Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Chăm sóc người bệnh viêm VA, viêm amidan, viêm họng thanh quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.4 KB, 45 trang )

1

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM VA,
VIÊM AMIDAN, VIÊM HỌNG THANH QUẢN

MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Biết giải phẫu vòng Valdayer và phân đoạn của họng.
2. Biết được triệu chứng cơ bản của bệnh viêm VA, viêm A, Viêm họng thanh
quản
3. Nắm được cách chăm sóc một người bệnh viêm VA, viêm A, Viêm họng thanh
quản. Biết bệnh liên quan với lứa tuổi từ đó hướng dẫn, tuyên truyền người bệnh phòng
bệnh.
1.ĐẠI CƯƠNG:
Họng là một ống cơ màng ở trước cột sống, là ngã tư của đường ăn và đường thở,
nối liền mũi ở phía trên, với miệng ở phía trước, với thực quản và thanh quản ở phía
dưới.Niêm mạc họng thay đổi dần từ niêm mạc hô hấp chuyển sang niêm mạc đường tiêu
hoá.
Bệnh liên quan nhiều tới yếu tố môi trường, thời tiết
2. GIẢI PHẪU HỌC:
2.1 Phân đoạn của họng
Họng mũi hay vòm mũi họng: Là phần cao nhất ở phía sau hai lỗ mũi sau. Nóc
vòm có tổ chức lympho VA. Hai thành bên có tổ chức Amidan vòi nằm ở hố Rosenmuler
quanh lỗ vòi nhĩ.
Họng miệng: Trên thông với họng mũi, dưới thông với họng thanh quản, trước
thông với khoang miệng thông qua màn hầu. Hai bên thành họng miệng có Amidan khẩu
cái.
Họng thanh quản: từ họng miệng xuốg thu nhỏ dần đến miệng thực quản. Phía
trước có tổ chức Amidan đáy lưỡi.
2.2 Vòng bạch huyết Valdeyer:
Tổ chức lympho vùng họng có chức năng miễn dịch đặc hiệu : sản xuất ra các
lympho bào và kháng thể thông qua sản xuất tương bào để bảo vệ cho vùng mũi họng.


Tổ chức lympho ở các vùng của họng phát triển tuỳ theo lứa tuổi điều này liên
quan tới bệnh học của từng lứa tuổi .
- VA phát triển từ 2 – 5 tuổi
- Amidan khẩu cái phát triển ở tuổi dậy thì
- Amidan lưỡi phát triển muộn hơn ở tuổi trưởng thành
2.VIÊM VA
VA ( Végétations Adénoides) là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng có ở mọi trẻ
em bình thường. VA phát triển mạnh ở trẻ từ sau 1 tuổi đến 5 tuổi. Viêm VA là bệnh
thường gặp nhất ở trẻ nhỏ nước ta, là cốt lõi bệnh học tai mũi họng trẻ em. VA ảnh hưởng
lớn đến bệnh tật và phát triển của trẻ, nạo VA có tác dụng rất lớn.
2.1 Viêm VA mạn tính:
Toàn thân: Trẻ chậm phát triển, biếng ăn, hay sốt vặt. Toàn trạng gày hay béo bệu.
Triệu chứng cơ năng: Triệu chứng chính và thường xuyên là ngạt mũi. Cả hai mũi
đều khó thở. Viêm mũi nhiều lần, chảy mũi kéo dài, thò lò mũi. Hay ho và sốt vặt. Ngủ
ngáy, không yên giấc. Có thể có nghe kém.
2

Khám thực thể: Đặt thuốc co mạch trước khi khám mới có thể nhìn thấy VA nằm
phía sau của mũi. Soi vòm qua gương để quan sát VA chỉ thực hiện được ở trẻ lớn có thể
thấy khối sùi ở vòm hoặc chiếm một phần cửa mũi sau và thấy dịch nhầy chảy xuống
họng. Sờ VA bằng một ngón tay qua đường miệng có thể nhận thấy được kích thước VA.
2.2 Viêm VA cấp:
Trẻ trong đợt viêm cấp thường có sốt, mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc. Cũng có thể
sốt cao, nôn trớ, ỉa chảy
Triệu chứng cơ năng: ngạt tắc mũi là triệu chứng chính và sớm, ngạt làm cho trẻ
phải thở mồm, thở khụt khịt, dễ sặc, trớ Chảy nước mũi trắng đục, chảy nhiều cả mũi
trước và mũi sau gây ho, sặc.
Triệu chứng thực thể:
- Khám mũi: khe mũi, sàn mũi nhiều nhầy, niêm mạc mũi nề đỏ, cuốn dưới
cương đỏ nhưng co hồi tốt.

- Họng niêm mạc đỏ, thành sau có nhiều nhầy trắng đục chảy từ vòm xuống đặc
dính.
- Thường có hạch góc hàm, dưới hàm.
- Ở trẻ lớn có thể soi vòm thấy tổ chức VA sùi to, bề mặt bám nhiều mủ.
Tiến triển: Sau chăm sóc vài ngày các triệu chứng trên giảm dần, có thể tự khỏi
nhưng rất hay dễ tái phát. Khi điều trị không tốt, ở trẻ cơ địa yếu có thể dẫn tới biến
chứng như viêm mũi xoang, viêm mũi họng, viêm khí phế quản, viêm tai giữa cấp tính.
2.3 Biến chứng của VA:
Biến chứng viêm nhiễm ở đường hô hấp: viêm mũi mạn tính, viêm mũi xoang,
viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm thanh quản co rít, viêm phế quản, viêm khí - phế
quản, viêm phổi.
Biến chứng tiêu hoá: ỉa chảy, hay nôn trớ, lười ăn.
Biến chứng về thể chất do thiếu oxy mạn tính: cằm lẹm, hàm trên vẩu, môi dầy,
ngực dô, chậm phát triển, ngủ ngáy, chậm nói, hay lơ đễnh
2.4. Điều trị và chăm sóc người bệnh viêm VA
2.4.1.Viêm VA cấp:
Giữ ấm, nằm nghỉ ngơi
Nếu có sốt cao đe doạ biến chứng dùng kháng sinh, hạ nhiệt
Rỏ mũi: Phải làm sạch mũi trước khi rỏ thuốc bằn cách bảo trẻ xì mũi hoặc hút
sạch bằng ống hút. Thuốc rỏ có thể dùng thuốc sát khuẩn, thuốc co mạch dành cho trẻ em
ngày vài lần.
Có thể dùng thêm thuốc chống sung huyết mũi, giảm tiết dịch
2.4.2.Viêm VA mạn tính:
Nạo VA là một thủ thuật nhanh, tương đối đơn giản, được coi là một biện pháp
vừa điều trị vừa phòng bệnh tránh các biến chứng do viêm VA mạn tính gây ra. Tuy nhiên
để đảm bảo nạo có kết quả cần chú ý tới chỉ định và chống chỉ định nạo VA cho đúng,
chính xác.
Sau nạo VA cho người bệnh nằm nghiêng đầu, có khay nhỏ và giấy để cho ngưòi
bệnh đùn nước bọt kiểm soát chảy máu. Theo dõi mạch , nhiệt độ, huyết áp, sắc da trong
một giờ sau đó có thể cho người bệnh uống sữa nguội. Cho kháng sinh, thuốc rỏ mũi,

giảm đau sau mổ.
3

Cần giữ gìn vệ sinh mũi họng, tránh các tác nhân kích thích. Sử dụng các thuốc
chống tạng tân như vitamin D, A
3.VIÊM AMIDAN
Viêm amidan là bệnh rất hay gặp ở nước ta cả ở người lớn và trẻ em. Bệnh có thể
tự khỏi nhưng cũng có thể đưa tới các biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân có khi nguy
hiểm.
Amidan là tổ chức có chức năng miễn dịch, phòng chống bệnh cho vùng họng do
đó vấn đề xử lý amidan cần được cân nhắc.
3.1.Viêm amidan mạn tính:
Triệu chứng cơ năng:
- Cảm giác nuốt vướng, có thể có đau nhói và vướng như có dị vật ở họng.
- Hơi thở hôi, ngủ ngáy, hay ho
Triệu chứng thực thể:
- Bề mặt amidan có nhiều khe hốc, có thể có chất bã đậu hay mủ trắng.
- Amidan có thể to quá phát lấn vào làm hẹp khoang họng.
- Amidan có thể teo nhỏ nhưng nhiều khe kẽ, xơ dính vào trụ amidan.
- Trụ amidan thường nề dày, trụ amidan đỏ. Thành họng có nhiều hạt.
- Có thể có hạch góc hàm hay dưới hàm.
Chẩn đoán xác định: Khó khăn vì dấu hiệu thực thể không điển hình và thường đi
kèm theo viêm họng mạn tính.
3.2. Viêm amidan cấp tính:
Triệu chứng cơ năng:
- Sốt : có thể có cảm giác ớn lạnh hay sốt cao.
- Đau họng: đau rát tại chỗ, đau lan lên tai, tăng lên khi nuốt.
- Hơi thở hôi.
- Ngoài ra có thể có: ho do tăng tiết nhầy ở họng hay do kích thích; khàn tiếng;
thở ngáy

Triệu chứng thực thể:
- Hai amidan sưng to lên, đỏ, ướt, có thể có mạch máu nổi rõ hoặc có các chấm
mủ trên bề mặt.
- Trụ amidan đỏ, nề dày.
- Thường kèm theo viêm họng: niêm mạc họng đỏ tăng xuất tiết nhầy.
Tiến triển của viêm amidan cấp: Sau một vài ngày các triệu chứng có thể giảm dần
và khỏi. Nhưng bệnh hay tái phát và có thể gây biến chứng như: ápxe quanh amidan hay
ápxe thành bên họng; có thể viêm tai giữa cấp, viêm thanh khí quản cấp, xa hơn có thể
gây viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim.
Chẩn đoán viêm amidan cấp: tương đối dễ dàng với các triệu chứng lâm sàng
cũng như trên xét nghiệm máu.
3.3. Điều trị:
3.3.1. Viêm A cấp:
Sử dụng kháng sinh, vitamin khi có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt cao.
Súc họng bằng nước muối loãng 9%0 Chấm thuốc tại chỗ SMC
Giữ ấm, tránh các chất kích thích.
3.3.2.Viêm A mạn tính:
4

Cắt A cần được cân nhắc chu đáo sau quá trình thăm khám và theo dõi toàn diện.
Hiện nay có nhiều biện pháp để giải quyết amidan như: cắt amidan theo phương pháp
kinh điển bằng anse hay sluder gây tê, cắt bằng anse cầm máu bằng đông điện có gây mê
nội khí quản, cắt amidan bằng dao mổ đơn cực, lưỡng cực, cắt amidan bằng máy
quangđông ở nhiệt độ thấp. Sau cắt amidan cần được theo dõi chu đáo, tỷ mỉ tránh nguy
cơ chảy máu, nhiễm trùng sau mổ.
Chăm sóc một bệnh nhân cắt amidan
- Người bệnh sau cắt amidan nằm gối đầu vừa phải cho thoả mái, nghiêng đầu
sang một bên, có một khay nhỏ để theo dõi nước bọt trong họng người bệnh nhằm phát
hiện chảy máu. Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng người bệnh 1 giờ/ lần trong
3 giờ sau đó 3 giờ/ lần trong 24 giờ.

- Theo dõi, phát hiện, xử trí khi người bệnh chảy máu hoặc phòng chảy máu
- Hướng dẫn người bệnh súc họng bằng nước muối 9 %0 nhẹ nhàng, nhiều lần
trong ngày và sau khi ăn đề phòng nhiễm trùng. Cho người bệnh uống thuốc giảm đau,
dùng kháng sinh dự phòng.
- Chế độ ăn: Sau cắt amidan 3 giờ không chảy máu người bệnh có thể ưống sữa
nguội. Nên uống từ 150 – 200 ml/ lần, uống từ từ môt hơi dài không uống ngắt quãng hay
dùng ống mút. Không dùng các đồ chua, các chất kích thích, nóng. Sau 3 ngày ăn cháo,
ăn đồ mềm. Sau một tuần ăn cơm. Tránh khạc nhổ, ho dễ làm bong giả mạc gây chảy
máu.
- Sau cắt amidan nên nói sớm, nói nhỏ để không ảnh hưởng tới phát âm.
Khi có hiện tượng chảy máu phải báo kịp thời cho bác sỹ. Hướng dẫn người bệnh ngậm
nước đá sau đó đùn nhẹ ra khay. Đặt túi chườm lạnh vào hai bên góc hàm 5 – 10 phút
đồng thời báo bác sỹ để tiêm thuốc cầm máu .
- Ghi theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, lượng máu chảy, chế độ ăn trong 24 giờ.
4.VIÊM HỌNG THANH QUẢN.
Là viêm cấp tính niêm mạc của họng và thanh quản. Thường gặp ở trẻ em. Bệnh
thường phối hợp với viêm mũi họng, viêm khí phế quản cấp.
Triệu chứng cơ năng:
- Khởi đầu thường là một bệnh cảnh viêm mũi họng. Biểu hiện sốt nhẹ, mệt
mỏi, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi, khô rát họng.
- Cảm giác rát ngứa họng và thanh quản hay kích thích như nam châm vùng
họng.
- Ho: Ho từng cơn, lúc đầu ho khan sau ho có đờm nhầy hay mủ.
- Khàn tiếng: Tiếng khàn ngày càng rõ, có khi mất tiếng.
Triệu chứng thực thể:
- Niêm mạc họng sung huyết đỏ, xuất tiết nhầy.
- Dây thanh nề, đỏ, không căng. Băng thanh thất sung huyết, có xuất tiết đọng
nhiều ở tiền đình thanh quản và bám ở dây thanh gây ho và khàn tiếng.
Ở trẻ nhỏ có thể có phù nề thanh quản gây khó thở.
Tiến triển của bệnh: Thường bệnh giảm dần sau 7 ngày thì khỏi, triệu chứng khàn

tiếng có thể kéo dài thêm mọt vài ngày. Trong những trường hợp do virus và ở trẻ nhỏ
bệnh tích có thể lan xuống dưới gây viêm khí phế quản hay viêm phổi.
Điều trị viêm họng thanh quản cấp
- Cần cho ngưòi bệnh nghỉ ngơi, hạn chế nói, giữ ấm.
5

- Dùng kháng sinh khi có sốt cao do bội nhiễm. Sử dụng các thuốc giảm ho,
giảm kích thích, giảm xuất tiết.
- Xông hơi nước ấm với tinh dầu hoặc khí dung kháng sinh pha với
Hydrocortison. Rỏ mũi và súc họng tại chỗ là rất hiệu quả.
Một số thể lâm sàng của viêm họng thanh quản cấp:
- Viêm thanh quản hạ thanh môn: Thường gặp ở trẻ nhỏ trước tuổi đi học, nam
nhiều hơn nữ. Bệnh dễ bị bỏ qua do không có biểu hiện khàn tiếng. Triệu chứng thường là
sau viêm mũi họng về đêm xuất hiện khó thở thanh quản, khó thở vào, rít, co kéo nhưng
không khàn tiếng. Ho ông ổng, thay đổi âm sắc. Bệnh tiếng triển nhanh cần xử trí nhanh
chóng
- Viêm họng thanh quản do bạch hầu: Thường gặp ở trẻ nhỏ, hiện nay hiếm
gặp.triệu chứng toàn thân thể hiệnnhiễm trùng nhiễm độc, hạch cổ sưng to. Cơ năng có
ho, khàn tiếng hay mất tiếng; khó thở thanh quản dễ dẫn tới suy hô hấp. Thực thể họng
thanh quản có giả mạc trắng đục có khi xám, dai khó bóc, có khi giả mạc có cả ở mũi.
Điều trị cần chống suy hô hấp và các biến chứng toàn thân do nhiễm độc tố bạch hầu.
- Viêm thanh thiệt: Bệnh gặp mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, diễn
biến nhanh. Bệnh cảnh xảy ra đột ngột. Triệu chứng cơ năng: sốt cao,nuốt đau, khó thở cả
hai thì, khàn tiếng không rõ. Khám thực thể phải hết sức thận trọng, nhẹ nhàng có thể thấy
sụn thanh thiệt nề đỏ mọng to. Điều trị phải dùng kháng sinh mạnh liều cao, corticoid.

LƯỢNG GIÁ SAU BÀI HỌC
1. Tổ chức lym pho vùng họng có chức năng , tiết ra các chất để bảo vệ
vùng mũi họng.
2. Vòng Valdayer bao gồm:

VA
Amidan vòi


3.Đánh ( ) vào các triệu chứng thường gặp của vêm VA mạn tính:
Ngạt mũi thường xuyên hai bên.
Chảy mũi nhầy kéo dài
Hay ho, sốt vặt
Ỉa chảy
Ngủ ngáy
4. Bệnh lý VA là cốt lõi bệnh của trẻ em, nạo VA có tác dụng rất lớn. Biến chứng của VA
mạn tính gồm:
…………
…………
Biến chứng toàn thân do thiếu oxy mạn tính
5. Điều trị viêm VA chủ yếu là dùng thuốc mũi , chỉ sử dụng kháng sinh khi có
biến chứng, sốt cao.
6. Nhận định dưới đây đúng hay sai:
ST
T
Nhận xét Đúng Sai
1 Viêm amidan là bệnh thường gặp
6

2 Viêm amidan chỉ gặp ở người trẻ tuổi
3 Viêm amidan liên quan với thay đổi thời tiết
4 Viêm amidan không gây biến chứng nguy hiểm

7.Triệu chứng cơ năng của viêm amidan cấp tính:
Sốt

……………………
……………………
Có thể có ho, tăng tiết nhầy
8. Triệu chứng thực thể của viêm amidan mạn tính………………, chẩn đoán chủ yếu
dựa vào các đợt amidan viêm cấp tính.
9.Đánh ( ) vào các nhóm thuốc cần dùng cho người bệnh viêm amidan cấp:
Kháng sinh
Giảm viêm
Giảm đau
Corticoid
Thuốc súc họng tại chỗ
10. Đúng hay sai trong chăm sóc người bệnh sau cắt amidan:
STT Cách chăm sóc Đúng Sai
1 Người bệnh phải nằm đầu thấp
2 Sau mổ ngày đầu phải nhịn ăn
3 Sau một tuần được ăn cơm nát
4 Phải kiêng nói một tuần
11. Đánh ( ) vào các nhận định anh ( chị ) cho là đúng:
Viêm họng thanh quản thường liên quan với thời tiết
Viêm họng thanh quản hay xảy ra sau một bệnh cảnh viêm mũi họng
Viêm họng thanh quản thường tiến triển nhanh, có tính chất cấp cứu
Viêm họng thanh quản hay xảy ra vào ban ngày
Viêm họng thanh quản gặp nhiều ở trẻ em
12. Triệu chứng cơ năng của viêm họng thanh quản gồm:
Thường khởi đầu: sốt, mệt mỏi, ngạt vàchảy mũi, rát họng
Đau họng, ngứa cổ và thanh quản
………….……………………….
…………………………………
13.Kể tên một số bệnh cảnh lâm sàng viêm họng thanh quản cấp tính nguy hiểm
Viêm họng thanh quản do bạch hầu

……………………………………
……………………………………
14. Đánh dấu () vào cách xử trí đúng trong viêm họng thanh quản
Cần nghỉ ngơi, giữ ấm
Xông họng hoặc khí dung thuốc kháng sinh và corticoid
Cần phối hợp kháng sinh và corticoid toàn thân
Thở oxy và đặt ống thông đường thở sớm.
ĐÁP ÁN
7

Câu1:Miễn dịch. Câu2:Amidan khẩu cái và amidan lưỡi. Câu3: 31,32,33,35 Câu4:
Biến chứng đường hô hấp và đường tiêu hoá. Câu5: tại chỗ Câu6: Đúng 61 còn lại là
sai. Câu7: Đau họng và hơi thở hôi Câu8: không điển hình Câu9:91,92,93,95 Câu10:
10.3 đúng còn lại là sai Câu11:11.1, 11.2, 11.3, 11.5 Câu12: Ho và khàn tiếng
Câu13Viêm thanh thiệt cấp và viêm thanh quản hạ thanh môn. Câu14: 14.1, 14.2, 14.3
8

PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1.Biết các triệu chứng sớm, gợi ý nghĩ tới ung thư vòm mũi họng
2.Hiểu được bệnh ung thư vòm mũi họng nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi
ngược lại người bệnh nhanh chóng đi tới tử vong do di căn vào sọ ở giai đoạn cuối.
3.Biết các giai đoạn phát triển của bệnh từ đó đề ra kế hoạch chăm sóc, hướng dẫn,
động viên người bệnh điều trị.
1. DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
Ung thư vòm mũi họng còn gọi là N.P.C ( NPC viết tắt của Naso – Pharyngo –
Carcinoma )
NPC đứng hàng đầu trong các ung thư về Tai mũi họngvà đầu cổ.
NPC khá phổ biến ở nước ta, vùng Quảng đông Trung Quốc nhưng lại hiếm gặp ở

các nước Âu – mỹ.
Về độ tuổi : gặp nhiều ở lứatuổi 30 – 50. nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ và trẻ
em.
Về giới: Tỷ lệ nam nữ tương đương nhau.
Về chẩn đoán: Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào vị trí khối u và triệu chứng mượn
của các cơ quan lân cận nên khó chẩn đoán.
Về tiên lượng: U nằm ở hốc sâu gần nền sọ nên điều trị khó khăn, kết quả hạn chế,
tiên lượng xấu.
Về nguyên nhân: Người ta tìm thấy vai trò của vi rus Epstain – Barr trong NPC mở
hướng tích cực về miễn dịch chẩn đoán và điều trị. Ung thư NPC ít liên quan tới hút thuốc
lá mà liên quan tới tập quán ăn uống các đồ lên men của ngưòi vùng đông á.
2.TRIỆU CHỨNG HỌC NPC
2.1 Giai đoạn đầu: Triệu chứng âm thầm nên khó phát hiện chủ yếu là triệu chứng nhức
nửa đầu từng cơn.
2.2 Giai đoạn điển hình: Khối u còn khu trú ở vòm mũi họng
Triệu chứng đau nhức đầu rõ rệt hơn, đau nhức sâu vùng hố mắt, thái dương.
Triệu chứng đi kèm biểu hiện phụ thuộc vào vị trí bản chất của khối u
- Triệu chứng mũi: Ngạt mũi cùng bên với bên đau nhức. Chảy mũi nhầy, sau đó
có thể có mủ và có dây máu lẫn trong nhầy mũi.
- Triệu chứng tai: Cảm giác tức, đút nút trong tai cùng bên đau nhức. ù tai, nghe
giảm tiếng trầm do tắc vòi. Có thể gặp viêm tai giữa cùng bên.
- Triệu chứng miệng: Cử động hàm hạn chế, đưa hàm hai bên khó, nhanh mỏi.
Có thể có tê bì vùng miệng mặt do kích thích dây thần kinh V.
- Triệu chứng hạch: Hạch cổ thường có 1 bên sớm. Hạch điển hình nằm sau góc
hàm và trên dãy hạch cảnh. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, cứng, ấn không đau, di động hạn
chế, không có viêm quanh hạch.
- Khám thực thể: Khám mũi trước không mấy khi phát hiện có tổn thương. Soi
mũi sau qua gương gián tiếp hoặc nội soi có thể thấy khối u sùi, xung quanh thâm nhiễm
ở nóc vòm hay 2 bên loa vòi. Đặc biệt khi chạm vào bằng tay hay que thăm dò có hiện
tượng rớm máu.

2.3 Giai đoạn lan tràn
9

Toàn thân có biểu hiện gày sút, mất ngủ, thiếu máu hay sốt.
Biểu hiện bệnh phụ thuộc vào khối u lan theo hướng nào
- Lan ra trước: biểu hiện các triệu chứng mũi
- Lan ra 2 bên: biểu hiện ra tai
- Lan xuống dưới: biểu hiện ở màn hầu, dọc theo trụ Amiđan, biểu hiện khít
hàm.
- Lan lên trên: biểu hiện các triệu chứng tăng áp lưc nội sọ, hội chứng màng não,
liệt các dây thần kinh từ dây II đến dây XII tuỳ theo sự xâm lấn của khối u.
3. CHẨN ĐOÁN :
3.1 Chẩn đoán xác định: Dựa vào xét nghiệm tế bào học.Ung thư NPC thường là ung thư
biểu mô không biệt hoá.
3.2 Chẩn đoán sớm:
Phát hiện ngay khi có nghi ngờ vì giai đoạn này điều trị cho kết quả tốt.
Triệu chứng gợi ý là trên một người bệnh có nhức đầu có các triệu chứng ngạt,
chảy mũi một bên có dây máu hoặc ù tai, nghe kém, tắc vòi một bên hoặc có hạch cổ
Kutner một bên cần được gửi đến chuyên khoa để soi mũi sau và làm sinh thiết để chẩn
đoán tế bào học.
Hiện nay với huyết thanh miễn dịch chẩn đoán tìm sự hiện diện của vius Epstain –
Barr ở người bệnh nghi NPC cho phép thực hiện hàng loạt người và thực hiện đơn giản
ngay khi triệu chứng lâm sàng chưa rõ ràng tuy nhiên xét nghiệm này cũng chưa có giá trị
chẩn đoán xác định.
4. ĐIỀU TRỊ:
4.1 Nguyên tắc chung:
Ngưòi bệnh cần được điều trị và theo dõi tại các trung tâm có đủ phương tiện và
điều kiện.
Tia xạ là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu người bệnh đến
sớm, nhất là với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.

Phẫu thuật ít hiệu quả trừ phẫu thuật nạo vét hạch cổ vẫn cần thiết
Hoá trị liệu cho kết quả không cao.
Miễn dịch trị liệu: liệu pháp này mới được áp dụng, cho kết quả khả quan hơn.
4.2 Chăm sóc người bệnh NPC
Chăm sóc người bệnh tia xạ: Người bệnh thường có đau rát vùng tia xạ, khô cổ,
nuốt vướng, ăn uống khó
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nạo vét hạch: thay băng hàng ngày, cắt chỉ
Chăm sóc người bệnh có các triệu chứng tai, mũi, thần kinh đi kèm theo
Động viên, hướng dẫn người bệnh ăn uống, sinh hoạt nâng sức đề kháng, nâng cao
thể trạng.

LƯỢNG GIÁ SAU BÀI HỌC
1. Đánh ( ) vào ô đúng hay sai cho các phương án sau
STT Phương án Đúng Sai
1 NPC đứng hàng đầu trong ung thư đầu cổ và tai
mũi họng

2 NPC không gặp ở trẻ em
10

3 NPC gặp phổ biến ở nước ta
4 NPC liên quan với sự có mặt của vius Epstain –
Barr trong máu người bệnh.

5 NPC phát hiện sớm điều trị cho kết quả tốt

2. Triệu chứng cơ năng thường gặp, biểu hiện sớm ở người bệnh NPC là:
3.Triệu chứng bệnh là triệu chứng mượn phụ thuộc vào khối u.
4. Đánh ( ) vào các triệu chứng biểu hiện của bệnh NPC:
Ngạt, chảy mũi một bên thỉnh thoảng xì có dây máu

Ù tai, nghe kém
Chảy mủ tai
Hạch thượng đòn
Đau răng, đau hàm mặt.
5. Chẩn đoán xác định NPC dựa vào
6.Ung thư NPC nằm ở vị trí sâu nên khi bệnh phát triển ra nền sọ khó điều trị, tiên lượng
dè dặt nhưng khi phát hiện sớm, u khu trú điều trị tia xạ cho kết quả
7. Đánh() vào phương pháp điều trị cơ bản, có hiệu quả trong ung thư NPC là:
Tia xạ
Miễn dịch liệu pháp
Hoá trị liệu
Phẫu thuật khối u
8. Đánh () khi có biểu hiện nào dưới đây cần nghĩ tới NPC:
Ngạt, chảy mũi một bên thỉnh thoảng có xì ra dây máu.
Ù tai, nghe kém một bên do tắc vòi nhĩ.
Liệt dây thần kinh VII
Hạch cổ ít di động, không đau.
Nuốt vướng, nuốt đau.
9. Chọn Đúng hay Sai : Ung thư NPC liên quan nhiều với
STT Các tác nhân có hại Đúng Sai
1 Hút thuốc lá
2 Uống rượu
3 Tập quán ăn đồ lên men

Đáp án
Câu 1: 1,2, 1.3 sai còn lại đúng.Câu 2:Nhức đầu.Câu 3:Vị trí.Câu 4:41,42,43
Câu 5:Tế bào học.Câu 6:Tốt.Câu 7:Tia xạ.Câu 8:81,82,83.Câu 9:91,92 đúng93sai


CHUẨN BỊ DỤNG CỤ KHÁM VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC MỘT NGƯỜI

BỆNH TAI MŨI HỌNG

MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Biết cấu trúc của một phòng khám tai mũi họng
2. Nắm được một số dụng cụ cơ bản,thường dùng của chuyên khoa tai mũi họng
3. Biết chuẩn bị dụng cụ, người bệnh để khám tai mũi họng
11

4. Lập được kế hoạch chăm sóc người bệnh tai mũi họng.
1. ĐẠI CƯƠNG
Khám tai mũi họng là khám các hốc, cáckhe có thể nông hay sâu phụ thuộc nhiều vào
dụng cụ. Đèn khám có đủ sáng, dụng cụ có đầy đủ và đúng kích cỡ mới có thể nhìn rõ để
chẩn đoán chính xác được.
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật dụng cụ thăm khám tai mũi họng cũng đã
thay đổi cơ bản, tuy nhiên các dụng cụ có từ trước đây vẫn được sử dụng và có hiệu quả.
2. CẤU TRÚC MỘT PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG TUYẾN TỈNH
Cơ sở phòng khám gồm ba bộ phận:
Phòng đợi
Phòng khám chính
Phòng săn sóc và điều trị ngoại trú
2.1 Phòng đợi:
Ngoài ghế ngồi chờ của người bệnh còn phải có đi văng cho người bệnh nặng nằm, có
ống nước bọt, có sọt đựng rác…. Có bàn điều dưỡng kê ở giữa, điều dưỡng có nhiệm vụ
ghi tên người bệnh vàovà ghi tên bệnh cùng cách thức giải quyết bệnh lúc ra
2.2 Phòng khám chính:
Bàn khám bệnh phải có hai tầng, tầng trên để các dụng cụ khám thông thườngnhư đè
lưỡi, mở mũi, kẹp khuỷu…, tầng dưới để các dụng cụ như ống nghe, âm thoa… Những
dụng cụ đặc biệt cần cất riêng trong một tủ kính để bên cạnh.
Phải có giá để giấy xét nghiệm, giấy khám chuyên khoa. Có giá đựng các thuốc để sử
dụng tại chỗ.

Ghế khám của bác sỹ và điều dưỡng để cạnh một bàn, sử dụng ghế xoay tròn. Ghế
khám người bệnh tai mũi họng phải là ghế xoay tròn có thể ngả ra sau được.
Buồng khám có thể làm một số phẫu thuật nhỏ, có thể có bàn đo thính lực đơn
giản.
Phòng khám chiều dài tối thiểu phải đạt 5 m và đóng được kín cửa để âm thanh không
lọt vào.
2.3 Phòng săn sóc
Phòng để làm thuốc tai hay mũi, khí dung mũi họng, chọc rửa xoang…phòng này có
tủ thuốc hai lần khoá, dụng cụ, bông băng…
3. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH VÀDỤNG CỤ KHÁM TAI MŨI HỌNG
3.1 Dụng cụ khám:
Ngoài các dụng cụ chung cho một phòng khám như: Đèn đọc phim, máy hút, tủ sấy, tủ
thuốc đựng các thuốc cấp cứu, thuốc nước phục vụ cho khám bệnh dụng cụ để
khám cho một người bệnh tai mũi họng cơ bản gồm:
Nguồn sáng: Đèn clar và biến thế hay gương trán, nguồn sáng lạnh.
Dụng cụ khám họng: Đè lưỡi các cỡ cong và thẳng, gương soi thanh quản
Dụng cụ khám mũi: Mở mũi các loại có cán hoặc không cán, gương soi mũi sau,
gương thử sức cản ở hốc mũi, ống thông vòi nhĩ.
Dụng cụ khám tai: Loa soi tai các cỡ, speculum Siegle, âm thoa các cỡ.
Các dụng cụ khác: kẹp khuỷu, que tăm bông, pince gắp dị vật, pince để nhét
meches mũi, kim chọc xoang, đèn cồn, khay các loại có kích cỡ khác nhau.
* Một số dụng cụ khám chuyên khoa mới: Máy khám nội soi ống cứng, ống mềm.
Bàn chuyên dụng tai mũi họng
12

3.2 Chuẩn bị người bệnh:
Thông thường khám ở tư thế ngồi. Người bệnh có thể được các kỹ thuật viên dùng
thuốc trước khám để tránh phản xạ ở họng, để thông thoáng các khe mũi.
Người bệnh ngồi đối diện với thầy thuốc, cách khoảng 30 cm, ngồi thẳng lưng không tưa
ghế. Khi khám chỉ quay đầu, không quay người, không xoay ghế. Cần có bô nhổ để cho

ngưòi bệnh nhổ khi cần.
Với trẻ em cần giải thích, động viên cho trẻ biết khám không đau. Khám những nơi
dễ trước. Với trẻ nhỏ cần giao cho một điều dưỡng viên bế đúng tư thế: Dùng hai chân
kẹp hai chân của trẻ, tay vòng trước ngực trẻ nắm hai tay trẻ còn một tay giữ đầu ở vùng
trán. Không để trẻ chạm chân xuống đất nó sẽ tì vào đó để nhô người lên.
Chuẩn bị dụng cụ cho khám thông thường tai mũi họng gồm: mở mũi, đè lưỡi, loa
soi tai, kẹp khuỷu để trong một khay vô trùng. Khám theo thứ tự: khám mũi sauđó đặt
thuốc mũi, khám họng thanh quản, khám tai sau quay lại khám mũi. Khám bệnh các
chuyên khoa khác liên quan.
Với bệnh nhân nặng, cấp cứu có thể khám nằm tuy nhiên sẽ gặp khó khăn đặc biệt
là khám họng thanh quản.
4. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TAI MŨI HỌNG
4.1 Đánh giá người bệnh
Đánh giá toàn trạng, theo dõi các chức năng sốngnhư: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở,
tình trạng ý thức.
Đánh giá tình trạng khó thở: nhịp thở, tiếng thở, kiểu khó thở, mức độ thiếu oxy,
da niêm mạc, co kéo các cơ hô hấp.
Đánh giá tình trạng chảy máu: theo dõi số lượng máu chảy, tính chất máu chảy,
mạch huyết áp, tri giác.
Đánh giá tình hình nhiễm trùng: sốt, đau, dấu hiệu môi khô lưỡi bẩn.
Đánh giá mức độ đau.
4.2Kế hoạch chăm sóc:
Đảm bảo thở thông: rửa mũi, hút mũi, làm thuốc mũi.
Chăm sócngười bệnh sốt: dùng hạ nhiệt, chườm mát, uống đủ nước có bù muối.
Chăm sóc người bệnh chảy máu: tránh sặc cho người bệnh, có dụng cụ cho người
bệnh nhổ để theo dõi lượng máu mất, theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp theo chỉđịnh
Chăm sóc người bệnh khó thở: Theo dõi nhịp thở, mức độ khó thở như tím môi
đầu chi, cánh mũi phập phồng, co rút các cơ vùng ngực. Cho người bệnh nằm tư thế thoả
mái đầu hơi cao, thở oxy khi có chỉ định.
Ghi phiếu chăm sóc, thủ thuật thực hiện.

Hướng dẫn chế độ ăn, uống cho phù hợp bệnh lý đặc biệt với các người bệnh thực
hiện chế độ sau phẫu thuật.
Hướng dẫn người bệnh phòng bệnh.

LƯỢNG GIÁ SAU BÀI HỌC
1. Cấu trúc một phòng khám tai mũi họng tuyến tỉnh gồm:
Phòng đợi
………………
……………….
2. Đèn khám tai mũi họng có tên gọi là đèn …………
13

3. Dụng cụ khám tai mũi họng có nhiều kiểu dáng, nhiều …… do đó tuỳ theo từng người
bệnh mà chọn dụng cụ cho phù hợp.
4. Chọn đúng hay sai cho các tình huống sau:
ST
T
Tình huống Đúng Sai
1 Phòng khám chỉ cần 1 phòng rộng ngăn làm 3 buồng
2 Cần có tủ sấy dụng cụ cho phòng khám
3 Để khám được bệnh cần có một nguồn sáng tập trung
4 Cần cho người bệnh nằm thoả mái để khám tai mũi
họng


5. Với trẻ em phải động viên hay giữ tư thế cho tốt khi tiến hành khám , bế trẻ được
giao cho …………….
6. Đánh () vào các câu đúng: Đánh giá một người bệnh tai mũi họng cần phải
Đánh giá toàn trạng của người bệnh
Người bệnh có triệu chứng gì nguy hiểm, cấp cứu hay không

Người bệnh đã sử dụng thuốc trước đó như thế nào
Đau là một triệu chứng gặp ở các bệnh không cần theo dõi
7. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1, 2,3 cho triệu chứng cần quan tâm trong đánh giá một
ngưòi bệnh tai mũi họng:
Toàn trạng
Khó thở
Nhiễm trùng
Chảy máu
Đau
8. Đáng () vào cách xử lý đúng. Để mũi trẻ thông thoáng có thể dùng các biện pháp
Rỏ nước muối sinh lý sau đó bảo trẻ xì sạch
Dùng ống hút, máy hút để hút sạch
Rỏ thuốc co mạch liên tục
Mẹ mút mũi cho trẻ thường xuyên
9. Đánh đúng hay sai cho các tình huống sau:
ST
T
Tình huống Đúng Sai
1 Khi phát hiện người bệnh chảy máu việc đầu tiên là
đi báo bác sỹ để xử lý kịp thời

2 Chỉ cần theo số lượng máu chảy bằng cách để khay
cho người bệnh đùn nhổ ra ngoài

3 Ngưòi bệnh khó thở nhiều cần cho nằm đầu thấp và
thở oxy ngay

4 Khó thở trong tai mũi họng là một cấp cứu

ĐÁP ÁN:

Câu1: Phòng khám chính và phòng săn sóc và điều trị ngoại trú.
14

Câu2: Đèn Clar. Câu3: nhiều cỡ. Câu4: 4.1,4.2,4.3 đúng, 4.4sai Câu5:Điều dưỡng Câu6:
6,1,6.2 Câu 7: 1toàn trạng, 2 khó thở, 3 chảy máu,4nhiễm trùng, 5 đau Câu8: 8.1,8.2 Câu
9:9.1,9.2,9.3sai 9.4 đúng













BÀI GIẢNG MÔN TMH
SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU, SINH LÝ TMH
(2tiết)
MỤC TIÊU CỦA BÀI :
1. Hiểu được các mốc giải phẫu , sinh lý và liên quan của chuyên khoa TMH
2. Áp dụng để chẩn đoán và điều trị , chăm sóc người bệnh
3. Giúp cho sinh viên và cán bộ y tế làm tốt các thủ thuật , phẫu thuật của chuyên khoa
TMH .
A : Sơ lược giải phẫu Tai
tai gồm 3 phần : ( tai ngoài , tai giữa , tai trong) . riêng tai giữa còn 2 bộ phận phụ là vòi
Eustachi và xương chũm .

Về phôi thai học , tai ngoài và tai giữa xuất phát từ khe mang thứ nhất : rãnh trong của
khe mang sinh ra hòm nhĩ và vòi Eustachi , rãnh ngoài của khe mang sinh ra ống tai
ngoài và vành tai .
Màng nhĩ hình thành do sự hàn dính của đáy rãnh trong và rãnh ngoài .
Mê nhĩ được phát triển từ túi thính giác tức là một bộ phận thoát vị của trục thần kinh
phôi thai . Cuống của túi này sẽ trở thành dây thần kinh số VIII .
Hình vẽ :









15






16

I .Tai ngoài :
chia làm 2 phần : vành tai và ống tai
1: vành tai :gồm sụn ở giữa bao bọc bên ngoài lớp da , vành tai có nhiều gờ để thu hứng
âm thanh , dưới vành tai có tổ chức lỏng lẻo gọi là dái tai , vành tai ít mạch máu nuôi
dưỡng ( do đó vết thương vành tai rât dễ bị nhiễm trùng cần cho KS phối hơp liều cao )

Đối diện với vành tai gọi là nhĩ bình (nắp bình tai )
phía trên vành tai có gờ gọi luân nhĩ (gờ vành ). Gờ đối vành .
Chỗ lõm là hố thuyền , loa tai và cửa tai .
ưng dụng lâm sàng : kéo vành tai lên trên (1) ,kéo vành tai xuống dưới (2) , ấn năp bình
(3) cả 3 điểm này đau là viêm tai ngoài
2: ống tai :
ống tai ngoài là một cái ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận cùng ở màng nhĩ . Có 2 đoạn như
một cái khuỷu hơi cong hình bầu dục , dẹp theo chiều trước sau . 2/3 phía ngoài là sụn ,
1/3 phía trong là xương .trong ống tai có nhiều lông tơ và tuyến bã
II Tai giữa :
Hình vẽ:
















Tai giữa gồm có hòm nhĩ và 2 bộ phận phụ :vòi Eustachi và xương chũm . Hòm
nhĩ được chia làm 2 tầng : tầng trên gọi là thượng nhĩ (chứa tiểu cốt ) , tầng dưới gọi là hạ
nhĩ. Có tác dụng dẫn truyền âm và biến thế âm

tai giữa hình lập phương có 6 thành , thành trong và ngoài hơi lõm trông như thấu kính
phân kỳ
1: thành ngoài : (Mặt ngoài)
gồm có khung xương và màng nhĩ ,màng nhĩ lắp vào khung xương như mặt kính lắp vào
đồng hồ
Màng nhĩ :cấu tạo 3 lớp ,lởp trong và lớp ngoài là niêm mạc , lơp giũa là lớp sợi . trong
lớp sợi có 3 lớp đan nhau theo hình lan hoa,hình parabon ,hinh Elýp càng về trung tâm
càng mỏng dần . ở giữa có rốn nhĩ , bóng cán xương búa , tam giác sáng ( nón sáng ) .
Màng nhĩ chia 2 phần , phần trên là màng căng , dưới là màng trùng .
2:thành trong :
17

liên quan đến tai trong bởi cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn
3:thành trên :
liên quan đến não ,màng não
4:thành trước :
liên quan vòi Eustachi thông với mũi sau
5:thành dưới :
liên quan đến vịnh cảnh . thân kinh jacobson là nhánh của TK IX
6:thành sau :
liên quan đến xưong chũm qua sào đạo :
Trong tai giữa có 3 xương con ( xương búa ,xương đe và xương bàn đạp )
Chúng có nhiệm vụ dẫn truyền âm và biến thế âm
III .Tai trong : (chuyên khoa mới học ). tham khảo sách tại thư viện ( TMH thực hành
hành tập II trang 15 GS Võ Tấn )
B :Sơ lược GPSL Mũi -Xoang :
I Mũi :
Gồm 2 phần (mũi trước và mũi sau )




Hình vẽ:















1.mũi trước :
Tháp mũi : Gồm có 2 phần (phần cứng và phàn mềm ) .Phần cứng có xương và sụn . 2
xương chính của mũi hình chữ nhật , nằm ở 2 bên rễ mũi và hình thành cái vòm hố mũi .
Sụn tam giác nối tiếp vói xương chính của mũi về phía dưới và 2 bên mũi . sụn cánh mũi
hình móng ngựa cuốn quanhcửa mũi là cái cốt của cánh mũi sụn tứ giác ở phía trước của
vách ngăn có tác dụng giữ cho tháp mũi không bị bẹp xuống ,gốc mũi ,tiền đình mũi,tiểu
trụ .phần mềm gồm da ,tổ chức liên kết và cơ mủi trước có 2 xương cuốn ( xương cuốn
dưới , xương cuốn giữa ). giữa 2 xương cuốn có khe gọi là khe giữa thông với các xoang
trước .Dưới xương cuốn dưới là khe dưới liên quan đến mắt bởi lệ đạo . ở giữa là vách
ngăn chia 2 lỗ mũi cân nhau.Vách ngăn gồm : mảnh đứng của xương sàng ,xương lá mía ,
18

mào răng cưa và gaimũi trước , sụn tứ giác .Dưới vách ngăn cách tiểu trụ 1 cm 2 bên có

vòng nối mao mạch rất dễ chảy máu gọi điểm mạch Kissellbach . mũi có nhiều lông để
cản bụi và vi khuẩn , có nhiều tuyến nhầy .Đặc biệt niêm mạc mũi rất mỏng và rất giầu
mạch máu , trong xương cuốn có hồ huyết và tạng cương máu dồn về nhiều để sưởi ấm
không khí .

2 . mũi sau : ( vòm họng , họng mũi )
Hình vẽ











không nhìn thấy khám phải dùng gương soi thanh quản gián tiếp hoặc ống nội soi. Mũi
sau gồm : xương cuốn trên ,xương cuốn giữa và đuôi cuốn dưới .Giữa cuốn trên và cuốn
giữa có khe trên thông với xoang sau . 2 bên có 2 loa vòi Eustachi thông với tai giữa , nóc
vòm có tổ chức VA khoảng 5-7 tuổi VA teo dần đi, người trưởng thành vòm họng nhẵn .
Nếucó sùi là K vòm họng .

II XOANG :
là các hốc xương trong hộp sọ , làm cho hộp sọ nhẹ nhàng . cộng hưởng khi phát âm .
xoang chia 2 phần (xoang trước và xoang sau )
Trong xương hàm có xoang hàm
Trong xưong trán có xoang trán
Trong xương sàng có xoang sàng

Trong xương bướm có xoang bướm .
Các xoang đều được một lớp niêm mạc che phủ . Niêm mạc xoang giống như niêm mạc
mũi nhưng mỏng hơn .

1. xoang trước :
Hình vẽ :








19






gồm 2 xoang hàm , 2xoang trán và 2 xoang sàng trước , các xoang này thông ra khe giữa
của mũi .
2 . xoang sau :
- 2 xoang sàng sau , 2 xoang bướm các xoang này thông với khe trên của mũi
C .HỌNG THANH QUẢN:
I HỌNG:- Họng là ống cơ mạc chia 3 phần ( họng mũi ,họng miệng và họng thanh quản )
.
1 . Họng mũi ( vòm họng hoặc mũi sau ) đã học phần trên .




2 . Họng miệng :
Hình vẽ:















Ranh giới trên của họng miệng là một bình diện nằm ngang bờ dưói của màn hầu , còn
ranh giới dưới là bình diện nằm thứ 2 đi ngang bờ trên xương móng . Kích thước trung
bình của vùng này là chiều cao 5cm, chiều ngang 5 cm, chiều sâu 4 cm
Họng miệng có 4 mặt:
Mặt trước là eo họng .
Mặt sau : mặt này liên tiép với mặt sau của họng mũi , trước cột sống là khoảng Henke
trong đó có những hạch bạch huyết tên là hạch Gillette.
Mặt hai bên :
có 2 A khẩu cái , trụ trước , trụ sau , lưỡi gà tạo thành màn hầu . Do dây
TK IX và X chỉ huy .
phía sau là thành sau họng có tổ chức họng hạt phát triển /

2A – VA – A lưỡi tạo thành vòng bạch huyết Walldayer tiết ra kháng thể
20

3 . Hạ họng : liên quan đến thực quản , thanh quản .





II.THANH QUẢN:
Hình vẽ :






















là cơ quan phát âm gồm : bên ngoài là sụn giáp cứng, bên trong là niêm mạc lỏng lẻo dễ
bị phù nề gây khó thở thanh quản ( khó thở chậm thì hít vào ) .
Trong thanh quản có : sụn thanh thiệt (sụn nắp ) , 2 sụn phễu , 2dây thanh, hai bên là 2
xoang lê và băng thanh thất . Dây thanh là một cái nẹp gồm có niêm mạc , cân vàcơ đi từ
cực trước (góc sụn giáp )ra cực sau thanh quản ( sụn phễu ) . Nó là một bộ phận di động
có thể khép hay mở hoặc rung động . Khoảng cách tam giác giữa 2 dây thanh là thanh
môn .Đầu trước của thanh môn gọi là mép trước , đầu sau là mép sau .
Thanh quản có 2chức năng quan trọng (Thở và nói, nuốt ) .


Câu hỏi lượng giá trắc nghiệm

TT Nội dung câu hỏi Đúng Sai
1 Vành tai cấu tạo khung sụn ,có nhiều gờ để thu hứng âm
thanh .

2 Ông tai cấu tạo 1/3 trong bằng sụn .

21

3 Màng nhĩ cấu tạo 3lớp : lớp sợi ở giữa đan nhau càng về
trung tâm càng mỏng dần .

4 Tai giữa cấu tạo 4 thành .

5 Trong tai giữa có 3 xương con ( xương búa ,xưong đe
,xương bàn đạp )tác dụng dẫn truyền và biến thế âm.


6 Mũi trước có 2 xương cuốn ( xương cuốn dưới và xương
cuốn giữa .

7 Khe giữa của mũi trước thông với xoang sau .


8 Mũi sau có 2 loa vòi Eustachi thông với tai giữa .

9 Xoang trước gồm 2xoang.

10 Xoang sau gồm 4 xoang .

11 Họng mũi (vòm họng)ở trẻ em có tổ chức VA ở nóc vòm.

12 Thanh quản : ngoài là sụn giáp cứng , trong là niêm mạc
lỏng lẻo , dễ bị phù nề-> khó thở(khó chậm thì hit vào )



VIÊM TAI GIỮA
( 2 tiết )
I MỤC TIÊU CỦA BÀI :
1. Nắm được các nguyên nhân gây bệnh :
2. Hiểu được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh để chẩn đoán và điều
trị .
3.Biết cách phòng bệnh va chăm sóc người bệnh .
A.Viêm tai giữa cấp tính :
-Viêm tai giữa cấp xuất tiết dịch thấm :
-Viêm tai giữa cấp sung huyết :
-Viêm tai giữa cấp có mủ :

B . Viêm tai giữa mạn tính :
- Viêm tai giữa mạn tính xuất tiết- xơ nhĩ :
- viêm tai giữa mạn tính nhày mủ :
- Viêm tai giữa mạn tính mủ :
Trong chương trình này chúng tôi giới thiệu 2 bài (Viêm tai giữa cấp có mủ và viêm
tai giữa mạn tính mủ ):
Viêm tai giữa cấp tính có mủ :
I Khái niệm :
- tai giữa là một cái hộp hình lập phương , thành trong và thành ngoài hơi lõm trông
như thấu kính phân kỳ , có 6 thành gọi là hòm nhĩ thông với mũi sau bởi vòi Eustachi
- Viêm tai giữa cấp có mủ là mưng mủ trong hòm nhĩ , còn viêm xương chũm cấp là
mưng mủ và viêm ở xương chũm .
- Các bộ phận của tai giữa như : hòm nhĩ , sào bào , tế bào xương chũm đều ăn thông
với nhau , cho nên mưng mủ tai giữa thường kèm theo viêm niêm mạc ở sào bào .
Do đó qui trình viêm chỉ khư trú ở niêm mạc hòm nhĩ ,hoặc có lan ra niêm mạc sào
đạo , sào bào thì chúng ta vẫn gọi là viêm tai giữa :

22

II Nguyên nhân :
- Viêm vòm mũi họng lan vào tai giữa bàng đường vòi Eustachi là chính .
- ít gặp đường máu và bạch huyết .
- Do VR cúm, sởi v.v.
- Do VK như: pneumococcus mucous .
- Viêm mũi xoang ,viêm VA, u vòm mũi họng .
- Do nhét meche (bấc )mũi sau quá lâu .
- Chấn thương tai vỡ nhĩ .
III . Triệu chứng:
1. Giai đoạn đầu:
- NB thường là trẻ em đang bị xổ mũi , ngạt mũi , đột nhiên bị đau tai nhiều kèm theo

sốt cao .khám thấy màng nhĩ sung huyết đỏ .
2. Giai đoạn toàn phát:
- Mủ bắt đầu xuất hiện trong hòm nhĩ .
2.1.Màng nhĩ chưa bị vỡ:
+ Đau tai nhiều tăng lên ,đau sâu trong tai theo nhịp đập của mạch .
+ Điếc tai là T/C quan trọng bao giờ cũng có . Điếc dẫn truyền , cảm giác đầy tai .
+Tẻ sốt cao tăng lên có thể vật vã , co giật .
+ Khám thực thể : Màng nhĩ nề đỏ , mất nón sáng , màng nhĩ phồng căng . Điểm
phồng nhất thường khư trú về phía sau .
Người già màng nhĩ không đỏ mà lại trắng bệch , có nhiều m/máu đỏ toả ra từ cán búa
như lan hoa xe đạp . BN có kèm viêm mũi họng , VA,A
2.2.Màng nhĩ vỡ:
+ Nên chủ động chích rạch màng nhĩ dể tháo mủ vào ngày thứ 4(thường chích rạch
góc sau dưới ). Lỗ vỡ nhỏ ở cao đẫn lưu không tốt thường gây bệnh tích ở xương và
viêm kéo dài .
+Màng nhĩ vỡ các T/C giảm đi không đau ,ăn ngủ được .
+Khám thực thể : ống tai đầy mủ , lúc đầu mủ loãng vàng chanh sau vàng đặc .
Lỗ thủng màng nhĩ bờ dày đỏ , nham nhở . Lỗ thủng có thể ở góc sau trên ,có một cái
u phồng căng như cái vú bò
III. Điều trị:
1. Màng nhĩ chưa thủng:
- Ksinh liều cao , nhỏ tai effexim , ostofa , cloramfenicol , giảm viêm , giảm đau .
- Chích rạch màng nhĩ ở góc sau dưới : đường dọc dài 03mm giữa cán búa và khung nhĩ
2 . Màng nhĩ đã thủng:
- Làm thuốc tai ngày 2-3 lần .
- Nếu bị kéo dài ta nên bơm Hydrocortyson +cloramfenicol vào hòm nhĩ qua lỗ thủng
(50 mg bột cloramfenicol + 1ml Hydrocortyson ) mỗi ngày bơm 1lần .
- Nếu lỗ thủng nhỏ ta tiêm trực tiếp vào hòm nhĩ qua góc sau dưới màng nhĩ (kim dài
08cm) 3ngày tiêm một lần .
3. toàn thân:

- K.sinh liều cao .
- Nhỏ mũi = Aryrol 1-3%,Sunfarin , napharolin .
IV. Phòng bệnh:
- Không xì mũi quá mạnh .
23

- Không nên bơi lội ,hụp lặn khi viêm mũi xoang .
- Cần điều trị viêm mũi xoang càng sớm càng tốt .
- Nên nạo VA và cắt A ở những trẻ hay viêm tái phát .
- Trẻ bị sởi , cúm cần nhỏ mũi và khám TMH thường xuyên .







VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH MỦ

I Khái niệm :
- Là một bệnh thường gặp mọi lứa tuổi .
- Viêm tai giữa mạn tính mủ rất hay gây biến chứng nguy hiểm như :Viêm màng não
,Abces não .
- Thường kèm theo bệnh tích ở xương chũm .
II Nguyên nhân :
-Do viêm tai giữa cấp mủ chuyển thành .
-Do không dược điều trị hoặc điều không đúng phương pháp .
- Do sức đề kháng kém như sau sởi ,cúm , bạch hầu , lao hoặc tiểu đường .v.v.
- Do VK, VR .
- Bệnh tích khư trú ở thượng nhĩ và sào bào là chủ yếu . Niêm mạc xần xùi , nhiều hạt

hoặc polype.
-Xương bị viêm ở vách hòm nhĩ hoặc tiểu cốt có thể lan vào mê nhĩ hoặc màng não
qua trần hòm nhĩ .
III Triệu chứng:
1.Cơ năng:
- Chảy mủ tai đặc sánh hoặc loãng có vón cục . Mầu vàng hoặc xám xanh , thối khẳn
(do viêm xương )
- Điếc : thính lực giảm dần , điếc tăng lên kéo dài , điếc hỗn hợp thiên về tai trong .
- ù tai đau tai , nặng tai.
2. Thực thể
+ Mủ tai: có những mảnh óng ánh như xà cừ nổi lên mặt nước đó là cholesteatoma.
+Lỗ thủng : nhỏ ở góc sau trên khó phát hiện . Lỗ thủng to sát khung xương bờ nham
nhở ,đáy nhĩ sùi bẩn , có hạt đỏ . qua lỗ thủng có thể nhìn tháy cholesteatoma, có khi
có polype .
3. X quang
- Chụp film Schuller tế bào xương chũm mờ .


IV.Điều trị :
1. Điều trị bảo tồn :
+ dẫn lưu :
24

Cắt polype ống tai , lấy hết ráy bít trong tai , rửa tai = ôxy già hoặc Natriclorua 9%
lau khô cho thuốc vào tai ( phun bột hoặc nhỏ thuốc nước như: Effexim , ostofa
,ciplox v.v
2. phẫu thuật :
- mở SBTN vá nhĩ , mổ tiệt căn xương chũm , vá nhĩ đơn thuần .
V. Phòng bệnh :
- Điều trị tốt các bệnh viêm tai giữa cấp không cho biến thành viêm tai giữa mạn tính

= chích rạch màng nhĩ sớm , đảm bảo dẫn lưu tốt .
- Tránh dùng kháng sinh không đúng liều lượng quá ít , gián đoạn .
- Giải quyết tốt các ổ viêm như : iem mũi , viêm xoang , vẹo vách ngăn , quá phát
cuốn mũi , VA, A .v.v.
Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa
I . Mục tiêu:
- Theo dõi người bệnh có chảy mủ tai hay không
- Xử trí làm vệ sinh ống tai .
- Làm thuốc tai hàng ngày 1-2lần / ngày .
II. Chuẩn bị:
1. Nơi thực hiện : Tại phòng khám chuyên khoa TMH .
2. Dụng cụ làm thuốc tai:
- Đèn clar, loa soi tai các cỡ .
- Cặp khuỷu và 1 pinc koche dài 20cm
- Tăm bông - máy hút , ống hút .
- Bông gạc vô trùng .
- Ôxygià ,thuốc nhỏ tai , bột clroramfenicol .
3. Người bệnh:
- Ngồi trên ghế khám trước mặt thầy thuốc :
4. Nhân viên ytế :
- Bs ckhoa , ytá - điều dưỡng . áo mũ khẩu trang , găy mổ:


III. Các bước tiến hành :
- Người bệnh ngồi . Tay phải thầy thuốc cầm tăm bông , tay trái cầm ít bông mỏng vê
bông vào tăm xoay cho chặt .
- Chấm bông vào ỗygià rửa tai cho NB 1 vài lần . Khi hết mủ dùng bông lau khô ống tai
từ trong ra ngoài.
- Dùng thuốc nhỏ tai hoặc phun bột cloramfenicol .
- Ngày nhỏ tai1-2 lần mỗi lần 2-3 giọt .

- cuối cùng nút ít bông vào cửa tai sau 1-2giờ bỏ bông ra.
IV. Đánh giá ghi hồ sơ và báo cáo :
- Ghi tỷ mỷ những nhận định khi làm thuốc tai vào hồ sơ và báo cáo với BS nếu có dấu
hiệu bất thường .
- Theo dõi chế độ ăn của người bệnh .
V. Hướng dẫn người bệnh và gia đình :
- Tránh nước vào tai và khi viêm mũi họng cần đến chuyên khoa TMH khám ngay .

25



Câu hỏi tự lượng giá:
1. Nêu nguyên nhân , triệu chứng viêm tai giũa câp tính mủ ?
2. Triệu chứng , điều trị viêm tai giữa mạn mủ ?
3. Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa ?









CHẢY MÁU MŨI .

(1tiết )
I. Mục tiêu học tập :
1.Biết được nguyên nhân , phân loại chảy máu mũi .

2. xử trí được các trường hợp chảy máu mũi .
3. Đề ra cách phòng bệnh cho người bệnh và cộng đồng .
II. Nội dung học tập :
1.Khái niệm :
- Niêm mạc mũi rất mềm và mỏng . phía dư
ới của vách ngăn có nhiều mạch
máu tập trung thành một mạng lưới mao mạch rất phong phú . ở phần trước dưới của
vách ngăn , cách cửa mũi trước khoảng 15mm , có 1 vòng nối của mao mạch gọi là
điểm mạch ( kisselbach) . Điểm mạch là vòng nối mỏng nhất rất dễ chảy máu mũi .
Chỉ cần cho ngón tay ngoáy mũi nhẹ hoặc day mũi nhẹ cũng đủ làm mũi chảy máu .
Hình vẽ mô tả mạch máu mũi ở vách ngăn :















×