Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo Cáo Các vấn để quan trong liên quan đến môi trường của một dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.73 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Môn học
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
BTKN
Chủ đề : CÁC VẤN ĐỂ QUAN TRONG LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT DỰ
ÁN
Nhóm: 4
Sinh viên Mã số sinh viên
1 Võ Bình Thuận 91202221
2 Trần Thanh Lam 91202127
3 Nguyễn Huỳnh Thanh Sơn 91202187
4 Nguyễn Huỳnh Thảo Uyên 91202262
5 Nguyễn Tú Trianh 91202244
6 Bùi Tấn Phong 91202173
Nộp bài: 23g30 ngày 16/9/2014
Tp. Hồ Chí Minh, 2014

MỤC LỤC
2
2
GIỚI THIỆU DỰ ÁN
1. Tên dự án .
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm - công suất
6.000.000m/năm.
Tổng mức đầu tư: 30 tỷ đồng (theo Dự án đầu tư xây dựng công trình - 01/2009).
2. Vị trí dự án
Nhà máy dệt nhuộm nằm tại lô HA8 trong khu Khu công nghiệp Xuyên Á, xã Mỹ
Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khu công nghiệp Xuyên Á có vị trí như
sau:
- Phía Đông giáp kênh Ranh Long An-Tp.HCM (xã Nhị Xuân, huyện Hóc Môn)


- Phía Tây giáp với khu đất dân thuộc xã Mỹ Hạnh Bắc - huyện Đức Hòa.
- Phía Nam giáp Tỉnh Lộ 9 – xã Mỹ Hạnh Nam - huyện Đức Hòa
- Phía Bắc giáp ranh Long An – Tp.HCM (huyện Củ Chi)
Vị trí khu đất có liên hệ trong vùng như sau:
- Cách thị xã Tân An khoảng 45km theo tỉnh lộ 830.
- Cách thị trấn Đức Hòa khoảng 12km theo tỉnh lộ 9.
- Cách quốc lộ 22 (Đường Xuyên Á khoảng 7km).
- Cách trung tâm Tp.HCm khoảng 25km theo đường tỉnh lộ 9.
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 18km.
- Cách Tân Cảng khoảng 25km, cách Cảng Tp.HCM khoảng 28km.
Vị trí nhà máy được thể hiện trong Hình 1.1:
3
3
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm
Vị trí nhà máy nằm trong khu công nghiệp Xuyên Á có tọa độ 10052’33” vĩ độ Bắc
và 106031’45” kinh độ Đông có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp đường nội bộ trong KCN (đường số 7).
- Phía Nam: giáp khu đất trống của KCN
- Phía Đông: giáp đường nội bộ trong KCN (đường số 5).
- Phía Tây: giáp khu đất trống của KCN
3. Các công trình chính của nhà máy
Nhà máy dệt nhuộm nằm trong khu Công nghiệp Xuyên Á, bao gồm công trình
chính với tổng diện tích 6.000 m2, trong đó:
Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng của nhà máy
STT H ng m c công trìnhạ ụ Di n tích (m2)ệ T l (%)ỷ ệ
Nhà x ng s n xu tưở ả ấ 2.190 36,50
Khu ph tr và thành ph mụ ợ ẩ 462 7,70
Nhà v n phòngă 280 4,67
Nhà làm vi cệ 1.152 19,20
Tr m x lý n c th iạ ử ướ ả 70 1,17

4
4
Tr m biạ ến thế 18 0,30
Nhà b o vả ệ 24 0,40
B n c và đài n cể ướ ướ 28 0,47
H cá c nh, c t cồ ả ộ ờ 7,5 0,12
Di n tích còn l i đ ng giaoệ ạ ườ
thông
1.129 18,82
Cây xanh 640 10,67
T NG C NGỔ Ộ 6.000 100
a. Khu nhà xưởng sản xuất:
Phân xưởng sản xuất được xây dựng có kết cấu như sau:
- Móng bê tông cốt thép
- Cột thép hình L=15000
- Mái tôn tráng kẽm dày 0.5ly
- Xà gồ thép
- Tường gạch quét vôi, cửa sổ sắt, kính lật
- Nền bêtông lót đá 40x60 M50 dày 150 trền là bê tông đá 10x20 M200, dày 50
xoa mặt, kẻ joint ô vuông 2000x2000, trên cùng là lớp haddenner.
b. Nhà điều hành, làm việc:
Có kết cấu công trình như sau:
- Móng cột đã bêtông cốt thép
- Mái lợp tôn
- Trần nhựa
- Tường gạch sơn nước
- Nền lót gạch ceramic
- Cửa kính khung nhôm
c. Nhà kho:
- Móng bêtông cốt thép

- Cột thép hình L=15.000
- Mái tôn tráng kẽm dày 0,5ly
- Xà gồ thép
- Tường gạch quét vôi, cửa sổ sắt, kính lật
- Nền bêtông lót đá 40x60 M50 dày 150 trền là betông đá 10x20 M200, dày 50
xoa mặt, kẻ joint ô vuông 2000x2000, trên cùng là lớp haddenner.
d. Tường rào, cổng chính:
- Cổng làm bằng sắt
- Tường rào xây gạch, cột bêtông, trên tréo kẽm gai
e. Nhà bảo vệ:
- Móng bêtông.
- Mái tôn tráng kẽm dày 0.5ly, trần nhựa.
- Xà gồ thép
- Tường gạch.
5
5
- Nền gạch ceramic.
f. Sân bãi, đường giao thông:
Sân bãi nền bêtông lót đá 40x60 M50 dày 150 trên là bêtông đá 10x20 M200 dày
50 xoa mặt, kẻ joint ô vuông 2.000 x 2.000.
4. Các hạng mục công trình phụ trợ
4.1 Hệ thống cấp thoát nước
- Nguồn nước được lấy từ hệ thống cấp nước của KCN Xuyên Á có công suất
5.000 m3/ngày.đêm. Tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án vào năm sản xuất ổn
định là 300 m3/ngày.đêm, bao gồm:
+ Nước phục vụ sản xuất: khoảng 290 m3/ngày.đêm. Nguồn nước thải phát sinh
trong công nghệ dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy, nhuộm
và hoàn tất, trong đó lượng nước thải chủ yếu do quá trình giặt sau mỗi công
đoạn. Nhu cầu sử dụng nước trong nhà máy dệt nhuộm rất lớn và thay đổi theo
các mặt hàng khác nhau. Nhu cầu sử dụng nước cho 1 mét vải nằm trong phạm

vi từ 12 đến 65 lít và thải ra từ 10 đến 40 lít, sự phân phối nước trong nhà máy
dệt nhuộm theo các công đoạn như sau:
• Sản xuất hơi: 5,3%
• Nước làm lạnh thiết bị: 6,4%
• Nước làm mát và xử lý bụi trong xí nghiệp sợi, dệt: 7,8%
• Nước cho các quá trình chính trong xí nghiệp dệt – nhuộm: 72,3%
• Nước vệ sinh: 7,6%
• Nước cho việc chống cháy và các vấn đề khác: 0,6%
+ Nước phục vụ sinh hoạt: 55 người x 60lít/người/ngày = 3,3 m3/ngày
+ Nhu cầu khác (tưới cây, PCCC, ….): khoảng 6,7 m3/ngày
- Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn, sau đó cùng với nước
thải sản xuất của doanh nghiệp được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải cục bộ
của nhà máy đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải TCVN
5945:2005, giới hạn C trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập
trung của KCN Xuyên Á. Nước thải từ các thống thu gom nước thải tập trung này
sẽ được xử tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Xuyên Á đạt TCVN
5945, giới hạn A trước khi thải vào ngồn tiếp nhận
- Nước mưa trên mái được thu gom qua các máng thu nước mưa, thông qua các
ống thoát đứng, toàn bộ nước mưa trên mái được đưa xuống trệt, đi ngầm dưới
đất đến các hố ga thu nước mưa xung quanh nhà máy và được dẫn ra cống thu
gom nước mưa chung của khu công nghiệp Xuyên Á.
4.2 Hệ thống cấp điện
Do số giờ hoạt động của Dự án không đều trong năm nên công suất cấp điện
được tính trên tổng công suất thiết bị. Nhu cầu về điện với công suất sử dụng cực
đại là 1.600KVA.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
6
6
1. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực dự kiến xây dựng nhà máy tương đối bằng phẳng cao độ trung

bình khoảng 0,6 đến 1,5m và có chỗ thấp hơn, ít sông rạch, chủ yếu là ruộng lúa
và hai bên bờ kênh tập trung khu dân cư trồng cây ăn trái: xoài, cam, nhãn, hoa
màu ….
Do đặc điểm địa hình khá bằng phẳng, không dốc, ít sông rạch nên khả năng xói
mòn là rất nhỏ, đồng thời rất thuận lợi cho việc phát tán khí thải và nước thải,
giảm thiểu tác động đến môi trường không khí và nước mặt tại khu vực.
Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất công trình Công ty TNHH TMDV sản xuất Dũng
Tâm, tháng 2 /2009.
2. Địa chất công trình
Trên địa bàn tỉnh Long An phát triển chủ yếu các thành tạo trầm tích Neogen -
Đệ tứ:
- Các trầm tích cuội kết, cát kết, sét bột kết hệ tầng Cần Thơ (N21ct) có diện tích
phân bố rộng.
- Cuội sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết hệ tầng Năm Căn (N22nc) có diện tích phân
bố rộng.
- Các thành tạo trầm tích sông gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét, kaolin hệ tầng Củ Chi
(aQ23cc) phân bố chủ yếu trên diện tích các xã Lộc Giang, Đức Lập Thượng, Mỹ
Hạnh Bắc, Hòa Khánh Đông, An Ninh Tây thuộc
huyện Đức Hòa.
- Các thành tạo trầm tích sông biển gồm bột, sét ít thạch cao hệ tầng Mộc Hóa
(amQ21mh) phân bố chủ yếu trên diện tích các huyện Đức Huệ,Mộc Hóa, Vĩnh
Hưng, Tân Hưng.
- Các thành tạo trầm tích sông gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét kaolin hệ tầng Hậu
Giang (mQ21hg) phân bố chủ yếu trên diện tích các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa,
Tân Hưng.
- Các thành tạo trầm tích Holocen trung - thượng (aQ22-3) gồm các trầm tích
sông (cát, bột, sét), sông - đầm lầy (bột, sét, di tích thực vật, than bùn), chúng là
các trầm tích thềm, bãi bồi và tích tụ lòng sông phân bố hầu khắp trên diện tích
các huyện thuộc tỉnh Long An.
Nguồn: Báo cáo khảo sát địa chất công trình của Công ty TNHH TMDV sản xuất

Dũng Tâm, tháng 2 / 2009.
3. Điều kiện khí tượng thuỷ văn
Theo Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2008. Khí hậu của khu vực dự án
nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Long An gồm hai mùa mưa,
nắng rõ rệt. Mùa nắng (mùa khô) kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
7
7
4. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm (tính cho cả năm) : 26.30C
Nhiệt độ tuyệt đối cao nhất vào tháng 5 : 28,50C
Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất là tháng 1 : 24,00C.
Nhiệt độ trung bình trong năm 2008 là 26,40C thấp hơn so với năm 2007. Biên
độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn (≈ 3oC) nhưng sự
chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (≈ 10-13oC vào
mùa khô) và (≈ 7-9oC vào mùa mưa). Nhiệt độ qua các tháng trong năm 2007 và
2008 đo tại Trạm khí tượng và thủy văn Tân An, tỉnh Long An được trình bày
trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Nhiệt độ các tháng năm 2007 - 2008 của tỉnh Long An (0C)
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cả
Năm
năm
2007 26,0 25,6 27,6 29,4 28,6 27,4 27,4 27,4 27,8 27,7 27,8 26,0 27,4
2008 24,0 25,2 26,4 28,2 28,5 27,5 26,2 26,8 26,6 26,7 26,2 24,9 26,4
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Long An, 2008.
5. Chế độ mưa:
Khu vực dự án có hai mùa rõ rệt: mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối
tháng 11 và mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa
trong cả năm 2008 là 1.606,5 mm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 10 là 393,5
mm. Lượng mưa thấp nhất vào tháng 3 là 23 mm.

Bảng 2.2 Lượng mưa các tháng năm 2008 của tỉnh Long An
Tháng 01 02 03 04 05 06 07
Lượng mưa (mm) - - 23 36 127,4 176,6 197,4
Tháng 08 09 10 11 12 Cả năm -
Lượng mưa (mm) 130,0 225,5 393,5 256,2 94 1.606,5 -
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Long An, 2008.
8
8
6. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm trung bình khu vực trong năm 2008 là 87,6 %, độ ẩm cao nhất là 92 %,độ
ẩm thấp nhất là 80 %. Mức độ chênh lệch độ ẩm giữa các tháng khoảng 8 – 10 %.
Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất thường rơi vào từ tháng đến 7 tháng 11 (91
– 92 %). Tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là các tháng 4 và tháng 3 (80 – 82
%). Độ ẩm trung bình lớn nhất xảy ra vào các tháng cuối mùa mưa là 87 % - 92
%.
Bảng 2.3 Độ ẩm không khí các tháng năm 2008 của tỉnh Long An
Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cả năm
Độ ẩm (%) 86,0 87,0 82,0 80,0 83,0 89,0 92,0 91,0 91,0 91,0 92,0 87,0 87,6
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Long An, 2008.
7. Chế độ gió:
Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc – Đông Bắc, hướng Tây – Tây Nam, áp lực gió
thuộc phân vùng IIA Wo = 83 daN/m2, tốc độ gió trung bình năm 1.353m/s.
8. Bức xạ mặt trời:
Theo số liệu đo đạc tại Trạm khí tượng và thủy văn Tân An, tỉnh Long An, tổng
số giờ nắng trong năm là 2.467,2 giờ (2008). Hàng ngày có đến 12 - 13 giờ có
nắng và cường độ chiếu sáng vào giữa trưa mùa khô có thể lên tới 100.000 lux.
Riêng mùa khô chiếm khoảng 1.159 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng
3 (276 giờ), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 7 (142,3 giờ). Số giờ nắng
trong các tháng được trình bày chi tiết trong bảng 2.4.
Bảng 2.4 Số giờ nắng các tháng năm 2008 của tỉnh Long An

Tháng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cả
năm
Số giờ
nắng 227,1 260 276,0245,2 237,1206,8142,3191,9 169,9 182,1 178,1 150,7 2.467,2
(giờ)
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Tỉnh Long An, 2008.
Bức xạ mặt trời gồm 3 loại cơ bản : bức xạ trực tiếp, bức xạ tán xạ và bức
xạ tổng cộng. Cường độ bức xạ trực tiếp lớn nhất vào tháng II, III và có thể
đạt đến 0,72 - 0,79 cal/cm2.phút, từ tháng VI đến tháng XII có thể đạt tới 0,42 -
0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa.
9
9
9. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Châu và Phân viên Viện nghiên cứu
Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động đã thực hiện điều tra thu thập sốliệu vào
tháng 02/2009 về điều kiện KTXH, khảo sát thu mẫu và phân tích chất lượng môi
trường không khí, nước trong khu vực dự án. Các số liệu dưới đây là kết
quả thu được từ các đợt công tác khảo sát này.
10. Môi trường nước ngầm
Để khảo sát chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án, đoàn khảo sát đã tiến
hành lấy 2 mẫu phân tích tại NN1 và NN2 là các giếng khoan và giếng đóng
trong khu vực dự án. Phương pháp lấy mẫu và phân tích chất lượng nước theo
Standard Method 1995.
Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
STT Chỉ tiêu Đơn vị NN1 NN2 QCVN
09:2008/BTNMT
1 pH - 6,50 5,8 5,5 – 8,5
2
Tổng chất rắn hòa tan
TDS mg/l 607 216 -

3 Độ cứng tổng cộng mgCaCO3/l 24 16 500
4 Clorua mg/l 4,6 17,4 -
5 Sắt tổng cộng Fe mg/l 2,15 3 5
6 Coliform
MPN/100
ml 1 3
Nguồn:
Phân
viên Viện nghiên cứu KHKT – BHLĐ,
02/2009
Ghi chú: vị trí lấy mẫu NN1 - nước ngầm chổ khu công nghiệp Xuyên Á; NM2 –
nước ngầm tại nhà máy nằm đối diện với nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm
(tọa độ 10052’30” vĩ độ Bắc và 106031’48” kinh độ Đông).
11. Môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, đoàn khảo sát đã tiến hành khảo
sát, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường không khí. Cụ thể các phương
pháp lấy mẫu và phân tích mẫu không khí bao gồm:
-Xác định nồng độ bụi : Lấy mẫu bụi bằng máy lấy mẫu không khí F & J
ECONOAIR – Emergency Sampling system (F & J SPECIALTY PRODUCTS INC. -
10
10
USA). Bụi được xác định theo phương pháp đo bụi trọng lượng, cân phân tích
Sartorius, độ nhạy 1 x 10-5 gr (Đức).
-Định lượng nồng độ các hơi, khí : Lấy mẫu các hơi, khí bằng máy lấy mẫu không
khí F & J ECONOAIR – Emergency Sampling system (F & JSPECIALTY PRODUCTS
INC. - USA). Các hơi, khí được thu mẫu theo phương pháp hấp thụ và phân tích
bằng phương pháp so màu trên máy so màu (HACH DR 2010 – USA).
-Đo độ ồn bằng máy hiện số MS-85 (TPS- AUSTRALIA) theo phương pháp đo
tiếng ồn tại chỗ làm việc trong các khu vực sản xuất (TCVN 3150 – 79) và
phương pháp đo tiếng ồn môi trường (TCVN 5964-1995)

-Đo nhiệt độ và độ ẩm bằng máy đo hiện số HANNA HI 8564 (RUMANI).
-Độ dài thời gian lấy mỗi mẫu là 20 phút.
Vị trí lấy mẫu được thể hiện ở hình 2.1, kết quả phân tích chất lượng không khí
tại các vị trí dự án được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2. Kết quả chất lượng không khí tại khu vực dự án
Vị trí / chỉ tiêu Bụi NO2 SO2 CO Nhiệt độ Độ ẩm Độ ồn*
(mg/m3)
(mg/m3
)
(mg/m3
)
(mg/m3
) oC % dBA
KK1 0,28 0,03 0,16 3,1 32,2 60-61 59-61
KK2 0,30 0,04 0,17 3,4 32,1 60-61 58-60
TCVN
5937:2005 0,3 0,2 0,35 30 - - -
TCVN
5949:1998 - - - - - - 60
Nguồn: Phân viên Viện nghiên cứu KHKT – BHLĐ, 02/2009
Ghi chú: - Tọa độ điểm lấy mẫu: KK1 (10052’23” vĩ độ Bắc và 106031’45” kinh độ
Đông), KK2 (10052’32” vĩ độ Bắc và 106031’47” kinh độ Đông).
- TCVN 5949:1998: Giới hạn tối đa mức ồn cho phép đối với khu vực công cộng
và dân cư
12. Hiện trạng hệ sinh thái khu vực
Vị trí dự án nằm trong khuôn viên KCN Xuyên Á đã được quy hoạch cụ thểvà xây
dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Nên khu vực xây dựng dự án đã được san lấp
và đổ đất bằng phẳng. Vì vậy, hệ sinh thái của khu vực chỉ có một vài loại cỏ mới
mọc và một số loại thực vật nhỏ còn sót lại hoặc tự mọc sau quá trình san lấp
mặt bằng.

11
11
Nhận xét kết quả
-pH của nước ngầm tại KCN Xuyên Á trung bình, đạt tiêu chuẩn.
-Hàm lượng sắt trong nước ngầm dao động tùy theo tầng nước, giá trịkhoảng
2,5mg/l cho thấy bị nhiễm sắt nhẹ.
-Độ cứng tại khu vực tương đối thấp, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt mà
không gây ảnh hưởng gì, tuy nhiên khi sử dụng cho công nghiệpđặc biệt là khi
sử dụng nồi hơi cần phải xử lý thích hợp.
-Nhìn vào kết quả phân tích ta nhận thấy chất lượng môi trường nước ngầm rất
tốt đạt QCVN 09:2008/BTNMT về chất lượng nước ngầm.
-Kết quả đo chất lượng không khí khu vực dự án đều thấp hơn Tiêu chuẩn Việt
Nam chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937:2005).
-Hàm lượng bụi: nhìn chung chỉ dao động ở dưới mức cho phép (<0,3 mg/m3.
Hàm lượng bụi cho thấy trong khu công nghiệp Xuyên Á đang tiến hành xây dựng
nhiều dự án với máy móc và phương tiện giao thông đi lại nhiều.
-Hàm lượng NO2, SO2, CO: hàm lượng các khí ô nhiễm đều nhỏ hơn nhiều lần so
với tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng NO2, SO2 nhỏ hơn từ 10-40 lần so với tiêu
chuẩn. Điều này cho thấy lượng khói thải của KCN còn rất ít.
-Kết quả đo độ ồn khu vực dự án đạt tiêu chuẩn tiếng ồn (TCVN 5949:1998).
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI XÃ MỸ HẠNH BẮC

1. Sản xuất nông nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng năm là 1.119 ha.Cây lúa thu hoạch xong 800 ha, năng
suất 22 tạ/ha, sản lượng 1.760 tấn. Cây đậu phộng thu hoạch 800 ha, năng suất
30 tạ/ha, sản lượng 2.400 tấn. Cây bắp thu hoạch 140 ha, năng suất 50 tạ/ha,
sản lượng 7.000 tấn.Rau màu các loại: 40 ha, năng suất từ 150 – 160 tạ/ha.
2. Chăn nuôi
Đàn trâu bò khoảng 6.412 con, hiện nay giá cả thấp nên người chăn nuôi bịthua
lỗ. Đàn heo ổn định khoảng 6.625 con, giá cả tương đối đảm bảo có lãi cho người

chăn nuôi. Đàn gia cầm khoảng 20.543 con.
3. Về giáo dục
Công tác quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy của 2 nhà trường từng
bước được nâng cao, công tác kiểm soát kết quả học tập của học sinh ngày càng
chặt chẽ, kết quả tỷ lệ tốt nghiệp: trường THCS Mỹ Hạnh 100%, trường tiểu học
Mỹ Hạnh Bắc 100%, xây dựng mới 4 phòng học mẫu giáo.
Về công tác phổ cập giá dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học
cơsở luôn được kiểm tra và duy trì thường xuyên. Qua công tác kiểm tra đã công
nhận xã Mỹ Hạnh Bắc hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học
cơ sở năm 2008.
12
12
4. Về y tế
Công tác khám và điều trị bệnh được thực hiện tốt. Trong năm 2008, có 8.695
lượt người đến khám chữa bệnh ở trạm y tế. Các chương trình quốc gia về y
tế như tiêm ngừa đủ 6 bệnh đạt 98,8%; trẻ từ 6 đến 36 tháng uống vitamin Ađạt
99%; chiến d5ch chăm sóc sức khỏe kế hoạch hóa gia đình đạt 70%; công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú trọng, đã quản lý 23 hộ kinh doanh
qua kiểm tra không có hộ nào vi phạm
5. Công tác VHTT-TDTT
Đài truyền thanh phát thanh được 270 buổi, lưu động ấp 85 buổi, các trạm
truyền thanh ấp phát thanh và tiếp âm 295 buổi và cắt 110 băng rôn phục vụcho
hội nghị, các ngày lễ lớn.
Về văn hóa văn nghệ tổ chức hội thi văn nghệ phục vụ hội trại giao quân năm
2008, ngoài ra còn tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ do Huyện tổ chức.
Đối với hoạt động thể dục thể thao đã tổ chức 2 giải bóng chuyền ấp, tham gia 1
giải bóng đá huyện tổ chức, thu hút nhiều thanh niên tham gia.
Công tác xây dựng đời sống văn hóa của xã được tập trung, chất lượng hoạtđộng
ngày càng được nâng lên qua công tác khảo sát được huyện công nhậnđạt xã
mạnh năm 2008. Ngoài ra, UBND xã phối hợp với UBMTTQ tổ chức ngày

hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở 3 ấp đạt kết quả tốt.
CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN XUYÊN Á
KCN Xuyên Á do Công ty Cổ phần Ngọc Phong làm chủ đầu tư, Khu công nghiệp
Xuyến Á thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Long An nằm cận kềvới TP.HCM, có
vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển
kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai
trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Cho đến nay
KCN Xuyên Á đã đi vào hoạt động và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Hiện trạng cơ sở hạ tầng cho KCN ngày càng hoàn thiện.
-Hạ tầng kỹ thuật:
•Đường nội bộ bê tông nhựa 2 làn xe được bố trí với khoảng cách giữa các
trục đường trung bình từ 200m đến 400 m tạo thành các lô đấtđảm bảo cho các
loại xe vận chuyển container ra vào thuận lợi.
•Hệ thống điện trung thế thuộc mạng lưới quốc gia dẫn đến hàng rào các xí
nghiệp
•Nhà máy xử lý nước cấp với công suất 12.000m3/ngđ cung cấp nước trực
tiếp đến từng doanh nghiệp với giá theo quy định của Nhà nước.
•Xây dựng 2 hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng biệt. Nước thải từ các
doanh nghiệp thứ cấp trong KCN được thu gom và đưa vềhệ
thống xử lý nước thải tập trung của toàn khu (với công suất 3.000m3/ngđ).
Hệ thống xử lý nước thải tập trung được thiết kế và xây dựng theo công
nghệ Singapore đảm bảo đạt giới hạn A, TCVN 5945:2005 trước khi thải ra
nguồn tiếp nhận.
13
13
•Trạm xử lý nước thải giai đoạn 2 (với công suất 10.000m3/ngđ) chuẩn bị đi vào
hoạt động.
-Đánh giá khả năng tiếp nhận tỷ lệ nghành nghề ô nhiễm nặng vào KCN Xuyên Á.
•Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của toàn KCN Xuyên Á đãđược
Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Khả năng tiếp nhận tỷlệ ngành nghề ô

nhiễm nặng của toàn KCN chỉ chiếm tỷ lệ 20% tổng công suất xử lý nước thải của
nhà máy. Do đó, khả năng tiếp nhận nước thải ngành nghề ô nhiễm nặng của
KCN Xuyên Á tính cho cả 2 giai đoạn 1&2 là 2.600/ngđ.
•Nước thải của Công ty TNHH TMDV Sản xuất Dũng Tâm cũng nằm trong giới
hạn được phép tiếp nhận nước thải ngành nghề ô nhiễm nặng đầu tư vào KCN
Xuyên Á
-Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc,
chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,công nghiệp
vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt nhuộm và công nghiệp giấy
-Các tiện ích công cộng:
•Hệ thống thoát nước mưa riêng với thoát nước thải được xây dựng hoàn chỉnh.
•Hệ thống cây xanh được bố trí phân tán toàn khu vực có tác dụng tốt cho việc
xử lý vệ sinh môi trường chống ô nhiễm (tiếng ồ, bụi, khói…) và tạo cho cảnh
quan toàn KCN được đẹp mắt, sạch sẽ và tạo môi trường làm việc thoải mái cho
người lao động.
KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN
1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
14
14
15
15
1.1 Các tác động trong giai đoạn xây dựng
Trong quá trình xây dựng, tại khu vực xung quanh dự án chất lượng không khí
sẽ bị ảnh hưởng do các phương tiện vận tải, thi công, công tác đào đắp đất,
công tác vận tải, vận chuyển nguyên vật liệu gây ra. Một số hoạt động chính
trong giai đoạn xây dựng:
- Tập trung đông lực lượng lao động phục vụ thi công
- Hoạt động các phương tiện cơ giới thi công, vận chuyển vật liệu xây dựng,
thiết bị có trọng lượng và kích thước lớn
- Xây dựng các hạng mục công trình của dự án

16
16
1.1.1 Tác động do bụi
- Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp trong 1 tháng đầu xây dựng:
(3.000 + 4.500)m3 x (1÷100) g/m3 / 1 tháng = 0,0029 ÷ 0,29 g/s
Nồng độ bụi trung bình trong 1 giờ ứng với toàn bộ khu vực công trình xây
dựng rộng khoảng 12.600m2 và chiều cao phát thải là 5m là:
(0,0029 ÷ 0,29 g/s x 1 giờ)/(12.600m2 x 5m) = 0,000174 ÷ 0,0174 mg/m3
- Bụi phát sinh từ các hoạt động vận chuyển và bốc dỡ vật liệu:
(8.100)m3 x (0,1÷1) g/m3 / 3 tháng = 0,0001 ÷ 0,001g/s
Nồng độ bụi trung bình trong 1 giờ ứng với đoạn đường vận chuyển khoảng
5km và chiều cao phát thải là 3m là:
(0,0001 ÷0,001 g/s x 1 giờ) / (5km x 12m x 3m) = 0,0021 ÷ 0,021 mg/m3
Kết quả tính toán ở trên cho thấy nồng độ bụi tại công trường thấp hơn tiêu
chuẩn TCVN 5937-2005 (0,3mg/m3), do đó không ảnh hưởng nhiều đến sức
khỏe của công nhân lao động và chất lượng môi trường trong khu vực dự án.
1.1.2 Tác động do khí thải
Hoạt động của các phương tiện máy móc thi công sẽ phát sinh các loại khí thải
vào môi trường không khí như:
- Khói hàn có chứa bụi, CO, SO2, NOx, …
- Khói thải của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới có chứa bụi, CO,
hydrocacbon, SO2, NOx, … .Các phương tiện thi công chủ yếu là máy đào 3m3, ô
tô tự đổ 10 - 15 tấn, …
- Trong quá trình xây dựng, dự án có thể sử dụng máy phát điện dự phòng nên
đây cũng có thể là nguồn gây ra ô nhiễm không khí. Các khí ô nhiễm như sau:
SO2, NOx, CO, bụi, VOC, …
17
17
- Bụi: 4,3 kg/tấn DO x 0,005 tấn DO/ngày = 00,22 kg/ngày
- SO2: 0,1 kg/tấn DO x 0,005 tấn DO/ngày = 0,0005 kg/ngày

- NOx: 55 kg/tấn DO x 0,005 tấn DO/ngày = 0,275 kg/ngày
- CO: 28 kg/tấn DO x 0,005 tấn DO/ngày = 0,14 kg/ngày
- VOC: 12 kg/tấn DO x 0,005 tấn DO/ngày = 0,06 kg/ngày
Dự án sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu nên tác động được đánh giá là nhỏ,
cục bộ và mang tính tạm thời, sẽ kết thúc sau khi xây dựng xong.
1.1.3 Tác động do nước thải
Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình thi công của dự án chủ yếu là nước
thải sinh hoạt của công nhân xây dựng (lúc cao điểm khoảng 30 người).
Nước thải sinh hoạt của 1 người ước tính 85% lưu lượng nước cấp (các công
nhân chỉ làm việc 8 giờ trong ngày nên mức tiêu thụ là 60 lít/người/ngày).
30 công nhân x 85% x 60lít/người/ngày = 1,53 m3/ngày.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng độ chất
hữu cơ cao, các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu
BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và vi sinh vật.
Khu vực dự án hiện tại đã có hệ thống thoát nước. Do đó, hệ thống tiêu thoát
nước và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ được thực hiện ngay đầu giai đoạn xây
dựng và đấu nối với hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp Xuyên Á để
tránh việc nước thải không được xử lý ảnh hưởng xấu đến chất lượng môitrường
đất, nước ngầm, gián tiếp ảnh hưởng đến chấtlượng nước mặt, sức khỏe con
người trong khu vực dự án.
1.1.4 Tác động đến môi trường kinh tế xã hội
Quá trình xây dựng dự án có thể ảnh hưởng đến kinh tế xã hội khu vực do sự tập
trung của một lượng công nhân xây dựng. Công tác xây dựng cũng sẽ cần huy
động một số lượng lớn nguồn lao động tại chỗ và nơi khác đến, góp phần giải
quyết việc làm cho một số người lao động, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh
doanh dịch vụ trong khu vực phát triển.
Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực, việc tập trung lao động để xây dựng dự án
còn dẫn đến một số tác động tiêu cực về vấn đề xã hội như: việc lưu trú dài ngày
tại địa phương dễ dẫn đến khả năng xảy ra các xung đột giữa công nhân lao
động và người dân địa phương. Đây là loại mâu thuẫn xã hội khó có thể tránh

khỏi nhưng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất.
18
18
1.2 Các tác động trong giai đoạn vận hành
1.2.1 Tác động do bụi
Như đã nêu trên dệt vải và vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm sẽ sinh ra bụi.
Lượng bụi sinh ra có kích thước khác nhau, đặc biệt gây hại đối với sức khoẻ
công nhân là những bụi có kích thước nhỏ lơ lửng trong không khí, khi hít phải
chúng có khả năng xâm nhập vào sâu trong phổi.
Lượng bụi bông vải thải ra một năm là tương đối nhiều và việc quản lý chúng là
rất khó, ít nhiều chúng đã gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh,
đồng thời vì đặc điểm bụi bông vải là bay lơ lửng nên việc ô nhiễm bụi trong các
phân xưởng sợi là điều khó có thể tránh khỏi.
1.2.2 Tác động do khí thải
a. Mùi hôi trong phân xưởng nhuộm
Trong quá trình nhuộm, hơi nước bay hơi do quá trình gia nhiệt cuốn theo các
hóa chất gây mùi hôi như : Các hóa chất tẩy, thuốc nhuộm, các chất cầm màu,
phụ gia Do áp dụng qui trình nhuộm kín tiên tiến của Hàn Quốc, Trung Quốc
nên đã hạn chế mức độ ảnh hưởng do mùi hôi đáng kể.
b. Do các phương tiện giao thông vận tải
Trong quá trình hoạt động, nhà máy luôn phải xuất nhập nguyên vật liệu hàng
hóa gây ảnh hưởng tới môi trường không khí khu vực. Khí thải sinh ra từ các
phương tiện giao thông vận tải có chứa các chất ô nhiễm chỉ thị điển hình như
bụi, SO2, NOx, CO. Khi thải vào không khí chúng sẽ làm tăng thêm nồng độ các
chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh.
1.2.3 Tác động do độ ồn và nhiệt độ
a. Tiếng ồn
Cường độ tiếng ồn trong khu vực sản xuất đều cao hơn Tiêu chuẩn cho phép từ 5
đến 45 dBA. Cường độ tiếng ồn tại phân xưởng dệt có giá trị cao nhất là 120 dBA,
đây cũng là đặc trưng của ngành dệt nói chung.

Trong các loại ô nhiễm tại nhà máy dệt nhuộm thì ô nhiễm tiếng ồn là một trong
những nguồn ô nhiễm thứ yếu. Tuy nhiên, các tác động từ việc ô nhiễm tiếng ồn
quá mức cho phép có thể gây ra những ảnh hưởng đến con người, đến năng suất
lao động của người lao động làm việc tại nhà máy vì nó làm giảm sự chú y, mệt
mỏi, làm tăng các quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương,giảm huyết áp
tâm thu và tăng huyết áp tâm trung ương. Khu vực dân cư cách xa nhà máy (>
500m) và vị trí của nhà máy nằm trong Khu công nghiệp Xuyên Á, có nhiều cây
19
19
xanh bao phủ nên có khả năng giảm thiểu được tiếng ồn. Tuy cường độ ồn vượt
giới hạn cho phép của TCVN nhưng chủ dự án sẽ một số biện pháp hỗ trợ của dự
án, góp phần làm giảm thiểu tác động do ồn đối với khu vực xung quanh.
b. Nhiệt độ
Nhìn chung, nhiệt độ không khí tại các xưởng sản xuất khá cao và đặc biệt trong
phân xưởng nhuộm tại nhà máy đều có nhiệt độ cao hơn tiêu chuẩn cho phép
(điều kiện vi khí hậu theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT). Vì vậy nhà máy
cần phải quan tâm đến việc giảm nhiệt độ trong các phân xưởng sản xuất, nhằm
đảm bảo sức khỏe cho công nhân. Do đó cần đầu tư hệ thống thông thoáng thích
hợp để đảm bảo sức khỏe cho công nhân làm việc.
1.2.4 Tác động do nước thải
a. Nguồn gốc phát sinh
Trong quá trình hoạt động của nhà máy làm phát sinh một lượng nước thải tác
động tới nguồn nước, bao gồm các nguồn chủ yếu như sau:
- Nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình nhuộm, giặt rửa sau nhuộm, vệ sinh
máy móc, thiết bị và sàn nhà xưởng. Nước thải sản xuất có chứa các tạp chất rắn
lơ lửng, các muối và các hợp chất hữu cơ trong thuốc nhuộm, các chất hoạt động
bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy
hóa
b. Nước thải sản xuất
Lưu lượng nước thải: nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất bằng 80% so với

lượng nước cấp, lưu lượng thải trung bình như sau:
290 m3/ngđ x 80% = 232 m3/ngđ.
- Hàm lượng COD trong nước thải sản xuất cao hơn tiêu chuẩn từ 6 lần. Hàm
lượng BOD5 trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn từ 10 lần. Như vậy nước thải
sản xuất có hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ khá nặng.
- Chất rắn lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn 3,5 lần.
- Nhìn chung, các mẫu nước thải được lấy và phân tích đều có chứa hàm lượng
các chất ô nhiễm ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Tóm lại, nước thải của nhà máy cần được thu gom triệt để và được xử lý cục bộ
tại nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung của
20
20
KCN Xuỵên Á nhằm hạn chế những tác động ảnh hưởng tới môi trường nước, đất
và sức khỏe của con người.
c. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của Nhà máy dệt nhuộm Dũng Tâm được sinh ra từ các
nguồn như :
- Bếp ăn tập thể: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để
dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy
- Nhà tắm rửa: nước được thải thẳng vào hệ thống cống thu gom nước thải để
dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của nhà máy.
- Nhà vệ sinh: nước thải được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại, cặn được hút
định kỳ và phần nước sau bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục
bộ của nhà máy.
Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp (theo nghị
định 88/2007/NĐ-CP) với lưu lượng 3,3 m3/ngđ. Với tiêu chuẩn dùng nước qtc =
45 - 60 lít/người.ngày (TCXDVN 33:2006) cùng với số lượng lao động là 55
người.
55 công nhân x 60 lít/người/ngày = 3,3 m3/ngày.
d. Nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng nhà máy sẽ kéo theo
đất cát, chất cặn bã và dầu mỡ rơi vãi vào dòng nước. Nếu lượng nước mưa này
không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt,
nước ngầm và hệ thủy sinh trong khu vực. Qua các tài liệu tổng hợp, có thể ước
tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG
1. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU
1.1 Biện pháp giảm thiểu tác động giai đoạn xây dựng
1.1.1 Giảm thiểu tác động do khí thải
- Việc vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu hay thiết bị nặng phải dùng các xe vận
tải chuyên dùng. Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra tải trước khi dùng.
Dây chằng, buộc phải đảm bảo chắc chắn và tuân thủ các quy định an toàn đối
với công tác vận chuyển;
21
21
- Bố trí các trạm trộn bê tông cách xa tối đa khu dân cư để giảm thiểu ảnh hưởng
của bụi đến người dân trong khu vực;
- Điều chỉnh mật độ xe trên đường dẫn tới khu vực thi công, không gây ảnh
hưởng đến sự lưu thông trong khu vực;
- Tận dụng giao thông thuỷ hiện có trong khu vực;
- Giám sát khí thải từ hoạt động của máy móc thi công (xe cộ, xe tải, máy ủi,…) và
khí thải từ trạm trộn bê tông, đánh giá chất lượng không khí xung quanh tại vị
trí thuộc khu vực dự án và khu vực xung quanh qua các thông số đặc trưng như
bụi, SO2, NO2, CO.
1.1.2 Giảm thiếu tiếng ồn và rung
- Công nhân được trang bị các thiết bị bảo vệ tai khi làm việc tại khu vực có độ ồn
cao;
- Giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có tiếng ồn quá giới hạn cho
phép;

- Xây dựng tường rào khu vực dự án ngay từ đầu giai đoạn xây dựng để hạn chế
tiếng ồn, bụi từ dự án ra khu vực xung quanh
- Bố trí các nguồn gây tiếng ồn lớn ra xa khu dân cư. Tùy theo cường độ của các
nguồn tiếng ồn, dự án sẽ bố trí tất cả các nguồn gây ra tiếng ồn lớn như trạm
trộn bê tông, máy đóng cọc,…;
- Tất cả các hoạt động xây dựng được tiến hành vào ban ngày;
- Sử dụng các phương pháp và thiết bị phát ra tiếng ồn, rung thấp;
- Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo độ ồn, chỉ nhấn còi khi cần thiết;
- Quản lý tốt sinh hoạt của công nhân xây dựng, tránh gây ồn ào làm mất yên
tĩnh trong thời gian nghỉ của người dân địa phương;
- Các biện pháp liên quan đến hoạt động xây dựng của các nhà thầu sẽ được đưa
vào điều kiện dự thầu và được xét đến khi tuyển thầu.
1.1.3 Giảm thiểu tác động do nước thải
+ Nước thải sinh hoạt: Trong giai đoạn xây dựng, nước thải phát sinh chủ yếu là
nước thải sinh hoạt của công nhân, nguồn ô nhiễm này gây ô nhiễm cả môi
trường đất và nước, đặc biệt là môi trường nước. Ước tính lượng nước thải phát
sinh trong giai đoạn này vào khoảng 1,53 m3/ng (trình bày trong Chương 3).
Nước thải sinh hoạt có lưu lượng không lớn nhưng có nồng độ ô nhiễm cao, thời
gian xây dựng lại kéo dài nên để hạn chế ảnh hưởng do nước thải của công nhân
đến môi trường, chủ đầu tư sẽ bố trí các nhà vệ sinh di động đơn giản đặt tại
công trường. Nước thải sau khi qua nhà vệ sinh, sẽ được thu gom theo các rãnh
thoát nước và tạm thời đấu nối vào thống thu gom nước thải của KCN Xuyên Á.
+ Nước mưa chảy tràn: Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án có thể
cuốn theo đất cát, dầu mỡ gây ô nhiễm đến hệ thống thóat nước của khu vực. Do
đó, để giảm thiểu tác động do nguồn nước này, các biện pháp sẽ được thực hiện
bao gồm:
- Không thải chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát đá,…) và dầu cặn của thiết bị
xây dựng vào nguồn nước. Mọi loại chất thải phải được thu gom và chuyển đến
khu vực xử lý chất thải theo đúng quy định của địa phương;
22

22
- Không để tạo ra các ao, vũng nước trong khu vực công trường để ngăn ngừa ô
nhiễm nước và tránh phát triển ruồi muỗi, chuột bọ để bảo vệ sức khỏe cho
người dân;
- Hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực có dầu mỡ, máy móc cũng như
những nơi có công tác đào đắp dở dang;
- Bố trí các kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an toàn, tránh hiện tượng tràn đổ
dầu cũng như có biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình thi
công để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm;
- Không thải chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải) từ các lán trại của công
trình vào nguồn nước. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom và vận chuyển
đến bãi thải xử lý theo hợp đồng với nhà thầu xây dựng nhà máy hoặc với đơn vị
phụ trách môi trường đô thị của địa phương. Nhà vệ sinh đủ cho số lượng công
nhân và có bể tự hoại trước khi thải ra môi trường.
1.1.4 Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội
- Xây dựng lán trại tại công trường;
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh cho công nhân và ban chỉ hủy công trường;
- Tổ chức ăn uống hợp vệ sinh;
- Có nhà vệ sinh tại công trường cho công nhân và ban chỉ hủy công trường;
- Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh môi trường, an
toàn lao động và kỹ thuật lao động cho công nhân;
- Các nhà thầu xây dựng sẽ bị ràng buộc trong các hợp đồng xây dựng về trách
nhiệm vệ sinh môi trường và an toàn lao động tại công trường;
- Dự án sẽ đặt vấn đề quản lý kỷ luật đối với tất cả các công nhân làm việc trên
công trường, kể cả công nhân tạm tuyển. Thông báo, phối hợp với chính quyền
địa phương để quản lý hành chánh những người vào làm trong dự án nhằm
tránh phát sinh các tệ nạn xã hội, giảm thiểu xung đột giữa công nhân địa
phương và người dân khu vực.
Các biện pháp này có tính khả thi cao, hiệu quả đạt được sẽ tốt tuy nhiên cần có
sự phối hợp thật sự chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các nhà thầu (đơn

vị trực triếp quản lý công nhân xây dựng).
1.2 Biện pháp giảm thiểu giai đoạn vận hành
1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi
- Xây dựng nhà xưởng cao thoáng, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió tự nhiên
và cưỡng bức nhằm làm giảm lượng bụi bông, bụi sợi.
- Sau mỗi ca sản xuất, nhà máy đều cho công nhân phải tiến hành quét dọn và vệ
sinh khu vực làm việc của mình trước khi giao ca.
- Công nhân trong các phân xưởng kéo sợi, dệt bắt buộc phải mang khẩu trang,
mũ, trong khi làm việc.
1.2.2. Giảm thiểu tác động do khí thải
a. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải
23
23
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải dùng phương pháp hấp thụ có phản ứng hóa
học, được áp dụng xử lý cho cả SO2 và NO2.
- Thiết kế ống khói: có chiều cao phù hợp khoảng 15m nhằm đẩy nhanh sự phát
tán các chất ô nhiễm vào không khí, tránh sự tích tụ cục bộ và ảnh hưởng tới
những khu vực phụ cận, tạo điều kiện tốt cho sự pha loãng của các chất ô nhiễm
vào không khí.
1.2.3. Giảm thiểu các tác động do tiếng ồn, rung
- Cách ly các khu vực gây ồn và xây tường cách âm xung quanh có thể giảm được
cường độ tiếng ồn từ 6 - 8 dBA.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc để phát hiện và sửa chữa kịp thời
các chi tiết rơ dão gây tiếng ồn lớn. Định kỳ bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn để
máy móc luôn ở chế độ làm việc tốt. Thường xuyên bôi trơn bằng dầu mỡ các
phần động của thiết bị và máy móc.
- Trang bị nút bịt tai chống ồn cho công nhân phân xưởng dệt.
Để chống rung cho máy móc thiết bị, thực hiện các biện pháp sau:
- Đúc móng đủ khối lượng (bêt ông mác cao), tăng chiều sâu móng.
- Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị công suất lớn

24
24
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý khí thải:
- Khói thải từ khu vực sản xuất qua hệ thống hút sẽ được thu gom dẫn vào hệ
thống xử lý khói thải. Khói thải được quạt hút đưa vào thiết bị hấp thụ. Tại đây,
khí thải được dẫn vào từ phía dưới và khi khí thải bay lên sẽ gặp lớp vật liệu tiếp
xúc đã được phân tán đều dung dịch hóa chất Na2CO3 trên bề mặt, lúc này khí
thải sẽ bị hấp thụ bởi dung dịch hóa chất Na2CO3. Dung dịch hóa chất Na2CO3
được dẫn vào lớp vật liệu lọc từ bể chứa dung dịch hóa chất Na2CO3 qua bơm
hóa chất.
- Khói thải được phân tán từ dưới đi qua lớp vật liệu tiếp xúc hóa chất lượng
phun đều từ trên xuống sẽ hấp thụ các hơi khí độc, khí thải sau khi qua hệ thống
xử lý đảm bảo TCVN 5939:2005 (Kp=1, Kv=1) và được thải qua ống khói có chiều
25
25

×