Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH ACB KỲ HÒA.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.91 KB, 15 trang )

Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ
CHƯƠNG 1:
VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
CHI NHÁNH ACB KỲ HÒA
1.1. Quá trình hình thành phát triển của ngân hàng Á Châu
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có hội sở đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh
Khai, Q3, TP HCM. Trong 15 năm hoạt động, ACB không ngừng lớn mạnh và trở
thành Ngân hàng TMCP với quy mô tổng tài sản lớn nhất, kinh doanh hiệu quả nhất
trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam. Tính đến ngày 25/05/2007 thì vốn điều lệ của
ACB là 2.530.106.520.000 đồng. Huy động vốn của ACB tính đến cuối năm 2005
chiếm khoản 3.5% thị phần toàn ngành ngân hàng, cho vay chiếm 1.72%. Còn trong
hệ thống NHTMCP, ACB chiếm thị phần huy động vốn là 19.28% và thị phần cho
vay là 12.11% tính đến cuối năm 2005. Ngày 31/10/2006 Giám đốc trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội đã kí quyết định số 21/QD – TTGDHN chấp thuận đăng kí
giao dịch cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, như vậy ACB trở thành
ngân hàng thứ hai sau ngân hàng Sacombank đưa chứng khoán mình lên sàn giao
dịch.
Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nuớc và Pháp lệnh NHTM,
hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo
dựng khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó,
NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN
cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí
Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
−Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Kể từ ngày 12/12/2007 vốn điều lệ của
ACB là 2.630.059.960.000 đồng.
−Thời gian hoạt động là 50 năm
−Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu.
−Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
−Tên viết tắt: ACB
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ
Trang 1


Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ
−Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp.HCM
−Điện thoại: ( 84.8) 9290999
−Fax: ( 84.8) 8399885
−Trang web:www.acb.com.vn
 Cổ đông nước ngoài :
( Tỷ lệ cổ phần nắm giữ: 30%) Connaught Investors ( Jardine Matheson Group),
Dragon Financial Holdings Ltd., Công ty Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân Hàng Thế
Giới (World Bank), Ngân Hàng Standard Chartered.
 Công ty trực thuộc:
−Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
−Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
−Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
 Công ty liên kết:
− Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
− Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
 Công ty liên doanh:
− Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC).
 Nhân sự:
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên nghiệp vụ của Ngân Hàng Á
Châu là 4600 người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường
xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hai năm 1998 – 1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một
chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên đề về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân
Hàng Far East Bank và Trust Company ( FEBTC) của Philippin thực hiện. Trong
năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị Ngân
Hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân Hàng ( Bank Training Center).
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ
Trang 2
Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ

 Mạng lưới kênh phân phối:
Gồm 117 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn
quốc (tính đến ngày 14/04/2008):
− Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 38 phòng giao dịch
− Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng
Ninh): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch
− Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6 chi
nhánh và 3 phòng giao dịch
− Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 4 chi
nhánh, 2 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt)
− Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 7
phòng giao dịch.
− 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005)
− 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
(tháng 03/2005)
 Các cột mốc đáng ghi nhớ:
− Ngày 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
− Ngày 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế
tại Việt Nam ACB-MasterCard.
− Ngày 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
− Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ
thông tin ngân hàng nhằm trực tuyền hoá và tin học hóa hoạt động của ACB.
− Năm 2000 là tái cấu trúc: Với những bước chuẩn bị từ năm 1997, đầu năm
2000 ACB đã chính thức tiến hành tái cấu trúc (2000-2004) như là một bộ phận
của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi
theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có khối khách hàng
cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân quỹ.
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ
Trang 3
Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ

− Ngày 29/6/2000: Tham gia thị trường vốn, thành lập ACBS. Với sự ra đời
công ty chứng khoán ACB, có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy
mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư
tách rời khỏi họat động ngân hàng thương mại.
− Ngày 02/01/2002: Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành TCBS.
− Ngày 06/01/2003: Chất lượng quản lý đạt tiêu chuẩn 9001:2000 trong các
lĩnh vực: (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh tóan
quốc tế, (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
− Ngày 14/11/2003: Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát
hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB- Visa Electron. Trong năm 2003, các sản phẩm ngân
hàng điện tử: phone banking, mobile banking, home banking và Internet banking
được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS.
− Ngày 10/12/2004: Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn
vàng , quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trợ thành một trong số các ngân hàng đầu
tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
− Ngày 17/06/2005: Đối tác chiến lược: SCB & ACB ký kết thoả thuận hỗ trợ
kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai
bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng
của Việt Nam.
 Một số thành tựu:
− Ngày 07-1997: Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt
Nam. Ngày 09-1997: Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực
Châu Á. Ngày 11-12-1997: Được NHNN chọn tham gia Chương trình tín dụng phát
triển nông thôn (RDF) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
− Ngày 06-06-1998: Tham gia Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế
giới (SWIFT). Ngày 13-07-1998: Được chọn tham gia Chương trình Tài trợ các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ. Ngày 05-12-
1998: Báo The Asia Wall Street Journal nhận định: "ACB nổi bật là một ngân hàng
mạnh tại Việt Nam".
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ

Trang 4
Ban Đảm Bảo
Chất Luợng
P Thẩm
Định
Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ
− Ngày 15-10-1999: Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 1999.
− Ngày 28-07-2000: Được chọn tham gia Dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và
nhỏ (SMEFP) của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JBIC).
− Ngày 18-12-2001: Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét
duyệt Quốc gia về Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp; thủ tướng chính phủ tặng
Bằng khen vì ACB có thành tích nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, kinh doanh
ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong nhiều năm qua,và được Giải
thưởng Chất lượng Việt Nam năm 2002; Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do
Hội đồng xét duyệt Quốc gia về Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp.
− Ngày 21-05-2003: Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, nhân kỷ niệm 10 năm ngày
thành lập, tặng Bằng khen cho cán bộ nhân viên ACB vì đã có thành tích hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ liên tục nhiều năm. Ngày 03-06-2003: Thủ Tướng Chính phủ tặng
Bằng khen vì ACB đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 2000 đến 2002, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 04-10-
2003: Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng Chất
lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc. Ngày 17-10-2003: Hội nghị khách
hàng & Lễ công bố Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
− Ngày 04-01-2005: Giải thưởng thương hiệu Việt.
− Ngày 04-06-06: Lễ đón nhận giải thưởng " Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2005" do tạp chí Euromoney trao tặng.
− Ngày 25-03-07: Giải thưởng “The Best Leader for Vietnam 2006”. Ông Lý
Xuân Hải - Tổng Giám Đốc ACB nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành

tài chính ngân hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
1.2. Bộ máy quản lý của ngân hàng Á Châu
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ
Trang 5
Ban Đảm Bảo
Chất Luợng
P Thẩm
Định
Ch ng 1:ươ Vài nét gi i hi u v ngân hàng Á Châu chi nhánh ACB K Hòaớ ệ ề ỳ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
SVTT: Phan Th H ng H nhị ồ ạ
Trang 6
Hội Đồng Quản
Trị
Ban Tổng Giám
Đốc
Các Hội Đồng VP HĐQT
Ban Kiểm Soát
Ban KT Nội Bộ
Ban Chiến lược
Ban Chính Sách Và
Quản Lý Tín Dụng
Ban Đảm Bảo
Chất Luợng
Phòng Đầu Tư
Phòng Kế Toán
Phòng Quan Hệ Đối
Ngoại
Phòng Quản Lý Rủi Ro
Khối

KHCN
Khối KHDN
Khối
Ngân Quỹ
Khối PTKD
Khối
QTNL
Khối CNTT
Khối
Vận Hành
P Bán
Hàng
P Hỗ Trợ
P Nghiệp
Vụ
P Sản
Phẩm
P Bán Hàng
P Nghiệp Vụ
P Hỗ Trợ
P Sản Phẩm
P KD
Ngoại Hối
P KD
Vàng
P KD
Vốn
P Hỗ Tr ợ
PT CN
P Nghi ên

Cứu TT
P Marketing
P Hỗ Trợ
TD
P Tổng
Hợp
P Thẩm
Định
P Quản L ý
Quỹ
P Nghiệp
Vụ GD
P Pháp Chế
P Nhân Sự
P Hành
Chánh
Trung
Tâm Đào
Tạo
P Phát
Triển
Nguồn Lực
P Hành
Chánh
P Phân Tích
NghiệpVụ
P Quản Lý
CSDL
P Vận Hành
CNTT

Sở GD,Chi nhánh, PGD
Đại Hội Đồng Cổ
Đông

×