Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí Lô X và thiết kế giếng khoan thẩm lượng trên cầu tạo A, lô X, bể Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.43 MB, 79 trang )

i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa trang
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ LỊCH
SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ LÔ X 1
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn 1
I.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên 1
I.1.1 Vị trí địa lý 1
I.1.2 Đặc điểm địa hình 2
I.1.3 Đặc điểm khí hậu 2
I.1.4 Đặc điểm thuỷ văn 3
I.1.5 Thiên tai 3
I.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn 3
I.2.1 Giao thông vận tải 3
I.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 5
I.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác tìm kiếm, thăm dò và khai
thác dầu khí 6
I.3.1 Thuận lợi 6
I.3.2 Khó khăn 7
II. Lịch sử tìm kiếm thăm dò 8
II.1 Giai đoạn trước năm 1987 8
II.2 Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004 9
II.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay 10


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ X 12
II.1 Địa tầng Lô X 12
II.1.1 Móng trước Kainozoi 12
II.1.2 Trầm tích Kainozoi 14
II.2 Kiến tạo 17
ii

II.2.1 Đặc điểm cấu trúc 17
II.2.2 Các hệ thống đứt gãy 19
II.2.3 Phân tầng cấu trúc 20
II.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 23
II.3.1 Kỷ Jura muộn - Creta 23
II.3.2 Thời kỳ Eocen muộn - Miocen sớm 23
II.3.3 Thời kỳ Mioxen giữa- Đệ Tứ 25
II.4 Hệ thống dầu khí 25
II.4.1 Đá sinh 25
II.4.2 Đá chứa 29
II.4.3 Đá chắn 30
II.4.4 Bẫy 30
II.4.5 Dịch chuyển dầu khí 31
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN 32
III.1 Mô tả cấu tạo 32
III.1.1 Vị trí cấu tạo 32
III.1.2 Mô tả cấu tạo A 32
III.1.3 Tiềm năng dầu khí 38
III.1.4 Trữ lượng dầu khí của cấu tạo A 39
III.2 Biện luận giếng khoan 48
III.2.1 Mục tiêu 48
III.2.2 Nhiệm vụ 48
III.2.3 Vị trí giếng khoan 48

III.3 Cơ sở địa chất giếng khoan 51
III.3.1 Mô tả cột địa tầng dự kiến 51
III.3.2 Dự kiến nhiệt độ 52
III.3.3 Dự kiến áp suất lỗ hổng và áp suất nứt vỡ vỉa 52
III.3.4 Dự kiến các tình huống phức tạp có thể gặp trong khi khoan 53
III.4 Thiết kế kỹ thuật giếng khoan 54
III.4.1 Gia cố thành giếng khoan 54
III.4.2 Dung dịch khoan 58
III.4.3 Nghiên cứu Địa chất – Địa vật lý giếng khoan 60
III.4.3.1 Theo dõi địa chất trong quá trình khoan 60

III.5 Dự toán thời gian khoan và giá thành giếng khoan……………………… 64
iii

III.5.1 Dự toán thời gian khoan…………………………………………… …64
III.5.2 Dự toán giá thành giếng khoan…………………………………………65
CHƯƠNG IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 64
IV.1 Công tác an toàn lao động 67
IV.2 Bảo vệ môi trường trong lòng đất 68
KẾT LUẬN VÀ KẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Dầu khí, Bộ môn Địa chất Dầu khí trường Đại học
Mỏ Địa chất Hà Nội, Tổng Công ty Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí
PVEP, em đã đến thực tập tốt nghiệp tại Ban Tìm kiếm Thăm dò của Tổng Công ty
Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP. Sau hơn hai tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp
với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong bộ môn Địa chất Dầu khí, đặc biệt là

thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Lê Văn Bình, em đã hoàn thành đồ án với tên đề tài:
“Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí Lô X và thiết kế
giếng khoan thẩm lượng trên cấu tạo A, lô X, bể Cửu Long”.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn
là tiến sỹ Lê Văn Bình và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Dầu khí trường Đại
học Mỏ - Địa chất Hà Nội.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành với kỹ sư Tạ Xuân Tiến (PVEP)
về sự quan tâm, hướng dẫn trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tổng Công ty PVEP, cũng như các
cô chú, anh chị trong Ban Tìm kiếm Thăm dò đã tạo điều kiện thuận lời, tận tình
chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành báo cáo này.
Trong quá trình thực tập và viết đồ án do thời gian, kiến thức và khả năng lý
luận của em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiết sót. Kính mong
các thầy cô giáo, các cán bộ chuyên môn và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ
sung.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Hằng
v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DST : Drill Stem test - Thử vỉa
GDT : Điểm khí xuống tới
HI : Chỉ số hydrogen, mgHC/gTOC
MD : Measure depth – Độ sâu tính toán.
ODT : Điểm dầu xuống tới
OIIP : Trữ lượng dầu ban đầu tại chỗ
OUT : Điểm dầu lên tới

P1 : Proven - Trữ lượng xác minh
P2 : Probable - Trữ lượng có khả năng
P3 : Possible - Trữ lượng có thể
PI : Chỉ số sản phẩm
PQPOC : Đơn vị thành viên Phú Quý.
Pr/Ph : Tỷ số Pristan/Phytan
PSDM : Phương pháp dịch chuyển độ sâu trước cộng
PSTM : Phương pháp dịch chuyển thời gian trước cộng
PVSC : Công ty giám sát các hợp đồng chia sản phẩm
R
0
: Độ phản xạ vitrinit, %
S
1
: Lượng hydrocarbon tự do có trong đá được giải phóng ở nhiệt độ dưới
300
o
C, mg/g
S
2
: Lượng hydrocarbon do nhiệt phân kerogen và các chất hữu cơ khác, mg/g
SC: Đỉnh cấu tạo
SPILL : Điểm tràn cấu tạo
TKTD : Tìm kiếm thăm dò
Tmax : Nhiệt độ ứng với đỉnh cực đại của S
2
,
o
C


TOC : Tổng hàm lượng carbon hữu cơ, %wt
TVDss : True vertical depth subsea - Chiều sâu thực theo phương thẳng đứng
VSP : Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro
WUT : Điểm nước lên tới
1P = P1
2P = P1+P2
3P = P1+P2+P3


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN

STT SỐ HÌNH VẼ TÊN HÌNH VẼ TRANG
1 Hình I.1 Bản đồ vị trí bể Cửu Long 1
2 Hình I.2 Bản đồ vị trí Lô X 8
3 Hình I.3 Sơ đồ các tuyến địa chấn của Lô X 11
4 Hình II.1 Cột địa tầng tổng hợp Lô X 13
5 Hình II.2
Sơ đồ phân vùng kiến tạo Lô X, bể Cửu
Long
17
6 Hình II.3 Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long 18
7 Hình II.4 Bản đồ cấu trúc Lô X 19
8 Hình II.5 Mặt cắt địa chất đia qua Lô X 20
9 Hình II.6
Mặt cắt địa chấn hướng Tây Bắc - Đông
Nam đi qua Lô X
20

10 Hình II.7
Mặt cắt địa chấn hướng Đông Bắc – Tây
Nam đi qua Lô X
21
11 Hình II.8 Bản đồ cấu trúc nóc Móng Lô X 21
12 Hình II.9 Bản đồ cấu trúc nóc tập E Lô X 22
13 Hình II.10 Bản đồ cấu trúc nóc tập D Lô X 22
14 Hình II.11 Bản đồ cấu trúc nóc tập C Lô X 23
15 Hình II.12 Bản đồ cấu trúc nóc tập BI Lô X 23
16 Hình II.13 Các pha kiến tạo của bể Cửu Long và lô X 24
17 Hình II.14 Hệ thống dầu khí bể Cửu Long 26
18 Hình II.15
Kết quả phân tích sự thay đổi các thông số
địa hóa của đất đá tại giếng khoan A-1X.
28
19 Hình II.16
Kết quả phân tích sự thay đổi các thông số
địa hóa của đất đá tại giếng khoan HMX -
1X
28
20 Hình II.17
Biểu đồ tương quan giữa tham số HI và
Tmax trầm tích Oligocen Lô X và khu vực
lân cận
28
21 Hình III.1 Vị trí cấu tạo A, lô X, bể Cửu Long 32
vii

22 Hình III.2 Bản đồ cấu tạo nóc tập BI.2, cấu tạo A 33
23 Hình III.3 Bản đồ cấu tạo nóc tập ILM1, cấu tạo A 34

24 Hình III.4
Bản đồ cấu trúc theo chiều sâu của nóc tập
ILM2, cấu tạo A
35
25 Hình III.5 Bản đồ cấu tạo nóc tập ILM3, cấu tạo A 35
26 Hình III.6 Bản đồ cấu tạo nóc tầng C,cấu tạo A 36
27 Hình III.7 Bản đồ cấu tạo nóc tầng D, cấu tạo A 37
28 Hình III.8
Bản đồ cấu tạo nóc tập ILM2, cấu tạo A với
tất cả các đường khép kín
37
29 Hình III.9
Phân cấp tài nguyên và trữ lượng dầu khí
của Việt Nam
40
30 Hình III.10
Sơ đồ phân cấp trữ lượng theo nguyên tắc
chia đôi khoảng cách
42
31 Hình III.11
Diện tích của tập C theo các cấp trữ lượng
1P, 2P, 3P
44
32 Hình III.12
Diện tích của tập ILM2 theo các cấp trữ
lượng 1P, 2P, 3P
44
33 Hình III.13 Mặt cắt địa chất thân sản phẩm cấu tạo A 45
34 Hình III.14 Inline 1913 xuyên qua cấu tạo A 49
35 Hình III.15

Vị trí giếng khoan A-2X trên bản đồ cấu tạo
nóc tầng BI
50
36 Hình III.16 Cấu trúc giếng khoan A - 2X dự kiến 57
37 Hình III.17
Thiết đồ địa chất kỹ thuật giếng khoan của
giếng khoan A-2X
63










viii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN

STT SỐ HIỆU BẢNG TÊN BẢNG TRANG
1 Bảng II.1
Kết quả phân tích địa hóa các giếng khoan
trước khi PVEP-POC điều hành lô X
27
2 Bảng III.1

Diện tích của tập C và ILM2 theo các cấp
trữ lượng 1P, 2P, 3P
45
3 Bảng III.2
Chiều dày của tập C và ILM2 theo các cấp
trữ lượng 1P, 2P, 3P
46
4 Bảng III.3
Trữ lượng dầu khí ban đầu tại chỗ theo các
cấp trữ lượng 1P, 2P, 3P
48
5 Bảng III.4 Tóm tắt giếng khoan A - 2X 50
6 Bảng III.5
Dự kiến nhiệt độ vỉa của giếng khoan A -
2X
52
7 Bảng III.6
Dự kiến áp suất vỉa và áp suất nứt vỡ vỉa
của giếng khoan A - 2X
53
8 Bảng III.7
Tính toán cột ống chống giếng khoan A -
2X
56
9 Bảng III.8
Tính toán thời gian thi công giếng
64
10 Bảng III.9 Dự toán chi phí của giếng khoan A-2X 65



ix

MỞ ĐẦU

Dầu khí là sản phẩm vô cùng quan trọng không thể thiếu cho mọi quốc gia, đồng
thời là mặt hàng chiến lược trên toàn cầu
. Trong các ngành công nghiệp đang phát
triển ở Việt Nam thì ngành công nghiệp dầu khí đóng một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp và đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng cao của đất nước trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt việc phát triển ngành công
nghiệp dầu khí không những đảm bảo về nhu cầu năng lượng, mang lại nguồn thu
nhập lớn cho ngân sách quốc gia mà quan trọng hơn nó còn mở ra hướng phát triển
mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp liên quan như công nghiệp hóa chất, dịch vụ
Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay cùng với hàng loạt các phát hiện mỏ
có trữ lượng thương mại được công bố trong những năm gần đây đã khẳng định
thềm lục địa Việt Nam có tiềm năng dầu khí hấp dẫn lôi kéo khá nhiều công ty dầu
khí nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Trong các bể dầu khí của Việt nam thì Cửu
Long là bể dầu khí lớn và quan trọng nhất của Việt nam đóng góp 30% trữ lượng
và khoảng 95% sản lượng khai thác dầu khí hiện nay. Lô X nằm về phía Tây Nam
bể Cửu Long có tiềm năng dầu khí lớn và là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Hiện nay các mỏ dầu khí lớn như Bạch Hổ, Rồng,…đã đi vào
những giai đoạn khai thác cuối, vì vậy đòi hỏi các công ty, xí nghiệp trực thuộc
ngành phải đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm ra các mỏ mới. Sau khi phát hiện các cấu
tạo mới để đánh giá xem cấu tạo đó có khả năng đưa vào khai thác hay không cần
phải khoan các giếng khoan thẩm lượng.
Chính vì lý do đó nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc địa chất,
đánh giá tiềm năng dầu khí Lô X và thiết kế giếng khoan thẩm lượng trên cấu
tạo A, lô X, bể Cửu Long”. Mục đích của đồ án là từ các kết quả thu được sau khi
khoan giếng khoan tìm kiếm, đánh giá và thiết kế giếng khoan thẩm lượng cho cấu
tạo. Nội dung của đồ án được chia thành các phần sau:

Lời mở đầu
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử TKTD lô X.
Chương II: Đặc điểm địa tầng lô X.
Chương III: Thiết kế giếng khoan thẩm lượng trên cấu tạo A, Lô X, bể Cửu
Long.
Kết luận và kiến nghị.
Cấu trúc chi tiết được ghi trong phần mục lục.
1

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ LÔ X

I. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn
I.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
I.1.1 Vị trí địa lý
Hình I.1. Bản đồ vị trí bể Cửu Long.

Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam
và một phần trên đất liền thuộc khu vực cửa sông Mê Kông, với toạ độ địa lý trong
khoảng 9°00’ - 11°00’ vĩ Bắc, 106°30’ - 109°kinh Đông.
Bể có hình bầu dục, vồng ra phía Biển đồng thời nằm dọc theo bờ biển
Vũng Tàu - Bình Thuận. Bể tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể
Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây là đới nâng Khorat - Natuna và phía
Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hoà ngăn cách bể Cửu Long với bể Phú Khánh.
Bể Cửu Long được coi là bồn khép kín điển hình của Việt Nam. Bể có diện
tích khoảng 36000 km
2
, bao gồm các lô: 9, 15, 16, 17 và một phần của các lô: 1, 2,
D


2

25 và 31 đóng góp 30% trữ lượng và khoảng 95% sản lượng khai thác dầu khí. Bể
Cửu Long có diện tích tương đối nhỏ nhưng là bể trầm tích quan trọng nhất của Việt
Nam về dầu khí (xem Hình 1).
I.1.2 Đặc điểm địa hình
Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700km với diện tích khoảng
360.000 km² bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông
Cửu Long (đồng bằng châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó (đồng
bằng phù sa ở rìa).
Phần đồng bằng châu thổ trên là khu vực tương đối cao (2 - 4m so với mực
nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt có nhiều vùng
trũng rộng lớn. Vào mùa mưa chúng chìm sâu dưới nước, còn vào mùa khô chỉ là
những vùng nước tù đứt đoạn. Đây là vùng đất rộng, dân cư còn thưa thớt, chưa
được khai thác nhiều.
Phần đồng bằng châu thổ dưới thấp hơn thường xuyên chịu tác động của
thuỷ triều và sóng biển. Mực nước tại các cửa sông lên xuống rất nhanh.
Các đồng bằng phù sa ở rìa tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của
sông nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng sông Đồng Nai, đồng
bằng Cà Mau).
Địa hình của vùng khá bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố
dày thuận lợi cho phát triển cả giao thông đường thuỷ và đường bộ.
I.1.3 Đặc điểm khí hậu
Vùng phía Nam Việt Nam đặc trưng bởi vùng cận xích đạo nên có khí hậu
nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng
10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Nhiệt độ: vùng nghiên cứu có khí hậu ôn hoà, số giờ nắng rất cao, trung bình
khoảng 2400 giờ, nhiệt độ trung bình từ 27°C.
Mưa và độ ẩm: Lượng mưa phân bố không đều, về mùa mưa thường chiếm
85 - 90 % lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình là 1500 mm/năm, trong đó

mùa mưa chiếm 307 - 348 mm/tháng, mùa khô chiếm 85 - 180 mm/tháng. Độ ẩm
trung bình cả năm là 80%.
Gió bão: có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào hướng gió, gió thổi theo hai chiều
gần như ngược nhau trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa
mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35 km/giờ. Tháng 4 và tháng
3

10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít
bão hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể.
I.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phía Nam Việt Nam rất đa dạng và phong
phú với nhiều con sông lớn nhỏ khác nhau, trong đó lớn nhất là sông Cửu Long với
diện tích lưu vực hiện tại đạt tới 45.000 km².
Dòng chảy: dưới tác dụng của gió mùa, ở vùng Biển Đông tạo nên dòng đối
lưu. Ngoài ra, do chênh lệch khối lượng riêng của nước, chế độ gió địa phương,
thuỷ triều, địa hình đáy biển và đường bờ đã tạo ra các dòng chảy khác nhau là dòng
triều và trôi dạt. Tốc độ lớn nhất của dòng chảy trong khu vực này là khoảng 0,3 -
0,77 m/s. Thời gian chảy của dòng triều khoảng 12 giờ mỗi lần lên xuống. Đặc
trưng của dòng triều là luôn luôn thay đổi về hướng và tốc độ theo chế độ thuỷ triều.
Dòng đối lưu hình thành do sự kết hợp giữa dòng tuần hoàn khu vực và dòng do gió
bề mặt tạo ra, tốc độ đạt 0,77 - 1,50 m/s.
Sóng: chế độ sóng ở khu vực này mang tính chất sóng theo mùa, có thể chia
thành chế độ sóng mùa đông và chế độ sóng mùa hè. Trong mùa đông sóng chủ yếu
có hướng Đông Bắc - Tây Nam, có chiều cao trung bình là 2,4 m, lớn nhất là 6 m.
Chế độ sóng mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với hướng sóng chủ yếu là Tây
Nam - Đông Bắc, sóng thấp và tương đối ổn định, có chiều cao trung bình từ 0,6 –
2m, lớn nhất là 5m.
I.1.5 Thiên tai
Trong khu vực ít có giông tố và bão, chúng thường chỉ xảy ra vào tháng 1, 7,

8, 9. Cường độ bão từ cấp 9 đến cấp 11, vận tốc gió từ 90 - 120 km/h.
Theo kết quả quan sát nhiều năm, cường độ động đất trong khu vực thường
không vượt quá 6 độ Richter.
I.2 Đặc điểm kinh tế nhân văn
I.2.1 Giao thông vận tải
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở miền Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở
phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với tỉnh Bình Thuận ở phía Đông,
còn phía Nam giáp Biển Đông. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng
ra Biển Đông của các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác
dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản,
phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều
4

kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường
hàng không và là điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Đường bộ đóng vai trò đặc biệt trong nề kinh tế, hệ thống giao thông đường
bộ khá hoàn chỉnh. Cụ thể: quốc lộ 51A (8 làn xe) nối thành phố Hồ Chí Minh với
Vũng Tàu dài gần 50 km đáp ứng được nhu cầu vận tải từ các khu vực khác nhau.
Trong những năm tới sẽ có đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (6 làn xe) song
song với quốc lộ 51A.
Đường thuỷ: mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa vốn được hình thành
từ các hệ thống kênh rạch tự nhiên được mở rộng, khơi sâu và đào thêm các kênh
ngang nối liền các dòng sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, Cửu Long và các
con sông đổ ra Biển Đông, vừa nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp vừa là tuyến
giao thông kết nối giữa các vùng. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có
những cảng biển lớn như cảng Vũng Tàu, cảng Sài Gòn. Trong đó cảng biển Sài
Gòn là cảng biển lớn nhất trong vùng với 100.000 m² kho và 325.000 m² bãi chứa
hàng.
Đường hàng không: ngành hàng không trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam cũng phát triển nhanh chóng, trong đó đáng kể nhất là sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh. Sân bay này nằm cách trung tâm thành phố
7km tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và khai thác dầu
khí nói riêng. Ngoài ra còn có sân bay Vũng Tàu là sân bay có thể tiếp nhận các loại
máy bay lớn nhỏ. Hiện nay sân bay đang được bộ quốc phòng quản lý các chuyến
bay trực thăng phục vụ các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Trong tương lai, sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km.
Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo
quy hoạch đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng
1.435 m sẽ được xây dựng nối thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
I.2.2 Điện năng, thông tin liên lạc, nguồn nước
Điện năng: Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm
40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần
10.000 MW của cả nước).
Thông tin liên lạc: Cùng với tiến bộ của công nghệ khoa học mạng lưới
thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa bàn. Thành phố vẫn
tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu
điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho
5

nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ
sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên
lạc không dây của Vinaphone, Mobiphone, Viettel, S-phone phủ sóng khắp Thành
Phố, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân
Thành Phố. Ngoài ra dịch vụ Internet cùng với dịch vụ truyền hình Cáp có mặt tại
khắp nơi trong thành phố. Bộ đàm được trang bị rất nhiều cho các tàu biển, và
chúng được bán ở hầu hết các cửa hàng điện tử có mặt tại thành phố.
Nguồn nước: Nguồn nước ngọt hiện nay của nước ta đang dần bị ô nhiễm
nặng và đang được sử dụng bất hợp lý, ở Vũng Tàu cũng không trách khỏi tình

trạng trên. Hiện nay khu vực sông Chà Và đang chịu ô nhiễm môi trường nặng nề từ
2 phía: Phía thượng nguồn chịu ảnh hưởng của việc xả thải từ các cơ sở chế biến hải
sản trên địa bàn xã Tân Hải, điển hình là tại cống xả thải số 6 ra sông Chà Và bốc
mùi hôi thối nồng nặc, nước nhuốm màu đen ngòm. Phía hạ nguồn là một số cơ sở
khai thác cát quá mức quy định về tần số, độ sâu khai thác dẫn đến xáo trộn nguồn
nước gây ô nhiễm môi trường.
Mỗi năm, thành phố Vũng Tàu đón hàng triệu lượt khách du lịch. Để phục
vụ nhu cầu tắm biển, ăn uống, nghỉ ngơi của du khách, mỗi năm các nhà hàng,
khách sạn, bãi tắm trên địa bàn xả thải ra môi trường hàng trăm ngàn khối nước thải
chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn. Đây là nguy cơ chính gây ô nhiễm.
Tại buổi tọa đàm tìm giải pháp xử lý nước trong hoạt động du lịch do hiệp
hội du lịch tỉnh phối hợp với hội nước sạch và môi trường tỉnh tổ chức mới đây,
nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng, thành phố Vũng Tàu cần sớm quy hoạch xây
dựng hệ thống xử lý nước thải cho các nhà hàng, khách sạn khu vực ven biển thành
hai cụm: cụm Bãi Trước và cụm Bãi Sau.
I.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
Vị trí kinh tế: là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Vũng Tàu được trung ương xác định là cửa ngõ của vùng với nhiều tiềm năng
phong phú. Vị trí địa lý thuận lợi cộng với sự ưu đãi của thiên nhiên, vùng đã trở
thành một trong các vùng kinh tế lớn của cả nước, hướng mạnh về xuất khẩu và tiếp
cận tham gia hội nhập quốc tế từ rất sớm, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh
và các tỉnh phía Nam. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Đây
6

là cơ cấu kinh tế hợp lý được giữ vững trong thời gian qua, riêng ngành công nghiệp
chiếm tỷ trọng 75-80% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
Đặc điểm dân cư: tính đến năm 2011, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có gần
1.027.200 người, mật độ dân số trung bình khoảng 516 người/km². Trên địa bàn
toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài sinh sống, trong đó người kinh là đông

nhất. Dân số trẻ, khoảng 51,3% dưới 20 tuổi, 22% trên 35 tuổi. Đây là thành phố
du lịch nên dân cư rất đa dạng và tương đối phức tạp. Một phần ba dân số là dân
bản xứ, còn lại là dân miền Bắc di cư vào. Đây là nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng
cho quá trình xây dựng, phát triển công trình công nghiệp và dầu khí.
Đời sống văn hoá xã hội: cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề an ninh xã
hội trong vùng cũng đạt được những bước tiến đáng kể. Những thành phố trẻ nhanh
chóng trở thành đầu mối phát triển thương mại, dịch vụ, tài chính, xúc tiến đầu tư
công nghiệp và là những trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, giáo dục của các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tính đến
thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 254 trường học trong
đó: trung học phổ thông có 27 trường, trung học cơ sở có 78 trường, tiểu học có 144
trường, trung học có 4 trường, có 1 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 125
trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, góp phần giảm thiểu nạn mù
chữ trong địa bàn tỉnh
.

Đời sống kinh tế: Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,78%. Công
nghiệp - xây dựng chiếm 64,3% (giảm 0,26% so với năm 2005); thương mại - dịch
vụ chiếm 31,2% (tăng 3,48% so với năm 2005), nông nghiệp chiếm 4,5% (giảm
3,22% so với năm 2005).
Y tế: theo thống kê Y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng
khám đa khoa khu vực và 82 trạn y tế phường xã, với 1.444 giường bệnh và 478 bác
sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh.
I.3 Các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với công tác tìm kiếm, thăm dò và
khai thác dầu khí
I.3.1 Thuận lợi
Đặc điểm khí hậu của khu vực được chia làm hai màu rõ rệt, vào mùa khô
thời tiết tương đối ổn định và ít có gió bão xảy ra thuận lợi cho công tác tìm kiếm,

thăm dò và khai thác dầu khí.
7

Vũng Tàu nằm trên giao điểm nối Miền Đông và miền Tây Nam Bộ, có hệ
thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không phát triển thuận lợi
cho công tác vận tải các trang thiết bị cũng như nhân công phục vụ cho tìm kiếm,
thăm dò và khai thác dầu khí cũng như các ngành nghề khác.
Vũng tàu là một thành phố với ba mặt giáp biển nên thuận lợi trong giao
thương với các khu vực khác trong nước và trên thế giới, đặc biệt là dầu khí sau khi
khai thác thường được vận chuyển bằng tàu. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho tàu
bè các nước tham gia buôn bán dầu khí.
Trong đó thành phố Vũng Tàu có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông
về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn
khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Các yếu tố kinh tế, du lịch, y tế đáp ứng được nhu cầu cho cán bộ công tác về
dầu khí giúp họ yên tâm công tác tốt.
I.3.2 Khó khăn
Từ tháng 5 đến tháng 10 là vào mùa mưa nên gây khó khăn cho công tác tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Bão lũ bất ngờ xảy ra gây khó khăn cho các tàu
thuyền ngoài khơi cũng như các công trình dầu khí ngoài khơi. Mùa khô cũng cần để ý
đến gió mùa thổi mạnh, gió mùa Đông Bắc - Tây Nam thổi theo hai chiều ngược nhau
trong hai mùa cũng gây trở ngại cho việc khai thác Dầu khí. Do có ba mặt giáp biển
nên khi gặp thảm họa thiên nhiên thì thiệt hại là vô cùng to lớn.
8

II. Lịch sử tìm kiếm thăm dò
Lô X nằm về phía Tây Nam bể Cửu Long, ngoài khơi Việt Nam với diện tích
khoảng 2.790 km², phía Bắc giáp lô 16-1, phía Nam giáp lô 17, phía Đông giáp lô
09-1, phía Tây giáp đường bờ biển, chiều sâu mực nước biển từ 20-50m. Cấu tạo A
nằm ở phía Đông Bắc lô, cách thành phố Vũng Tàu 120 km về phía Đông. Lịch sử

tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long nói chung và Lô X nói riêng gắn liền với
lịch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của thềm lục địa Nam Việt Nam. Căn cứ vào quy
mô, mốc lịch sử và kết quả thăm dò, lịch sử tìm kiếm thăm dò Lô X được chia ra
làm 3 giai đoạn:

Hình I.2. Bản dồ vị trí của Lô X.
(Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam)
II.1 Giai đoạn trước năm 1987
Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực bằng các phương pháp như từ,
trọng lực và địa chấn nhằm phân chia lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu và ký hợp
đồng dầu khí.
Năm 1974, công ty Mobil đã thu nổ 3.316 km địa chấn 2D mạng lưới 4×4km
ở phía Tây của lô. Sau đó công ty Geco (Na Uy) thu nổ 1.731 km địa chấn 2D trên
cùng khu vực vào năm 1978. Năm 1984, xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP)
mua lại một số dữ liệu địa chấn 2D và tiếp tục thu nổ 639 km địa chấn 2D mạng
Lô X
9

lưới 2×2km về phía Đông của lô. Năm 1987, xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đã
tiến thành thu nổ địa chấn 2D mạng lưới 1×1km trên cấu tạo BV, TĐ.
II.2 Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004
Vào cuối năm 1988 đầu năm 1989, trên cơ sở tài liệu địa chấn 2D,
Vietsopetro khoan 2 giếng khoan thẳng đứng TĐ - 1X trên cấu tạo TĐ và BĐ - 1X
trên cấu tạo BĐ. Giếng khoan TĐ - 1X khoan vào móng kết tinh tại độ sâu 3.348
mMD và có tổng chiều sâu là 3427 mMD. Tiến hành thử vỉa DST tại 5 vị trí trong
Miocen muộn, Oligocen và móng, trong đó chỉ có DST#1 trong tầng móng phong
hoá cho dòng 44 thùng dầu/ngày đêm ở khoảng độ sâu 3.335 - 3.360 mMD, còn
các khoảng thử DST khác trong Miocen muộn và Oligocen không cho dòng mà chỉ
cho nước (70 - 202 thùng nước/ngày đêm) hoặc là không cho dòng. Giếng khoan
BĐ - 1X khoan tới độ sâu 4.200 mMD, chưa vào móng kết tinh, gặp hơn 100 m đá

phun trào trong tầng Oligocen. Tiến hành thử vỉa DST tại 6 vị trí trong Oligocen và
Miocen muộn, trong đó DST#4 cho dòng dầu 90 thùng dầu/ngày đêm và 18.000 ft³
khí/ngày đêm tại độ sâu 2.981 - 3.029 mMD, các DST khác không cho dòng hoặc
dòng yếu. Hai giếng này cùng được đóng và huỷ giếng.
Ngày 27/04/2000, hợp đồng dầu khí cho lô X được ký kết giữa công ty
Cocono (40%), Korea National Oil Corporation (KNOC) (30%) và PVSC (30%)
với cam kết thực hiện 250 km² địa chấn 3D và khoan 2 giếng thăm dò trong vòng
36 tháng của pha thăm dò thứ nhất
Vào quý II năm 2000, qua thu nổ và xử lý với phương pháp dịch chuyển thời
gian trước cộng (PSTM) khoảng 716 km² địa chấn 3D, bao phủ phần trung tâm của
lô và tái xử lý 1.400 km tài liệu địa chấn 2D cũ, 2 cấu tạo chính trong móng được
lưạ chọn để minh giải và xây dựng bản đồ là BG và BV.
Vào quý IV năm 2001, giếng khoan BG - 1X được khoan tại cấu tạo BG với
mục đích tìm kiếm tích tụ hydrocacbon trong đá móng nứt nẻ. Giếng khoan gặp
móng ở độ sâu 3.334 mMD, tổng chiều sâu 4842 mMD (có 1500 m trong móng).
Tiến hành thử vỉa DST tại 2 vị trí trong móng và trong Oligocen trên nhưng không
có dòng. Giếng khoan được đóng và huỷ giếng. Nguyên nhân không có dầu trong
móng theo công ty Cocono là do không có tầng chắn, trong khi đó ở Oligocen trên
là do bẫy không kín do hoạt động của đứt gãy sau này
Vào năm 2002, việc tái xử lý tài liệu địa chấn 3D đã được xử lý bằng
phương pháp dịch chuyển độ sâu trước cộng (PSDM) được thực hiện nhằm làm
sáng tỏ cấu trúc móng cũng như hình thái đứt gãy, phân loại cấu tạo, đánh giá triển
10

vọng của lô. Trên cơ sở đó, cùng với việc có sẵn giàn khoan cho giếng khoan thăm
dò thứ hai, pha thăm dò thứ nhất được gia hạn đến 30/4/2004.
Vào quý I năm 2004, giếng khoan BV - 1Xđược khoan trên cấu tạo BV với
đối tượng chính là Miocen dưới (tập BI), Oligocen trên (tập C, D) và Oligocen dưới
(tập E). Giếng khoan đạt đến độ sâu 3.200 mMD, vào móng 10 m, không có biểu
hiện dầu khí trong Miocen nên không thử vỉa. Giếng khoan này được đóng và huỷ

giếng. Do kết quả kém trong 2 giếng khoan thăm dò, cùng với triển vọng thấp trong
những cấu tạo còn lại, công ty Cocono và cổ đông quyết định hoàn trả lại toàn bộ lô
X.
II.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến nay
Từ ngày 12/12/2007, công ty dầu khí PQPOC là nhà điều hành lô đại diện
cho các đối tác là: Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (45%), NOEX (40%),
xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro (15%).
Tháng 8/2008, PQPOC thực hiện khảo sát lại 691 km² địa chấn 3D để đánh
giá lại tiềm năng dầu khí trong tầng Oligocen, Miocen trên và đá móng ở phần phía
Đông lô X. Dữ liệu này được xử lý bằng phương pháp dịch chuyển thời gian trước
cộng (PSTM) do trung tâm CGG Veritas xử lý.
Quý II năm 2009, dữ liệu địa chấn 3D cũ ở vùng ở vùng trung tâm lô X được
xử lý lại bằng phương pháp dịch chuyển độ sâu trước cộng (PSDM) tại trung tâm
xử lý CGG Veritas (singapore) và CBM (hình 3)
Trong năm 2009, dựa vào minh giải tài liệu địa chấn 3D xử lý bằng phương
pháp dịch chuyển độ sâu trước cộng (PSDM) ở phía Đông lô X, PQPOC đã khoan
giếng khoan thăm dò A - 1X trên cấu tạo A. Tiến hành thử vỉa DST tại 3 vị trí
trong Oligocen trên (tập C) và Miocen dưới (tập BI). Thử vỉa DST #1 ở khoảng
4510 m MD/4300mTVD cho 1 triệu ft³ khí/ngày đêm và 130 thùng dầu/ngày đêm.
Các DST còn lại đánh giá năng suất tại cát kết Mioxen dưới nhưng không thấy
dòng.
Năm 2010, PQPOC tiếp tục khoan giếng khoan thăm dò HMX - 1X và tiến
hành thử vỉa DST tại 2 vị trí. Thử vỉa DST#1 ở tầng đá móng ở độ sâu 3.916 -
4.454 mMD không cho dòng. Thử vỉa DST#2 ở phần trên của tập D (3.458 - 3.493
mMD) cho dòng 250.000 ft³ khí/ ngày đêm và sau khi vỡ vỉa thuỷ lực gọi là
DST#2A cho dòng 12 triệu ft³ khí/ ngày đêm và 1200 thùng condensat/ngày đêm.
11

Từ các tài liệu phân tích mẫu thạch học, địa hoá, cổ sinh, phân tích mẫu, tài
liệu logging, thử vỉa DST cho thấy các giếng khoan đều cho dòng nhưng trữ lượng

nhỏ. Đối tượng quan tâm nghiên cứu là móng, Oligocen và Miocen.

Hình I.3. Sơ đồ các tuyến địa chấn của Lô X.
(
Tài liệu PVEP
)
12

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT LÔ X

II.1 Địa tầng Lô X
Căn cứ vào sự gián đoạn địa tầng (bất chỉnh hợp) người ta phân chia địa tầng
lô X theo thứ tự từ già đến trẻ (xem Hình II.1).
II.1.1 Móng trước Kainozoi
Nóc móng gặp từ độ sâu 3.190m đến 8.000m. Đá móng bao gồm granit
phong hóa ở phần trên và granit, granodiorit, quartz monzonit, microgranodiorit ở
phần dưới. Do quá trình hoạt động thủy nhiệt dưới sâu, đá cũng bị biến đổi ở những
mức độ khác nhau, tùy thuộc khu vực, chiều sâu và mật độ nứt nẻ…
Granit bị biến đổi trung bình đến mạnh, càng xuống dưới càng ít bị biến đổi.
Màu sắc từ xám nhạt đến xám oliu, độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung
bình đến rất thô. Thành phần gồm chủ yếu thạch anh (15 - 25%), K-feldspar (25 -
40%), plagioclas (24 - 40%) và kaolinit (15 - 20%), ngoài ra còn có chlorit, biotit,
calcite, pyrit, hornblend và epidot.
Granodiorit bị biến đổi trung bình đến mạnh. Màu sắc từ xám nhạt, trung
bình đến xám oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt thô đến rất thô. Thành
phần gồm chủ yếu thạch anh (10 - 25%), K-feldspar (20 - 30%), plagioclase (30 -
45%), biotit (10%) và kaolinit (10 - 15%), ngoài ra còn có chlorit, calcite, pyrit,
amphibol, hornblend, pyrocen và epidot.
Quartz monzonit bị biến đổi trung bình. Màu sắc từ xám nhạt, trung bình đến
xám oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung bình đến thô. Thành phần

gồm chủ yếu thạch anh (10 - 15%), K-feldspar (30 - 40%), plagioclase (35 - 45%),
biotit (5 - 10%) và kaolinit (10 - 15%), ngoài ra còn có calcite, pyrit, zeolit,
amphibol, pyrocen và epidot.
Micro granodiorit bị biến đổi mạnh. Màu sắc từ xám nhạt, trung bình đến
xám oliu. Độ cứng từ trung bình đến rất cứng, hạt trung bình. Thành phần gồm chủ
yếu thạch anh (15 - 25%), K-feldspar (25 - 35%), plagioclase (40 - 45%), biotit (5 -
10%) và kaolinit (5 - 10%), ngoài ra còn có chlorit, pyrit, amphibol, hornblend,
pyrocen, sphen và epidot.

13

HỆ THỐ
NG
DẦU KHÍ
GIỚI
HỆ
THỐNG
PHỤ THỐNG
HỆ TẦNG
PHỤ HỆ TẦNG
RANH GIỚI
ĐỊA CHẤT
THẠCH HỌC
ĐỘ DÀY (m)
MÔ TẢ THẠCH
HỌC
MÔI TRƯỜNG
LÁNG ĐỌNG
Sinh
Chứa

Chắn
ĐỆ
TỨ


PLIOCEN


BIỂN
ĐÔNG

A
670-700
Cát kết hạt vừa xen kẹp vớ
i
các lớp bột kết, sét kế
t màu
xám và đá vôi
Biển nông
trên
ĐỒNG NAI

BIII

550 - 650
Cát kết hạt mịn xen kẹp vớ
i
các lớp sét kế
t màu nâu và
các thấu kính than/lignit

Đầm lầy, đồng bằng
ven bờ
Giữa
CÔN SƠN

BII
500-600
Cát kết hạt vừa xen kẹp vớ
i
các lớp sét kế
t màu xám, các
lớp bột kết mỏ
ng màu nâu và
than
Môi trường
sông



NEOGEN
MIOCEN
Dưới
BẠCH HỔ

BI
400-1900
-Sét kêt giàu VCHC xen kẹ
p
với cát kết hạt mịn và bột kế
t

màu nâu

-Cát kết xen kẹp với sét kế
t,
bột kết và các lớ
p đá phun
trào
Môi trường
chuyển tiếp

Trên
C
200-
800
Sét kết màu nâu xám xen kẹ
p
với cát kết, bột kết và rấ
t ít
đá vôi

Giữa
D
300-1200
Sét kế
t giàu VCHC màu xám
nâu xen kẹp với cát kế
t arkos
hạt mịn, bột kết và đá vôi rấ
t
mỏng và đá phun trào

trên
TRÀ TÂN
Dưới
E
300-600
Sét kết giàu vật chất hữu

màu nâu đen xen kẹp lớ
p
mỏng bột kết và cát kết
Hồ, đầm lầy và đồng bằng bồi
tích sông

KAINOZOI
PALEOGEN
OLIGOCEN
Dưới
TRÀ



400-
1700
Chủ yếu là sét kế
t màu nâu
đen


TRƯỚC KAINOZOI


Phầ
n trên là Ganit phong hoá
và phần dướ
i là các đá
Granit,
Granodiorit, Quartz,
microgranodiorit




Hình II.1. Cột địa tầng tổng hợp Lô X.
(Tài liệu PVEP)

14

II.1.2 Trầm tích Kainozoi
II.1.2.1 Thống Oligocen
Hệ tầng Trà Cú (E
3
1
- tc)
Hệ tầng Trà Cú tuổi Eo-Oligocen sớm (dày 400 - 650m) chưa có giếng
khoan nào trong Lô X bắt gặp trầm tích tập này. Nó có thể gồm chủ yếu là sét kết
màu nâu đen.
Hệ tầng Trà Tân (E
3
3
- tt)
Hệ tầng Trà Tân tuổi Oligocen muộn, phủ bất chỉnh hợp trên móng trước

Kainozoi. Hệ tầng này bao gồm: Trà Tân dưới, Trà Tân giữa và Trà Tân trên. Nhìn
chung, phức hệ sinh địa tầng được phát hiện trong trầm tích hệ tầng Trà Tân khá
đơn giản, chỉ phong phú bào tử phấn hoa thuộc đới florschuetzia trilobata. Vì hóa
đá rất hiếm gặp còn tảo vôi thì vắng hoàn toàn. Trầm tích hệ tầng Trà Tân chủ yếu
được thành tạo trong môi trường hồ - đầm lầy và đồng bằng bồi tích sông.
Phụ hệ tầng Trà Tân dưới, tập E (200 - 400m) bao gồm sét kết xen kẹp với
một ít bột kết, cát kết. Sét kết màu nâu đen, giàu vật chất hữu cơ, hơi mềm, thường
bị carbonat hóa (có những mạch hay lớp mỏng calcit), vài chỗ được xếp vào sét vôi.
Bột kết màu xám vàng đến xám nâu, hơi mềm, dạng khối đến dạng tấm, đôi chỗ bị
sét hóa (kaolinit), xi măng dolomit, calcit, ngoài ra còn có pyrit, mica và chlorit.
Phụ hệ tầng Trà Tân giữa, tập D (300 - 1.200m) bao gồm sét kết xen kẹp với
cát kết, bột kết và đá vôi rất mỏng. Sét kết có màu nâu vàng, mềm, dạng khối, tấm
đến phân phiến, càng xuống dưới kích thước càng giảm, hàm lượng carbonat tăng
lên. Sét kết thường là kaolinit, có màu xám oliu nhạt đến xám oliu, đôi khi xám
xanh đậm, mềm, nén ép nhẹ, dạng khối, tấm đến phân phiến. Cát kết Arkos có màu
xám vàng, bở rời, kích thước từ rất mịn đến mịn, đôi khi trung bình, bán góc cạnh
đến bán tròn cạnh, bán cầu đến cầu, chọn lọc kém đến trung bình, thành phần chủ
yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, xi măng và matrix chủ yếu là sét và carbonat,
độ rỗng khá đến tốt. Bột kết màu xám nhạt đến xám vàng, cứng, dễ vỡ, phân bố
dạng khối, tấm và phân phiến, kích thước từ sét đến cát mịn, bị carbonat hóa, ít
chlorit, calcit và pyrit.
Phụ hệ tầng Trà Tân trên, tập C (200 - 800m) bao gồm sét kết, xen kẹp với
cát kết, bột kết và rất ít đá vôi. Sét kết có màu nâu, lốm đốm nâu, mềm đến tương
đối cứng, dạng khối, tấm, đôi khi phân phiến, dễ hòa tan, giòn, đôi khi kích thước
lên đến bột kết hoặc cát kết rất mịn, không hoặc carbonat hóa nhẹ. Sét kết thường là
màu trắng, xám xanh đến xám oliu, tương đối cứng, dạng khối, tấm đến phân phiến,
15

đôi khi kích thước lên đến bột kết hoặc cát kết rất mịn, có vết của mica, pyrit và
carbonat hóa nhẹ. Cát kết trong suốt, trong mờ, trong đục, bở rời, kích thước từ mịn

đến thô, đôi khi rất thô, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu đến cầu, chọn lọc kém
đến trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspar, mảnh đá, xi măng và
matrix chủ yếu là sét và carbonat, độ rỗng kém. Sét kết màu vàng cam đến nâu đỏ,
vô định hình đến dạng khối, hiếm khi phân phiến, dễ hòa tan, dính, mềm đến tương
đối cứng, có vết của mica, carbonat. Đá vôi có màu trắng đục, xám sang đến xám
vàng, độ cứng trung bình đến, giòn, dễ vỡ, vi tinh đến tinh thể.
II.1.2.2 Thống Miocen
Hệ tầng Bạch Hổ (N
1
1
- bh)
Trầm tích hệ tầng Bạch Hổ tuổi Miocen sớm (tập BI) dày 400 - 1.900 m.
Trầm tích của hệ tầng này đặc trưng bởi sự xen kẽ của các lớp cát kết (chủ yếu), bột
kết và sét kết được thành tạo chủ yếu trong những môi trường chuyển tiếp từ đồng
bằng bồi tích sông cho đến đới ven biển. Cát kết màu xám nhạt đến trung bình,
trong suốt đến trong mờ, đục, kích thước từ mịn đến trung bình, đôi khi thô, hiếm
khi rất thô, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu, chọn lọc kém đến trung bình, độ
rỗng kém. Sét kết có màu sắc thay đổi từ xám xanh nhạt, xám sáng đến xám oliu, vô
định hình đến dạng khối, phân phiến, độ cứng trung bình, dính, đôi khi kích thước
tăng lên đến bột kết và cát kết mịn hạt. Sét kết màu nâu đỏ, cam, vô định hình đến
khối, mềm đến cứng, dễ hòa tan, dính, đôi khi kích thước tăng lên đến bột kết và cát
kết hạt mịn. Bột kết màu xám nâu đến nâu vàng đậm, mềm đến cứng, dễ hòa tan,
dính, dễ phân tán, có vết của mica, pyrite. Trong mặt cắt hệ tầng đã gặp những hoá
thạch bào tử phấn: F.levipoli, Magnastriaties, Pinuspollenites, Alnipollenites và ít
vi cổ sinh Synedrafondaena. Đặc biệt trong phần trên của mặt cắt hệ tầng này, tập
sét màu xám lục gặp khá phổ biến hoá thạch đặc trưng nhóm Rotalia: Orbulina
universa, Ammonia sp.
Hệ tầng Côn Sơn (N
1
2

- cs)
Trầm tích hệ tầng Côn Sơn (tập BII) có tuổi Miocen giữa dày 500 - 600 m.
Trầm tích của hệ tầng này bao gồm chủ yếu cát kết, sét kết một ít bột kết và than.
Cát kết màu xám trắng, xám nhạt đến trung bình có những đốm đỏ, xanh đậm, trong
suốt đến trong mờ, kích thước từ mịn đến thô, đôi khi rất thô, bán góc cạnh đến bán
tròn cạnh, bán cầu, chọn lọc kém đến trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh,
feldspar, mảnh đá, ít muscovit, pyrit, calcit, ximăng và matrix chủ yếu là sét. Sét kết
có màu sắc thay đổi từ xám xanh nhạt, xám oliu nhạt đến xám trắng, vô định hình
16

đến dạng khối, mềm đến hơi mềm, dính, ít hòa tan, đôi khi chứa mảnh vỡ vỏ sò,
mảnh muscovit. Sét kết màu nâu đỏ, nâu vàng, nâu cam, mềm đến hơi mềm, dính,
vô định hình đến dạng khối, có những đốm của carbonat. Trầm tích hệ tầng được
thành tạo trong môi trường sông (aluvi). Trong mặt cắt hệ tầng gặp phổ biến các
bào tử phấn: F.Meridionalis, Plorschuetzia levipoli, Acrostichum, Compositea,… và
các trùng lỗ, rong tảo.
Hệ tầng Đồng Nai (N
1
3
- đn)
Trầm tích hệ tầng Đồng Nai (tập BIII) có tuổi Miocen muộn dày 500 - 650m,
phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích hệ tầng Côn Sơn. Trầm tích hệ tầng bao gồm chủ
yếu cát kết, sét kết và than/lignit. Cát kết màu xám trắng, lốm đốm nâu đỏ và xanh
lá, gắn kết yếu, kích thước từ rất mịn đến mịn, góc cạnh đến bán tròn cạnh, bán cầu
đến bán kéo dài, chọn lọc trung bình, thành phần chủ yếu là thạch anh, feldspar,
mảnh đá hạt trung bình, vết mica, pyrit, ximăng và matrix chủ yếu là sét, ít
carbonat. Sét kết màu nâu đỏ, nâu vàng, nâu cam, mềm, dính, vô định hình đôi khi
dạng khối, ít hòa tan, phân tán thành từng phần nhỏ. Sét kết có màu sắc thay đổi từ
xám xanh nhạt, xám oliu nhạt đến xám trắng, vô định hình đến dạng khối, mềm,
dính, ít hòa tan, phân tán thành từng phần nhỏ, đôi khi chứa mảnh vỡ vỏ sò.

Than/lignit có màu đen, ánh thủy tinh, dạng khối, kéo dài, phân phiến, dễ vỡ. Trầm
tích hệ tầng Đồng Nai thành tạo chủ yếu trong môi trường đầm lầy - đồng bằng ven
bờ. Trong mặt cắt hệ tầng gặp phong phú bào tử và Nannoplakton: Stenoclaena
Palustris Carya, Florschuetzia Meridionalis, nghèo hoá đá foraminifera.
II.1.2.3 Thống Pliocen – Đệ Tứ - Hệ tầng Biển Đông (N
2
– Q - bđ)
Trầm tích hệ tầng Biển Đông (tập A) dày 670 - 700 m, phủ bất chỉnh hợp
trên trầm tích hệ tầng Đồng Nai. Trầm tích hệ tầng này được đặc trưng bởi sự phổ
biến của các lớp đá vôi nằm xen với những lớp cát kết và sét kết, gần đáy của hệ
tầng có vài lớp than mỏng. Suốt mặt cắt trầm tích chứa phong phú hóa đá, có nơi
tồn tại các dải dày đặc vỏ sò. Môi trường trầm tích - biển nông là chủ yếu. Cát kết
gắn kết rất yếu, thường thấy trong các mẫu mùn khoan ở dạng những hạt vụn rời
rạc, có màu xám nâu sáng đến xám xanh lục, đôi khi vàng nhạt hoặc xám. Hạt vụn
có kích thước rất khác nhau, từ cỡ hạt rất mịn đến cỡ hạt sạn, nhưng chủ yếu là hạt
thô đến rất thô. Hạt bán góc cạnh đến bán tròn cạnh. Độ chọn lọc kém đến trung
bình. Các hạt thạch anh trong suốt đến trong mờ. Cát kết chứa nhiều hoá đá của cả
sinh vật bám đáy và cả sinh vật trôi nổi như: planispiral, conical, planktonic
foraminifera, các mảnh mollusca, gastropoda, bryozoa. Đôi khi có cát kết hạt rất

×