SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“GIÚP HỌC SINH GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ Ở LỚP 5”
I) Lý do chọn đề tài:
Phân môn chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt cho
học sinh Tiểu học. Phân môn chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí
quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối
với việc học môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viêt được
xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng chính tả, ta phải tuân theo
những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất
nhiều. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì vì bài
viết mắc quá nhiều lỗi chính tả. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở
môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất
tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính vì lẽ đó, tôi đã cố gắng thống kê, phân loại lỗi, tìm
hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp “ để giúp học sinh viết đúng chính tả”, giúp
các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp, nhằm mục tiêu đào tạo những chủ nhân tương
lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
II) Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:
1./ Thuận lợi:
- Hằng ngày, giáo viên được gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên tìm hiểu và
nắm bắt được những khó khăn và sai sót của các em khi viết chính tả rất thuận lợi.
- Việc tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, hội giảng của trường, của Phòng giáo dục đã
góp phần cho giáo viên được học hỏi, phấn đấu tìm tòi nâng cao kiến thức, kĩ năng thực
hành sư phạm. Từ đó vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để
nâng cao chất lượng học tập của HS.
2./ Khó khăn:
- Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn chính tả, đòi hỏi người giáo viên
phải có kiến thức sâu rộng, phong phú.
- Đa số học sinh nói và phát âm chưa chính xác một số âm, vần, dấu thanh do ở nhiều
vùng miền khác nhau nên đã ảnh hưởng nhiều khi viết chính tả.
- Một số học sinh đọc không trôi chảy nên thường viết sai chính tả nhiều.
- Do không nắm vững quy tắc viết chính tả nên học sinh còn bối rối, phân vân khi viết và
viết chậm.
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập
trung thực hiên các yêu cầu bài học chưa cao.
3./ Số liệu thống kê:
Vào năm học, lớp tôi có khoảng:
- Khoảng 10% học sinh viết tương đối đúng chính tả, viết nhanh và sạch sẽ.
- Khoảng 40% học sinh đạt điểm khá, viết tương đối chậm.
- Khoảng 50% học sinh đạt điểm trung bình, yếu, viết rất chậm, sai quá nhiều lỗi chính tả,
thậm chí đó là những chữ thông thường, đơn giản. Vì thế, khi chấm bài của học sinh, giáo
viên không hiểu các em viết chữ gì.
III) Nội dung đề tài:
1./ Cơ sở lý luận:
Chính tả là phân môn nhằm rèn cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập
chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết
không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản
viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một
văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai
hoặc không hiểu đầy đủ văn bản. Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân
môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính tả còn bồi dưỡng
cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính
xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
2./ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
a. Thống kê lỗi:
Qua kết quả thồng kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi như:
* Về dấu thanh điệu:
Tiếng việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân
biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này
không ít và rất phổ biến.
Ví dụ: sữa xe đạp, hướng dẩn, dổ dành, lẩn lộn,
* Về âm đầu:
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm dầu như: l/n (đi nàm, no nắng ), g/gh (gê sợ,
gi nhớ ), c/k (céo co ), ch/tr (cây che, chiến chanh ), ng/ngh (ngỉ ngơi, nge nhạc ), s/x
(xa mạc, sung phong )
Trong các lỗi này, lỗi về s/x, ch/tr đối với lớp tôi là phổ biến hơn cả.
* Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần như: an/ang ( cây bàn, bàng
bạc ), ât/âc (chấc phát, nổi bậc ), ên/ênh (nhẹ tên, bên vực ), at/ac (mặn chác, khát
nước ), ăt/ăc (khuôn mặt, giặc quần áo ),
* Về viết hoa danh từ riêng:
Học sinh thường hay mắc lỗi này khi viết tên riêng chỉ tên người, tên địa lý, tên riêng
nước ngoài, nhất là học sinh yếu, nếu không được giáo viên nhắc nhở khi đang viết chính
tả thì khó có thể viết đúng được.
b. Nguyên nhân mắc lỗi:
Đa số là do học sinh đọc và phát âm chưa chính xác vì do phương ngữ phát âm của mỗi
vùng miền khác nhau, do học sinh chưa hiểu được nghĩa của từ và chưa nắm được những
quy tắc viết chính tả.
c. Một số biện pháp khắc phục lỗi:
Biện pháp 1: Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho đúng, rõ để
học sinh dễ phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ
ghi âm, âm thế nào, chữ ghi thế ấy.
- Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện
thường xuyên, liên tục, lâu dài trong các tiết học khác.
- Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều. Trong giờ Tập đọc, tôi
rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó,
giáo viên giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó vào
vở. Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 10 phút
truy bài đầu giờ.
- Với những HS có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp , giáo viên lưu ý học sinh
chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng,
tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh yếu viết đúng chính tả.
Biện pháp 2: Phân tích, so sánh:
- Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của
tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.
Ví dụ: Khi viết tiếng “khát” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “khác”, giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- Khát: Kh + at + thanh sắc
- Khác: Kh + ac + thanh sắc
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “khát” có vần “at”, tiếng “khác” có vần “ac”. Học
sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
Biện pháp 3: Giải nghĩa từ:
- Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Muốn viết
đúng chính tả thì học sinh phải hiểu nghĩa của từ chính xác.Việc giải nghĩa từ thường
được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc, nhưng nó cũng là việc làm rất cần
thiết trong tiết chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay
phân tích cấu tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu vì
nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ.
Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên
* Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm:
chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
* Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên (VD: Mẹ đang chiên cá), hoặc giải
thích bằng định nghĩa: chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào dầu, mỡ sôi.
- Đặc biệt, với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn
cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa của từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
Biện pháp 4: Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối nhiều từ, giúp
giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách hữu hiệu. Có rất nhiều mẹo luật
chính tả, nhưng đối với học sinh lớp 5, giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ một số mẹo
luật chính tả đơn giản như:
-Viết âm đầu gh khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: ghi, ghế, ), viết g trong các trường
hợp còn lại (Ví dụ: gà, gọn, ).
- Viết âm đầu ngh khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: nghĩ, nghề, ), viết ng trong các
trường hợp còn lại (Ví dụ: người, ngành, ngắm, ).
- Viết âm đầu k khi sau nó là i, ia, iê, ê, e (Ví dụ: kiến kẻ, ). Viết q khi sau nó là âm đệm
u (Ví dụ: quả, quyết, quẻ, quê, ), viết c trong những trường hợp còn lại (Ví dụ: cá, con,
câm, cười, ).
- Viết i đối với các âm bắt đầu bằng h, k, l, m, t (Ví dụ: kĩ luật, hi sinh, tỉ mỉ, ).
- Luật hài thanh: ngang/sắc/hỏi - huyền/ngã/nặng:
Để khắc phục trường hợp lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã, trong các từ láy tiếng Việt, nếu
một trong hai tiếng mang thanh huyền hoặc thanh nặng thì tiếng còn lại mang thanh ngã,
nếu một trong hai tiếng mang thanh không(thanh ngang) hoặc thanh sắt thì tiếng còn lại
mang thanh hỏi. Để ghi nhớ điều này, học sinh chỉ cần thuộc câu thơ lục bát sau:
“ Chị Huyền mang nặng ngã đau
Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành”.
Ví dụ: đẹp đẽ, vồn vã, vất vả,
- Viết sai do không phân biệt s/x, có thể sử dụng:
+ Mẹo âm đệm trong các từ có âm đệm thì viết x, trừ từ suyễn, suy, súy, soát (lục soát,
soát vé).
+ Mẹo từ láy trong các từ láy âm đầu, cà hai tiếng cùng x hoặc cùng s (VD: xa xôi, sạch
sẽ, ). Còn từ láy vần lại thường là x (VD: lao xao, loăn xoăn, )
Đối với những học sinh yếu không ghi nhớ hết được một số mẹo luật chính tả,
giáo viên sẽ áp dụng biện pháp 1, 2, 3, 5.
Ngoài ra, việc chuẩn bị bài ở nhà của các em cũng không kém phần quan trọng, giúp giáo
viên và học sinh tiết kiệm và đỡ mất thời gian trên lớp.
Ví dụ: Sau khi các em chuẩn bị bài ở nhà, lên lớp giáo viên chỉ cần nghe học sinh báo cáo
những từ nào khó viết, dễ lẫn lộn và hay viết sai. Các em chỉ cần nêu, giáo viên tổng hợp
và giúp các em giải quyết. Các em sẽ nhớ lâu hơn và ít viết sai.
Yếu tố quan trọng nữa là: Sau khi viết bài, nếu học sinh viết sai chữ nào, giáo viên cần
cho các em viết lại từ có chữ đó và phân tích nhiều lần để các em nhớ.
Biện pháp 5: Làm các bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dang bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận
dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi
bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em dễ nhớ:
Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước những chữ viết đúng chính tả:
A. Cái bàn B. Cái bàn
C. Khuôn mặc D. Khuôn mặt
E. Nghỉ ngợi G. Nghĩ ngợi
* Điền vào ô trống chữ Đ trước những chữ viết đúng chính tả, chữ S trước
những chữ viết sai chính tả:
Giặc quần áo Giặt quần áo
Gầy guộc Gầy guột
Kiêu căn Kiêu căng
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ viết đúng chính tả:
A B
Vắng tắt
Vắn mặt
Tủi trẻ
Tuổi thân
Bài tập lựa chọn:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Cháu bé đang uống (sửa, sữa)
- Đôi này đế rất (giày, dày)
- Bạn em đi chăn bắt được nhiều chấu (châu, trâu)
Bài tập phát hiện:
Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
- Ông ngồi đây chờ xe být để đến bệnh viện.
- Đàn siếu đang sãi cánh trên cao.
- Muồi hương đưa theo chiều gió ngào ngạc.
- Sung quanh hòn đá thần người ta cheo những cành hoa đang bằng che.
Bài tập điền khuyết:
Điền vào chỗ trống:
- s/x: ung phong, cây ào, ản phẩm, ngày ưa.
- l/n: ông dân, àm việc, ền nhà, thung ũng.
- an/ang: đ` hoàng, đ` ông, s loáng, b` ghế.
- ưi/ươi: khung c , s ấm, g thư, t cây.
Bài tập tìm từ:
. Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa như sau:
- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.
- Làm cho người khỏi bệnh.
- Cùng nghĩa với nhìn.
. Tìm từ chỉ hoạt động:
- Chứa tiếng bắt đầu bằng r.
- Chứa tiếng bắt đầu bằng d.
- Chứa tiếng bắt đầu bằng gi.
- Chứa tiếng có vần ươt.
- Chứa tiếng có vần ươc.
. Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với đóng.
- Cùng nghĩa với vỡ.
- Bộ phận ỡ trên mặt dùng để thở và ngửi.
Bài tập phân biệt:
. Đặt câu để phân biệt từng cặp từ như: căn – căng, vắn – vắng, xâu – sâu.
. Bài tập giải câu đố:
- Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng rồi giải câu đố:
Trên trời có giếng nước trong
Con k chẳng lọt, con ong chẳng vào.
( Là quả gì?)
- Điền dấu hỏi hay dấu ngã rồi giải câu đố:
Tên nghe nặng trịch
Lòng dạ thẳng băng
Vành tai thợ mộc nằm ngang
Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo.
( Là cái gì?)
. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng như: bật – bậc, nhất – nhấc,
xẻ - sẻ.
IV) Kết quả
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh đã có
những tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài nên bài viết ít mắc
lỗi chính tả. Những em đầu năm thường sai nhiều lỗi thì nay chỉ còn 3, 4 lỗi; những em
sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1, 2 lỗi Tuy rằng đây mới chỉ là kết quả bước đầu và việc “
giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả” là một quá trình lâu dài, song tôi vẫn cảm thấy rất
vui vì công việc mình làm đã bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.
V) Bài học kinh nghiệm
- Dạy Chính tả là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Vì vậy, điều không thể
thiếu trong quá trình dạy Chính tả là phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân
gây lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết. Các biện pháp cần khắc
phục đó là: luyện phát âm; phân tích; giải nghĩa từ; ghi nhớ mẹo luật chính tả; làm các bài
tập chính tả. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện
một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi
hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh
tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm,
không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm chí cả một học kì. Nếu giáo viên không biết
chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn không thành công.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ,
tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, từ đó phát hiện ra những
khó khăn, vướng mắc hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn
nắn.
- Giáo viên phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay
nghề. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc phục
lỗi một cách có hiệu quả.
- Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của mỗi lớp, mỗi
học sinh mình dạy mà có phương pháp dạy cho phù hợp.
VI) Kết luận:
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên vận dụng có
hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào khả năng truyền đạt của người giáo viên và sự
chăm chỉ học tập của học sinh. Để học sinh đạt được kết quả cao trong học tập, ngoài
kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo dõi những tiến bộ trong học
tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn.
Điều quan trọng là với lương tâm và trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết, mỗi người giáo
viên cần biết tự rèn luyện, tự học tập, tự sáng tạo để trở thành tấm gương sáng cho thế hệ
trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự
nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
Với kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được trong thực tế giảng dạy của bản thân, tôi rất mong
nhận sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng đi lên.
VII) Tài liệu tham khảo:
- Tiếng Việt thực hành - Nhà Xuất bản Giáo dục
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III - Nhà Xuất bản Giáo dục