Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.1 KB, 11 trang )

Biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỐT HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6
TUỔI.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề :
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nằm trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non,
nhằm cung cấp kiến thức sơ đẳng về tạo hình cho trẻ thông qua đó phát triển khả năng quan sát
tri giác, phân biệt, khả năng phân tích tổng hợp các thao tác tư duy trực quan. Góp phần giáo
dục toàn diện về các mặt cho trẻ như: “Đức – Trí – Lao – Thể – Mỹ”.
2.2. Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu :
Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật. nhất là ở lứa tuổi Mầm non nó là một hoạt động
sáng tạo không thể thiếu được. thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp
của thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới xunh quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm
của mình, khi tham gia hoạt động tạo hình qua sự hướng dẫn gởi mở của giáo viên, từ đó trẻ có
thể tìm hiểu khám phá kích thích sự hứng thú với hoạt động tạo hình. Ở trường mầm non hoạt
động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình
thành nhân cách cho trẻ. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhằm đào tạo cho trẻ thành các họa sĩ
mà thông qua hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ. Gây
cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ.
2.3. Lý do chọ đề tài
Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình
như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục…… thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát
triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo còn có ý nghĩa tích cực
trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 phổ thông.
Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng độ tuổi, điều kiện của
trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Góp phần đưa
sự nghiệp giáo dục của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn. bản thân tôi là giáo viên lâu
năm trực tiếp giảng dạy tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình để nâng
cao chất lượng giảng dạy, nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp dạy tốt hoạt động tạo hình
cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Trên cơ sở thực tiễn việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp rèn kỹ năng


cơ bản về môn tạo hình cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi để phát huy tính năng động, óc sáng tạo, tính
kiên trì tỷ mỉ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho trẻ Mầm non.
2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài :
Vì thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót, Tôi rất mong các
cấp lãnh đạo Phòng và nhà trường góp ý cho tôi để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, sau này tôi có
thể áp dụng kinh nghiệm đó vào giờ học để hoạt động cho trẻ làm quen với môn tạo hình đạt kết
quả cao.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, một nội dung quan trọng không thể thiếu được
trong chương trình chăm sócgiáo dục mầm non. Cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình nhằm
giáo dục tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu góp
phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một cách tích
cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng
dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trớ tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động
đó phát triển các nhóm cơ bàn tay, ngón tay từ vụng về đến linh hoạt.
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển trí tuệ nhận thức được thực hiện thật khách
quan bằng hình tượng nghệ thuật, phát triển khả năng tri giác về hình dạng, cấu trúc, kích thước,
màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích rõ ràng. Khi tham gia các hoạt động tạo hình
trẻ đã tái tạo được hình tượng nghệ thuật của đồ vật mà chúng tri giác được. Đó chính là những
biểu tượng được hình thành trong quá trình trực tiếp đồ vật hiện tượng trong khi dao chơi, tham
quan và vui chơi các đồ chơi trẻ em. Khi quan sát trẻ so sánh hình dáng, kích thước, màu sắc,
không gian của đồ vật như vậy hoạt động tạo hình đã góp phần tích cực trong việc hình thành ở
trẻ những thao tác tư duy như “Phân tích, so sánh, tông hợp, khái quát, phát triển tư duy trực
quan hình tượng và phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo” đồng thời trong quá trình hoạt
động tạo hình ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển theo, thông qua hoạt động hoạt động tạo
hình giáo dục đạo đức cho trẻ biết yêu quý cái đẹp, cái tốt, phận biệt được cái thiện cái ác. Trong
quá trình tạo sản phẩm trẻ được rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ làm việc có mục đích được hòa
đồng trong tập thể. Từ đó hình thành tính đoàn kết tương trợ giúp đỡ cởi mở thân ái với bạn bè.
Hoạt động tạo hình còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ Mầm non. Thông qua hoạt động tạo
hình để phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ những vẻ đẹp

đa dạnh của hình dáng sự phong phú của màu sắc đồ vật thiện nhiên và sự lặp đi lặp lại của các
yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dáng về tính truyền cẩm của đường
nét. Đã thu hút những hứng thú và gây cho trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh
và trở nên sâu sắc.
Hoạt động tạo hình có ý nghĩa to lớn trong giáo dục lao động cho trẻ mầm non. Hoạt động tạo
hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tại hình là một quá trình lao đông nghệ thuật mang
tính sáng tạo, còn góp phần hình thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích có kỹ năng.
Để tạo ra sản phẩm trẻ phải nắm vững các thao tác, kỹ năng tạo hình và kỹ năng sử dụng dụng
cụ, vật liệu cùng với tính tích cực độc lập, sáng tạo.
Từ những cơ sở lý luận trên tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công việc
hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ để trở thành những con người phát triển toàn
diện, hài hòa nhân cách. Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tạo hình cho nên tôi đã chọn đề
tài giáo dục tạo hình để nghiên cứu và dạy dỗ trẻ.
* Tóm lại:
Từ những cơ sở lý luận trên mà tôi thấy việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình là công
việc hết sức quan trọng trong công tác giáo dục trẻ trở thành những con người phát triển toàn
diện, hài hòa về nhân cách hiểu rõ được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài giáo dục tạo
hình để nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp tích cực trong việc dạy trẻ.
Bi n pháp d y t t ho t ng t o hình cho tr 5-6 tu iệ ạ ố ạ độ ạ ẻ ổ

4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trẻ em là tương lai, là nền móng của dân tộc là sự phát triển tiến bộ của Quốc gia. Chính vì vậy
công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi Mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân
trẻ.
Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy bộ môn tạo hình được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua
các tiết dạy tôi nhận thấy rằng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học môn tạo
hình của trẻ, học sinh chưa hứng thú với hoạt đông tạo hình. Là một giáo viên Mầm non tôi nhận
thấy mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu để có thể tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh dặc biệt là giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật tạo hình để từ đó trẻ ham thích hăng say
vào hoạt động nhằm góp phần tích cức nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành

nhân cách cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, bồi dưỡng khả năng quan sát chú ý có
chủ định thông qua việc vẽ, xé dán, nặn… trang bị cho trẻ một số kỹ năng cơ bản như: tư thế
ngồi, cách cầm bút, cách phân biệt và sử dụng màu sắc, cách chia đất, cách xoay tròn, lăn dài,
ấn bẹt, cách dán phết hồ, dán tranh đúng với bố cục hài hòa và hợp lý.
Tóm lại:
Thông qua cơ sở lý luận và cơ sở thực tiện trên tôi thấy hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển
toàn diện về các mặt “Đức – Trí – Lao – Thể – Mỹ” góp phần hình thành nhân cách cho trẻ là nền
tảng vứng chắc cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Chính vì vậy là giáo viên mầm non yêu nghề mến
trẻ nhận thức rõ được mục đích ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với trẻ năm
học 2012-2013, vừa qua bản thân tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi học hỏi để có hình thức
phương pháp tốt nhất áp dụng vào dạy trẻ.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo góp phần quan trọng trong chiến lược con người,
tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề hoạt động tạo hình, biết thực hiện một
cách thông minh và sáng tạo trong hoạt động tạo hình để đảm bảo nhận thức về thẩm mỹ cho
bản thân. Công tác này đựơc triển khai đến các bậc phụ huynh, qua đó họ đã tự nguyện phối
hợp cùng nhà trường trong việc cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình.
5.1. Thực trạng công tác cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình ở lớp Mẫu giáo 5 tuổi B1
– Trường Mầm non Bình Minh.
* Khảo sát thực trạng tìm hiểu vấn đề của lớp:
Năm học 2012-2013 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường tôi được chủ nhiệm lớp
Mẫu giáo 5 tuổi B1 ở thôn Trại Thông, lớp được xây dựng ở giữa địa bàn thôn, trường lớp khang
trang sạch sẽ tổng số học sinh 30 cháu.
* Thuận lợi:
– Cơ sở vật chất: trường lớp khang trang sạch sẽ, thoáng mát nằm ở Trung tâm địa bàn của
thôn nên tiện lợi cho việc đi lại của các cháu, bàn ghế đầy đủ cho trẻ ngồi học, các giá để đồ
dùng đồ chơi, tủ để tư trang của trẻ đều được cấp.
– 70-80% phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên đưa đón con em
mình đến lớp và trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu

để cùng kết hợp với nhà trường có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn.
– Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về
chuyên môn.
– Học sinh rất thích học môn tạo hình do vậy việc dạy rất thuận tiện.
* Khó khăn:
– Về phía giáo viên chưa qua trường họa
– Về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ riêng cho hoạt động tạo hình còn hạn chế, như các tác
phẩm nghệ thuật đẹp còn chưa có. Chính vì vậy các cháu không được làm quen tiếp xúc nên rất
hạn chế đến quá trình nhận thức của trẻ.
– Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tạo hình của trẻ, chưa tạo điều
kiện cho trẻ được phát huy khả năng sáng tạo cá nhân.
– Nhận thức của trẻ không đồng đều
Tất cả những khó khăn trên còn ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của trẻ.
* Điều tra khảo sát trẻ học môn tạo hình lớp Mẫu giáo 5 tuổi B1 ngày 20/9/2012
– Số trẻ được điều tra là : 30
– Nội dung được khảo sát
+ Số trẻ biết cách chon màu tô 24/30: Đạt 80%
+ Số trẻ hứng thú học 22/30: Đạt 73%
+ Số trẻ không hứng thú học môn tạo hình 8/30: Chiếm 27%
+ Số trẻ sắp xếp bố cục lộn xộn 10/30: Chiếm 33%
+ Số trẻ biết sắp xếp bố cục tranh tô màu hài hòa hợp lý 20/30: Đạt 67%
+ Số trẻ có sản phẩm đẹp sáng tạo 12/30: Đạt 40%
+ Số trẻ có sản phẩm rập khuôn 18/30: Chiếm 60%
Qua khảo sát kết quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học, của
chương trình đề ra. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài để
tìm ra một số phương pháp, biện pháp tốt nhất phù hợp tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non và đạt
được kết quả mong đợi ở lứa tuổi trẻ. Giúp trẻ hứng thú, tích cực sáng tạo và đạt hiệu quả cao
góp phần vào mục tiêu giáo dục và đáp ứng với yêu cầu giáo dục đổi mới của chương trình
chăm sóc giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5.2 Các giải pháp:

* Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
Ở trẻ 5-6 tuổi vốn kính nghiệm phong phú, các biểu tượng được hình thành khá dầy đủ về hình
dáng, cấu trúc và đặc điểm riêng biệt, tư duy của trẻ phát triển mạnh, tư duy trực quan hình
tượng và trìu tượng đang được hình thành và phát triển. Để phát huy tính tích cực sáng tạo và
niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng thời điểm hợp lý trong ngày từ trò chuyện buổi
sáng hay hoạt động vui chơi ngoài trời, đi dạo đi thăm quan ở mọi lúc mọi nơi tạo điều kiện cho
trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, môi trường thiên nhiên muôn hình muôn
vẻ.
VD: Trò chuyện vào buổi sáng khi thấy bố mẹ trẻ đưa trẻ đến trường tôi tạo tình huống để trẻ
nhận xét về những người thân… cho trẻ nói nên cảm xúc của mình về những gì trẻ quan sát tri
giác về những người thân.
VD: Tiết vẽ đề tài (vẽ người thân trong gia đình)
Tôi từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động các giác quan
các quá trình tâm lý khác nhau đồng thời cho trẻ tự khám phá so sánh, tổng hợp những đặc điểm
chung dưới sự điều chỉnh của cô giáo. Trẻ vẽ người có đầy đủ: Đầu, mình, tay, chân và các bộ
phận khác cô luôn gợi ý cho trẻ trong khi trẻ thể hiện tác phẩm của mình.
Tôi luôn cho trẻ tiếp xúc với thực tế cuộc sống.
VD: Qua bài vẽ Đàn gà
Tôi nhắc trẻ về nhà quan sát đàn gà trong gia đình, qua giờ tìm hiểu môi trường xung quanh trẻ
quan sát thực tế về đàn gà. Khi vẽ trẻ biết kết hợp các kỹ năng như vậy kết quả quan sát và ghi
nhớ đã tạo cho trẻ vẽ được sản phẩm đẹp.
Để tạo ra không khí sôi nổi cho tiết học cô cho trẻ hát và vận động bài “Con gà trống” hoặc cô
dùng một câu đố hay một câu truyện có nội dung về con gà để gây hứng thú, sự tập trung của trẻ
về con gà, sau đó cho trẻ quan sát các bộ phận của chúng, cô lên hướng dẫn cho trẻ nhận xét
được các bộ phận của con gà theo những hình khối đơn giản để khi trẻ vẽ sẽ dễ dàng hơn.
Để cung cấp những kiến thức cơ bản cho các hoạt động tạo hình, giáo viên phải tích hợp các bộ
môn, các hoạt động ngoài tiết học vào quá trình dạy tạo hình.
VD: Xé dán đàn cá bơi
Qua tiết tìm hiểu môi trường xung quanh cung cấp cho trẻ về cấu tạo hình dáng của con cá.
Trong khi cho trẻ đi dạo đi tham quan tôi nhắc trẻ chú ý quan sát, đàn cá xem chúng bơi như thế

nào, các con cá bơi ở gần hình dáng so với các con cá bơi ở xa có gì khác biệt. Trẻ được quan
sát tri giác các hình ảnh cụ thể rất thuận tiện cho việc trẻ thực hiện sản phẩm. trẻ biết được con
cá ở gần thì to, con cá ở xa thì nhỏ, bước đầu trẻ biết sắp xếp hợp lý các sản phẩm cô cùng trẻ
thảo luận trao đổi về luật xa gần và thể hiện màu sắc sáng tạo diễn cảm của động vật trong
không gian một cách sống động. Rèn cho trẻ trí tượng tượng, sáng tạo: Các con nhìn xem mắt
cá tròn hay dẹt? Đuôi cá giống hình gì? Cô luôn tạo cảm xúc thực sự trước cái đẹp. Tạo cho trẻ
tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hứng thú, say mê để trẻ tạo ra sản phẩm đẹp phong phú đa
dạng.
– Qua tiết âm nhạc trẻ hiểu thêm về con cá qua bài hát cá vàng bơi.
– Qua tiết thể dục trẻ hiểu thêm về con cá qua động tác bơi.
– Giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho trẻ tiếp xúc với sản phẩm tạo hình đẹp giúp trẻ cảm nhận
được vẻ đẹp của tác phẩm đó, khơi dạy cho trẻ tính tò mò, sáng tạo mong muốn tạo cái đẹp.
* Trong khi hướng dẫn tôi luôn cùng trẻ trao đổi bố cục bức tranh.
VD: Trong lúc quan sát môi trường thiên nhiên hay tranh ảnh nghệ thuật đẹp tôi luôn lấy trẻ làm
trung tâm tôi khuyến khích trẻ bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ thể hiện cái ý muốn cảm xúc
của trẻ đối với hiện tượng xung quanh.
VD: Con nhìn thấy bạn Bích Loan hôm nay có đồ chơi trong lớp gì?
Hôm qua được nghỉ học Bố mẹ đã cho các con đi chơi ở đâu? Ở đó con thấy có gì đẹp không?
Hãy kể cho cô và các bạn nghe nào.
Cô tăng cường sử dụng các câu hỏi gợi mở, giúp trẻ củng cố vận dụng những kinh nghiệm đã
lĩnh hội được ở các hoạt động khác nhau và môi trường xung quanh trẻ và môi trường cô đã
cung cấp, tôi luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết.
VD: Con cho cô biết con sẽ nặn thêm gì cho con cá?
Có cách nào khác để nặn con cá không?
Muốn nặn con cá đẹp con phải nặn thêm những chi tiết gì vào nữa? đồng thời thăm dò khả năng
của trẻ để trẻ mưu tả những gì trẻ sẽ làm.
VD: Con nặn thêm gì cho con Gấu?
Đồng thời dùng những câu hỏi vui, dí dỏm, ngôn ngữ nghệ thuật biểu cảm cùng với cử chỉ điệu
bộ nét mặt đã tạo cho trẻ hứng thu say mê sáng tạo.
VD: Con nhìn xem con Gấu của bạn Hải Nam có vòng cổ đẹp không?

Để trẻ tích cực sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình trong các tiết vẽ theo ý thích, tiết vẽ theo đề
tài, tiết vẽ theo đề tài tôi không bao giờ vẽ mẫu.
Bởi vì trên thực tế nếu cô vẽ mẫu cho trẻ sẽ làm tê liệt những cảm xúc đã có trước đó của trẻ.
Tôi luôn gợi ý bằng các cau hỏi, tạo điều kiện cho trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, tìm cách thực
hiện tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp trẻ tìm tòi chủ động sáng tạo trong khi thực hiện đề
tài của mình.
VD: trong khi cho trẻ quan sát vườn cây ăn quả cô cùng trẻ trao đổi về hình dáng cấu tạo của
cây, cây bóng mát, cây ăn quả, thân cây, lá cây trẻ được quan sát.
Tri giác hình ảnh cụ thể cô rèn cho trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo khả năng cảm thụ tác
phẩm nghệ thuật.
VD: Trẻ vẽ vườn cây có nhiều màu sắc, có cây to., cây nhỏ, cây cao, cây thấp cô gợi ý cho trẻ
thấy hôm nay thời tiết như thế nào từ đó trẻ chú ý quan sát hiện tượng thời tiết sau đó trẻ sáng
tạo vẽ thêm ông mặt trời đang tỏa ảnh nắng, có thêm các bạn nhỏ đang nhổ cỏ tưới cây.
Trẻ biết kết hợp các nét vẽ cơ bản các hình khối để biết những cái phức tạp thành cái đơn giản,
từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động làm cho sản phẩm thêm sinh động.
VD: Khi vẽ ngôi nhà trẻ biết kết hợp thân nhà là hinhd chữ nhật, mái nhà là hình tam giác, cửa sổ
là hình vuông. Khi nặn các con vật trẻ biết các bộ phận của chúng thành các khối đơn giản: như
đầu gà là hình tròn nhỏ, mình gà là hình tròn to, sau đó ghép thêm các chi tiết nhỏ như “Mắt, mỏ,
chân…”
Dạy trẻ xé Ông mặt trời có mắt mũi, mồm đang mỉm cười, trẻ đã tạo ra sản phẩm có luật xa gần,
sáng tối, trẻ biết chắp vá các mảnh giấy vụn thành bông hoa, con cá, trong những ngày lễ tết đã
vẽ được bức tranh đẹp về người thân, trẻ tự lấy lá cây làm trâu, lá dừa làm đồng hồ, trẻ biết lấy
que ghép lại thành các bức tranh ô tô, ngôi nhà.
Để dạy tốt môn tạo hình, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách thông qua
các hội thi, mời phụ huynh đến dự, qua đó tuyên truyền kiến thức về môn tạo hình để các bạc
phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tạo hình đối với trẻ.
Vào cuối tuần ngày nghỉ hoặc ngày lế tết cô cho trẻ vẽ tranh về người thân.
VD: Sắp đến ngày tết cho trẻ vẽ một bức tranh về ngày tết, đem về tặng bà. Khi phụ huynh đến
lớp đưa đón trẻ giáo viên cần trao đổi về phương pháp dạy bộ môn tạo hình tại nhà, động viên
khuyến khích trẻ yêu thích say mê với hoạt động tạo hình.

Tôi đã vận dụng các phương pháp trên một cách linh hoạt hợp lý vì vậy kết quả nghiên cứu được
thể hiện.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau 6 tháng thực hiện các biện pháp trên kết quả cho thấy các cháu có chuyển biến rõ rệt.
– 100% các cháu đã nắm chắc thành thạo kỹ năng ngồi, cầm bút, cách tô màu, cách xé dán,
cách nặn.
– 85% các cháu đã tạo ra sản phẩm đẹp, có tính sáng tạo
– 95% trẻ biết tô màu hợp lý.
– 90% trẻ biết bố cục hợp lý.
Như vậy kết quả được nâng nên rõ rệt so với số lượng điều tra đầu năm, tuy thời gian tiến hành
còn ngắn, xong kết quả thu được khả quan. Hầu hết số trẻ trong lớp đã nắm chắc kỹ năng cơ
bản về môn tạo hình suốt trong quá trình nghiên cứu từ lúc làm đề cương đến lúc đề xuất một số
biện pháp và áp dụng vào thử nghiệm cũng như kết hợp với phương pháp để rèn kỹ năng tạo
hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đa số trẻ đã nắm chắc kỹ năng và tạo ra sản phẩm có tính sáng
tạo.
Có sự chuyển biển rõ rệt cho thấy đề tài cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình đã
được nâng cao chất lượng, làm tăng thêm sự hiểu biết của trẻ giúp trẻ say mê học môn tạo hình,
góp phần phát triển nhân cách cho trẻ.
7. KẾT LUẬN:
Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu vào môn tạo hình tôi rút
ra được bài học cho bản thân như sau:
– Muốn dạy tốt môn tạo hình đạt kết quả cao người giáo viên phải được củng cố nâng cao thêm
về kiến thức, ký năng thực hành bộ môn, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo, các hình thức phương
pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng.
– Muốn dạy tốt hoạt động tạo hình, giáo viền cần gần gũi sát sao với trẻ để nắm được đối tượng
phân loại học sinh theo năng khiếu, để từ đó đề ra các yêu cầu phù hợp cho từng trẻ để giúp trẻ
phát huy hết khả năng của mình, cô luôn luôn gần gũi quan tâm theo dõi trẻ, để hiểu được tâm tư
tình cảm sở thích của từng trẻ, động viên khuyến khích những trẻ còn yếu kém, hướng dẫn chỉ
bảo trẻ ở mọi lúc mọi nơi, muốn dạy tốt hoạt động tạo hình giáo viên phải biết tích hợp các môn
học để cung cấp lượng kiến thức cơ bản cần thiết giúp trẻ tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú

hấp dẫn, phải có đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tạo hình đa dạng.
– Muốn dạy tốt hoạt động tạo hình giáo viền cần phải phối hớp chặt chẽ với gia đình, nhà trường
và toàn xã hội để tạo điều kiện cho trẻ sống trong môi trường lành mạnh, được tiếp xúc với cái
đẹp, các tác phẩm đẹp các tác phẩm hay từ đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
của cuộc sống, kích thích tò mò, óc sáng tạo từ đó trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp, phát triển khả
năng cảm thụ, bồi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ, giúp trẻ ham mê các hoạt động ở trường mầm non
cũng như ở nhà.
8. ĐỀ NGHỊ:
– Muốn cho trẻ học tốt môn tạo hình, phải có nhiều đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu đẹp vì vậy
tôi rất mong các cấp nhà trường, phòng quan tâm, giúp đỡ đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh đẹp. Để
cho các cháu có đủ đồ dùng để học tập đạt kết quả cao.
– Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nhất là nội dung thiết kế tiết học cho phù hợp.
– Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức tiết học thông qua
hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn.
– Đầu tư trang thiết bị “máy trình chiếu” để giáo viên thực hiện giảng dạy có hiệu quả hơn.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 5-6 tuổi”
– Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
– Chương trình giáo dục Mầm non
– Nghiên cứu tài liệu Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi
– Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè năm học 2012-2013
– Sưu tầm và đọc tạp trí giáo dục Mầm non
– Xem và tham kháo trên ti vi, mạng các tiết mẫu về hoạt động tạo hình.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ bé của tôi, để nâng cao chất lượng giảng dạy hoạt động tạo hình
một cách tích cực, có hiệu quả. Tôi kính mong được sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên trong
trường, lãnh đạo chuyên môn bổ sung những ý kiến bản thân tôi được ứng dụng vào công tác
chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn

×