiêu của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông
là:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã
hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí
tiến thủ lập thân, lập nghiệp.
+ Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự
học của học sinh.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
+ Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế
giới.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và
trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung
học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội.
+ Thực hiện đồng bộ việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp
dạy và học với việc đổi mới về cơ bản phương pháp đánh giá, xếp loại, đổi mới
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý giáo dục,
nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo trang
thiết bị và đồ dùng dạy học.
+ Về các giải pháp hỗ trợ khác:
Tăng cường công tác thanh tra giáo dục để đảm bảo thực hiện nghiêm
túc, có chất lượng, đạt hiệu quả chương trình mới và yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học.
Tăng cường việc tuyên truyền vận động trong toàn xã hội, làm cho phụ
huynh học sinh hiểu được mục tiêu và tính ưu việt của chương trình mới, cùng
tham gia giúp các học sinh học tập.
(Trích mục: 2-3-4 Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg)
c. Kiểm tra nhằm đánh giá phát hiện các sai sót, các ách tắc của hệ thống
trong quá trình hoạt động để có giải pháp xử lí đồng thời tìm kiếm các cơ hội
điều chỉnh để đạt tới mục tiêu. Kiểm tra còn đảm bảo nhu cầu thực thi quản lí.
(Mục IV- Chức năng kiểm tra-Giáo trình quản lí 1 – T201)
d. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục,
kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản
lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các
hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và
giáo dục.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
e. Đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Nội
dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa trên những mục
tiêu cụ thể mà bộ môn đã đề ra ở từng chủ đề, chủ điểm. Nội dung đó phải đảm
bảo kiểm tra được toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng và tư duy của học
sinh đồng thời chú ý đến tính phổ thông đại trà và tính phân hoá trong học tập
của học sinh.
g. Đảm bảo ổn định đội ngũ giáo viên. Tập trung đổi mới phương pháp
dạy học theo những yêu cầu cơ bản sau:
- Trên cở sở nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu
tham khảo cần thiết, mỗi giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch bài học bám sát
yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng từng bài; kế hoạch bài học phải thể hiện
rõ những hoạt động của giáo viên và học sinh, những thiết bị dạy học được sử
dụng,…
- Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh, giảng dạy
theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng từng môn học, từng bài học để học sinh
học tập vừa sức, hiệu quả, sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập chủ yếu
trên lớp, hạn chế giao việc về nhà.
- Về đánh giá xếp loại: Tiếp tục chỉ đạo đổi mới cách đánh giá kết quả
học tập của học sinh nhằm đạt mục tiêu: Thông qua đánh giá để nắm bắt quá
trình phát triển, khả năng và sự tiến bộ của học sinh, tạo cho trẻ sự tự tin và ham
thích đến trường.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng chuẩn kiến thức kỹ năng các môn
học, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông;
điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc học lên trung học phổ thông nhằm khắc
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đẩy mạnh
triển khai đánh giá ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông.
h. Trích Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009
Điều 3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại:
1. Đánh giá xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ
trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và các nhiệm vụ của học
sinh.
2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo
viên với tự đánh giá của học sinh
3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện.
4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của
học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không
tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên.
Điều 4. Nội dung đánh giá.
Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả thực rèn luyện đạo
đức và kỹ năng sống qua việc thực hiện nhiệm vụ năm học của học sinh tiểu
học.
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà
trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo,cô giáo, nhân
viên và người lớn tuổi; đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn
cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài
sản nơi công cộng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự
an toàn giao thông .
SKKN: Mt s bin phỏp qun lý vic ỏnh giỏ cht lng hc sinh tiu hc
5. Gúp phn bo v v phỏt huy truyn thng ca nh trng v a phng.
iu 5. Cỏch ỏnh giỏ v xp loi.
1. ỏnh giỏ l hot ng thng xuyờn ca giỏo viờn. Khi ỏnh giỏ cn chỳ ý
n quỏ trỡnh tin b ca hc sinh, ỏnh giỏ cui nm l quan trng nht. Giỏo
viờn ghi nhn xột c th nhng im hc sinh ó thc hin v cha thc hin
c cú k hoch ng viờn v giỳp hc sinh t tin trong rốn luyn. Giỏo
viờn phi hp vi cha m hc sinh thng nht cỏc bin phỏp giỏo dc hc
sinh.
2. Hc sinh c xp loi hnh kim vo cui hc k I v cui nm hc theo hai
loi nh sau:
a) Thc hin y ();
b) Thc hin cha y (C)
2. C s thc tin.
a. Tỡnh hỡnh kinh t, chớnh tr xó hi ca a phng.
- Tình Cng là một xã miền núi Huyện Cẩm Khê tổng diện tích tự nhiên
là 486,3 ha với hơn 3000 nhân khẩu đc chia thành 9 khu hành chính. Đảng bộ
có hơn 200 đảng viên phân ra 14 chi bộ trong đó có 9 chi bộ nông nghiệp. Hệ
thống giáo dục đợc hình thành sớm hiện nay có 3 bậc học là trờng Mầm non,
Tiểu học và THCS. Những năm 1995 về trớc do công trình trị thuỷ cha hoàn
thành nhân dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp là chính, tình hình sâu bệnh
luôn tiềm ẩn bùng phát, thiên tai lũ lt thng xảy ra dẫn đến đời sống không ổn
định nhân dân gặp nhiều khó khăn, học sinh còn bỏ học dở dang.
- Tình hình chính trị xã hội c ổn định công tác an ninh trật tự đc đảm
bảo, các tệ nạn xã hội đc giảm nhiều. Cuộc sống nhân dân ở khu dân c bình
yên, tài sản của nhân dân đợc bảo vệ an toàn, công tác quốc phòng đợc giữ
vững.
SKKN: Mt s bin phỏp qun lý vic ỏnh giỏ cht lng hc sinh tiu hc
- Tình Cơng, nằm dọc theo bờ Sông Hồng có Quốc lộ 32C chạy qua. Do
đó ngoài những thuận lợi về việc giao lu KT - VH XH còn có những khó khăn.
- Những tệ nạn XH nh: Cờ bạc, nghiện hút, mua bán trái phép các chất ma
tuý và các tệ nạn XH khác đã xâm nhập vào địa phơng cũng làm ảnh hởng
xấu đến nề nếp, đạo đức, gây khó khăn không nhỏ đến công tác giáo dục thế hệ
trẻ.
L mt xó cũn nhiu khú khn v i sng. Song nhng nm qua c s
quan tõm ca ng v Nh nc, s ch o ca cỏc cp, cỏc ngnh, i sng
vt cht, tinh thn ca nhõn dõn c nõng lờn rừ rt. An ninh chớnh tr trờn a
bn luụn n nh. Cỏc hot ng vn hoỏ xó hi ca a phng ó t c kt
qu nht nh.
*Thun li:
Trng Tiu hc Tỡnh Cng ó t chun quc gia mc I nm 2011.
Nh trng lm tt cụng tỏc gi vng duy trỡ cụng tỏc chun quc gia. Tụn to
chm súc vn hoa, cõy cnh luụn gi khung cnh s phm nh trng xanh,
sch p. Gi gỡn c s vt cht. Nh trng cú phũng hc kiờn c hoỏ m
bo cho vic dy 2 bui/ ngy. Bn gh hc sinh v giỏo viờn y ỳng quy
nh. Cú cỏc phũng chc nng theo quy nh.
Phũng th vin, thit b cú y sỏch v dựng phc v cho cụng tỏc
ging dy v hc tp ca giỏo viờn v hc sinh.
Nh trng 4 nm lin t trng tiờn tin cp huyn. Cụng tỏc ph cp
luụn dc duy trỡ v gi vng ph cp tiu hc ỳng tui mc 2.
i ng cỏn b giỏo viờn tr kho, nhit tỡnh tõm huyt vi ngh nghip,
on kt, nht trớ giỳp nhau cựng tin b. Cú 100% cỏn b qun lý v giỏo
viờn cú trỡnh trờn chun trong ú trỡnh i hc chim trờn 60%.
S s hc sinh hng nm dao ng khong 160 n 180 em. S s hc sinh
ớt, thun li cho vic qun lý. Nh trng hng nm lm tt cụng tỏc tuyn sinh
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
huy động 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp. Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt 97 đến
100%. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%.
Phụ huynh học sinh đã có sự quan tâm đến việc học của con em mình, có
đủ đồ dùng sách vở theo quy định.
* Khó khăn:
Là xã xa trung tâm với trên 90% người dân sống bằng nghề nông nghiệp.
Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Một số học sinh bố mẹ đi làm xa các em ở nhà
với ông bà việc quan tâm đến học tập cũng như chăm lo sức khoẻ cho các em
còn hạn chế.
* Thực tiễn việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh mấy
năm trước đây việc tiếp thu chương trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học, hình thức tổ chức dạy học, kèm theo việc kiểm tra đánh giá học sinh là một
vấn đề mới, các văn bản hướng dẫn luôn có sự bất ổn định, điều chỉnh hằng
năm.
Nhận thức của cán bộ giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy cán bộ quản lý đặc biệt là giáo viên đứng lớp
quan tâm đến công tác soạn bài, hoàn thiện các loại hồ sơ sổ sách theo quy định.
Quan tâm đến việc đổi mới chương trình sách giáo khoa lên lớp dạy làm sao
cho đủ giờ, đủ tiết đặc biệt là khi có người dự giờ luôn lo lắng dạy làm sao cho
đủ thời gian quy định, truyền đạt hết nội dung bài học đến cho học sinh. Thực
sự chưa quan tâm đến chất lượng học của học sinh. Đặc biệt công tác kiểm tra
đánh giá của học sinh. Quản lý giao cho giáo viên chủ nhiệm, không sát xao
trong việc hướng dẫn kiểm tra. Các đề kiểm tra giao cho tổ trưởng hoặc giáo
viên chủ nhiệm trực tiếp ra. Vì vậy không có tính khách quan.
Một số giáo viên chưa nắm chắc, hiểu rõ văn bản quy định đánh giá xếp
loại học sinh. Kinh nghiệm kiểm tra đánh giá còn hạn chế dẫn đến việc sử dụng
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
phương pháp, hình thức và kỹ năng kiểm tra đánh giá học sinh chưa sát với thực
chất đối tượng, giáo viên còn lúng túng.
Việc kiểm tra đánh giá các môn bằng nhận xét còn mang tính định tính
cao dẫn đến giáo viên dễ mắc sai lầm. Kết quả ấy chưa chắc đã phản ánh đúng
thực tế mà học sinh đạt được, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng học sinh; chất
lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường.
Về học sinh: Việc tự đánh giá, nhận xét kết quả của bạn chưa thích ứng
còn rụt rè, chưa tự tin vào ý kiến chủ quan của bản thân mình.
Về phía phụ huynh: Chưa được tuyên tryền rộng rãi, chưa thực sự thích
ứng với cách đánh giá theo phương pháp mới. Phụ huynh đòi hỏi cần có sự
đánh giá bằng điểm số đối với các môn Đạo đức, TN-XH, Nghệ thuật, Thể dục
để theo dõi con em mình học tập như thế nào.
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường Tiểu học Tình Cương, việc quản
lý, tập huấn triển khai công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh là một vấn
đề cấp bách và phải được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, phải coi trọng
đặc điểm vùng miền đối với từng đối tượng học sinh trong công tác dạy học
nhằm phát huy tính năng động sáng tạo, khả năng tự học, tự đánh giá của học
sinh, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên.
Từ thực tiễn trên, việc hình thành sáng kiến “Một số biện pháp quản lý
việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học” của trường Tiểu học Tình Cương
rất quan trọng, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng trong nhà
trường.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
II. Thực trạng của vấn đề:
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục nói chung và giáo
dục tiểu học nói riêng, là đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nắm
chắc chuẩn kiến thức kỹ năng, điều chỉnh nội dung dạy học, đổi mới cách kiểm
tra đánh giá học sinh.
Nếu áp dụng đúng quy trình các bước tiến hành và sử dụng triệt để các
biện pháp của sáng kiến “ Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng
học sinh tiểu học” ở trường Tiểu học Tình Cương sẽ mang lại những hiệu quả
sau:
1. Nhận thức nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý giáo viên nâng
lên rõ rệt.
2. Việc quản lý chất lượng giáo dục nhà trường rõ ràng, rành mạch góp
phần thực hiện tốt mục tiêu của bậc Tiểu học.
3. Chất lượng giáo dục học sinh tăng góp phần thực hiện tốt mục tiêu,
phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, ảnh hưởng tốt tới công tác xã hội hóa
giáo dục,
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết:
Bước 1: Tổ chức thực hiện
- Để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giáo dục của nhà trường, căn cứ
điều kiện nhân sự của nhà trường, tham mưu Ban giám hiệu nhà trường bổ
nhiệm các Tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ, năng lực, sức khỏe, nhiệt tình,
có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ và có điều kiện
thuận lợi để công tác.
- Tham mưu với nhà trường tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất, sách
giáo khoa, tài liệu, kinh phí và các điều kiện khác để phục vụ cho công tác
chuyên môn hàng năm.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Bước 2: Học tập và nghiên cứu các văn bản.
- Căn cứ kế hoạch, nhà trường triển khai các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú
Thọ, Phòng GD&ĐT Cẩm Khê theo các năm học và các văn bản hướng dẫn về
công tác chuyên môn bậc Tiểu học.
- Học tập nghiên cứu các tài liệu, chương trình thay sách giáo khoa, sách
giáo viên của chương trình, đặc biệt là đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dụng dạy học,
cách đánh giá xếp loại học sinh
- Thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, áp dụng chương trình
điều chỉnh nội dung dạy học ở Tiểu học của Bộ GD&ĐT.
- Triển khai hệ thống hồ sơ sổ sách.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
- Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng khối lớp, từng giáo viên.
Bước 3: Thực nghiệm.
- Lập các hồ sơ kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh (sổ điểm, sổ tích các
chứng cứ).
- Sau mỗi giờ dạy Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn đóng góp, rút kinh
nghiệm về: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, và cách kiểm tra đánh
giá học sinh, nắm bắt những thông tin phản hồi từ phía giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh, Từ đó có hướng điều chỉnh hay tiếp
tục triển khai theo kế hoạch đã định.
Bước 4: Tổng hợp.
- Tổng hợp kết quả và phân loại chuyên môn giáo viên, kết quả hai mặt
giáo dục của học sinh dưới sự đánh giá của giáo viên, tổ chuyên môn, Ban giám
hiệu và Hội đồng trường.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
- So sánh kết quả đánh giá chất lượng của học sinh với năm học trước,
với các kì và kế hoạch năm học đề ra để rút kinh nghiệm và có biện pháp điều
chỉnh công tác chuyên môn sao cho phù hợp với đối tượng lớp, đối tượng học
sinh, giúp học sinh tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, tự
đánh giá và nhận xét kết quả của mình và của bạn, phản ánh chất lượng giáo dục
của nhà trường.
IV. Hiệu quả của sáng kiến :
Qua một năm triển khai sáng kiến kết quả đánh giá chất lượng học sinh
được thể hiện như sau:
Đối tượng: Học sinh năm học 2011 – 2012: 171 học sinh
Số HS HK Học lực Lên lớp HTCTTH
G K TB Y
171 171 64 59 48 0 171 39
Sau khi chúng tôi áp dụng đồng bộ các giải pháp đã nêu ở trên thì hoạt
động chuyên môn đã có chuyển biến tích cực, giáo viên được nâng lên về trình
độ chuyên môn, năng lực giảng dạy, năng lực đánh giá, xếp loại học sinh. Giáo
viên có nhận thức đúng đắn về chương trình mới, có ý thức trách nhiệm cao, có
tinh thần sẵn sàng vượt khó, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng hơn.
* Năm học 2012 - 2013:
- Học sinh: Có tinh thần học tập cao, được động viên khích lệ kịp thời,
được tôn trọng và đánh giá thực chất khả năng học tập của mình. Chất lượng hai
mặt giáo dục được nâng lên một cách rõ rệt.
Cuối học kỳ I, đối tượng: 161 học sinh
Số HS HK Học lực Lên lớp HTCTTH
G K TB Y
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
161 161 62 58 41 0
*Cuối năm học đối tượng: 161 học sinh.
Số HS HK Học lực Lên lớp HTCTTH
G K TB Y
161 161 65 58 36 0 161 29
- Phụ huynh: Có ý thức trách nhiệm và quan tâm đến việc học tập của con
em mình hơn, mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, sẵn sàng tham gia giúp đỡ
nhà trường.
V. Bài học kinh nghiệm:
1. Kinh nghiệm cụ thể.
a. Bài học thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập các văn bản,
Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT Phú Thọ, Phòng GD&ĐT Cẩm Khê theo các năm học và các văn
bản hướng dẫn về công tác chuyên môn bậc Tiểu học ngay từ đầu năm học.
- Học tập nghiên cứu các tài liệu, chương trình sách giáo khoa, sách giáo
viên của chương trình, đặc biệt là đổi mới nội dung chương trình sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dụng dạy học,
thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, áp dụng chương trình giảm tải
các nội dung dạy học ở Tiểu học của Bộ GD&ĐT, cách đánh giá xếp loại học
sinh.
b. Bài học thứ hai: Tổ chức thực hiện
- Thực hiện tốt các khâu soạn gảng, sử dụng thuần thục các phương pháp,
kĩ năng lựa chọn phương pháp, kĩ năng sử dụng thiết bị, hình thức tổ chức dạy
học.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
- Tăng cường công tác sinh hoạt tổ chuyên môn:
+ Sinh hoạt chuyên môn mỗi tuần một lần, nội dung sinh hoạt đảm bảo
tính thiết thực, chất lượng và hiệu quả và đặc biệt chú ý đến các nội dung học
tập: Chỉ thị, nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiên quy chế
chuyên môn, quy định kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh.
+ Xây dựng và thông qua kế hoạch của tổ và các cá nhân, bàn bạc và trao
đổi về các biện pháp giúp đỡ nhau trong việc soạn giảng, giải quyết các thắc
mắc trong công tác chuyên môn. Thực hiện các chuyên đề giảng dạy, đổi mới
các phương pháp dạy học nhằm từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy.
+ Tổ chức thăm lớp dự giờ, rút kinh nghiệm bài dạy, đánh giá xếp loại
giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Yêu cầu 100% giáo
viên thực hiện nghiêm túc công tác tự bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kĩ
năng sư phạm, về đạo đức, pháp luật, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thực hiện nghiêm túc hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại học
sinh theo tinh thần đổi mới. Tổ chức kiểm tra chuyên môn của từng giáo viên
trong tổ, đánh giá xếp loại hàng tháng, hàng kì và năm học theo quy định Chuẩn
nghề nghiệp.
c. Bài học thứ ba: Xây dựng hệ thống đề kiểm tra.
- Nhà trường xây dựng hệ thống đề kiểm tra để phục vụ cho công tác
đánh giá chất lượng học sinh nhằm tránh những khó khăn về vật chất, về điều
kiện, đề kiểm tra phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đối tượng học sinh,
sát với chuẩn kiến, thức kĩ năng.
+ Môn Tiếng Việt :
Các kĩ năng nghe, nói, đọc thành tiếng, viết chữ được đánh giá qua sản
phẩm như cho điểm bài đọc, chấm điểm bài tập viết, bài làm văn nói.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Các kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu, dùng từ đặt câu, kiến thức về chính tả,
từ vựng, ngữ pháp được đánh giá qua câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở.
Kĩ năng viết đoạn văn, bài văn đánh giá bằng bài kiểm tra, bài tập làm
văn viết hay đoạn văn.
+ Môn Toán:
Củng cố vận dụng, kiểm tra đánh giá bằng một số hệ thống các bài tập có
nội dung thực tế gần gũi với học sinh. Đề kiểm tra đảm bảo tính toàn diện về
kiến thức, kĩ năng và tư duy của học sinh theo các mạch kiến thức thuộc nội
dung chương trình, đồng thời chú trọng đến tính phổ thông đại trà và tính phân
hóa trong học tập của học sinh.
+ Môn Đạo Đức:
Đánh giá kết quả của học sinh dựa trên tất cả các mặt : Kiến thức, thái độ,
kĩ năng, hành vi ứng xử của em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hình thức đánh giá là giáo viên nhận xét dựa trên tự đánh giá của học
sinh và kết hợp với đánh giá của tập thể học sinh, của cha mẹ, của phụ trách
Đội, phụ trách sao, của cộng đồng nơi ở.
+ Môn Tự Nhiên và Xã Hội:
Đánh giá kết quả học tập của môn Tự Nhiên và Xã Hội của học sinh cần
quan tâm đến tất cả các mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Mục đích của việc đánh giá là nhằm uốn nắn, phát hiện những khó khăn
của học sinh trong quá trình học tập, phát hiện những kiến thức cần bổ sung cho
học sinh.
Giáo viên có thể đánh giá học sinh ngay lúc thực hiện các hoạt động thực
tập để học bài mới, lúc kiểm tra kiến thức cũ, ôn tập theo chủ đề.
Hình thức đánh giá: vấn đáp, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở,
làm thực hành.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Tạo điều kiện cho học sinh đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các
hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
+ Các môn: Khoa học, Lịch sử - Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học: Cần bám sát
chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh.
+ Môn Thể Dục:
Căn cứ vào mức độ thực hiện cũng như khối lượng vận động của học
sinh, các phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên là những tiền đề chính để
đánh giá chất lượng.
+ Môn Thủ Công:
Kết quả học tập của học sinh được đánh giá dựa vào mức độ hoàn thành
sản phẩm thực hành và ý thích, thái độ học tập bộ môn. Những học sinh hoàn
thành sản phẩm thực hành ngay tại lớp theo yêu cầu mỗi bài học, có ý thức
chuẩn bị bài, tích cực học tập cần được biểu dương khen ngợi kịp thời và được
đánh giá là hoàn thành.
+ Môn Âm nhạc:
Tăng cường kiểm tra thực hành (kiểm tra theo nhóm hoặc cá nhân). Kiểm
tra sự nhận biết, thông hiểu bằng các bài tập trắc nghiệm cho cả lớp cùng thực
hiện.
+ Môn Mĩ Thuật
Hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề ra yêu cầu tối thiểu để học sinh nào
cũng đạt được, tuy nhiên có những mức độ khác nhau: Hoàn thành tốt nét vẽ tự
nhiên, hình vẽ sát với mẫu, sắp xếp hình cân đối, vẽ màu đều.
Hoàn thành xuất sắc: Có nhiều điểm mới trong cách vẽ hình, sắp xếp hình
cân đối, vẽ mầu có đậm nhạt .
Đối với các bài hoàn thành tốt, cần động viên để học sinh tìm tòi sáng tạo
thêm.
d. Bài học thứ tư: Công tác quản lí và chỉ đạo.
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
- Quản lí tốt nội dung chương trình, hồ sơ sổ sách, lịch báo giảng, kế
hoạch bài dạy, sổ ghi tên ghi điểm, sổ tích các chứng cứ học tập của học sinh.
- Nhà trường có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, cụ thể, thăm lớp dự giờ
thường xuyên kiểm tra hồ sơ, đánh giá xếp loại chuyên môn hàng tháng, hàng kì
và hàng năm, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất không theo kế hoạch về giáo
án, chất lượng giờ dạy, chất lượng học sinh. Sau mỗi đợt kiểm tra, bao giờ cũng
có nhận xét, đánh giá, giúp kinh nghiệm cụ thể cho từng giáo viên.
đ. Bài học thứ năm: Một số biện pháp hỗ trợ.
- Nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với
Phòng giáo dục đào tạo, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, phụ
huynh học sinh quan tâm xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng công tác giáo
dục trong nhà trường.
- Nhà trường phối hợp với các tổ chức cơ quan đoàn thể trong nhà trường
cần tham gia quản lý hồ sơ, quản lý trương trình, kết hợp đánh giá học sinh qua
các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh tham
gia giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh. Ngoài ra cần phải động viên khích
lệ tập thể, cá nhân có thành tích trong học tập và giảng dạy.
2. Cách sử dụng sáng kiến:
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm như đã trình bày ở trên, chúng tôi
thấy: Trong quá trình áp dụng biện pháp cần thực hiện một cách đồng bộ, không
tách rời nhau, trong đó cần chú ý thực hiện các biện pháp theo một chu trình,
căn cứ kế hoạch nhà trường sau đó thực hiện khâu tổ chức cán bộ, giáo viên học
tập để nhận thức được tinh thần chỉ đạo của các cấp, thực hiện theo quy chế,
quyết định của ngành hiện hành, tiếp theo là thực hiện giải pháp và cuối cùng là
khâu tổng hợp đánh giá. Làm được như vậy chắc chắn việc kiểm tra đánh giá
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
chất lượng học sinh sẽ đạt hiệu quả cao, nâng cao chất lương giáo dục trong nhà
trường.
3. Đề xuất hướng phát triển:
Sáng kiến này được tổng kết và rút ra từ một đơn vị trường cụ thể, đó là
trường Tiểu học Tình Cương - Cẩm Khê, vậy nên các cơ sở bạn có thể tham
khảo vận dụng cần lưu ý đến đặc thù vùng miền, để có thể điều chỉnh cho hợp
lý. Trong các năm học tiếp theo, trường Tiểu học Tình Cương cần tiếp tục tổng
kết rút kinh nghiệm để bổ sung cho hoàn chỉnh và tiếp tục duy trì và thực hiện.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
Để đảm bảo mục tiêu giáo dục, đảm bảo về việc nâng cao chất lượng giáo
dục trong trường Tiểu học của những năm học tiếp theo, việc đánh giá chất
lượng học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường.
Nó đảm bảo tính khách quan, tính tích cực, động viên khích lệ tinh thần học tập
của học sinh đồng thời phản ánh chất lượng cụ thể thực tế quá trình dạy và học.
Do đó với mỗi nhà quản lý trong nhà trường cần phải có những biện pháp chỉ
đạo cụ thể về công tác quản lý "việc đánh giá chất lượng học sinh", sáng kiến
kinh nghiệm trên phần nào giúp cho nhà trường có những biện pháp cụ thể để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Kiến nghị:
Đề nghị trường Tiểu học Tình Cương tạo điều kiện để sáng kiến được
tiếp tục nghiên cứu, sử dụng và bổ sung các biện pháp, bài học kinh nghiệm.
Xác nhận của hội đồng KH nhà trường Người thực hiện
Nguyễn Trọng Việt
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam - Chỉ thị số 40/2000/QH 10 - NXB
chính trị quốc gia 2000.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam - Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg -
NXB chính trị quốc gia 2001
3. Bộ giáo dục và đào tạo - Thông Tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày
27/10/2009
4. Đỗ Hoàng Toàn - Giáo trình khoa học quản lý I - NXB khoa học và kĩ
thuật
5. Bộ giáo dục và đào tạo - Điều lệ trường tiểu học - NXB giáo dục năm
2010
6. Bộ giáo dục và đào tạo - Về nhiệm vụ năm học 2004-2005, 2010-2011;
2011-2012, 2012 - 2013 - NXB Giáo dục.
MỤC LỤC
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng học sinh tiểu học
STT Nội dung Trang
1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
3 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn: 5
4 1. Cơ sở lý luận: 5
5 2. Cơ sở thực tiễn: 9
6 II. Thực trạng vấn đề: 13
7 III. Các biện pháp tiến hành giải quyết: 13
8 IV. Hiệu quả của sáng kiến : 15
9 V. Bài học kinh nghiệm: 16
10 1. Kinh nghiệm cụ thể: 16
11 2. Cánh sử dụng sáng kiến: 20
12 3. Đề xuất hướng phát triển: 21
13
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
22
14 1. Kết luận: 22
15 2. Kiến nghị: 22
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
23