Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo triển vọng Y, lô 103-107, Bắc bể Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 86 trang )


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT




CAO TUẤN ANH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO
TRIỂN VỌNG Y, LÔ 103-107, BẮC BỂ SÔNG HỒNG.

ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN:


TS. Nguyễn Mạnh Thƣờng Nguyễn Duy Mƣời
Bộ môn Địa Chất Dầu Khí
ThS. Nguyễn Quang Tuấn
Viện Dầu Khí
HÀ NỘI 6/2014

ii

LỜI MỞ ĐẦU


Dầu khí là một nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa chiến lược. Đầu tư
phát triển công nghiệp dầu khí giúp chúng ta đảm bảo nhu cầu năng lượng trong
nhiều năm cho cả nước và mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho các ngành công
nghiệp khác như công nghiệp hóa chất, luyện kim, các ngành công nghiệp nhẹ,…
Việc phát hiện và khai thác được dầu khí với trữ lượng lớn sẽ giúp chúng ta xuất
khẩu ra nước ngoài, mặt khác dùng các sản phẩm chế biến từ dầu khí phục vụ cho
nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Chúng ta sẽ không phải phá rừng làm củi
đốt, bầu không khí không còn ô nhiễm vì khí than và hàng triệu lao động sẽ có
công ăn việc làm, do đó các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ sẽ có cơ hội phát
triển. Để đạt được điều đó thì cần đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí, nâng cao sản lượng khai thác tại các mỏ hiện có và phát hiện thêm
các mỏ mới. Với ý nghĩa thiết thực trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc
địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên
cấu tạo triển vọng Y, lô 103-107, Bắc bể Sông Hồng”, làm đề tài để viết luận
văn tốt nghiệp của mình.
Sau 6 tuần thực tập tại Phòng Địa chất dầu khí của Viện Dầu khí đến nay tôi đã
tổng hợp, thu thập tài liệu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, tôi vô cùng biết ơn sự chỉ bảo tận
tình của các cô chú, anh chị đang làm việc tại Phòng Địa chất dầu khí, Viện Dầu
Khí, đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuấn. Đồng thời tôi cũng được sự chỉ bảo,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Bộ môn Địa Chất Dầu Khí – Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Mạnh Thường nguyên là cán bộ
giảng dạy của Bộ môn để có sự sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập hạn chế, quá trình thu thập tài liệu, thông tin còn ít nên
đồ án còn nhiều khuyết điểm, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến
của các thầy cô giáo, các bạn nhằm giúp cho báo cáo của tôi được hoàn thiện và
đầy đủ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực thiện:
Cao Tuấn Anh












iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
LỜI MỞ ĐẦU ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
PHẦN I: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 103-107, BẮC BỂ SÔNG HỒNG 1
CHƢƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN 2
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 2
1.1.1. Vị trí địa lý 2
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 4
1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn 5
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 5
1.2.1. Giao thông, thông tin liên lạc, nguồn điện, nguồn nƣớc 5
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 6
CHƢƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 9

2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1987 9
2.1.1. Nghiên cứu địa vật lý 9
2.1.2. Nghiên cứu địa chất 9
2.1.3. Khoan thăm dò và biểu hiện dầu khí 9
2.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay 9
2.2.1 Nghiên cứu địa vật lý 9
2.2.2. Nghiên cứu địa chất 10
2.2.3. Khoan thăm dò và biểu hiện dầu khí 11
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 103-107, BẮC BỂ SÔNG
HỒNG 12
3.1. Đặc điểm địa tầng 12
3.1.1. Móng trƣớc Kainozoi 12
3.1.2. Trầm tích Kainozoi 12
3.2. Đặc điểm kiến tạo 18
3.2.1. Hệ thống đứt gãy 18
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc 23
3.2.3. Phân tầng kiến trúc 22
3.2.4. Lịch sử phát triển địa chất 24
3.3. Tiềm năng dầu khí lô 103-107 28
3.3.1. Biểu hiện dầu khí 28
3.3.2. Đặc điểm đá sinh 28
3.3.3. Đặc điểm đá chứa 32

iv

3.3.4. Đặc điểm đá chắn 35
3.3.5. Quá trình sinh thành và dịch chuyển HydroCacbon 36
3.3.6. Đặc điểm bẫy chứa 37
PHẦN II: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO TRIỂN VỌNG
Y, LÔ 103-107, BỂ SÔNG HỒNG 40

CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ CẤU TẠO Y 41
4.1. Đặc điểm địa chất của cấu tạo Y 41
4.1.1. Đặc điểm cấu tạo Y 41
4.1.2. Địa tầng cấu tạo Y 45
4.2. Triển vọng dầu khí của cấu tạo Y 47
4.2.1. Đá sinh 51
4.2.2. Đá chứa 52
4.2.3. Đá chắn 53
4.2.4. Bẫy chứa 53
4.2.5. Thời gian hình thành cấu tạo và di chuyển 54
4.2.6. Đánh giá rủi ro 54
4.3. Tính toán trữ lƣợng cấu tạo Y 54
4.3.1. Phân cấp trữ lƣợng 54
4.3.2. Các phƣơng pháp tính trữ lƣợng 55
4.3.3. Tính trữ lƣợng cấu tạo Y 56
CHƢƠNG 5: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM Y-1X TRÊN CẤU TẠO
TRIỂN VỌNG Y. 58
5.1. Cơ sở địa chất để thiết kế giếng khoan tìm kiếm Y-1X 58
5.2. Mục đích, nhiệm vụ của giếng khoan tìm kiếm 58
5.3. Vị trí giếng khoan dự kiến, đối tƣợng và chiều sâu thiết kế 58
5.4. Dự báo địa tầng 58
5.5. Dự báo áp suất và nhiệt độ 59
5.5.1. Dự báo áp suất 60
5.5.2. Dự báo nhiệt độ 61
5.6. Dự báo đối tƣợng thăm dò 62
5.6.1. Tầng chứa 62
5.6.2. Tầng chắn 63
5.7. Dự báo phức tạp địa chất có thể xảy ra trong thi công khoan 63
5.7.1. Khả năng mất dung dịch 63
5.7.2. Khả năng sập lở thành giếng khoan 63

5.7.3. Khả năng trƣơng nở thành giếng khoan 63
5.7.4. Khả năng kẹt cần khoan 63
5.7.5. Khả năng khí phun ( hiện tƣợng kick ) 63

v

5.8. Gia cố thành giếng khoan 64
5.8.1. Lập cấu trúc kĩ thuật giếng khoan 64
5.8.2. Lựa chọn cấu trúc giếng khoan 65
5.8.3. Cấu trúc giếng khoan 65
5.8.4. Bơm trám xi măng 66
5.9. Dung dịch khoan 67
5.9.1. Tác dụng của dung dịch khoan 67
5.9.2. Tính chất cơ bản của dung dịch khoan 67
5.9.3. Lựa chọn tỷ trọng dung dịch khoan 67
5.10. Chọn phƣơng pháp khoan 69
5.10.1. Các phƣơng pháp khoan trong ngành dầu khí 69
5.10.2. Lựa chọn phƣơng pháp khoan 70
5.10.3. Lựa chọn thiết bị khoan 70
5.11. Chƣơng trình nghiên cứu địa chất - địa vật lý giếng khoan 71
5.11.1. Chƣơng trình lấy mẫu 71
5.11.2. Công tác thử vỉa 71
5.11.3. Chƣơng trình đo địa vật lý giếng khoan 72
5.12. Dự đoán thời gian thi công và giá thành giếng khoan 72
5.12.1 Dự đoán thời gian thi công 72
5.12.2. Dự toán chi phí giếng khoan 74
5.13. An toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng 75
5.13.1. Công tác an toàn lao động 76
5.13.2. Bảo vệ tài nguyên biển và lòng đất 77
KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79












vi



DANH MỤC HÌNH VẼ Trang
Hình 1.1: Vị trí và phân vùng cấu trúc địa chất bể Sông Hồng 3
Hình 1.2: Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu 4
Hình 2.1: Công tác khảo sát, nghiên cứu khu vực. 10
Hình 3.1: Cột địa tầng tổng hợp lô 103-107, Bắc bể sông Hồng 17
Hình 3.2: Mặt cắt địa chấn qua Lô 103-107 theo tuyến C1D1 hướng TB-ĐN 18
Hình 3.3: Mặt cắt địa chấn qua Lô 103-107 theo tuyến A1B1 hướng TN-ĐB 19
Hình 3.4: Bản đồ cấu kiến tạo khu vực nghiên cứu 20
Hình 3.5: Mô hình kiến tạo bồn trũng trầm tích Việt Nam. 25
Hình 3.6: Minh họa lịch sử phát triển kiến tạo khu vực nghiên cứu 27
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá tiềm năng sinh trầm tích Miocene sớm 30
Hình 3.8: Biểu đồ đánh giá tiềm năng sinh trầm tích Miocene giữa 30
Hình 3.9: Độ phản xạ Vitrinite của một số giếng khoan 31

Hình 3.10: Mức độ trưởng thành VCHC khu vực nghiên cứu 32
Hình 3.11: Tướng thạch học khu vực nghiên cứu 33
Hình 3.12: Quan hệ độ rỗng chiều sâu GK 103-D 33
Hình 3.13: Quan hệ độ rỗng và chiều sâu GK 107-B 34
Hình 3.14: Quan hệ độ rỗng và chiều sâu GK 103-B 35
Hình 4.1: Bản đồ đối tượng triển vọng lô 103-107 42
Hình 4.2: Bản đồ cấu tạo Y, lô 103-107 42
Hình 4.3: Mặt cắt địa chất AB cấu tạo Y, lô 103-107 43
Hình 4.4: Mặt cắt địa chất CD cấu tạo Y, lô 103-107 44
Hình 4.5: Cột địa tầng tổng hợp cấu tạo Y 45
Hình 4.6: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 1(tầng U240) GK 103-C 48 51Hình 4.6: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 1(tầng U240) GK 103-C 53
Hình 4.7: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 2(tầng U240) GK 103-C 48
Hình 4.8: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 3(tầng U240) GK 103-C 49
Hình 4.9: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 4(tầng U240) GK 103-C 49
Hình 4.10: Kết quả minh giải ĐVLGK Zone 5(tầng U240) GK 103-C 50
Hình 4.11: Biểu đồ nguồn gốc vật chất hữu cơ GK 103-C 52
Hình 4.12: Quan hệ độ rỗng và độ sâu GK 103 – C 53
Hình 5.1: Biểu đồ quan hệ áp suất và độ sâu 60
Hình 5.2: Biểu đồ quan hệ nhiệt độ và độ sâu 62
Thiết đồ kĩ thuật giếng khoan Y-1X 73



vii




DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng của đá mẹ 28

Bảng 4.1: Kết quả các thông số giếng khoan 103 - C 50
Bảng 4.2: Đặc điểm tầng U240 cấu tạo Y 57
Bảng 5.1: Tính toán áp suất theo độ sâu giếng khoan Y-1X 61
Bảng 5.2: Tính toán nhiệt độ theo độ sâu GK Y-1X 62
Bảng 5.3: Tính toán cột chống ống giếng khoan Y-1X 66
Bảng 5.4: Áp suất vỉa và áp suất nứt vỉa 68
Bảng 5.5: Giá trị tỷ trọng dung dịch khoan 68
Bảng 5.6: Tính toán thời gian thi công giếng khoan Y-1X 74
Bảng 5.7: Tính toán chi phí dự toán giếng khoan Y-1X 75







1

















PHẦN I
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
LÔ 103-107, BẮC BỂ SÔNG HỒNG


















2

CHƢƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, KINH TẾ, NHÂN VĂN.

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên.

1.1.1. Vị trí địa lý.
Bể Sông Hồng là một trong số những bể trầm tích Kainozoi thuộc thềm lục địa
Việt Nam. Trong đó bể Sông Hồng là bể trầm tích lớn nhất ở Việt Nam cả về diện
tích và bề dày trầm tích, đa dạng về loại hình khoáng sản (dầu khí, condensat) và
cho đến nay được đánh giá là bể có tiềm năng chủ yếu về khí. Bể sông Hồng nằm
trong khoảng 105
o
30’ ÷ 110
o
30’ kinh độ Đông, 14
o
30’ ÷ 21
o
00’ vĩ độ Bắc. Về địa
lý, bể sông Hồng có một phần nhỏ diện tích nằm trên đất liền thuộc đồng bằng sông
Hồng, còn phần lớn diện tích thuộc vùng biển vịnh Bắc Bộ và biển miền Trung
thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Đây là một bể trầm tích Kainozoi có
hình dạng thoi kéo dài từ miền Võng Hà Nội ra vịnh Bắc Bộ và Biển miền Trung.
Dọc rìa phía Tây bể trồi các đá móng Paleozoi- Mesozoi. Phía Đông Bắc tiếp giáp
bể Lôi Châu, phía Đông lộ móng Paleozoi- Mesozoi đảo Hải Nam, Đông Nam là Bể
Đông Nam Hải Nam và bể Hoàng Sa, phía Nam giáp bể trầm tích Phú Khánh.
Trong tổng số diện tích cả bể khoảng 220.000 km
2
, bể Sông Hồng về phía Nam
chiếm khoảng 126.000 km
2
trong đó phần đất liền miền võng Hà Nội và biển nông
ven bờ chiếm khoảng hơn 4.000km
2
, còn lại là diện tích ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và

một phần là biển miền Trung Việt Nam
[1]
. Bể có cấu trúc địa chất phức tạp thay đổi
từ đất liền ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Nam và phân thành 3 vùng
địa chất: 1- vùng Tây Bắc (miền võng Hà Nội và một số lô phía Tây Bắc), 2 - vùng
Trung Tâm (lô 107 - 108 đến lô 114 - 115) và 3 - vùng phía Nam (lô 115 đến lô
121).
3


Hình 1.1: Vị trí và phân vùng cấu trúc địa chất bể Sông Hồng
(1) Vùng Tây Bắc; (2) Vùng Trung Tâm; (3) Vùng phía Nam.
(Nguồn: Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam)
Khu vực nghiên cứu nằm sâu trong vùng nội thuỷ của Việt Nam thuộc vùng Tây
Bắc của bể Sông Hồng chiều sâu móng trên 8km trong phạm vi đất liền ra đến lô
103-107. Diện tích lô khoảng 8.086km
2
.
4


Hình 1.2: Bản đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu. (Nguồn: VPI năm 2014)
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.
Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và
thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ.
Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện thông
qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 14,8 ngàn
km
2

và bằng 4,5% diện tích cả nước. Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là thành
phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía Đông kéo dài từ bờ biển Quảng
Ninh đến bờ biển Thái Bình. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 15.000km
2
) do sông Hồng và sông Thái
5

Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ
0,4 - 12m so với mực nước biển.
Độ sâu đáy biển trong khu vực nghiên cứu dao động từ 20m tại khu vực ranh giới
phía Tây lô 103-107 đến khoảng 40m (hoặc trên 40m) tại khu vực ranh giới phía
Đông lô 103-107. Đáy biển nhìn chung tương đối bằng phẳng, dốc nhẹ từ Tây sang
Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mức chênh lệch thuỷ triều trung bình của
khu vực là 2m. Dòng chảy phổ biến theo hướng Đông Bắc - Tây Nam phụ thuộc
vào hệ thống sông ngòi đổ ra từ đồng bằng Bắc Bộ, thường có cường độ rất mạnh
vào mùa hè và yếu hơn về mùa đông.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.
Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng
từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa. Trong khi một
phần khu vực duyên hải lại chịu ảnh hưởng tính chất khí hậu cận nhiệt đới ấm và
gió mùa ẩm từ đất liền.
Toàn vùng có khí hậu cận nhiệt đới ẩm quanh năm với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu,
đông. Đồng thời hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam và có khí hậu
giao hoà, là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Thời tiết mùa hè
từ tháng 5 đến tháng 9 nóng ẩm và mưa cho tới khi gió mùa nổi lên. Mùa đông từ
tháng 10 tới tháng 4 trời lạnh, khô, có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 25
0

C, lượng mưa trung bình từ 1.700 đến 2.400mm.

Khí hậu vùng Bắc Bộ
cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm
có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe doạ trực tiếp đến cuộc
sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.
Đồng bằng Sông Hồng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ
thống sông Thái Bình. Trong khu vực có rất nhiều hệ thống sông ngòi, mạng lưới
dày đặc nối các tỉnh trong vùng và tới với khu vực lân cận. Trạm quan trắc và dự
báo thời tiết – thủy văn có thể cung cấp những thông tin cần thiết và chính xác cho
khu vực là trạm đặt trên đảo Bạch Long Vĩ chỉ cách trung tâm lô 103-107 khoảng
100 hải lý về phía Tây Nam.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
1.2.1. Giao thông, thông tin liên lạc, nguồn điện, nguồn nước.
 Đường bộ: Đồng bằng Sông Hồng có hệ thống đường bộ khá lớn, nó bao
gồm các quốc lộ nối liền với nhau, đồng thời cũng có một số quốc lộ nối các tỉnh
trong vùng với các khu vực khác. Ở đây có các tuyến đường quốc lộ lớn như:
quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18, quốc lộ 32.
 Đường thủy:
- Cảng biển: trong khu vực có các cảng biển là cảng Hải Phòng, cảng Cái
Lân…
- Khu vực có hệ thống sông ngòi dày đặc với hai con sông lớn chảy qua là
sông Hồng và sông Thái Bình. Chính vì vậy nó rất thuận lợi cho vùng phát
triển vận chuyển hàng hóa trên nước, thủy hải sản, đê điều,… ở các tỉnh nói
riêng và cho cả vùng nói chung.
6

 Đường sắt: hệ thống đường sắt khá lớn, phân bố và chạy khắp vùng, liên kết
các tỉnh với nhau và cũng là phương tiện nối các tỉnh lân cận để phục vụ cho giao
thương, chuyên chở hàng hóa, phương tiện giao thông cho người dân đi lại. Các

loại tàu khách gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách thường và tàu hỗn hợp. Các
loại tàu chở hàng gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường. Các tuyến
đường sắt hầu hết đều đi qua thủ đô Hà Nội như tuyến: Hà Nội- Tp. Hồ Chí
Minh, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội- Đồng Đăng, Hà Nội- cảng
Cái Lân…
 Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của toàn vùng rất phát triển, vì
đây là trọng điểm kinh tế của toàn miền Bắc nên chính phủ cũng như các ban
ngành địa phương đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị công nghệ hiện đại để phục
vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế liên quan đến thông tin. Bất cứ ngành nghề nào
nếu không có hệ thống liên lạc thì không thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, ở
từng địa phương từng tỉnh thành trong vùng đều có hệ thống thu phát sóng đặt tại
vị trí chốt yếu, đặc biệt là các trung tâm kinh tế của vùng như: Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định… Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều dịch vụ mạng điện tử
phát triển không ngừng đem lại hiệu quả kinh tế cao với độ phủ sóng rộng khắp,
tần số sóng mạnh, mức độ thông suốt cao. Tuy có nhiều khuyết điểm vẫn còn tồn
tại: hiện tượng gián đoạn trong giờ cao điểm, một số nơi vùng núi cao liên lạc
kém… nhưng các chuyên viên kĩ thuật trong vùng không ngừng tìm tòi nâng cao
hiệu quả sử dụng các hệ thống liên lạc nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất.
 Nguồn điện: Nguồn năng lượng điện phục vụ cho các ngành công nghiệp và
đời sống nhân dân tương đối tốt. Điện đã về đến các nông thôn, vùng xa xôi hẻo
lánh, tuy giá thành nơi đó còn cao nhưng hiện nay đang có nhiều hoạt động nhằm
giảm giá thành, phù hợp với người tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy
điện lớn như: nhà máy thủy điện sông Đà, nhiệt điện Phả Lại…
 Nguồn nước: Vùng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Hồng và hệ
thống sông Thái Bình nên nguồn nước rất phong phú. Cả nguồn nước trên mặt
lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, vùng cũng có xảy ra
tình trạng quá thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.
Dân số của Vùng đồng bằng Sông Hồng là 19.883.325người (theo khảo sát dân
số thời điểm 1/4/2011), chiếm 22,7% dân số cả nước. Đa số dân số là người Kinh,

một bộ phận nhỏ thuộc Ba Vì (Hà Nội) và Nho Quan (Ninh Bình) có thêm dân tộc
Mường. Dân cư đông nên có lợi thế: Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động
này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.
Tạo ra thị trường có sức mua lớn.Về đặc điểm dân cư, như đã nói ở trên, cư dân bản
địa của Đồng bằng Sông Hồng ban đầu không phải là người Việt mà là người Môn
– Khơme và người Tày - Thái. Trong quá trình di cư và phát triển sản xuất, hai
nhóm dân cư này đã tiếp xúc với cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam đảo
để hình thành nên người Việt cổ. So với các tiểu vùng khác của Đồng bằng Sông
Hồng, đây là nơi có lịch sử quần cư lâu đời nhất.
7

Trong vùng người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và các ngành nghề
thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), đồ gỗ mỹ nghệ
Đồng Kỵ (Bắc Ninh), gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội)
[2]

Các ngành nghề chủ yếu:
 Nông nghiệp: Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng. Đất là tài
nguyên quan trọng nhất trong vùng, trong đó quý nhất là phù sa sông Hồng. Đồng
bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên
thực tế đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long. Số
đất đai đã được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56%
tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Hồng, trong đó 70% đất có độ phì
nhiêu trung bình trở lên. Ngoài số đất đai phục vụ lâm nghiệp và các mục đích
khác, số diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn hơn hai vạn ha. Nhìn chung, đất đai
của đồng bằng sông Hồng được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình
bồi đắp nên tương đối màu mỡ. Tuy vậy, độ phì nhiêu các loại đất không giống
nhau khắp mọi nơi. Đất thuộc châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc châu
thổ sông Thái Bình. Có giá trị đối với việc phát triển cây lương thực ở đồng bằng
sông Hồng là diện tích đất không được phù sa bồi đắp hàng năm ( đất trong đê).

Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ và bị biến đổi nhiều do trồng lúa.
Điều kiện khí hậu và thủy văn của khu vực cũng thuận lợi cho việc thâm canh tăng
vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây
trồng ưa lạnh.
 Công nghiêp: Tài nguyên có giá trị đáng kể là mỏ đá ( Hải Phòng, Hà Nam,
Ninh Bình), sét cao lanh ( Hải Dương), than nâu ( Hưng Yên), khí tự nhiên ( Thái
Bình). Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng thiếu nhiên liệu cho việc phát triển công
nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng
suy thoái do khai thác quá mức.
 Ngư nghiệp: Do đặc điểm vị trí địa lý của vùng có diện tích tiếp xúc với biển
lớn nên ngư nghệp khá phát triển ở đồng bằng Sông Hồng, hệ thống sông ngòi dày
đặc, đan xen nhau, rất thuận lợi cho đánh bắt thủy hải sản ở các tỉnh nói riêng và
cả khu vực nói chung. Đồng thời ở đây lại có đường bờ biển kéo dài nên cả chất
lượng và số lượng hải sản ở đây rất phong phú, đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể
cho toàn vùng.
 Du lịch: Khu vực này nằm dọc bờ biển Việt Nam, đến bờ biển miền Trung
nên ngoài ngành ngư nghiệp, khai thác tiềm năng du lịch cũng là một điểm mạnh
của vùng. Đặc biệt phải kể đến bãi biển nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà, đảo Hòn
Dấu, đảo Bạch Long Vĩ,… những thắng cảnh này đem lại nguồn lợi kinh tế khổng
lồ cho sự phát triển kinh tế trong vùng. Hàng năm, lượng khách du lịch trong và
ngoài nước đến thăm quan, nghỉ mát, vui chơi không ngừng tăng lên, đồng thời
chất lượng phục vụ và môi trường du lịch được cải thiện, đổi mới rất nhiều đem lại
cho người dân một khu vực giải trí thuận tiện và hấp dẫn.
 Thương nghiệp: Mạng lưới thương nghiệp rộng khắp trên toàn bộ khu vực
đáp ứng nhu cầu mua bán của nhân dân một cách tiện ích và hợp lý nhất. Đặc biệt
8

với chính sách mở cửa của nhà nước thì các trung tâm thương mại lớn ngày càng
hình thành nhiều hơn.

Nền kinh tế các nước ASEAN trong những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh.
Việt Nam hiện nay đang là thị trường hấp dẫn cho các nước phát triển vào đầu tư
đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí.


































9

CHƢƠNG 2
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Diện tích khu vực nghiên cứu cùng với các lô khác trong khu vực đã được tiến
hành khảo sát từ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một phần phía
Đông Bắc lô 103 và phía Bắc lô 107 nằm trong hợp đồng PSC với Total từ năm
1989 đến 1992. Lịch sử nghiên cứu tìm kiếm thăm dò (TKTD) và khai thác có thể
chia làm 2 giai đoạn chính sau: trước 1987 và từ 1988 đến nay. Toàn bộ công tác
tìm kiếm - thăm dò bao gồm các phương án khảo sát địa vật lý, địa chất và khoan,
có thể tóm lược như sau:
2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1987.
2.1.1. Nghiên cứu địa vật lý.
 Thăm dò địa chấn 2D:
Trong khu vực nghiên cứu hầu hết đã được phủ mạng lưới tuyến địa chấn 2D từ
nghiên cứu khu vực đến nghiên cứu cấu tạo, bắt đầu bằng mạng 16 x 16km và 16 x
32km, ghi số - bội 48 của hai tàu địa chấn Poisk và Iskachen vào năm 1983.
Năm 1984 sau khi có kết quả của công tác minh giải địa chấn khu vực, tàu Poisk
lại tiếp tục thu nổ 2.000km tuyến địa chấn bội 48, mạng lưới đan dày 4 x 4km và 2
x 2km trên vùng biển được coi là có triển vọng nhất nằm giữa hai đứt gãy Sông Lô
và Sông Chảy.
Trong những năm từ 1984 đến 1987 tàu địa chấn Bình Minh của công ty địa vật
lý thuộc Tổng cục Dầu khí Viêt Nam đã thu nổ được 2.000km tuyến địa chấn ghi

số, mạng lưới 2 x 2 km và 4 x 4 km trên khu vực Tây Nam và Đông Bắc khu vực
nghiên cứu, nhưng do chất lượng có nhiều hạn chế nên số tài liệu này ít được sử
dụng.
 Thăm dò địa chấn 3D:
Ở khu vực nghiên cứu trong giai đoạn này công tác thăm dò địa chấn 3D vẫn còn
rất hạn chế và hầu như chưa được tiến hành.
2.1.2. Nghiên cứu địa chất:
Trong giai đoạn này, việc nghiên cứu địa chất, lấy mẫu đá ở các điểm lộ trên đất
liền và trên các đảo cũng được chú ý đầu tư thích đáng.
2.1.3. Khoan thăm dò và biểu hiện dầu khí:
Trong giai đoạn này thì việc khoan thăm dò trong khu vực nghiên cứu vẫn chưa
có giếng khoan nào do trong khu vực chưa phát hiện được cấu tạo triển vọng.

2.2. Giai đoạn 1988 đến nay.
Bước vào giai đoạn đổi mới, trên cơ sở chủ trương kêu gọi đầu tư bằng Luật Đầu
tư nước ngoài, năm 1988 Total vào ký hợp đồng PSC trên khu vực lô 106 và một
phần lô 103-107, 102.
2.2.1. Nghiên cứu địa vật lý.
 Thăm dò địa chấn 2D:
Năm 1989 và 1990 Total tiến hành thu nổ 10.087km tuyến địa chấn với mạng
lưới thăm dò từ 1 x 2km (Total 1989), và 1 x 1km đến 0,5 x 0,5km (Total 1990) ở
khu vực góc Đông Bắc và Bắc lô 103-107.
10

Năm 1998 PIDC tiến hành thu nổ mạng từ 1,5 x 2km đến 3 x 6km trên khu vực
còn lại của lô 107 nằm ở phía Nam diện tích Total đã khảo sát trước đây.
Năm 1999, tàu Geomariner đã tiến hành thu nổ địa chấn với mật độ tuyến 4 x
6km trong phạm vi khu vực lô 103-107.
PIDC (2005) cũng đã thu nổ mạng lưới địa chấn từ 2 x 3km đến 4 x 6km phủ trên
khu vực phía Đông Bắc lô 103-107.

Tính đến nay, ở ngoài khơi bể Sông Hồng đã thu nổ tổng cộng khoảng 86.000
km tuyến địa chấn 2D.
- Thăm dò địa chấn 3D:
Do PIDC thu nổ năm 2005 (831km2) và 500km2 do công ty dầu khí Bạch Đằng
thu nổ năm 2008 trên khu vực bao gồm phát hiện khí/condensate Hồng Long,
Hoàng Long và các cấu tạo Bạch Long, cấu tạo S.
2.2.2. Nghiên cứu địa chất:
Nhiều nghiên cứu địa chất trong khu vực được tiến hành, trong đó có chuyến đi
thực địa nghiên cứu cấu trúc, địa hóa khu vực đảo Bạch Long Vĩ do Viện dầu
khí/PVSC thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu, Anzoil đã phân ra 3 đới triển vọng gắn
liền với 3 loại bẫy như: (1) Đới cấu tạo vòm kèm đứt gãy xoay xéo Oligocene chủ
yếu phân bố ở trũng Đông Quan; (2) Đới các cấu tạo chôn vùi với đá Cacbonat hang
hốc và nứt nẻ phân bố ở rìa Đông Bắc miền võng Hà Nội; (3) Đới cấu tạo nghịch
đảo Miocene phân bố ở trung tâm và Đông Nam miền võng Hà Nội. Quan điểm
thăm dò của Anzoil là: tìm khí và Condensat ở đới 1 và 3, tìm dầu ở đới 2, nhưng
tập trung ưu tiên tìm kiếm thăm dò ở đới 1 và 2.


Hình 2.1: Công tác khảo sát, nghiên cứu khu vực.(Theo VPI: 2014)
11

2.2.3. Khoan thăm dò và biểu hiện dầu khí:
Trong diện tích lô nghiên cứu và các lô lân cận đã có 13 giếng khoan thăm dò
dầu khí, trong đó giếng 103-TH-1X là giếng khoan đầu tiên được Total khoan từ
cuối năm 1990 và gần đây nhất là giếng khoan 106-YT-2X (2009). Vị trí và phân bố
của mạng lưới khoan như sau:
- Lô 102: có 3 giếng khoan: 102-CQ-1X, 102-HD-1X, 102-TB-1X do
Idemitsu khoan (1994). Trong quá trình khoan có biểu hiện dầu khí nhưng nhà
thầu không thử vỉa do tầng chứa kém.
- Lô 103: có 3 giếng khoan: 103-TH-1X, 103T-G-1X (1991) do Total khoan,

giếng đầu tiên thử vỉa cho dòng khí công nghiệp, giếng thứ 2 không thử vỉa vì
nhà thầu không quan tâm đến khí; PV103-HOL-1X (2000) do PIDC khoan,
thử vỉa cho dòng khí yếu.
- Lô 104: có 2 giếng khoan: 104-QV-1X (1995) 104-QN-1X (1996) do OMV
khoan, giếng khô.
- Lô 106: 3 giếng khoan: 106-YT-1X (2005), 106-HL-1X (2006), 106-YT-2X
(2009): do Petronas khoan, giếng đầu có biểu hiện dầu trong Miocene giữa,
gặp khí H
2
S trong móng đá vôi, giếng thứ 2: thử vỉa trong móng, gặp khí H
2
S,
không gặp khí hydrocacbon.
- Lô 107: 2 giếng khoan: 107T-PA-1X (1991), PV107-BAL-1X (2006), giếng
đầu do Total khoan, giếng khô. Giếng thứ 2 do PIDC khoan.




















12

CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT LÔ 103-107, BẮC BỂ SÔNG HỒNG

Hiện tại, trong khu vực nghiên cứu lát cắt địa chất tương đối phức tạp bao gồm
đầy đủ các hệ tầng trầm tích từ trước Kainozoi đến trầm tích Kainozoi.
3.1. Đặc điểm địa tầng.
3.1.1. Móng trước Kainozoi.
Đá móng trước Kainozoi ở khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ nói chung và khu vực
nghiên cứu nói riêng bao gồm nhiều loại khác nhau, phân thành nhiều đới thành hệ
khác nhau. Đá móng có tuổi Mesozoi và Paleozoi hoặc Proterozoi gồm đá cát kết,
cuội kết, sạn kết xen kẽ với sét kết có tuổi Devon hoặc những lớp đá vôi rất dày có
tuổi từ Devon tới Pecmi. Mức độ phong hóa, biến chất của các loại đất đá này khác
nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý và mức độ tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên của
chúng.
Móng trước Kainozoi cũng mới chỉ được phát hiện ở ngoài vùng nghiên cứu. Ở
các điểm lộ trên bán đảo Đồ Sơn gặp cát kết, đá phiến màu đỏ, cuội kết Devon dưới,
trên đảo Cát Bà gặp đá vôi màu đen tuổi Cacbon - Pecmi còn trên các đảo vùng
Đông Bắc như Hạ Mai, Thượng Mai gặp cuội kết, cát kết Devon tương tự như ở Đồ
Sơn. Trên đảo Ngọc Vừng gặp cát kết, bột kết, đá phiến, đá vôi tuổi từ cuối Devon
dưới tới đầu Devon giữa, còn trên quần đảo Cô Tô lại gặp đá vôi, cuội kết sạn kết,
đá phiến tuổi Ocdovic - Silua. Hầu hết các lớp đất đá trước Kainozoi này đều bị
phong hóa và biến chất mạnh.
3.1.2. Trầm tích Kainozoi.
Hiện nay trong khu vực nghiên cứu, trầm tích Kainozoi vẫn đang là đối tượng

chính trong tìm kiếm thăm dò dầu khí.
3.1.2.1. Trầm tích Paleogene.
Trên cơ sở tài liệu địa chấn ở vịnh Bắc Bộ và những thông tin có được của các
giếng khoan trong khu vực, trầm tích Paleogene có thể chia làm 02 phức hệ:
- Trầm tích Paleocene/Eocene
- Trầm tích Oligocene.
 Trầm tích Paleocene/Eocene (Hệ tầng Phù Tiên, E
2
pt)
Mặt cắt chuẩn trầm tích Paleocene/Eocene được phát hiện và mô tả ở giếng
khoan 104-1A Phù Tiên - Hưng Yên từ độ sâu 3.544m đến 3.860m. Trầm tích bao
gồm cát kết, sét bột kết màu nâu tím, màu xám xen kẽ với cuội kết có độ hạt rất
khác nhau từ vài cm đến vài chục cm. Thành phần hạt cuội thường là riolit, thạch
anh, đá phiến kết tinh và quaczit. Cát kết có thành phần đa khoáng, độ mài tròn và
độ chọn lọc kém, nhiều hạt thạch anh, canxit bị gặm mòn, xi măng canxit - serixit.
Bột kết rắn chắc thường màu tím thường chứa serixit và oxit sắt. Trên cùng là lớp
cuội kết hỗn tạp màu tím, màu đỏ xen kẽ đá phiến sét. Bề dày của hệ tầng tại giếng
khoan này đạt 316m.
Ở ngoài khơi trong phạm vi khu vực nghiên cứu, hệ tầng Phù Tiên đã được phát
hiện ở giếng khoan 107-2B (3.050 - 3.535m) với cuội sạn kết có kích thước nhỏ,
thành phần chủ yếu là các mảnh đá granit và đá biến chất xen kẽ với cát kết, sét kết
màu xám, màu nâu bị phân phiến mạnh. Các đá bị biến đổi thứ sinh mạnh. Bề dày
13

của hệ tầng tại đây khoảng 485m. Tuổi Eocene của hệ tầng được xác định dựa theo
các dạng bào tử phấn hoa, đặc biệt là Trudopollis và Ephedripites.
Hệ tầng được thành tạo trong môi trường sườn tích - sông hồ. Đó là các trầm tích
lấp đầy địa hào sụt lún nhanh, diện phân bố hẹp.
 Trầm tích Oligocene (Hệ tầng Đình Cao, E
3

dc)
Hệ tầng mang tên xã Đình Cao (Phù Tiên - Hưng Yên), nơi đặt GK 104-1A mở
ra mặt cắt chuẩn của hệ tầng. Tại đây từ độ sâu 2.396 đến 3.544m, mặt cắt chủ yếu
gồm cát kết màu xám sáng, xám sẫm đôi chỗ phớt tím, xen các lớp cuội kết, sạn kết
chuyển lên các lớp bột kết, sét kết màu xám, xám đen, rắn chắc xen ít lớp cuội sạn
kết. Bề dày của hệ tầng ở mặt cắt này là 1.148m.
Hệ tầng Đình Cao phát triển mạnh ở Đông Quan, Thái Thụy, Tiền Hải và vịnh
Bắc Bộ, bao gồm cát kết màu xám sáng, xám sẫm, hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi
khi gặp cuội kết, sạn kết có độ lựa chọn trung bình đến tốt. Đá gắn kết chắc bằng xi
măng cacbonat, sét và ôxit sắt. Cát kết đôi khi chứa glauconit (GK 107-2B). Sét kết
màu xám sáng, xám sẫm đôi chỗ xen kẹp các lớp than hoặc các lớp mỏng đá vôi,
chứa hóa thạch động vật. Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 300 - 1.148m.
Các tập bột kết, sét kết màu xám đen phổ biến ở trũng Đông Quan và vịnh Bắc
Bộ chứa lượng vật chất hữu cơ trung bình (0.54%wt). Chúng được xem là đá mẹ
sinh dầu ở khu vực. Trong hệ tầng Đình Cao mới chỉ tìm thấy các vết in lá thực vật,
bào tử phấn hoa Diatiomeae, Pediatrum và động vật nước ngọt.
Tuổi Oligocene của hệ tầng được được xác định dựa theo: Cicatricosisporites
dorogensis,Lycopodiumsporites Neogeneicus, Gothanopollis basenis, Florschuetzia
trilobata.
Hóa thạch thân mềm nước ngọt Viviparus kích thước nhỏ, có khoảng phân bố
trong địa tầng rất rộng (Creta - Neogene), nhưng có ý nghĩa quan trong việc đánh
dấu đối với trầm tích Oligocene trong khu vực, nên được dùng để nhận biết hệ tầng
Đình Cao là các lớp chứa Viviparus nhỏ.
Hệ tầng Đình Cao thành tạo trong môi trường đầm hồ - sông ngòi. Hệ tầng này
nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Phù Tiên.
3.1.2.2. Trầm tích Neogene (Trầm tích Miocene: Hệ tầng Phong Châu, N
1
1pc;
Phù Cừ, N
1

2phc; Tiên Hƣng, N
1
3th).
Trầm tích Neogene phân bố rộng rãi ở bể Sông Hồng với môi trường từ đồng
bằng châu thổ, ven bờ, biển nông, chiều dày thay đổi trong khoảng rộng. Trong khu
vực nghiên cứu, các trầm tích hầu như nằm trong đới nghịch đảo kiến tạo, khác với
những khu vực xung quanh trầm tích Neogene lại phát triển khá bình ổn và chịu tác
động của quá trình mở rộng biển Đông. Trầm tích Neogene được chia thành 3 hệ
thống tương ứng với thời gian thành tạo là:
 Trầm tích Miocene dƣới (hệ tầng Phong Châu N
1
1pc)
Năm 1972, Paluxtovich và Nguyễn Ngọc Cư đã thiết lập hệ tầng Phong Châu
trên cơ sở mô tả mặt cắt trầm tích GK 110 từ độ sâu 1.820 đến 3.000m ở xã Phong
Châu, tỉnh Thái Bình và đặt tên là hệ tầng Phong Châu, nơi giếng khoan đã được thi
công. Mặt cắt trầm tích đặc trưng bởi sự xen kẹp giữa các lớp cát kết hạt vừa, hạt
nhỏ màu xám trắng, xám lục gắn kết chắc với những lớp cát bột phân lớp rất mỏng
từ cỡ mm đến cm tạo thành các cấu tạo dạng mắt, thấu kính, gợn sóng. Cát kết có xi
14

măng chủ yếu là cacbonat với hàm lượng cao (25%). Khoáng vật phụ bao gồm
nhiều glauconit và pyrit. Bề dày của hệ tầng tại giếng khoan này đạt tới 1.180m. Hệ
tầng Phong Châu phân bố chủ yếu trong dải Khoái Châu - Tiền Hải và phát triển ra
vịnh Bắc Bộ với sự xen kẹp các lớp cát kết, cát bột kết và sét kết chứa dấu vết than
hoặc những lớp kẹp đá vôi mỏng. Cát kết có xi măng cacbonat, ít sét. Sét kết màu
xám sáng đến xám sẫm và nâu nhạt đỏ nhạt, phân lớp song song, lượn sóng, với
thành phần chủ yếu là kaolinit và ilit. Bề dày của hệ tầng thay đổi từ 400 đến
1.400m.
Trên cơ sở phân tích các dạng hóa thạch bào tử thu thập được đã xác lập phức hệ
Betula - Alnipollenites và đới Florschuetzia levipoli tuổi Miocene dưới.

Hệ tầng Phong Châu được thành tạo trong môi trường đồng bằng châu thổ và
thềm, có sự xen nhiều pha biển với các trầm tích biển tăng lên rõ rệt từ miền võng
Hà Nội ra vịnh Bắc Bộ. Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Đình Cao và các đá
cổ hơn.
 Trầm tích Miocene giữa ( hệ tầng Phù Cừ N
1
2phc).
Hệ tầng Phù Cừ được V.K Golovenol, Lê Văn Chân (1966) mô tả lần đầu tiên
trên cấu tạo Phù Cừ (miền võng Hà Nội). Tuy nhiên, khi đó chưa gặp được phần
đáy của hệ tầng và mặt cắt được mô tả (960 - 1.180m) bao gồm các trầm tích đặc
trưng tính chu kỳ rõ rệt với các lớp cát kết hạt vừa, cát bột kết phân lớp mỏng (dạng
sóng, thấu kính, phân lớp xiên), bột kết, sét kết cấu tạo khối chứa nhiều hóa thạch
thực vật, dấu vết động vật ăn bùn, trùng lỗ và các vỉa than lignit. Cát kết có thành
phần ít khoáng, độ lựa chọn và mài tròn tốt, khoáng vật phụ ngoài turmalin, zircon,
đôi nơi gặp glauconit. Sau này, Phan Huy Quynh, Đỗ Bạt (1983) và Lê Văn Cự
(1985) khi xem xét lại toàn bộ mặt cắt hệ tầng Phù Cừ tại các giếng khoan sâu
xuyên qua toàn bộ hệ tầng và quan hệ của chúng với hệ tầng Phong Châu nằm dưới,
theo quan điểm về nhịp và chu kỳ trầm tích đã chia hệ tầng Phù Cừ thành 3 phần,
mỗi phần là một nhịp trầm tích bao gồm các lớp cát kết, bột kết, sét kết có chứa
than và hóa thạch thực vật. Một vài nơi gặp trùng lỗ và thân mềm nước lợ.
Hệ tầng Phù Cừ phát triển rộng khắp ở miền võng Hà Nội, có bề dày mỏng ở
vùng Đông Quan và phát triển mạnh ở vịnh Bắc Bộ với thành phần trầm tích bao
gồm cát kết, sét bột kết, than và đôi nơi gặp các lớp mỏng cacbonat. Cát kết có màu
xám sáng đến lục nhạt, thường hạt nhỏ đến hạt vừa, đôi khi hạt thô độ chọn lọc
trung bình đến tốt, phổ biến cấu tạo phân lớp mỏng, thấu kính, lượn sóng, đôi khi
dạng khối chứa nhiều cát kết hạch siderit, đôi nơi có glauconit. Cát kết có xi măng
gắn kết nhiều cacbonat, ít sét. Sét bột kết màu xám sáng đến xám sẫm, chứa rất ít
cacbonat, ít vụn thực vật và than có ít lớp đá cacbonat mỏng Bề dày chung của hệ
tầng thay đổi từ 1.500 đến 2.000m. Điều đáng chú ý là sét kết của hệ tầng thường có
hàm lượng vật chất hữu cơ bằng 0,86%Wt, đạt tiêu chuẩn của đá mẹ sinh dầu và

thực tế đã có phát hiện dầu và condensat trong hệ tầng Phù Cừ ở miền võng Hà Nội.
Tuổi Miocene giữa của các phức hệ hóa thạch được xác định theo Florschuetzia
trilobata với Fl. Semilobata và theo Globorotalia, theo Obulina universa.
Hệ tầng Phù Cừ nằm bất chỉnh hợp trên hệ tầng Phong Châu, hình thành trong
môi trường đồng bằng châu thổ, thềm có xen các pha biển chuyển sang châu thổ
ngập nước - tiền châu thổ, theo hướng tăng dần ra vịnh Bắc Bộ.
15


 Trầm tích Miocene trên (hệ tầng Tiên Hƣng N
1
3th).
Hệ tầng Tiên Hưng được V.K.Golovenok, Lê Văn Chân đặt theo tên địa phương
Tiên Hưng - Thái Bình, nơi mặt cắt chuẩn của hệ tầng được thiết lập từ 250 m đến
1.010m. Hệ tầng bao gồm các trầm tích, có tính phân nhịp rõ ràng với các nhịp đầu
bằng sạn kết, cát kết chuyển dần lên bột kết, sét kết, sét than và nhiều vỉa than
lignit, với bề dày phần thô thường lớn hơn phần mịn. Cát kết, sạn kết thường gắn
kết hoặc chưa gắn kết, chứa nhiều granat, các hạt có độ chọn lựa và mài tròn kém.
Trong phần dưới của hệ tầng, các lớp thường bị nén chặt hơn và gặp cát kết xám
trắng chứa hạch siderit, xi măng cacbonat. Bề dày của hệ tầng trong giếng khoan 4
là 760m.
Việc xác định ranh giới giữa hệ tầng Tiên Hưng và hệ tầng Phù Cừ nằm dưới
thường gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi tướng đá như đã nêu trên. Phan Huy
Quynh, Đỗ Bạt (1985) đã phát hiện ở phần dưới của hệ tầng một tập cát kết rất rắn
chắc, màu xám, chứa các vết in lá thực vật phân bố tương đối rộng trong các giếng
khoan ở miền võng Hà Nội và coi đây là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn trầm tích
lục địa sau hệ tầng Phù Cừ và đáy của tập cát kết này có thể coi là ranh giới dưới
của hệ tầng Tiên Hưng. Hệ tầng Tiên Hưng có mặt hầu hết trong tất cả các giếng
khoan ở miền võng Hà Nội và ngoài khơi vịnh Bắc Bộ với thành phần chủ yếu là
cát kết, ở phần trên là cát kết hạt thô và sạn sỏi kết, bột kết, xen các vỉa than lignit.

Mức độ chứa than giảm rõ rệt do trầm tích châu thổ ngập nước, với tính biển tăng
theo hướng tiến ra vịnh Bắc Bộ. Các lớp cát phân lớp dày đến dạng khối, màu xám
nhạt, mờ đục hoặc xám xanh, hạt nhỏ đến thô, độ chọn lọc trung bình đến kém,
chứa hóa thạch động vật và vụn than, gắn kết trung bình đến kém bằng xi măng
cacbonat và sét. Sét bột kết màu xám lục nhạt, xám sáng có chỗ xám nâu, xám đen
chứa vụn than và các hóa thạch, đôi chỗ có glauconit, pyrit. Bề dày của hệ tầng thay
đổi trong khoảng 760 tới 3.000m.
Hóa thạch tìm thấy trong hệ tầng Tiên Hưng gồm các vết in lá cổ thực vật, bào tử
phấn hoa, trùng lỗ và Nannoplankton, đặc biệt có một phức hệ đặc trưng gồm
Quercus lobbii, Ziziphus được tìm thấy trong một lớp cát kết hạt vừa, dày khoảng
10m. Lớp này gặp phần lớn trong các giếng khoan ở miền võng Hà Nội. Lớp cát kết
này còn thấy ở nhiều nơi ở miền Bắc như Tầm Chả (Nà Dương, Lạng Sơn), Bạch
Long Vĩ, Trịnh Quân (Phú Thọ). Tuổi Miocene trên của hệ tầng được xác định theo
phức hệ bào tử phấn Dacrydiumllex, Quercus, Florschuetzia trilobata, Acrostichum,
Stenochlaena, cũng như phức hệ trùng lỗ Pseudorotalia - Ammonia. Môi trường
trầm tích của hệ tầng Tiên Hưng chủ yếu là châu thổ, xen những pha biển ven bờ
(trũng Đông Quan) và châu thổ ngập nước phát triển theo hướng đi ra vịnh Bắc Bộ.
3.1.2.3. Trầm tích Pliocene - Đệ Tứ.
 Hệ tầng Vĩnh Bảo (N
2
vb):
Nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Miocene, hệ tầng Vĩnh Bảo đánh dấu giai đoạn
phát triển cuối cùng của trầm tích Kainozoi trong khu vực. Ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng
từ độ sâu 240 - 510m, có thể chia hệ tầng Vĩnh Bảo làm 2 phần: phần dưới chủ yếu
là cát, hạt mịn màu xám, vàng chanh, phân lớp dày, có độ lựa chọn tốt, đôi nơi có
những thấu kính hay lớp cuội kẹp, sạn hạt nhỏ xen kẽ; phần trên có thành phần bột
16

tăng dần. Bề dày chung của hệ tầng tại giếng khoan này đạt khoảng 270m. Trong đá
gặp nhiều hóa thạch động vật biển như thân mềm, san hô, trùng lỗ.

Hệ tầng Vĩnh Bảo được phát hiện trong tất cả các giếng khoan (ven biển) tiến
vào đất liền tính lục địa của trầm tích tăng lên, và hệ tầng mang đặc điểm châu thổ
chứa than. Ngược lại, tiến ra phía biển trầm tích mang tính thềm lục địa rất rõ: cát
bở rời xám sáng đến hạt sẫm, hạt nhỏ đến hạt vừa, đôi khi thô đến rất thô, độ chọn
lọc trung bình đến tốt xen với sét màu xám, xám xanh, mềm chứa mica, nhiều pyrit,
glauconit và phong phú các mảnh vỏ động vật biển. Hệ tầng Vĩnh Bảo có chiều dày
từ 200 - 500m và tăng dần ra biển.
Hệ tầng Vĩnh Bảo chủ yếu được thành tạo trong môi trường thềm biển.
 Hệ tầng Hải Dƣơng, Kiến Xƣơng (Q):
Các trầm tích Đệ Tứ ít được nghiên cứu trong địa chất dầu khí. Trầm tích Đệ Tứ
phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Pliocene bao gồm cuội, sạn, cát bở rời (hệ tầng
Kiến Xương) chuyển lên là cát, bột, sét và một số nơi có than bùn (hệ tầng Hải
Dương). Môi trường trầm tích chủ yếu là biển nông đến biển sâu.
17


Hình 3.1: Cột địa tầng tổng hợp lô 103-107, Bắc bể Sông Hồng (Theo VPI: 2014)
18

3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU KIẾN TẠO.
3.2.1. Hệ thống đứt gãy.
3.2.1.1. Hệ thống đứt gãy nằm theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.
Phát triển ở khu vực Tây - Tây Bắc bao gồm hệ thống các đứt gãy khu vực và
địa phương gồm cả đứt gãy thuận và nghịch. Đứt gãy thuận là đứt gãy cổ hình thành
trước Kanozoi, móng bị dập vỡ làm xuất hiện hàng loạt các đứt gãy trong đó có kể
như đứt gãy Sông Lô và đứt gãy Sông Chảy, đứt gãy Vĩnh Ninh Sau này vào pha
hình thành và phát triển bể trầm tích Sông Hồng, các đứt gãy như đứt gãy Sông
Chảy, đứt gãy Sông Lô lại tái hoạt động trong trường ứng xuất tách giãn, cường độ
hoạt động của chúng rất mạnh có chiều dài và biên độ dịch chuyển lớn. Đứt gãy
chờm nghịch được hình thành và phát triển chủ yếu trong pha nén ép Miocene giữa.

Hàng loạt đứt gãy được sinh thành nhưng đáng lưu ý nhất là đứt gãy Vĩnh Ninh và
Thái Bình. Hệ thống đứt gãy này bao gồm cả đứt gãy khu vực và địa phương.

Hình 3.2: Mặt cắt địa chấn qua Lô 103-107 theo tuyến C
1
D
1
hƣớng TB-ĐN
( Theo VPI: 2014 )
 Hệ thống đứt gãy khu vực: Là những đứt gãy lớn liên quan đến sự thành tạo và
gắn liền với lịch sử phát triển của bể trầm tích:
- Đứt gãy Sông Chảy: Đứt gãy này bắt đầu từ Trung Quốc qua biên giới Việt -
Trung theo thung lũng Sông Chảy đến Việt Trì vào đồng bằng châu thổ Sông
Hồng rồi đổ ra biển. Đây là hệ đứt gãy dài khoảng 800km có thể sâu tới mặt
mô hô, biên độ dịch chuyển trong thời kỳ Kainozoi đạt từ 1.000m đến
2.000m và có hướng cắm về phía Đông Bắc.

×