Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN GIÚP HỌC SINH LỚP 2 GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.32 KB, 9 trang )

LÀM THẾ NÀO
ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 2 GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ ?
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tầm quan trọng của việc giúp học sinh viết đúng chính tả:
- Chữ viết là một trong những phát minh vó đại của con người,
là công cụ đắc lực trong việc ghi lại, truyền bá lại toàn bộ kho tri
thức của nhân loại.
- Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có
những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải
tn theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Chẳng những thế, con
người coi chữ viết như một người bạn thường xuyên gần gũi, thân
thiết với mình.
- Là một giáo viên tiểu học, chủ nhiệm lớp Hai. Với học sinh lớp
Hai, khi mà việc học viết chữ Tiếng Việt vừa là mục đích vừa là phương tiện
của việc học tập thì việc giúp học sinh viết đúng chính tả là nhiệm vụ quan
trọng và cực kỳ cần thiết.
2. Thực trạng:
- Trong thực tế, các em học sinh tiểu học hiện nay chữ viết mắc lỗi chính
tả rất nhiều.
-Có những học sinh viết sai 5 đến 7 lỗi hoặc trên 10 lỗi chính tả ở một bài
chính tả khoảng 50 chữ.
- Khi chấm bài Tập làm văn, tơi khơng thể hiểu các em muốn diễn đạt điều
gì vì bài viết mắc q nhiều lỗi chính tả.
- Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở mơn Tiếng Việt
cũng như các mơn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp.
- Làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát.
a) Thuận lợi :
- Bản thân là một giáo viên giảng dạy lâu năm, ln quan tâm đến từng
đối tượng học sinh.
- Ln có ý thức học hỏi trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho mình.
- Phần đơng các em có ý thức cao trong học tập .


- Được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của Ban giám hiệu và tổ chun
mơn cùng các đồng nghiệp.
b) Khó khăn:
* Về phía gia đình:
- Do địa phương là ở vùng sâu,vùng xa phương tiện đi lại khó khăn nên
việc liên hệ trực tiếp giữa gia đình học sinh và giáo viên để nắm bắt việc học
tập của các em chưa kịp thời
- Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chưa quan tâm nhiều đến việc
học tập , rèn chữ viết của con em mình.
* Về phía học sinh :
- Một số em ( viết chậm ,viết chưa đúng chính tả).
- Tính tự giác trong ý thức học tập của một số em chưa cao (viết chậm
,viết chưa đúng,còn hạn chế ). Đặc biệt là trong việc rèn luyện kĩ năng viết
chính tả.
3. Nguyên nhân:
*Giáo viên:
- Một số giáo viên chưa thực sự nắm vững các yêu cầu nguyên tắc dạy
chính tả ở lớp 2.
- Một số giáo viên chưa vận dụng hết các phương pháp dạy chính tả ở lớp
2.
* Học sinh :
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu là do các em thiếu tính cẩn thận.
- Một phần do từ, tiếng ghi ra thành chữ ở các em còn hạn chế.
- Không nắm được quy trình viết chính tả ,không hiểu nghĩa của từ, lệch
chuẩn.
Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại
lỗi sau:
- Về thanh điệu:
+ Lẫn lộn giữa thanh hỏi và thanh ngã: chập chững.( chập chửng), giục
giã( giục giả), lũy tre (lủy tre), v.v.

+ Ghi chưa đúng vị trí của dấu ghi thanh đối với các chữ có nguyên âm đôi
có hoặc không có âm cuối.
- Về âm đầu: + g/gh; ng/ngh; ch/tr.
- Về vần: an/ang; at/ac; ât/âc; iêc/iêt; ươn/ương; ân/âng,
- Qua thống kê, phân loại lỗi, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện
pháp khắc phục “để giúp học sinh lớp 2 giảm bớt lỗi chính tả” nêu trên để giúp
các em viết đúng chính tả.

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Theo dõi thống kê lỗi học sinh thường viết sai:
Qua kết quả thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các
loại lỗi sau:
a. Về thanh điệu:
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều
học sinh không phân biệt được 3 thanh: hỏi, ngã,sắc. Tuy chỉ có 3 thanh nhưng
số lượng tiếng mang 3 thanh này không ít và rất phổ biến .
Ví dụ: Giử gìn, hướng dẩn, , dổ dành, lẩn lộn, sữa xe máy, v.v.
b. Về âm đầu:
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
* Ví dụ: + g/gh: bàn ghế, ghé thăm,… (bàn gế , gé thăm, …)
+ ng/ngh: nghĩ ngợi ,nghề nghiệp,… ( ngĩ ngợi, ngề ngiệp, …)
+ ch/tr: cây tre, bầu trời,… (cây che, bầu chời,…)
c. Về vần:
- Học sinh thường viết lẫn lộn về vần sau đây:
+ an/ang: cây bàng, bàn bạc,… (cây bàn, bàng bạc…)
+ at/ac: bàn bạc, tuổi tác,rẻ mạt,… (bàn bạc, tuổi tát, rẻ mạc,…)
+ ăt/ăc: giặt giũ, mặc quần áo,… ( giặc giũ, mặt quần áo,…)
+ ân/âng: bận rộn, nhà tầng,… (bậng rộn, nhà tần,…)
+ ât/âc: nổi bật, nhấc lên,… ( nổi bậc, nhất lên,…)
+ ên/ênh: chênh chếch, bấp bênh, , ghập ghềnh, khấp khểnh, ,,,(chên

chếch, bấp bên, , ghập ghền, khấp khển,…)
+ iêt/iêc: mải miết, xem xiếc,… (xem xiết, mải miếc,…)
+ ươn/ương: vườn rau, vươn vai, con lươn, vương vãi,…(vường rau,
vương vai, con lương, vươn vai,…)
2. Nguyên nhân mắc lỗi:
a. Về thanh điệu:
Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt
được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung
và Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá
lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất phổ biến.
b. Về âm đầu và vần:
Trong phương ngữ miền Nam có sự lẫn lộn về âm đầu và vần do các em
phát âm sai dẫn đến viết sai lỗi (ví dụ: g/gh; ng/ngh; ch/tr). Mặt khác do các em
chưa nắm vững ngun tắc chính tả (nhất là học sinh yếu) thì rất dễ lẫn lộn.
3. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả :
a. Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh phát âm chuẩn, uốn nắn kòp thời khi học sinh phát âm chưa
chính xác nhất là trong các tiết Tập đọc. Giáo viên phải phát âm
chuẩn, luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm
chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
- Việc rèn phát âm khơng chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được
thực hiện thường xun, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn…
- Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp…)
giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cơ phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo
viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh
viết đúng được.
Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững những
quy tắc viết chính tả .

b.Phân tích, so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo
tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để
học sinh ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “luống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “ln”, giáo
viên u cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
- luống = l + ng + thanh sắc
- ln = l + n + thanh ngang.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “luống ” có âm cuối là “ng”, tiếng
“ ln” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ khơng
viết sai.
c. Giải nghĩa từ:
- Trường hợp học sinh viết sai chính tả do không hiểu nghóa của
từ, giáo viên cần giải nghóa từ cụ thể, ngắn gọn để các em so
sánh, đối chiếu từ đó biết được viết như thế nào là đúng, thế nào
là sai. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu,
Tập đọc, Tập làm văn… nhưng nó cũng là viêc làm rất cần thiết trong tiết
Chính tả, khi mà học sinh khơng thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân
tích cấu tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học
sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu
nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật,
mơ hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt chống/trống:
+ Giải nghĩa từ chống/trống: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh
ảnh cái cái trống hoặc miêu tả đặc điểm.
+ Giải nghĩa từ chống: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chống
hoặc giải thích bằng định nghĩa.
- Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể
để giải nghĩa từ.

d. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Ngay từ lớp 1,
các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh
chỉ kết hợp với các ngun âm i, e, ê, iê. Ngồi ra, giáo viên có thể cung cấp
thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum,
chạn, , chng, chiêng, ,…chó, chồn, chuột, chuồn chuồn, châu chấu, chào
mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vơi…
+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, khơng vững chắc: Gập
ghềnh, khấp khểnh, lênh đênh, bập bềnh, lênh khênh, bấp bênh, cơng kênh…
Tóm lại: trong quá trình dạy học, giáo viên cần thống kê chính
xác những lỗi chính tả phổ biến nhất mà học sinh thường sai, từ
đó rút ra được phương pháp và hình thức dạy học thích hợp. Xây
dựng các bài tập cụ thể, tối ưu để khắc phục dần các lỗi sai mà
các em thường gặp. Làm như vậy học sinh sẽ càng ngày càng viết
đúng chính tả hơn.

e. Làm các bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học
sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn
cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả
để các em ghi nhớ.
- Bài tập chọn lựa:
*Em chọn từ chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?
a, (thắc, thắt) : …mắc b, (tin, tiên) : … cậy
(chắt, chắc) : …chắn (tìm, kiếm) : …tòi
(nhặt, nhặc) : nhạnh (khim, khiêm ) : … tốn

(đặt, đặc) : … tên (mịt, miệt ) : … mài
* Điền vào chỗ trống:
a, l hay n ? lo…ắng, nao …úng, …ên người, lấp…ánh
b, s hay x ? cây …anh, … ẻ gỗ, …óm làng, sáng …ủa.
c, ăt hay ăc? chuột nh…, nh… nhở, đ…tên, thắc m….
d, ươn hay ương? v…vai, v…vãi, bay l…, số l….
- Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý
từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa,….
* Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê:
a, Trái nghĩa với khỏe.
b, Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ.
c, Cùng nghĩa với từ bảo ban.
* Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống:
thanh hỏi thanh ngã
mở cửa thịt …
…rác suy nghĩ
nghỉ ngơi … tre
… trưa quả nhãn
* Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hay dấu
ngã ?
Làng tôi có luy tre xanh
Có sông Tô Lịch chay quanh xóm làng
Trên bờ, vai ,nhan hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
Ca dao

PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
1. Một số kết quả:
Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy

học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi viết bài
nên bài viết ít mắc lỗi chính tả. Những em trước kia thường sai 9, 10 lỗi thì nay
chỉ còn 3, 4 lỗi, những em trước kia sai 5, 6 lỗi thì nay chỉ còn 1, 2 lỗi… Tuy
rằng đây mới chỉ là kết quả hết sức khiêm tốn và việc “giúp học sinh lớp 2giảm
bớt lỗi chính tả” là một quá trình lâu dài song tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công
việc mình làm ,bước đầu đã có hiệu quả. Thể hiện qua bảng thống kê số liệu
sau:
Thời điểm
Thống kê số lỗi

Sai 8 10
lỗi

Sai 5 7
lỗi

Sai 3, 4 lỗi
Sai 1, 2 lỗi
Không sai lỗi
nào
Đầu năm
(2010
-2011)

7/27
25,92%
8/27
29,62
8/27
29,62

4/27
14,81

Cuối năm
(2010
-2011)
1/27
3,70
4/27
14,81
3/27
11,11
14/27
51,85
5/27
18.51

Đầu năm
(2011
-2012)
5/26
19,23
6/26
23,07
7/26
26,92
5/26
19,23
3/26
11.53

Giữa kỳ I
(2011
3/26
11.53
3/26
11.53
5/26
19,23
9/26
34,61
6/26
23,07
-2012)

2. Phạm vi phổ biến ứng dụng thực tiễn.
Những biện pháp nêu trên có thể được sử dụng cho các giáo viên dạy lớp
Hai trong đơn vị trường Tiểu học 3 nói riêng, trong toàn huyện Năm Căn nói
chung tham khảo và vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm của nhà trường
và trình độ học sinh trong từng lớp.
3. Bài học kinh nghiệm.
- Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân gây lỗi, từ đó đưa
ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy -
học Tiếng Việt. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể
thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá
trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội.
Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học
sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm, không phải vài tuần, có khi vài tháng, thậm
chí cả một học kỳ. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ
thất bại.
- Ngay từ khi các em mới bắt đầu “làm quen” với Tiếng Việt, giáo viên

nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy
tắc ghi âm chữ quốc ngữ… tránh trường hợp học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến
sai sót.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra, … từ đó
phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc
phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
- “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi”. Vì vậy người giáo viên cần phải
không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tay nghề.
Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc
phục lỗi một cách có hiệu quả.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi không có tham vọng đưa ra các biện
pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách tổng thể mà chỉ xin nêu một số kinh
nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, mong
muốn được cùng chia sẻ với các “bạn đồng nghiệp”.
Năm Căn, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Người viết



Nguyễn Thị Khương

×