Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.43 KB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG HIỀN DỊU
BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VÙNG
VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
1
Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Xuân Lan
Hà Nội, 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Luận văn có sự kế thừa
các công trình nghiên cứu của những người đi trước, trên cơ sở đó tác giả luận
văn bổ sung thêm những tư liệu mới và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Tác giả Luận văn
Dương Hiền Dịu
2
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn chân thành đến các
nhà khoa học, các thầy cô giáo, đồng nghiệp đến từ các cơ quan, viện nghiên
cứu như Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Xã hội học, Bộ môn Xã hội
học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà
Nội… đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện trong thời gian
học tập tại Khoa và nghiên cứu làm luận văn.
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc đối với
TS. Trần Thị Xuân Lan đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn và
giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.


3
MỤC LỤC
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
BLG
BLGĐ
PCBLGĐ
PVS
NHTG
QHTD
TDTT
TH
UBMTTQ
UNFPA

Viết đầy đủ
Bạo lực giới
Bạo lực gia đình
Phòng chống bạo lực gia đình
Phỏng vấn sâu
Ngân hàng thế giới
Quan hệ tình dục
Thể dục thể thao
Trường hợp
Ủy ban mặt trận tổ quốc
Qũy Dân số Liên Hợp Quốc
5
DANH MỤC HỘP Ý KIẾN
6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1 : Đặc trưng của bạo lực trong thời gian mang thai 61
Bảng 2. Tỷ lệ các hành vi bạo lực tinh dục do chồng gây ra 80
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Baọ lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng diễn ra ở hầu hết
mọi quốc gia trên thế giới dưới nhiều hình thức tinh vi không phân biệt tuổi
tác, màu da, địa vị và tầng lớp. Ngay cả những đất nước, những châu lục được
coi là cái nôi văn minh của nhân loại thì việc phụ nữ bị bạo hành bởi chồng và
các thành viên khác trong gia đình không phải là hiếm. Ở Mỹ, theo số liệu
điều tra năm 2001, có khoảng 85% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ.
Trung bình mỗi ngày có hơn ba phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai
của họ. Còn ở Pháp, tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là 2,5%. (Tóm tắt của
tình hình giới của Liên hiệp quốc tại Việt Nam năm 1995, 2008)
Bao lực gia đình đã vi phạm đến thân thể, nhân phẩm và danh dự con
người và là sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Bạo lực gia đình
không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tâm lý của con người mà
còn làm xói mòn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình từ đó ảnh
hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội, làm mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội.
Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn bạo lực gia đình,
trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những hành
động tích cực trong phòng, chống và tiến tới loại bỏ tệ nạn này. Điều đó thể
hiện trong việc Việt Nam đã ký công ước quốc tế CEDAW từ rất sớm, cam
kết thực hiện thủ tiêu mọi hình thức xâm phạm quyền phụ nữ và phân biệt đối
xử với phụ nữ. Đồng thời chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật
như: Bộ luật Hình sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, luật Bình đẳng giới thể hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ, bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

Đáng chú ý là sự ra đời của Luật Phòng chống gia đình được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ 1-7 -2008. Đây là
8
cơ sở pháp lý quan trọng, trực tiếp nhất thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của chính
phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình.
Cùng với những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước, các cấp,
các ngành và đoàn thể xã hội ở các địa phương trong cả nước đang đẩy mạnh
các hoạt động nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trong gia đình.
Tuy nhiên, trên địa bàn cả nước tình hình bạo lực gia đình vẫn đang
diễn ra hết sức phức tạp. Ngày càng có nhiều vụ bạo lực gia đình được phát
hiện mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Tòa án nhân
dân tối cao, từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/2005 cả nước có 352.047 vụ việc về
hôn nhân gia đình, trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,
chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn. (Thống kê của Toà án nhân dân tối cao về
các vụ ly hôn từ năm 200 đến 2008). Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của cả nước. tuy nhiên bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực
gia đình đối với phụ nữ nói riêng cũng đang ở mức báo động, đặc biệt là ở các
vùng ven đô. Theo thống kê của tòa án nhân dân thành phố trong 8 năm thực
hiện Luật hôn nhân gia đình, Hà Nội có 7.372 vụ ly hôn trong đó có 70% phụ
nữ đứng tên ly hôn do bị chồng ngược đãi.
Rõ ràng, từ khuôn khổ pháp lý về phòng, chống bạo lực gia đình đến
việc thực thi có hiệu quả nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình vẫn là một khoảng
cách. Do đó, nghiên cứu để làm rõ thực trạng, nguyên nhân và hậu của bạo
lực gia đình đối với phụ nữ vùng ven đô là một trong những yêu cầu cấp thiết.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô
thành phố Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp của xã Kim Chung –
huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Xã hội học.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới

và là biểu hiện của một sự sai lệch chuẩn mực xã hội. Vì thế, nó đã thu hút
9
được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm
nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Một số nghiên cứu ở quy mô
quốc gia đã được tiến hành trong vài năm gần đây cho thấy bạo lực gia đình
thực sự là một vấn đề ở nước ta.
“Nghiên cứu rà soát các chương trình Phòng chống bạo lực trên cơ sở
giới tại Việt Nam” (2007), nhằm xác định các chương trình về phòng chống
và giải quyết BLG đã thành công ở Việt Nam, các thách thức và lĩnh vực
hành động trong tương lai. Những thông tin này sẽ được UNFPA sử dụng để
đưa ra các khuyến nghị cho việc xây dựng một mô hình nhằm giải quyết BLG
trong chương trình của UNFPA tại Phú Thọ và Bến Tre và nhằm vận động
các đối tác của UNFPA - những cơ quan/tổ chức đang tham gia xây dựng
Luật Phòng chống Bạo lực Gia đình.
Nghiên cứu bao gồm ba phần. Phần thứ nhất giới thiệu về BLG trên
thế giới, các loại bạo lực, quy mô và hậu quả của bạo lực và sơ lược về tình
hình BLG ở Việt Nam. Phần thứ hai miêu tả phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu này (rà soát tài liệu và thăm thực địa), các địa bàn đã được lựa
chọn và những người được phỏng vấn. Phần thứ ba của tài liệu nêu lên những
cấp độ hợp tác khác nhau, cần thiết cho việc giải quyết BLG một cách toàn
diện, các phát hiện của nghiên cứu này được chia làm ba cấp độ, các cấp độ
cần phải hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Phần này bàn đến cấp độ chính sách quốc
gia nhằm rà soát môi trường chính sách cần thiết để hỗ trợ cho việc phòng
ngừa và giảm BLG. Phần thứ ba cũng rà soát các hoạt động của các ngành
hữu quan như y ế, luật pháp và giáo dục- là các ngành hữu quan thực hiện các
chính sách, các quy định và các chương trình, sẽ trực tiếp cung cấp các dịch
vụ và ghi chép đầy đủ các trường hợp bạo lực, đồng thời cũng rà soát chương
trình ở cấp cộng đồng để đưa ra các hoạt động cần thực hiện ở cấp cộng đồng

10
nhằm phòng ngừa và giảm sự nhân nhượng đối với bạo lực, hỗ trợ nạn nhân
và giải quyết các nhu cầu của người gây ra bạo lực. Cuối cùng, nghiên cứu này
đưa ra các khuyến nghị cho việc phòng ngừa và giải quyết BLG ở Việt Nam.
“Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ y tế trong điều trị, hỗ
trợ các nạn nhân bạo lực gia đình: thực tế và vấn đề đặt ra”, Lê Ngọc Lân,
2010, dựa trên kết quả nghiên cứu của Dự án “Nâng cao chất lượng chăm
sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực giới tại các cơ sở y tế của Việt Nam”
được thực hiện năm 2009 tại 4 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng, bài viết phân tích nhận thức về bạo hành, kinh nghiệm hỗ trợ và điều trị
bệnh nhân là nạn nhân bạo hành của các cán bộ y tế. Nghiên cứu chỉ ra rằng
các cán bộ y tế ở các bệnh viện đã có những nhận thức khá toàn diện về các
dạng bạo lực và có những cách khác nhau trong tiếp cận, sàng lọc bệnh nhân
trong điều trị và hỗ trợ. Bên cạnh việc chăm sóc, chữa trị về y tế cho nhóm
bệnh nhân là nạn nhân bạo hành, đã có một tỷ lệ nhất định cán bộ y tế có
những hỗ trợ về tinh thần hoặc những giúp đỡ khác. Từ thực tế đó, cán bộ y tế
ở cac bệnh viện cũng đã có những yêu cầu, khuyến nghị nhằm nâng cao năng
lực, điều kiện công tác và các giải pháp hỗ trợ khác để chất lượng dịch vụ y
tế, đặc biệt cho các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực giới, ngày càng được
đảm bảo hơn.
“Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất những giải pháp có tính
đột phá trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2016.” Đây là cuộc điều tra của
Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện
Nghiên cứu Gia đình và Giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
thực hiện, nhằm xác định thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp có
tính đột phá cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo.
“Bạo lực giới từ góc tiếp cận nam tính” Phạm Quỳnh Phương, 2013,
tổng thuật lại một số nghiên cứu về bạo lực giới từ góc độ tiếp cận “nam tính”
và những khía cạnh liên quan tới nó. Bài viết chỉ ra rằng “nam tính” là quan
11

niệm có tính bối cảnh, phụ thuộc vào các xã hội và môi trường văn hóa khác
nhau. Tương tự như vậy, bạo lực cũng bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, cảm xúc,
diễn ngôn xã hội về nam tính, vai trò kinh tế, chuẩn mực giới, và hệ giá trị mà
xã hội gán cho hai giới.
“Bạo lực trên cơ sở giới: Một số khía cạnh về luật pháp và chính sách
ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng, Trần Thị Cẩm Nhung,
2014, nhằm nhận diện rõ hơn về luật pháp và chính sách của Việt Nam đối
với việc phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Bài viết tập trung xem xét các
khái niệm có liên quan đến bạo lực giới, nội dung, phạm vi của các chính sách
hiện có ở Việt Nam liên quan đến các dạng bạo lực trên cơ sở giới như bạo
lực giới trong phạm vi gia đình, bạo lực giới trong cộng đồng (buôn bán phụ
nữ, trẻ em, mại dâm, quấy rối tình dục). Trên quan điểm nghiêm cấm các
hành vi bạo lực trên cơ sở giới, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã
và đang nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý quy định, xử lý các hành vi là biểu
hiện của bạo lực trên cơ sở giới. Tuy nhiên vẫn còn có những khoảng trống
nhất định trong hệ thống luật pháp, chính sách hiện có. Còn thiếu định nghĩa
cụ thể, rõ ràng trên cơ sở giới cũng như những quy định chi tiết về các biểu
hiện cụ thể của bạo lực trên cơ sở giới. Bên cạnh đó, vấn đề kinh phí, phối
hợp, giám sát, hệ thống dữ liệu về bạo lực giới cũng là những vấn đề cần quan
tâm trong việc thực thi chính sách.
Năm 2001, nhân ngày gia đình Việt Nam, 28/6, Trung tâm nghiên cứu
Giới, Gia đình và môi trường trong phát triển đã tổ chức hội thảo “Bạo lực
với phụ nữ trong gia đình và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự
nghiệp phát triển phụ nữ” để tìm giải pháp cho việc phòng và chống tệ nạn
bạo lực với phụ nữ trong gia đình. Hội thảo đã nhận được tham luận từ các
nhà quản lý xã hội và hoạt động xã hội, đặc biệt là giới truyền thông. Những
giải pháp được đề cập đến đã tập trung vào mấy điểm chính sau:
12
Vai trò của cộng đồng, của dòng họ, làm sao để không một ai được
nghĩ được nói “đó là việc riêng”, thậm chí “vợ nó thì nó đánh”. Vai trò của

gia đình: Nhà nước và các đoàn thể cùng toàn xã hội chăm lo, hỗ trợ gia đình.
Làm sao phát triển bảo đảm việc phát triển hài hòa các chức năng của gia đình
chức năng văn hóa, giáo dục, tình cảm không bị chức năng kinh tế lấn át…
Hoạt động của các loại hình, các phương tiện truyền thông đại chúng thực
hiện chức năng giáo dục việc phòng chống bạo lực đối với phụ nữ phải toàn
diện nâng cao nhận thức nhằm cải tạo tư tưởng, thay đổi hành vi, giáo dục
pháp luật đồng thời với nội dung phát triển phụ nữ. Cần xây dựng pháp luật
ngăn cấm tệ nạn bạo lực với những biện pháp cứng rắn và việc thực thi pháp
luật nghiêm minh, song song, đồng bộ với việc chống các tệ nạn khác như
nghiện rượu, cờ bạc, ma túy,…đồng thời đào tạo cảnh sát có trách nhiệm can
thiệp và các thành phố, thị trấn, cần có điện thoại nóng để khi cần người phụ
nữ bị ngược đãi có thể gọi đến. Tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ ở tất cả các cấp
thực thi mạnh mẽ các hoạt động can thiệp. Hội phụ nữ trực tiếp bảo vệ các
nạn nhân, hòa giải hoặc phản đối các quan tòa không công bằng đối với phụ
nữ, chống lại các phim ảnh có những cảnh phản giáo dục trên tivi… Những ý
kiến khác nhau về tổ chức các trung tâm (nhà tạm lánh).
“Điều tra Gia đình Việt Nam”, 2006 (Bộ VHTTDL, TCTK và
UNICEF, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới,) đã chỉ ra rằng 21,2% cặp vợ
chồng đã từng xảy ra ít nhất một loại bạo lực trong vòng 12 tháng trước điều
tra bao gồm bạo lực ngôn từ, bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác hoặc tình dục.
Các nghiên cứu về bạo lực gia đình chủ yếu tập trung vào vấn đề bạo lực của
người chồng đối với vợ.
Đặc biệt, Viện Gia đình và Giới đã thực hiện một nghiên cứu về “bạo
lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” năm 2007 nhằm cung cấp cho bạn
đọc một cách nhìn sâu hơn về bản chất của vấn đề bạo lực gia đình đối với
phụ nữ, tính tiến triển của nó và sự cần thiết áp dụng các giải pháp phòng
13
ngừa mầm mống của bạo lực gia đình trước khi nó tiến triển trở thành bạo lực
thực sự.
“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ tại Việt

Nam” (2010), được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung
giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng
Cục Thống kê tiến hành. Nghiên cứu thu thập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo
lực, tần suất, những yếu tố nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với
phụ nữ. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng
kinh tế xã hội. Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận
thức về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền
pháp lý của họ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ bạo lực hiện thời và trong
đời trên cả nước lần lượt là 34% và 9%, hơn một nửa (58%) số phụ nữ cho
biết đã từng phải hứng chịu ít nhất một trong ba loại bạo lực (thể xác, tinh
thần và tình dục). Kết quả này tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ và các
tổ chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và
chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối với
phụ nữ một cách có hiệu quả.
Báo cáo giám sát, đánh giá việc thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia
đình do CSAGA thực hiện tại hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nam trong tháng 11 và
12 năm 2011 cho thấy, bạo lực tinh thần chiếm nhiều nhất, sau đó là tới bạo
lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế với số liệu lần lượt là 61,4%,
35,7%, 27,2%, và 14,8%. Số phụ nữ bị ít nhất một dạng bạo lực trong khoảng
từ 1 đến 6 tháng là 45,3%.
Số liệu từ các cuộc điều tra và kết quả nghiên cứu cho đến nay đã góp
phần khẳng định rằng, các loại bạo lực trong gia đình đang diễn ra ở mọi
vùng, cả ở đô thị lẫn nông thôn, và trong các gia đình thuộc mọi mức thu
nhập, trong đó khó khăn về kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất
dẫn đến bạo lực gia đình. Nhìn chung, phụ nữ ở nông thôn bị chồng bạo lực
14
cao hơn so với phụ nữ thành thị. Tỷ lệ bạo lực hiện thời và trong đời có sự
dao động giữa các khu vực, rõ nét giữa các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau –
dao động từ 8% đến 38%.
1

. Đồng thời nó đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng tới trẻ em thông qua những gì mà chúng chứng kiến trong gia đình. Nó
gây tác động đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người phụ nữ,
ảnh hưởng tới năng suất lao động của các thành viên trong gia đình và vấn đề
giáo dục, chăm lo sức khỏe cho con cái. Bạo lực đối với phụ nữ cũng làm
phát sinh những chi phí mà cộng đồng và quốc gia phải gánh chịu. Các kết
quả nghiên cứu cung cấp một bức tranh chi tiết về thực trạng bạo lực của
chồng đối với vợ ở Việt Nam hiện nay.
Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức ở Bali
năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại Bắc Kinh năm
1995, Bạo lực trong gia đình đã được khẳng định là một chủ đề quan trọng
trong nghiên cứu xã hội học phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở
định nghĩa của Liên hợp quốc tế về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về
bạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra được nhiều phân loại khác nhau về
các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó, hầu hết các nghiên cứu đều đề
cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như ngược đãi
thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác (Lê Phương
Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể (Bùi Thu
Hằng, 2001). Bên cạnh đó, các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi bạo
lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Lê
Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực thành hai loại là
bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không thể nhìn thấy được, …. Nhìn chung,
các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng, gốc rễ của nạn bạo lực trên cơ sở
giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.
1Kết quả “Nghiên cứu Quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam”, 2010
15
Ở Việt Nam, từ năm 1994 T.S Lê Thị Quý, một trong những chuyên
gia nghiên cứu về Giới, Gia đình đã in bài viết đầu tiên về “Bạo lực gia đình
ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ nữ trong đó xác định năm nguyên
nhân chính của nạn bạo lực trong gia đình là: nguyên nhân kinh tế, nguyên

nhân nhận thức, nguyên nhân văn hóa- xã hội, nguyên nhân sức khỏe và
nguyên nhân thuộc về phía phụ nữ” (Lê Thị Quý,1994). Tuy nhiên nguyên
nhân lớn nhất, sâu xã nhất chính là bất bình đẳng trong quan hệ giới (Lê Thị
Quý, 2002).
Năm 1996, trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” tác giả đã đi sâu phân
tích vấn đề Bạo lực gia đình dưới hai dạng “Bạo lực không nhìn thấy được”
và “Bạo lực nhìn thấy được” (Hay còn gọi là bạo lực trực tiếp và bạo lực gián
tiếp). Với tư cách là một sai lệch chuẩn mực xã hội trong gia đình hiện đại,
hai dạng bạo lực này ở nơi này thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi
khác lại được thể hiện trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực
không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam
và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức”, hy sinh” của phụ
nữ (Lê Thị Quý, 1996). Vì “thiên chức” này, nhiều phụ nữ đã chỉ là cái bóng
của chồng con, đã nhấn chìm các hoài bão của chồng mình trong gian bếp
hoặc trong các chậu quần áo, tã lót. Rất nhiều phụ nữ đã không chỉ bị đánh
đập, ngược đãi (bạo lực nhìn thấy được) mà còn là nạn nhân của nạn “bạo lực
không nhìn thấy được”. Đây là một trong những phát hiện về các dạng bạo
lực trong gia đình mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đã
sử dụng.
Công trình nghiên cứu của T.S Lô Thị Tiềm và cộng sự (2000) dưới
tiêu đề: “Hỗ trợ phụ nữ dân tộc ít người nông thôn miền núi Bắc Thái phát
triển kinh tế hộ gia đình và nâng cao sức khỏe trong công cuộc đổi mới hiện
nay” đã đưa ra các số liệu thống kê đáng chú ý về lao động phụ nữ các dân
tộc ít người ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy sự vắng mặt của đàn ông trong hầu
16
hết các công việc sản xuất cũng như trong gia đình. Điều này đã phản ánh tình
trạng thực tế là ở nhiều vùng, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi tình trạng
phân công lao động theo giới đang có những lệch lạc to lớn.
Ngày nay, hình ảnh những người phụ nữ miền núi vừa làm nương, hái
măng, hái rau hoặc kiếm củi mà vẫn phải địu con nhỏ trên lưng hoặc những

người phụ nữ đi chợ đường xa, lưng địu con hoặc gùi hàng, chân đi thoăn
thoắt mà hai tay vẫn không ngừng tước sợi đay đã là hình ảnh quá quen thuộc
mà ai cũng có thể gặp trên khắp các nẻo đường vùng cao. Sự “quen mắt” đến nỗi
không ai thấy ngạc nhiên và cũng ít người bận tâm đến việc cải thiện tình hình.
Điều đáng tiếc là trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã
không đi sâu phân tích căn nguyên của hiện trạng trên theo quan điểm giới.
Chẳng hạn các tác giả đã cố gắng biểu dương và cổ vũ cho những phụ nữ là
đã thực hiện tốt các “chức năng” là lao động quên mình cho chồng con từ
ngoài nương rẫy đến trong gia đình mà chưa quan tâm đến cường độ lao động
to lớn, cái giá mà những người phụ nữ đó phải trả bằng mồ hôi nước mắt và
đôi khi cả máu nữa cho sự quyên mình đó như thế nào. Trong khi ngợi ca tinh
thần làm việc suốt 15, 16 tiếng một ngày của phụ nữ với đủ các loại hình lao
động phức tạp và khó nhọc như trồng lúa, ngô, kiếm củi kiếm rau, đi chợ,
xách nước, nội trợ đến làm nghề phụ, chăm sóc sức khỏe cho con cái và các
thành viên khác trong gia đình, các tác giả đã quên đi sự vắng mặt của nam
giới trong hầu hết các công việc, lại càng không nhận ra được đây là một dạng
bạo lực gia đình rất tinh vi và tồi tệ. [43, tr.44,45]
Công trình nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới” của TS. Vũ Mạnh Lợi,
Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999 đã tiến hành ở ba thành phố Hà
Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã đi sâu xem xét “Thái độ
của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới cũng như các
phản ứng của cá nhân, luật pháp và các thể chế đối với nạn bạo lực trong gia
đình” (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999). Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét tình
17
trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong những gia đình mà ở
đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu
đưa ra 8 nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và chỉ ra 7 kiến nghị nhằm hạn
chế, ngăn chặn tình trạng bạo lực trong gia đình.[55, tr.45].
Cũng trong năm 2001, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề
tài “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” (Nghiên cứu tại Thái Bình,

Lạng Sơn và Tiền Giang). Với phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng, đề tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và các cán bộ thi
hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội. Ngoài ra, đề tài cũng chỉ ra
hậu quả nghiêm trọng của nạn nhân với hành vi bạo lực.
Báo cáo “Ngăn chặn bạo hành trong gia đình:phổ biến tài liệu
hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn”của tác
giả Lê Thị Phương Mai và cộng sự tại 5 xã thuộc hai huyện của tỉnh Bình
Dương, đã đưa ra một số nhận định về nguyên nhân của bạo lực gia đình là
“Tàn dư của bất bình đẳng giới, những quan niệm truyền thống lạc hậu về
vai trò của người phụ nữ trong gia đình, sự thờ ơ, thiếu sự hỗ trợ của cộng
đồng trước những hành vi bạo hành đối với phụ nữ đã được coi là những
lý do chính khiến hiện tượng bạo hành ở địa phương vẫn còn tồn tại và
thậm chí có những trường hợp rất nghiêm trọng”. Tác giả cũng chia ra ba
loại hình bạo hành: bạo hành thể chất, bạo hành tinh thần và bạo hành tình
dục. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh tới những trường hợp phụ nữ đã bị
đánh khi có thai. Cùng với việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của
nạn nhân bạo hành trong gia đình, báo cáo còn đo lường nhận thức về bạo
hành trong gia đình của người dân, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ tổ hòa giải
tại địa bàn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một số giải
pháp phòng chống bạo hành gai đình, chủ yếu hướng vào việc tuyên
truyền, tập huấn, tư vấn cho người dân trong việc phòng chống nạn bạo
hành trong gia đình. (Lê Thị Phương Mai, 2002).
18
“Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh
hưởng”(2003) của tác giả Vũ Tuấn Huy chỉ ra rằng mâu thuẫn giữa vợ và
chồng trong gia đình là một hiện tượng phổ biến. Tác giả tìm ra sự khác nhau
giữa mâu thuẫn và bạo lực trong gia đình. “Mâu thuẫn và xung đột mang tính
bạo lực là khác nhau, không phải mâu thuẫn nào trong hôn nhân cũng là xung
đột mang tính bạo lực” [25, tr.32]. Tác giả cho rằng, nguyên nhân chính của
bạo lực gia đình trong nhiều trường hợp cũng là nguyên nhân của mâu thuẫn

giữa vợ và chồng trong gia đình. Bản thân hành vi bạo lực cũng là nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng hơn.
Tác giả chia hành vi bạo lực gồm: im lặng hay “chiến tranh lạnh”
(không nói chuyện), lăng mạ, chửi bới, nhạo báng, làm bẽ mặt, đe dọa đánh,
ném đồ đạc, đánh tát, xô ngã, đuổi ra khỏi nhà. Theo tác giả, đặc điểm học
vấn và nghề nghiệp khác nhau giữa các gia đình có thể dẫn đến các hình thức
bạo lực khác nhau khi vợ chồng mâu thuẫn.
Cuộc điều tra về thực trạng bình đẳng giới năm 2005 của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam cũng cung cấp một số số liệu về bạo lực gia đình. Trong
cuộc điều tra này, nội dung về bạo lực gia đình chỉ tập trung vào hành vi đánh
và chửi.
Cuốn “Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý –
Đặng Vũ Cảnh Linh (2007) tập trung nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả của bạo
lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình – những bài
học kinh nghiệm của Việt Nam.
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh – Nguyễn
Hữu Minh (chủ biên),( 2008) đã góp phần nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia
đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng thời dành hẳn một chương để đưa ra
những quan niệm chung nhất về bạo lực gia đình và làm rõ các yếu tố tác
động đến hành vi bạo lực.
19
“Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn tiến và
nguyên nhân” của Nguyễn Hữu Minh- Trần Thị Vân Anh, (2009), cho chúng
ta có cái nhìn một cách toàn diện hơn về tổng quan các nghiên cứu đã công bố
về bạo lực gia đình trên cơ sở giới. Nghiên cứu đã phân tích định lượng về
bạo lực gia đình từ ba cuộc khảo sát: Điều tra của Ngân hàng Thế giới (1999);
Điều tra SAVY (2003) và Điều tra Thực trạng bình đẳng giới (2005) và trình
bày những phát hiện chính của cuộc khảo sát định tính về diễn tiến của bạo
lực gia đình các yếu tố thúc đẩy và hạn chế bạo lực gia đình

Một số hoạt động khác đáng quan tâm là những dự án can thiệp về
phòng chống bạo lực gia đình. Từ tháng 4 năm 2008, với sự tài trợ của Quỹ
Ford, Công ty Tư Vấn Đầu tư Y tế và Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò đã phối
hợp triển khai dự án “Mô hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào
y tế và cộng đồng” tại 7 phường, xã của thị xã Cửa Lò. Nhằm chia sẻ kết
quả nghiên cứu cũng như các bài học kinh nghiệm từ hoạt động can thiệp
của dự án, Công ty Tư Vấn Đầu tư Y tế (CIHP) cùng với Ủy ban nhân dân
thị xã Cửa Lò tổ chức hội nghị chuyên đề “Bạo lực gia đình: bối cảnh,
giải pháp và thách thức” tháng 10 năm 2008 tại thị xã Cửa Lò. Hội nghị
này cũng nhằm tạo cơ hội để các tổ chức đang làm nghiên cứu và can
thiệp trong lĩnh vực này chia sẻ, thảo luận các mô hình can thiệp hiệu quả
đang thực hiện và đưa ra các đề xuất cải thiện các can thiệp và nghiên cứu
về bạo lực gia đình trong tương lai.
Dự án cải thiện chăm sóc y tế cho nạn nhân của bạo lực giới (2002
-2005) tại Gia Lâm, Hà Nội; dự án “Phòng chống bạo lực gia đình đối với
phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới ở cơ sở và cộng đồng” do Hội liên hiệp phụ
nữ tỉnh Hà Tây thực hiện năm 2004, v.v.
Tại Yên Bái, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân
tộc miền núi (SUDECOM) đã thực hiện dự án “Hỗ trợ nâng cao kiến thức
phòng, chống bạo lực gia đình, HIV/AIDS và chăm sóc phụ nữ là nạn nhân
20
của bạo lực gia đình tại tỉnh Yên Bái” (từ 2008 đến 2010), tại 2 xã, phường
của thành phố Yên Bái. Hiện nay, trung tâm SUDECOM đang thực hiện dự
án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của nạn nhân bạo lực gia đình và
những người có nguy cơ bị bạo lực gia đình tại tỉnh Yên Bái”.
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án, hay các tạp chí
thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về
vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Luận án tiến sỹ Xã hội học của nghiên cứu sinh Phạm Hương Trà, năm
2011: “Hiệu quả của các bài viết về bạo lực gia đình trên báo điện tử Việt

Nam hiện nay”. Tác giả tìm hiểu việc phản ánh về bạo lực gia đình trên báo
điện tử. Đồng thời tác giả tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng
về bạo lực gia đình, nhờ đó mà nghiên cứu đã cho thấy tác động của những
nội dung thông điệp này đến với công chúng.
Bạo lực gia đình cũng được nhiều báo chí truyền tải và đề cập đến.
Nghiên cứu của trung tâm, nghiên cứu thế giới, gia đình và môi trường trong
phát triển thống kê được riêng năm 1999 đã có khoảng 3000 bài báo đề cập
đến chủ đề bạo hành gia đình. Trong đó, bạo hành gia đình được đăng nhiều
nhất trên các báo An ninh Thủ Đô, Thanh niên, Đại đoàn kết, An ninh thành
phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn giải phóng, báo Lao động, các tạp chí như khoa
học về Phụ nữ, Xã hội học, tạp chí Gia đình và Giới như:
“Nguyên nhân xung đột trong gia đình dưới góc độ cư xử với bạn bè,
hàng xóm” của tác giả Nguyễn Hồng Hà, (2010) xem xét cách cư xử với bạn
bè hàng xóm như một nguyên nhân dẫn đến xung đột ở gia đình trẻ. Số liệu
định lượng được phân tích trong tương quan với chênh lệch độ tuổi và chênh
lệch học vấn giữa vợ và chồng, thời gian tìm hiểu trước nguyên nhân và thời
gian chung sống, việc có chung nghề nghiệp, vợ chồng có chung quan niệm
hạnh phúc gia đình, mức thu nhập, việc chia sẻ việc nhà và các yếu tố khác.
Kết quả cho thấy không có tương quan chặt chẽ giữa chênh lệch tuổi của vợ
21
chồng với nguyên nhân xung đột về cách ứng xử với bạn bè, hàng xóm, tuy
nhiên xung đột xảy ra thường xuyên hơn ở các gia đình mà vợ có học vấn cao
hơn chồng. Thời gian tìm hiểu và thời gian chung sống ngắn hơn cũng là yếu
tố khiens xung đột xảy ra thường xuyên hơn. Những cặp vợ chồng có chung
quan niệm về hạnh phúc gia đình cũng là những cặp vợ chồng ít xảy ra xung
đột về cách ứng xử với bạn bè, hàng xóm hơn.
“Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, diễn tiến và
nguyên nhân” của Trần Thị Thanh Loan, (2010), chỉ ra hoạt động hòa giải
trong các gia đình có bạo lực mới chỉ đạt được hiệu quả đối với bạo lực về thể
chất. Bạo lực tâm lý và bạo lực tình dục rất khó phát hiện và rất khó để tổ hòa

giải đứng ra giải quyết. Hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình
mới chỉ tập trung vào đối tượng phụ nữ và những nhóm tuổi hay xảy ra mâu
thuẫn, xung đột trong hôn nhân, chưa lồng ghép hoạt động tuyên truyền ở tất
cả các hội, đoàn thể. Bên cạnh đó việc phối hợp hoạt động ở một số địa
phương chưa tốt và sự phối hợp giữa các ban ngành chỉ dừng lại ở các cuộc
giao ban hay các bản báo cáo, do đó công tác phòng chống bạo lực gia đình
vẫn còn nhiều bất cập.
“Kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt
Nam” của tác giả Võ Kim Hương, (2011). Đây là bài viết về kết quả từ
“Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình với phụ nữ tại Việt Nam”, là
nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung
giữa Liên hiệp quốc và Chính Phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới, do Tổng cục
Thống kê tiến hành với trợ giúp kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ Phát triển Mục tiêu thiên niên kỉ do Chính Phủ
Tây Ban Nha tài trợ (MDG-F), cùng với văn phòng của cơ quan phát triển và
hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tại Việt Nam năm 2009- 2010. Đây là
một cuộc nghiên cứu lần đầu tiên được tiến hành trong phạm vi cả nước nhằm
thu thập những thông tin chi tiết về mức độ chi tiết về mức độ phổ biến và các
22
loại hình bạo lực đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia
đình, các yếu tố rủi ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp
phải bạo lực gia đình cũng như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng. Kết
quả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ
chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và
chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với
phụ nữ một cách hiệu quả hơn hơn.
“Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với công tác phòng, chống bạo lực
gia đình”của Phạm Thị Thoa, (2011) đã tổng kết những kết quả đạt được của
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng, chống Bạo lực gia
đình, đồng thời nêu lên một số điểm cần rút kinh nghiệm cũng như những khó

khăn hạn chế khi triển khai thực hiện. Theo tác giả, để công tác phòng và
chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ trung ương và
địa phương cần tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình truyền thông, đồng
thời tích cực tham gia xây dựng các địa chỉ tin cậy để hỗ trợ các nạn nhân của
bạo lực gia đình. Tác giả cho rằng cần đưa nội dung bình đẳng giới và phòng,
chống bạo lực gia đình vào chương trình mục tiêu quốc gia về gia đình.
Hội thảo Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia
đình; Tổng kết chiến dịch hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với
phụ nữ (25/11) và hưởng ứng năm Gia đình Việt Nam 2013. Đây là Hội thảo
do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các cơ quan Liên Hợp
Quốc tại Việt Nam tổ chức sáng ngày 10/12/2013 tại Hà Nội. Hội thảo đã ra
mắt mạng lưới quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, với thành viên bao
gồm các cơ quan Chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội… tham gia và có đóng góp vào việc thực hiện luật
phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. Việc xây dựng mạng lưới phòng,
chống bạo lực gia đình là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình
xây dựng một cơ chế điều phối quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình tại
23
Việt Nam, nhằm hướng đến một giải pháp quốc gia toàn diện, tránh sự chồng
chéo, trùng lắp trong các hoạt động can thiệp, đồng thời phát huy được vai
trò, cũng như sự tham gia và nỗ lực của các bên liên quan.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà
khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tiếp thu được rất nhiều luận
điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy ở mỗi công trình
nghiên cứu trên đều vẫn còn một số vấn đề chưa được đề cập, đặc biệt là ở
vùng ven đô Hà Nội, nơi chỉ cách trung tâm thủ đô khoảng 20km. Cho đến
nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đề tài này, tác
giả chọn đề tài này là vì muốn chỉ ra được thực trạng bạo lực gia đình đối với
phụ nữ vùng ven đô Hà Nội, tìm ra nguyên nhân, hậu quả cũng như giải pháp

ngăn chặn tình trạng bạo lực nơi đây, góp phần vào công cuộc giải phóng phụ
nữ nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu
- Bạo lực gia đình đối với người phụ nữ vùng ven đô dưới nhiều hình
thức khác nhau, nhưng phụ nữ phải chịu hình thức bạo lực nào là chủ yếu?
- Đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở vùng ven đô hiện nay?
- Địa phương đã có những hoạt động gì trong việc phòng, chống và
ngăn chặn các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ?
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Phòng chống bạo lực gia đình được rất nhiều ngành khoa học và tổ
chức xã hội quan tâm nghiên cứu. Việc vận dụng các kiến thức xã hội học vào
nghiên cứu chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của ngành
khoa học xã hội nói chung và ngành xã hội học nói riêng.
24
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bạo lực gia đình là một vấn đề có tính “nhạy cảm”. Kết quả nghiên cứu
sẽ góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét hơn về vấn đề bạo lực gia đình, từ đó
làm cơ sở cho các tổ chức xã hội trong hoạt động ngăn ngừa và phòng chống
hiện tượng này.
5. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những nghiên cứu lý luận, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng
bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong những năm qua,
đồng thời chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, của bạo lực gia đình đối với phụ nữ,
trên cơ sở đó đề ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống
bạo lực gia đình với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề BLGĐ đối với phụ nữ vùng ven đô Hà

Nội.
- Phân tích thực trạng và hậu quả của BLGĐ với phụ nữ ở vùng ven đô Hà
Nội.
- Nguyên nhân của BLGĐ và những hoạt động của địa phương trong phòng
ngừa, ngăn chặn BLGĐ đối với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội.
- Một số khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống bạo
lực gia đình với phụ nữ ở vùng ven đô Hà Nội trong thời gian tới.
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội.
6.2. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình có bạo lực gia đình.
Trưởng thôn, cán bộ phụ nữ thôn, cán bộ chính quyền và cán bộ y tế xã.
25

×