Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng bệnh hơn trị bệnh trong xây dựng ngầm đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.3 KB, 3 trang )


PHÒNG BỆNH HƠN TRỊ BỆNH
TRONG XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ

KS. PHAN PHÙNG SANH
Hội KHKT Xây dựng TP.HCM

Trong thời gian vừa qua, trên thành phố ta đã xảy ra hàng loạt các sự cố ở các các
công trình xây dựng có tầng hầm gây tổn thất lớn, như công trình ốc Pacific (43-45-47
Nguyễn Thò Minh Khai, Q.1), cao ốc Saigon Residences (11D Thi Sách, Q.1) khắc phục
sẽ hết sức tốn kém, gây hoang mang, lo sợ cho người dân mỗi khi thấy xuất hiện công
trình nhà cao tầng đang xây dựng trong khu vực gần nhà mình Tất cả những điều đó có
thể tránh được nếu thấm nhuần phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” trong xây
dựng có tầng ngầm, bởi vì:
- Ngay từ thời trung cổ con người đã biết tận dụng không gian ngầm để xây dựng
nhiều công trình vónh cửu còn tồn tại đến ngày nay. Điển hình là các lăng mộ, kho tàng,
hệ thống cống thoát nước, hệ thống giao thông, nhiều đường hầm sâu trong lòng đất vượt
qua các eo biển ở nhiều đô thò lớn thuộc các nước phát triển.
Ở nước ta, ngay từ trước đây, ông cha ta cũng đã biết tận dụng không gian ngầm,
đó là đòa đạo Củ Chi dài hàng 100 km, đòa đạo Vónh Mốc để chống giặc ngoại xâm.
Trong xây dựng cũng có những công trình ngấm, tiêu biểu như: thủy điện Hòa Bình, thủy
điện Yaly (được xây dựng trong lòng núi đá) đường hầm qua đèo Hải Vân, đèo Ngang
Ngay tại TP. Hồ Chí Minh sắp tới cũng có đường hầm qua Thủ Thiêm Những công trình
trên được xây dựng trong điều kiện đòa chất rất khác nhau, vậy mà dưới sự chỉ đạo, hướng
dẫn của chuyên gia nước ngoài, các kỹ sư - công nhân của ta đã làm được với chất lượng
cao, được nước ngoài công nhận.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng nghóa với quá trình đô thò
hóa nốt cách nhanh chóng, với một đất nước không rộng, ngươi đông, cần phải khuyến
khích tận dụng không gian ngầm trong quá trình xây dựng đô thò. Nghò đònh 41/2007/NĐ-
CP ngày 22/03/2007 cũng như Qui chuẩn - Tiêu chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thò là
những văn bản pháp lý để điều chỉnh về xây dựng công trình ngầm, đồng thời đưa ra


nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các công trình ngầm đô thò, bởi
vì lòng đất là “tiềm năng vô tận” đối với ngành xây dựng nhưng tính đến nay mức độ khai
thác của ta chưa đáng kể.
Mặc dù đã có nghò đònh, qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thò,
song việc xây dựng trên thực tế còn rất nhiều khó khăn.
- Được biết các chính quyền trước đây đã có bản đồ đòa chất và đòa chất thủy văn,
song chắc chắc là chỉ tính trên một phạm vi hẹp cho thành phố trên có dưới 1 triệu dân.
Nay thành phố được mở rộng, dân số tăng 7 - 8 lần nên Nhà nước cần đầu tư để lập bản
đồ đòa chất và đòa chất thủy văn và phải được cập nhật thường xuyên, như Trung tâm

thông tin và dòch vụ xây dựng (Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh) đã thu thập, xử lý hơn
1.000 báo cáo đòa chất công trình để cung cấp cho nhiều đơn vò tham khảo. Việc làm này
cần thường xuyên và được mở rộng, nhất là các khu vực sẽ xây dựng nhiều nhà cao tầng
và có sử dụng không gian ngầm.
- Phần lớn diện tích TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng đất yếu (trừ Củ Chi - Hóc Môn),
nhiều nơi trong quá khứ từng là sông - ngòi, ao - hồ, ruộng trũng mà ngày nay đã được
san lắp. Cấu tạo đòa tầng có thể chia ra hai khu vực khác hẳn nhau: cấu tạo bởi các “trầm
tích bùn sét yếu” và “các loại đất sét với hàm lượng cát đáng kể”. Mực nước ngầm rất
nông nên dù có bản đồ đòa chất và đòa chất thủy văn, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng
có tầng ngầm, nhất là chung quanh có sẵn các công trình, cần khoan thăm dò sâu hơn,
nhiều mũi khoan cho cả vùng ảnh hưởng thi công nhất là khu vực nghi ngờ, khó dự đoán
chính xác từ đó mà chọn phương pháp khai đào và chống đỡ khi thi công, chọn loại
“tường vây an toàn nhất” dù có tốn kém song an tâm hơn (hãy nhớ lời người xưa dạy
“một lần sợ tốn, bốn lần không đủ”). Sai sót khâu thăm dò khảo sát đòa chất sẽ dẫn đến
nhiều sự cố ở các giai đoạn tiếp theo! Công trình cầu Văn Thánh 2 là một bài học cay
đắng đối với những người xây dựng, phải sửa đi, sửa lại nhiều lần, cực kỳ tốn kém mà vẫn
chưa vừa lòng! Rồi công trình cao ốc Pacific, cao ốc 11 D Thi Sách do,không phát hiện
được các túi nước ngầm có áp lực cao mà gây ra ra sự cố lớn vừa mất tiền và mất cả
lòng tin đối với dân chúng. Rất may mà không có thiệt hại gì về người! Đã một thời chúng
ta có quan điểm áp đặt là “nhà thầu rút ruột” quá nhiều nên gây ra sự cố! Có biết đâu

nhiều trường hợp lại do nhà đầu tư sợ tốn kém!
- Khó khăn rất lớn nữa là thành phố chưa có quy hoạch không gian ngầm, mặc dù
thành phố đã cho ra đời “Ban xây dựng đề án ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật thành phố”. Nhiệm
vụ của Ban hết sức khó khăn, nhất là với khu đô thò cũ, bởi không ai biết dưới lòng đất đang có
những gì? Khổ nhất là ngành giao thông công chính khi cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát
nước thành phố đâu cũng đụng công trình ngầm của người khác: Điện lực, Bưu chính viễn
thông, Cấp nước, Cáp quang phải chờ đợi di dời, thời gian thi công kéo dài, gây ùn tắc giao
thông, dân tình kêu ca Do chưa có quy hoạch không gian ngầm nên rất khó cho cơ quan “cấp
phép xây dựng” vì chủ yếu là “thỏa thuận” mà không biết đúng hay sai trong thi công, triển
khai. Dù khó, song dứt khoát phải đầu tư xây dưng quy hoạch không gian ngầm đô thò nhất là
các khu đô thò mở rộng, trước tiên là hệ thống tuy-nen kỹ thuật dùng chung cho nhiều ngành,
hệ thống thoát nước, hệ thống tàu điện ngầm trong tương lai
- Do mực nước ngầm rất nông, nên với những công trình có nhiều tầng ngầm, cần
chọn giải pháp “cọc mở rộng đáy” có tác dụng như “cọc neo” hiệu quả hơn nhiều so với
giải pháp cọc nhồi trọng lực để chống lực đẩy nổi từ đáy tầng hầm, dù thi công khó hơn,
phải có thiết bò chuyên dùng và tiến hành thử tải kiểm tra chòu lực theo đúng qui trình,
song sẽ an toàn hơn.
- Tất cả công trình ngầm dưới nhà cao tầng có thể xem là những công trình vónh cửu,
tồn tại hàng trăm năm trở lên, sản phẩm đó không phải ai cũng làm được, đòi hỏi những người
chỉ đạo cũng như công nhân phải qua đào tạo có bài bản, phải trải qua kinh nghiệm thực tiễn.
Những người đội trưởng, đội phó, giám sát phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan đủ trình
độ (do cấp có thẩm quyền giao) sát hạch và cấp chứng chỉ, đònh kỳ kiểm tra và sát hạch lại.
Cấp sai, để xây ra sự cố, người cấp chứng chỉ phải liên đới chòu trách nhiệm.

Đơn vò thi công: chỉ cho phép các đơn vò có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tốt nhất là
có chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000-2000 mới được thi công nhà cao tầng có
tầng ngầm, không thể chấp nhận những đơn vò mà thực lực chủ yếu dựa vào “quân vay,
súng mượn” dễ phạm nhiều sai sót. Trường hợp ứng dụng công nghệ và thiết bò mới thì
phải mời chuyên gia nước ngoài, ít ra là trong giai đoạn đầu, cho đến khi đội ngũ của ta
thành thạo.

Đơn vò thi công có phương án dự phòng “xử lý tức thời khi phát sinh sự cố” được cơ
quan cấp phép xây dựng chấp thuận, nhất là khi chạm phải mạch nước ngầm có áp lực cao
- Cơ quan tư vấn thiết kế các công trình có sử dụng không gian ngầm hải có ít,
nhiều kinh nghiệm thực tiễn, những người chủ trì phải có chứng chỉ hành nghề, mời cơ
quan có đủ năng lực thẩm kế, trường hợp còn “băn khoăn” thì nên mời thẩm kế của nước
ngoài, dù có tốn kém song qua họ trình độ của ta sẽ được nâng cao, xem đây là khoản “chi
phí đào tạo”.
- Tư vấn giám sát thi công cực kỳ quan trọng để tránh sai sót, nếu chưa đủ kinh
nghiệm nên mời thêm chuyên gia nước ngoài cùng giám sát với ta. Có giám sát thi công
giỏi và nghiêm khắc thì sẽ tránh được tình trạng làm dối, làm ẩu. Tùy mức độ phức tạp
của công trình cho phép chi phí giám sát theo sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và tổ chức
giám sát (chứ không theo đònh mức của Nhà nước).
Cấp phép xây dựng: tùy mức độ phức tạp của công trình (có thể) phải thẩm tra kỷ
năng lực của tư vấn vấn thiết kế (cần thiết yêu cầu phải qua thẩm kế đủ trình độ), năng
lực của tư vấn giám sát thi công và năng lực của nhà thầu. Những vấn đề còn băn khoăn
ghi rõ, kèm theo giấy phép yêu cầu nhà thầu phải lưu trong quá trình thi công. Không làm
khó, song không được quá dễ dãi, vì nếu xảy ra sự cố, cơ quan cấp phép phải liên đới chòu
trách nhiệm vì không cảnh báo trước, lơ là để những người không đủ năng lực làm quá sức
mình. Quản lý Nhà nước phải có tầm nhìn xa, trông rộng hơn doanh nghiệp, cảnh báo và
nhắc nhở, đề phòng sự cố không bao giờ thừa trong quá trình thi công.
- Hầu hết các nhà cao tầng sẽ xây dựng ở thành phố đều có tầng ngầm; 6 tuyến
đường sắt đô thò (phần lớn) cũng đi ngầm; hàng loạt bãi giữ xe cũng sẽ đưa xuống lòng
đất; sẽ có nhiều hầm chui qua các giao lộ; hàng loạt tuy-nen kỹ thuật cũng ở trong lòng
đất. Không những ở Hà Nội mà nhiều thành phố lớn, nhỏ khác cũng sẽ khai thác tối đa
lòng đất. Ngay những ngôi nhà đã có nếu đủ điều kiện cũng nên khuyến khích họ xây
dựng thêm tầng ngầm để xe cho mình và nhiều người khác. Ước tính trong tương lai hàng
trăm tỷ USD sẽ được đầu tư khai thác không gian ngầm. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ
phải bắt tay đào tạo hàng ngàn, hàng vạn cán bộ kỹ thuật, cũng như công nhân lành
nghề để thi công các công trình ngầm, phải sớm có giáo trình đưa vào giảng dạy ở các
trường đại học, cao đẳng. Chưa đủ kinh nghiệm thì có thể mua và dòch giáo trình nước

ngoài, cần thiết mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy (ngành thể thao mà còn phải
mời thầy ngoại), đồng thời cử một số kỹ sư trẻ đi đào tạo trên đại học ở các nước tiên tiến,
có như vậy thò trong tương lai không xa chúng ta mới an tâm xây dựng hàng loạt công trình
khang trang, bền vững trong lòng đất./.

×