Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.59 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM ĐẢO
-------------***-------------

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN LỊCH SỬ 9
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị:

Phan Thị Mai Hồng
Giáo viên
Trường THCS Hồ Sơn
Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc.

NĂM HỌC : 2013-2014

1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
1. Lí do khách quan:
Ơng cha ta có câu “ Hiền tài là ngun khí quốc gia”. Vì vậy ở tất cả các nhà
trường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có vai trị đặc biệt quan trọng, là bước đi
đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo
dục nói chung và của nhà trường nói riêng.
Trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan (chiến tranh, khó
khăn về kinh tế, xã hội), và chủ quan (nhận thức, quan niệm không đúng), nên chất


lượng qua các kỳ thi lịch sử ngày càng giảm sút đến mức báo động, nhiều em học
sinh có suy nghĩ sai lệch, khá phổ biến từ trước đến nay là “ học lịch sử chỉ cần học
thuộc lịng, khơng địi hỏi trí thơng minh”, “ khơng cần bài tập thực hành”…Đây có
lẽ là nguyên nhân làm giảm sút chất lượng bộ môn lịch sử.
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được các cấp
lãnh đạo, nhà trường và bản thân mỗi giáo viên giảng dạy môn lịch sử quan tâm, chú
trọng, nhưng nìn chung chất lượng, mũi nhọn của học sinh giỏi môn lịch sử chưa cao
và chưa bền vững.
2. Lý do chủ quan:
Với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có truyền thống
lâu đời về các mặt, trong đó phải kể đến kinh nghiệm ghi nhớ, hiểu và vận dụng kiến
thức lịch sử vào đời sống và lưu truyền lại cho đời sau. Tri thức lịch sử là một yếu tố
không thể thiếu trong việc học tập, thi cử để đánh giá và lựa chọn nhân tài.
Có thể khẳng định rằng, tác dụng của bộ môn lịch sử không chỉ cung cấp kiến
thức về q khứ mà cịn tác dụng về tình cảm, phẩm chất đạo đức, quan điểm về
chính trị, về nhận thức tư tưởng và khả năng hành động.
Bản thân tôi nhận thức được điều đó- Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử.
môn học mà chưa được học sinh yêu thích và bị coi đó là mơn phụ, song bản thân tơi
với tình u nghề nên tơi vẫn nỗ lực hết mình để giảng dạy tốt và đảm bảo chất lượng
học sinh đại trà cũng như chất lượng mũi nhọn trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi với kết quả đạt được qua các kỳ thi do huyện và tỉnh tổ chức.
Tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi để trao đổi, cũng như mong nhận sự đóng góp chân thành của các đồng
nghiệp để nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện Tam Đảo ngày càng nâng cao.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ:
Đưa ra một số phương pháp ôn luyện học sinh giỏi 9, phần lịch sử Việt Nam
giai đoạn cuối năm 1946 đến đầu năm 1954.
1. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ TIẾT BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ.
Học sinh lớp 9- trường THCS Hồ Sơn- Tam Đảo- Vĩnh Phúc.
Số tiết bồi dưỡng 5 tiết.


PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
2


I. PHƯƠNG PHÁP ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - GIAI ĐOẠN TỪ
CUỐI NĂM 1946 ĐẾN ĐẦU NĂM 1954
Usixki nói “ nhiệm vụ chủ yếu của người thầy giáo không phải là truyền đạt
kiến thức mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ”. Nhiệm vụ của thầy cô giáo khơng chỉ
truyền thụ các kết luận có sẵn mà nêu q tình học tập có vấn đề theo mơ hình sau:

Thông tin những kiến thức đã biết
Đồng thời là quá trình làm nảy sinh

Vấn đề khơng biết

Tìm các điều kiện
để giải quyết

Tiến hành các phương
thức để giải quyết

Dựa trên cơ sở lý luận trên, tôi đưa ra các phương pháp bồi dưỡng học sinh
giỏi môn lịch sử 9- giai đoạn cuối năm 1946 đến đầu năm 1954 như sau:
Phương pháp thông tin tái hiện: nắm kiến thức cơ bản để tạo biểu tượng chính
xác, có hình ảnh về q khứ.
Phương pháp nhận thức lịch sử: hình thành khái niệm, tìm ra quy luật, bài học
lịch sử, vận dụng vào thực tiễn.
Phương pháp tìm tịi, nghiên cứu: đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Các phương pháp này được thực hiện thơng qua nhiều hình thức ơn tập: thơng

qua nắm các kiến thức cơ bản, sự kiện, nhân vật lịch sử, bài tập, câu hỏi nâng cao, lập
bảng thống kê…
II. NỘI DUNG ÔN TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ - PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 1946 ĐẾN ĐẦU NĂM 1954.
1. Phương pháp thông tin tái hiện: nhằm giúp học sinh nắm kiến thức cơ
bản, nhưng không phải là những kiến thức, sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm một hệ
thống những hiểu biết cần thiết về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh,
nguyên lý, quy luật, những kết luận khái quát, với nguồn kiến thức là sách giáo khoa,
bài giảng của giáo viên, tài liệu tham khảo trong sách báo và cuộc sống.
Ví dụ: Giai đoạn lịch sử cuối năm 1946 đến đầu năm 1954 - ôn tập cho học sinh
những kiến tức cơ bản nhất theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

3


1.1. những năm dầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm
lược bùng nổ ( 1946- 1950)
a. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
+ Pháp bội ước, tăng cường hoạt động khiêu khích tấn cơng qn ta nhiều nơi Nam
Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn và nhất là ở Hà Nội ( 12/1946)
+ Ngày 18/12/1946 quân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng chiến
đấu.
 Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng
chiến.
- Tối ngày 19/12/1946, HCM ra lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến”.
- Hưởng ứng lời kêu...gọi nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến.
b. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta
Thể hiện trong các văn kiện: Lời kêu gọi “toàn quốc KC” của Chủ tịch HCM.
Chỉ thị: “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Tác phẩm: “KC nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.

Nội dung của Đường lối kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự dựa vào
sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
c. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
* Ở Hà Nội:
+ Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ phủ, hàng Bơng...ta loại khỏi vịng chiến
đấu hàng nghìn tên địch, giam chân chúng trong thành phố.
+ Ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đơ rút ra căn cứ an tồn.
* Tại các đơ thị khác:
+ Ở Nam Định, Huế, Đà Nẵng .... ta chủ động tiến công, giam chân địch.
* Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc và chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến lâu dài.
d. Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947
* Âm mưu, thủ đoạn của Pháp:
- TDP mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm phá cơ quan đầu não kháng
chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta khóa chặt biên giới Việt- Trung.
- 7/10/1947 Pháp cho quân
+ Nhảy dù xuống Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn ...
+ Một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn.
+ Một cánh quân khác ngược lên S Lô và S Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm
Hóa, Đài Thị. Tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
* Diễn biến:

- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích địch.
- Đường số 4 (hướng Đơng): phục kích ,chặn đánh địch ở đèo Bơng Lau, đường
Bản Sao
4


- Đường thuỷ (hướng Tây): đánh chặn địch ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.

* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm, Pháp rút khỏi Việt Bắc - Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp.
- Căn cứ Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày
càng trưởng thành.
* Ý nghĩa: buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
e. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện
* Âm mưu của Pháp:
“Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
* Chủ trương ta: “Đánh lâu dài”, đẩy mạnh KC toàn dân, toàn diện.
- Quân sự: vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
- Chính trị - Ngoại giao:
+ Năm 1948, bầu cử HĐND (Nam Bộ)
+ Năm 1950, các nước Trung Quốc, Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với ta.
- Kinh tế: Phá hoại kinh tế địch, xây dựng kinh tế tự cấp, tự túc.
- Văn hóa - Giáo dục: Tháng 7/1950, chủ trương cải cách giáo dục phổ thơng
1.2. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân pháp
( 1950- 1953)
a. Chiến dịch Biên giới thu - đơng 1950
* Hồn cảnh lịch sử mới
Thuận lợi
+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi tình hình thế giới và Đơng Dương có lợi cho
cuộc kháng chiến của ta.
+ Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường
→ Lệ thuộc Mĩ nhiều hơn
Khó khăn: Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương
* Âm mưu của Pháp:
- Thực hiện kế hoạch Rơ-ve
- Mục đích:
+ Khố cửa biên giới Việt – Trung
+ Thiết lập hành lang Đông- Tây nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.

+ Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần 2
* Chủ trương của ta: T6 – 1950, TƯ Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch
Biên giới- thu- đông:
+ Nhằm tiêu diệt sinh lực địch.
+ Khai thông biên giới.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
5


- Ta: tiêu diệt Đông Khê (18/9/1950), uy hiếp Thất Khê → Cao Bằng bị cơ lập; hệ
thống phịng ngự trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp: + được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4
+ Lực lượng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đông Khê để đón cánh quân từ
Cao Bằng xuống.
- Quân ta mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4, làm cho hai cánh quân của
chúng ko gặp được nhau.
- 22/10/1950, Pháp rút khỏi đường số 4
* Kết quả, ý nghĩa.
- Khai thông 750 km đường biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35
vạn dân.
- Thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ.
- Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
- Chiến dịch kết thúc thắng lợi đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn
mới.
b. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân PhápPháp: Âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược dã mất.
- Mĩ: Tăng viện trợ → Pháp đẩy nạnh chiến tranh ở Đông Dương, từng bước thay
Pháp.
- Tháng 12/1950 P đề ra kế hoạch Đờ Lát-đờ Tát-xi-nhi, gấp rút xây dựng lực lượng
bình định vùng tạm chiếm...

c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951).
* Hoàn cảnh: Tháng 2/1951, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 2 họp Chiêm Hố Tun Quang.
* Nội dung:
+ Thơng qua: “Báo cáo chính trị ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo bàn về
“Cách mạng Việt Nam’’ của tổng bí thư Trường Chinh.
+ Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đổi tên Đảng lao động Việt Nam.
+ Bầu BCHTƯ Đảng và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh
làm Tổng bí thư.
* Ý nghĩa:
+ Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng
+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến thắng lợi
6


d. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
* Chính trị:
- Ngày 3/3/1951, thống nhất mặt trận Việt Minh - Hội Liên Việt hợp thành Mặt trận
Liên Việt.
- Ngày 11/3/1951 Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời.
* Kinh tế:
- Năm 1952, vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Năm 1953, giảm tô và cải cách ruộng đất
- Tháng 12/1953, thông qua Luật cải cách ruộng đất.
- Từ 4/1953 đến 7/1954 thực hiện 5 đợt cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
* Văn hoá - giáo dục:
- Tiếp tục cải cách giáo dục với 3 phương châm
- Ngày 1/5/1952 Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần I tại Việt Bắc
tuyên dương 7 anh hùng.
1.3. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc.
a. Kế hoạch Na-va của Pháp Mĩ

- Ngày 7/5/1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở
Đông Dương → kế hoạch quân sự NaVa: Gồm 2 bước.
+ Bước 1: Thu đơng 1953 - xn 1954 phịng ngự chiến lược miền Bắc, tiến công
chiến lược miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Thu đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược miền Bắc, giành thắng lợi
quân sự quyết định → kết thúc chiến tranh.
- Thực hiện kế hoach Na-Va, Pháp xin thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân ở Đông
Dương, tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đồn ...
b. Cuộc tiến cơng chiến lược Đông - xuân 1953-1954
- T9/1953 Hội nghị Bộ chính trị Trung Ương Đảng họp đề ra phương hướng chiến
lược của ta: tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan
trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm.
+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
+ Giải phóng đất đai.
+ Buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
- Ta mở một loạt chiến dịch tiến công trên nhiều hướng ở Đông Dương
+ Đầu T12/1953, ta uy hiếp Điện Biên Phủ, giải phóng Lai Châu → Pháp phải điều
quân tăng cường cho ĐBP biến nơi đây nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp.
+ Đầu T12/1953, liên quân Lào - tiến cơng Trung Lào giải phóng tỉnh Thà Khẹt, uy
hiếp Xê-nơ→ buộc địch tăng quân Xê-nô → đây nơi tập trung quân thứ 3 của Pháp.
+ Cuối T1/1954, liên quân Lào –Việt tiến cơng Thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì
→ P tăng quân Luông Pha-bang → đây nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp.

7


+ Đầu T2/1954 tiến cơng Bắc Tây Ngun, giải phóng thị xã Kon-Tum uy hiếp Plây
Cu → Pháp tăng quân Plây Cu→ đây nơi tập trung quân thứ 5 của Pháp.
⇒ Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.
c. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

*Âm mưu của Pháp – Mĩ:
Được sự giúp đỡ của Mĩ. P Xây dựng ĐBP ⇒ tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng
Dương. Với lực lượng 16.200 quân, 49 cứ điểm và 3 phân khu.
* Chủ trương ta: Đầu T12/1953, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm:
+ Tiêu diệt lực lượng địch.
+ Giải phóng vùng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.
* Diễn biến: (13/3 đến ngày 7/5/1954)
+ Đợt 1: tiêu diệt địch ở cứ điểm Him Lam - toàn bộ phân khu Bắc.
+ Đợt 2: tiêu diệt cứ điểm phía Đơng phân khu Trung tâm.
+ Đợt 3: tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở khu Trung tâm và phân khu Nam.
- Chiều 7/5 tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
* Kết quả:
- Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm ĐBP.
- Loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, phá huỷ 62 máy bay toàn bộ phương tiện
chiến tranh
*Ý nghĩa:
Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc P phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm
dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Đơng Dương.
d. Hiệp định Giơ –ne -vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
* Hoàn cảnh:
21/7/1954, Hiệp định Giơ -ne-vơ được ký kết.
* Nội dung:
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết Tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3
nước Đơng Dương.
+ Hai bên ngừng bắn, lập lại hồ bình trên tồn Đơng Dương.
+ Hai bên tập kết, lấy vĩ tuyến 17 làm gianh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam thống nhất bằng Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào T7/1956.
* Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đơng Dương
+ Văn bản pháp lí mang tính quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của các nước Đông

Dương. Buộc P phải rút hết quân về nước.
+ Miền Bắc được hồn tồn giải phóng.
e. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp* Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị gần thế kỷ của thực dân Pháp.
8


- Miền Bắc hồn tồn giải phóng đi lên CNXH làm cơ sở giải phóng Miền Nam
thống nhất tổ quốc.
- Giáng địn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nơ dịch của CNĐQ, góp phần làm tan
rã hệ thống thuộc địa của chúng và phong trào GPDT trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi
+ Chủ quan:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng- Hồ Chủ Tịch với đường lối kháng chiến dúng đắn
và sáng tạo.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ko ngừng mở rộng.
- Hậu phương rộng lớn, vững chắc.
+ Khách quan:
- Liên minh, đoàn kết chiến đấu 3 nước ĐD: Việt- Miên-Lào.
- Giúp đỡ to lớn Trung Quốc, Liên Xô và lực lượng dân chủ tiến bộ khác.
2. Phương pháp nhận thức lịch sử: hình thành khái niệm, tìm ra quy luật, bài
học lịch sử, vận dụng vào thực tiễn.
Với phương pháp này giúp học sinh có biểu tượng sinh động, cụ thể về các sự
kiện lịch sử một cách có hệ thống ngắn gọn, súc tích để học sinh có thể hiểu sâu hơn,
ghi nhớ nội dung khái niệm, qua đó học sinh sẽ nắm được mối liên hệ khách quan,
bên trong, cơ bản, lặp đi, lặp lại giữa các hiện tượng, quá trình lịch sử lịch sử
(nguyên nhân, kết quả, câu hỏi tại sao, như thế nào?...). Từ đó các em có thể rút ra
bài học lịch sử nhằm “ đánh thức quá khứ dậy để phục vụ cho hiện tại”. Đây là một
biện pháp để phát triển tư duy lịch sử, nằm gây hứng thú học sinh ơn tập.
Ví dụ: Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta , khi ơn

tập giáo viên cần hình thành cho học sinh những khái niệm cơ bản về
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả mọi người tham gia kháng chiến.
- Kháng chiến toàn diện: Trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, quân sự ...
- K háng chiến trường kỳ: Chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, làm
cho địch suy yếu dần, nhằm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, từng bước
đánh bại chúng.
- Kháng chiến tự lực cánh sinh: Phát huy khả năng tiềm tàng của dân tộc, tránh ỷ
nại vào bên ngoài, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Ví dụ: học sinh cùng hiểu khái niệm, chủ trương, chính sách của ta trong
những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: “ tiêu thổ kháng chiến” - nhằm
phá hủy nhà cửa, kho tàng, đường xá...làm cho địch không thực hiện được kế hoạch
“ đánh nhanh, thắng nhanh”...
Ví dụ: Em hiểu thế nào là hậu phương- Hậu phương là vùng có điều kiện nhất
định đáp ứng nhu cầu xây dựng về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa để
trực tiếp phục vụ cho tuyền tuyến chiến đấu.
Ví dụ: Nguyên nhân nào dẫn đến Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp
quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày
19/12/1946? Nêu ngắn gọn đường lối kháng chiến do Đảng đề ra?
9


* Nguyên nhân: Do sự bội ước của pháp sau khi ký hiệp định sơ bộ ( 6/3/1946)
và bản tạm ước ( 14/9/ 1946).
+ Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích tấn cơng qn ta nhiều nơi Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, Hải phòng Lạng Sơn và nhất là ở Hà Nội ( 12/1946)...
+ Ngày 18/12/1946 quân Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng chiến
đấu.
* Đường lối kháng chiến.
- Thể hiện trong các văn kiện: Lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến ” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Chỉ thị: “Tồn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Tác phẩm: “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.
- Nội dung của Đường lối kháng chiến là: toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự dựa vào
sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Ví dụ: Chiến thắng quân sự đầu tiên của quân dân ta trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp là chiến thắng nào? Em hãy trình bày ngắn gọn
nguyên nhân, diễn biến của chiến thắng đó?
* Chiến thắng quân sự đầu tiên: Chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947.
* Âm mưu, thủ đoạn:
- TDP mở cuộc tấn công lên căn cứ địa VB nhằm phá cơ quan đầu não kháng chiến,
tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta khóa chặt biên giới Việt- Trung nhằm ngăn cản sự liên
lạc giữa ta với quốc tế, cô lập Việt Bắc, nhằm giành thắng lợi quyết định.
* Diễn biến.
- Pháp: 7/10/1947 cho quân.
+ Nhảy dù xuống Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.
+ Một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn tạo
thành một gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc từ phía Đơng và phía Bắc.
+ Ngày 9/10/1947, một binh đồn hỗn hợp ngược sơng Hồng, sông Lô và sông
Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị. Tạo thành hai gọng kìm bao vây
căn cứ Việt Bắc.
- Ta: anh dũng chiến đấu, tiêu diệt sinh lực địch, bẻ gãy gọng kìm của chúng
+ Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích địch.
+ Đường số 4 (hướng Đơng): phục kích, chặn đánh địch ở đèo Bông Lau, đường
Bản Sao
+ Đường thuỷ (hướng Tây): đánh chặn địch ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.
* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm, Pháp rút khỏi Việt Bắc - Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp.
- Căn cứ Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày
càng trưởng thành.
* Ý nghĩa:
- Đây là chiến dịch đầu tiên ta chủ động mở và giành thắng lợi.

- Làm thay đổi cục diện chiến trường Bắc Bộ.
- Buộc P phải chuyển sang đánh lâu dài...
10


Ví dụ: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950? Diễn biến, kết
quả, ý nghĩa của chiến dịch đó?
* Nguyên nhân sâu xa:
- Chủ quan: Sau thất bại ở Việt bắc, Pháp thực hiện chính sách “ dùng người Việt
đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, chống lại cuộc kháng chiến toàn
dân, toàn diện của ta. Vì vậy Đảng chủ trương đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn
diện trên tất cả các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục qn sự, ngoại giao.
- Khách quan: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi( 1/10/1949) làm cho tình hình Đơng
Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm
+ Khoá cửa biên giới Việt – Trung
+ Thiết lập hành lang Đông- Tây nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
+ Chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần 2
- Ta: Trung ương Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu
diệt sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
- Ta: tiêu diệt Đông Khê (18/9/1950), uy hiếp Thất Khê → Cao Bằng bị cô lập; hệ
thống phòng ngự trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp: + được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4
+ Lực lượng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đơng Khê để đón cánh qn từ
Cao Bằng xuống .
- Quân ta mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4, làm cho hai cánh quân của
chúng ko gặp được nhau.
- 22/10/1950, Pháp rút khỏi đường số 4...

* Kết quả, ý nghĩa.
- Chiến dịch kết thúc tháng lợi, quân ta tiêu diệt 8.300 địch...Khai thông 750 km
đường biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân.
- Thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ.
- Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
- Chiến dịch kết thúc thắng lợi đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn
mới.
Ví dụ: So với kế hoạch Rơ ve thì kế hoạch Đờ Lát đờ Tát- xi- nhi là một
bước tiến hay bước thụt lùi trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở
Đơng Dương? Vì sao?
- Kế hoạch Rơ ve: Thực hiện trong hoàn cảnh Pháp thất bại trong chiến dịch Việt Bắc
thu- đông năm 1947 khi chúng tấn công ta, hệ thống phòng ngự kế hoạch Rơ ve xây
dựng trên đường số 4 từ Lạng Sơn đến Cao Bằng, sau đó chúng tấn cơng lên Việt bắc
lần 2.

11


- Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát- xi- nhi: Thực hiện trong hoàn cảnh Pháp thất bại trong
chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 khi ta chủ động đánh pháp, hệ thống phòng
ngự của pháp xây dựng ở Trung du và Bắc Bộ, xa căn cứ của ta.
Như vậy: So với kế hoạch Rơ ve thì kế hoạch Đờ Lát đờ Tát- xi- nhi là một bước
thụt lùi trong chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, kế hoạch
được xây dựng trong thế yếu và thua của thực dân Pháp.
3. Phương pháp tìm tịi, nghiên cứu: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Với phương pháp ôn tập này học sinh không chỉ dừng lại ở việc nghe, ghi, nhớ
những kiến thức lịch sử mà còn giúp các em phát huy năng lực độc lập học tập, phát
triển trí thơng minh, óc sáng tạo của học sinh với dạng câu hỏi ôn tâp như: so sánh
(sự khác biệt và giống nhau về bản chất các sự kiên), phân tích, chứng minh, giải
thích, tổng hợp (giúp các em khái qt hóa các sự kiện bằng cách tìm hiểu sâu từng

bộ phận, từng mặt, rồi nêu mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự kiện).
Ví dụ: Chứng minh Điện Biên phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất, oanh liệt
nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? (Chứng minh chiến
thắng nào làm phá sản kế hoạch Na va) trình bày ngắn gọn về chiến thắng đó?
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta đã giành được
nhiều thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa.
Trong đó mặt trận quân sự có vai trị quan trọng nhất góp phần tạo ra và thúc đẩy
thắng lợi ngày càng to lớn của nhân dân ta trên chiến trường.
- Trên mặt trận quân sự quân và dân ta từng bước đánh bại các âm mưu của Thực dân
Pháp để tiến lên mở chiến địch Điện Biên Phủ và đánh bại hoàn toàn Thực dân Pháp,
buộc chúng ký hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập chủ quyền ở 3 nước trên bán
đảo Đông Dương.
ĐBP là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía Tây Bắc Việt Bắc gần biên giới
việt Lào, có vị trí chiến lược quan trọng. Sau các cuộc tấn công của ta ở đông xuân
năm 1953-1954, P quyết định chọn Điện Biên Phủ thành cứ điểm quân sự mạnh
nhất đông Dương “pháo đài bất khả xâm phạm”.
Với lực lượng địch ở Điện Biên Phủ 16.200 qn, bố trí trên tồn 49 cứ điểm,
chia làm 3 phân khu...
12/1953, Bộ chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ để mở cuộc quyết chiến
chiến lược. Chiến dịch chia làm 3 đợt (13/3 đến ngày 7/5/1954).
+ Đợt 1: (13/3 đến 17/5/1954) tiêu diệt địch ở cứ điểm Him Lam - toàn bộ phân khu
Bắc.
+ Đợt 2: (30/3 đến 26/4/1954), ta tiêu diệt cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm.
+ Đợt 3: (1/5 đến 7/5/1954), ta tiêu diệt các cứ điểm còn lại ở khu Trung tâm và phân
khu Nam.
Chiều 7/5 tướng Đờ Ca- xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta giành thắng lợi to lớn: Tiêu diệt toàn bộ tập
đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, phá huỷ 62 máy
bay toàn bộ phương tiện chiến tranh.
12



Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc P phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ
về chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Đơng Dương.
Như vậy, thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng
chiến, ta đã đánh bại hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi quân sự lớn
nhất và quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đơng
Dương.
Ví dụ: Giải thích tại sao chiến thắng Điện Biên phủ có ý nghĩa quyết định
đối với ký hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh và lập lại hịa bình ở Đơng
Dương ? Nêu nội dung, ý nghĩa của hiệp định này?
Chiên thắng Điện Biên Phủ quyết định ký hiệp định Giơ-ne-vơ vì đây là chiến
thắng quân sự lớn nhất, chiến thắng làm phá sản hồn tồn kế hoạch Nava, đánh bại
ý chí xâm lược của thực dân Pháp sau 9 năm xâm lược Việt Nam, buộc Pháp ký hiệp
định Giơ-ne-vơ ( 12/7/1954).
* Nội dung:
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3
nước Đông Dương: Độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Hai bên tham chiếm ngừng bắn, lập lại hoà bình trên tồn Đơng Dương.
+ Hai bên tham chiếm thực hiện di chuyển, tập kết, lấy vĩ tuyến 17 làm gianh giới
quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào
T7/1956, dưới sự kiểm soát của ủy ban quốc tế.
* Ý nghĩa:
+ Chấm dứt chiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông
Dương.
+ Văn bản pháp lí mang tính quốc tế ghi nhận các quyền cơ bản của các nước Đông
Dương. Buộc P phải rút hết quân về nước.
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Việc ký hiệp định Giơ-ne-vơ cho ta thêm 1 kinh nghiệm quý báu trong q

trình đấu trang ngoại giao với địch.
Ví dụ: Trình bày tóm tắt các giai đoạn phát triển chủ yếu của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1946- 1954?
Đây là câu hỏi tổng hợp về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1946-1954, yêu cầu học sinh lựa chọn
kiên thức và phải trình bày được các ý chính trong các giai đoạn sau:
a. Khái quát các sự kiện chủ yếu cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
(23/9/1945 đến 19/12/1946): Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945 Pháp đánh úp trụ sở Ủy
ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn và Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đứng lên đánh địch
bằng mọi vũ khí và mọi hình thức.
- Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho miền Nam chiến đấu, những đồn qn
“nam tiến” nơ nức lên đường vào Nam chiến đấu...
13


b. Từ kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946) đến chiến thắng Việt Bắc thuđông năm 1947.
- Ở Hà Nội: Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở Bắc Bộ phủ, hàng Bơng...ta loại khỏi
vịng chiến đấu hàng nghìn tên địch, giam chân chúng trong thành phố, ngày
17/02/1947, Trung đoàn thủ đơ rút ra căn cứ an tồn.
- Tại các đô thị khác: Ở Nam Định, Huế, Đà Nẵng...ta chủ động tiến cơng, giam chân
địch ... Với thắng lợi đó đã tạo điều kiện cho Đảng, Chính phủ rút lên căn cứ Việt
Bắc và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Chiến thắng Việt Bắc- thu đông năm 1947 làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh
thắng nhanh” của Pháp, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang thời kỳ mới...
* Âm mưu, thủ đoạn:
- TDP mở cuộc tấn công lên căn cứ địa VB nhằm phá cơ quan đầu não kháng chiến,
tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta khóa chặt biên giới Việt- Trung.
- 7/10/1947 Pháp cho quân: Nhảy dù xuống Bắc Cạn, thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn
một cánh quân từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn, một

cánh quân khác ngược lên S Lô và S Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài
Thị. Tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ VB.
* Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc
- Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích địch.
- Đường số 4 (hướng Đơng): phục kích ,chặn đánh địch ở đèo Bông Lau, đường
Bản Sao
- Đường thuỷ (hướng Tây): đánh chặn địch ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau.
* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm, Pháp rút khỏi Việt Bắc - Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp.
- Căn cứ Việt Bắc, cơ quan đầu não kháng chiến bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày
càng trưởng thành. Buộc P phải chuyển sang đánh lâu dài.
c. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 đến trước Đông- Xuân năm
1953- 1954.
* Âm mưu của Pháp: Thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm khoá cửa biên giới Việt –
Trung, thiết lập hành lang Đông- Tây nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc, chuẩn bị tấn
công lên Việt Bắc lần 2.
* Chủ trương của ta: T6 – 1950, TƯ Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch
Biên giới- thu- đông: Nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng và
củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
* Diễn biến:
- Ta: Tiêu diệt Đông Khê (18/9/1950), uy hiếp Thất Khê → Cao Bằng bị cô lập; hệ
thống phòng ngự trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp: + được lệnh rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.
+ Lực lượng ở Thất Khê được lệnh đánh lên Đơng Khê để đón cánh qn từ
Cao Bằng xuống.

14


- Quân ta mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4, làm cho hai cánh quân của

chúng ko gặp được nhau.
- 22/10/1950, Pháp rút khỏi đường số 4.
* Kết quả, ý nghĩa.
- Khai thông 750 km đường biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35
vạn dân.
- Thế bao vây cả trong và ngoài căn cứ Việt Bắccủa địch bị phá vỡ.
- Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
- Chiến dịch kết thúc thắng lợi đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn
mới.
- Từ sau chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 đến Đông Xuân năm 1953-1954.
d. Tiến công chiến lược Đông Xuân ( 1953-1954), Điện Biên Phủ, hiệp định Giơne-vơ...
Ví dụ: Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp
trong những năm 1946-1954 qua các mốc lịch sử chính ? Giải thích vị trí, ý nghĩa
các mốc lịch sử đó?
* Vẽ sơ đồ:

Hiệp định Giơ-ne-vơ
(7/ 1954)

Tiến cơng chiến lược 1953-1954
Đông xuân 1953-1954 và chiến
Dịch Điện Biên Phủ
Thu đông năm 1950
Chiến thắng biên giới
Thu đông năm 1947
Chiên thắng Việt Bắc.
Ngày 19/12/1946
Cuộc kháng chiến tồn quốc bùng nổ
* Giải thích vị trí, ý nghĩa các mốc lịch sử đó.
Ngày 19/12/1947, kháng chiến toàn quốc bùng nổ bằng các cuộc đấu tranh ở

các đơ thị, mở đầu kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp trong toàn quốc.
15


Chiến thắng Việt Bắc thu- đông năm 1947: Đây là chiến thắng đầu tiên của
quân và dân ta trong cuộc phản công địch, làm cho âm mưu muốn kết thúc chiến
tranh nhanh chóng của địch bị thất bại hồn tồn, lực lượng so sánh giữa ta và địch
bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến
lược quan trọng trong năm đầu toàn quốc kháng chiến, đưa cuộc kháng chiến của
nhân dân ta sang một giai đoạn mới.
Chiến thắng Biên giới năm 1950: Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của ta trong
việc chủ động mở cuộc tiến công địch trên quy mô lớn, một chiến dịch đánh tiêu diệt
theo phương thức “ vận động chiến”, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về nghệ
thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta.
Là thất bại lớn của pháp về quân sự lẫn chính trị, địch rơi vào thế bị động, lúng túng
về nhiều mặt...Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh, đưa cuộc
kháng chiến bước vào giai đoạn mới: Giành quyền chủ động chiến lược trên chiến
trường chính...
Cuộc tiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên
Phủ. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lớn nhất về mặt quân sự. Đánh dấu đỉnh
cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, phá sản kế hoạch Na-va, làm thay
đổi cục diện chiến tranh ở Đơng Dương.
Hiệp định Giơ -ne-vơ: Đây là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, đánh dấu sự kết
thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp, mở ra những điều kiện thuận lợi
mới để dân tộc ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước.

PHẦN III: KẾT LUẬN.
16



Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói, muốn có trị giỏi thì trước hết phải
có thầy giỏi, nói thế khơng có nghĩa là cứ có thầy giỏi thì sẽ có trị giỏi, nó cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên, qua đó muốn khẳng định rằng, vai trị của
người thầy trong cơng tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là hết sức quan trọng.
Giáo viên dạy lịch sử cũng là người lao động giản dị, bình thường như hàng
triệu người lao động bình thường khác trên đất nước ta. Trong niềm vui chung của
người lao động, giáo viên lịch sử thấy rõ chức năng của mình là thơng qua khoa học
lịch sử, thơng qua giảng dạy, ơn tập sẽ tác động tích cực đối với việc hình thành
phẩm chất năng lực cho thế hệ trẻ. Để đạt được điều đó, giáo viên lịch sử cần phải
khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, thế giới
quan, nhân sinh quan…
Trên đây là một số kinh nghiệm và phương pháp trong việc ôn luyện học sinh
giỏi bộ môn lịch sử song chỉ mang tính chất khái quát, tổng hợp và ở mức độ một số
ví dụ minh họa. Bởi thời gian có hạn tơi khơng thể trình bày tỉ mỉ, chi tiết. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi của tôi đạt kết quả cao hơn trong những năm tới.

Tam Đảo, ngày 5 tháng 01 năm 2014
Người viết

Phan Thị Mai Hồng

17



×