Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Giáo dục học sinh cá biệt ở Trường THCS Thanh Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.5 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mã số:………………
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở
Tên tác giả sáng kiến (đại diện nhóm tác giả): Phạm Minh Thống
Đơn vị: Trường THCS Thạnh Phong
I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến:
- Lĩnh vực áp dụng: Quản lí
II. Mô tả giải pháp:
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều
về hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có
vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối
với gia đình và nhà trường.
Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý
HSCB và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của HS là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết
sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng
ngành giáo dục.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý và giảng dạy
môn GDCD cho học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra
các giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt THCS là một nhiệm
vụ hết sức cần thiết của người cán bộ QLGD. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến kinh nghiệm:
* Mục đích của giải pháp:
- Năm học 2011 - 2012 bắt đầu. Trường THCS Thạnh Phong nhận ngôi trường do công
ty Him Lam xây tặng, trường có qui mô lớn với đầu đủ các phòng chức năng. Vì vậy nhà
trừơng sẽ đăng kí phấn đấu thành trường chuẩn quốc gia vào những năm học tiếp theo.
Đây vừa là niềm vinh dự của tập thể cán bộ giáo viên nơi đây, vừa là nhiệm vụ rất khó
khăn .Trong nhiều cái khó chung thì có thể nói những cái đáng lo là duy trì được chất
lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên phải đạt trên chuẩn nhiều hơn , và cái khó nhất là duy


trì được sĩ số sao cho tỉ lệ bỏ học hằng năm không vượt quá 1%. Chính từ những cái khó
khăn đó mà nhà trường phải có những bước đi thích hợp, những sáng kiến mới, để sao
cho trong điều kiện tối thiểu như thế phải đạt cho được mục tiêu phấn đấu thành trường
chuẩn quốc gia. Và trong năm học mới, tập thể nhà trường lập kế hoạch tổ chức giáo
dục đạo đức học sinh kéo giảm tỉ lệ HS bỏ học .
- Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt và giảm
nguy cơ bỏ học của học sinh ở một trường THCS, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo
dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh cá biệt từng bước hoàn thiện nhân cách để trở
thành những người tốt trong xã hội.
* Những điểm khác biệt và tính chất mới của phương pháp so với giải pháp đã, đang áp
dụng:
- Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý
luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá
biệt và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh ở một trường THCS phân tích nguyên nhân,
tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục học sinh cá biệt để từ đó đề ra biện
pháp giáo dục cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay.
* Mô tả chi tiết bản chất giải pháp: -
- Căn cứ vào thực trạng, số liệu thu thập được từ công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh cá biệt của trường THCS Thạnh Phong , qua tiếp cận phương pháp nghiên cứu lý
luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân xin trình bày môt số giải pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh cá biệt THCS trong giai đoạn hiện nay.
Những nguyên nhân và một vài biện pháp đề xuất nhằm khắc phục hiện tượng
HSCB và nguy cơ bỏ học của học sinh:
Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi
kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực,
thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định
hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em
nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. Nhiều năm làm công tác quản lý, giảng dạy
đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng HSCB, hs bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính
quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu

lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập
ma túy, rượu chè, cờ bạc, thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ HS vi phạm
nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều,
thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm
nảy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại
đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ
phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng.
Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục
những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự
lao động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có
hiệu quả.
Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở,
động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái
cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với
nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư
kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung
chung, một chiều rất phiến diện.
Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên có hiệu
quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì hiện tượng HSCB,
việc bỏ học của HS sẽ giảm đi rất nhiều.
Về phía nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành
nhân cách của HS thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục gia đình và xã
hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dục các em, còn coi
nhẹ kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải nắm thông tin một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc biệt là những HSCB để đề ra những biện
pháp giáo dục thích hợp. Có quá ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là
một hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, ngăn chặn học sinh bỏ học.
Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục HSCB chủ yếu là do
giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Có giáo viên tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khoảng 7

tiết/tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ có tiếp xúc với lớp không quá 3 tiết/tuần. Trong
khi công việc của giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ có giáo dục HSCB.
Thực tế hiện nay các hoạt động, phong trào trong nhà trường (trừ hoạt động giảng
dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào
chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì
vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt
động dạy và học như: đố vui để học, hái hoa kiến thức, các hoạt động văn thể, cắm trại,
ngoại khóa chuyên đề, tham quan dã ngoại, chính các hoạt động này có tác dụng bổ
trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu hút học sinh không la cà các hàng
quán, các nơi giải trí bi-da, điện tử, thực tế những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu
cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện
thông tin, báo chí, truyền hình đưa tin không ít.
Khảo sát thực tế công tác giáo dục giáo dục học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ
học của học sinh ở trường THCS Thạnh Phong trong năm học. Để có số liệu, chất lượng
thực tế nhằm đưa ra các giải pháp về việc thực hiện công tác giáo dục học sinh cá biệt và
giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Với những nội dung đề ra trong đề tài có thể vận dụng rộng rãi trong đồng nghiệp và
với tất cả các đối tượng học sinh
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến trong các năm học đã đem lại những kết quả như sau:
Năm học : 2009-2010 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 7,9 %
Năm học : 2010-2011 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 1,72 %
Học kì I năm học 2011-2012 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 0,37 %
Tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật.
Thạnh Phong, ngày 01 tháng 3 năm 2012
Phạm Minh Thống
PHÒNG GD&ĐT THẠNH PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS Thạnh Phong Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP

Tên sáng kiến:( Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh )
Mã số: ………………………
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều
về hiện tượng học sinh cá biệt, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có
vụ dẫn đến tử vong. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối
với gia đình và nhà trường.
Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc giáo dục, quản lý
HSCB và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của HS là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết
sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng
ngành giáo dục.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý và giảng dạy
môn GDCD cho học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra
các giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt THCS là một nhiệm
vụ hết sức cần thiết của người cán bộ QLGD. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến kinh nghiệm:
* Mục đích của giải pháp:
- Năm học 2011 - 2012 bắt đầu. Trường THCS Thạnh Phong nhận ngôi trường do công
ty Him Lam xây tặng, trường có qui mô lớn với đầu đủ các phòng chức năng. Vì vậy nhà
trừơng sẽ đăng kí phấn đấu thành trường chuẩn quốc gia vào những năm học tiếp theo.
Đây vừa là niềm vinh dự của tập thể cán bộ giáo viên nơi đây, vừa là nhiệm vụ rất khó
khăn .Trong nhiều cái khó chung thì có thể nói những cái đáng lo là duy trì được chất
lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên phải đạt trên chuẩn nhiều hơn , và cái khó nhất là duy
trì được sĩ số sao cho tỉ lệ bỏ học hằng năm không vượt quá 1%. Chính từ những cái khó
khăn đó mà nhà trường phải có những bước đi thích hợp, những sáng kiến mới, để sao
cho trong điều kiện tối thiểu như thế phải đạt cho được mục tiêu phấn đấu thành trường
chuẩn quốc gia. Và trong năm học mới, tập thể nhà trường lập kế hoạch tổ chức giáo
dục đạo đức học sinh kéo giảm tỉ lệ HS bỏ học .
- Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá biệt và giảm
nguy cơ bỏ học của học sinh ở một trường THCS, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo

dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh cá biệt từng bước hoàn thiện nhân cách để trở
thành những người tốt trong xã hội.
* Những điểm khác biệt và tính chất mới của phương pháp so với giải pháp đã, đang áp
dụng:
- Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý
luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục học sinh cá
biệt và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh ở một trường THCS phân tích nguyên nhân,
tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục học sinh cá biệt để từ đó đề ra biện
pháp giáo dục cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay.
* Mô tả chi tiết bản chất giải pháp: -
- Căn cứ vào thực trạng, số liệu thu thập được từ công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh cá biệt của trường THCS Thạnh Phong , qua tiếp cận phương pháp nghiên cứu lý
luận, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn của bản thân xin trình bày môt số giải pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh cá biệt THCS trong giai đoạn hiện nay.
Những nguyên nhân và một vài biện pháp đề xuất nhằm khắc phục hiện tượng
HSCB và nguy cơ bỏ học của học sinh:
Các em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kích động, lôi
kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phim ảnh bạo lực,
thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăng cường giáo dục, định
hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trong nhận thức cho các em
nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. Nhiều năm làm công tác quản lý, giảng dạy
đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng HSCB, hs bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính
quyết định là do gia đình. Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu
lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập
ma túy, rượu chè, cờ bạc, thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ HS vi phạm
nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều,
thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm
nảy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại
đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ
phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng.

Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắc phục
những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các em thấy được sự
lao động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiền như thế nào cho có
hiệu quả.
Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở,
động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái
cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với
nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư
kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung
chung, một chiều rất phiến diện.
Thực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên có hiệu
quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì hiện tượng HSCB,
việc bỏ học của HS sẽ giảm đi rất nhiều.
Về phía nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành
nhân cách của HS thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục gia đình và xã
hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dục các em, còn coi
nhẹ kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải nắm thông tin một cách đầy đủ,
chính xác, kịp thời về học sinh của mình đặc biệt là những HSCB để đề ra những biện
pháp giáo dục thích hợp. Có quá ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là
một hạn chế trong việc giáo dục học sinh cá biệt, ngăn chặn học sinh bỏ học.
Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục HSCB chủ yếu là do
giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Có giáo viên tiếp xúc với lớp chủ nhiệm khoảng 7
tiết/tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ có tiếp xúc với lớp không quá 3 tiết/tuần. Trong
khi công việc của giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ có giáo dục HSCB.
Thực tế hiện nay các hoạt động, phong trào trong nhà trường (trừ hoạt động giảng
dạy) nhìn chung còn nghèo nàn, chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào
chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Chính vì
vậy nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác bên cạnh hoạt
động dạy và học như: đố vui để học, hái hoa kiến thức, các hoạt động văn thể, cắm trại,

ngoại khóa chuyên đề, tham quan dã ngoại, chính các hoạt động này có tác dụng bổ
trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu hút học sinh không la cà các hàng
quán, các nơi giải trí bi-da, điện tử, thực tế những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu
cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện
thông tin, báo chí, truyền hình đưa tin không ít.
Khảo sát thực tế công tác giáo dục giáo dục học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ
học của học sinh ở trường THCS Thạnh Phong trong năm học. Để có số liệu, chất lượng
thực tế nhằm đưa ra các giải pháp về việc thực hiện công tác giáo dục học sinh cá biệt và
giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Với những nội dung đề ra trong đề tài có thể vận dụng rộng rãi trong đồng nghiệp và
với tất cả các đối tượng học sinh
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến trong các năm học đã đem lại những kết quả như
sau:
Năm học : 2009-2010 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 7,9 %
Năm học : 2010-2011 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 1,72 %
Học kì I năm học 2011-2012 : tỉ lệ học sinh bỏ học : 0,37%
Từ kết quả thu được bản thân thân nhận thấy các giải pháp của sáng kiến mang
tính khả thi và lâu dài .Đây là biện pháp tích cực giúp trường THCS Thạnh Phong nói
riêng ,và các trường học nói chung kéo giảm được tỉ lệ học sinh bỏ học góp phần thực
hiện công tác phổ cập giáo dục .
Thạnh Phong ,ngày 01 tháng 3 năm 2012
Tác giả

×