Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM DẠY NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.39 KB, 82 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
TUẦN 1: LUYỆN TẬP CƠ BẢN
A. Mục Tiêu
I. Mục tiêu chung
- Củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động dạy học.
- Tiếp tục rèn luyện để hình thành và hoàn thiện những kỹ năng dạy học, giáo
dục cơ bản nhằm đảm bảo cho hoạt động dạy học và giáo dục đạt hiệu quả.
- Góp phần hình thành và phát triển lòng yêu nghề.
II. Mục tiêu cụ thể
Sau đợt thực tập sư phạm sinh viên có khả năng:
- Phân tích được các mặt hoạt động dạy học, giáo dục của cơ sở
dạy nghề (nơi đến thực tập).
- Phân tích được chương trình môn học sẽ thực hành giảng dạy.
- Chuẩn bị và thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp được
phân công.
- Biết nhận xét, đánh giá bài giảng
- Thực hiện được các nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp
- Tham gia và biết tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện của cơ sở dạy nghề
(nơi đến thực tập).
1
B. Yêu Cầu Và Kế Hoạch Thực Tập
Tuần Nội dung luyện tập
1 Luyện tập cơ bản
Từ
10
- Phổ biến mục tiêu – Yêu cầu và kế hoạch thực tập.
- Tìm hiểu về công tác giáo dục và giảng dạy của khoa CK.
- Tiếp cận và tìm hiểu hiện trường thực tập.
- Tìm hiểu công tác GVCN và công tác Đoàn, hội.
- Dự lớp học tập kinh nghiệm.


- Nghiên cứu tìm hiểu quy trình đào tạo của khoa CK.
- Tìm hiểu các tài liệu hồ sơ giảng dạy của giáo viên.
- Luyện tập trình bày bảng các thao tác sư phạm cơ bản.
2 &3 Luyện tập các thao tác sư phạm cơ bản.
Từ
17 –
- Tập soạn giáo án và lịch giảng dạy.
- Luyện tập lập lịch giảng dạy.
- Phân tích chương trình đào tạo.
- Viết đề cương bài giảng tài liệu phát tay đồ dùng dạy học.
- Soạn giáo án (LT & TH).
- Luyện tập giảng dạy theo nhóm.
4 &5 Giảng trên lớp với đối tượng thật.
Từ
31/8
- Chuẩn bị phương tiện giảng dạy và các điều kiện khác.
- Giảng dạy thực hành.
- Giảng dạy lý thuyết.
- Triển khai công tác giáo viên chủ nhiệm và công tác đoàn hội.
6 Đánh giá rút kinh nghiệm.
Từ
14 –
20/9
- Thao giảng tại cơ sở.
- Đánh giá rút kinh nghiệm.
- Viết thu hoạch và lập hồ sơ thực tập.
C. Tìm Hiểu Công Tác Giáo Dục Và Giảng Dạy Của Khoa Cơ Khí.
I. Mục tiêu
- Khái quát được những nội dung cơ bản về hoạt động dạy học và giáo dục của
2

khoa cơ khí.
- Phân tích chính xác, đầy đủ các yếu tố trong hoạt động giáo dục đào tạo của cơ
sở thực tập.
II. Nội dung
2.1. Ban lãnh đạo
1. Trưởng khoa: PGS.TS Trần Vĩnh Hưng
2. Phó trưởng khoa: Ths. GVC Nguyễn Văn Huyến
3. Phó trưởng khoa: Ths. GVC Lê Văn Thoài
2.2. Nhiệm vụ chung
2.2.1.Công tác đào tạo
- Đào tạo Kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên thực hành.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp và giáo viên
các trường dạy nghề.
- Liên kết với các trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề, các trường dạy
nghề tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của người học.
- Tổ chức thi nâng bậc, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho các
công ty, các xí nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài…
- Chuẩn bị điều kiện để đào tạo sau đại học các chuyên ngành có gốc
ngành cơ khí khi đủ điều kiện và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép
2.2.2. Công tác NCKH, triển khai và ứng dụng công nghệ kỹ thuật.
a. Nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ
phát triển kinh tế, ứng dụng chế tạo đồ dùng dạy học.
b.Nghiên cứu các đề tài khoa học do các cấp Bộ, Tỉnh và Nhà trường giao phó.
- Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy học:
 Mục tiêu đào tạo
 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá, quản lý hoạt động
dạy học.
 Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện đảm bảo dạy học.
- Tìm hiểu nội dung cơ bản của các mặt giáo dục toàn diện:
 Giáo dục đạo đức học sinh

 Mối quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội
 Các hoạt động, văn hóa, thể dục thể thao.
3
2.3. Tìm hiểu chương trình đào tạo khoa cơ khí
2.3.1. Mục tiêu
- Xác định được quy trình xây dựng chương trình đào tạo của cơ sở thực tập,
phân tích và giải thích được các yếu tố của nội dung chương trình môn học.
- Vận dụng linh hoạt trong thực tập giảng dạy lý thuyết và thực hành.
2.3.2. Nội dung
- Khung chương trình của các trình độ đào tạo (bán lành nghề, lành nghề).
- Chương trình đào tạo của nhóm nghề hoặc từng nghề.
- Mục tiêu đào tạo của nhóm nghề.
2.4. Mục tiêu đào tạo
1. Ngành Công nghệ Chế tạo máy
Sau khi học xong người học có khả năng:
- Thiết kế được quy trình công nghệ gia công trên máy vạn năng thông
dụng như: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, máy mài
- Có khả năng ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực CAD/CAM-CNC
trong tính toán, thiết kế, lập trình công nghệ gia công trên máy công cụ điều
khiển theo chương trình số (CNC).
- Có khả năng làm việc, nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học,
công nghệ, các cơ sở đào tạo, viện thiết kế, các nhà máy sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực cơ khí.
2. Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Chuyên ngành Tự động hóa thiết kế
công nghệ Cơ khí (Công nghệ CAD/CAM/CNC - CAE).
4
Sau khi học xong người học có khả năng:
- Thiết kế được quy trình công nghệ trên máy vạn năng thông dụng như:
Máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, máy mài.
- Có khả năng sử dụng thành thạo các công nghệ trong lĩnh vực

CAD/CAM - CAE ứng dụng cho tính toán, thiết kế và lập trình công nghệ gia
công trên máy công cụ điều khiển theo chương trình số (CNC).
- Có khả năng làm việc và nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học
công nghệ, các cơ sở đào tạo, viện thiết kế, các nhà máy sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực cơ khí.
3. Ngành Công nghệ Cơ điện tử
Sau khi học xong người học có khả năng:
- Được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở
ngành và kiến thức chuyên ngành để có khả năng ứng dụng và kỹ năng triển
khai các công nghệ tiên tiến vào việc vận hành , bảo trì, sửa chữa , cải tiến máy
và các hệ thống thiết bị tự động.
- Có tư duy về mối liên hệ các loại thông tin trong hệ thống kỹ thuật
(thông tin từ hệ Cơ - điện, điện tử - máy tính điều khiển) để có khả năng xây
dựng kế hoạch và lập dự án; tham gia điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm,
trạm hệ thống, cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
- Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư công nghệ Cơ điện tử có thể đảm nhiệm các
công việc tại các cơ sở chế tạo, sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.
4. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí và công nghệ kim loại.
Sau khi học xong người học có khả năng:
Vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng nghề vào thực tiễn lao động sản xuất.
- Thiết kế, lập quy trình công nghệ và xử lý được các tình huống công
nghệ khi Hàn các sản phẩm kết cấu thép và một số kim loại màu, hợp kim màu
trên các loại máy hàn khác nhau và robot hàn.
- Sử dụng được các trang thiết bị cơ bản của ngành cơ khí vào việc gia
công chế tạo các chi tiết phục vụ việc chế tạo các kết cấu, sản phẩm bằng công
nghệ Hàn.
- Có năng lực tổ chức , quản lý nơi làm việc khoa học , đảm bảo vệ sinh
công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong các phân xưởng sản
xuất, kinh doanh và các cơ sở đào tạo.
- Có khả năng nghiên cứu, cải tiến, học tập nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ.
5
Học sinh, sinh viên học hệ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, sau khi ra
trường có cơ hội học Liên thông lên Cao đẳng hoặc Đại học tại trường.
D. Công Tác Giáo Viên Chủ Nhiệm (GVCN) Và Công Tác Đoàn, Hội
I. Tìm hiểu về công tác giáo viên chủ nhiệm.
1.1. Mục tiêu
- Phân tích được thực tế những nội dung, yêu cầu của công tác chủ nhiệm
lớp.
- Xác định được đặc điểm tâm lí học sinh của lớp chủ nhiệm, đề ra và
thực hiện được kế hoạch chủ nhiệm theo đúng nguyên tắc và phương pháp giáo
dục.
1.2. Nội dung
1.2.1. Giáo viên chủ nhiệm là gì?
- Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là một chức danh được đặt ra để phục vụ
công tác đào tạo và quản lý HSSV, kiêm nhiệm vụ Cố vấn học tập (CVHT)
nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy và học.
1.2.2. Vai trò, vị trí.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp
tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, GVCN vừa đóng vai trò quản lý
hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người giáo viên, đồng thời còn đóng vai
trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
- Là cầu nối giữa lớp với Khoa, Ban giám hiệu đồng thời là cán bộ màng
lưới tích cực của các đoàn thể và tổ chức xã hội (Công đoàn, Đoàn thanh niên,
…).
- Là người chủ chốt của trường làm công tác giáo dục HS - SV.
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của GVCN.
GVCN được lựa chọn từ giáo viên đã qua công tác giảng dạy ở trường,
theo các tiêu chí sau:
a. Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước, hiểu biết và vận dụng tốt các quy chế đào tạo, thi tốt nghiệp, quy chế
về công tác HSSV.
b. Hoàn thành đầy đủ các mục tiêu, chương trình đào tạo, làm tốt công tác
tổ chức, các quy trình công tác đào tạo và quản lý HSSV ở trường, mục tiêu
ngành, chuyên ngành đào tạo.
c. Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
6
d. Danh sách GVCN do Trưởng khoa lựa chọn, kết hợp với Phòng CTCT-
HSSV ra quyết định trình Hiệu trưởng ký, nếu có thay đổi phải tiến hành theo
quy trình trên.
e. Công tác GVCN được tính theo thời gian năm học, trong trường hợp
điều động làm công tác khác hoặc có lý do chính đáng khác không thể đảm
nhiệm thì giáo viên phải báo cáo với khoa để bố trí, sắp xếp phân công GVCN
mới.
f. Khi có quyết định chỉ định GVCN thì GV đó phải nắm tình hình lớp,
nhận bàn giao (từ bộ phận tuyển sinh hoặc Phòng CTCT-HSSV đối với HSSV
năm thứ I, từ GVCN cũ đối với HSSV năm thứ II và III …), cần có một quyển
sổ để ghi chép hàng ngày về tình hình của lớp.
g. GVCN phải quản lý các loại hồ sơ, sổ sách của lớp:
- Sổ lên lớp hàng ngày (ghi tóm tắt nội dung giảng dạy, ghi điểm, theo dõi
ngày học tập)
- Sổ đánh giá kết quả rèn luyện HSSV
- Sổ thực tập HSSV (đối với lớp thực tập sản xuất ngoài trường)
- Kế hoạch học tập toàn khoá
- Lịch đào tạo của lớp
- Thời khoá biểu lớp
- Lý lịch trích ngang của HSSV
h. GVCN chỉ định hoặc do tập thể lớp bầu Ban cán sự lớp, Cán bộ Đoàn
thanh niên của lớp mình phụ trách gửi về Phòng CTCT-HSSV:
- Lớp trưởng (01 HSSV)

- Lớp phó (02 HSSV)
- Các tổ trưởng
- Các cán sự phụ trách môn học (kết hợp với giáo viên bộ môn).
i. Khi có sự thay đổi về Ban cán sự lớp, GVCN chỉ định hoặc họp lớp bầu
nhân sự mới, ghi biên bản và chuyển về Phòng CTCT-HSSV để ra quyết định
công nhận kịp thời.
k. Sinh hoạt lớp mỗi tuần một lần nội dung chủ yếu là sơ kết tình hình rèn
luyện tác phong đạo đức, chấp hành các nội quy học tập và sinh hoạt, góp ý xây
dựng những biểu hiện chưa tốt và bàn biện pháp thực hiện trong thời gian tới
(Phân công lớp đến Phòng CTCT-HSSV nhận kế hoạch về phối hợp GVCN tổ
chức sinh hoạt lớp: điểm danh, kiểm tra đồng phục, tác phong, kiểm điểm HSSV
vi phạm kỷ luật chuyển về Phòng CTCT-HSSV để xử lý, ghi biên bản đầy đủ
theo mẫu).
7
l. Hàng tháng:
- Tuần thứ nhất của tháng: Công bố kết quả rèn luyện của tháng trước,
bàn biện pháp hoạt động.
- Tuần cuối của tháng: Sơ kết, kết quả học tập, rèn luyện trong tháng.
Đánh giá rèn luyện trong tháng theo văn bản hướng dẫn của trường (từ ngày 1
đến ngày 10 nhận sổ đánh giá kết quả rèn luyện về phối hợp với Ban cán sự lớp
và họp lớp để đánh giá rèn luyện từng HSSV theo hướng dẫn và nộp lại GV
QLHSSV tại Phòng CTCT-HSSV kèm theo phiếu điểm danh, đơn xin nghỉ học
có chứng từ, bản đề nghị xử lý HSSV vi phạm kỷ luật).
m. Học kỳ: Tổng kết, kết quả các tháng trong học kỳ, thực hiện theo văn
bản hướng dẫn của trường (mỗi học kỳ có năm tháng).
n. Khi HSSV đi thực tập, lao động sản xuất ngoài trường, GVCN có trách
nhiệm trao đổi tình hình của lớp cho giáo viên hướng dẫn để theo dõi. Trong
thời gian đó GVCN vẫn là người phụ trách của lớp để tiến hành sinh hoạt và
đánh giá kết quả rèn luyện cho lớp.
o. Định kỳ báo cáo với Khoa, Trường về tình hình HSSV lớp mình phụ

trách.
Ngoài các vấn đề đã nêu ở trên, GVCN các lớp luôn chú ý đến hướng dẫn
ban cán sự lớp về các vấn đề như:
- Theo dõi, đôn đốc việc học tập, thực hiện nội quy đối với tập thể lớp và
các thành viên trong lớp:
- Tổ chức lớp tham gia đầy đủ các phong trào do Khoa và Nhà trường tổ
chức.
- Phối hợp hoạt động với Ban chấp hành đoàn các cấp, chi hội SV.
- Giải quyết những vướng mắc tồn tại và những việc phát sinh khác của
lớp, giữ vững đoàn kết trong nội bộ lớp. Thường xuyên liên hệ và phối hợp với
các Khoa, Bộ môn, Giáo viên giảng dạy các môn học đối với lớp, Đoàn Khoa,
Ban Quản lý KTX nắm tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên trong lớp. Báo
cáo kịp thời cho Phụ trách Khoa về tình hình chung cũng như những vụ việc bất
thường của lớp, đề xuất các giải pháp xử lý.
1.2.4. Quyền hạn của GVCN
a. Giải quyết cho HSSV nghỉ học một ngày có lý do trong tháng. Trường
hợp nghỉ học hai ngày trở lên thì GVCN ký chuyển Phòng CTCT-HSSV xem
xét trình Giám hiệu giải quyết.
8
b.Cảnh cáo trước lớp: HSSV vi phạm nội quy học tập tiến hành kiểm điểm
tại lớp, GVCN phê bình trước tập thể lớp và ghi vào hồ sơ cá nhân, sổ đánh giá
rèn luyện hàng tháng.
c.Trường hợp HSSV vi phạm nội qui, quy chế, pháp luật tiến hành thực
hiện theo trình tự: cá nhân đó phải làm bản kiểm điểm trước lớp, GVCN đề nghị
hình thức kỷ luật, có biên bản chuyển về Phòng CTCT-HSSV xem xét trình
Giám hiệu quyết định xử lý kỷ luật từ khiển trách trước toàn trường trở lên đồng
thời báo ngay cho Trưởng khoa, Bộ môn
d.Tham gia bàn bạc, thảo luận tại các phiên họp của các Hội đồng có liên
quan đến các HSSV lớp mình phụ trách.
e. Cố vấn cho lớp về rèn luyện nhân cách, các vấn đề xã hội. Phối hợp và

hổ trợ Phòng CTCT-HSSV, Đoàn thanh niên tổ chức phong trào, các hoạt động
ngoại khoá… lớp mình phụ trách.
f. Tư vấn về văn-thể-mỹ cho HSSV trong quá trình học tập và sinh hoạt.
1.2.5. Quyền lợi của GVCN:
a. Được quyền tham gia các phiên họp Hội đồng về xử lý học vụ, khen
thưởng, kỷ luật, xét lên lớp, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp… khi xem xét các
vấn đề liên quan đến HSSV lớp mình phụ trách, có quyền phát biểu, đề xuất ý
kiến.
b. Được hưởng các chế độ theo khối lượng giảng dạy (theo quy định của
nhà trường).
c. GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ lớp phụ trách thưởng hàng tháng. Lớp
đạt danh hiệu thi đua GVCN được thưởng học kỳ (theo kế hoạch thu chi phúc
lợi của trường hàng năm). Xét các danh hiệu thi đua.
1.2.6. Tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Là giảng viên diện hợp đồng 3 năm lần thứ nhất trở lên.
- Có khả năng tổ chức hoạt động tư vấn, quản lý sinh viên và hoạt động
tập thể.
II. Công tác Đoàn, hội.
2.1. Thành lập chi đoàn
2.1.1. Khi đoàn viên sinh viên khoá mới nhập học, Ban Chấp hành Liên chi đoàn
các đơn vị có trách nhiệm tổ chức đón và hướng dẫn đoàn viên làm thủ tục
chuyển sinh hoạt đoàn. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đầu tiên nhập học
Liên chi đoàn tiếp tục nhận bổ sung đồng thời hướng dẫn chi đoàn bầu danh
sách dự kiến nhân sự cho Ban Chấp hành chi đoàn.
9
2.1.2. Ban Chấp hành Liên chi đoàn hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập chi đoàn
khoá mới và gửi về BCH Đoàn Thanh niên trường. BCH Đoàn Thanh niên
trường căn cứ hồ sơ ra quyết định thành lập chi đoàn.
2.1.3. Hồ sơ đề nghị thành lập chi đoàn mới gồm có:
- Danh sách đoàn viên chi đoàn.

- Công văn đề nghị thành lập chi đoàn, có xác nhận của Chi uỷ đơn vị.
- Danh sách nhân sự Ban Chấp hành chi đoàn.
- Kế hoạch công tác năm học của BCH chi đoàn.
2.2. Thành lập chi hội
2.2.1. Trong các ngày Nhà trường tổ chức đón tiếp sinh viên mới, Ban Chấp
hành Hội Sinh viên Trường và các Liên chi hội sinh viên sẽ giới thiệu, hướng
dẫn sinh viên tìm hiểu về tổ chức Hội và các thủ tục để ra nhập Hội Sinh viên
Việt Nam.
2.2.2. Trong tháng 9, Ban Chấp hành Liên chi Hội các đơn vị có trách nhiệm
hướng dẫn các đơn vị có đủ điều kiện thành lập chi hội lựa chọn nhân sự Ban
Chấp hành chi hội(việc lựa chọn nhân sự cần có sự tham khảo ý kiến của Chi uỷ,
Liên Chi đoàn) và hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành lập chi hội gửi lên Ban Chấp
hành Hội Sinh viên trường.
2.2.3. Hồ sơ đề nghị thành lập chi hội bao gồm:
- Danh sách sinh viên tự nguyện đăng ký tham gia tổ chức Hội, kèm theo
đơn xin ra nhập tổ chức Hội.
- Danh sách nhân sự Ban Chấp hành chi hội.
- Kế hoạch công tác nhiệm kỳ của BCH Chi hội.
- Công văn đề nghị của BCH Liên chi Hội Sinh viên, có xác nhận của Chi
uỷ đơn vị.
2.2.4. Sau khi Hội Sinh viên Trường có quyết định thành lập chi hội, ban chấp
hành chi hội có trách nhiệm liên hệ qua văn phòng Hội Sinh viên Trường để làm
thẻ hội viên và tổ chức lễ ra mắt chi hội
2.3. Nhiệm vụ trọng tâm
2.3.1. Chú trọng bồi dưỡng lý tưởng, tập trung giáo dục chính trị tư tưởng, đạo
đức, lối sống; giáo dục thái độ, động cơ học tập, thi cử đúng đắn cho sinh viên.
2.3.2. Đẩy mạnh phong trào “Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt”, duy trì, phát
triển và nâng cao chất lượng phong trào “Sinh viên tình nguyện vì cộng đồng”.
2.3.3. Củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn - Hội Sinh viên; chú
trọng công tác cán bộ Đoàn - Hội; đẩy mạnh công tác phát triển tổ chức Hội

Sinh viên.
10
2.4. Nội dung và biện pháp thực hiện
2.4.1. Giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, động cơ học tập:
- Triển khai đợt sinh hoạt chính trị “Nghị quyết Đại hội Đảng X và hành
động của sinh viên”; tổ chức cho sinh viên học tập, nắm bắt nội dung Nghị
quyết Đại hội lần thứ X của Đảng. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục
chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng cho sinh viên sử
dụng Internet lành mạnh.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, bản lĩnh, định
hướng lối sống văn hóa trong sinh viên thông qua diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp,
sống có ích”; tổ chức các buổi tọa đàm về động cơ học tập, văn hóa, giao tiếp
ứng xử, tình bạn, tình yêu, về “Thực trạng lối sống và một số định hướng lối
sống trong sinh viên hiện nay”
- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong học sinh - sinh viên.
- Phối hợp tổ chức cho sinh viên học tập 6 bài lý luận chính trị; góp ý văn
kiện Đại hội Đoàn các cấp. Tổ chức tốt “Tuần sinh hoạt công dân – sinh viên”
đầu khóa học.
2.4.2. Đẩy mạnh toàn diện phong trào “Sinh viên thi đua học tập tốt, rèn luyện
tốt” và “Sinh viên tình nguyện vì cộng đồng”.
a. Phong trào “Sinh viên thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt”. Tăng cường công
tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục thái độ, động cơ học tập, thi cử đúng đắn
cho học sinh - sinh viên:
- Nhiệt liệt hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động với
các nội dung: tuyên truyền thông qua hình thức tranh cổ động, áp phích, khẩu
hiệu, phát thanh, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, tổ chức đăng ký kỳ thi nghiêm
túc. Chủ động tổ chức cho sinh viên ký cam kết không vi phạm quy chế thi,
kiểm tra. Tổ chức có hiệu quả “Kỳ thi nghiêm túc – công bằng – chất lượng”.

- Phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội thảo, sinh hoạt chuyên đề trao đổi về
phương pháp học tập, nghiên cứu học tập, đặc biệt là phương pháp học tập cho
sinh viên năm thứ nhất, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo, tự học, tự nghiên
cứu của sinh viên.
- Tổ chức và thực hiện có hiệu quả phong trào “Sáng tạo trẻ” trong sinh
viên như: tổ chức các cuộc thi sáng tạo, tạo điều kiện để sinh viên đề xuất ý
tưởng sáng tạo, sáng kiến, giải pháp trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong
hoạt động Đoàn – Hội…
11
- Mở rộng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong sinh
viên cùng khối ngành các trường Đại học - Cao đẳng và Học viện trên địa bàn.
- Đề xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ chức các
“Ngày hội việc làm”, tổ chức gặp gỡ, tọa đàm trao đổi với các nhà quản lý, các
doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh để tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực
tập, tiếp cận với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm gắn học tập
với thực hành ứng dụng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm trao đổi về kỹ năng
thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống và những kỹ năng cần thiết phục vụ
học tập, nâng cao kiến thức, vui chơi, giải trí lành mạnh, tự tạo việc làm sau khi
tốt nghiệp.
- Tuyên truyền, giáo dục sinh viên sống trung thực, khiêm tốn, giản dị;
tích cực đấu tranh chống lối sống thực dụng; xây dựng lối sống văn minh lành
mạnh trong học đường. Thường xuyên thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng
chống các tệ nạn xã hội như tệ nạn ma tuý, cờ bạc, rượu chè, văn hóa đồi trụy
trong sinh viên.
- Tổ chức và động viên sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao; khuyến khích, cổ vũ, động viên sinh viên tự rèn luyện thân thể.
Tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, tạo các sân
chơi giải trí lành mạnh.
b. Phong trào “Sinh viên tình nguyện vì cộng đồng”.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tình nguyện tại chỗ gắn với nhiệm
vụ học tập, rèn luyện của sinh viên góp phần xây dựng môi trường giáo dục
trung thực, lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội. Duy trì tổ chức các hoạt
động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, gắn với chủ đề học
tập nghiên cứu khoa học như: ngày hội học tập, các diễn đàn, hội thảo về học
tập, sinh hoạt các câu lạc bộ học thuật, các hội thi… Tổ chức các hoạt động giữ
gìn môi trường học đường, phòng ở, ký túc xá sạch, đẹp; đăng ký đảm nhận các
công trình, phần việc sinh viên như: giảng đường tự quản, các cuộc thi phòng
học, phòng ở kiểu mẫu… góp phần xây nhà trường xanh, sạch, đẹp.
- Củng cố và phát triển các đội hình sinh viên tình nguyện tham gia giải
quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng xã hội như: hiến máu nhân đạo, giữ gìn
trật tự an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường…
2.4.3. Xây dựng củng cố tổ chức Đoàn - Hội Sinh viên vững mạnh, góp phần
xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường và hệ thống chính trị.
12
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển hội viên hội sinh viên và tổ chức
cơ sở Hội, phong trào sinh viên, kiện toàn hoạt động của các Chi hội, câu lạc bộ
đội, nhóm đáp ứng nhu cầu, sở thích, lợi ích chính đáng của sinh viên. Đổi mới
hình thức, nâng cao chất lượng công tác kết nạp hội viên, quản lý hội viên và
cấp thẻ hội viên.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu cho
Đoàn, Đảng xem xét bồi dưỡng, kếp nạp. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội
đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác Hội và phong
trào sinh viên. Chú trọng công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn
- Hội, nhất là cán bộ nguồn, chủ chốt.
- Tiếp tục phối hợp tham mưu thực hiện Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg
ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với hội sinh
viên trong các trường Đại học - Cao đẳng & Học viện.
E. Dự Giờ, Trao Đổi Học Tập Kinh Nghiệm Giảng Dạy Của Giáo Viên,
Giáo Sinh Khác.

1. Mục tiêu
- Có hiểu biết chung về nội dung các hoạt động chuẩn bị, dự giờ và rút
kinh nghiệm sau khi dạy để nắm vững các yếu tố của bài học.
- Xác định được các yếu tố của bài học, phân tích được các bước lên lớp
của giáo viên.
13
2. Nội dung
- Nghiên cứu bài dạy trước khi dự giờ:
 Mục tiêu của bài dạy.
 Nội dung của bài dạy.
 Dự kiến các bước lên lớp.
 Dự kiến các phương pháp và phương tiện dạy học.
 Dự kiến các tình huống sư phạm.
- Tiến hành dự giờ:
 Quan sát và ghi chép mọi diễn biến trong giờ dạy
 Ghi chép giờ dạy theo mẫu (tương tự như mẫu giáo án)
- Tiến hành rút kinh nghiệm theo nhóm dự giờ:
 Những bước lên lớp.
 Những phương pháp dạy học, phương tiện dạy học mà GV (HS) đã vận dụng.
 Đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trong và sau bài dạy.
 Những bài học kinh nghiệm đối với bản thân khi quan sát hoạt động dạy học.
- Thực hiện việc cho điểm, xếp loại giờ dạy của giáo sinh.
14
15

16
17
18
19
20

×