Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học phú tân huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.38 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ TÂN HUYỆN PHÚ TÂN TỈNH CÀ
MAU”
1. Lý do chọn đề tài :
Nâng cao chất lượng giáo dục được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục. Toàn
ngành đã tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, duy trì sĩ số học sinh, đẩy mạnh công tác
phụ đạo học sinh có học lực yếu kém, tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy và học trong nhà
trường, tổ chức giảng dạy 2 buổi/ ngày cho học sinh ở các trường Tiểu học là các biện
pháp mà các nhà trường đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng.
Hiệu quả giáo dục- đào tạo ở các cấp học trong những năm vừa qua của huyện Phú Tân
nói chung và của trương tiểu học Phú Tân nói riêng đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.
Chất lượng giáo dục được quan tâm, chỉ đạo từ nhiều phía. Tuy nhiên so với yêu cầu thì
vẫn còn đó những hạn chế, bức xúc thu hút nhiều sự quan tâm của các cấp quản lý. Một
trong những vấn đề cần đề cập đến là hiệu quả giảng dạy còn thấp, chất lượng giáo dục
chưa cao. Điều này đã được phân tích, đánh giá, lý giải từ nhiều góc độ khác nhau để tìm
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích, hầu hết tập trung vào các nguyên nhân sau:
* Công tác quản lý trường học:
- Một số cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, trong việc chỉ đạo điều hành và tổ chức
thực hiện chưa thể hiện hết vai trò của người đứng đầu đơn vị trường học.
- Công tác quản lý chuyên môn còn lỏng lẻo, còn thờ ơ với công tác nâng cao chất lượng
giáo dục của đơn vị. Chưa sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện.
- Chưa hình thành được quy chế hoạt động của nhà trường để gắn trách nhiệm cho từng
thành viên. Chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm của tổ – khối trưởng trong việc quản lý,
theo dõi hoạt động chuyên môn của giáo viên.
* Công tác giảng dạy của giáo viên:
- Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều cho tiết dạy, còn giảng dạy qua loa, đại khái, chậm


đổi mới phương pháp, soạn giảng chưa có chiều sâu, chưa phát huy tốt tích tích cực học
tập của học sinh.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, cho học sinh thực hành, thực nghiệm mặc dù có nhiều
cố gắng, song so với yêu cầu thì cũng còn nhiều hạn chế. Học sinh chủ yếu được tiếp thu
qua lý thuyết, thiếu tính thực tiễn nên hạn chế khả năng tư duy, tìm tòi học hỏi, nghiên
cứu, sáng tạo.
- Trong giảng dạy một số giáo viên còn yếu về năng lực chuyên môn, chậm đổi mới
phương pháp, chưa kích thích tính sáng tạo, tạo hứng thú và niềm tin để các em tham gia
đóng góp xây dựng bài.
- Một số giáo viên chưa thật sự thể hiện hết trách nhiệm của mình, chưa tích cực trong
việc cùng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giáo dục tác phong, đạo đức học sinh, chưa
động viên, giúp đỡ các em mà còn nặng về biện pháp hành chính làm cho học sinh chán
học.
- Trang thiết bị còn thiếu và chưa phát huy sử dụng nên chất lượng giờ dạy chưa thu hút
học sinh.
- Cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành còn thiếu, chưa đảm bảo đáp ứng tốt cho
hoạt động của nhà trường.
Qua thống kê chất lượng giảng dạy học kì I năm học 2010 – 2011cụ thể như sau:
Tổng số giáo
viên được
kiểm tra
Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu
cầu
SL TL SL TL SL TL SL TL
14/23 4 28.6 3 21.4 7 50.0 0
Bản thân là một cán bộ quản lý trường học được phân công về phụ trách quản lý công tác
chuyên môn, trong hai năm học qua tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều để tìm các biện pháp
nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Điều này đã thôi thúc tôi tìm tòi
nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học Phú
Tân”.

2. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường người quản lí đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Người quản lí luôn ray rứt, nghiên cứu, và tìm hiểu nguyên nhân vì sao chất
lượng giảng dạy chưa cao? Đâu là nguyên nhân cơ bản? Nề nếp giảng dạy chưa nghiêm
túc? Trình độ nghiệp vụ của giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu? Cơ sở vật chất, trang thiết
bị chưa đầy đủ? Làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy? Qua quá trình tìm tòi
nghiên cứu từ thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân cơ bản, những điều kiện khách
quan, chủ quan ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn đề ra: Các biện
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường tiểu học Phú Tân.
Sau khi đã soạn thảo tôi tiến hành áp dụng các biện pháp theo trình tự như sau:
2.1. Quản lý việc thực hiện chương trình :
Nghiên cứu, tìm hiểu nắm vững chương trình và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc :
- Hướng dẫn các tổ – khối chuyên môn lập kế hoạch thực hiện chương trình bộ môn, chú
ý những công việc cần đi sâu cụ thể. Đặc biệt phải xây dựng kế hoạch dạy học từng học
kỳ, xây dựng thời khóa biểu hằng tuần.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, tổ chức các chuyên đề
hoặc tìm biện pháp thực hiện các chương khó, bài khó của chương trình.
- Chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn theo dõi tình hình thực hiện chương trình của giáo
viên thông qua việc soạn giảng. Hàng tháng báo cáo chi tiết cho Ban Giám hiệu.
2.2. Quản lý việc soạn giảng và chuẩn bị lên lớp :
Khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên là soạn giảng. Nó là lao
động sáng tạo thể hiện sự nhận thức, suy nghĩ, lựa chọn của giáo viên về các vấn đề: nội
dung phương pháp giảng dạy và hình thức tiến hành giờ lên lớp cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh. Giáo án được thiết kế kỹ lưỡng, khoa học bao nhiêu thì tiết dạy sẽ đạt
hiệu quả bấy nhiêu. Giáo án được soạn đúng quy chế, nghiêm túc và có chất lượng, thể
hiện rõ tính tích cực, tự giác và sáng tạo của người soạn. Do đó trong việc chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường cần thực hiện:
- Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài đúng theo chỉ đạo của ngành để đảm bảo
tính thống nhất.
- Trang bị đầy đủ tài liệu, sách tham khảo nghiệp vụ chuyên môn, đồ dùng dạy học, trang

thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, các vật liệu thí nghiệm, vật mẫu
- Giúp giáo viên thực hiện soạn bài có sự trao đổi thống nhất trong tổ - khối bộ môn về
mục đích yêu cầu từng bài và trao đổi kinh nghiệm việc xây dựng các tình huống sư
phạm trong từng bài học.
Cần chú ý là không yêu cầu rập khuôn máy móc làm mất tính sáng tạo, thiết thực của
việc soạn bài.
- Ban Giám hiệu kiểm tra, ký duyệt giáo án của giáo viên hàng tuần, qua đó đánh giá,
nhận xét chất lượng soạn giảng của giáo viên mà đề ra những điều chỉnh phù hợp.
2.3. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên :
Giờ lên lớp quyết định chất lượng dạy và học, trong đó giáo viên là người trực tiếp quyết
định và chịu trách nhiệm về chất lượng giờ lên lớp. Ban Giám hiệu cần xây dựng nề nếp
giờ lên lớp trong đơn vị, xác định rõ trách nhiệm giáo viên trong việc hiểu rõ tầm quan
trọng, yêu cầu và các thao tác cơ bản của công việc soạn bài để chuẩn bị cho giờ lên lớp.
- Quy định rõ chế độ kiểm tra bài soạn giảng và các loại hồ sơ sổ sách có liên quan đến
giờ lên lớp.
- Khi kiểm tra công tác soạn giảng của giáo viên, Ban Giám hiệu có trao đổi rút kinh
nghiệm với giáo viên, đồng thời có đối chiếu chất lượng, hiệu quả khi tham gia dự giờ
giáo viên.
- Hiệu trưởng phân công, phân nhiệm, tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lượng soạn
giảng, phân tích đánh giá tình hình theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Rút kinh
nghiệm và đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
2.4. Chỉ đạo quản lý việc dự giờ - đánh giá tiết dạy :
Dự giờ, đánh giá tiết dạy để chỉ đạo hoạt động dạy học là chức năng quan trọng của
người quản lý, là nét đặc thù cơ bản trong hoạt động quản lý trường học. Người quản lý
phải nắm được lý luận dạy học và quan điểm trong khâu đánh giá giờ dạy. Tổ chức tốt
việc dự giờ, chuẩn đánh giá để có kết quả đánh giá chính xác tiết dạy.
- Ban Giám hiệu và tổ - khối trưởng lập kế hoạch dự giờ thăm lớp toàn trường hàng tháng
và từng học kỳ.
- Tổ - khối trưởng tổ chức nghiên cứu thống nhất mục đích yêu cầu bài học trong toàn tổ
- khối, phân tích trọng tâm bài học để thống nhất cách đánh giá.

- Giáo viên nghiên cứu về lý thuyết dự giờ và bài học để tham gia đánh giá chất lượng
giờ dạy. Rút kinh nhiệm cho bản thân qua mỗi tiết dự giờ.
2.5. Xác định nhiệm vụ của Tổ - khối chuyên môn:
Tổ - khối trưởng quản lý tổ - khối và chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về hoạt động
chuyên môn có liên quan; giúp Ban giám hiệu lập kế hoạch tổ chức việc dạy và học bộ
môn. Dự kiến phân công giáo viên giảng dạy. Tham gia ra đề kiểm tra. Xác nhận tiết dạy
dư của các thành viên trong tổ - khối. Dự giờ, đánh giá tiết dạy của giáo viên, đề xuất tổ
chức các biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá xếp loại giáo viên
vào cuối năm học (đối với khối Tiểu học). Ký duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của
các thành viên trong tổ - khối.
Ban giám hiệu trường phải làm tốt công tác tổ chức, phân công bổ nhiệm tổ - khối trưởng
chuyên môn có uy tín, có năng lực tổ chức, điều hành, quản lý và có chuyên môn tốt.
Hàng năm, tổ - khối trưởng phải nắm được quá trình soạn giảng, thực hiện quy chế
chuyên môn của giáo viên để đánh giá thi đua thật chính xác; đồng thời tổng hợp báo cáo
về Ban giám hiệu tình hình thực hiện chương trình và các quy định về chuyên môn mà tổ
- khối mình quản lý.
3. Phạm vi áp dụng :
Sáng kiến này được áp dụng tại trường tiểu học Phú Tân huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau và
bước đầu đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ.
4. Hiệu quả đạt được:
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nêu trên chất lượng giáo dục đã
có những chuyển biến rõ rệt . Số giáo viên dạy khá, giỏi tăng cao.Chất lượng học tập của
học sinh được nâng cao dần một cách đều đặn cụ thể như sau:
- Về chất lượng giảng dạy:
Tổng số giáo
viên được
kiểm tra
Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu
cầu
SL TL SL TL SL TL SL TL

14/23 8 57.14 5 35.71 1 7.15 0
- Về chất lượng học tập của học sinh:
Năm học Tổng
số
HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2009 -
2010
535 201 37.6 113 21.1 207 38.7 14 2.6
2010 -
2011
538 268 49.8 163 30.3 99 18.4 8 1.5
Để đạt được kết quả trên, người cán bộ quản lí phải có biện pháp tổ chức và kế hoạch
quản lí phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của Ban giám hiệu và sự
quyết tâm của tập thể giáo viên nhà trường.
Trong lĩnh vực dạy học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn
nữa hiệu quả của việc học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những đòi hỏi
bức xúc của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên ta không thể đổi mới phương pháp, sách giáo
khoa, cách đánh giá một cách vội vã mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần thoát ra khỏi
những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hoàn cảnh mới. Chú ý tạo điều kiện cở sở vật chất
phục vụ công tác giảng dạy.
Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức trong quá trình tổ chức hoạt động sư phạm
nhằm tăng hưng phấn cho đội ngũ, tránh sự nhàm chán.
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì kết quả học tập mới được
nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều đối tưọng học sinh
trong lớp.
Tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp có góp ý cụ thể sau mỗi tiết dạy. Tích cực sáng
tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu bộ môn. Tự động viên
khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng.

Từng bước hoàn thiện phong cách lãnh đạo và học tập các kĩ năng quản lí. Chú trọng
công tác bồi dưỡng, khen thưởng đội ngũ.
Để nâng cao chất lượng giáo dục các cấp đòi hỏi người cán bộ quản lý cần phải có nhiều
nỗ lực liên tục, bền bỉ, có những giải pháp chỉ đạo đồng bộ và phù hợp với tình hình thực
tế của mỗi địa phương. Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong
chỉ đạo, điều hành của Phòng Giáo dục và đào tạo với các đơn vị trường học, với chính
quyền địa phương các cấp và với các tổ chức xã hội. Phải phát huy tốt vai trò, ý thức
trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên hết lòng hết sức vì tương lai của thế hệ trẻ.
Trên đây là một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tại nơi
tôi công tác . Trong giới hạn đề tài này chắc chắn sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù
hợp hơn. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin
chân thành cảm ơn.

×