Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN nghiên cứu về lập công thức hóa học của hợp chất hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.85 KB, 22 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG TÀI LIỆU THÀNH VĂN KẾT HỢP TRANH, ẢNH
LỊCH SỬ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC QUA DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT”
A. MỞ ĐẦU
Lịch sử là môn học mang nét đặc thù riêng. Đối tượng nghiên cứu của bộ môn Sử
rất đặc biệt, nó không giống với các môn học của khoa học tự nhiên, bởi vì chúng ta
không thể trực tiếp quan sát các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ cũng như không thể
thực hiện lại sự kiện thông qua thí nghiệm. Nhưng Lịch sử lại là bộ môn rất có ưu thế
trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy học.
Qua bài học lịch sử, với những hành động hi sinh anh dũng, quên mình vì sự nghiệp độc
lập dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, những sự kiện lịch sử hào hùng, thực sự có sức lôi
cuốn mạnh mẽ đối với học sinh, tạo được cảm xúc lịch sử sâu rộng trong các em. Trên
cơ sở đó, góp phần hình thành ở các em sự kính phục, lòng tự hào đối với thế hệ cha ông
đi trước. Để từ đó thổi bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng ở các em học sinh. Mặt
khác, học sinh cũng có thái độ căm ghét đối với những hành động tàn ác của bọn thống
trị, những kẻ xâm lược, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Qua đó, tạo cho học sinh sức
“đề kháng” để không bị các luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật chi phối.
Tuy nhiên, trong thực tế những năm gần đây ở trường THPT, chất lượng dạy học
lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Biểu hiện cụ thể đó là học sinh
không ghi nhớ được những sự kiện lịch sử cơ bản, thậm chí hiểu nhầm lịch sử trầm
trọng. Qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học, số
điểm thi môn lịch sử cho thấy kiến thức lịch sử của học sinh hiện nay quá kém.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi rất trăn trở về vấn đề này, nên
mạnh dạn nêu một vài giải pháp đem lại cho học sinh cái nhìn trực diện, khách quan hơn
về lịch sử với một vài minh chứng về phương pháp "sử dụng tài liệu thành văn kết hợp
tranh, ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945 ở trường THPT” (Chương trình Chuẩn)
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề


Liên quan đến đề tài đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập dưới những khía cạnh khác
nhau
Các công trình lý luận chung về việc sử dụng tài liệu thành văn được trình bày ở
các giáo trình phương pháp dạy học lịch sử ở trường Đại học, Cao đẳng như: GS.TS
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, tập II, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội; GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2006), Nhập môn sử học,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, “Phương pháp dạy học Lịch sử” do GS.TS Phan Ngọc
Liên (Chủ biên), xuất bản năm 2002. “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử”
của Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tường; “Thiết kế
bài giảng lịch sử ở trường THPT” của Phan Ngọc Liên.
Như vậy, các công trình trên chủ yếu dừng lại ở mức độ trình bày lý luận chung.
Chưa đi sâu vào giải quyết một cách cụ thể phương pháp vận dụng tài liệu thành văn kết
hợp tranh, ảnh vào việc giảng dạy một giai đoạn lịch sử cụ thể.
2. Thực tiễn giảng dạy môn Lịch sử tại trường THPT
Trong tực tiễn giảng dạy môn lịch sử ta thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sử
dụng tài liệu thành văn và tranh ảnh vào bài học
* Đối với giáo viên:
-Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tài liệu thành văn
kết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử. Các tiết học có sử dụng tài liệu thành văn kết
hợp tranh, ảnh mang lại hiệu quả cao, đạt được mục tiêu của bài học. Tuy nhiên, việc sử
dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông chưa
được đa số giáo viên quan tâm, xem trọng.
- Giáo viên vẫn còn dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về thuyết
trình, chỉ sử dụng những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, ít quan tâm đến việc sưu
tầm, chọn lọc tài liệu
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường phổ thông còn thiếu thốn chưa trang bị đầy đủ
những tranh ảnh ninh họa phục vụ cho bài học, cũng như sự hạn chế về tư liệu thành văn
trong thư viện trường
* Đối với học sinh:
-Đa số các em rất hứng thứ với những tiết dạy mà giáo viên có sử dụng tài liệu

thành văn kết hợp tranh, ảnh . Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh cho rằng môn
Sử là một môn phụ nên không chịu khó đầu tư vào việc học sử
Từ những hạn chế trên, ta thấy rằng, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường
THPT, việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh là một trong những biện pháp
quan trọng để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
3. Ý nghĩa và các giải pháp tổ chức thực hiện việc sử dụng tài liệu thành văn kết
hợp với tranh ảnh lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học.
3.1 Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp với tranh ảnh lịch sử trong
giảng dạy Lịch sử ở trường THPT
Trước hết, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc
cụ thể hóa những sự kiện cơ bản đã được trình bày trong sách giáo khoa.
Ví dụ như để cụ thể hóa sự kiện “khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11 – 1941)”, giáo viên
sử dụng đoạn tài liệu thành văn: “ Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Gia Định – Mĩ Tho đã lan
tới 18 tỉnh Nam Bộ mạnh nhất là ở Hậu Giang. Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng yêu quý
đã phất phới bay dưới trời Nam Bộ. Có nơi như ở Gia Định, chính quyền cách mạng đã
thành lập được vài hôm. Nghĩa quân rất hăng hái hoạt động, được nhân dân ủng hộ….do
hoàn cảnh thế giới chưa thuận tiện, nên nghĩa quân thất bại sau một tháng chiến đấu anh
dũng. Hàng trăm chiến sĩ của ta bị bắn không hề xét xử, hàng nghìn người bị đánh
chết hoặc nhốt cho chết ngạt trong các nhà giam chật ních, hoặc bị trôi biển, trôi sông.
Hàng vạn người bị tù đày trong số đó biết bao thường dân vô tội”…. kết hợp với bức
tranh “khởi nghĩa Nam Kì”
Khởi nghĩa Nam Kì (23 – 11- 1940)
Thứ hai, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử góp phần vào việc
tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Ví như khi cần tạo cho học sinh biểu tượng về “nạn đói ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì
vào cuối năm 1944 đầu năm 1945, giáo viên cần giới thiệu thêm cho học sinh thông qua
việc kết hợp đoạn tài liệu thành văn với bức ảnh về sự kiện lịch sử này
“Trong lúc phong trào Việt Minh đang dâng lên mạnh mẽ khắp cả nước thì nạn đói
ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xảy ra từ cuối năm 1944 càng trở nên nghiêm trọng. Nạn lạm
phát giấy bạc đã làm cho giá sinh hoạt cao vọt chưa từng thấy. Riêng về gạo, tháng 10 –

1944, giá 150 đồng một tạ, tháng 12 lên 500 đồng, tháng 2 – 1945 lên 800 đồng và sau
đó còn lên nữa.
Nạn đói đã diễn ra từ Bắc Bộ đến Trị - Thiên, kinh khủng nhất là ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Do tội ác của phát xít Nhật – Pháp, chỉ trong vòng một
thời gian ngắn, cuối năm 1944, đầu năm 1945, nạn đói đã cướp mất 1/10 dân số Việt
Nam lúc đó. Trong lịch sử dân tộc ta, chưa bao giờ có một tai họa khủng khiếp như vậy.
… “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” là yêu cầu bức thiết của quần chúng, đã tập
hợp và đưa toàn thể dân tộc ta vùng dậy đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật và bọn
tay sai của chúng”
Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì
Thứ ba, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh góp phần giúp học sinh hiểu
được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
Để giúp học sinh hiểu được bản chất của sự kiện “Ngày 1 – 5 – 1938, lần đầu tiên
trong ngày Quốc tế Lao động, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội và
nhiều nơi khác, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia”, giáo viên sử dụng
đoạn tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh nói về cuộc mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao
động tại Hà Nội (1 – 5 – 1938)
“Chiều ngày 1 – 5 – 1938, các đoàn thể quần chúng đại diện cho các ngành nghề,
tầng lớp xã hội: Thợ máy, thanh niên, trí thức, phụ nữ gồm 25000 người, hàng ngũ
chỉnh tề, có người phụ trách từng nhóm, từng đoàn tập trung ở địa điểm quy định. Mỗi
người đều có huy hiệu trước ngực và khẩu hiệu cài trên mũ, nón. Các đoàn tuần hành
qua các phố, hô vang khẩu hiệu và lôi cuốn thêm nhiều người tham gia. Họ tiến vào khu
vực nhà Đấu Xảo. Trước lễ đài, cuộc mít tinh có khẩu hiệu lớn “Ủng hộ Mặt trận Bình
dân Pháp”, “Đi tới Mặt trận Dân chủ Đông Dương”, “Tự do dân chủ”, “Chống phát xít
và đấu tranh chống nạn sinh hoạt đắt đỏ”.
…Cuộc mít tinh kéo dài mấy tiếng đồng hồ, số lượng người tham gia rất đông,
nhưng rất trật tự. Đại diện các đảng phái và đại biểu của công nhân, nông dân, phụ nữ,
tiểu thương, trí thức đều được lên phát biểu. Điều đó làm cho bọn thống trị Pháp rất căm
tức nhưng đành bất lực trước cuộc mít tinh khổng lồ, được tổ chức chặt chẽ, quy mô”
Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động (1 – 5 –1938) tại khu Đấu Xảo

Thứ tư, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh góp phần vào việc giáo dục
tư tưởng chính trị, tình cảm, đạo đức cho học sinh.
Khi giảng dạy sự kiện “Ngày 28 – 1 – 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp
lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, chúng ta có thể sử dụng thêm đoạn tài liệu thành văn kết
hợp bức tranh đề cập đến sự kiện này để giới thiệu cho học sinh. Đoạn tài liệu thành văn
với những từ ngữ xúc cảm, chân thật đã thể hiện được cảm xúc của một người con yêu
nước xa quê 30 năm để tìm đường cứu nước, cứu dân giờ mới trở lại “ Vừa đặt chân lên
mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ông lặng lẽ nhìn về phương nam như muốn thâu tóm toàn bộ
hình ảnh quê hương thân yêu vào đáy mắt. Ông già đó chính là Nguyễn Ái Quốc – Hồ
Chí Minh. ”
với bức tranh “Nguyễn Ái Quốc cùng một số đồng chí về nước (28 – 1 – 1941)” …
học sinh sẽ có một cái nhìn cụ thể về sự kiện này. Hơn thế nữa, sẽ tạo ra được trong lòng
học sinh những rung động, những cảm xúc. Đó chính là tình yêu quê hương, đất nước, là
sự kính trọng đối với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – vị cha già của dân tộc.

Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28-01-1941)
Thứ năm, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh sẽ tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
Thứ sáu, sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh trong dạy học lịch sử còn
rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát, nghe và ghi nhớ. Từ đó, học sinh sẽ tiến
hành hoạt động tư duy, so sánh, tổng hợp để rút ra được kết luận, mối quan hệ giữa các
sự kiện, hiện tượng lịch sử, bản chất và quy luật phát triển của lịch sử.
3.2. Các phương pháp sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để nâng cao
hiệu quả bài học quả bài học qua dạy học lịch sử ở trường THPT (chương trình
chuẩn)
3.2.1. Nguyên tắc chung
a. Đảm bảo mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học
Căn cứ vào chức năng, nhiêm vụ của bộ môn Lịch sử, căn cứ vào mục tiêu đào tạo,
mục tiêu của từng bài học bao gồm ba mặt: giáo dưỡng (bồi dưỡng về kiến thức), giáo dục
(thái độ, tình cảm, tư tưởng, đạo đức), và phát triển (năng lực nhận thức, trong đó quan

trọng là năng lực tư duy và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo…) cho học sinh.
Ví như khi giảng bài 14: “Phong trào cách mạng1930 – 1931”, mục tiêu bài học
được xác định như sau:
Về kiến thức: Cần giúp cho học sinh nắm được những nét cơ bản về tình hình kinh
tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933; hiểu
được phong trào cách mạng do Đảng ta lãnh đạo ngay khi mới ra đời (về lực lượng tham
gia, hình thức, mục tiêu đấu tranh…). Từ đó, so sánh với các phong trào yêu nước ở các
giai đoạn trước; nắm được những nét cơ bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931,
tiêu biểu là Xô viết Nghệ - Tĩnh; đồng thời hiểu được ý nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Về hình thành thái độ: Giáo dục cho học sinh niềm tự hào về sự nghiệp đấu tranh
vẻ vang của Đảng; niềm tin về sức mạnh của Đảng. Từ đó, biết xác định trách nhiệm của
bản thân, phấn đấu để giữ gìn những thành quả mà Đảng ta và các thế hệ cha ông đi
trước đã giành được, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trong thời kì mới.
Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định các kiến thức cơ bản của bài học, kĩ năng
phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử; kĩ năng sử dụng đoạn
tài liệu thành văn, tranh ảnh lịch sử.
Khi giảng dạy nội dung lịch sử: “Cuối năm 1930 – đầu năm 1931, các Xô viết ra
đời ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhân dân được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể
cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập” giáo viên có thể trích
đoạn tài liệu thành văn: “Từ trong phong trào đấu tranh của quần chúng, ở nhiều nơi của
2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, bộ máy quan lại của kẻ địch bị tan rã, nhân dân tự tổ chức
thành các Xô viết, nắm chính quyền và tổ chức các hoạt động của làng xã. Các đội tự vệ
đỏ được thành lập để hỗ trợ các cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ xã hội, an ninh trật
tự trong các làng xóm và giúp thực hiện các chính sách của Xô viết. Già trẻ, trai gái đều
hăng hái tham gia tự vệ đỏ. Tự vệ đỏ được thành lập ngày càng đông về số lượng, tốt về
chất lượng. Tính đến tháng 6 năm 1931, riêng Nghệ An đã có 441 đội tự vệ đỏ và với
7130 đội viên. Có những tự vệ đỏ có con số lên tới 1500 người như Anh Sơn, Thanh
Chương, Nam Đàn”… kết hợp bức tranh “Đội tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn – Nghệ
An)”

Với việc kết hợp như trên, giáo viên có điều kiện làm rõ mục tiêu bài học như đã
xác định.
b. Đảm bảo mối quan hệ giữa nội dung phản ánh trong tài liệu thành văn với
nội dung các tranh, ảnh phản ánh nội dung bài học
Trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, ta lựa chọn các đoạn tài
liệu thành văn và tranh, ảnh một cách hợp lý. Khi lựa chọn các đoạn tài liệu thành văn và
tranh, ảnh, ta phải chú ý đến sự phù hợp giữa chúng, có nghĩa là phải đảm bảo được mối
quan hệ giữa nội dung phản ánh trong tài liệu thành văn với nội dung các tranh, ảnh
trong bài học. Có như vậy thì chúng mới bổ sung, hỗ trợ được nhau, tạo được hứng thú
học tập cho học sinh, đạt tới hiệu quả dạy và học cao nhất.
Ví dụ như khi giảng dạy mục 1 “Phong trào cách mạng 1930 – 1931” thuộc phần II
“Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh” ở bài 14: “Phong
trào cách mạng 1930 – 1931”, với nội dung: “Tháng 9 – 1930, phong trào đấu tranh của
nông dân dâng cao, nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh”, chúng ta có thể sử dụng đoạn
tài liệu thành văn tường thuật về cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (ngày
12 – 9 – 1930): “Khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ
nghĩa đế quốc !”, “Đả đảo Nam triều !”, “Nhà máy về tay thợ thuyền !”, “Ruộng đất về
tay dân cày !”… Đoàn biểu tình xếp thành hàng dài hơn 1 kilômét tiến về thành phố
Vinh. Đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị
dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình dừng lại vài nơi để diễn thuyết và chỉnh đốn đội
ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm. Khi đến gần Vinh, con số lên tới gần
3 vạn người và xếp thành hàng dài tới 4 kilômét” . “Thực dân Pháp đưa 5 máy bay đến
dội bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình, làm chết 147 người. Ngày hôm sau, khi
dân làng tổ chức đưa tang những người bị giết hại, thực dân Pháp lại ném bom, làm chết
thêm 43 người. Trong hai ngày 12 – 13 tháng 9 năm 1930, chúng đã giết 217 người, làm
bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ
hoàn toàn” . Đồng thời với việc sử dụng đoạn tài liệu thành văn trên, giáo viên còn kết
hợp sử dụng bức tranh “Đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh”:
Việc sử dụng thêm đoạn tài liệu thành văn cùng bức tranh trên bên cạnh cung cấp
kiến thức có trong sách giáo khoa cho học sinh sẽ giúp các em có cách nhìn sinh động,

cụ thể về sự kiện quần chúng nhân dân tiến hành đấu tranh mạnh mẽ trong tháng 9 –
1930, đặc biệt là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và trong đó tiêu biểu là cuộc đấu tranh
của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) trong ngày 12 – 9 – 1930.
c. Đảm bảo tính khoa học và tính Đảng
Trong nghiên cứu và học tập lịch sử cũng như các ngành khoa học khác phải đảm
bảo tính khoa học và tính Đảng. Tính khoa học thể hiện ở sự chính xác về tài liệu, sự
kiện, quan điểm phương pháp luận. Tính khoa học luôn gắn với tính Đảng vô sản. Tính
Đảng và tính khoa học có sự thống nhất biện chứng với nhau.
d. Đảm bảo tính vừa sức của học sinh
Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh phải chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi của học sinh, phù hợp với hoàn cảnh, trình độ nhận thức của học sinh, không
quá dễ hay quá khó.
3.2.1. Biện pháp sư phạm sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh lịch sử
a. Lựa chọn tài liệu thành văn phản ánh chính xác nội dung tranh, ảnh lịch sử
Có rất nhiều tài liệu thành văn cũng như tranh, ảnh đề cập đến các nội dung trong
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). Tuy
nhiên trong quá trình lựa chọn tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để giảng dạy, ta phải
chú ý đến sự phù hợp giữa các đoạn tài liệu thành văn với nội dung của các tranh, ảnh.
Có như thế thì mới phát huy tối đa tác dụng của tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh
trong dạy học.
Ví dụ như khi chúng ta trình bày nội dung lịnh sử: “Quần chúng tiến hành mít tinh
“đón rước” Gôđa và Brêvie”, ở mục a “Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân
chủ”, thuộc mục 2 “Những phong trào đấu tranh tiêu biểu”, phần III “Phong trào dân chủ
1936-1939”, bài 15: “Phong trào dân chủ 1936-1939”, ta có thể sử dụng bức ảnh “Nhân
dân Sài Gòn đón tiếp Gôđa”, kết hợp với đoạn tài liệu thành văn diễn giải về bức ảnh đó.
Bức ảnh “Nhân dân Sài Gòn đón tiếp Gôđa” sẽ giúp học sinh tái hiện được quang
cảnh của cuộc đón tiếp Gôđa của nhân dân Sài Gòn thời điểm đó bằng mắt. Đồng thời
với việc sử dụng bức ảnh, ta trình bày thêm cho học sinh bằng đoạn tài liệu thành văn
nhằm làm rõ hơn nữa về cuộc đón tiếp Gôđa của nhân dân Sài Gòn: “Ngày 1 – 1 – 1937,
Gôđa đến Sài Gòn. Hôm đó chính quyền thực dân tổ chức đón tiếp tại bến Nhà Rồng, có

mặt các quan chức, có đội kèn đồng, có cảnh sát đứng chặn ở các ngả đường, cấm mọi
người vào khu vực Nhà Rồng. Nhưng ( ) gần 20 ngàn công nhân và lao động nội, ngoại
thành, hàng ngũ chỉnh tề từ sáng sớm đã tập trung quanh khu vực nhà Rồng. Chỉ có 6000
người len lỏi vào được, tự động xếp hàng trước bến. Khi Gôđa rời khỏi tàu, quốc ca
Pháp nổi lên từ 6000 người lao động cùng giơ tay chào “Lao công đại sứ” theo kiểu mặt
trận nhân dân Pháp, vừa trương ra trước mặt vị đại diện Chính phủ Pháp bằng chục
khẩu hiệu: “Hoan nghênh mặt trận nhân dân Pháp” (“Tự do dân chủ”; “Tự do nghiệp
đoàn”; “Thi hành luật lao động”; “Đại xá chính trị phạm…”). Tiếng hô khẩu hiệu át cả
tiếng kèn đồng. Cảnh sát nhảy ra giật lại băng, khẩu hiệu trong tay người biểu tình trước
mặt Gôđa.
Đại biểu quần chúng không phát biểu. Chỉ có thị trưởng Bôilăngđôri đọc diễn văn.
Nhưng bằng sức mạnh của ý chí và kỉ luật của mình, quần chúng đã biến cuộc đón tiếp
Gôđa do chính quyền thực dân tổ chức thành cuộc mít tinh để đưa các yêu cầu cho
Gôđa.”
Khi sử dụng bức ảnh trên cùng đoạn tài liệu thành văn phù hợp với nội dung bức
ảnh, ta sẽ khắc sâu được sự kiện này trong trí nhớ của học sinh. Bởi học sinh được tiếp
nhận thông tin bằng cả thị giác và thính giác. Qua đó, học sinh sẽ thấy được khí thế đấu
tranh của đông đảo nhân dân Sài Gòn nói riêng và toàn thể nhân dân ta nói chung trong
phong trào đấu tranh giai đoạn 1936 – 1939, giai đoạn thứ hai trong cuộc đấu tranh
giành chính quyền do Đảng ta lãnh đạo.
b. Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để cụ thể hóa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử
Trong bài học lịch sử chứa đựng nhiều nội dung, sự kiện lịch sử. Học sinh không thể
biết và hiểu hết được các sự kiện đó trong một thời gian nhất định. Vì thế, giáo viên phải
giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản. Để làm được điều này, giáo viên có thể
sử dụng các đoạn tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để khôi phục, tài liệu các hình ảnh
trong quá khứ. Từ đó, giúp học sinh hiểu được một cách cụ thể về các sự kiện, hiện tượng
lịch sử, đồng thời cao hứng thú học tập các em.
Chẳng hạn như, với nội dung: “Sau phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao
là Xô viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố dã man làm cho lực lượng

cách mạng bị tổn thất nặng nề” ở mục 1 “Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách
mạng”, phần III “Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935”, bài 14: “Phong
trào cách mạng 1930-1935”, để cụ thể hóa về sự tàn bạo của thực dân Pháp khi bắt bớ,
giam cầm và tra tấn người yêu nước cách mạng, giáo viên sử dụng những bức tranh như
“Tra tấn những người tù ở Côn Đảo”, “Tù nhân trong nhà tù Hỏa Lò”
(Tra tấn những người cách mạng ở Côn Đảo)
Cùng với việc sử dụng hai bức tranh này, ta còn có thể kết hợp với đoạn tài liệu
thành văn liệt kê những thiệt hại về lực lượng cách mạng của ta sau khủng bố, đàn áp
của thực dân Pháp: “Hàng vạn người bị bắt. Các nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Khám Lớn
(Sài Gòn), nhà tù Côn Đảo, các nhà ngục Công Tum, Lao Bảo, Sơn La và trại giam ở
nhiều nơi khác đầy chật tù chính trị ”.
Qua đoạn tài liệu thành văn và các tranh, ảnh được sử dụng ta sẽ cụ thể hóa được
sự kiện lịch sử: “Thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố dã man làm cho lực lượng cách
mạng bị tổn thất nặng nề sau phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ Tĩnh”. Đồng thời, học sinh sẽ hiểu rõ được bản chất của kẻ thù, biết được những
tổn thất lớn của ta sau khi bị kẻ thù đàn áp, khủng bố. Từ đó, càng thêm khính trọng
những thành quả cách mạng mà ông cha ta đã phải đổ biết bao xương máu mới giành
được.
c. Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để rút ra kết luận khái quát
lịch sử
Sau khi trình bày xong các sự kiện lịch sử, một điều không thể thiếu là chúng ta
phải tiến hành kết luận khái quát lại các nội dung lịch sử. Để tiến hành kết luận, khái
quát các nội dung lịch sử, giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó
việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh có thể xem là một biện pháp mới, khá
hiệu quả.
Ví dụ khi dạy xong mục 2 “Những phong trào đấu tranh tiêu biểu” trong mục II
“Phong trào dân chủ 1936 – 1939” ở bài 15 “Phong trào dân chủ 1936 – 1939”. Giáo
viên sử dụng tài liệu thành văn và tranh, ảnh để cụ thể hóa cuộc mít tinh “đón rước” G.
Gôđa , mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động tại Hà Nội (1 – 5 – 1938) , mít tinh kỉ
niệm ngày Quốc tế Lao động tại Sài Gòn (1 – 5 – 1938) , đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,

sau đó rút ra kết luận tổng quát cho nội dung lịch sử này bằng cách đặt câu hỏi cho học
sinh: Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong
phong trào dân chủ 1936 – 1939?
Để giải quyết được câu hỏi này, học sinh sẽ dựa vào những sự kiện mà giáo viên
vừa cung cấp, đồng thời những đoạn tài liệu thành văn kết hợp với tranh, ảnh mà giáo
viên giới thiệu thêm. Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên sẽ kết luận được về
các đặc điểm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
c. Sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để tạo biểu tượng về nhân
vật, sự kiện lịch sử
Việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa giáo dục lớn đối với học sinh, vì chỉ thông
qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, có sức gợi cảm mới tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm của các em.
Ví như trong quá trình giảng dạy bài 14: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935”,
giáo viên muốn tạo cho học sinh biểu tượng về phong trào cách mạng 1930 – 1931, giáo
viên sẽ cung cấp cho học sinh các sự kiện : tình hình việt Nam trong những năm 1929 –
1933 (bao gồm cả tình hình kinh tế và tình hình xã hội); diễn biến của phong trào cách
mạng 1930 – 1931; kết quả của phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô
viết Nghệ - Tĩnh. Ngoài ra, giáo viên còn phải cung cấp thêm cho học sinh các đoạn tài
liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh đề cập đến phong trào cách mạng 1930 – 1931. Trong
đó, cần thiết phải giới thiệu cho học sinh đoạn tài liệu thành văn nói về cuộc biểu tình
của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12 – 9 – 1930 và bức ảnh “Đấu
tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh” bởi đây là cuộc đấu tranh rất tiêu biểu trong
phong trào cách mạng 1930 – 1931. Giáo viên còn giới thiệu cho học sinh xem bức ảnh
chụp “Đội tự vệ đỏ xã Phúc Sơn (Anh Sơn – Nghệ An)” và đoạn tài liệu thành văn về
các đội tự vệ đỏ
Việc tiếp nhận những thông tin về cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng
Nguyên (Nghệ An) ngày 12 – 9 – 1930, về các đội tụ vệ đỏ trong chính quyền Xô viết ở
Nghệ - Tĩnh bằng thính giác và thị giác, học sinh sẽ tri thức được về quang cảnh, lực
lượng tham gia phong trào cách mạng 1930 – 1931 bên cạnh những thông tin khác đã
được giáo viên cung cấp, học sinh sẽ có được biểu tượng về phong trào đấu tranh cách

mạng giai đoạn 1930 – 1931, phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo
sau khi thành lập, có nghĩa là học sinh sẽ có nhận thức về thời gian, không gian, lực
lượng tham gia, hình thức đấu tranh, quy mô của phong trào
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi của phương pháp sử
dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để nâng cao hiệu quả bài học qua dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn).
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trên 3 bài học lịch sử của chương trình Lịch
sử 12 trường THPT (Chương trình Chuẩn):
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935
Bài 15: Phong trào cách mạng 1936 – 1939
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945).
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
- Để thực nghiệm, chúng tôi chọn đối tượng là học sinh lớp 12. Đó là lớp 12B1 và
12B2 tại trường THPT CẦM BÁ THƯỚC (THƯỜNG XUÂN-THANH HÓA). Trong
đó, lớp 12B1 là lớp thực nghiệm, lớp 12B2 là lớp đối chứng. Cả 2 lớp đều có trình độ
tương đương nhau, số học sinh bằng nhau (39 học sinh).
Kết quả thực nghiệm sư phạm
Tiến
hành
kiểm tra
trên hai
lớp thực
nghiệm
(12B1) và
đối chứng (12B2) cho kết quả như sau:
Sử dụng phương pháp thống kê toán học, ta có:
- Điểm trung bình lớp thực nghiệm:
x

= 7,35
- Điểm trung bình lớp đối chứng:
y
= 6,2
- Độ lệch chuẩn phép đo lớp thực nghiệm: S
Dx
= 1,2
- Độ lệch chuẩn phép đo lớp đối chứng: S
Dy
= 1,86
- Phương sai phép đo bài kiểm tra của lớp thực nghiệm: S
2
x
= 1,44
- Phương sai phép đo bài kiểm tra của lớp đối chứng: S
2
y
= 3,4596
- Tính giá trị t:
t = (7,35 – 6,2) 
4596,344,1
39
+
= 3, 24
- Dùng bảng Student chọn α = 0,05, ta có:
K = 2n – 2 = 2. 39 – 2 = 76
Theo đó, ta có: t
α
= 1,98
t = 3,24

Điểm
Lớp

2
3
4

5

6

7

8

9
Thực
nghiệm(12B1)

0

0

1

0

9

11


10

8
Đối
chứng(12B2)
2
0

5

9

3

9

7

4
t
α
= 1,98
-So sánh giữa t và t
α
ta thấy: t > t
α
(3,24 > 1,98)
Điều này khẳng định việc sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh để nâng cao
hiệu quả bài học qua dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT

(Chương trình Chuẩn) có tính khả thi.
2. Kiến nghị, đề xuất
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định nếu biết tuân thủ những nguyên tắc và biện
pháp sư phạm sử dụng tài liệu thành văn kết hợp tranh, ảnh thì sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng chắc hẳn vẫn còn không ít
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc, để chúng ta cùng
nâng cao chất lượng của môn học Lịch sử.
Thường xuân, ngày 30 tháng 4 năm 2012

×