Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Luận Văn Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa (Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 47 trang )

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt thời gian vừa qua đã đóng góp một vai
trò quan trọng trong việc nâng cao mức và bữa ăn hàng ngày của người dân.
Hiện nay nhiều loài thủy đặc sản khác nhau đang được nuôi khắp các thủy
vực, với tiến bộ kỹ thuật mới trong nước và trên thế giới được áp dụng để sản
xuất cho chất lượng con giống tốt hơn, đáp ứng nhu cầu cho người nuôi về
các loại thủy đặc sản.
Trước nhu cầu thị trường đối với các loài thủy đặc sản có chất lượng thịt
thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao nên người sản xuất ở nhiều vùng khác nhau
đã mạnh dạn đầu tư sản xuất giống một số loài thủy đặc sản như cá lóc bông,
cá bống, ba ba, ếch
Ba ba là loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu
được người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc,
Nhật, Malaysia Ở trong nước giá ba ba từ 200 - 300 ngàn/kg. Đây là đối
tượng được quan tâm trên thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp. Thịt ba ba không những thơm ngon mà
còn là loại dược phẩm quý, thịt hoặc xương ba ba khi kết hợp với một số loại
thảo dược còn có tác dụng chữa trị một số bệnh của người như chữa đau lưng,
hen suyễn, suy nhược cơ thể (Nguyễn Hữu Đảng, 2004).
Trước đây, giống ba ba khá đắt và không đủ cung cấp cho người nuôi.
Sau năm 1997, giá ba ba giống giảm hơn các năm trước, một phần do giá ba
ba thương phẩm giảm, một phần do nhiều cơ sở tham gia sản xuất, đồng thời
một phần cũng bị ảnh hưởng bởi giá ba ba giống nhập ngoại thấp [4].
Hiện nay quy trình sản xuất giống ba ba truyền thống vẫn còn nhiều hạn
chế, thời gian ấp nở của trứng kéo dài, hiệu quả sản xuất chưa cao. Vấn đề đặt
ra là muốn phát triển sản xuất ba ba giống có lãi nhiều cần phải có các biện
pháp kỹ thuật phù hợp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, từ đó hạ
giá thành sản xuất ba ba giống.
Trước mối quan tâm đó, được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống ba ba hoa
(Trionyx sinensis) theo công nghệ Thái Lan tại Hà Tĩnh”.


1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
+ Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cho học tập
và công tác sau này.
+ Nắm được đặc tính sinh học sinh sản của ba ba.
+ Nắm được các phương pháp chọn ba ba bố mẹ, cho ba ba đẻ, ấp và nở
trứng của ba ba.
+ Đưa ra quy trình sản xuất giống ba ba hoàn chỉnh theo công nghệ
Thái Lan.
2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nuôi ba ba ở Việt Nam
Ở Viêt Nam, trước những năm 1990 ngành nuôi trồng thuỷ sản chưa
quan tâm đến đối tượng này. Từ 1991 - 1992, giá ba ba trên thị trường tăng
cao, một số gia đình ở các tỉnh Hải Hưng, Hà Tây, Hà Bắc đã ra thu gom
ba ba tự nhiên để nuôi [4]. Nhưng chỉ nuôi ở hình thức hộ gia đình với quy
mô nhỏ, chưa có sự đầu tư về thức ăn, chăm sóc nên năng suất thường thấp
chưa mang lại hiệu quả cho người nuôi. Trong 10 năm trở lại đây, nghề
nuôi ba ba có bước chuyển biến đáng kể, nổi bật là hoàn thành quy trình
sản xuất giống ba ba. Bên cạnh đó nghề nuôi ba ba thương phẩm ngày càng
được hoàn thiện và diện tích nuôi ba ba được mở rộng. Gần đây nghề nuôi
ba ba công nghiệp đã dược đưa vào nuôi thử nghiệm và đã đạt kết quả bước
đầu. Nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà nghề nuôi ba ba ở Việt
Nam đạt được trong những năm qua là kết quả tổng hợp của sự đáp ứng
ngày càng tốt hơn nguồn ba ba giống, sản xuất nhân tạo và cải tiến kỹ thuật
nuôi ba ba thương phẩm [4].
2.1.1. Tình hình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam
Ba ba là một động vật hoang dã, sinh sản ngoài tự nhiên mỗi lần để trứng
với số lượng rất ít. Khi phát động phong trào nuôi ba ba chủ động, yêu cầu về
con giống đạt ra rất lớn. Khuyến ngư đã tổng kết kinh nghiệm ở các gia đình

cho ba ba đẻ thành công nên đã động viên, khuyến khích các hộ nuôi vỗ ba ba
bố mẹ và cho đẻ, tự sản xuất lấy nguồn giống nuôi. Chỉ sau hai năm một số
gia đình đã cho ba ba đẻ thành công [2]. Song việc sản xuất ba ba giống nhân
tạo ở nước ta chỉ mới bắt đầu từ những năm gần đây.
Quy trình sản xuất ba ba giống nhân tạo ở Việt Nam là sự kết hợp công
nghệ nước ngoài có bổ sung cải tiến thêm cho phù hợp với điều kiện Việt
Nam. Năm 1994 cả nước đã có 500 cơ sở sản xuất ba ba giống nhân tạo theo
3
hình thức trang trại nhỏ (chủ yếu hộ gia đình) đã sản xuất được 30 vạn con
giống/năm [4]. Đến năm 1997 cả nước xuất được trên hai triệu con giống gấp
6 lần so với năm 1994, cung cấp đủ nguồn giống cho người nuôi [4]. Hiện
nay, nước ta đã có trên chục trại sản xuất nhân tạo ba ba giống với quy mô lớn
áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, với mức đầu tư lớn.
Trong kế hoạch dự tính đến năm 2010 số ba ba giống cần tới 40 triệu con/năm
và có khoảng trên 1,600 trại (lớn, nhỏ) sản xuất ba ba giống.
2.1.2. Tình hình nuôi ba ba thương phẩm ở Việt Nam
Từ khi thành công trong công nghệ sinh sản nhân tạo ba ba giống, nghề
nuôi ba ba có những chuyển biến đang kể. Năm 1992 tổng số hộ nuôi trong cả
nước là 200 hộ, chủ yếu theo hình thức thu gom nhưng năm 1993 cả nước
(chủ yếu kà các tỉnh phía Bắc) có trên 1.000 hộ trong đó riêng Hải Hưng có
700 hộ nuôi [3,4]. Đến năm 1997, nhờ có chính sách khuyến ngư của nhà
nước đã phát triển lên 6.000 hộ [4].
Trước đây nghề nuôi ba ba chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía Bắc, sau 5
năm phong trào được mở rộng và phát triển ở các tỉnh miền Trung như: Bình
Định, Khánh Hòa và một số tỉnh miền Nam [4]. Các đối tượng nuôi chính ở
Việt Nam là ba ba Trơn (Trionyx sinensis), ba ba Nam bộ (Trionyx
cartilagines), ba ba gai (Trionyx steinechderi), ba ba suối (lẹp suối). Trong đó
ba ba trơn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng ba ba nuôi.
Nhìn chung phong trào nuôi ba ba ở nước ta từ năm 1991 đến năm 1993
xuất hiện chưa phổ biến ở tất cả các tỉnh mà chỉ xuất hiện tập trung ở một số

tỉnh ở phía Bắc là chủ yếu. Năm 1994 một số vùng miền núi tổ chức tham
quan mô hình nuôi ở Hải Hưng, nên đến năm 1997 đã phát tiển khá nhanh lên
đên 110 hộ nuôi. Kêt quả sau quá trình nuôi đều mang lại hiệu quả kinh tế
cao, nhiều gia đình thu được sản lượng 100 - 300 kg ba ba nuôi. Ngày nay
phong trào nuôi ba ba phát triển khá mạnh, nhiều xã đã lập các hội, cácn tổ
chức nuôi ba ba như Vân Trung (Việt Yên) có 111 hộ nuôi, Trung Xá, Quảng
Phú (Gia Lương) có 40 hộ nuôi… và sản lượng ba ba thu hoạch sau mỗi vụ
của các xã từ 1.000 - 3.000 kg [4]. Bên cạnh đó, phong trào nuôi ba ba ở các
4
tỉnh đồng bằng phát triển khá mạnh. Từ chỗ những năm trước chưa có cơ sở
nào nuôi nhưng từ năm 1994 trở lại đây nghề nuôi ba ba phát triển Điển hình
là một số tỉnh như: Hải Hưng, Hà Bắc, Hà Tây, Hải Phòng, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Tiền
Giang, Cần Thơ …[4].
Trên toàn quốc năm 1992 chỉ mới trên 200 hộ gia đình ở Hải Hưng, Hà
Bắc, sau 5 năm khuyến khích hướng dẫn nhân dân đã phát triển lên trên 6.000
hộ. Trước đây chỉ phát triển ở một số tỉnh miền bắc, sau 5 năm đã phát triển
ra 3 miền Bắc, Trung, Nam.
- Các tỉnh miền núi, trung du: trước năm 1992 chưa có cơ sở nào nuôi,
năm 1994 Yên Bái đã tổ chức tham quan Hải Hưng xây dựng mô hình, năm
1997 đã có trên 300 hộ gia đình nuôi, phát triển ra 34 huyện, hình thành 6 chi
hội nuôi ba ba. Các gia đình đều có thu nhập và có lãi, có gia đình thu nhập
20 - 30 triệu đồng. Các tỉnh miền núi khác cũng lần lượt phát triển như huyện
Việt Yên ( Hà Bắc ), cả huyện có tới 700 hộ nuôi, có cả một làng nuôi ba ba
như thôn Vân Trung. Ở tỉnh Lâm Đồng từ một mô hình trình diễn nay đã phát
triển ra trên 100 hộ gia đình; các tỉnh Đắc Lắc, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng
đều có cơ sở nuôi có hiệu quả, ít bệnh tật, đã và đang có sản phẩm hàng hoá.
- Các tỉnh đồng bằng: ngoài Hải Hưng, sau những năm khuyến ngư động
viên các cơ sở mở rộng nuôi khá nhanh ở miền Bắc như Hà Bắc, Hà Tây, Hải
Phòng. Miền Trung phát triển ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,

Quảng Bình, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Phú Yên, Khánh Hoà.
Từ những tỉnh trước đây không có cơ sở nào, sau 3 - 4 năm đã mở rộng,
tỉnh ít nhất là 30 - 40 hộ gia đình, tỉnh nhiều 700 - 1200 hộ gia đình. Tỉnh
Bình Định từ một mô hình trình diễn thành công đã tổng kết và dành 350 triệu
đồng tiền vốn đầu tư mở rộng ra 11 huyện trong tỉnh. Đặc biệt các tỉnh miền
Nam chưa có tập quán nuôi giống ba ba hoa, kinh nghiệm chưa có, sau khi đi
tham quan các tỉnh miền Bắc và nghe khuyến ngư viên phổ biến, nhân dân
các tỉnh tiếp thu rất nhanh và đầu tư lớn phát triển nuôi từ Tiền Giang, Cần
Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Thành Phố Hồ Chí Minh có trên
5
1.000 hộ, có hộ đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng cơ sở và trên 1 tỷ đồng
mua giống, cho đẻ sản xuất gần 2 vạn con giống, cung cấp đủ cho các tỉnh
miền Nam thu về 200 - 300 triệu đồng 1 năm.
- Các tỉnh ven biển: Vùng nước lợ và nước ngọt giao lưu nhau cũng phát
triển cơ sở nuôi như Xuân Thuỷ, Nghĩa Hưng (Nam Định), Kim Sơn (Ninh
Bình), Hải Phòng và vùng cuối sông Kinh Thầy (Hải Hưng ), các tỉnh Kiên
Giang, Bến Tre, Trà Vinh.
2.2. Đặc điểm sinh học của ba ba hoa (Trionyx sinensis)
2.2.1. Hệ thống phân loại
Ba ba là một loài động vật dưỡng mô, có hệ
thống phân loại như sau:
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Testudiata
Họ ba ba: Trionychidae
Loài: Trionyx sinensis
(Wiegmann, 1835).
Hình 1. Ba ba hoa
2.2.2. Phân bố và cách phân biệt các loài ba ba
• Phân bố: nước ta có các loài ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cu đinh.

- Ba ba hoa (ba ba trơn) phân bố chủ yếu ở nước ngọt đồng bằng sông Hồng.
- Ba ba gai phân bố chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.
- Lẹp suối (ba ba suối) phân bố ở suối nhỏ miền núi phía Bắc, cỡ nhỏ
hơn hai loài ba ba trên.
- Cu đinh, phân bố ở Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, còn gọi là ba
ba Nam bộ để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc.
• Cách phân biệt các loài ba ba:
Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng:
- Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, cỡ 2 kg
trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng có khoảng trên dưới 10 chấm
6
đen to và đậm, chấm đen có vị trí cố định, các chấm đen loang to và nhạt dần
khi ba ba lớn, cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
- Da bụng ba ba gai: có rất nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có màu
xám đen và chuyển sang xám trắng lúc lớn.
- Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
- Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ và
trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.
2.2.3. Hình thái
Toàn thân ba ba dẹt, hình tròn, lưng và bụng được che bởi xương và mai
cứng. Đầu, 4 chân và đuôi có thể co rút (co vào hộp mai cứng khi gặp nguy
hiểm). Cơ thể của ba ba chia thành các phần: đầu, cổ, thân, 4 chân và đuôi.
- Đầu ba ba: phần trước nhọn bóng như một khối hình nón.
Ba ba có hai lỗ mũi, khi thở ba ba chỉ cần nhô 2 lỗ mũi lên mặt thoáng của
nước hay thò ra khỏi hộp mai khi ở trên cạn. Ba ba có hai mắt nhỏ, có màng
mắt bảo vệ. Miệng ba ba có thể há rộng, hàm ba ba khỏe nhưng không có răng,
trên hàm là các phiến sừng cứng hình tam giác có thể cắn vỡ nát vỏ ốc hến
cứng. Trong hàm là khoang khá rộng có cơ đầu lưỡi không thụt thò được mà
chỉ hạ xuống đưa lên khi ba ba nuốt thức ăn. Ba ba không có lỗ tai ngoài.

- Cổ ba ba: dài tạo ra bởi những nhóm cơ trơn, chuyển động rất linh hoạt,
có thể vươn lên cao hoặc thụt thò tùy ý. Khi cổ vươn dài về phía lưng, miệng
có thể mở rộng để ngoạm con mồi nằm ở 8/10 chiều dài mai. Nhưng khi vươn
xuống dưới, cổ chỉ tới được vị trí của hai chân trước, do đặc điểm cấu tạo mai
hạn chế. Lợi dụng đặc điểm này, người bắt ba ba dùng tay nắm chân sau ba
ba, lật ngữa ba ba, dùng tay đè lên đuôi và mai rồi dúng sức nhấc bổng lên.
- Thân của ba ba: ngắn, dẹt, lưng là mai có hình tròn hoặc hình trứng.
Toàn thân gồm hai mai xương tạo thành hộp bảo vệ lưng và bụng.
- Bốn chân ba ba: thô, ngắn, hơi dẹt như mái chèo để bơi và di chuyển
khi bò, được bố trí tương đối cân xứng ở hai bên thân để nâng đỡ toàn thân ba
ba. Hai chân sau ba ba phát triển to hơn hai chân trước. Mỗi chân ba ba đều
có 5 móng chân, trong đó có 3 móng đầu cong, sắc, uốn thành hình lưỡi liềm
7
nhỏ, lòi hẳn ra ngoài thích nghi với hình thức bò, leo trong hang hay trong
mặt bùn, có lợi cho hoạt động kiếm ăn và dịch chuyển.
- Đuôi ba ba: ngắn, như hình mũi dùi dẹt, dùng làm bánh lái khi bơi. Hậu
môn ba ba ở phía dưới cuống đuôi, như một khe nứt. Đuôi ba ba dài hay ngắn
là một chỉ tiêu để phân biệt ba ba đực, cái [14].
2.2.4. Tập tính
• Môi trường sống:
Ba ba thở bằng phổi, sống ở dưới nước là chính nhưng vẫn có lúc cần
sống trên cạn. Ba ba thích sống chui rúc vào hang hốc của bờ kè đá và thường
tụ tập nhiều ở những đoạn sông tiếp giáp với các cửa dòng kênh dẫn vào đồng
ruộng nơi nước chảy. Có lúc chúng lặn sâu 4 - 5 m dưới đáy sông, hồ. Ban
đêm yên tĩnh, chúng hay lên bờ, ban ngày thường thấy chúng nhô đầu lên mặt
nước và cũng có khi lên bờ.
Nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng từ 25 - 32
o
C, khi nhiệt độ
xuống thấp 12

o
C ba ba ngừng ăn, ít hoạt động và tìm nơi trú rét. Ba ba
thường sống ở nơi nước sạch, pH khoảng 7 - 7,5. Ở nước ta, ba ba sinh sống
lâu năm trong đầm hồ tự nhiên, trọng lượng có thể lên đến vài chục kilogam
(tháng 4 năm 1993 ở đầm Quỳnh Lâm, thị xã Hòa Bình đã bắt được một con
ba ba nặng 108kg).
Màu sắc da, mai ba ba thay đổi theo môi trường sống, rất có lợi khi đi
kiếm ăn, phòng chống kẻ địch. Nếu ở nơi ao, hồ nước giàu chất dinh dưỡng
da và mai có màu vàng lục; ở sông ngòi có màu vàng nâu; ở những nơi nghèo
dinh dưỡng da và mai chuyển sang màu xanh lục có pha đen, da bụng màu
trắng sữa.
• Tính hung dữ và nhút nhát:
Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt khác khi bị kẻ thù
tấn công, ba ba phản ứng quyết liệt, chúng há rộng mồm cắn thật chặt và
không chịu nhả ra. Khi đói ba ba ăn thịt cả đồng loại. Vì thế, khi nuôi phải
chú ý đến đặc điểm này để chọn đàn giống cùng kích cỡ. Tuy nhiên, ba ba lại
có tính nhút nhát thường chạy trốn (chìm xuống nước, đầu và 4 chân co vào
hộp mai) khi nghe có tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại.
8
• Hô hấp:
Ba ba hô hấp bằng phổi, định kỳ chúng ngoi lên mặt nước hít thở không
khí thường 3 - 5 phút/một lần. Khi nhiệt độ tăng cao, số lần nổi lên mặt nước
càng nhiều hơn. Do mũi kéo dài về phía trước, khi thở ba ba chỉ cần thò mũi
lên mặt nước là đủ, không cần nổi hẳn toàn thân lên mặt nước. Đây cũng là
một lợi thế để tránh kẻ địch.
Ngoài ra, họng của ba ba có nhiều mạch máu là cơ quan hỗ trợ hô hấp
nhờ vậy chỉ cần vươn duỗi cổ, co vào ra theo vận động cổ chúng vẫn hít thở
được trong nước.
Xung quanh thân ba ba còn có nhiều mao huyết quản nhỏ có khả năng
hấp thụ oxy vào mai giúp cho hô hấp có thể thực hiện được cả trên mặt da,

tăng cường dưỡng khí cho máu ngay khi nằm ngủ đông dưới đáy nước một
thời gian dài.
• Ngủ đông:
Trong môi trường tự nhiên, ba ba có thói quen ngủ vào mùa đông. Khi
nhiệt độ nước lạnh xuống dưới 15
o
C ba ba đi vào giấc ngủ đông cho tới khi
nhiệt độ tăng lên trên 15
o
C mới tỉnh dậy và hoạt động lại. Chúng thường ngủ
qua mùa đông ở dưới độ sâu 2 - 3 m nơi đất cát có thể vùi mình trong đó hoặc
chui vào hang, bốn chân và đầu thu vào mai. Trong thời gian ngủ đông, chúng
ngừng hoạt động, tiêu thụ thức ăn dự trữ trong cơ thể. Lúc này, thể trọng của
chúng giảm tới 10%, thể chất yếu. Trước khi vào mùa đông, nếu ba ba không
được cho ăn dự trữ và bảo vệ đúng cách, chúng có thể chết hàng loạt.
• Phơi nắng:
Ba ba có thói quen thích phơi nắng, ở nhiệt độ môi trường 15 - 25
o
C, mỗi
ngày chúng cần được phơi nắng 2 - 3 giờ. Ba ba tự nhiên có thể bò lên bờ
phơi cho tới khi da khô, nhiệt độ cơ thể tăng lên mới trở về nước. Trời nắng
vào tháng 4 - 5, mặt nước ấm, chúng thích nổi lên phơi lưng, hưởng nóng ấm,
tăng tuần hoàn huyết dịch và tiêu hóa, diệt khuẩn và kí sinh trùng trên da, làm
da sạch, dẻo dai hơn.
• Đào hang làm ổ:
9
Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch là mùa ba ba đẻ. Trời vào
đêm, ba ba cái lên bờ, chọn nơi đất cát mềm, tháo nước tốt để đào ổ.
Khi đào, ba ba dùng hai chân trước cố định thân, hai chân sau đào bới
một cái hố có đường kính 5 - 12 cm, sâu 10 - 15 cm hơi dốc. Ổ có hình thang,

cửa ổ nhỏ hơn 1/3 đáy ổ. Ổ to hay nhỏ, sâu hay cạn tùy theo lượng trứng
nhiều hay ít. Đào ổ xong, ba ba co đầu và chân lại thở nhịp nhàng, đẻ mỗi lần
một trứng, dùng đuôi gạt trứng đã đẻ xuống xếp thứ tự trong ổ theo hình nón.
Khi đẻ hết trứng, ba ba dùng chân sau bới đất phủ lên che toàn ổ rồi đè
cho bằng phẳng như mặt đất xung quanh, nhẹ nhàng rời chổ đẻ, bơi vào nước.
Người ta thường tìm nơi ba ba đẻ để dự báo mực nước năm sau.
2.2.5. Đặc điểm sinh trưởng
Ba ba là động vật biến nhiệt, nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới đời sống của ba ba.
- Mùa đông, hầu như không tăng trọng, ngược lại mùa hè tăng trọng
nhanh (có thể tới 28 g/tháng).
- Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào:
+ Giai đoạn phát triển: ba ba càng nhỏ tốc độ tăng trưởng càng nhanh.
+ Mật độ nuôi: mật độ càng dày tốc độ tăng trưởng càng chậm và ngược lại.
+ Loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường.
- Ba ba hoa mới nở, nặng 3 - 6 g/con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ có cỡ
lớn hơn.
- Ba ba hoa: cỡ giống 100 - 200 g/con, sau 6 - 8 tháng nuôi đạt 0,5 - 0,8
kg/con ở miền Bắc và 0,8 - 1,0 kg/con ở miền Nam.
2.2.6. Đặc điểm dinh dưỡng
- Ba ba ăn động vật là chủ yếu, nhưng có thể sử dụng thực vật làm thức ăn.
- Sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn.
- Ba ba mới nở ăn động vật phù du, giun nước (trùn chỉ) và giun đất; khi
lớn ăn cá, tép, tôm, cua, ốc, giun đất, trai, hến và thịt của động vật.
- Trong ao nuôi có thể huấn luyện cho ba ba ăn thức ăn chế biến từ khi
còn nhỏ.
10
- Ba ba chỉ bắt mồi trong nước, không kiếm mồi trên cạn.
- Nhiệt độ dưới 12 và trên 35
o
C ba ba bỏ ăn, nhiệt độ thích hợp nhất là

25 - 30
o
C.
- Khẩu phần ăn: khi nhiệt độ thích hợp, ăn 8 - 10%, ngày rét 3 - 5% trọng
lượng thân.
- Chế biến thức ăn: thức ăn ưa thích nhất là cá mè trộn với các loại khác
như: ốc, giun băm nhỏ. Có thể sử dụng hỗn hợp: Bột cá 30% + bột ngũ cốc 70%.
2.2.7. Đặc điểm sinh sản
Ba ba là loài động vật thụ tinh trong, đẻ trứng trên cạn. Có thể kéo dài
thời gian thụ tinh tới 6 tháng [5], nên khi cho đẻ nhân tạo tỷ lệ con đực
thường ít hơn con cái.
Vào mùa sinh sản, trong những đêm trăng sáng từ tháng 2 - 10, ba ba
thường bắt đầu động hớn và đẻ vào những ngày mưa to, sấm chớp. Khi sinh
sản có thể nhiều con đực đuổi theo một con cái. Thông thường ba ba 2 năm
tuổi với kích cỡ nhỏ nhất 400 - 500g sẽ tham gia sinh sản.
Sau khi giao phối 5 - 10 ngày ở nhiệt độ không khí 20
o
C, con cái bắt đầu
đẻ trứng. Khi đẻ trứng, con cái bò lên bờ tìm nơi đất xốp để đào hố đẻ trứng,
hố có độ sâu 5 - 10cm. Sau khi đẻ trứng xong chúng dùng chân lấp đất lại để
bảo vệ trứng (lớp đất dày 2 - 3cm).
Trứng mới đẻ ra vỏ còn mềm, đàn hồi sau đó cứng dần. Mỗi trứng đẻ
cách nhau khoảng 5 - 10 phút. Kích cỡ trứng phụ thuộc vào kích cỡ của ba ba
cái. Trứng cỡ nhỏ đường kính khoảng 10 - 12mm, nặng 2 - 3g; cỡ lớn khoảng
18 - 20mm, nặng 6g.
Tùy vào kích cỡ con cái mà số lượng trứng mỗi lần đẻ khác nhau. Ba ba
mới đẻ lần đầu (0,4 - 0,5 kg) có thể đẻ 4 - 6 trứng. Cỡ 2kg đẻ 10 - 15 trứng.
Con lớn hơn 4 - 5kg có thể đẻ 20 - 30 trứng, một năm ba ba có thể đẻ 4 - 5
lứa. Sau khi đẻ 5 - 7 ngày chúng lại tiếp tục giao phối để chuẩn bị cho lần đẻ
tiếp theo.

Trong tự nhiên với nhiệt độ khoảng 30
o
C, trứng sẽ nở sau khoảng 45 - 60
ngày. Ba ba con mới nở có kích cỡ dài khoảng 3cm (tính theo chiều dài từ đầu
tới cuối của mai), nặng 3 - 4g và đã có bản năng tìm xuống nước để sinh sống
và phát triển.
11
Bảng 1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian nở của ba ba [8]
Nhiệt độ (
o
C) Thời gian nở (ngày)
24 - 29 55 - 60
30 - 32 40 - 45
32 - 34 55 - 60
Có thể dựa vào các đặc điểm sau đây để phân biệt đực cái:
Bảng 2. Một số đặc điểm phân biệt ba ba đực - cái [14]
Ba ba đực Ba ba cái
Kích cỡ nhỏ, mình mỏng hơn Kích cỡ lớn hơn con đực
Mai tròn hơn Mai hình bầu dục
Cổ, đuôi dài, nhỏ và nhô ra khỏi mai Cổ và đuôi ngắn, mập không lồi ra
Yếm lõm Yếm ít lõm
Vuốt chân ngắn hơn Vuốt chân dài
Khoảng cách giữa hai chân sau nhỏ Khoảng cách giữa hai chân sau lớn
Hoạt động mạnh Hiền, nhút nhát.
2.3. Những nghiên cứu về môi trường sống của ba ba
2.3.1. Nhiệt độ
Ba ba là loài động vật biến nhiệt nên sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động sống và phát triển của ba ba. Ba ba có khả năng thích ứng
được trong điều kiện nhiệt độ nước thay đôi khá lớn, có thể sống trong khoảng
nhiệt độ thay dổi từ 10 - 37

o
C, nhiệt độ thích hợp cho ba ba sinh trưởng phát
triển là 25 - 30
o
C, khi nhiệt độ hạ xuống 12
o
C ba ba bỏ ăn và ngừng sinh
trưởng. Đặc tính của ba ba là khi nhiệt độ quá cao hay quá thấp thì chúng
ngừng ăn và ẩn mình xuống dưới bùn trú đông dù là ban ngày hay ban đêm.
Nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thành thục của ba ba. Ở
xứ lạnh ba ba 5 tuổi mới bắt đầu sinh sản, còn ở nước ta, ba ba 1 tuổi đã tham
gia sinh sản lần đầu [4].
12
2.3.2. pH
Trong các thông số về môi trường, pH là một yếu tố chỉ thị tốt nhất. Bất
cứ sự thay đổi nào dù rất nhỏ trong nước cũng làm thay đổi độ pH của môi
trường, có thể là sự ô nhiễm do thức ăn dư thừa hay tảo nở hoa…
Ba ba có thể sống trong môi trường nước có độ pH từ 6 - 9, độ pH thích
hợp cho ba ba sinh sản, sinh trưởng và phát triển là từ 7 - 8. Nếu pH của môi
trường tăng lển đến 9 hoặc giảm đến 6 lúc này các tế bào máu mất khả năng
vận chuyển oxi làm cho quá trình trao đổi chất của các mô tế bào bị đình trệ.
Mặt khác khi pH cao, NH
3
dạng khí nhiều và H
2
S dạng khí thấp. Ngược lại,
khi pH thấp thì H
2
S dạng khí nhiều và NH
3

dạng khí thấp, các chất này đều có
hại đối với ba ba [8].
2.3.3. Hàm lượng oxi hòa tan (DO)
Hàm lượng oxi hòa tan trong nước là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ba ba. Khi DO trong nước thấp sẽ
kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ba ba, chúng hoạt động yếu, sử dụng thức ăn
ít. Đồng thời khi đó, ba ba thường phải nhô đầu lên khỏi mặt nước để hít thở
không khí. Mặt khác, khi hàm lượng DO thấp sẽ thúc đẩy sự xuất hiện của các
khí độc như: NH
3
, H
2
S, NO
2
… là những tác nhân gây độc cho đối tượng nuôi.
Ba ba sống trong môi trường có DO từ 3 - 15 mg/l, tốt nhất từ 4 – 10
mg/l. Vì vậy, trong những ao nuôi có mật độ dày có đầu tư thức ăn phải có
dụng cụ thông khí cho bể nuôi như máy sục khí, máy bơm nước để chủ động
thay nước thường xuyên. Nên nuôi vỗ với mật độ vừa phải và tạo nguồn nước
chuyển động để tăng lượng oxi hòa tan [11].
2.3.4. Các chất khí độc trong ao nuôi
Sự phân hủy các chất thải của ba ba, thức ăn dư thừa, chất hữu cơ, sự tàn
lụi của tảo sẽ tạo ra nhiều dưỡng chất cho môi trường nuôi. Đồng thời cũng
tạo ra nhiều khí độc khác nhau có ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát
triển của ba ba mà chủ yếu là ở tầng đáy như: NH
3
, H
2
S, NO
2


H
2
S: là chất khí độc được tạo thành trong điều kiện yếm khí, H
2
S tồn tại
trong nước ở hai dạng: khí H
2
S và ion HS
-
H
2
S  H
+
+ HS
-
13
Khi pH thấp thì phản ứng nghiêng về sự tạo thành H
2
S, vì vậy pH thấp sẽ
làm tăng tính độc của chúng. Khí H
2
S tồn tại nhiều ở đáy ao, bể, tuy nhiên
đây là dạng khí dễ bay hơi vì vậy để loại chúng ra khỏi ao, bể người ta tăng
cường thay nước, sục khí và sử dụng vi sinh vật để phân hủy. Hàm lượng H
2
S
an toàn cho ba ba nuôi trong ao là không quá 0,02 mg/l.
NH
3

: là sản phẩm của quá trình bài tiết của động vật và sự phân hủy của
các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn. Các chất hữu cơ có trong ao là
thức ăn dư thừa, phân ba ba, xác sinh vật phù du… Hàm lượng NH
3
trong ao
không quá 0,1 mg/l [5].
2.4. Những nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của ba ba
Thức ăn cho ba ba phải đủ độ dinh dưỡng cần thiết cho tùng loại ba ba.
Cũng như các sinh vật nuôi dưỡng khác, ba ba cần được cung cấp 5 loại chất
dinh dưỡng là: Protein và abumin, chất beo, vitamin, tinh bột và chất khoáng.
2.4.1. Nhu cầu về protein và abumin
Protein ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng, phát dục, sức đề kháng
cho ba ba do đó, hàm lượng protein luôn là yếu tố quan trọng trong chất
lượng thức ăn của ba ba. Nhu cầu về thành phần đạm của ba ba thay đổi tùy
theo loài nhưng nhìn chung thích hợp từ 40 - 60% [4]. Trong đó nguồn đạm
động vật là thức ăn chủ yếu. Các giai đoạn khác nhau nhu cầu protein khác
nhau, ba ba mới nở nhu cầu protein cao hơn ba ba trưởng thành và bằng 70%.
Để thõa mãn nhu cầu protein của ba ba có thể dùng nhiều thực phẩm đạm
động vật như cá, mực, tôm tép, ốc hến, giun, phế phẩm lò mổ.
Abumin là thành phần chủ yếu cấu thành tế bào sống của sinh vật. Có thể
coi abumin là thành phần cơ bản của sự sống cũng là chất dinh dưỡng quan
trọng giúp ba ba phát dục, sinh trưởng và phát triển [8].
Hàm lượng abumin chiếm 50% là thích hợp, tỷ lệ này ứng với 6,145%
trọng lượng ba ba.
Cứ 100g ba ba cần 3,07g abumin trong thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn
là 1,41 [8].
Thức ăn có hàm lượng abumin từ 43,32 - 45,05% là thích hợp cho ba ba.
Cứ 100 g ba ba, thức ăn cần chứa abumin là 1,733 - 1,802 g/ngày. Nếu hàm
lượng abumin trong thức ăn cao hơn hay thấp hơn thì làm tốc độ trăng trưởng
của ba ba chậm dần.

14
2.4.2. Nhu cầu về chất béo
Chất béo giúp cho ba ba tích lũy mỡ tốt, tạo thành nguồn dự trữ cho ba
ba giúp nó có khả năng chống rét, chống đói tăng năng lượng vận động. với
lượng chất béo phù hợp sẽ giúp ba ba hấp thụ các chất dinh dưỡng, vitamin
trong thức ăn tốt hơn.
Trong khẩu phần ăn, ba ba cần nhiều acid béo, nếu thiếu acid béo ảnh
hưởng đến khả năng tăng trưởng của ba ba. Hàm lượng acid béo trong thức ăn
của ba ba cần 10% [8].
2.4.3. Nhu cầu về vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ cơ bản. Mặc dù chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
trong thức ăn nhưng vai trò của nó đối với cơ thể là rất lớn. Vitamin cần thiết
cho các quá chuyển hóa và sử dụng chất dinh dưỡng cũng như quá trình xây
dựng tế bào và tổ chức cơ thể.
Đối với ba ba, vitamin nhóm B cần thiết được cho vào thức ăn cũng như
vitamin C, E. Qua thực nghiệm cho thấy, nếu thiếu vitamin B
1
, B
6
, B
12
, ba ba
sinh trưởng kém. Chính vì vậy, khi chế biến thức ăn, để chống hiện tượng thiếu
vitamin cần cho thêm trong thành phần thức ăn một ít vitamin cần thiết [8].
2.4.4. Nhu cầu về tinh bột
Tinh bột có thể chia thành abumin sợi và đạm (trong bột và đường) là hai
chất cơ bản quan trọng trong hoạt động sống của ba ba, liên quan mật thiết
đến sinh lý của chúng.
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể là quá trình chuyển hóa
các hợp chất kiềm hóa có chứa trong thức ăn thành đường glucose ở trong

đường tiêu hóa nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
2.4.5. Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng là các vi chất giúp cho ba ba phát dục bình thường đặc biệt
là chất khoáng giúp quá trình tạo xương và huyết dịch, điều hòa áp suất thẩm
thấu và giúp cơ thể điều tiết thần kinh.
Thức ăn thiếu hàm lượng chất khoáng dẫn tới bệnh tật và tử vong.
Những chất khoáng cần cho ba ba là canxi, photpho, lân, kali và các vi sinh
vật khác.
15
Ngoài việc tạo xương, huyết dịch, chất khoáng có trong thức ăn giúp các
enzym chuyển hóa của cơ thể hoạt động tốt, tăng sức chịu đựng các yếu tố bất
lợi của môi trường và khả năng đề kháng bệnh tật [8].
2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ba ba
2.5.1. Thức ăn
Thức ăn nuôi ba ba bố mẹ là vật chất dinh dưỡng căn bản, ba ba mẹ
trưởng thành sớm, một năm đẻ nhiều lần, mỗi lần đẻ nhiều trứng chất lượng
cao do điều kiện dinh dưỡng thức ăn quyết định.
Thức ăn thực vật dạng bột với tỷ lệ quá nhiều (giống như chất độn) làm
ba ba phát dục chậm, đẻ muộn và ít. Thức ăn nhiều đạm động vật và albumin
giúp cho ba ba tăng trưởng phát dục nhanh, đẻ nhiều số lượng và chất lượng
trứng tốt [9].
Khi ba ba nuôi theo công nghiệp, thức ăn do con người chế biến có chất
lượng cao và cho ăn nhiều Tuy nhiên, do là thức ăn bắt buộc, không được
chúng chọn lọc tự nhiên theo đời sống hoang dã nên chúng dễ nhàm chán.
Nếu không quan tâm đến yếu tố đó mà ham rẻ và tiết kiệm quá mức để tận thu
nhiều nguyên liệu loại thải như rau củ, tinh bột, cá ươn thối, các loại vitamin
và khoáng chất quá thời hạn sử dụng đưa vào hỗn hợp chế biến cho ba ba thì
vô tình đã gây mầm bệnh cho chúng. Vì thế mà tuyệt đối phải chọn nguyên
liệu còn tốt và có giá trị dinh dưỡng cao thì ba ba mới mau lớn và ngăn ngừa
được các bệnh xâm nhập.

Đối với các loại thức ăn ba ba đã quen sử dụng nếu chúng ta thay đổi đột
ngột sang dạng thức ăn khác có thể làm chúng ăn ít, thậm chí không ăn, sau
đó mấy ngày rồi mới nhấm nháp tập ăn dần cho quen lại. Sự thay đổi đó làm
làm xáo trộn sinh hoạt bình thường sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn tăng
trưởng và phát dục của ba ba. Ba ba giống sẽ ngưng đẻ, hoặc đẻ không đều và
vỏ trứng mỏng mềm, tỷ lệ nở thấp [6].
2.5.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong nuôi ba ba. Ba ba rất nhạy cảm
với nhiệt độ bên ngoài, khi nhiệt độ thay đổi, hoạt động của chúng cũng bị chi
phối nhiều. Nhiệt độ môi trường cao, ba ba thường không muốn đi kiếm ăn.
16
Trong thiên nhiên, ba ba phát triển tốt ở môi sinh có nhiệt độ 15
o
- 35
o
C,
trong nước ở 25
o
- 30
o
C, lúc đó ba ba kiếm ăn khỏe, phát triển mạnh phát dục
nhanh. Dưới 15
o
C ba ba ngừng kiếm ăn, ở 12
o
C sẽ ngủ qua đông [8].
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến thời kỳ đẻ trứng của ba ba: ở nhiệt đới ba ba
có thể đẻ trứng quanh năm. Khí hậu môi trường ở nhiệt độ 25 - 32
o
C, nhiệt độ

nước 28 - 30
o
C là thời kỳ đẻ trứng tốt nhất. Khi nhiệt độ nước lên tới 30
o
C trở
lên, ba ba đẻ trứng ít đi, khi nhiệt độ lên trên 35
o
C, ba ba ngừng đẻ [8].
2.5.3. Nguồn nước
Ba ba thích sống nơi sông, hồ, mương, đập nước, Chất nước tốt hay xấu
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi dưỡng, sinh trưởng và phát triển của
ba ba. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ phát sinh một số bệnh như sưng loét cổ,
bụng phù nề, tứ chi bị loét
Chỉ số của các yếu trong môi trường nước phù hợp cho ba ba sống: pH từ
7 - 8,5, oxi hòa tan 3 - 6 mg/l, độ Cl
-
là 100 - 300ppm, acid và nitơ 0,02 - 0,1
ppm, độ kiềm 3 mg/l, hàm lượng sắt < 10ppm, canxi 100 - 600ppm [8].
Theo Phan Quốc Bảo, Hà Kim Sinh (2005), đối với nước nuôi ba ba thì
yêu cầu nhiệt độ từ 30 - 31
o
C, màu nước trong xanh, độ trong suốt 25 - 35cm,
độ pH 7,2 - 8. Nồng độ muối không quá 0,05%, hàm lượng oxi hòa tan từ
4mg/l trở lên. Tổng độ kiềm và độ cứng đều trong khoảng 1 - 3 mg/l, nguyên
tố sắt < 10 mg/l [5].
Nước nuôi ba ba cần phải có tảo, phiêu sinh vật, phù du tồn tại làm
nguồn bổ sung thức ăn.
2.5.4. Tiếng động
Ba ba có tính nhút nhát thường chạy trốn (chìm xuống nước, đầu và 4
chân co vào hộp mai) khi nghe tiếng động hay bóng người và súc vật qua lại.

Những khi liên tục bị tiếng động của con người và súc vật tác động thì ba ba
sẽ không ăn hết thức ăn, không đẻ trứng. Sự tăng trưởng của ba ba bị trở ngại
dẫn đến thiệt hại nhiều mặt cho trang trại, đói lâu ngày sinh ra bệnh, chậm
lớn, sức sinh sản giảm, trứng mềm vỏ, chúng cắn nhau gây thương tích [8].
17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống phân loại
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Testudiata
Họ ba ba: Trionychidae
Loài: Trionyx sinensis (Wiegmann, 1835)
Tên tiếng Anh: Soft-shell turtle
Tên tiếng Việt: Ba ba trơn, ba ba sông, ba ba hoa.
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 05/01/2009 đến ngày 15/05/2009.
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Cơ sở sản xuất giống thủy sản - Công ty cổ phần thuơng mại Lý - Thanh -
Sắc, xã Thạch Phú - Thành phố Hà Tĩnh.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, khí hậu tại địa bàn thực tập
- Điều kiên tự nhiên.
- Công trình và cơ sở vật chất của trại.
- Những thuận lợi và khó khăn của trại
3.3.2. Quy trình sinh sản nhân tạo giống Ba Ba
- Mùa vụ sản xuất.
- Nguồn gốc Ba Ba bố mẹ.
- Kỹ thuật nuôi vỗ Ba Ba bố mẹ.

- Kỹ thuật cho Ba Ba đẻ.
- Kỹ thuật thu và ấp trứng.
- Kỹ thuật ương nuôi Ba Ba giống.
3.3.3. Cách phòng và chữa một số bệnh thường gặp cho ba ba
18
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
- Bố trí ao nuôi vỗ:
+ Số ao nuôi vỗ: 6 ao
+ Số lượng ba ba bố mẹ nuôi vỗ: 3600 con/6 ao.
Trong đó tỷ lệ đực/cái là 1/3.
Mật độ: 2 con/m
2
.
- Bố trí thí nghiệm cho trứng nở trong hai điều kiện khác nhau:
+ Lô 1 cho trứng nở trong nước: sử dụng 1000 quả trong ô ấp.
+ Lô 2 cho trứng nở trong cát ngay tại ô ấp: sử dụng số trứng còn lại
trong ô ấp.
So sánh thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng ba ba.
- Bố trí bể ương ba ba mới nở:
+ Tổng số ba ba con nở ra được bố trí ương trong bể, gồm hai dãy bể
song song, số lượng bể trong mỗi dãy là 10. Ba ba ương trong từng đợt được
đánh số tương ứng là bể 1, bể 2, bể 3
+ Dãy bể A: ương số lượng ba ba được nở trong nước, số lượng bể sử
dụng là 6.
+ Dãy bể B: ương số lượng ba ba được nở trực tiếp trong cát, số lượng bể
sử dụng là 7.
+ Mật độ ương: 40 - 50 con/m
2
.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: kế thừa có chọn lọc, các tài liệu tham khảo, báo cáo
khoa học, website có liên quan đến bài báo cáo.
- Số liệu sơ cấp: Thu thập từ việc trực tiếp tham gia sản xuất, phỏng vấn
cán bộ kỹ thuật của trại.
3.4.3. Phương pháp xác định đực cái
Quan sát hình thái bên ngoài và các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: màu
sắc, chiều dài đuôi, dày mình để phân biệt (khi ba ba cùng độ tuổi, kích cỡ và
có khối lượng từ 50g trở lên thì mới phân biệt chính xác).
19
3.4.4. Phương pháp phân loại trứng ba ba
Phân loại trứng được thụ tinh với trứng không được thụ tinh bằng cách
quan sát hình thái bên ngoài quả trứng:
+ Trứng được thụ tinh: trên đỉnh trứng thấy xuất hiện một chấm tròn
trắng, chấm sẽ to đần theo quá trình phát triển phôi. Trứng đã thụ tinh có màu
sắc tươi sáng, thường có màu phớt hồng hoặc trắng sữa.
+ Trứng không được thụ tinh: những quả trứng không có chấm trắng trên
đỉnh, màu sắc trứng cơ bản là như nhau, vỏ trứng sáng mờ, không thấy vết
trắng loang to.
3.4.5. Xác định các thông số
• Xác định các thông số môi trường.
+ Đo nhiệt độ nước: sử dụng nhiệt kế để đo nước ngày hai lần vào lúc
6
h
00’ sáng và 14
h
00’chiều.
+ Đo pH: dùng test kit của Thái Lan.
+ Đo DO dùng test kit của Thái Lan.
+ Đo NH

3
dùng test kit của Thái Lan.
• Xác định trọng lượng ba ba bằng cân điện tử sai số 0,1gam
• Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong sinh sản nhân tạo.
- Tỷ lệ ba ba đẻ:
Tỷ lệ đẻ (%) =
Số ba ba cái đẻ
x 100%
Tổng số ba ba cái
- Tỷ lệ thụ tinh:
Tỷ lệ thụ tinh (%) =
Số trứng thụ tinh
x 100%
Tổng số trứng
- Tỷ lệ nở:
Tỷ lệ nở (%) =
Số trứng nở
x 100%
Số trứng thụ tinh
- Tỷ lệ sống:
Tỷ lệ sống (%) =
Số ba ba con còn sống
x 100%
Tổng số ba ba nở ra
20
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm
Microsoft Excel.
Các công thức tính:
+ Giá trị trung bình:

X
=

=
n
i
Xi
n
1
1
Trong đó:
X
: Giá trị trung bình.
X
i
: Giá trị mẫu đo thứ i.
n : Tổng số mẫu cần đo.

+ Độ lệch chuẩn: δ
x
= ±
n
XXi
n
i

=

1
2

)
(
Trong đó:
δ : Độ lệch chuẩn.
X
: Giá trị trung bình.
Xi : Giá trị thực.
n : Số mẫu.
21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, khí hậu tại địa bàn thực tập
4.1.1. Điều kiên tự nhiên
• Vị trí địa lý:
Cở sở sản xuất giống thủy sản của công ty Lý - Thanh - Sắc thuộc địa
bàn xã Thạch Phú - TP Hà Tĩnh.
Phía Bắc giáp Xã Thạch Đài.
Phía Nam Giáp xã Thạch Hòa.
Phía Đông giáp Thành Phố Hà Tĩnh.
Phía Tâp giáp xã Thạch Tân.
Công ty có nhiều thuận lợi về nguồn nước, giao thông đi lại cũng như thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
• Điều kiện đất đai: Cơ sở giống thủy sản của công ty nằm trên vùng đất
chiêm trũng, đất đai tương đối màu mỡ, chất đáy là bùn và bùn cát thích hợp
để nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt trong đó có ba ba.
• Đặc điểm thời tiết khí hậu:
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc
tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh
miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt một mùa lạnh và một mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở đây thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông
chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ bình quân mùa đông thường từ 18
-22
o
C, ở mùa hè bình quân nhiệt độ từ 25,5 - 33
o
C. Lượng mưa bình quân
hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
4.1.2. Công trình và cơ sở vật chất
- Tổng diện tích của trang trại: 5 hecta
+ Khu hành chính: 1000 m
2
.
+ Diện tích sử dụng nuôi ba ba thương phẩm và sản xuất ba ba giống là 2 hecta.
+ Diện tích còn lại sử dụng cho các hoạt động sản xuất khác như chăn
nuôi lợn, gà, nuôi cá, sản xuất ếch giống và làm hồ chứa nước, nuôi cá.
22
- Công ty có đầy đủ trang thiết bị phục vụ sản xuất:
+ Nhà máy bơm.
+ Bể chứa lọc ương ba ba và ếch sử dụng theo phương pháp lọc xuôi.
+ 1 máy bơm.
+ Hệ thống lò nâng nhiệt có thể nâng được 4 - 7
o
C.
+ Có 12 ao nuôi vỗ và nuôi thương phẩm ba ba, diện tich mỗi ao từ 270
đến 500m
2
.
+ Có 1 nhà ấp trứng ba ba S = 55 m
2

.
+ Có 1 khu ương ba ba giống, S = 3000 m
2
.
+ Có 3 khu bể nuôi ếch giống.
+ Có 4 ao nuôi ếch thương phẩm và các lồng nuôi ếch trong ao.
+ Hệ thống đường cấp nước bằng ống nhựa.
23
• Sơ đồ mặt bằng tổng thể cơ sở sản xuất chăn nuôi
Ac
Nhà
hành
chính
Bư2 Bư2 Bc Bl
Nhà ấp
Bư2 Bư2 Bư2 Bư2
Bư2 Bư2 Bư2 Bư2 Bư1 Bư1
Bư2 Bư2 Bư2 Bư2 Bư1 Bư1
At
Av
At
Nhà kho
Aư3 Be Be
Aư3 Be Be
Av Be Be
Av Be Be
At
Nhà nuôi
ếch bố mẹ
Av

Ab
Ab
Ab
Av
Av
Nhà tập thể
Ab
Ab
Ae Be
Be
Chú thích:
Ab: Ao nuôi ba ba thương phẩm
Ac: Ao chứa lắng
Ae: Ao nuôi ếch thương phẩm
At: Ao chứa nước thải và nuôi cá
Av: Ao nuôi vỗ ba ba bố mẹ
Aư3: Ao ương ba ba giai đoạn 3
Bc: Bể chứa nước
Be: Bể ương ếch giống
Bl: Bể lọc nước
Bư1: Bể ương ba ba giai đoạn 1
Bư2: Bể ương ba ba giai đoạn 2
Hình 2. Sơ đồ mặt bằng tổng thể cơ sở sản xuất chăn nuôi
24
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của trại
• Thuận lợi
- Cơ sở sản xuất giống của công ty có vị trí gần kênh dẫn nước từ hồ Kẽ
Gỗ nên nguồn nước có quanh năm. Đây là nguồn nước sạch cung cấp cho
việc phát triển nông nghiệp trong vùng.
- Giao thông đi lại thuận lợi, xa khu công nghiệp.

- Gần hệ thống điện lưới quốc gia.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, kết cấu công trình vững chắc, hệ
thống cấp và xả nước phù hợp.
- Đội ngũ công nhân đông đủ, lành nghề, có chuyên gia nước ngoài (Thái
Lan) làm việc.
• Khó khăn
- Lao động tại cơ sở đều là lao động phổ thông làm việc theo kinh
nghiệm nên việc xử lý kỹ thuật ở một số khâu chưa mang tính khoa học.
- Giống ba ba bố mẹ, ếch bố mẹ đã bị lai tạo qua nhiều thế hệ nhưng
chưa được thay thế nên chất lượng con giống bị ảnh hưởng.
- Việc lưu giữ ba ba, ếch bố mẹ qua đông chưa được tốt, còn bị chết
nhiều.
- Trong sản xuất sử dụng nhiều công nghệ của Thái Lan như: thuốc, thức
ăn, chuyên gia nên chi phí sản xuất tăng cao.
- Cơ sở vật chất đầy đủ nhưng thiếu đồng bộ.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh kéo dài ảnh hưởng dến
việc sản xuất giống ba ba.
• Những vấn đề cần giải quyết
- Đảm bảo nguồn ba ba, ếch bố mẹ có chất lượng tốt.
- Cần có giải pháp lưu giữ ba ba bố mẹ qua đông được tốt hơn.
- Tăng cường mở rộng phát triển thị trường.
4.2. Quy trình sinh sản nhân tạo giống ba ba hoa
4.2.1. Mùa vụ sản xuất
Ở Hà Tĩnh việc sản xuất giống ba ba bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 10
hàng năm.
25

×