Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS Đại Tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.7 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM Ở
TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ”
Năm học 2013-2014 Trường THCS Đại Tự tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
một cách toàn diện : chất lượng mũi nhọn, học sinh yếu kém, chất lượng đại trà, giáo
dục đạo đức, pháp luật, rèn kĩ năng sống… cho học sinh. Nhà trường luôn xác định
phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng .
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém. Đây
không phải chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng
quyết tâm của người giáo viên.
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém? Do đâu các em
lại yếu kém đến như vậy? Đó là vấn đề đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu, để tìm
ra giải pháp và hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập.Tôi
thiết nghĩ đây không phải vấn đề mà chỉ riêng trường THCS Đại Tự quan tâm mà đó là
vấn đề chung cho tất cả các nhà trường.
Theo kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nguyên nhân dẫn đến
tình trạng học sinh yếu kém là do:
Thứ nhất về phía học sinh. Sinh sống ở xã Đại Tự - một xã vùng nông thôn còn
nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa nên các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia
đình. Vì vậy một số em trở nên lười học , ham chơi. Ý thức phấn đấu vươn lên trong
học tập ngày càng kém.
Thứ hai, về phía giáo viên. Theo cá nhân tôi học sinh yếu không phải hoàn toàn là do
các em. Có thể người giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học chưa thực sự phù hợp
với từng đối tượng học sinh, với từng nội dung kiến thức bài dạy. Vì vậy để thực hiện
tốt trong công tác giảng dạy để không còn tình trạng học sinh yếu kém hay ngồi nhầm
lớp đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn những biện pháp
giảng dạy tối ưu nhất ,hiệu quả nhất để dần nâng cao chất lượng học sinh.
Từ những lí do trên tôi có một vài giải pháp về tình trạng học sinh yếu kém như
sau:
Biện pháp thứ nhất. Mỗi thầy cô giáo phải xác định rõ dạy phụ đạo cho học sinh


yếu kém là trách nhiệm, là việc làm thường xuyên. Ngay từ đầu năm học giáo viên
phải lập danh sách học sinh yếu kém và lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em. Khảo
sát để phân loại học sinh. Không nên dạy tràn lan cho tất cả học sinh theo kiểu học đại
trà. Tuyệt đối “không làm cho có” theo kiểu hình thức. Khi thực hiện việc dạy phụ đạo
học sinh yếu kém, giáo viên phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra học sinh để luôn
nắm được tình hình học tập của các em. Một mặt là giúp các em có thể nêu lên những
thắc mắc về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khoá để giáo viên có thể
giải đáp cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho học sinh làm bài tập, giải quyết những
khó khăn. Mặt khác ở những buổi phụ đạo này, giáo viên từng bước bồi dưỡng cho
học sinh, từng bước lấp đầy những chỗ hổng kiến thức của học sinh, giúp học sinh có
những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học.
Thứ hai. Động viên, khích lệ ý thức, thái độ học tập cho học sinh. Giáo viên phải
tìm cách khuyên nhủ, nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng mang tính nghiêm khắc, tuyệt đối
không được đuổi học sinh ra ngoài, gây áp lực hoặc xúc phạm học sinh.
Thứ ba. Thường xuyên kiểm tra đến vở ghi của các em, ưu tiên những câu hỏi,
những bài tập vừa sức cho các em. Điều đáng lưu ý ở đây là giáo viên luôn tôn trọng
và làm cho học sinh cảm thấy vẫn được tôn trọng, khuyến khích , tuyên dương khen
ngợi kịp thời đối với từng tiến bộ nhỏ của các em. Từ đó giáo viên làm cho các em có
lòng tin vào bản thân mình và cảm thấy vẫn còn giá trị với thầy cô và bạn bè và tập thể
lớp.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
đang ân cần chỉ bảo các em học sinh yếu kém
Thứ tư.Tổ chức nhóm học tập cho các em. Trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh
khá, giỏi, trung bình, yếu, kém… tạo ra phong trào thi đua học tập giữa các tổ. Giáo
viên chỉ hướng dẫn cho các em nhóm trưởng giúp đỡ các bạn học yếu ( tuyệt đối
không làm thay) và luôn động viên các bạn học yếu trong nhóm mình trong tổ phát
biểu ý kiến, trình bày kết quả thảo luận trong tổ để tạo cho các bạn sự tự tin trước tập
thể, mạnh dạn trong học tập nhưng cũng không được chê trách hay chế giễu bạn khi
bạn nói sai , làm sai.
Học sinh khá đang giúp đỡ học sinh yếu học tập

Thứ năm. Ban Giám Hiệu luônchỉ đạo và theo dõi chặt chẽ kiểm tra sát sao về phân
phối chương trình, nội dung, thái độ, trách nhiệm của người dạy phụ đạo học sinh yếu
kém, đặc biệt là hiệu quả chất lượng của các buổi học để kịp thời đôn đốc, chấn chỉnh
những thiếu sót, hạn chế trong hoạt động này. Ngoài ra BGH chỉ đạo cho các bộ phận
đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục ý thức học
tập cho học sinh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học
sinh tích cực”. Biện pháp này nhà BGH nhà trường đã và đang làm rất tốt.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi về biện pháp phụ đạo học sinh yếu
kém tôi đã thực hiện và đã có những thành công nhất định tại trường THCS Đại Tự.
Tôi thiết nghĩ là một giáo viên thì chắc hẳn ai cũng muốn học sinh của mình trở thành
những học sinh ngoan, học giỏi. Thế nhưng điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là phương pháp dạy học và truyền thụ kiến thức của
người thầy. Vì vậy tôi mong muốn rằng các thầy cô trường THCS Đại Tự nói riêng và
các thầy cô các trường bạn nói chung phải không ngừng tìm tòi ,học hỏi để tìm ra các
biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất để giáo dục và dạy dỗ học sinh của mình ngày càng
tiến bộ đáp ứng lòng mong mỏi và kì vọng của nhà trường. các bậc phụ huynh và toàn
xã hội.

×