Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592 KB, 10 trang )

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
tỉnh Thái Bình


Nguyễn Thị Thanh Hoa


Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Kinh tế: 60 31 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Năm bảo vệ: 2013
118 tr .

Abstract. Khái quát kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững của
một số tỉnh. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình.
Phân tích được thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái
Bình, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình.
Keywords. Kinh tế chính trị; Nông nghiệp; Phát triển bền vững; Thái Bình
Content.
1. Lí do chọn đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản của xã hội đáp ứng những sản phẩm
thiết yếu cho đời sống xã hội, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác trong
nền kinh tế như: Sản xuất hàng hóa tiêu dùng, máy móc và các vật tư nông nghiệp, là
nguồn cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp và tạo ra một lượng vốn thặng dư
để đầu tư cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Tuy nhiên, năng xuất và hiệu quả sản
xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, đặc biệt trước những
diễn biến bất thường của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; những biến động của
thị trường, của xã hội Do đó, vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
được đề cập như là một trong những vấn đề vừa cơ bản, vừa bức thiết có ảnh hưởng
trực tiếp tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.


Trong những năm qua, Thái Bình với 90% dân cư sống ở nông thôn và
58,49% lao động nông nghiệp, đã đạt được những thành tích quan trọng trong việc sản
xuất nông nghiệp như giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị sản xuất
nông nghiệp góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn,
phát triển kinh tế, xã hội
Tuy nhiên, nếu xem xét ở góc độ bền vững thì phát triển nông nghiệp của
tỉnh Thái Bình đang có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra. Đó là trong thời gian qua, nông
nghiệp Thái Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt quá trình phát
triển còn theo chiều rộng. Cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cây trồng trên địa
bàn. Một số cây thiếu tính bền vững, chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung,
chuyên canh và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích còn thấp trong khi các yếu tố
đầu vào của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, phân bón, thuốc trừ sâu tăng giá còn
đầu ra sản phẩm lại quá bấp bênh ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của dân cư nông
nghiệp, tạo sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu rộng giữa thành thị và nông thôn.
Thủy sản phát triển chưa toàn diện. Ruộng đất bị chia nhỏ, manh mún không phù hợp
với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn tập trung. Ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
sản xuất nhỏ lẻ, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa, năng lực canh tranh trên thị trường
yếu. Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi
trường như làm giảm đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên, gây khan hiếm và ô
nhiễm nguồn nước, tăng chi phí sản xuất, chưa có bước đột phá phát triển nông nghiệp,
chưa thật sự chú ý phát triển theo chiều sâu, chưa chú ý đến vấn đề môi trường cũng
như vấn đề xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Đứng trước những khó khăn và
thách thức đó thì việc xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững
ở tỉnh Thái Bình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Điều này cũng đã được
khẳng định trong mục tiêu định hướng phát triển nông nghiệp của Tỉnh trong giai đoạn
2011 - 2015: “Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện đa dạng theo hướng sản xuất hàng
hóa tập trung, hiện đại bền vững, thân thiện với môi trường, gắn phát triển nông nghiệp
với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống của nhân dân”. Vì những lý do trên
nên đề tài “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình” được
chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói
riêng là một vấn đề khoa học được đề cập ở những khía cạnh khác nhau, qua tìm hiểu tác
giả thấy có một số công trình khoa học nổi bật sau:
- Phát triển bền vững ở Việt Nam – thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng
của Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Nxb Lao động – xã hội. Đề tài đã
đề cập đến phát triển bền vững nói chung ở Việt Nam chưa nêu cụ thể về phát triển
nông nghiệp bền vững ở một địa phương nhất định.
- Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt
Nam của tác giả Đặng Kim Sơn (2007), Nxb Nông nghiệp. Trong công trình của tác giả
Đặng Kim Sơn thì phát triển nông nghiệp được tiếp cận từ lý thuyết phát triển nông nghiệp,
kinh nghiệm của một số nước và triển vọng của Việt Nam chưa đi sâu phân tích ở góc độ
phát triển bền vững nông nghiệp.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con
đường và bước đi của Nguyễn Kế Tuấn (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội thì
phát triển nông nghiệp bền vững được tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ đánh giá
tác động của việc phát triển nền nông nghiệp bền vững đối với nền kinh tế.
- Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững (2004), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, do Nguyễn Từ chủ biên. Đây là cuốn sách có nhiều bài viết có giá
trị bàn về vị trí và vai trò của ngành nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế bền vững
chung của đất nước.
- Đề tài “phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam - thực trạng và giải
pháp” (2010), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đặng Thị Tố Tâm lại nghiên cứu sâu về phát
triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa.
- Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (2003), do PGS.TS
Nguyễn Sinh Cúc chủ biên, NXB Thống Kê. Công trình này đã khái quát một cách
tổng quan quá trình đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 1986 đến năm 2002;
một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nông nghiệp.
- Đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”, Vũ Văn Nâm, Luận
văn thạc sỹ kinh tế. Đây là đề tài đã nêu khái quát về phát triển nông nghiệp bền vững

ở Việt Nam nói chung, chưa đề cập sâu tới các vùng miền và địa phương cụ thể.
Ngoài ra có nhiều công trình nghiên cứu nhưng chỉ ở dạng những bài báo
đăng trên các báo, tạp chí, những báo cáo trong các hội thảo khoa học.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết, tham luận trên đều đề cập đến phát
triển nông nghiệp bền vững ở các góc độ khác nhau. Đồng thời nêu lên các quan điểm
và kiến nghị các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững nhằm góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đi sâu vào từng địa phương
cụ thể vấn đề phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững còn ít được đề
cập đến. Đối với tỉnh Thái Bình, nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững trong thời kỳ đổi mới đất nước chưa có một công trình nào đề cập đầy đủ, toàn
diện và hệ thống. Do vậy, đây là một đề tài độc lập, đề cập một cách đầy đủ hệ thống
về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình. Các công trình, tài
liệu trên là cơ sở để tác giả kế thừa có chọn lọc trong quá trình làm luận văn, đồng thời
trên cơ sở các tư liệu, tài liệu về phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình để làm rõ
sự phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp
bền vững, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp ở
tỉnh Thái Bình và đưa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp của địa phương theo
hướng bền vững trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện được mục tiêu này, luận văn có nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững, phát triển bền
vững nông nghiệp từ góc độ lý luận và thực tiễn.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa
phương.
+ Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Thái Bình và
những vấn đề đặt ra.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

ở Thái Bình trong thời gian tới.
4. Đi tưng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu sản xuất nông
nghiệp và các yếu tố có liên quan đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng
bền vững ở tỉnh Thái Bình dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sản xuất nông nghiệp Thái Bình từ năm 2000
đến nay và đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sản xuất nông nghiệp theo nghĩa hẹp
trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu cơ bản; đồng thời trong từng nội dung cụ thể
luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lôgic – lịch sử; phương
pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp so
sánh…để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Khái quát kinh nghiệm phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững của
một số tỉnh. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình.
- Phân tích thực trạng về việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
tỉnh Thái Bình chỉ ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế cũng như nguyên nhân
của những hạn chế đó.
- Đánh giá vai trò của nền nông nghiệp theo hướng bền vững đối với quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư
nông thôn.
- Đưa ra các quan điểm, các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững ở
tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
7. B cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững
Chương 2: Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái
Bình
Chương 3: Quan điểm, giải pháp tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở tỉnh Thái Bình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chỉ đạo nghiên cứu tổng kết các chương trình kinh tế - xã hội của Tỉnh (2010), Báo
cáo đề tài khoa học tổng kết chương trình phát triển nông nghiệp Thái Bình theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn giai đoạn 2005 – 2010.
2. Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh Thái Bình (2007), Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể; tiếp tục và phát triển kinh tế hợp tác xã; khuyến khích
và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
3. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Bình (2007), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 2 (khóa IX) về khoa học công nghệ.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7 (Khóa X).
5. Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Về đẩy
nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010.
6. Ban Chấp hành Trung ương khóa X (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2002), Chương trình phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thái Bình, các chương trình, đề
án thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIII.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2010), các chương trình, đề án thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XV.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2008), Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (7/2012), Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

11. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (7/2012), Đóng góp của lâm nghiệp Việt
Nam với phát triển bền vững.
12. Bùi Bá Bổng (2005), Kinh tế-chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb
Thống Kê, Hà Nội.
14. Cục Thống kê Thái Bình (2012), Niên gián thống kê Thái Bình 2012.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. V.I.Lênin (1973), toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matcơva.
23. C.Mác và Ăngngen (1981), tuyển tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
24. C.Mác và Ăngngen (1984), tuyển tập, tập XXIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Vũ Văn Nâm (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb Thời đại,
Hà Nội.
26. Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Sở tài nguyên – Môi trường tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tóm tắt Dự án quy
hoạch môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 – 2020.

28. Sở giao thông vận tải tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo một số nội dung liên quan đến lĩnh
vực phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
29. Sở Lao động – Thương binh xã hội (2010), Báo cáo kết quả thực hiện chương
trình giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010.
30. Sở Giáo dục – đào tạo (2007), Tổng hợp thống kê kết quả phổ cập giáo dục đúng
độ tuổi, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất năm 2007.
31. Đặng Kim Sơn (2007), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Đặng Thị Tố Tâm (2010), Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học khoa học xã hội và nhân
văn.
33. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam –
thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
34. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình nguyên lý kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
35. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, Định hướng chiến
lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
36. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Tỉnh ủy Thái Bình (2002), Các chương trình đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII.
38. Tỉnh ủy Thái Bình (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIV.
39. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 (khóa VIII) về khoa học và công nghệ.
40. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
41. Tỉnh ủy Thái Bình (2008), Báo cáo giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV.
42. Tỉnh ủy Thái Bình (2009), Báo cáo kiểm điểm 5 năm (2004 – 2009) thực hiện
Chương trình hành động số 37- C.tr/TU của Tỉnh ủy thực hiện kết luận Hội nghị

lần thứ 10, BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5, (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà, bản sắc dân tộc.
43. Tỉnh ủy Thái Bình (2010), Báo cáo kết quá kiểm tra thực hiện Chương trình giải
quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn
2006 – 2010.
44. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình (2009), Kết quả xây dựng nhà đại đoàn
kết cho các hộ nghèo.
46. UBND tỉnh Thái Bình (2008), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo
giai đoạn 2006 – 2010.
47. UBND tỉnh Thái Bình (2009), Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp 3 năm
(2007 – 2009).
48. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh
Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
49. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Đề án quy hoạch phát triển các khu công nghiệp
tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
50. UBND tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến 2020.
51. UBND tỉnh Thái Bình (2010) Tổng kết chương trình “Phát triển nông nghiệp giai
đoạn 2006-2010”; Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn
(2011-2015).
52. Website: www.bacninh.gov.vn
53. Website: www.chinhphu.vn
54. Web
55. Website: www.thaibinh.gov.vn

×