Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.84 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 CÓ
HIỆU QUẢ"
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các
em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học
tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đọc là
khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Vì lẽ đó, ở trường
Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp
để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh. Tập đọc là một phân môn thực
hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học
sinh. Qua bài tập đọc học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong
các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo Tập đọc giúp các em
phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của
ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp.
Ở lớp 3, theo chương trình Giáo duc phổ thông - cấp Tiểu học mục tiêu của dạy tập đọc
là :
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (đọc, nghe , nói ,
viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi ttrường họat động của lứa tuổi.
- Biết thêm những từ ngữ (gồm cả những thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về lao động sản
xuất , văn hoá, xã hội, bảo vệ tổ quốc
- Biết cấu tạo ba phần của bài văn; bước đầu nhận biết đoạn văn ý chính .
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ( khoảng 70 - 80 tiếng / phút ), nắm được ý chính của
bài.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kỹ năng đọc của học sinh lớp ba còn hạn
chế , ngay cả giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ đọc .


Việc dạy của giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy rập khuôn học sinh theo phương
pháp mới cũng là đọc cá nhân, đọc theo nhóm, nhưng giáo viên hầu hết không kiểm
soát được tốc độ đọc, cách đọc của học sinh, không sửa sai. Đây là nguyên nhân làm cho
học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học tập đọc .
Để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp ba và tránh nhàm chán cho các em trong
giờ học tôi chọn đề tài : "Phương pháp dạy tập đọc cho học sinh lớp 3 có hiệu quả" .
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu
- Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh.
- Thông qua dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế .
- Phương pháp thực nghiệm.
III. Giới hạn của đề tài.
- Thực hiện ở học sinh lớp 3A.
- Phương pháp dạy tập đọc lớp 3.
IV. Kế hoạch thực hiện.
- Chọn đề tài
- Thu thập thông tin và nghên cứu các phương pháp
- Lập đề cương nghiên cứu
- Đọc, thu thập tài liệu viết đề tài
- Thâm nhập thực tế
- Hoàn thành đề tài
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận:
Phương pháp dạy tập dọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học như: chính âm,
chính tả, ngữ điệu
Để tổ chức dạy đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc , nắm bản chất kỹ
năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là tiếp nhận thông tin bằng chữ
viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác.

Đọc bao gồm những yếu tố như : Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm,
các cơ quan thính giác và thông hiẻu những gì đọc được. Nhiệm vụ của sự phát triển kỹ
năng đọpc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc đó là
điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo.
Về cơ sở sinh lí của việc dạy đọc ta thấy đồng thời mắt nhìn, miệng đọc, tai nghe văn bản
được đọc. Ngay khi đọc thầm, dù không pháp âm nhưng cơ quan tri thức, tư tưởng tình
cảm của người khác chứa đựng trong văn bản .
II. Cơ sở thực tiễn
Phương pháp dạy học mới quan niệm rõ ràng về mục tiêu cần đạt, cách kiểm soát, đánh
giá kết quả học tập của học sinh. Nó coi trọng thực hành, dạy lấy lợi ích của học sinh làm
đích .
Ở lớp 3, việc luyện đọc vẫn tập trung vào yêu cầu rõ ràng rành mạch là chủ yếu , chưa
đòi hỏi phải đọc diễn cảm.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn:
1. Thuận lợi:
- Đa số học sinh đọc trôi chảy, ngắt nhịp đúng, mạch lạc.
- Nhiều em đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai.
- Đa số học sinh trong lớp nhà ở gần trường, được phụ huynh quan tâm.
- Học sinh trong lớp có sách giáo khoa đầy đủ.
2. Khó khăn:
Ở đầu năm học, việc đọc của học sinh còn nhiều hạn chế: đọc chậm, vừa nhẩm vừa
đọc, phát âm chưa chuẩn, đọc chưa trôi chảy, chưa lưu loát. Trong đó, việc phát âm
chưa chuẩn một số từ ngữ có âm, vần, thanh dễ phát âm sai là tình trạng phổ biến
nhất. Đó là những tình trạng còn tồn tại đặc biệt là của học sinh lớp tôi chủ nhiệm
khiến tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm biện pháp khắc phục.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực ( nhất là đối với học sinh có điều
kiện còn khó khăn trong học tập) khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản, cần linh hoạt
phương pháp dạy tập đọc nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Với lớp 3 học sinh cần đọc đúng
và rành mạch bài văn ( đạt yêu cầu khoảng 70 tiếng / phút ), để đạt được yêu cầu này giáo

viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp,hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc.
- Hướng dẫn đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu, cần theo dõi học sinh đọc
để sửa lỗi phát âm, kết hơp luyện đọc đúng từ ngữ .GV nên chia nhỏ văn bản cho nhiều
học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện tập, qua đó bộc lộ năng lực đọc của
từng cá nhân, lắng nghe học sinh đọc để cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kỹ năng
đọc của học sinh để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Những thông tin
ngược là cơ sở để giáo viên lựa chọn nội dung dạy học thiết thực tránh áp đặt mang tính
chủ quan .
Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức được đơn vị
nhỏ nhất của lời nói là câu. Từ đó học sinh sẽ học tốt các môn học còn lại .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: HS nối tiếp nhau đoc từng đoạn trong bài. GV
theo dõi HS đọc để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách ngắt nhịp cho đúng, đọc đúng
ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật ( nếu có ) ; hướng
dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK thông qua đọc ; từ ngữ chưa
quen thuộc với học sinh địa phương ( nếu có ).
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm: Có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm tư,
dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc. GV
cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng đến nhóm khác, có kỹ
năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn.
- Hướng dẫn đọc đồng thanh: Hoạt động này chỉ vận dụng linh hoạt .
+ Để phát huy tác dụng của hình thức luyện đọc đồng thanh, GV cần luyện cho học sinh
có cách đọc nhẹ nhàng , vừa phải .
+ Khi tìm hiểu nội dung bài là lúc GV hướng dẫn HS luyện đọc thầm đọc để hiểu văn
bản.
- Hướng dẫn luyện đọc lại: Dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và
đặc điểm của bài tập đọc GV lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp
cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá: luyện đọc tốt
và thi đọc tốt một đoạn hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức trò chơi học tập có tác dụng
luyện đọc Riêng đối với các bài học thuộc lòng, dù đã luyện đọc kỹ, GV cần bố trí thời
gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu

IV. Hiệu quả:
Sau gần một năm giảng dạy ở lớp 3A, với những biện pháp nêu trên, việc học của lớp
tôi đã đạt được những kết quả như sau:
- Học sinh hứng thú hơn trong việc đọc và cảm thấy yêu thích phân môn này.
- Số học sinh đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm rất nhiều, số học sinh trung bình về phần
đọc đã được phân loại.
Qua thực tế tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tôi nhận thấy không khí
lớp học sôi nổi, học sinh hào hứng học tập. Các em tích cực học tập một cách tự giác,
giáo viên có thời gian quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, tốc độ đọc phù hợp ,biết
ngắt nghỉ đúng nhờ vậy kết quả học tạp của học sinh được nâng cao.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa:
Dạy tập đọc của chương trình tiếng Việt ở Tiểu học giúp học sinh nắm vững cách đọc,
các em có khả năng diễn đạt các vấn đề trong đời sống hàng ngày, tăng hiệu quả giao
tiếp, giúp các em vững vàng tự tin trong cuộc sống .
II. Khả năng áp dụng:
- Áp dụng cho học sinh khối lớp 3- Trường Tiểu học An Thạnh 1.
- Áp dụng cho học sinh khối lớp 3 cấp tiểu học.
III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
1. Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp và nắm được một số giải pháp để đổi
mới phương pháp dạy học tập đọc ở tiểu học, để vận dụng chúng vào những bài học cụ
thể.
2. Sử dụng đồ dùng dạy học phải hợp lý, khai thác có hiệu quả ĐDDH.
3. Thấy rõ thực trạng của dạy- học tập đọc cho học sinh lớp 3 qua môn tập đọc 3
ở trường tiểu học. Từ đó có kế hoạch, biện pháp hợp lí, đồng thời phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục cho
học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt 3, Nguyễn Minh Thuyết, NXB Giáo dục.
2. Sách giáo viên TV3, Nguyễn Minh Thuyết, NXB Giáo dục.

3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB GD.

×