Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên Đề Nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường cho người nghèo nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.91 KB, 11 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN
THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NGHÈO NÔNG THÔN
1. Đặt vấn đề:
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, năm 1986, sản xuất nông nghiệp của chúng ta đã đạt
được những bước tiến đáng kể. Đảng và nhà nước ta coi nông nghiệp và phát triển nông
thôn là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Đổi mới
trong nông nghiệp rất quan trọng cho công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, tạo nền
móng vững chắc cho phát triển nông thôn nói chung. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn đã biến chuyển theo hướng đa hạng hoá khu vực kinh tế và định hướng tăng tỷ lệ
công nghiệp và dịch vụ. Phát triển nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với
an ninh lương thực và kinh tế nói chung mà còn quan trọng đối với việc phát triển cân đối
giữa các vùng miền.
Chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn cho tương lai làm thế nào đảm bảo
được những lợi ích do tăng trưởng mang lại được chung hưởng rộng rãi trong xã hội và
chia sẻ công bằng giữa mọi người dân.
Mục tiêu phát triển dài hạn của ngành nông nghiệp nước ta là xây dựng một nền nông
nghiệp đa dạng hoá định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới và nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Theo Kế hoạch Phát triển
Kinh tế-Xã hội mới, đến năm 2010 số lao động nông nghiệp sẽ chiếm 50% tổng số lao
động xã hội nhưng 70% dân số vẫn sinh sống ở các vùng nông thôn.
Hiện nay, theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo toàn quốc đã giảm từ 58% năm
1993 xuống còn 14,8% năm 2007; theo chuẩn quốc tế thì từ 58% năm 1993 xuống còn
24% vào năm 2004 (Tổng cục thống kê, 2008), tuy nhiên vẫn còn khá cao. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn mang tính chất nông hộ - tự cung tự cấp, đặt biệt
là các hộ nghèo nông thôn. Khả năng tiếp cận thị trường của các hộ nghèo, đặc biệt là khu
vực nông thôn còn nhiều hạn chế.
Bài viết này nhằm mục đích phân tích các khía cạnh thị trường của người nghèo nói
chung, người nghèo nông thôn nói riêng để có cách nhìn tổng quan về người nghèo tiếp
cận với thị trường từ đó sẽ có các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường cho
người nghèo nông thôn.
2. Cơ sở lý luận


2.1. Thị trường là gì?
Khái niệm thị trường là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học. Thị trường xuất hiện
đồng thời với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Thị trường phát triển
từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong nền sản xuát tự nhiên thị trường trao đổi
hiện vật. Trong nền sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp thị trường mang tính địa phương,
nhỏ hẹp, nơi tiêu thụ các sản phẩm dư thừa sau khi tiêu thụ trong nông hộ. Theo sự phát
1
triển của lực lượng sản xuất thị trường hình thành trên phạm vi rộng, phát triển trên quy
mô cả nước và trên phạm vi thế giới.
Theo Mike Moffatt: TT là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại hàng hóa,
dịch vụ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Trong sự tiếp cận này, thị trường được xem như là tập hợp các nguyên tắc) tồn tại để phục
vụ việc trao đổi; đó là, chúng tồn tại để giảm giá thành của việc thực hiện giao dịch. Một
thị trường vận hành tốt sẽ giảm giá giao dịch giữa người mua và người bán đến mức thấp
nhất.
2.2. Tại sao hệ thống thị trường lại quan trọng?
Theo Trần Hữu Cường - Đại học Nông nghiệp I Hà Nội:
- Các giai đoạn phát triển của thị trường:


- Định hướng của người sản xuất
Thị trường là cơ chế hiệu quả cho việc trao đổi, phối hợp và phân phối của nhiều nguồn
lực, hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế. Thị trường hoạt động tốt thì sẽ hỗ trợ cho
sự cạnh tranh và giảm chi phí giao dịch, vì vậy khuyến khích thương mại và đầu tư và do
đó sẽ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo. Thị trường là “cơ chế chuyển giao” chính
giữa tăng trưởng trong nền kinh tế lớn hơn và cuộc sống của người nghèo. Thị trường rất
quan trọng đối với các khu vực nghèo ở vùng sâu vùng xa bởi vì nó tạo ra những mối liên
kết giữa nền kinh tế địa phương và các nền kinh tế quốc gia và toàn cầu.
Nhưng thị trường cũng có thể bị thất bại. Trong bối cảnh cụ thể của các khu vực nghèo ở
nông thôn, thị trường có thể là quá “mỏng”. Rủi ro giao dịch và chi phí tham gia vào thị

trường có thể là quá cao. Rủi ro liên quan đến việc không thực hiện hợp đồng thanh toán
và giao hàng hoặc do “thất bại trong sự phối hợp” ở những phần khác trong chuỗi giá trị,
hoặc các thị trường liên quan khác không hoạt động. Trong một số trường hợp khác, có
thể thị trường có hoạt động nhưng người nghèo hoặc các nhóm dân tộc thiểu số không có
khả năng tiếp cận thị trường.
Thị trường đem lại cả cơ hội (đẩy mạnh và giữ vững tăng trưởng) lẫn các mối đe doạ (thất
bại của thị trường). Sự cạnh tranh ngày càng tăng do hội nhập thị trường nhiều hơn cũng
có thể là con dao hai lưỡi mang lại cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực cùng một lúc. Ví
dụ, thị trường có thể tạo ra hiệu quả sản xuất cao hơn và giảm giá tiêu thụ, nhưng cũng có
thể làm một số người sản xuất bị mất kế sinh nhai. Trong một số trường hợp, những nhóm
có sức mạnh thị trường lớn có thể thay đổi “luật chơi” để giảm khả năng tiếp cận thị
2
Định hình
Hoàn chỉnh

Công
nghiệp hóa
Thị trường
phát triển
cao
Sơ khai
Bán SP dư

thừa ra TT
SXHH kết
hợp TCTC

Thương mại

Thương mại

Tự cung
Tự cấp
trường của những người khác và tăng cơ hội đặc quyền đặc lợi của mình.
2. 3. Những tác động trực tiếp và gián tiếp
Cũng có hàng loạt các các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp liên quan đến thị trường có thể
thấy trong khuôn khổ “Tấn công đói nghèo” như:
- Tăng cơ hội;
- Giảm nguy cơ bị tổn thương;
- Tăng công bằng.
Thị trường thường được hiểu là có đóng góp vào “phía cơ hội”, tạo cho người nghèo
phương tiện để có thu nhập lớn hơn từ tài sản mà họ có hoặc để có được những tài sản
mới. Thu nhập này trước hết là từ việc làm và những ảnh hưởng theo cấp số nhân ở địa
phương. Nhưng thị trường cũng có vai trò trong những lĩnh vực khác nữa. Ví dụ, các cách
để cải thiện việc cung cấp dịch vụ thông qua việc sử dụng cơ chế thị trường nhiều hơn sẽ
bổ sung hữu ích cho những hoạt động can thiệp phát triển trên cơ sở cung cấp dịch vụ
hiện có. Ngành tài chính có thể giúp đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Bảng. Thị trường và Xoá đói giảm nghèo
Xoá đói giảm nghèo và
Khu vực tăng trưởng vì người nghèo
Kết quả tiềm năng của
thị trường vì người nghèo
Tăng cơ hội
• Hội nhập kinh tế toàn cầu
• Ổn định kinh tế vĩ mô
• Giảm rủi ro của sự chiếm đoạt
• Cung cấp dịch vụ hạ tần cơ sở
• Tăng đầu tư trong nước và
ngoài nước
• Tăng trưởng năng suất
• Thương mại hoá nông nghiệp

• Tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu
• Tăng trưởng khu vực tư nhân
nội đìa và ảnh hưởng trong nước
• Việc làm với mức lương
hấp dẫn
• Nhận lại cao hơn đối với
những người tự làm việc cho
mình hay nông nghiệp
• Có sự lựa chọn lớn hơn và có
khả năng sử dụng sự lựa chọn
• Thực phẩm tốt hơn và rẻ hơn
Giảm sự dễ bị tổn
thương
Quản lý rủi ro và bảo đảm xã hội Đảm bảo ở cấp vi mô;
• Dịch vụ tiền tiết kiệm
• Chuyển tiền
Tăng cường công
bằng và trao
quyền cho người
nghèo
Khuyến khích hành động tập thể Hội các nhà sản xuất và
tiêu thụ
Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho
người nghèo
Vai trò của thị trường trong
việc cung cấp dịch vụ
• Cùng sản xuất dịch vụ
Di cư từ nông thôn ra thành thị Lao động tạo điều kiện cho
việc di cư đi và di cư theo

mùa từ các khu vực nghèo
(Nguồn Tài liệu của chương trình M4P)
3
2.4. Phân tích nghèo và sự tương tác với thị trường của người nghèo
Điểm xuất phát của nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo là phân tích nghèo và
đưa ra một cách hiểu về sự tương tác giữa người nghèo với thị trường. Bao gồm những
nhiệm vụ sau:
- Xác định người nghèo là ai và những thị trường nào là quan trọng đối với họ.
- Xác định thị trường nào có tiềm năng nhất để cải thiện.
- Đối với các thị trường này, xác định những cơ hội và những khó khăn chính.
- Đánh giá những vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào và những tác nhân nào sẽ tham
gia.
- Gắn kết những vấn đề này với các nguồn lực, mục đích và các hoạt động hiện có của
các bên tham gia.
- Xác định thứ tự ưu tiên đối với các vấn đề để có hành động tích cực, xác định các hành
động và xác định thông tin thêm và tham khảo ý kiến các bên tham gia. Người nghèo trực
tiếp tương tác với thị trường bằng 3 cách sau:
+ Người sản xuất và người bán hàng hoá và dịch vụ.
+ Người tiêu dùng hay người mua lương thực và các hàng hoá thiết yếu khác.
+ Làm việc cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác được trả lương cho sức lao động
bỏ ra.
2.5. Thế nào là một thị trường có hiệu quả cho người nghèo?
Một thị trường có hiệu quả cho người nghèo là một thị trường mở ra nhiều sự lựa chọn
cho những người nghèo và sản sinh ra những kết quả của thị trường có lợi cho người
nghèo. Điều này bao gồm việc làm với mức lương hấp dẫn, được lợi hơn từ các sản phẩm
bán ra và có khả năng có được những sản phẩm và dịch vụ chủ chốt. Thời gian qua chúng
ta nên thấy sự gia tăng việc tham gia của người nghèo vào những thị trường chủ chốt này.
Từ viễn cảnh này của người nghèo những tiêu chí quan trọng đó là sự cải tiến trong:
- Gia nhập
- Đủ khả năng (để mua hàng)

- Hoàn trả (để bán)
- Sự lựa chọn
2.6. Hiểu rõ hơn về hệ thống thị trường người nghèo đang tham gia
Điểm đầu tiên của cách tiếp cận này là hiểu rõ hơn về đói nghèo và hệ thống thị trường
ảnh hưởng đến cuộc sống của người nghèo. Điều này bao gồm những mối quan hệ qua lại
hiện hữu giữa thị trường và sinh kế của người nghèo cũng như phân tích về cơ hội và hạn
chế của thị trường trong tương lai. Phân tích tập trung vào hiểu biết rõ hơn về đổi mới
chính sách và quá trình thay đổi thể chế. Cách tiếp cận này nhận ra rằng thay đổi hệ thống
sẽ liên quan tới:
- Thay đổi thể chế chính thức và không chính thức.
4
- Thay đổi chính sách.
- Phát triển thị trường, mối liên hệ với thị trường và cơ sở hạ tầng thị trường, bao gồm
thông tin, tài chính, dịch vụ kinh doanh, hệ thống công nhận, cơ sở tín dụng, v v.
- Giải quyết những “vấn đề nóng bỏng” hay chức năng trong chuỗi giá trị hạn chế các kết
quả có lợi cho người nghèo. Những vấn đề này có thể tự nó không có liên quan trực tiếp
đến xóa đói giảm nghèo.
2.7. Người nghèo và những thị trường quan trọng đối với họ
- Người nghèo là ai, họ sở hữu những tài sản gì, tham gia vào hoạt động gì, mong muốn
của họ và chiến lược sinh kế của họ là gì?
- Thị trường nào là quan trọng đối với sinh kế của người nghèo (hay phải đóng vai trò
quan trọng cho người nghèo) hiện nay và trong tương lai, trực tiếp hay gián tiếp?
2.8. Hoạt động của thị trường
- Thị trường đang thay đổi thế nào và xu thế thay đổi thế nào trong một quá trình thay đổi
bên ngoài rộng lớn hơn? Có khả năng nào để hỗ trợ quá trình tăng trưởng rộng hơn?
- Những thị trường này phục vụ người nghèo ở mức nào, ví dụ như cơ hội tiếp cận đơn
giản, đảm bảo tiếp cận và điều kiện tiếp cận?
- Thị trường đó nằm trong chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị như thế nào? Những chuỗi này
hoạt động như thế nào: hạn chế là gì, lợi nhuận cao nhất tạo ra ở đâu?
- Những bên nào tham gia vào những thị trường này và vai trò, mối quan tâm, điểm mạnh,

điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của họ là gì?
- Rào cản tham gia thị trường là gì và chi phí giao dịch cũng như rủi ro cho từng bên liên
quan là gì?
3. Một số kết quả nghiên cứu về thị trường cho người nghèo.
3.1. Chuỗi giá trị ngô ở Cao Bằng
- Vai trò của người nghèo trong sản xuất ngô
Ngô được trồng nhiều tại nương, rẫy, vùng núi cao, những vùng có điều kiện tự
nhiên rất khắc nghiệt, nơi đó đại đa số những người nghèo đang sinh sống, họ đang trực
tiếp tham gia vào các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hoạch sơ chế ngô. Người nghèo đóng
vai trò hết sức to lớn, họ là lực lượng chính tham gia vào chuỗi giá trị ngô. Tuy nhiên,
người nghèo hiện nay còn đang quen với phong tục tập quán cũ của mình trồng ngô chỉ để
phục vụ cho sinh hoạt ăn uống và chăn nuôi chứ chưa coi ngô là một loại hàng hóa bán
thành tiền.
- Sự tham gia của người nghèo vào ngành hàng
Người nghèo ít vốn, ít hiểu biết nên hoạt động cung ứng đầu vào thường rất ít
tham gia, hoạt động tham gia chủ yếu của người nghèo trong chuỗi giá trị ngô là giai
đoạn sản xuất do giai đoạn này cần nhiều sức lao động thủ công. Hoạt động thu gom
người nghèo chỉ tham gia bốc vác thuê cho các tác nhân thu gom với mức tiền lương
5
được trả bình quân 10.000đ/tấn. Trong khâu chế biến người nghèo chủ yếu chỉ là đối
tương phơi sấy nhỏ, chất lượng ngô sau khi sấy không cao so với các đối tượng chế biến
khác.
Sự tham gia của người nghèo vào các khâu của chuỗi giá trị ngô
Người nghèo tham gia vào hầu hết các công đoạn trong chuỗi giá trị
- Hoạt động cung ứng đầu vào:
Người nghèo chỉ tham gia đóng vai trò người đi lao động làm thuê như thuê cày
đất… một số ít hộ tham gia cung ứng giống đầu vào, hình thức cung ứng chủ yếu là trao
đổi giống địa phương giữa các hộ nhỏ lẻ với nhau.
- Hoạt động sản xuất
Có thể nói trong chuỗi giá trị ngô, công đoạn sản xuất ngô được nhiều người

nghèo tham gia nhất, đại bộ phận người nghèo đều tham gia công việc này. Hộ trồng,
chăm sóc, thu hoạch, sơ chế ngô. Những hộ nghèo không có đất sẽ đi làm thuê cho nhà có
nhiều đất hơn.
- Hoạt động thu gom
Để làm được công việc của một tác nhân thu gom cần phải có nguồn vốn, có trình
độ nhất định, người nghèo khó có thể đảm nhận. ở khâu này người nghèo chỉ tham gia đi
làm thuê, bốc vác ngô thuê từ dưới đất lên xe cho các chủ thu gom hoặc bốc vác ngô từ
trên xe xuống đất với mức thù lao người nghèo được hưởng khoảng 10.000đ/tấn.
- Hoạt động chế biến
Người nông dân nghèo chỉ tiến hành sơ chế, tách hạt, nhưng để ngô đảm bảo chất
lượng trước khi đem tiêu thụ thì những cơ sở chế biến vẫn tiến hành chế biến lại. Tại các
cơ sở chế biến người nghèo chỉ đóng vai trò người làm thuê với mức thù lao họ được
hưởng vào khoảng 500.000-700.000đ/tháng vào lúc mùa vụ. Lúc nông nhàn thì họ trở
thành thất nghiệp.
- Hoạt động tiêu thụ
Đa số người nghèo đều tham gia vào khâu này, họ thưởng đem ngô của mình lên
các chợ huyện để bán cho những người thu gom.
3.2. Chuỗi giá trị trâu bò tại Cao Bằng
6
Cung cấp vật

tư đầu vào

Sản xuất Thu gom

Chế biến
- Trao đổi ngô
giống
-Người làm thuê
-Nông dân

-Người làm
thuê
-Người làm
thuê
Người làm
thuê
Tiêu thụ
Người làm
thuê
- Sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị trâu bò tại Cao Bằng
Người nghèo chủ yếu tham gia vào các khâu: chăn nuôi trâu bò; dắt thuê trâu bò, cung
cấp thông tin về nguồn trâu bò cho thợ thu gom. Tỷ lệ người nghèo tham gia chăn nuôi
trâu bò theo kết quả điều tra là: 62%, qui mô chăn nuôi trung bình khoảng 2 con/hộ.
Khó khăn chính của người nghèo trong chuỗi gía trị. Tỷ lệ người nghèo chưa biết
tiếng phổ thông thành thạo (chưa biết viết, biết đọc) rất cao: 61% (theo kết quả điều tra)
điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia vào thị trường lao động.
- Tạo ra công ăn việc làm trong chuỗi giá trị trâu bò
Chuỗi giá trị trâu bò tại Cao Bằng là chuỗi giá trị có tiềm năng lớn trong việc tạo ra công
ăn việc làm cho hàng nghìn hộ nghèo thông qua việc phát triển chăn nuôi trâu bò tại địa
phương. Một số lao động được huy động vào việc vận chuyển trâu bò tới các điểm thu
gom.
Trong tương lai việc tạo ra các trại giống và trại chăn nuôi với qui mô lớn sẽ thu hút được
đội ngũ lao động còn nhàn rỗi trong các thôn bản.
Việc xây dựng khu giết mổ tập trung mà tỉnh đã có đề án là một trong những nơi có thể
tạo thêm cơ hội việc làm cho nghèo. Tuy nhiên việc này cần sự quan tâm lớn của các cấp
chính quyền địa phương và các dự án.
Việc tập huấn, hướng dẫn sử dụng vốn vay vào chăn nuôi trâu bò kết hợp với việc tổ chức
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là một hướng đi mới nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm
cho người nghèo.
3.3. Chuỗi giá trị hàng thủ công Nguyên liệu Bàng ở Thừa Thiên Huế.

- Sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị:
Trong làng đại đa số là hộ nghèo tham gia vào nghề sản xuất các sản phẩm truyền
thống từ cây bàng. Thu nhập từ ngành nghề chiếm khoảng 30 - 40% thu nhập của nông
hộ. Các SP sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm truyền thống nên giá bán thấp. Tuy nhiên nó
có thể tiến hành quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, vì vậy nó giải quyết một phần
7
Quá trình
Chăn nuôi
Thu gom

Thu gom

Giết mổ

Tiêu thụ SP
Đầu vào
- Cung cấp con
giống
-Vật liệu XD
chuồng trại
-Người sản xuất
-Người làm thuê
-Người làm thuế
(dắt bò thuê)
Người
mua sp
Không tham gia
công ăn việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn. Đối tượng tham gia sản xuất
chủ yếu là phụ nữ và người già.
- Giống bàng,

phân bón.
- Trồng, làm cỏ
- Thu hoạch,
phơi sấy, phân
loại, cất trữ,
đập và đan các
loại sản phẩm.
- Mua các sản
phẩm người
dân đem bán ở
chợ hoặc mua
tại nhà, đem
bán ở chợ địa
phương.
- Mua lại từ
những người thu
gom nhỏ.
- Vận chuyển và
bán sản phẩm cho
các chợ trong tỉnh
và ngoài tỉnh.
- Mua lại từ thu
gom lớn và nhỏ.
- Bán buôn hoặc
bán lẻ tại chợ
trong và ngoài
tỉnh.
- Tạo việc làm
Đặc điểm của sản xuất ngành hàng đệm bàng cần nhiều lao động thủ công. Trong
tất cả các khâu từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đều cần nhiều lao

động. Nhưng hiện nay số lao động làm trong các khâu của chuỗi giá trị, nhất là những hộ
nghèo chỉ có việc làm vào những thời điểm mùa vụ, ngoài ra họ lại thất nghiệp. Giá trị
của sản phẩm bàng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường đầu ra do vậy không thể mở rộng
diện tích trồng bàng. Sản phẩm Bàng trong thời gian qua hầu hết là sản phẩm đơn giản,
giá sản phẩm không cao cần lao động tay nghề thấp đã kéo theo giá trị ngày công lao
động của người làm nghề thấp, theo quan niệm của người dân nghề trồng bàng như là
nghề giải quyết tiền chợ. Trong thời gian tới để tạo nhiều công ăn việc làm và tăng giá trị
của ngày công lao động cho người trồng bàng cần có tổ chức đào tạo nghề, khâu quan
trọng là mẫu mã thiết kế mới và hướng dẫn người dân làm theo vậy cần phải đầu tư vào
các khâu từ chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm.
3.4. Cải tiến tiếp cận thị trường lúa địa phương vùng ven phá Tam giang – TT Huế
- Chuỗi thị trường lúa gạo địa phương tại Quảng Lợi
Từ các năm 2004 - 2006, hầu hết những hộ sản xuất lúa địa phương đều bán sản
phẩm cho người thu gom lớn trên địa bàn. Những hộ thu gom này sau khi xay xát chủ yếu
bán lại cho các hộ sản xuất thủy sản vùng đầm phá. Một số hộ mua lúa địa phương cho
chăn nuôi vịt đàn. Chỉ một lượng gạo rất nhỏ (khoảng 300kg/năm) được chuyển lên các
quầy bán lẻ tại Huế. Như vậy từ sau khi diện tích lúa địa phương bị thu hẹp sản phẩm lúa
gạo địa phương tại Quảng Lợi chưa có cơ hội tiếp cận với thị trương thành phố mà chỉ
được tiêu thụ tại chỗ như là một hình thức tự cung tự cấp. Sản phẩm này cần được giới
thiệu ra thị trường khác.
8
Bán
buôn và
bán lẻ tại
chợ
Thu
gom
lớn
Thu
gom

nhỏ
Đầu vào
cho sản
xuất
Nông
dân
trồng
bàng và
đan
Người thu gom mua cả lúa giống mới và lúa địa phương, vận chuyển đến địa điểm
xay xát sau đó đem bán lẻ cho người tiêu dùng tại các thôn ven phá Tam Giang. Hiện tại
trên địa bàn có 4 hộ thu gom lúa địa phương trên địa bàn, trong đó có 3 người thu mua để
bán sĩ và một người thu gom dùng cho mục đích chăn nuôi với các loại lúa thường mua là
hẻo, nước mặn, Xi23, Khang Dân. Các hộ này đi thu mua quanh năm, tuy nhiên do sản
lượng lúa địa phương thấp nên số lần
đi thu gom lúa địa phương chỉ
khoảng 70 ngày/ năm với khối
lượng bình quân một lần mua
khoảng 4 tấn trong đó có 1 tấn lúa địa
phương. Nhìn chung từ năm 2006 trở
về trước, lúa địa phượng tại Quảng
Lợi chỉ được tiêu thụ trong khu
vực, chưa có cơ hội tiếp cận thi
trường trung tâm huyện và thành
phố.
- Hỗ trợ tiếp cận thị trường gạo tại
trung tâm huyện và thành phố
Mục tiêu là quảng bá và hỗ trợ
tiếp cận thị trường thành phố
Huế để mở rộng nhu cầu tiêu thụ

đối với lúa gạo địa phương sản
xuất ven phá Tam Giang. Các
bước thực hiện gồm:
+ Đánh giá nhu cầu sử dụng lúa
gạo địa phương của người tiêu dùng và kinh nghiệm, khả năng thu mua lúa gạo địa
phương của các đại lý phân phối ở các trung tâm huyện và thành phố.
+ Hỗ trợ thúc đẩy tạo và tăng cường mối liên kết (kinh doanh) giữa các hộ sản xuất
lúa địa phương, người thu gom lúa địa phương, và các đại lý phân phối, bán lẻ tại các
trung tâm huyện và thành phố.
+ Đánh giá chất lượng gạo địa phương theo hình thức tiếp cận cá nhân và hội thảo các
bên liên quan, xây dựng hiểu biết về giá trị của đa dạng di truyền, sản xuất lúa sạch, và
bảo tồn lúa địa phương.
+ Hỗ trợ thực hiện một số hoạt động quảng bá và giới thiệu sản phẩm gạo địa phương
đối với người tiêu dùng thành phố.
9
Người sản xuất
Người thu gom
nhỏ
Chủ buôn địa
phương
Người tiêu dùng
Địa phương
Đại lý bán lẻ
Huế
Người tiêu dùng ở
Huế
100%
100%
Sơ đồ: Chuỗi thị trường
lúa địa phương Quảng

Lợi, 2006

(% là khối lượng hàng
hóa trao đổi giữa các đối
tác)
Sơ đồ 3: Chuỗi thị trường mở rộng năm 2007 cho lúa địa phương Quảng Lợi
- Kết quả mở rộng thị trường gạo Quảng Lợi
Việc thiết lập kênh tiêu thụ mới làm xuất hiện thêm một số tác nhân trong hệ thống tiêu
thụ sản phẩm lúa gạo địa phương. Cụ thể là các đại lý gạo ở thành phố Huế. Những đại lý
này sử dụng ô tô cho hoạt động thu gom và thu gom trên địa bàn rộng tại hầu hết các
huyện trong tỉnh. Lúa gạo sau khi thu gom được chế biến lại, đánh bóng và bán sĩ cho
các điểm bán lẻ gạo tại các chợ Đông Ba, Bến Ngự, chợ Xép và một số điểm tại các
huyện khác. Đối với gạo địa phương, các đại lý này còn bán lẻ và thực hiện giới thiệu sản
phẩm. Trong kênh tiêu thụ này, khối lượng gạo địa phương tiêu thụ bình quân mỗi ngày
vào khoảng 1 tấn với mức giá bán sĩ là 5.000đ/kg và giá bán lẻ là 5.700đ/kg (tháng 5 -
tháng 6, 2007).
Việc mở rộng chuỗi thị trường cho gạo địa phương giúp khối lượng tiêu thụ và giá lúa
gạo tại Quảng Lợi có chuyển biến tốt trong năm 2007. Giá bán của các loại lúa địa
phương và Khang Dân đã tăng. Trong đó giá lúa địa phương lần đầu tiên cao hơn giống
Khang Dân và giống Xi23 (là giống mới). Giá gạo địa phương tiêu thụ ở thành phố cao
hơn tiêu thụ tại địa phương. Tác động lớn nhất là gia tăng khối lượng thu gom sản phẩm
lúa gạo nhờ vậy giảm được chi phí thu gom và tăng mức cầu đối với lúa gạo tại Quảng
Lợi. Chuỗi thị trường cải tiến cũng đã có kết quả tích cực cho cả người sản xuất và thu
gom lúa trên địa bàn.
10
Người sản xuất
Người thu gom địa
phương
Người tiêu dùng địa
phương

Đại lý phân phối tại
Huế
Đại lý bán lẻ tại Huế
Người tiêu dùng thành
phố
100%
35%
65%
28%
28%
7%
Thay đổi sau khi cải tiến chuỗi thị trường lúa gạo Quảng Lợi, 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Lúa địa phương Lúa Xi23 Lúa Khang Dân
Chuỗi

Chuỗi mở
rộng
Chuỗi

Chuỗi
mở rộng
Chuỗi

Chuỗi
mở rộng
Khối lượng
thu gom

tấn /
chuyến
1 6 10 15 6 9
Giá bán lúa
của nông dân
Đ/kg 2700 3100 2800 3000 2900 3100
Giá gạo bán
buôn
Đ/kg - 4700 4100 4500 4000 4300
Giá gạo bán sĩ Đ/kg - 5000 5200 5200 4300 4700
Giá gạo bán lẻ Đ/kg 4500 5700 5600 5700 5100 5500
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2007
Trong chuỗi thị trường lúa gạo mới được mở rộng, chia sẻ lợi ích giữa người sản xuất
(nông dân) với các đối tác thị trường khác cũng được cải thiện. Nhờ giá bán lúa tăng
nên lợi nhuận thu được/ đơn vị sản phẩm tăng. Bên cạnh đó, chuỗi thị trường mới còn
làm cho giá trị của sản phẩm tăng lên qua các mắt xích (3100đ/kg lúa tại người sản
xuất đến 5700đ/kg gạo tại người bán lẻ) làm cải thiện thị trường lúa gạo.
4. Kết Luận:
Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo nông thôn còn nhiều hạn chế, do nhiều
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp từ thị trường.
Việc nâng cao hiệu quả tiếp cận thị trường của người nghèo nông thôn là rất cần thiết
giúp họ cải thiện sinh kế, giảm bị tổn thương do quy luật cạnh tranh trên thị trường
mang lại.
Các nghiên cứu thực tế cho thấy rằng, bất kỳ một ngành hàng nào thì trong chuỗi giá
trị của ngành hàng đó có những hoạt động mà người nghèo đều có thể tham gia với
các vai trò khác nhau. Điều quan trọng là các nhà nghiên cứu cần phải phân tích cụ thể
các chuỗi giá trị từng ngành hàng cụ thể để hỗ trợ người nghèo nông thôn tham gia có
hiệu quả vào thị trường các ngành hàng.
11

×