Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo thực tập sư phạm Toán Tin.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.56 KB, 16 trang )

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên: Phạm Thị Trúc Linh Mã số SV: 1010060019
Ngày sinh: 11 - 12 – 1992 Nơi sinh: Cần Thơ
Sinh viên lớp: Toán – Tin K35 Khoa: Sư phạm
PHẦN I: HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
- Thực tập là quá trình giúp mỗi sinh viên làm quen với môi trường thực tế
làm nền tảng để mai này trở thành một giáo viên thực thụ. Vì vậy, việc tìm hiểu
thực tế là một việc làm rất quan trọng trong quá trình thực tập. Công tác tìm hiểu
thực tế là nội dung đầu tiên trong quá trình thực tập sư phạm năm thứ ba. Nó giúp
ta nắm bắt được tình hình nhà trường nơi thực tập sư phạm, những hiểu biết nhất
định về học sinh của trường. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
thực tập của giáo sinh để đề ra những kế hoạch giáo dục phù hợp. Được sự giúp đỡ
của Ban Giám Hiệu, các cán bộ giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm và đặc biệt
với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy Võ Thành Tâm (Hiệu trưởng nhà trường), cô
Trần Thị Kim Nhung (GVHD chủ nhiệm - GVHD môn Toán) và cô Lê Kim Dung
(GVHD môn Tin) mà tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Sau đây là những
công việc cụ thể mà tôi đã tìm hiểu qua đợt thực tập:
1. Tìm hiểu thực tế
- Qua báo cáo của thầy Võ Thành Tâm (Hiệu trưởng) và cô Trần Thị
Kim Nhung (Khối trưởng chủ nhiệm khối 8) đã giúp tôi hiểu sâu hơn về tình hình
trường lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất; Các mặt hoạt động giáo dục và đội
ngũ cán bộ; Tình hình xây dựng đội ngũ, các điều kiện thiết yếu; Tình hình công
tác chủ nhiệm của trường trong học kì I, năm học 2012 – 2013. Cụ thể là:
1.1. Tình hình trường lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất
- Trường có tổng cộng 52 lớp với 2175 học sinh (Nữ: 1096 học sinh).
Trong đó có 48 lớp Anh văn và 4 lớp Pháp văn. Bên cạnh đó, trường có 4 lớp phổ
cập THCS với 109 học sinh của 4 khối lớp.
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 112 người ( Nữ: 81).Trong đó:
• BGH: 03 Nữ: 01
• Số giáo viên theo tỉ lệ 1.9: 99 Nữ: 75
• Số giáo viên ngoài tỉ lệ 1.9: 06 Nữ: 04


• Nhân viên: 02 Nữ: 01
• Hợp đồng theo Nghị định 68: 02 Nữ: 00
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học khá đầy đủ với 39 phòng: 32 phòng
học; 07 phòng chức năng gồm: 01 phòng thư viện; 03 phòng Bộ môn - Thí
nghiệm thực hành; 02 phòng vi tính và 01phòng khác.
1.2. Các mặt hoạt động giáo dục
1.2.1. Giáo dục văn hóa khoa học
a) Hoạt động sư phạm, dạy học các môn văn hóa
- Các hoạt động dạy học được thực hiện đầy đủ nội dung, đúng
phân phối theo chương trình dạy học các khối lớp và nội dung, phương pháp
giảng dạy các môn học. Thực hiện điều chỉnh giảm tải chương trình theo chỉ đạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Cần Thơ, các môn học được giảng dạy
đúng tinh thần chỉ đạo chuyên môn của từng môn, tiếp tục đổi mới phương pháp
theo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, dạy học nêu vấn đề, lấy học sinh làm chủ thể
trong việc truyền thụ kiến thức. Trong học kì I Ban giám hiệu đã tổ chức kiểm tra
nội bộ về chuyên môn, kiểm tra chuyên đề duyệt giáo án, kiểm tra sổ báo giảng,
sổ đầu bài, sổ điểm định kì hàng tháng.
- Các văn bản chỉ đạo thực hiện giáo dục tích hợp được phổ
biến, thực hiện thường xuyên trong các giờ học chính khóa, trong các tiết hoạt
động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt dưới cờ, thông qua các khẩu hiệu tuyên
truyền, các câu lạc bộ tranh ảnh và cho học sinh thực hiện cam kết giữ gìn vệ sinh
trường xanh sạch, chấp hành quy định về trật tự an toàn giao thông, giữ gìn sức
khỏe, …
- Tổ chức thực hiện việc đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp giảng dạy các lớp thay sách giáo khoa; phát động các phong trào đổi
mới phương pháp dạy học, vận động giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm trong
giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức, hướng dẫn giáo viên soạn, giảng trên giáo án điện tử.
Trong học kì đã đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy 351 tiết.
- Tổng số tiết dự giờ: 846 tiết

• Ban giám hiệu: 64 tiết
• Giáo viên: 782 tiết
- Tổ chức TTSP: 97 tiết
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ tin học: 04 lần
• Chuyên đề Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học các văn
bản nhật dụng ngữ văn. Tính hiệu quả và thách thức (13/11/2012)
• Hóa học và thực tiễn (26/11/22012)
• Một số lưu ý khi soạn đề kiểm tra (13/12/2012)
• Hội khỏe Phù Đổng cấp trường (tháng 9 – 10/2012)
- Tổ chức “Hội thi Tuyên truyền giới thiệu sách”: 441 đơn vị
tham dự, chọn 4 giải A, 7 giải B, 5 giải C và 5 giải khuyến khích.
- Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học được trang bị đủ
máy móc, phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho các hình thức giảng
dạy của giáo viên.
• Sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có: 808 lượt
• Sử dụng phòng Bộ môn - Thực hành giảng dạy, thực hành
và bồi dưỡng học sinh giỏi: 968 lượt. Trong đó:
 Vật lí: 470 lượt
 Hóa học: 190 lượt
 Sinh học: 308 lượt
b) Kết quả hoạt động dạy học
- Sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho chất lượng tiết dạy, phát
động các phong trào học tập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đã góp phần
nâng cao chất lượng kết quả học tập của thầy và trò của trường THCS Đoàn Thị
Điểm. Cụ thể là:
• Danh hiệu thi đua
 Lớp tiên tiến: 12/52 Tỉ lệ: 34.6%
 Học sinh giỏi: 858 Tỉ lệ: 39.4%
 Học sinh tiên tiến: 577 Tỉ lệ: 26.5%
 Học sinh xuất sắc khối:

Khối 6: 7 Khối 7: 10
Khối 8: 5 Khối 9: 5
• Bồi dưỡng học sinh giỏi: 11 đội tuyển lí thuyết, 3 đội tuyển
thí nghiệm thực hành, 1 đội tuyển giải toán trên máy tính cầm tay.
• Kết quả dự thi máy tính bỏ túi:
 Cấp quận: Dự thi: 14 Đạt: 14 Tỉ lệ: 100%
+ Giải I: 05 + Giải II: 02 + Giải III: 04
+ Giải KK: 01 + HSG: 02
 Cấp thành phố: Dự thi: 12 Đạt: 12 Tỉ lệ: 100%
+ Giải I: 01 + Giải II: 01 + Giải III: 03
+ Giải KK: 03 + CN.HSG: 04
 Cấp quốc gia: Dự thi: 01 Đạt: 01(Giải II) Tỉ lệ: 100%
• Phát động các phong trào:
 Giải toán trên Internet : 319 học sinh
 Tiếng Anh trên Internet: 991 học sinh
+ Cấp trường: 203 học sinh
+ Cấp quận: 82 học sinh
 Giao thông thông minh: 218 học sinh
+ Thi quý đạt: 28 học sinh
• Chất lượng giảng dạy của giáo viên: 99 giáo viên (Nữ: 76)
 Tốt: 84  Khá: 12  TB: 01  Không XL: 02
 GVDG cấp quận: 04
1.2.2. Giáo dục đạo đức, rèn luyện hạnh kiểm
- Thông qua môn học, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để lồng
ghép, tổ chức các phong trào, hoạt động. Qua đó giáo dục truyền thống, chủ
trương đường lối của nhà nước.
- Phát động thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng giáo
dục và đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Tổ
chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh”, “Hai không với bốn nội dung”, thực hiện “Dân chủ - Kỷ cương - Tình
thương - Trách nhiệm”, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia cuộc vận động
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, kí cam kết
thực hiện không vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Thông qua các giờ dạy môn GDCD, HĐ NGLL các giáo viên
tuyên truyền giáo dục cho học sinh nâng cao nhận thức trong việc rèn luyện tư
cách. Giáo viên chủ nhiệm còn sử dụng biện pháp nêu gương, đấu tranh phê phán
với những sai trái được phát hiện trong tập thể lớp, công khai giải quyết những
thắc mắc của học sinh. Phát động trong toàn thể học sinh hưởng ứng và thực hiện
nghiêm túc phong trào “An toàn giao thông”, “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phấn đấu xây dựng trường học thân thiện.
- Phổ biến các chủ điểm sinh hoạt tháng, tổ chức sinh hoạt ý
nghĩa các ngày lễ kỉ niệm trong năm qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các tiết hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức sơ kết thi đua trong tuần có đánh giá xếp loại, nêu
gương tốt, việc tốt, tuyên dương các đơn vị lớp, học sinh có thành tích, phê bình
nhắc nhở các lớp có học sinh chưa ngoan, chưa chăm. Hàng tháng có tổng kết thi
đua trao cờ luân lưu và phát động đợt thi đua mới.
- Tổ chức dạy kĩ năng sống cho học sinh các khối lớp theo kế
hoạch phối hợp giữa Ban giám hiệu với trung tâm giáo dục kĩ năng sống, giá trị
sống các ngày 24, 25/11/2012
• Khối 6: Kỹ năng ứng xử
• Khối 7: Kỹ năng giao tiếp ứng xử
• Khối 6: Tình yêu thương
• Khối 6: Kỹ năng tư duy
- Tổ chức các hoạt động học tập: Cố gắng học giỏi “Giúp bạn
vượt khó”, “Vùi kém xuống đất, hất trung bình sang bên, tiến lên giàn điểm giỏi”,
kết quả học kì I Liên đội đạt 6.786 tiết học tốt, 11.972 hoa điểm 10.
- Tổ chức các hoạt động tập thể:

• Thi làm lồng đèn cấp quận đạt giải I.
• Hội thi “Văn hay chữ tốt”: 51 học sinh, 6 học sinh thi cấp
quận đạt 02 giải I, 01 giải III và 02 giải khuyến khích.
• Phong trào sáng tác văn thơ: 87 học sinh
+ Giải A: 04 + Giải B: 04 + Giải C: 06 + Giải KK: 11
• Thi vẽ tranh: Chủ đề về thầy cô, trường lớp ngành nghề
trong tương lai và “Xây dựng trường học thân thiện”: 61 tranh dự thi
+ Giải I: 03 + Giải II: 03 + Giải III: 04 + Giải KK: 05
• Hội thi văn nghệ chào mừng 20/11: 71 tiết mục
• Các phong trào khác: Phát động phong trào “Uống nước
nhớ nguồn”, “Vòng tay bè bạn”, “Hỗ trợ thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự”
số tiền vận động được 16.223.500 đồng; Tổ chức “Vui Trung thu nhớ Bác” cho
90 đội viên, hỗ trợ lồng đèn cho trường mần non Tây Đô, mần non Phượng Hồng;
Tổ chức cho 208 học sinh tham quan Bảo tàng quân khu IX, Bảo tàng Cần Thơ,
khám Lớn Cần Thơ.
• Tham gia hội thi “Tiếng hát giáo viên năm 2005” do CĐ
ngành tổ chức. Kết quả đơn vị đạt giải B.
• Tổ chức vận động giáo viên thực hiện công tác xã hội: tấm
lưới Trường Sa, hỗ trợ vùng khó khăn, vùng lũ (1.130.000 đồng), tham gia tương
trợ ngành 25.000 đồng/công nhân viên. Hỗ trợ 01 ngày lương giúp Thành phố Hải
Phòng khắc phục bão số 8.
• Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh:
+ Tốt: 73.3% + Khá: 16.9%
+ Trung bình: 6.9% + Yếu: 2.9%
1.2.3. Giáo dục lao động hướng nghiệp
- Việc dạy học môn công nghệ, hướng nghiệp và dạy nghề phổ
thông được thực hiện giảng dạy đầy đủ chương trình bộ môn công nghệ theo quy
định chương trình SGK; kết hợp với trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề tổ chức
dạy hướng nghiệp cho lớp 9 và dạy nghề cho học sinh khối 8, 9 tại trung tâm.
- Nội dung, biện pháp giáo dục lao động, hướng nghiệp được lồng

ghép thông qua các môn học, các buổi lao động tập thể, lao động vệ sinh sân
trường, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh làm cho trường lớp sạch,
đẹp.
1.2.4. Giáo dục thể chất, vệ sinh
- Tổ chức dạy học, đánh giá việc rèn luyện giáo dục thể chất đúng
chương trình, thời lượng theo quy định phân phối chương trình. Thường xuyên tổ
chức cho học sinh tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục đầu giờ, giữa giờ.
- Tổ chức kiểm tra, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng
khiếu các môn thể dục thể thao. Tuyển chọn, lập đội tuyển Hội khỏe phù đổng
• Hội khỏe phù đổng cấp trường: 369 học sinh
+ Giải I: 19 + Giải II: 19 + Giải III: 11
• Hội khỏe phù đổng cấp quận: 134 học sinh
- Kết hợp với trung tâm y tế phường An Cư tổ chức khám sức
khỏe cho 592 học sinh khối 6.
- Tổ chức tuyên truyền phòng các bệnh trong học đường: bệnh
tiêu chảy, bệnh sốt xuất huyết, bệnh chân tay miệng, phòng ngộ độc thức ăn,
thông báo về dịch cúm gia cầm, bệnh cúm A (H
1
N
1
), …
- Tổ chức hơn 04 cuộc lao động công ích làm sạch môi trường và
quét dọn làm sạch sân trường, vệ sinh trường lớp góp phần giữ môi trường xung
quanh thông thoáng.
1.2.5. Giáo dục thẩm mĩ
- Tổ chức giảng dạy các môn nhạc, họa theo phân phối chương
trình, thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
- Hướng dẫn tổ chức dạy các bài hát sinh hoạt, các bài hát tập thể
trong các tiết sinh hoạt lớp, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết âm nhạc.
1.3. Tình hình xây dựng đội ngũ, các điều kiện thiết yếu

- Tình hình đội ngũ:
• Tổng số CB, GV, NV hiện có: 116 Nữ: 84
 Biên chế: 110 Nữ: 81
 Hợp đồng trong ngân sách: 02 (Bảo vệ)
 Hợp đồng dạy giờ: 04 Nữ: 03
• Cán bộ quản lý: 03
 Sau ĐH: 01  ĐHSP: 02
• Giáo viên: 99
 Sau ĐH: 01  ĐHSP: 72
 CĐSP: 25  Dưới CĐSP: 01
• Tình hình Đảng viên: 28 Nữ: 19
• Số giáo viên đạt chuẩn tham gia học nâng chuẩn: 05
- Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, nhà trường có các
biện pháp chăm lo, xây dựng, tổ chức các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, thực
hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn như: tập huấn
công nghệ thông tin, tập huấn nghiệp vụ giám sát, tập huấn chuyên môn toán, lịch
sử, địa lí, ngữ văn, Anh văn, Pháp văn, …
- Công tác xây dựng, tu sửa, trang bị cơ sở vật chất được quan
tâm: các thiết bị chuyên dùng, các phòng học, phòng Lab được sơn sửa, lắp đặt
mái che, cửa sắt kéo, …
1.4. Tình hình công tác chủ nhiệm
1.4.1. Tình hình chung
a) Quy mô lớp và tình hình chủ nhiệm
- Năm học 2012 – 2013 trường THCS Đoàn Thị Điểm có 52
lớp với 52 GVCN (Nữ: 48) với 2192 học sinh được chia thành bốn khối:
Khối Số lớp Số GVCN Khối trưởng chủ nhiệm GVCN nam
6 13 13 Cô Phạm Thị Chiến 00
7 14 14 Cô Từ Lệ Quyên 03
8 13 13 Cô Trần Thị Kim Nhung 01

9 12 12 Cô Hà Thị Thu Ba 03
b)Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
• Đa số GVCN có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí
học sinh. Có tinh thần trách nhiệm cao và giảng dạy môn chính trong lớp.
• Các GVCN kết hợp với tổ giám thị, Đoàn, Đội và gia đình
rất chặt chẽ trong công tác giáo dục học sinh.
• Các khối lớp học theo cùng một buổi nên GVCN cùng khối
có thể hỗ trợ nhau trong công tác chủ nhiệm.
• Được chính quyền địa phương, các ngành quan tâm. Đặc
biệt là được Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh quan tâm, nhiệt tình,
tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục học sinh.
• Đa số học sinh là con cán bộ công chức được phụ huynh
quan tâm chú ý và hầu hết các học sinh nằm trong địa bàn phường An Cư – An
Hội nên thuận lợi cho việc đi học của học sinh.
• Có lực lượng giám thị theo dõi, xử lí kịp thời các vi phạm
của học sinh trong các giờ học, giờ chơi và các hoạt động khác.
- Khó khăn:
• Một số GVCN còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm nên hiệu quả giáo dục chưa cao.
• Một số học sinh do tác động của tệ nạn xã hội, mặt trái của
công nghệ thông tin, thiếu nề nếp giáo dục ở gia đình, cha mẹ ít quan tâm, thiếu
sự phối hợp với nhà trường gây khó khăn trong công tác giáo dục học sinh.
• Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Lao động
phổ thông, thu nhập thấp, cha mẹ không sống chung, học sinh ở với ông bà, cô
bác, học sinh phải lao động phụ giúp cha mẹ nên không có thời gian học tập,
không có người chăm sóc, dạy bảo.
• Đối với học sinh chưa ngoan, hình thức kỉ luật chưa đủ
mạnh để khống chế được các học sinh vi phạm nhiều lần không sửa chữa.
c) Nhiệm vụ và nội dung sinh hoạt tổ chủ nhiệm

- Tổ trưởng chủ nhiệm (Hiệu trưởng):
• Lên kế hoạch công tác chủ nhiệm cho cả năm học để các
GVCN thực hiện.
• Họp tổ chủ nhiệm hàng tháng để nắm tình hình chung và xử
lí các khó khăn hay các phản ánh của GVCN; phổ biến nội dung các văn bản,
công văn liên quan đến công tác chủ nhiệm; Bàn bạc, thống nhất một số các biện
pháp xử lí học sinh vi phạm.
• Họp định kì các khối trưởng chủ nhiệm để trao đổi công tác.
- Khối trưởng chủ nhiệm:
• Nắm tình hình các lớp trong khối thông qua các GVCN.
• Báo cáo kịp thời với giám thị - Ban giám hiệu các vi phạm
của học sinh trong khối.
• Kết hợp với GVCN các lớp giải quyết một số vấn đề khó
khăn của lớp trước khi đưa ra hội đồng xét kỉ luật hoặc khen thưởng.
- Nhiệm vụ của GVCN:
• Thực hiện theo điều lệ phổ thông quy định.
• Nắm vững 04 chức năng và 04 nhiệm vụ chính của GVCN.
1.4.2. Công việc cụ thể của giáo viên chủ nhiệm
a) Công tác chủ nhiệm
- Tìm hiểu, phân loại lớp học sinh lớp chủ nhiệm thông qua sơ
yếu lí lịch học sinh hoặc nắm tình hình từ các lớp dưới.
- Xây dựng tập thể học sinh tự quản: tổ chức Đại hội chi đội,
phân công trách nhiệm.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện.
- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp
• Đăng kí thi đua đầu năm
• Theo dõi tình hình lớp thông qua Ban cán sự lớp.
• Lên kế hoạch hoạt động và biện pháp thực hiện cho chi đội.
• Kết hợp chặt chẽ với nhà trường và phụ huynh để giáo dục
học sinh.

b)Hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm
- Sổ chủ nhiệm (có mẫu)
- Sổ gọi tên ghi điểm của lớp
- Sổ ghi chép: ghi nhận các vi phạm của học sinh
- Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Sổ nghị quyết lớp
- Các văn bản quy định cấp trên
- Các tài liệu về công tác giáo dục học sinh (Tài liệu tập huấn)
* Năm học 2011 – 2012 là năm đầu tiên phòng Giáo dục phát động
phong trào thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi để tôn vinh các giáo viên làm công tác
chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm. Trường THCS Đoàn Thị Điểm có 03 giáo viên
dự thi và đều đạt giải I, II, III
1 - Cô Phạm Thị Quỳnh Ngân (Khối 6)
2 - Cô Nguyễn Thị Mỹ Phượng (Khối 7)
3 - Cô Nguyễn Hoàng Anh (Khối 8)
2. Thực tập công tác giảng dạy
- Công tác thực tập giảng dạy trong đợt thực tập sư phạm năm thứ ba đóng
vai trò rất quan trọng. Nhận thức được điều đó, tôi đã làm công tác này với sự cố
gắng nỗ lực hết mình, nghiêm túc, với thái độ học hỏi, lắng nghe và học tập những
chỉ bảo đúng đắn của giáo viên hướng dẫn. Điều đó được thể hiện qua các bước
cụ thể sau:
2.1. Tinh thần, thái độ, ý thức
- Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng: Được nhà trường tạo điều kiện về cơ
sở vật chất, các trang thiết bị, các tài liệu tham khảo đã giúp tôi nghiên cứu bài học
kĩ lưỡng, soạn giáo án đầy đủ nội dung và kiến thức theo phân phối chương trình.
Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn, góp ý, rút kinh nghiệm của giáo viên hướng dẫn,
tôi đã học hỏi, tìm tòi các phương pháp phù hợp để nhấn mạnh, làm rõ trọng tâm
của từng bài học góp phần làm bài giảng chất lượng, sinh động hơn.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Theo yêu cầu của từng bài học, cùng với sự
góp ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã chuẩn bị bài giảng và các đồ dùng dạy học

phù hợp cho từng bài dạy: PowerPoint, bảng phụ, các dụng cụ, các mô hình trực
quan; bên cạnh đó, còn tự mày mò khám phá để làm ra các mô hình dạy học để
học sinh dễ dàng tiếp thu hơn.
- Việc tập giảng: Đang là sinh viên thực tập năm thứ ba còn chưa có
kinh nghiệm, tôi đã tự tập giảng ở nhà, tập giảng với giáo sinh nhóm chuyên môn,
chuẩn bị chu đáo giáo án. Sau giờ tập giảng tôi luôn lắng nghe những góp ý, nhận
xét của nhóm để rút kinh nghiệm, hoàn thiện giờ dạy của mình.
- Thao giảng: Tôi luôn có ý thức hoàn thành đầy đủ các tiết dạy do giáo
viên hướng dẫn phân công, luôn cố gắng hoàn thiện tốt bài dạy với đủ tiến trình
lên lớp, khắc phục những hạn chế về kinh nghiệm, về kiến thức, phương pháp để
hoàn thành bài dạy đạt yêu cầu, cung cấp đầy đủ kiến thức cho học sinh.
- Trong quá trình thực tập giảng dạy, tôi còn tham gia dự giờ chuyên
môn có tường trình, nhận xét rút kinh nghiệm các bài giảng của các giáo sinh
nhóm chuyên môn đầy đủ, chi tiết.
2.2. Kết quả đạt được
- Dự 02 tiết thao giảng chuyên môn của các giáo viên hướng dẫn
- Thao giảng 08 tiết: 05 tiết toán, 03 tiết tin. Lịch giảng dạy cụ thể như sau:
LỊCH DỰ THAO GIẢNG CHUYÊN MÔN
STT
Ngày dạy Lớp Tiết Buổi Bài dạy
1 27/02/2013 8A12 02 Sáng §7: Trường hợp đồng dạng thứ ba
2 08/03/2013 6A12 04 Chiều Bài 16: Định dạng văn bản
LỊCH THAO GIẢNG TOÁN
STT
Ngày dạy Lớp Tiết Bài dạy
1 13/03/2013 8A11 01 §9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
2 16/03/2013 8A9 04 §1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
3 20/03/2013 8A11 01 §2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
4 26/03/2013 8A9 02 §3: Bất phương trình một ẩn
5 30/03/2013 8A11 01 §1: Hình hộp chữ nhật

LỊCH THAO GIẢNG TIN
STT
Ngày dạy Lớp Tiết Bài dạy
1 12/03/2013 9A11 05 Bài 12: Tạo các hiệu ứng động (Tiết 2)
2 19/03/2013 9A11 04 Bài 13: Thông tin đa phương tiện (Tiết 1)
3 21/03/2019 8A12 05 Bài 9: Làm việc với dãy số (Tiết 2)
2.3. Bài học kinh nghiệm
Hoàn thành kế hoạch giảng dạy, lên lớp, dự giờ tôi đã rút ra cho mình
những kinh nghiệm quý báu như sau:
- Hoàn thiện kỹ năng soạn giáo án, khả năng xử lý tình huống sư phạm.
- Lập kế hoạch giảng dạy cụ thể theo đúng phân phối chương trình.
- Tìm hiểu kĩ lưỡng về mọi mặt kiến thức liên quan đến tiết dạy. Trước
khi lên lớp cần đọc bài nhiều lần, tham khảo sách thiết kế, sách giáo viên, thu thập
thêm các tài liệu trên mạng để bài giảng hoàn chỉnh, chất lượng.
- Các bước lên lớp hoàn chỉnh, có sử dụng phương pháp trong dạy học,
đảm bảo thời gian trong 1 tiết dạy.
- Giới thiệu bài mới và chuyển ý giữa các phần nội dung bài học, sau mỗi phần có
củng cố và liên hệ thực tế
- Xác định rõ kiến thức trọng tâm để xoáy sâu, làm rõ, nhấn mạnh, ghi chú để học
sinh khắc sâu các kiến thức trọng tâm.
-
- Phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi lên lớp giảng dạy.
- được cải thiện.
- Cần tìm cách vào bài đơn giản, dễ hiểu (tốt nhất là nên có bài tập để chuyển ý)
- Các bảng phụ phải được sắp xếp trên bảng một cách hợp lý.
- Luôn chủ động trong thời gian, tránh những trường hợp đi trễ.
- Cần xoáy mạnh vào trọng tâm bài học.
- Sau mỗi tiết học cần nhấn mạnh những phần vừa học.
- Nên gợi ý cho học sinh những bài tập khó, nêu ra hướng giải.
- Hướng dẫn giải phải rõ ràng, cụ thể.

- Nên có những mô hình trực quan để bài dạy sinh động, học sinh dễ hiểu bài hơn.
- Trình bày bảng phải rõ ràng, có trình tự hợp lý.
- Khi giảng bài, tránh những từ không cần thiết (à, ờ, )
- Chữ viết phải rõ ràng; âm lượng khi giảng dạy đủ lớn để học sinh chú ý lắng nghe
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Không ngừng sáng tạo để có những tiết dạy thật sinh động.
- Phải nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân để khắc phục, hoàn thiện bản
thân.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi cũng còn nhiều thiếu sót
2.4. Ưu
- Trong quá trình giảng dạy
3. Thực tập công tác chủ nhiệm lớp
STT
Tuần Ngày thực hiện Lớp Tiết Nội dung
1 25 02/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt chủ nhiệm
2 26 11/03/2013 8A12 03 Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
STT
Tuần Ngày thực hiện Lớp Tiết Nội dung
1 25 02/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt chủ nhiệm
2 26 11/03/2013 8A12 03 Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
3 27 16/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt chủ nhiệm
4 27 18/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
5 28 23/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt chủ nhiệm
6 29 30/03/2013 8A12 05 Sinh hoạt chủ nhiệm
4. Ý thức tổ chức kỉ luật và thực hiện nội quy
5. Thu hoạch cá nhân
- Sau sáu tuần thực tập
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ MẶT MẠNH - YẾU, HƯỚNG PHẤN ĐẤU
SAU ĐỢT THỰC TẬP
PHẦN III: NHẬN XÉT GÓP Ý CỦA NHÓM









Ngày….tháng 03 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm Nhóm trưởng Sinh viên
(Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên)

×