Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 25 trang )

BÀI TẬP QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
PHÂN TÍCH
NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
GVHD: TS Nguyễn Thanh Liêm
Sinh viên: Lương Minh Sâm
ID: 11752335
Đà Nẵng, 12/2012
1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về ngành dầu khí Việt Nam 3
1. Định nghĩa ngành 3
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí 4
3. Đặc trưng ngành dầu khí 5
4. Chu kỳ phát triển ngành dầu khí 4
5. Vị trí ngành dầu khí Việt Nam trong nền kinh tế 7
II. Phân tích cạnh tranh 8
1. Phân tích môi trường tác động 8
1.1 Môi trường chính trị - xã hội 8
1.2 Môi trường kinh tế 9
1.3 Môi trường công nghệ 10
2. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành dầu khí 10
2.1 Cạnh tranh trong ngành 10
2.2 Các đối thủ tiềm năng 12
2.3 Các sản phẩm thay thế 13
2.4 Nhu cầu sử dụng 13
2.5 Khả năng cung cấp 14
3. Phân tích SWOT ngành dầu khí Việt Nam 16
3.1 Điểm mạnh 16
3.2 Điểm yếu 17
3.3 Cơ hội 17
3.4 Thách thức 18


4. Phân tích lực lượng dẫn dắt và yếu tố thành công 20
4.1 Lực lượng dẫn dắt 20
4.2 Yếu tố thành công 20
III. Triển vọng phát triển ngành dầu khí Việt Nam 21
IV. Tài liệu tham khảo 25
2
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH DẦU KHÍ
1. Định nghĩa ngành
Dầu khí là thuật ngữ gọi tắt cho “dầu mỏ” và “khí đốt”. Chúng là những
hợp chất hữu cơ tự nhiên. Riêng khí đốt còn gọi là khí tự nhiên, khí này tồn tại
cùng với dầu thô gọi là “khí đồng hành”. Dầu khí không chỉ là nhiên liệu mà còn
là nguyên liệu nên nó có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế thế giới.
Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không
những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh.
Theo thông lệ, ngành dầu khi đuợc chia gồm ba nhóm loại hình hoạt động gọi là
thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt
động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dò và khai thác mỏ. Nhóm trung
nguồn gồm các hoạt động tàng trữ vận chuyển. Nhóm hạ nguồn gồm các hoạt
động xử lý, chế biến (lọc dầu, hóa dầu, hóa khí) và phân phối. Ba nhóm này có
những đặc điểm riêng nhưng gắn kết với nhau tạo thành một vòng khép kín củ
một ngành công nghiệp hoàn chỉnh.
3
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí
Dầu khí có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế thế giới
nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngành dầu khí luôn là ngành mũi
nhọn của Việt Nam, ngoài lợi ích kinh tế của nó mang lại mà còn là nguồn năng
luợng cần thiết cho cuộc sống.
Ngành dầu khí Việt Nam còn khá non trẻ và chỉ mới bắt đầu được quan
tâm đúng mức của Chính phủ. Ngành dầu khí ra đời vào những năm 60, những
hoạt động đầu tiên liên quan đến việc thăm dò khai thác dầu mỏ là vào năm

1961, với tên là đoàn thăm dò dầu lửa 36. Đoàn địa chất 36 cũng là tổ chức đầu
tiên của Việt Nam có nhiệm vụ thăm dò, tìm kiếm dầu khí tập trung tại đồng
bằng sông Hồng. Nhưng tới tận năm 1981, những mét khối khí đầu tiên được
đưa lên từ mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình, với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Từ đó
đến nay ngành dầu khí luôn giữ vị thế hàng đầu trong xuất khẩu của Việt Nam
cũng như những đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Dầu khí được khai thác chủ
yếu từ trong thềm lục địa và góp phần cung cấp năng lượng và nhiên liệu cho
phát triển kinh tế đất nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngành dầu khí Việt Nam
hiện nay vẫn đặt khai thác xuất khẩu là chủ lực nên phụ thuộc khá nhiều vào giá
dầu thế giới. Trong tương lai, ngành vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng
vào việc phát triển đất nước.
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Việt Nam
4
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành dầu khí
- Việt Nam bắt đầu tiến hành khảo sát, tìm kiếm thăm dò dầu khí từ năm
1945.
- Năm 1969 Liên đoàn Địa chất 36, tiền thân là Đoàn địa chất 36 có
nhiệm vụ xây dựng và quy hoạch kế hoạch nghiên cứu tìm kiếm và thăm dò dầu
mỏ và khí đốt ở trong nước.
- Năm 1975 Tổng Cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập dựa
trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng Cục Hóa chất.
- Năm 1976 phát triển dòng khí thiên nhiên đầu tiên ở huyện Tiền Hải-
Thái Bình.
- Năm 1981 Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro) được
thành lập.
- Năm 1984 hạ thủy chân để giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt Nam
(MSP-1) tại mỏ Bạch Hồ.
- Ngày 26/6/1986 Việt Nam đã có giàn khoan dầu khí đầu tiên của Việt
Nam (MSP-1) tại mỏ Bạch Hồ.
- Tháng 4/1990 Tổng Cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhật vào Bộ Công

nghiệp nặng.
- Tháng 6/1990 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam được tổ chức lại trên cơ
sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam.
- Tháng 5/1992 Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam trực thuộc Thủ tướng
Chính phủ và trở thành Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với tên giao dịch quốc
tế Petrovietnam.
- Năm 1993 Luật Dầu khí được ban hành.
- Ngày 29/5/1995 Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công
ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế Petrovietnam.
- Cuối năm 2005 nhà máy Lọc dầu Dung Quất được khởi công xây dựng
với vốn đầu tư 2,5 tỷ USD.
- Tháng 8/2006 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ-Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam. Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROP; gọi tắt là
Petrovietnam, viết tắt là PVN.
- Tháng 7/2010 chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
3. Đặc trưng ngành dầu khí
Dầu khí không chỉ mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho nhiều quốc gia mà
còn là nguồn năng lượng quan trọng hiện nay cho sự phát triển kinh tế. Chính vì
vậy, các quốc gia không ngừng tìm kiếm, khai thác, tranh chấp và kể cả dung vũ
5
lực gây ra các cuộc xung đột kéo dài. Điển hình nhất trong thời gian gần đây là
cuộc chiến tranh ở Lybia và những căng thẳng giữa Iran với Mỹ và khối nước
khu vực Châu Âu đang khiến giá dầu liên tục tăng cao khiến quá trình phục hồi
sau khủng hoảng và phát triển kinh tế thế giới nói chung bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
Đặc điểm nổi bật
- Dầu khí là nguồn năng lượng có giới hạn và không thể tái tạo.
- Dầu khí tập trung chủ yếu ở Trung Đông, chiếm 2/3 trữ lượng dầu khí

thế giới, lại là khu vực không ổn định về chính trị.
- Dầu khí phần lớn nằm sâu trong lòng đất, lòng biển nên rất khó khăn
trong việc thăm dò, khai thác.
- Dầu thô phải qua chế biến mới sử dụng được nên đòi hỏi công nghệ lọc
dầu.
- Dầu khí có thể thúc đẩy hoặc cản trở kinh tế phát triển bởi vì cuộc
khủng hoảng năng lượng thường kéo theo là cuộc khủng hoảng về kinh tế.
4. Chu kỳ phát triển ngành dầu khí
Tạp chí Dầu khí (Oil & Gas Journal) dự báo sản lượng dầu của Việt Nam
sẽ giảm 3% trong giai đoạn 2007-2018, với sản lượng đạt đỉnh cao 400.000
thùng/ngày trong năm 2009-2010, trước khi tụt xuống chỉ còn 330.000
thùng/ngày vào năm 2018. Báo cáo về tình hình dầu khí Việt Nam dự báo,
lượng dầu tiêu thụ ở Việt Nam dự kiến tăng 101% trong giai đoạn 2007-2018.
Tuy nhiên, mức tăng sẽ giảm dần xuống còn khoảng 6% vào cuối giai đoạn nói
trên và vào năm 2018, lượng dầu tiêu thụ ở Việt Nam vào khoảng 598.000
thùng/ngày.
Việt Nam chiếm 1,51% tổng nhu cầu dầu của khu vực châu Á-Thái Bình
Dương và chiếm 4,52% nguồn cung dầu của khu vực này. Lượng dầu tiêu thụ
của châu Á-Thái Bình Dương đã tăng từ 21,4 triệu thùng/ngày năm 2001 lên
25,68 triệu thùng/ngày năm 2007 và dự kiến ở mức trung bình 26,32 triệu
thùng/ngày trong năm 2008, có thể tăng lên đến 29,65 triệu thùng/ngày vào năm
6
2013. Nhu cầu khí đốt của Việt Nam dự kiến tăng từ 7,7 tỷ m
3
năm 2007 lên tới
22 tỷ m
3
vào năm 2013 và sản lượng khí đốt cũng tăng từ 7,7 tỷ m
3
năm 2007

lên 25 tỷ m
3
vào 2018. Như vậy, sản lượng khí đốt của Việt Nam chỉ vừa đủ để
đáp ứng nhu cầu trong nước.
Năm 2007, toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiêu thụ 421 tỷ m
3
khí đốt và nhu cầu dự kiến tăng lên đến 595 tỷ m
3
vào năm 2013, trong khi sản
lượng khí đốt của khu vực này tăng từ 336 tỷ m
3
lên 483 tỷ m
3
. Như vậy, Châu
Á-Thái Bình Dương sẽ phải nhập khẩu ròng 111 tỷ m
3
khí đốt vào năm 2012, so
với mức 85 tỷ m
3
trong năm 2007. Việt Nam chiếm 1,83% tổng khối lượng khí
đốt tiêu thụ của châu Á-Thái Bình Dương và chiếm 2,29% tổng sản lượng khí
đốt của khu vực này. Đến năm 2013, tỷ lệ tương ứng này sẽ là 3,7% và 4,55%.
5. Vị trí ngành dầu khí Việt Nam trong nền kinh tế
Ngành dầu khí đóng góp phần lớn ngoại tệ cho Việt Nam với các sản
phẩm phục vụ nền kinh tế là điện khí, xăng dầu, khí nén cao áp và năng lượng
sạch. Trong giai đoạn vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Việt Nam (PVN) đã
cung cấp gần 35 tỷ m
3
khí khô cho sản xuất, 40% sản lượng điện của toàn quốc,
35-40% nhu cầu ure và cung cấp 70% nhu cầu khí hóa lỏng cho phát triển công

nghiệp và tiêu dùng dân sinh.
Xuất khẩu dầu thô có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp phần
lớn kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt là giai đoạn trước đây, bình quân
khoảng 15%. Hiện nay, tỷ trọng này đã giảm và chỉ còn chiếm khoảng 7,5%.
Trong 8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 5,5 tỷ
USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ, chiếm 7,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước,
đồng thời đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 70,8 tỷ đồng, chiếm
16,9%.
7
Xuất khẩu dầu thô trong những năm 2004-2008, luôn đứng đầu trong các
mặt hàng xuất khẩu của nước ta với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đóng góp
trung bình khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, xu hướng xuất
khẩu dầu thô đang có chiều hướng giảm dần và tỷ trọng này đã giảm xuống mức
11% năm 2009 và 6,9% năm 2010, đứng sau các sản phẩm như dệt may
(15,6%), giày dép (7,1%) và thủy sản (6,9%). Năm 2011, ngành đã vươn lên
dành lại vị trí thứ 2 với mức đóng góp 7,6% chỉ sau ngành dệt may. Trong 06
tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng 12,5% đạt 3,8 tỷ
USD. Tuy vậy, do lĩnh vực hàng điện thoại tăng mạnh (129,8%) nên tỷ trọng
xuất khẩu của ngành dầu khí còn 7,2% và dứng ở vị trí thứ ba.
Ngành dầu khí đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước đặc biệt là
những năm trước đây. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu đang giảm dần song
ngành dầu khí Việt Nam vẫn là đơn vị duy trì mức đóng góp khoảng 18-22%
tổng GDP cả nước. Trong năm 2010, PVN đã đạt doanh thu trên 48.000 tỷ đồng,
tương đương 24 tỷ USD và chiếm khoảng 20% GDP. Năm 2011, tổng doanh thu
của toàn tập đoàn đạt 675.3 nghìn tỷ; lợi nhuận trước thuế đạt 89,4 nghìn tỷ, nộp
ngân sách 160,8 nghìn tỷ. Tính đến ngày 12/12/2012, Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN) đã cán đích sản lượng dầu đúng kế hoạch với 15,81 triệu tấn dầu,
gia tăng trữ lượng đạt 37 triệu tấn quy dầu. Dự kiến đến hết năm 2012, sản lượng
khai thác dầu sẽ đạt 16,4 – 16,5 triệu tấn và PVN sẽ nộp ngân sách vượt kế
hoạch khoảng 35 - 40 nghìn tỉ đồng.

II. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
1. Phân tích môi trường tác động
1.1 Môi trường chính trị - xã hội
8
Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh là mục tiêu mang đậm tính văn hóa chính trị nhân văn sâu
sắc, mà đất nước ta, nhân dân ta vươn tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam - Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta.
Đại hội Đảng lần thứ XI được tổ chức vào tháng 1/2011 đã đưa ra một
phương thức tiếp cận toàn diện hơn trong quá trình đổi mới đất nước. Đại hội
thống nhất cần đẩy mạnh sự tham gia và bảo đảm đồng thuận cao của nhân dân
đối với các vấn đề trong nước cũng như tích cực đóng góp vào quá trình hội
nhập quốc tế.
Tiến sỹ kinh tế người Pháp Philippe Delalande cho rằng sự ổn định chính
trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể
kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có
được một nền hòa bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong
khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các
nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong
khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn
kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành công của sự
nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.
Hoạt động trong môi trường chính trị - xã hội ổn định, ngành dầu khí có
nhiều điều kiện thuận lợi tập trung phát triển ngành không những về doanh thu
mà còn về đổi mới công nghệ và vươn ra thị trường thế giới.
1.2 Môi trường kinh tế
Công cuộc Đổi mới kinh tế và chính trị bắt đầu triển khai từ năm 1986 đã
đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới với thu
nhập bình quân đầu người dưới 100 đô la Mỹ, trở thành quốc gia có thu nhập
trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu nhập đầu người lên tới 1.130 đô

la Mỹ vào cuối năm 2010. Tỷ lệ dân nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống
còn 14,5% vào năm 2008, đồng thời các chỉ số an sinh xã hội khác cũng được
cải thiện đáng kể. Việt Nam đã đạt được 5 trong số 10 Mục tiêu Phát triển Quốc
gia Thiện nhiên kỷ ban đầu và đang tiến triển rất tốt để có thể đạt thêm 2 Mục
tiêu nữa trước năm 2015.
Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2011-2020 sẽ tập trung
vào cải cách cấu trúc, bền vững môi trường, bình đẳng xã hội cũng như các vấn
đề mới nổi trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. Chiến lược xác định ba lĩnh vực
“đột phá” bao gồm: (i) Phát triển nhanh nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực
phục vụ các ngành công nghiệp hiện đại và đổi mới căn bản). (ii) Hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường, và (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Mục tiêu tổng
quát với Việt nam là phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
9
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển là điều kiện thuận lợi để
ngành dầu khí Việt Nam tham gia góp phần hoàn thành mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3 Môi trường công nghệ
Với quan điểm “Công nghiệp hoá-hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế –
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra
năng suất lao động xã hội cao”, Đảng và Nhà nước đã từng bước gắn công
nghiệp hoá với hiện đại hoá đồng thời đã xác định vai trò khoa học-công nghệ là
then chốt đẩy mạnh công nghiệp hoá.
Nền công nghệ Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
của đất nước. Hoạt động trong môi trường công nghệ đất nước còn nhiều khó
khăn, ngành dầu khí Việt Nam gặp phải nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong điều
kiện giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước ngày càng rộng mở, ngành

dầu khí có thể tranh thủ cơ hội tiếp nhận những công nghệ tiên tiến của thể giới
để tằn cường năng lực cho chính bản thân mình.
2. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh trong ngành dầu khí
2.1 Cạnh tranh trong ngành
Dầu khí là nguồn tài nguyên quý hiếm có hạn và không thể tái tạo, đồng
thời cũng là nguồn năng lượng và nhiên liệu quan trọng cho cuộc sống và cho
phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đang có hệ số trữ lượng/sản xuất cao nhất thế
giới, là cơ hội cho việc tăng sản lượng khai thác trong thời gian tới. Ngoài ra, xu
hướng giá dầu mỏ tiếp tục tăng cao sẽ giúp cho doanh thu và lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành có sự tăng trưởng mạnh trong năm tới.

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
10
Ngành dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng bình quân gần
20%/năm, đóng góp hàng năm vào GDP từ 18 – 20% và là ngành đóng góp lớn
nhất cho ngân sách nhà nước với mức bình quân trong giai đoạn 2001 – 2010 là
25,6% Ngân sách. Điều này phản ánh vị trí đặc biệt quan trọng của ngành trong
nền kinh tế Việt Nam.
Do vai trò đặc biệt của ngành đối với nền kinh tế đã tạo nên vị thế độc
quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, từ hoạt động thăm dò, khai thác, lọc hóa
dầu, xuất khẩu, nhập khẩu đến phân phối bán buôn bán lẻ… Chuỗi giá trị của
ngành được đảm bảo khép kín, tối đa hóa lợi ích của các doanh nghiệp trong tập
đoàn: Từ thăm do khai thác do Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
đảm nhận tới dịch vụ khoan, hút dầu do Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí, Công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí thực hiện tới
việc vận chuyển xăng dầu, xuất nhập khẩu, phân phối…Ngoài ra, các công ty
liên doanh liên kết trong tập đoàn cũng đảm nhận luôn việc xây lắp các công
trình phục vụ chuỗi giá trị trong tập đoàn, các công ty tài chính, bảo hiểm thu
xếp vốn cho hoạt động trong ngành và bảo hiểm rủi ro ngành (Công ty tài chính

cổ phẩn dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam)…Đặc
biệt, các công ty trong ngành được sự hỗ trợ từ tối đa từ công ty mẹ là Tập đoàn
dầu khí Việt Nam có tiềm lực tài chính hùng hậu trong sự phát triển của từng
thành viên. Do vậy, đây cũng chính là rào cản đối với các doanh nghiệp mới
tham gia thị trường dầu khí tại Việt Nam.
Hiện tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang cung cấp cho điện lưới quốc
gia khoảng 10% và cung cấp nhiên liệu (chủ yếu là khí) khoảng 40% cho các
nhà máy điện. Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang có xu hướng mở rộng chuỗi giá
trị sản xuất của ngành sang lĩnh vực điện, sản xuất phân đạm…Do đó, sẽ đầu tư
một số dự án liên quan tới nhiệt điện, thủy điện, tổ hợp khí – điện – đạm Cà
Mau. Việc mở rộng chuỗi giá trị ngành sang các lĩnh vực khác như sản xuất
điện, xây lắp, bất động sản…cũng sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh
nghiệp bên ngoài cũng như các tập đoàn khác đã có kinh nghiệm lâu năm hơn.
Ở nước ngoài, PVN đang hoạt động ở 18 quốc gia và vùng lãnh thổ và
hợp tác thực hiện 25 dự án dầu khí. PVN xác định đầu tư có trọng điểm vào
những khu vực có tiềm năng dầu khí cao và có quan hệ chính trị tốt, đồng thời
đa dạng hóa hình thức đầu tư với các công ty dầu khí lớn vừa để tránh rủi ro,
vừa để học tập, hội nhập quốc tế. Theo đó, địa bàn Nga và các nước thuộc Liên
Xô cũ là môi trường mà ngành dầu khí có rất nhiều thuận lợi. Vì vậy trong hoạt
động đầu tư dầu khí ra nước ngoài, Nga và các nước Liên Xô cũ luôn được PVN
ưu tiên số một. Địa bàn quan trọng thứ hai là khu vực Đông Nam Á, hiện tại
PVN hợp tác với Indonesia và Malaysia. Khu vực thứ ba là Venezuela và Mỹ La
tinh, khu vực này có chính sách thu hút đầu tư vào dầu khí rất cởi mở. Địa bàn
thứ tư và thứ năm là Trung Đông và Bắc Phi cũng được PVN quan tâm, tuy
nhiên khu vực này gặp nhiều khó khăn do thường có diễn biến bất ổn về chính
trị, quân sự, nên các hoạt động đầu tư dầu khí cũng gặp nhiều trở ngại.
11
Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 hợp đồng dầu khí
với các công ty dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Malaysia, Singapore, Canada, Úc
v.v. trong đó có 60 Hợp đồng dầu khí đang còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư

hơn 14 tỷ USD và được phân bổ theo các bể: bể sông Hồng, bể Phú Khánh, bể
Tư Chính-Vũng Mây, bể Nam Côn Sơn, bể Cửu Long và bể Ma Lay-Thổ Chu
Như vậy có thể thấy rằng, ngoài lợi ích do các nhà đầu tư nước ngoài đem lại
cho ngành khai thác dầu khí Việt Nam, thì lực lượng cạnh tranh ngày càng
mạnh, đe dọa và lấn ướt các công ty khai thác của Việt Nam.
2.2 Các đối thủ tiềm năng
Trên thế giới hiện có 10 Tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới đó là Saudi
Aramco - sản lượng 12,5 triệu thùng/ngày, Gazprom – sản lượng 9,7 triệu
thùng/ngày, National Iranian Oil Co - 6,4 triệu thùng/ngày, ExxonMobil - 5,3
triệu thùng/ngày, PetroChina - 4,4 triệu thùng/ngày, B.P - 4,1 triệu thùng/ngày,
Royal Dutch Shell - 3,9 triệu thùng/ngày, Pemex - 3,6 triệu thùng/ngày, Chevron
- 3,5 triệu thùng/ngày, Kuwait Petroleum Corp - 3,2 triệu thùng/ngày. Các tập
đoàn này đang có xu hướng vươn rộng ra thế giới để tìm kiếm nguồn nguyên
liệu và sẽ trở thành đối thủ tiềm năng của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Xét về
địa kinh tế, có thể có sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng như sau:
Trung Quốc: Giám đốc CBIE Pires cho rằng với việc tiêu thụ khoảng 13
triệu thùng dầu/ngày, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, Trung Quốc cần tới những
nguồn dự trữ khổng lồ để có thể bảo đảm tăng trưởng bền vững trong thời gian
tới. Hiện nay, Trung Quốc đang xem Braxil là một nguồn quan trọng để khai
thác loại tài nguyên chiến lược này, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc có được sự
phát triển bền vững trong tương lai, điều đó có thể khiến cho nguồn tài nguyên
này tại Braxil cạn kiệt trong vòng 15 đến 20 năm nữa, trong khi nếu khai thác
một cách có kiểm soát, trữ lượng tại Braxil hiện nay có thể kéo dài khoảng 30
năm hoặc hơn nữa. Theo hãng tin IPS, trong 3 năm trở lại đây, Trung Quốc đã
trở thành nhà đầu tư lớn vào Braxin trong lĩnh vực dầu khí với hợp đồng mà các
tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc như China Petrochemical Corporation
(SINOPEC) và Sinochem Corporation đã ký với đối tác Braxin. Khoảng 15 tỷ
USD đã được các tập đoàn của Trung Quốc đầu tư để mua lại cổ phần của các
công ty đang hoạt động tại Braxin trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu ở
vùng nước sâu ngoài khơi Braxin, nơi tập trung phần lớn trữ lượng dầu của nước

này. Giám đốc Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Braxin (CBIE) Adriano Pires cho rằng,
đây là một chiến lược của Trung Quốc, như họ đang làm tại Vênêxuêla,
Áchentina và nhiều nơi khác trên thế giới, để có thể làm chủ trữ lượng dầu mỏ
và qua đó bảo đảm nhu cầu tiêu thụ phục vụ phát triển đất nước. Theo Cơ quan
Xúc tiến Xuất khẩu Braxin, Trung Quốc đang có ý định tăng thêm khoảng 60%
lượng dự trữ dầu mỏ chiến lược cho dù nó nằm ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Myanma: Myanmar cũng có tiềm năng trong những lĩnh vực tương tự
Việt Nam, trong đó có dầu khí. Bên cạnh nông nghiệp, dầu khí cũng là một
12
trong những tài nguyên quý của Myanmar. Trước khi bị ấm vận, Myanmar cũng
đã từng là một nước xuất khẩu dầu khí. Năm 2010, dầu khí là một trong hai mặt
hàng (cùng với nông nghiệp) được xuất khẩu nhiều nhất từ quốc gia này, với giá
trị xuất khẩu đạt 8,86 tỉ USD. Nếu Việt Nam có nhiều tiềm năng về dầu tại khu
vực biển Đông thì Myanmar, với các cảng biển hướng ra Ấn Độ Dương, cũng
đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Theo số liệu thống
kê chính thức, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí Myanmar chạm mức 13.5
tỷ USD trong năm 2010. Trong năm 2009-2010, Myanmar đã xuất khẩu tới 8.29
tỷ m
3
khí, và trở thành nước xuất khẩu khí lớn thứ 2 tại khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Hiện tại, một ủy ban thực hiện dự án đặc biệt của Chính phủ, đứng
đầu là Tổng thống U Thein Sein, đang chú trọng vào lĩnh vực dầu khí và đề ra
các quy định nhằm hợp tác nhiều hơn với các công ty khai thác và sản xuất dầu
khí nước ngoài. Myanmar đang xúc tiến nhiều dự án khai thác và sản xuất dầu
khí cũng như khai mỏ với các công ty của Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc.
2.3 Các sản phẩm thay thế
Các nguồn năng lượng đang được sử dụng gồm có: gỗ, sức nước, sức gió,
địa nhiệt, ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hóa thạch (than đá và dầu khí tự nhiên)
và nhiên liệu hạt nhân (uranium). Hiện nay, nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm
khoảng 80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp. Trong đó, phần lớn dầu mỏ

chiếm 40% năng lượng hóa thạch, tiếp theo là khí thiên nhiên chiếm 24% và
than chiếm 26%. Như vậy, dầu khí chiếm tới 64% tổng năng lượng đang sử
dụng của toàn thế giới.
Dầu khí là nguồn tài nguyên có hạn và theo dự kiến sẽ chỉ còn có thể khai
thác trong vòng khoảng 60 năm. Chính vì vậy, các lĩnh vực năng lượng khác
đang được ráo riết nghiên cứu và đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu bởi giá thành đầu tư cao. Nguồn năng lượng than được cho
rằng có thể còn khai thác được trong 230 năm nữa nhưng do lượng khí CO2 thải
ra quá lớn và làm tăng nhiệt độ trái đất lên nhanh chóng. Năng lượng từ mặt trời,
sức gió và sóng biển hiện nay chỉ cung cấp được 10% trong tổng số năng lượng
cần thiết do giá thành cao và cần một diện tích lớn nên chưa đem lại hiệu quả.
Chỉ có năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch hơn, sử dụng lâu dài và sẽ
là nguồn năng lượng thay thế tốt nhất trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn năng
lượng này vẫn đang là vấn đề tranh cãi khá căng thẳng trên thế giới vì mức độc
hại của chất thải gây ra với đời sống một khi bị rò rỉ ra ngoài.
2.4 Nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ dầu mỏ ngày càng tăng, không chỉ
trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn do sự bùng nổ dân số, các ngành công
nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ của ngành giao thông do nhu
cầu đi lại ngày càng nhiều v.v. Ngoài ra, đây còn là nguồn năng lượng chưa thể
13
thay thế ngày bằng nguồn năng lượng khác. Theo Viện phân tích An ninh Năng
lượng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng khoảng 60% trong năm
2020 so với hiện nay. Theo tổ chức quản trị thông tin năng lượng (Business
Monitori International), nhu cầu tiêu thụ dầu lỏng của thế giới tăng lên khoảng
107 triệu thùng/ngày trong năm 2030, ở Việt Nam mức tiêu thụ dầu sẽ tăng và
đạt mức 460.000 thùng/ngày vào năm 2014.
Hiện tại, theo BP, hệ số Reserves/Production của Việt Nam vẫn được duy
trì ở mức 4,4 cho R/P của dầu thô - xếp thứ 4 và 0,6 cho R/P của khí tự nhiên –
xếp thứ 7 so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên

nếu so sánh với các nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn trên thế
giới, trữ lượng dầu và khí của Việt Nam như vậy là rất khiêm tốn. Mặc dù vậy,
Việt Nam vẫn chưa khai thác được nhiều trữ lượng khiêm tốn này.
Theo báo cáo mới nhất của BP vào tháng 6.2012 và VCBS tổng hợp lại,
trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam tăng
trưởng chậm, thậm chí còn tăng trưởng âm trong 2008 và 2010. Trong khi đó
nhu cầu tiêu thụ dầu và khí đốt trong nước ngày càng tăng mạnh. Trung bình
trong 11 năm gần đây, từ 2000 – 2011, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam
không tăng, trong khi sản lượng tiêu thụ của Việt Nam tăng 7%. Đối với khí tự
nhiên, Việt Nam khai thác được bao nhiêu thì cũng tiêu thụ hết bấy nhiêu. Trung
bình sản lượng khí tự nhiên khai thác và tiêu thụ đều tăng 17% trong giai đoạn
2000 – 2011.
2.5 Khả năng cung cấp
Ngành dầu mỏ của Việt Nam chỉ mới đi vào khai thác nên chưa thể đáp
ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước. Hiện nay, nước ta chủ yếu vẫn là khai thác
để xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu dầu tinh phục vụ cho nhu cầu nội địa. Một số
14
nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy
lọc dầu Nghi Sơn v.v. nhưng chỉ mới cung cấp được khoảng 30% nhu cầu nội
địa.
Sản lượng dầu khí Việt Nam từ năm 2001-2005 có sự tăng trưởng khá cao
và đều. Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2008, Petrovietnam sản lượng sụt giảm hẳn là
do diễn biến ở các mỏ phức tạp, thời tiết xấu, sản lượng khai thác không đạt
mức dự kiến khi thăm dò v.v. Giai đoạn 2009 đến nay, công tác khai thác đã có
những bước tiến triển tốt. Petrovietnam liên tiếp hoàn thành vượt mức kế hoạch
đề ra và đặt kế hoạch khai thác năm 2012 cao ở mức 35 triệu tấn dầu quy đổi,
trong đó có khoảng 24,81 triệu tấn dầu và khí. Trong 05 tháng đầu năm 2012,
Petrovietnam đã khai thác được 10,86 triệu tấn dầu khí, hoàn thành 43,8% kế
hoạch năm.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã triển khai thành công hoạt động tìm kiếm,

thăm dò khai thác ở nước ngoài. Hiện tại, PVN tham gia đầu tư vào 25 dự án
thăm dò khai thác dầu khi ở các nước Cuba, Indonesia, Iran, Tuynidi, Myanmar,
Lào, Campuchia, Công gô và Madagasca v.v. Ngoài ra, còn có các dự án phát
triển khai thác ở các nước Nga, Venezuela, Algeria và Malaysia.
Theo Petrovietnam trữ lượng quy dầu của Việt Nam ước đạt 4,1-4,9 tỷ
tấn, theo BP Anh là khoảng 4,4 tỷ thùng vào cuối năm 2009. Mặc dù, các con số
về trữ lượng chỉ mang tính chất tương đối nhưng cũng cho thấy trữ lượng dầu
khí Việt Nam vẫn còn nhiều và là cơ sở để ngành tiếp tục phát triển lâu dài.
15
Bảng đồ hoạt động dầu khí Việt Nam
III. PHÂN TÍCH SWOT NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
1 Điểm mạnh:
Việt Nam gia nhập WTO giúp ngành dầu khí Việt Nam có thể vươn ra thị
trường thế giới, học hỏi kinh nghiệm, cải thiện công nghệ v.v. Việt Nam đang
thực hiện lộ trình cam kết mở cửa trong quá trình hội nhập, việc bảo hộ đối với
các doanh nghiệp ngành dầu khí sẽ dần dần được gỡ bỏ tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực dầu khí. Việt
Nam không thể đặt ra hạn ngạch hay áp dụng thuế để ngăn cản xuất dầu thô ra
bên ngoài nhằm phục vụ cho các nhà máy lọc dầu trong nước. Điều này sẽ dẫn
tới sự gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, các doanh
nghiệp Việt Nam vốn có trình độ công nghệ không cao, nguồn lực tài chính
không dồi dào sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài. Nhân lực phổ thông trong ngành dầu khí dần dần đã được
đáp ứng đủ do chế độ chính sách của toàn ngành nói chung là tốt. Ngoài ra, theo
thỏa thuận TRIMS (Hiệp định biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại), Việt
Nam cũng không thể yêu cầu bằng luật định hạn chế việc mua dầu từ nước ngoài
16
của các công ty lọc dầu Việt Nam. Đây cũng là một nhân tố gây bất lợi cho sự
phát triển bền vững của toàn ngành. Rủi ro chính sách, là rủi ro chung của tất cả
các doanh nghiệp trong ngành cũng như đối với các ngành khác.

Tình trạng độc quyền: Ngành năng lượng nói chung và ngành dầu khí nói
riêng có tác động rất lớn đến nền kinh tế đất nước và an ninh Việt Nam nên vẫn
nằm trong sự kiểm soát và trực tiếp quản lý của Nhà nước. Trong thời gian đến,
mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt và gây gắt hơn, với sự tham gia của các
tổ chức quốc tế, tình trạng hưởng lợi từ thế độc quyền cũng sẽ giảm dần.
2. Điểm yếu
Nền kinh tế thế giới biến động mạnh, tình trạng lạm phát, suy giảm suy
thoái kinh tế toàn cầu đã có nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam; đặc biệt là giai đoạn từ giữa năm 2008 đến năm 2010, giá dầu biến động
phức tạp (tăng dần trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến cuối năm 2008 và
giảm đột ngột từ cuối năm 2008 đến năm 2009) đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt
động xuất khẩu và đầu tư; hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn cũng
không nằm ngoài những tác động đó, đặc biệt trong giai đoạn giá dầu thấp, hầu
hết các nhà thầu đều chủ động giãn đầu tư trong hoạt động phát triển mỏ, nhất là
các mỏ nhỏ, các mỏ ở các vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm, các dự án hợp tác
khai thác dầu khí tại những khu vực khác trên thế giới.
Việc đánh giá và dự báo tình hình, đặc biệt là tình hình biến động tài
chính và giá dầu thô trên thị trường trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu
với nền kinh tế thế giới còn yếu.
Điều kiện triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ngày càng khó
khăn và đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều so với trước đây; sự can thiệp của nước
ngoài ở Biển Đông làm ảnh hưởng tới chương trình công tác của một số nhà
thầu dầu khí và chương trình phát triển chung của ngành. Sự mất ổn định về
chính trị ở những khu vực có trữ lượng tiềm năng dầu khí lớn (Trung Đông,
Nam Mỹ) dẫn tới việc tìm kiếm những dự án dầu khí tốt ở nước ngoài để đầu tư
gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi vốn đầu tư ngày càng tăng.
Giá cả của nhiều loại thiết bị, vật tư, nhiên liệu chủ yếu và dịch vụ liên
quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư tăng, giảm không ổn định.
Nhân lực có trình độ chuyên môn cao vẫn là một vấn đề chưa thể khắc
phục ngay lập tức, các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam vẫn phải trả lương cao

để thuê chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và có trình độ kỹ thuật tốt để
đảm nhiệm những vị trí mà các chuyên gia của Việt Nam chưa đảm trách nổi
3. Cơ hội
Theo báo cáo của BP tháng 6/2010, Việt Nam đang đứng thứ 4 về trữ
lượng dầu mỏ (0,6 nghìn tỷ tấn) và thứ 7 về khí đốt (24,1 nghìn tỷ m3) trong khu
vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Việt Nam lại có hệ số trữ lượng trên
sản xuất (hệ số R/P – Reserves/production) cao nhất thế giới với hệ số R/P của
17
dầu thô là 35,7 lần và R/P của khí đốt là 85,2 lần. Đây là cơ hội rất lớn cho việc
mở rộng tăng sản lượng khai thác dầu, khí trong thời gian tới.
Sự phát triển của ngành dầu khí gắn bó chặt chẽ với biến động giá dầu thô
thế giới và triển vọng của nền kinh tế. Giá dầu thế giới đang có xu hướng tăng
mạnh và tiếp tục xu hướng tăng trong năm tới do những bất ổn chính trị ở Châu
Phi và các nước xuất khẩu dầu mỏ. Như vậy, ngành dầu khí đang đứng trước cơ
hội tăng trưởng mạnh doanh thu và lợi nhuận.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc
độ tăng trưởng cao, mặc dù gặp không ít khó khăn trong năm nay do những
nguyên nhân xuất phát từ lạm phát, nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực
và trên thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đi liền với từng bước nâng cao sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho hệ
thống doanh nghiệp có bước trưởng thành trong kinh tế thị trường và tích luỹ
thêm kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam. Chính vì vậy xét trên tổng thể kinh tế vĩ mô, triển vọng phát triển
của ngành vẫn rất khả quan.
Qua nhiều năm hợp tác với Liên Xô cũ trong lĩnh vực khai thác dầu khí,
các doanh nghiệp của Việt Nam cũng thừa hưởng và nâng cao trình độ công
nghệ cũng như đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ, có khả năng tiếp thu,
áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới. Điều này giúp tăng cường khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Sự hỗ trợ của Nhà nước: Từ khi thành lập đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam luôn là tập đoàn trực thuộc Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ
trực tiếp nắm giữ và quyết định phê duyệt các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch
v.v. cũng như được sự hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn, công nghệ v.v. Luật Dầu khí
và Luật Đầu tư nước ngoài cũng được thông qua với những điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh đó, Các chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với phát triển ngành
dầu khí đã được xác định rõ trong các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và
Chính phủ; Chiến lược Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, Chiến
lược năng lượng quốc gia của Việt Nam, Chiến lược biển Việt Nam và các văn
bản Chiến lược, Quy hoạch của các ngành kinh tế liên quan khác. Chính vì vậy,
Việt Nam đã thu hút sự chú ý của các công ty dầu khí lớn trên thế giới đến hợp
tác thăm dò khai thác. Bên cạnh đó, Nhà nước còn hỗ trợ ngành xây dựng nhà
máy lọc dầu Dung Quất song song với việc hỗ trợ Tập đoàn hỗ trợ hợp tác, tìm
kiếm, khai thác dầu thô từ nước ngoài.
1 4. Thách thức
2 Ngành dầu khí đang đứng trước việc trữ lượng dầu mỏ đang có nguy cơ
giảm xuống do một số mỏ dầu khí đang khai thác đã có dấu hiệu suy giảm về
sản lượng cũng như tốc độ khai thác cao hơn so với tốc độ thăm dò tìm kiếm
nguồn dầu mới. Những năm trở về trước, tất cả các mỏ dầu khí ở Việt Nam đều
được khai thác ở trên cạn và ở vùng biển có độ sâu thấp hơn 200m. Chính vì
vậy, công tác tìm kiếm thăm dò dầu, khí trong thời gian tới phải tiến hành chủ
18
yếu ở vùng nước sâu (sâu hơn 200 mét nước) và xa bờ (cách bờ hơn 200km).
Tuy nhiên, việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu hơn sẽ rất tốn kém
rủi ro cao, đòi hỏi kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, cán bộ với chuyên môn giỏi và
đầu tư lớn; cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngành.
3 Thị trường dịch vụ dầu khí phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch khoan tìm
kiếm, thăm dò, khai thác. Do vậy, sự lên xuống của giá dầu trên thế giới có thể
gây ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Nếu giá dầu trên thế giới giảm, sẽ
kéo theo việc giảm hoạt động tìm kiếm và khai thác của các công ty dầu khí,
khiến cho phí cho thuê giàn khoan, đồng thời cũng giảm theo.

Mặc dù, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về khí đốt nhưng với hàm lượng
H2S và CO2 cao lại phân bố ở vùng nhạy cảm về chính trị sẽ gây khó khăn
trong khai thác và sử dụng chúng.
Trong thời gian tới PVN đang có xu hướng tái cơ cấu lại các doanh
nghiệp trong ngành. Trong đó, việc giảm bớt tỷ trọng vốn góp tại một số doanh
nghiệp trong ngành xuống sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với giá cổ phiếu của
doanh nghiệp thuộc diện rút vốn của PVN. Việc mở rộng chuỗi giá trị ngành
sang các lĩnh vực khác như sản xuất điện, xây lắp, bất động sản v.v. cũng sẽ chịu
sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp bên ngoài cũng như các tập đoàn khác
đã có kinh nghiệm lâu năm hơn.
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
- Thị phần dầu khí trong nước chiếm 35%
nhờ kế hoạch phát triển và mở rộng hợp lý.
- Hoạt động trong ngành dầu khí đã được
đồng bộ từ thăm dò và khai thác, phân phối,
đến các dịch vụ liên quan đến dầu khí.
- Phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu thế giới.
- Do Nhà nước quản lí nên khả năng linh
động thấp, tính ỷ lại cao.
- Nhân lực cũng như công nghệ chưa đáp ứng
được hoàn toàn nhu cầu của ngành.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Tiếp tục được sự bảo trợ của Nhà nước nên
được hưởng nhiều ưu đãi.
- Thị trường tiêu thụ và tiềm năng khai thác
còn rất lớn trong khoảng 60 năm tới.
- Chưa có nguồn năng lượng thay thế hoàn
toàn do các nguồn năng lượng khác đòi hỏi
đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn
năng lượng hạt nhân bị phản đối vì hậu quả

độc hại của chất thải phóng xạ.
- Trữ lượng dầu mỏ đang giảm do tốc độ khai
thác cao hơn so với tốc độ thăm dò.
- Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng
biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro.
- Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác chịu
sự cạnh tranh lớn do đối thủ cạnh tranh đã có
kinh nghiệm lâu năm hơn.
- Kế hoạch tái cấu trúc PVN có ảnh hưởng
đến từng doanh nghiệp trong ngành.
19
4. PHÂN TÍCH LỰC LƯỢNG DẪN DẮT VÀ YẾU TỐ THÀNH CÔNG
4.1. Lực lượng dẫn dắt
a. Nguồn nhân lực
PVN có hơn 60.000 lao động đến cuối năm 2011 gồm 8,16% lao động
quản lý, 41,99% lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, 49,85% lao động trực
tiếp sản xuất kinh doanh. Tập đoàn đã tổ chức đào tạo chuyên sâu và nâng cao
cho 3.314 (Công ty mẹ) và hơn 67 nghìn lượt người (33 đơn vị trực thuộc tập
đoàn). Ngoài ra, trường Đại học Dầu khí Việt Nam được thành lập năm 2010
nhằm cung cấp nhân lực cho 04 chuyên ngành: Địa chất dầu khí, Địa vật lý dầu
khí, Khoan khai thác, Lọc hóa dầu. Thực tế cho thấy, đội ngũ nhân lực vận hành
và bảo dưỡng ngày càng trưởng thành, đã dần thạo nghề và tiến tới thay thế
hoàn toàn chuyên gia nước ngoài như ở nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên
doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) v.v. Tuy nhiên, so với ngành dầu khí ở các nước
phát triển thường có tỷ lệ người lao động đạt 100%, số lượng lao động trình độ
cao đẳng, đại học, sau đại học đạt từ 72% trở lên thì ở Việt Nam con số này còn
tương đối thấp, chỉ mới đạt 53%.
b. Về công nghệ
Công nghệ khai thác, vận chuyển, lọc dầu và sử dụng khí của Việt Nam
đã có sự cải tiến đáng kể về nhiều mặt khi hợp tác và học hỏi ở các nước có

ngành công nghiệp lọc dầu phát triển hơn.
- Công nghệ thăm dò: PVN đã có thể tự tiến hành thăm dò một phần ở
trong nước và đã vươn ra các nước khác trên thế giới.
- Công nghệ vận chuyển: PVN đã có những tàu chở dầu thô loại lớn có
thể vận chuyển dầu để xuất khẩu. Công ty PV Trans, là công ty con của Tập
đoàn, là doanh nghiệp có năng lực vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam với đội
tàu vận tải hiện nay gồm 17 tàu xuyên đại dương với tổng trọng tải gần 600.000
tấn deadweight. Ngoài ra, PV-Trans cũng đã tiếp nhận tàu chở dầu thô có trọng
tải lớn nhất Việt Nam lên đến 104.000 tấn.
- Công nghệ lọc dầu: nhà máy lọc dầu đầu tiên Dung Quất với công suất
6,5 triệu tấn dầu sản phẩm/năm (tương đương 148.000 thùng/ngày) và đã có kế
hoạch mở rộng nâng cấp công suất lên 9,5 triệu tấn/ngày. Ngoài ra, còn một số
nhà máy lọc dầu khác đang và sẽ đi vào hoạt động như nhà máy lọc dầu Vũng
Rô, Nghi Sơn, Long Sơn v.v.
4.2. Yếu tố dẫn đến sự thành công
Ngành dầu khí là ngành công nghiệp bao gồm rất nhiều công đoạn không
những thăm dò, khai thác mà còn phải chế biến từ dầu thô trở thành dầu tinh, địa
bàn hoạt động rất khó khăn, việc khai thác, bảo quản, vận chuyển đòi hỏi tuân
thủ các nguyên tắc an toàn cao. Do vậy, các yếu tố thành công trong ngành dầu
khí là nguồn nhân lực kỹ năng cao, công nghệ tiên tiến và nguồn vốn mạnh.
20
III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ
Theo OPEC nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí ngày càng tăng
nhanh, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và đến năm 2025, nguồn cung sẽ
không đáp ứng kịp nhu cầu. Trong khi đó, trữ lượng dầu mỏ có hạn, không thể
tái tạo và chưa thể thay thế bằng nguồn nguyên liệu khác, các mỏ lại phân bố
không đều gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm.
Phân bố các cấu tạo có triển vọng dầu khí bể Sông Hồng
Ngành dầu khí trong nước đang phát triển từng bước vững chắc. Nhà máy
lọc dầu Dung Quất sẽ tiến hành mở rộng quy mô nâng công suất lên 9,5 triệu

tấn/ngày và ứng dụng công nghệ hóa dầu đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng được
21
khoảng 50% nhu cầu trong nước. Khả năng khai thác được nâng cấp, kể từ năm
2010, PVN đã có những mỏ được khai thác ở mức sâu hơn 200m so với mực
nước biển. Ngoài ra, Việt Nam còn liên doanh khai thác dầu khí ở các Việt Nam
khác như Cuba, Venezela, Malaysia, Iran v.v.
Theo báo cáo về năng lượng toàn cầu của BP (Statiscal review of world
energy full report) thì đến cuối năm 2010 Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ
và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, so với thế giới thì
lần lượt là thứ 25 và 30. Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) cao nhất thế
giới, hệ số R/P dầu thô là 32,6 lần (đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương
và thứ 10 thế giới) và R/P khí đốt là 66 lần (đứng đầu khu vực Châu Á Thái
Bình Dương và đứng thứ 6 thế giới) cho thấy tiềm năng sản xuất còn rất lớn và
tiềm năng khai thác khí đốt cao hơn so với dầu mỏ. Hiện tại, 100% lượng khí
đốt khai thác dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước, ưu tiên
điện và đạm. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng khí đốt sinh hoạt đang có xu hướng
tăng cao, vượt khả năng đáp ứng của PVN.
Sự phát triển của ngành dầu khí gắn liền với biến động giá dầu thô thế
giới và triển vọng của nền kinh tế. Hiện nay, giá dầu đang giao dịch ở mức 70-
93,87 USD/thùng. Ở mức này thì hoạt động của doanh nghiệp dầu khí chưa có
22
gì nổi bật, nhưng về dài hạn khi giá dầu quay trở lại mức trên 100 USD/thùng thì
triển vọng của các doanh nghiệp là rất tốt. Các doanh nghiệp đã niêm yết có cơ
hội gia tăng giá trị vốn hóa.
Để khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, theo Chiến lược phát
triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến 2025, tổng trữ
lượng dầu khí của Việt nam được đánh giá đạt khoảng (3,8 ÷4,2).109 tấn dầu
quy đổi, trong đó khoảng (1,4÷1,5).109 dầu khí ngưng tụ và (2,4:2,7).1012 m3
khí thiên nhiên. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập chung chủ yếu ở
vùng sâu, xa bờ như: bể Phú Khánh, vùng Tư Chính - Vũng Mây và các vùng

chồng lần khác.
Tổng nguồn khai thác năm 2010 lên 14,6.109m3 năm 2015 và
(14÷15,6).109 m3 năm 2020. Trong đó, khoảng (63÷68)% lượng khí nằm ở
thềm lục địa phía Đông, chủ yếu ở các vùng Nam Côn Sơn và một phần đáng kể
khí đồng hành ở bể Cửu Long. Cho đến nay, tổng lượng khí có thể khai thác ở
thềm lục địa Việt Nam dựa vào sử dụng là 150.109 khí. Trong tương lai, dự kiến
có thể phát hiện thêm khoảng (100÷160).109 m3 khí nữa, nâng trữ lượng khí
khu vực thềm lục địa lên (200÷250).109 m3 khí. Hiện nay, mới chỉ có 2 vùng
trữ lượng khí có thể khai thác từ 2000-2015 đó là bể Cửu Long với (30÷40).109
m3 khí và bể Nam Côn Sơn: (95÷100).109 m3 khí, hàng năm có thể cấp khoảng
(15÷16).109 m3 khí cho phát điện. Lượng khí phục vụ cho các ngành khác
chiếm dưới 20% tổng nhu cầu sản phẩm khí. Dự kiến trong thời gian tới năm
2020, trữ lượng và khả năng khai thác khí tự nhiên của Việt Nam có thể đáp ứng
được các nhu cầu sử dụng trong nước, nếu phải nhập khẩu thì lượng nhập khẩu
không lớn và có thể nhập từ một số nước trong khu vực Đông Nam Á khi có
đường ống khí đốt liên kết trong khối ASEAN.
Theo “chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2025” và một số tài liệu khác đã xác định các mỏ phát hiện
dầu khí được tìm thấy ở Việt Nam được tập trung ở 3 bể trầm tích lớn là: Cửu
Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Phú Khánh. Trong đó, dầu thô được tìm
thấy chủ yếu ở bể Cửu Long. Theo kết quả đánh giá cuối năm 2010, tổng tiềm
năng thu hồi dầu dự kiến khoảng 440 triệu TOE. Về khả năng khai thác dầu,
năm 2004 sản lượng khai thác trong nước được 20,35.106 tấn và năm 2009 duy
trì ở mức trên 16,0.106 tấn. Nếu không tìm ra được các nguồn dầu mới và không
tính các nguồn dầu khai thác ở nước ngoài, thì sản lượng dầu mỏ khai thác được
của Việt Nam được dự báo sẽ liên tục suy giảm và chỉ có khoảng 3.106 tấn/năm
vào năm 2025. Thời gian qua, dầu thô khai thác của Việt Nam chỉ phục vụ cho
xuất khẩu do Việt Nam chưa có các nhà máy lọc dầu. Từ cuối năm 2009, Nhà
máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận
hành với công suất 6.5.106 tấn/năm, có thể đáp ứng 30% các sản phẩm xăng dầu

trong nước. Hiện nay Việt Nam cũng đang có kế hoạch đầu tư 2 dự án nhà máy
lọc dầu mới là Nghi Sơn (công suất 10 triệu thùng/năm) và Long Sơn (công suất
10 triệu thùng/năm và có thể mở rộng lên công suất 20 triệu thùng/năm vào năm
2025). Như vậy, nếu các nhà máy đúng tiến độ thì tới 2020, Việt Nam có thể
23
không phải phụ thuộc vào các sản phẩm xăng, dầu nhập khẩu. Tính đến năm
2010, Việt Nam không nhập khẩu dầu thô, tuy nhiên năm 2015 do nhu cầu dầu
thô cho các nhà máy lọc dầu dự kiến xây dựng thì Việt Nam sẽ phải nhập khẩu
dầu thô. Dự kiến nguồn nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu của Việt Nam
trong giai đoạn 2012-2025 là từ các nước: Kuweit, Venezuela và Liên bang Nga.
Dầu khí là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của đất nước. Hàng năm doanh
thu toàn ngành Dầu khí đạt gần 20% GDP cả nước và đóng góp khoảng 30%
tổng thu nhập ngân sách quốc gia. Tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu khí luôn
duy trì ở mức cao và ổn định trên cơ sở một nền tảng vững chắc về nhân lực và
chính sách phát triển bền vững và hợp lý. Đến nay, toàn ngành Dầu khí đã khai
thác được 230 triệu tấn dầu thô và condensat, gần 45 tỷ m3 khí, mang lại nguồn
thu ngoại tệ trên 57 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 35 tỷ USD và tạo được
nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.
.
24
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
www.nangluongvietnam.vn
www.thuongmai.vn
www.abs.com.vn
www.pvnc.com.vn
www.vaec.gov.vn
www.sggp.org.vn/
www.apec.com.vn
www.tapchitaichinh.vn

25

×