Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức đội trong liên đội trường tiểu học Thị Trấn Ngọc Lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.16 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC
ĐỘI TRONG LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN NGỌC
LẶC”


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: “ Tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đồn TNCS Hồ Chí Minh phụ
trách” Nội dung này khẳng định Thiếu niên Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình
và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính
yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.
Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn
mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục
thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.
Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các em thiếu nhi thông qua các hoạt
động Đội nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của
Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em Đội viên, nâng cao lòng yêu
nước tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, song rất giàu lòng
nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ và cả những người đang ngày đêm
ni nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội cịn góp
phần làm cho các em Đội viên phát triển lòng nhân ái, lịng vị tha, kích thích tính tích cực
trong hoạt động chính trị - xã hội góp phần vào việc xây dựng cộng đồng.
Các em là thành viên của tổ chức Đội, phải thực hiện các nhiệm vụ chung của Đội đó là:
+ Đội viên phải thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên,
thể hiện tính kỉ luật của Đội viên đối với tổ chức của mình.
+ Thể hiện trách nhiệm của Đội viên đối với tổ chức của mình là giúp cho Đội phát triển
về số lượng, chất lượng đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự nhiệt tình của cá nhân trong


quá trình giúp đỡ bạn mình vào Đội.
Điều đó một lần nữa khẳng định: Tổ chức Đội là một tổ chức không thể thiếu trong các
nhà trường THCS và Tiểu học. Nếu hướng dẫn các em thực hiện đúng theo Điều lệ Đội
và thực hành đúng nghi thức Đội thì sẽ góp phần giáo dục các em trở thành con ngoan trò
giỏi, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Lí do chọn đề tài:


Từ việc nghiên cứu và hiểu được tầm quan trọng của tổ chức Đội và việc hướng dẫn thực
hành nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học
Thị trấn Ngọc lặc nói riêng, tôi xin được mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “ Một số biện
pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội trong Liên đội trường Tiểu học Thị trấn
Ngọc lặc” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường, đặc
biệt là kĩ năng thực hiện 7 yêu cầu Đội viên của các em.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lí luận vấn đề:
Để thực hiện tốt 7 yêu cầu Đội viên và thực hành thành thạo các kĩ năng nghi thức Đội,
trước hết chúng ta phải hiểu “ Khái niệm, ý nghĩa vai trò của nghi thức Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh”.
1. Khái niệm về nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là một phương tiện giáo dục của Đội. Đặc trưng
của nghi thức Đội là nó được thể hiện thơng qua các biểu trưng, ngơn ngữ, lời nói và các
nghi lễ, thủ tục để giáo dục Đội viên.
Trong các nghi lễ, thủ tục hàng ngày và trong các ngày hoạt động quy mơ, chính thức của
Đội, nghi thức Đội được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Trong mọi hoạt động rèn
luyện của Đội nghi thức tạo thành thói quen, nề nếp tốt cho đội viên trong tổ chức Đội.
Góp phần khẳng định vai trị của tổ chức Đội trong sự nghiệp giáo dục.
Nghi thức Đội ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của tổ chức Đội phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và đáp ứng những nhu cầu của Đội viên.
2. Ý nghĩa, vai trò của nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng cho Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông
qua hoạt động này, tổ chức Đội được củng cố, phát triển và khẳng định vị trí, vai trị của
mình với xã hội.
Nghi thức Đội nhằm giáo dục tồn diện cho các em Đội viên mà trước hết là giáo dục ý
thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình cảm gắn bó, đoàn
kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.


Hoạt động nghi thức Đội giúp các em có thể lực cường tráng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn,
tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp cho người Đội viên, đẹp trong lời nói và đẹp trong
hành động.
Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày
cho tập thể và cá nhân đội viên như: trang phục đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, ra vào lớp đúng
giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp…
Để có được những Đội viên khoẻ mạnh, tháo vát nhanh nhẹn, gọn gàng, có ý thức tổ chức
kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm và biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Vấn đề đặt
ra ở đây là phải rèn kĩ năng. Kĩ năng là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc thực
hiện đúng, thành thạo Nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI
TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY.
Bản thân tôi ra trường và về công tác tại trường Tiểu học Thị trấn Ngọc lặc được 10 năm
và trực tiếp làm Giáo viên tổng phụ trách Đội được 5 năm tôi thấy rằng: Đây là một
trường chuẩn quốc gia nằm giữa thị trấn của một huyện lớn, với bề dày truyền thống dạy,
học và các hoạt động bề nổi như: văn nghệ, thể dục thể thao và đặc biệt là phong trào
hoạt động Đội. Song thực tế cho thấy để tổ chức Đội trong nhà trường hoạt động được
như đúng yêu cầu của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã đề ra là một vấn đề hết sức nan
giải, đặc biệt là tổ chức các hoạt động nghi thức Đội cho thiếu nhi trong trường chuẩn
quốc gia, phần lớn thời gian dành để cho các em học tập. Mỗi tuần chỉ có thể bố trí được
01 buổi để hoạt động Đội lồng ghép vào chương trình GDNGLL nên chất lượng các buổi
hoạt động chưa thật sự cao.

Muốn thực hiện tốt các động tác về Nghi thức Đội, không thể không nghiên cứu kĩ về
Nghi thức Đội và phương pháp tập luyện về Nghi thức Đội, đặc biệt là biện pháp rèn kĩ
năng thực hành Nghi thức Đội cho đội viên. Để tổ chức tốt việc này, các giáo viên TPT
Đội cần có tài liệu cung cấp những kiến thức lí thuyết về các động tác thực hành Nghi
thức Đội, và các biện pháp cụ thể cho từng động tác.
Với tinh thần và ý thức bù lấp những thiếu hụt trên, Bản thân tôi mạnh dạn đưa ra sáng
kiến này với hy vọng góp ý kiến sao cho việc hướng dẫn thực hiện Nghi thức Đội trong


trường học đạt kết quả cao. Đồng thời Đội viên sẽ nắm được các kĩ năng thực hành Nghi
thức Đội một cách thành thạo và chính xác nhất, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt
động Đội trong trường học nói chung và trường tiểu học Thị trấn Ngọc lặc nói riêng.
- Thực trạng về việc thực hành nghi thức Đội của học sinh:
Trong những năm gần đây phong trao hoạt đông Đội và thực hành Nghi thức Đội
TNTP Hồ Chí Minh đã và đang được các nhà trường quan tâm và đưa vào các hoạt động
ngoại khoá, đặc biệt là các trường Tiểu học. Song qua thực tế ở tại nhà trường thì thấy
rằng: Phần lớn các Đội viên chưa nắm vững 7 yêu cầu Đội viên dẫn đến việc thực hành
Nghi thức Đội đạt kết quả chưa cao. Mặt khác, GV - TPT Đội là kiêm nhiệm, dạy 19 tiết /
tuần, về chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội phần lớn là tự tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, tự
nghĩ, tự làm; Ban chỉ huy Liên đội thiếu ổn định, thay đổi theo từng năm nên gặp rất
nhiều khó khăn trong cơng tác bồi dưỡng cán bộ chỉ huy mang tính chất lâu dài. Học sinh
phần lớn là con em dân tộc còn e dè nhút nhát, chưa phát huy được tính tự quản, chưa chủ
động tham gia các hoạt động của Đội đặc biệt là rất nhiều em chưa thực hiện được các kĩ
năng thực hành nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cụ thể dựa vào kết quả kiểm tra của
toàn Liên đội như sau:
KẾT QUẢ
Tổng số
Giỏi
Đội viên
SL


%

SL

%

SL

%

227

15,4%

50

22%

142

62,5%

35

Khá

Trung bình

Chính vì vậy mà trong các đợt kiểm tra về chuyên hiệu “Nghi thức Đội” của các năm học

trước chất lượng chưa được như mong muốn. Sau những năm làm GV -TPT Đội tơi đã
tìm tịi nghiên cứu và đã tìm ra được giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
III) CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.


Việc thực hành đúng Nghi thức Đội có một vị trí rất quan trọng trong các hoạt động
ngồi giờ lên lớp. Song việc tập luyện Nghi thức Đội cho đội viên không phải là dễ. Qua
thực tế cho thấy việc dạy Nghi thức Đội hiện nay ở trường vẫn còn tồn tại những thuận
lợi và khó khăn sau:
1.Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Về phía GV-TPT: Bản thân tơi nhận thức đầy đủ về vai trò của người GV- TPT và về
chương trình rèn luyện Nghi thức Đội, thấy được việc dạy thực hành Nghi thức Đội là
một nhiệm vụ hết sức khó khăn, mà bản thân mỗi GV- TPT cần phải cố gắng nhiều mới
làm được.
Về phía học sinh: Hầu hết các em đều ngoan, có ý thức chấp hành kỉ luật. Có cố gắng
trong luyện tập thực hành các động tác về Nghi thức Đội để đạt kết quả cao.
Về các thuận lợi khác: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Đội của nhà trường hiện nay
tương đối đầy đủ. Nhà trường đã có phịng Đội ( tuy chưa được đạt như yêu cầu của
phòng đội chuyên dụng ), có trống, loa máy, sân bãi… đặc biệt Ban giám hiệu, các thầy
giáo, cô giáo chủ nhiệm (anh chị phụ trách Chi đội) của trường đều nhiệt tình quan tâm
đến các phong trào hoạt động Đội.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi như đã nêu trên, thì việc rèn kĩ năng thực hành Nghi thức Đội
cho đội viên vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn:
* Về học sinh:
+Học sinh ở tiểu học còn nhỏ, sức chú ý tập trung chưa cao, mặt khác thời lượng để
luyện tập Nghi thức Đội thì có hạn, vì thế trong một vài buổi tập, GV-TPT cũng khơng có
đủ thời gian để quan tâm đến từng đội viên.
+ Nhà trường còn chưa sắp xếp được một buổi sinh hoạt Đội cụ thể để các em được sinh

hoạt và học Nghi thức Đội.
* Về Giáo viên Tổng phụ trách Đội:
+ Bản thân tôi là giáo viên văn hố kiêm nhiệm, cịn dạy nhiều tiết 19 tiết / tuần nên
khơng có nhiều thời gian để nghiên cứu các tài liệu Đội. Về chuyên môn nghiệp vụ công


tác Đội chủ yếu là tự tìm tịi nghiên cứu nên cịn gặp rất nhiều khó khăn. Việc dạy thực
hành Nghi thức Đội địi hỏi người GV-TPT Đội phải có chuyên môn cũng như tài nghệ
sư phạm. Trong thực tế khơng phải mọi GV-TPT đều có năng lực, nghiệp vụ chun sâu.
Điều đó địi hỏi bản thân tơi là GV-TPT cần tự học, tự bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ
chuyên mơn của mình, để có thể làm tốt nhiệm vụ được giao và nâng cao chất lượng thực
hành nghi thức Đội trong nhà trường.
2. Biện pháp cụ thể:
a. Phương pháp hướng dẫn thực hành nghi thức Đội của GV- TPT Đội.
Để thực hiện thành công công tác rèn kĩ năng thực hành nghi thức Đội cho thiếu niên thì
địi hỏi người GV – TPT Đơị cần phải có các yếu tố sau:
+ Thứ nhất: GV- TPT Đội phải có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững
vàng.
+ Thứ hai: GV- TPT Đội là người có tấm lịng yêu trẻ, say sưa với nghề nghiệp, ưa thích
hoạt động chính trị – xã hội.
+ Thứ ba: GV- TPT Đội phải có năng lực sư phạm vững vàng.
+ Thứ tư: GV- TPT Đội phải có năng lực về tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Đội.
+ Thứ năm: GV - TPT Đội phải nắm vững nghiệp vụ và phương pháp công tác Đội.
Như vậy, 5 yếu tố đặc trưng cho năng lực và phẩm chất của người GV - TPT Đội là
những địi hỏi khách quan của cơng tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và phong
trào Thiếu nhi trong những điều kiện mới của cách mạng Việt Nam.
Để có thể hướng dẫn cho Đội viên về nghi thức Đội, người phụ trách Đội nhất thiết phải
là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Bản thân cần được đào tạo, có trình độ sư
phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng Thiếu nhi, yêu quý Thiếu nhi và thích làm việc
với Thiếu nhi. Đồng thời khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Thiếu nhi ở các độ

tuổi khác nhau phụ trách Đội không được nóng vội, phải có thái độ ơn tồn, hồ nhã, vui
vẻ nhưng dứt khoát. Nghi thức Đội phải được thực hiện theo quy trình từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp… Phải hướng dẫn cho các em nhận thức được ý nghĩa , tầm quan
trọng và biểu trưng của nghi thức Đội, các kĩ năng cơ bản của người Đội viên rồi mới
chuyển sang các động tác phối hợp phức tạp của cá nhân và tập thể.


Để học và thực hiện nghi thức Đội có hiệu quả tốt nhất, GV- TPT Đội nhắc Đội viên phải
thực hiện các yêu cầu sau:
+ Phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì.
+ Phải có trang phục cá nhân gọn gàng chuẩn mực.
+ Phải tập trung chú ý ghi chép và nghe lệnh của người chỉ huy.
+ Khi thực hiện động tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát, rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng
dẫn của người chỉ huy.
Trước hết yêu cầu học sinh nắm được nội dung 7 yêu cầu của người Đội viên.
Đó là:
1. Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống;
2. Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ;
3. Chào kiểu Đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;
4. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ;
5. Hô - Đáp khẩu hiệu Đội;
6. Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ, di động, các động tác trong đội hình đội ngũ
và Nghi lễ của Đội;
7. Biết 3 bài trống qui định.
+ GV-TPT nói ý nghĩa của từng yêu cầu, đồng thời làm mẫu động tác và hướng dẫn
học sinh thực hiện bằng phương pháp ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
+ Học sinh quan sát từng bước của từng động tác đến tổng thể của từng động tác.
+ Giáo viên hỏi: Động tác này được thực hiện như thế nào?
+ Học sinh mô tả và thực hiện lại.
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.

Ví dụ : GV hướng dẫn học sinh động tác “ Chào kiểu Đội viện TNTP Hồ Chí Minh”.
Trước hết GV phải nói cho học sinh hiểu rằng: Tay giơ lên đầu biểu hiện Đội viên ln
đặt lợi ích của Tổ quốc và tập thể trên hết, 5 ngón tay khép kín tượng trưng cho măng non
mọc thẳng, cánh tay hướng trước tượng trưng luôn “ Sẵn sàng” hành động theo khẩu hiệu


của Đội và chỉ chào khi đeo Khăn quàng đỏ và Huy hiệu Đội. Sau đó GV hướng dẫn cụ
thể động tác “Chào” như sau:
- Đội viên thực hiện động tác “Chào” ở tư thế nghiêm. mặt hướng về phía chào, chào
bằng tay phải. Các ngón tay khép kín, các ngón tay cao quá đỉnh đầu, bàn tay cách thuỳ
trái khoảng 5 cm. Bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khuỷu tay chếch ra phía trước, cánh
tay trên tạo với thân người một góc khoảng 1300 . Đưa tay lên chào và đưa xuống theo
đường ngắn nhất.
- GV dùng phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan để hướng dẫn học sinh. Khi
nói đến động tác nào GV thực hiện động tác đó, làm như vậy học sinh sẽ dễ hiểu và thực
hiện tốt hơn. Sau đó cho học sinh thực hiện tập luyện nhiều lần bằng phương pháp chia
nhóm, cá nhân, tự kiểm tra đánh giá giữa các tổ với nhau…
Kinh nghiệm cho thấy rằng khi hướng dẫn động tác nào thì phải hướng dẫn kĩ và cho học
sinh tập luyện nhiều lần thì các em sẽ ghi nhớ tốt hơn và thực hiện tốt hơn động tác đó.
Với các động tác tiếp theo như: Thắt, tháo khăn. Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ. Các
động tác tại chỗ và di động… GV cũng dùng phương pháp hướng dẫn tương tự như động
tác Chào kiểu Đội viên ( thuyết trình kết hợp trực quan)
b. Tập luyện kết hợp phát huy tính tự quản của BCH Liên Đội.
Trước hết phải chọn ra được đội ngũ BCH Liên đội khoảng 9 đến 11 em, là những đội
viên tiêu biểu, có tác phong nhanh nhẹn, chững chạc, có năng lực tổ chức và khả năng nói
trước đám đơng, biết hơ khẩu lệnh to rõ ràng có động lệnh, dự lệnh, biết chọn địa hình, vị
trí tập hợp… Đội ngũ chỉ huy Liên đội phải được tập huấn cơ bản trước, phải thực hiện
thành thạo 7 yêu cầu Đội viên để có thể giúp Tổng phụ trách Đội tập luyện cho các Chi
đội và kèm các Đội viên yếu.
+ GV chia Liên đội thành 11 Chi đội và mỗi Chi đội cử một thành viên trong BCH Liên

đội đến kèm và hướng dẫn Chi đội tập luyện.
c. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện 7 yêu cầu Đội viên thông qua hội thi nghi
thức Đội.
Đây là một buổi sinh hoạt Đội kết hợp hoạt động ngoại khoá vừa mang tính kiểm tra
đánh giá các bài học nghi thức Đội vừa mang tính giáo dục cao. Bởi lẽ học nghi thức Đội
mà khơng được thực hành thì Đội viên sẽ khơng hiểu hết được ý nghĩa, vai trị của nghi


thức đối với công tác Đội đồng thời các em được thực hiện cả 7 yêu cầu Đội viên theo
một hệ thống.
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp do Đội phụ trách như: Tập thể
dục, múa hát tập thể giữa giờ, tổ chức lễ chào cờ đầu tuần, tổ chức hội thi “Em yêu Đội
TNTP Hồ Chí Minh” để kiểm tra , công nhận các chuyên hiệu trong chương trình rèn
luyện Đội viên và chương trình dự bị Đội viên như : Nghi thức Đội; Nhà sử học nhỏ tuổi;
Nghệ sĩ nhỏ tuổi, ...
Nhờ sự vận dụng những biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội ở trên mà
kết quả thực hiện các hoạt động Đội đạt được như sau:
Hoạt động tập thể dục, múa hát giữa gìơ ra chơi: 100% đội viên, nhi đồng biết tập hợp
đội hình hành dọc, hàng ngang, vịng trịn nhanh, khoảng cách đều và đúng quy định.
Giúp cho việc tập trung đội hình các buổi chào cờ đầu tuần, tập thể dục, múa hát tập thể
đảm bảo thời gian, đội hình đều và đẹp.
-100% đội viên hát đúng Quốc ca, Đội ca và thực hiện tốt các động tác về Nghi thức Đội
trong nghi lễ chào cờ đầu tuần.
- 100% Chi đội có đội trống, đội cờ và người chỉ huy thực hành thành thạo các động tác
về Nghi thức Đội.
- Trong hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” kết quả đạt được như sau:

Tổng số KẾT QUẢ
Đội viên

Giỏi

Khá

Trung bình

SL
227

%

SL

%

SL

%

112

49,3%

66

29,2%

49

21,5%



Qua kết quả của hội thi ở bảng trên, ta thấy Đội viên, thực hành kĩ năng Nghi thức Đội
đạt khá, giỏi chiếm 78,5%. Đội viên đạt mức trung bình chỉ chiếm 21,5%.
C. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành Nghi thức Đội trong
Liên đội trường Tiểu học Thị trấn Ngọc lặc” là một cố gắng của bản thân tôi thể hiện sự
đổi mới về phương pháp tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường.
Việc tiến hành giáo dục bằng Nghi thức Đội địi hỏi phải có tính thuyết phục cao, tính
nghiêm túc, tính chính xác và thống nhất. Có như vậy mới làm cho Nghi thức Đội trở
thành nhu cầu thực sự của mỗi Đội viên, Nhi đồng và tập thể Đội.
Sáng kiến này tôi muốn đi sâu phân tích các biện pháp rèn kĩ năng thực hành Nghi thức
Đội để làm cơ sở lí luận cho việc vận dụng các biện pháp làm nâng cao kĩ năng thực hành
Nghi thức Đội cho học sinh.
Từ việc tìm hiểu những yêu cầu về nội dung thực hành Nghi thức Đội cần có của học
sinh và từ thực tiễn làm công tác Tổng phụ trách Đội, tôi đã đề xuất một số biện pháp rèn
kĩ năng thực hành Nghi thức Đội. Các kĩ năng cơ bản bao gồm: Kĩ năng tìm hiểu nội
dung về Nghi thức Đội; Kĩ năng quan sát, mô tả và thực hiện các động tác theo mẫu; Kĩ
năng thực hành các động tác Nghi thức Đội; Kĩ năng thực hành Nghi thức Đội cho cán bộ
chỉ huy Đội.
Các kĩ năng này được xây dựng trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, yêu cầu về thực hiện Nghi
thức Đội.
2. Một số đề xuất, kiến nghị.
Trong nhiều năm liền làm GV kiêm TPT Đội tại trường Tiểu học Thị trấn Ngọc lặc, bản
thân tôi đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh đồng thời biết rằng tổ chức Đội là tổ chức Giáo dục không thể thiếu được
trong các nhà trường. Vì vậy tơi xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:



+ Nhà trường cần bố trí một buổi sinh hoạt dành riêng cho Đội để các em được sinh hoạt
Đội, tìm hiểu về truyền thống Đội và được học nghi thức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh.
+ Tạo điều kiện để GV- TPT Đội có thêm quĩ thời gian để nghiên cứu thêm tài liệu Đội,
các trò chơi tập thể…để phục vụ cho các buổi sinh hoạt Đội thêm phong phú đa dạng hơn
giúp các em thấy vui và chủ động tham gia các hoạt động của Đội.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, mặc dù đã cố gắng song khơng tránh khỏi thiếu
sót. Mong q cấp lãnh đạo, các giáo viên chủ nhiệm và các bạn đồng nghiệp cùng góp ý
để tơi hồn thiện sáng kiến này.Tơi hy vọng rằng, sáng kiến này sẽ góp phần khơng nhỏ
vào việc tổ chức các hoạt động Đội nói chung và rèn luyện kĩ năng thực hành Nghi thức
Đội nói riêng. Đồng thời nó có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các GV- TPT Đội
trong q trình tổ chức hoạt động Đội.
Xin chân thành cảm ơn!



×