Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 95 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT




LÊ THANH SƠN





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP






NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO A
LÔ 102 BỂ SÔNG HỒNG







HÀ NỘI – THÁNG 6/2014








BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT




LÊ THANH SƠN






ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU
KHÍ VÀ THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM TRÊN CẤU TẠO A
LÔ 102 BỂ SÔNG HỒNG


Cán bộ hướng dẫn

Cán bộ phản biện


ThS. Trần Thị Oanh
Bộ môn địa chất dầu khí


TS. Nguyễn Thị Minh Hồng
Bộ môn địa chất dầu khí


KS. Nguyễn Sơn Du
PVEP


HÀ NỘI – THÁNG 6/2014


MỞ ĐẦU
Dầu khí đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về mọi mặt của cuộc
sống. Hàng năm ngành công nghiệp dầu khí đă đóng góp nhiều tỷ USD vào ngân sách
nhà nước. Dầu khí vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn nguyên liệu quan trọng đối
với nhiều ngành kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu sửa dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên của con ngường ngày một tăng cao, nhưng trữ lượng dầu khí thì có hạn,
vì vậy việc khai thác tối ưu nguồn tài nguyên như giá này là một vấn đề luôn được
quan tâm.
Các kết quả của công tác nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã
xác định được các bể trầm tích có triển vọng dầu khí: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu
Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và
Hoàng Sa… Do đặc điểm hình thành và phát triển riêng của từng bể nên chúng có

đặc điểm cấu trúc, địa tầng cũng như hệ thống dầu khí khác nhau. Vì vậy, tiềm năng
dầu khí của mỗi bể là khác nhau. Trong số các bể trầm tích kể trên thì bể trầm tích
Sông Hồng có tiềm năng dầu khí lớn. Nhưng việc phát hiện và khai thác dầu khí ở bể
trầm tích này vẫn đang hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu về cấu
trúc địa chất cũng như những nguyên nhân khách quan khác.
Được phép của Ban giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, theo sự
phân công của Bộ môn Địa chất dầu khí - Khoa Dầu khí em đã được đến thực tập tốt
nghiệp tại ban Tìm Kiếm Thăm Dò thuộc Tổng Công Ty Thăm dò và Khai thác Dầu
khí PVEP. Trong quá trình thực tập em đã nghiên cứu, thu thập tài liệu làm đồ án tốt
nghiệp được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp em củng cố hơn những kiến thức
thu được trong quá trình học tập ở Trường.
Sau thời gian thực tập dưới sự giúp đỡ, định hướng nhiệt tình của các thầy, các cô
trong bộ môn Địa chất dầu khí và các anh chị trong PVEP đã lựa chọn đề tài đồ án
tốt nghiệp là ”Nghiên cứu cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng dầu khí và thiết
kế giếng khoan tìm kiếm trên cấu tạo A, thuộc lô 102 bể trầm tích Sông Hồng”. Bố
cục của đồ án bao gồm các phần chính sau:
Mở đầu
Chương I: Khái quát chung về khu vực nghiên cứu
Chương II: Đặc điểm địa chất cấu tạo A
Chương III: Thiết kế giếng khoan tìm kiếm A – 1X trên cấu tạo A.
Kết luận và kiến nghị.
Sau 3 tháng nỗ lực hết mình để hoàn thành đồ án, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới cô giáo ThS. Trần Thị Oanh cùng tập thể các thầy cô giáo trong Bộ môn Địa
Chất Dầu, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất những người trực tiếp hướng dẫn và tạo
điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.


Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới KS. Nguyễn Sơn Du – Ban Tìm Kiếm
Thăm Dò - PVEP và những người giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình thực tập tại đây.

Do hạn chế về mặt chuyên môn cũng như về thời gian nên đồ án tốt nghiệp của em
không tránh khỏi những thiếu sót, vậy rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo
cũng như các bạn để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2014



Lê Thanh Sơn


















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn 2
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn 6
1.1.3. Đánh giá các thuận lợi khó khăn 9
1.2. Lịch sử nghiên cứu bể Sông Hồng và lô 102 10
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1987 10
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay 11
1.2.3. Lịch sử nghiên cứu lô 102 – 106 13
1.3. Địa tầng 16
1.3.1. Móng trước Kainozoi 17
1.3.2. Trầm tích Kainozoi 18
1.3.2.1. Hệ Paleogen 18
1.3.2.2. Hệ Neogen 20
1.3.2.3. Hệ Đệ Tứ 23
1.4. Cấu – Kiến tạo 24
1.4.1. Phân vùng kiến tạo 24
1.4.1.1. Đới Tây Nam 26
1.4.1.2. Đới Trung Tâm 26
1.4.1.3. Đới đơn nghiêng Đông Bắc 27
1.4.2. Các hệ thống đứt gãy 28
1.5. Lịch sử phát triển địa chất bể Sông Hồng 31
1.5.1. Giai đoạn san bằng kiến tạo 31
1.5.2. Giai đoạn đồng tách giãn (Synrift) 31
1.5.3. Giai đoạn sau tách giãn 32
1.5.4. Giai đoạn tạo thềm (Plioxen) 32
1.6. Hệ thống dầu khí 34



1.6.1. Đá sinh 34
1.6.2. Đá chứa 35
1.6.3. Đá chắn 36
1.6.4. Các loại bẫy 37
1.6.5. Di chuyển dầu khí 38
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CẤU TẠO A 41
2.1. Đặc điểm địa chất của cấu tạo A 42
2.1.1. Vị trí cấu tạo A trong khu vực nghiên cứu 42
2.1.2. Địa tầng 42
2.1.2.1. Trầm tích Kainozoi 42
2.2.2.2. Trầm tích Đệ Tứ 43
2.1.2. Đánh giá tiềm năng dầu khí của cấu tạo A 44
2.2. Tính trữ lượng dầu khí cấu tạo A 47
2.2.1. Cơ sở phân cấp trữ lượng 47
2.2.1.1. Phân cấp trữ lượng của Nga (Liên Xô cũ) 47
2.1.1.2. Phân cấp trữ lượng theo các nước phương Tây 48
2.2.2. Các phương pháp tính trữ lượng 48
2.2.3. Đánh giá trữ lượng cấu tạo A 50
2.2.3.1. Công thức tính: 50
2.2.3.2. Biện luận và lựa chọn tham số tính trữ lượng 51
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ GIẾNG KHOAN TÌM KIẾM A-1X TRÊN CẤU TẠO A 55
3.1. Cơ sở địa chất giếng khoan 56
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ của giếng khoan tìm kiếm A-1X 56
3.1.2. Giếng khoan dự kiến thiết kế 56
3.1.3. Dự báo địa tầng 59
3.1.4. Dự kiến nhiệt độ 60
3.1.5. Dự kiến áp suất vỉa 61
3.1.6. Dự kiến khả năng phức tạp có thể gặp khi khoan 63

3.2. Tính toán và thiết kế giếng khoan A-1X 66
3.2.1. Gia cố thành giếng khoan 66
3.2.2. Lập cấu trúc giếng khoan 66
3.2.2.1. Cấu trúc giếng khoan 66


3.2.2.2. Lựa chọn cấu trúc giếng khoan 67
3.2.2.3. Cấu trúc giếng 67
3.2.3. Dung dịch khoan 70
3.2.3.1. Tác dụng của dung dịch khoan 70
3.2.3.2. Tính chất cơ bản của dung dịch khoan 70
3.2.3.3. Lựa chọn mật độ (tỷ trọng) dung dịch khoan 71
3.2.4. Xác định áp suất nứt vỉa 72
3.2.5. Lựa chọn phương pháp khoan 73
3.3. Nghiên cứu địa chất, địa vật lý giếng khoan 77
3.3.1. Nghiên cứu địa chất giếng khoan 77
3.3.1.1. Phương pháp lấy mẫu 77
3.3.1.2. Bảo quản mẫu 79
3.3.2. Nghiên cứu địa vật lý giếng khoan 79
3.4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường 82
3.4.1. Các công tác an toàn lao động 82
3.4.2. Bảo vệ môi trường 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86












DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN

STT
Số hình vẽ
Tên hình vẽ
Trang
1
1.1
Vị trí của bể Sông Hồng
2
2
1.2
Phân vùng cấu trúc địa chất bể Sông Hồng
4
3
1.3
Vị trí lô 102 – 106
5
4
1.4
Mỏ khí Tiền Hải-C trong đới nghịch đảo kiến tạo
Mioxen và mỏ khí D14 ở đới trũng Đông Quan với
khối đứt gãy xoay xéo trong Oligoxen.
13
5

1.5
Cột địa địa tầng tổng hợp khu vực nghiên cứu
16
6
1.6
Bản đồ móng và các đới cấu trúc chính bể Sông
Hồng
25
7
1.7
Các đơn vị cấu trúc khu vực nghiên cứu
30
8
1.8
Đồ thị phân loại nguồn gốc vật chất hữu cơ lô 102-
106 và vùng lân cận
35
9
1.9
Mô hình khái quát hệ thống dầu khí lô 102-106
40
10
2.1
Vị trí cấu tạo A trong khu vực nghiên cứu
46
11
2.2
Bản đồ đẳng sâu tầng U220
54
12

3.1
Vị trí giếng khoan A-1X trên mặt cắt địa chất theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam
57
13
3.2
Vị trí giếng khoan A-1X trên mặt cắt địa chất theo
hướng Tây Nam – Đông Bắc
58
14
3.3
Cấu trúc giếng khoan A – 1X dự kiến
69
15
3.4
Thiết đồ kỹ thuật giếng khoan A-1X
81








DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN

STT
Số hiệu bảng
Tên bảng

Trang
1
2.1
Kết quả tính trữ lượng khí tại chỗ cấu tạo A
53
2
3.1
Bảng dự kiến nhiệt độ của giếng khoan A –
1X theo chiều sâu
61
3
3.2
Hệ số dị thường ở các khoảng độ sâu
62
4
3.3
Bảng dự kiến áp suất của giếng khoan A-1X
theo chiều sâu
63
5
3.4
Tính toán cột ống chống giếng khoan
68
6
3.5
Bảng giá trị dung dịch khoan theo chiều sâu
72
7
3.6
Bảng kết quả áp suất thủy tỉnh và áp suất nứt

vỉa theo các khoảng sâu
73


1









CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU

2

1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
- Vị trí địa lý
Bể Sông Hồng nằm trong khoảng 105
o
30’- 110
o
30’ kinh độ Đông, 14
o
30’ -

21
o
00’ vĩ độ Bắc. Về điạ lý, bể Sông Hồng có một phần nhỏ diện tích nằm trên đất
liền thuộc đồng bằng Sông Hồng, còn phần lớn diện tích thuộc vùng biển Vịnh Bắc
Bộ và biển miền Trung thuộc các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Đây là một bể
có lớp phủ trầm tích Kainozoi dày hơn 14 km, có dạng hình thoi kéo dài gần nửa đất
nước từ miền Bắc vào miền Trung Việt Nam. Dọc rìa phía Tây bể trồi lộ các đá móng
Mesozoi-Paleozoi, phía Đông-Bắc tiếp giáp bể Tây Lôi Châu (Weizou Basin), phía
Đông lộ móng Mesozoi-Paleozoi đảo Hải Nam, Đông-Nam là bể Đông-Nam Hải
Nam (SE Hainan Basin) và bể Hoàng Sa, phía Nam giáp bể trầm tích Phú Khánh
(Hình 1.1).













Hình 1.1. Vị trí của bể Sông Hồng (Theo VPI)
3


Trong tổng số diện tích cả bể khoảng 220.000 km
2

, bể Sông Hồng về phía Việt
Nam chiếm khoảng 126.000 km
2
, trong đó phần đất liền miền võng Hà Nội (MVHN)
và vùng biển nông ven bờ chiếm khoảng hơn 4000 km
2
, còn lại là diện tích ngoài
khơi Vịnh Bắc Bộ và một phần ở biển miền trung Việt Nam.
Bể Sông Hồng rộng lớn, có cấu trúc địa chất phức tạp thay đổi từ đất liền ra
biển theo hướng Đông Bắc Tây Nam và Nam, bao gồm các vùng địa chất khác nhau,
đối tượng Tìm Kiếm Thăm Dò cũng vì thế mà khác nhau. Có thể phân thành ba vùng
địa chất (Hình 1.2) là :
- Vùng Tây Bắc: Bao gồm miền võng Hà Nội và một số lô phía Tây Bắc của Vịnh
Bắc Bộ. Đặc điểm cấu trúc nổi bật của vùng này là cấu trúc uốn nếp phức tạp kèm
nghịch đảo kiến tạo trong Mioxen.
- Vùng trung tâm: Từ lô 107-108 đến lô 114-115 với mực nước biển dao động từ 20-
90 m. Vùng này cũng có cấu trúc đa dạng, phức tạp, nhất là tại phụ bể Huế-Đà Nẵng,
nhưng nhìn chung có móng nghiêng thoải dần vào trung tâm với độ dày trầm tích hơn
14.000 m. Các cấu tạo nói chung có cấu trúc khép kín kế thừa trên móng ở phía Tây,
đến các cấu trúc sét diapir nổi bật ở giữa trung tâm.
- Vùng phía Nam: Từ lô 115 đến lô 121, với mực nước thay đổi từ 30-800 mét nước,
có cấu trúc khác hẳn so với hai vùng nói trên vì có móng nhô cao trên địa luỹ Tri Tôn
tạo thềm Cacbonat và ám tiêu san hô, bên cạnh phía Tây là địa hào Quảng Ngãi và
phía Đông là các bán địa hào Lý Sơn có tuổi Oligoxen.
Lô 102-106 (Hình 1.3) nằm ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc phần phía Bắc
Bể Sông Hồng trên thềm lục địa Bắc Việt Nam, cách thành phố Hải Phòng chừng
70km đến 80km về hướng Đông. Tổng diện tích của lô 102-106 là 14000km
2
, trong
đó diện tích của lô 102 là 4500km

2
và diện tích lô 106 là 9500km
2
, được giới hạn bởi
tọa độ địa lý là: 20
o
– 20
o
40’ vĩ độ Bắc, 106
o
20’ – 108
o
kinh độ Đông.


4


1
2
3
Hình 1.2. Phân vùng cấu trúc địa chất bể Sông Hồng: (1) Vùng Tây Bắc;
(2) Vùng Trung Tâm; (3) Vùng Phía Nam
(Theo Địa chất tài nguyên và dầu khí Việt Nam, năm 2004)
5


Hình 1.3. Vị trí lô 102 – 106 (Theo VPI)



6

- Đặc điểm về khí hậu
Do có vị trí nằm ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và một phần ven biển miền trung
nên vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu vùng cận nhiệt đới. Có thể
chia khí hậu theo 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời gian này ít mưa
không khí lạnh và khô, nhiệt độ khu vực có lúc hạ tới 10
0
C. Biên độ sóng mùa
này không cao, cao nhất cũng chỉ đạt độ cao từ 5m đến 6m. Còn về thủy triều,
trong khu vực chịu sự thay đổi thủy triều có biên độ nằm trong khoảng 30m
đến 40m cá biệt có trường hợp lên đến 45 hoặc 50m.
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài cho đến hệt tháng 9. Trong mùa mưa,
khí hậu diễn biến khá phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến công tác vận tải trên
biển. Vào thời gian này thường có mưa nhiều, độ ẩm cao, lượng mưa trung
bình đạt từ 2000 – 2500 mm, nhiệt độ tương đối cao khoảng 28
0
c – 39
0
C.
Nóng, ẩm mưa nhiều và kèm theo là các trận bão, xoáy lốc với sức gió mạnh.
Ngoài khơi, sức gió có thể tạo thành sóng mạnh có biên độ cao tới 7 - 8m
thậm chí lên đến 10m gần 10m gây nguy hại cho các phương tiện vận tải biển
và đời sống của nhân dân các vùng ven biển.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
- Dân cư
Do chủ yếu nằm trong vùng biển của các tỉnh lớn như Hải Phòng, Thái Bình
và Nam Định…ngoài ra còn liên quan đến các tỉnh, thành phố khác như Quảng Ninh,
Ninh Bình. Bởi vậy đây là khu vực có mật độ dân số cao, ước tính mật độ dân số khu

vực này lên đến 800 người/km
2
cao hơn 3 lần mật độ dân số trung bình của cả nước.
Theo số liệu thống kê năm 1999 thì dân số trong vùng khoảng 20 triệu dân, chiếm
hơn 25% dân số của cả nước.
Nhìn chung, số người thuộc độ tuổi lao động chiếm một tỉ lệ khá cao trong cả
nước (khoảng 70%) và vùng đồng bằng sông hồng chiếm khoảng 30% trong số đó.
Với nguồn nhân lực dồi dào, tuy thuận lợi cho việc tận dụng nguồn nhân lực như thế
nào vào mục đích kinh tế thì vẫn đang là ở dạng tiềm năng lớn, chưa được phát huy.
Điều đó đòi hỏi phải có một hướng đi đúng đắn cho việc phát huy khai thác triệt để
tiềm năng này.

7

- Kinh tế
Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp ở khu vực đồng bằng
Sông Hồng. Các điều kiện về canh tác, thủy lợi đều rất thuận lợi cho việc phát triền
một ngành nông nghiệp đặc biệt là cấy lúa nước. Ngoài cấy lúa nước, dân cư trong
vùng còn phát triển trồng trọt các loại cây trồng công nghiệp và chăn nuôi các loại
gia cầm gia súc. Nhìn chung sản phẩm nông nghiệp làm ra đủ đáp ứng cho nhu cầu
tiêu dung của dân cư trong vùng và có thể xuất khẩu.
Ngành công nghiệp tuy có lực lượng lao động không lớn nhưng nó lại đem lại
thu nhập cao cho nền kinh tế quốc dân. Với cơ chế phát triển nền kinh tế thị trường
đa dạng các thành phần kinh tế và đặc biệt có chế độ đãi ngộ hấp dẫn với các nhà đầu
tư nước ngoài nên ngành kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ cao so
với khu vực. Nhiều năm liền Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP trên 7% đứng thứ
2 ở châu Á chỉ sau Trung Quốc.
Vùng nghiên cứu có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút được nhiều khách
du lịch cả trong và ngoài nước. Cộng với truyền thống văn hóa lâu đời đậm đà bản
sắc dân tộc Việt đã tạo nên một thế mạnh giúp cho ngành du lịch rất phát triển. Bên

cạnh đó, ngành dịch vụ cũng khá phát triển đang từng ngày hòa nhập được với sự
phát triển chung của khu vực và thế giới.
Các lĩnh vực dịch vụ chính như: nhà trọ, nhà nghỉ, bưu điện, ngân hàng,
internet và điện lực đang ngày hoàn thiện hơn. Ngành ngân hang cũng khá phát triển
với chất lượng phục vụ ngày một tốt. Tuy nhiên việc ngân hang có thể tạo ra niềm
tin, thu hút được các nguồn vốn trong xã hội đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước thì vẫn còn đang là vấn đề bỏ ngỏ. Hệ thống bưu điện trong khu vực
cũng khá phát triển. Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam đang phát triển, có thể
đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân trong vùng. Cộng với đó,
dịch vụ Internet phát triển rộng khắp góp phần đa dạng hóa thông tin liên lạc trong
vùng.
- Văn hóa xã hội
Về giáo dục: Dân số trong vùng có trình độ dân trí vào loại cao trong cả nước.
Cho đến nay, gần 100% dân số trong vùng biết đọc biết viết. Khoảng hơn 3 triệu
người có trình độ hết phổ thông và chiếm 1/10 trong số đó có trình độ đại học và cao
đẳng và 1,5/10 có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Như vậy
8

nhìn vào tỷ lệ 1 đại học ứng với 1,5 công nhân kỹ thuật thì ta thấy một bất hợp lí đó
là số người lao động có trình độ đại học dư thừa. Một thực tế là nhiều lao động có
trình độ đại học thất nghiệp lên đến con số báo động (khoảng 90%).
Về y tế: Hệ thống y tế trong vùng tương đối hoàn chỉnh từ trạm y tế cấp xã,
phường cho đến bệnh viện của cấp tỉnh, trung ương. Cán bộ nhân viên y tế cấp xã,
phường cho đến bệnh viện của cấp tỉnh, trung ương. Cán bộ nhân viên y tế có năng
lực, trách nhiệm, đảm bảo việc phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phần lớn
cán bộ y tế có trình độ cao, các bệnh viện lớn với đầy đủ các phương tiện chăm sóc y
tế lại chủ yếu tập trung ở thành thị do vậy dân cư ở những vùng xa trung tâm thì
thường gặp nhiều khó khăn về chăm sóc y tế.
- Giao thông
Hệ thống giao thông trong vùng phát triển một cách đồng đều từ đường bộ,

đường thủy, đường sắt cho đến đường hàng không.
- Đường bộ: Trong vùng có nhiều quốc lộ chính chạy qua, điển hình là quốc lộ
1A và quốc lộ 5A. Quốc lộ 5A nối liền Hà Nội và Hải Phòng có chiều dài
khoảng 102km, đây là tuyến đường được đầu tư công nghệ cũng như trang
thiết bị hiện đại nhất Việt Nam. Quốc lộ 1A chạy qua một số tỉnh và thành phố
như Hà Nội, Hà Nam và đi qua các tỉnh miền Trung.
- Đường thủy: Với mạng lưới sông ngòi dày đặc và đường bờ biển kéo dài nên
vùng có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy. Hệ
thống sông Hồng và sông Thải Bình nước chảy không siết và không có nhiều
ghềnh nên rất thuận tiện cho việc lưu thông qua lại giữa các tỉnh. Vùng biển
có độ sâu lớn cho phát triển cảng biển. Cảng Hải Phòng là một trong những
cảng lớn nhất của cả nước. Nhìn chung khu vực nghiên cứu có hệ thống giao
thông đường lợi để lưu thông với các vùng kinh tế khác trong cả nước cũng
như với nước ngoài.
- Đường sắt: hệ thống đường sắt cũng tương đối phát triển. Từ Hà Nội có thể
đến hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước bằng đường sắt . Ngành đường
sắt đang nỗ lực hết mình nhằm rút ngắn thời gian chay chạy tàu tuyến đường
sắt Bắc - Nam, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhà ga cũng như các dịch vụ trên đều
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
- Đường hàng không: Ngành hàng không Việt Nam còn khá non trẻ và còn chưa
được phát triển so với khu vực và thế giới. Tuy vậy trong vùng cũng có tới 2
sân bay hàng không lớn đó là: sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội và sân bay
9

Cát Bi của thành phố Hải Phòng. Hai sân bay này ngày càng được hoàn thiện
hơn phần nào đáp ứng được cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
1.1.3. Đánh giá các thuận lợi khó khăn
- Thuận lợi
Do dân cư đông, có trình độ dân trí vào loại cao của cả nước, bởi vậy sẽ là
nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện cho việc tìm kiếm và sử dụng nhân lực của

ngành dầu khí. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi như gần bờ, nước biển nông, đáy biển
tương đối bằng phẳng, công việc tìm kiếm thăm dò sẽ thuận lợi hơn vào mùa khô vì
thời gian này ít mưa, không khí lạnh và khô, biên độ sóng mùa này không cao, biển
động nhẹ, với hệ thống giao thông phát triển đồng bộ từ đường bộ đến đường hàng
không rất thuận lợi cho việc vận chuyển, đi lại.
- Khó khăn
Vào mùa mưa, khí hậu diễn biến phức tạp, mưa nhiều, độ ẩm cao, nóng ẩm
nhiệt độ cao, biển động mạnh, kèm thêm các trận bão lốc xoáy với gió mạnh bởi vậy
sẽ nguy hiểm cho con người cũng như các phương tiện vận hành trên biển, ảnh hưởng
không nhỏ đến các công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí.










10

1.2. Lịch sử nghiên cứu bể Sông Hồng và lô 102
Công tác Tìm Kiếm Thăm Dò (TKTD) dầu khí ở bể Sông Hồng đã được tiến
hành từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, nhưng chủ yếu chỉ được thực hiện trên đất
liền và đến năm 1975 đã phát hiện được mỏ khí Tiền Hải C (TH-C). Từ khi có chính
sách đổi mới, nhất là khi có luật đầu tư nước ngoài (1987), bể Sông Hồng được tăng
cường đầu tư và nghiên cứu TKTD cả trên đất liền và phần ngoài khơi với các hợp
đồng phân chia sản phẩm (PSC) và cùng điều hành (JOC). Kết quả đã có thêm một
số phát hiện dầu khí mới cả ở trong đất liền và ở cả ngoài khơi bể Sông Hồng.

Lịch sử nghiên cứu, kết quả tìm kiếm thăm dò và khai thác có thể chia làm hai
giai đoạn chính, giai đoạn trước năm 1987 và từ năm 1988 cho đến nay.
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1987
Giai đoạn này chỉ tập trung khảo sát chủ yếu ở Miền võng Hà Nội, là nơi mở
rộng về phía Tây Bắc của bể Sông Hồng vào đất liền, là vùng được nghiên cứu địa
chất dầu khí ngay từ đầu những năm 60 với sự giúp đỡ về tài chính và công nghệ của
Liên Xô cũ. Hai phương pháp thăm dò đầu tiên là khảo sát từ hàng không (1961-
1963) và trọng lực. Sau đó, trong các năm 1964, 1967, 1970-1973, 1976 và 1980-
1982, 1983-1985 đã tiến hành nghiên cứu trọng lực chi tiết hơn tại một số vùng (phần
Đông Nam dải Khoái Châu-Tiền Hải, Kiến Xương. Tuy vậy, các phương pháp xử lý
tài liệu trước đây chủ yếu là thủ công nên độ chính xác không cao. Các kết quả minh
giải chủ yếu mang tính khu vực, chưa xây dựng được các sơ đồ cấu trúc ở tỷ lệ tương
xứng với mức độ tài liệu đã có.
Tiếp theo là công tác thăm dò điện cấu tạo được thực hiện trong các năm 1964-
1969 trên diện tích 26000 km
2
. Còn ở vùng Tiền Hải, Kiến Xương đã được thử
nghiệm các phương pháp thăm dò điện khác nhau như đo sâu điện, đo sâu từ telua,
dòng telua. Hạn chế chung của các nghiên cứu này là phân bố chủ yếu ở phần trung
tâm miền võng với mật độ khảo sát mang tính khu vực. Đa số tài liệu có chất lượng
thấp, kết quả có độ tin cậy kém. Mặt khác do thiếu số liệu về chiều sâu chuẩn của
móng kết tinh nên việc giải thích tài liệu gặp khó khăn và sơ đồ dựng được có độ tin
cậy không cao.
Với mục đích nghiên cứu cấu trúc khu vực và tìm kiếm các cấu tạo có triển
vọng dầu khí, đồng thời với các phương pháp nghiên cứu địa vật lý nêu trên đã tiến
hành thăm dò địa chấn khúc xạ (1962-1973), phản xạ (1973-1975) và phản xạ điểm
sâu chung (1975 đến nay). Khoảng trên 9000 km tuyến tài liệu địa chấn được thu nổ
11

bằng các trạm máy ghi tương tự (analog) SMOV cũ của Liên Xô trước đây hoặc bằng

các trạm ghi số (digital) SN338B của Pháp để nghiên cứu cấu trúc sâu. Nói chung các
khảo sát địa chấn phản xạ mới tập trung ở khu vực trung tâm Miền Võng Hà Nội, trên
các đơn vị cấu trúc như trũng Đông Quan, trũng Phượng Ngãi, dải nâng Tiền Hải,
Kiến Xương. Còn các vùng rìa Đông Bắc và Tây Nam hầu như không có hoặc có rất
ít tài liệu địa chấn. Hạn chế của loạt tài liệu này là độ sâu nghiên cứu không lớn do
công nghệ thu nổ và xử lý chưa cao, nên chỉ quan sát được các mặt phản xạ từ mặt
bất chỉnh hợp gần nóc Oligoxen trở lên.
Về công tác khoan, từ năm 1967-1968 đã tiến hành khoan 21 lỗ khoan nông,
vẽ bản đồ có chiều sâu từ 30-150m. Từ năm 1962-1974 đã tiến hành khoan 25 giếng
khoan cấu tạo có chiều sâu từ 165-1200m với tổng khối lượng khoảng trên 22000 m
khoan. Kết quả các giếng khoan và tài liệu địa chất thu được đã bước đầu cho thấy
bức tranh cấu trúc và triển vọng dầu khí của MVHN. Từ năm 1970-1985 ở MVHN
đã khoan 42 giếng khoan tìm kiếm thăm dò và khai thác khí có chiều sâu từ khoảng
600-4250m với tổng khối lượng khoảng trên 100 nghìn mét khoan. Trong số 11 diện
tích gồm cấu tạo, bán cấu tạo khép vào đứt gãy, cấu tạo dạng mũi, đới vát nhọn địa
tầng đã khoan tìm kiếm chỉ phát hiện được một mỏ khí nhỏ TH-C vào năm 1975
(Hình 1.4). Do khó khăn về vốn và công nghệ bị hạn chế từ năm 1985 công tác thăm
dò dầu khí tạm ngừng, hoạt động ở đây chỉ duy trì khai thác khí ở mỏ Tiền Hải C.
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành (1987) công tác tìm kiếm thăm
dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam bước vào giai đoạn hoạt động mở rộng và sôi
động trên toàn thềm, trong đó có bể Sông Hồng. Kể từ năm 1988 đến nay đã có nhiều
hợp đồng dầu khí được ký kết để tìm kiếm thăm dò ở bể Sông Hồng.
Sau khi ký hợp đồng các nhà thầu đã tích cực triển khai công tác khảo sát địa
chấn và khoan thăm dò. Ở Miền Võng Hà Nội năm 1994-1997, Công ty Anzoil đã
thực hiện 3 đợt thu nổ địa chấn 2D với khối lượng 2214 km tuyến địa chấn 2D, trong
đó có 813 km tuyến ở vùng nước nông ven bờ. Đồng thời đã xử lý lại 3400 km tuyến
tài liệu địa chấn cũ. Kết quả của các đợt khảo sát sau cùng đã chính xác hoá được cấu
trúc, phát hiện thêm được các cấu tạo mới như B10, D14, K2.
Trên cở sở nghiên cứu các vấn đề kiến tạo, địa tầng, trầm tích, môi trường và

phân tích hệ thống dầu khí, Anzoil đã phân ra 3 đới triển vọng gắn liền với 3 loại bẫy
12

dầu khí cần TKTD như : Đới cấu tạo vòm kèm đứt gãy xoay xéo Oligoxen chủ yếu
phân bố ở trũng Đông Quan; Đới các cấu tạo chôn vùi với đá cacbonat hang hốc và
nứt nẻ phân bố ở rìa Đông Bắc MVHN; Đới cấu tạo nghịch đảo Mioxen phân bố ở
trung tâm và Đông Nam MVHN (trước đây thường được gọi là các đới nâng Khoái
Châu/Tiền Hải/Kiến Xương. Các giếng khoan đã được Anzoil tiến hành khoan từ
1996-1999: 7 trong số 8 giếng đã có dấu hiệu tốt đến rất tốt, có một phát hiện khí
(D14-1X) và một phát hiện dầu (B10-1X).
Năm 1995, Công ty Thăm dò-Khai thác (PVEP) đã thu nổ 1.877 km tuyến
(năm 1995) và đã phát hiện ra 5 cấu tạo có liên quan tới diapir sét và ám tiêu san hô
có triển vọng dầu khí ở lô 113, sau đó năm 1996 PVEP lại tiếp tục thu nổ 3.084 km
tuyến địa chấn trên vùng các lô 108 đến 110. Từ năm 1998-2003 Công ty Đầu tư Phát
triển Dầu khí (PIDC /PVSC) đã thu nổ 2.923 km 2D trong các năm 1998, 1999 và
831 km
2
địa chấn 3D năm 2003 tại lô 103 nhằm chuẩn bị cấu tạo cho chiến dịch khoan
thăm dò sắp tới. Tính đến nay, ở ngoài khơi bể Sông Hồng đã thu nổ tổng cộng khoảng
86.000 km tuyến địa chấn 2D (đạt mật độ nghiên cứu 0,70 km/km
2
) và 1.281 km
2
địa
chấn 3D.
Công tác Khoan Thăm dò ở ngoài khơi bể Sông Hồng chủ yếu cũng do các
Nhà thầu dầu khí thực hiện. Từ năm 1990 đến 2004 đã khoan 25 giếng, trong đó các
nhà thầu khoan 24 giếng và Tổng công ty Dầu khí/PVSC (PIDC) khoan 1 giếng, bình
quân 2.900 m/giếng. Giếng nông nhất là giếng 104-QV-1X trên cấu tạo Quả Vải (lô
104 của OMV) đạt 1050 m, giếng sâu nhất là 112-BT-1RX của Shell trên cấu tạo

Bạch Trĩ đạt 4.114 m. Trong số 25 giếng khoan được thi công ở bể Sông Hồng, ngoại
trừ một giếng hỏng (112-BT-1X) thì 65% số các giếng đều có biểu hiện khí từ trung
bình đến tốt, có 15 giếng được tiến hành thử vỉa trong đó có 6 giếng được coi là có
phát hiện nhưng không thương mại (103-TH-1X, 115-A-1X, 117-STB-1X, 118-
CVX-1X, 119-CH-1X, VGP112-BT-1X), tỷ lệ phát hiện là 25%. Đáng kể nhất là
giếng 103-TH-1X thuộc lô hợp đồng của Total, đã tiến hành thử 4 khoảng, 3 khoảng
cho dòng với tổng lưu lượng 5,87 triệu feet khối khí ngày (165000m
3
/ngày) và 123
thùng condensat/ngày (11, 6m
3
/ngày).
13

1.2.3. Lịch sử nghiên cứu lô 102 – 106
Năm 1988, Total và Shell là 2 công ty dầu khí nước ngoài đầu tiền được phép
vào thăm dò ở Vịnh Bắc Bộ. Các công ty này đã tham khảo tài liệu thu nổ địa chấn
năm 1983, 1984. Công ty Shell đã thắng thầu các lô 102, 114 và 116 (ở phụ bồn Huế).
Total thắng thầu lô 106, 107 và 103 gần với bể Beibuwan của Trung Quốc và đã phát
hiện dầu ở các khối đứt gãy. Năm 1989 BP trúng thầu ở lô 117,118 và 119. IPL ở lô
115 và Sceptre lô 111.
Năm 1992, vùng cấu tạo trước cửa Sông Hồng được bàn giao cho Idemitsu (lô
102) và OMV (lô 104). Cũng năm 1992 hầu hết Miền Võng Hà Nội trao cho ANZOIL
tiến hành thăm dò kể cả diện tích Tiền Hải C. Total và Petrovietnam kí hợp đồng
ngày 22/11/1988. Các đối tác hợp đồng gồm Total 50%, Lasmo 25% và Respsol Exp
Hình 1.4. Mỏ khí Tiền Hải-C trong đới nghịch đảo kiến tạo Mioxen (A) và mỏ
khí D14 ở đới trũng Đông Quan với khối đứt gãy xoay xéo trong Oligoxen (B)
(theo Anzoil, 1996)
A
B

14

là 25%, thời hạn hiệu lực là 25 năm trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò địa chất là
5 năm và cam kết thực hiện trong 3 năm đầu thu nổ 300 km địa chấn với 1500km bổ
sung. Thực hiện 4 giếng khoan trong đó có 3 giếng khoan bắt buộc, một giếng khoan
bổ sung thêm khi có ít nhất một giếng khoan bắt buộc, một giếng khoan bổ sung thêm
khi có ít nhất một giếng khoan phát hiện có trữ lượng dầu khí thương mại. Toàn bộ
cam kết cuả 3 năm đầu với vốn đầu tư là 33,5 triệu đô la Mỹ. Total vượt cam kết địa
chấn của mình trong diện tích 12905km
2
, đã thu nổ 10042 km 2D. Sau 3 giếng khoan
không thành công Total chấm dứt hợp đồng và hoàn trả lại cho Petro VN vào ngày
21/11/1991. Total đã rất cố gắng và hoàn thành nghĩa vụ cam kết. Mặc dù kết quả đạt
được không mấy sang sủa nhưng Total vẫn nhận xét còn một vài Prospect chưa được
kiểm chứng.
Sceptre Resource là nhà thầu giữ 100% vốn đầu tư cho lô 111 với diện tích
8955 km
2
. Hợp đồng giữa Sceptre Resource và Petro VN được kí kết ngày 25/5/1990.
Với cam kết 3 năm đầu thu nổ 44km địa chấn. Khoan 2 giếng khoan bắt buộc với
điều kiện là khoan tới móng hoặc đạt tới chiều sâu ít nhất là 3309 m và 1 giếng dự
phòng. Ngay sau ngày hợp đồng có hiệu lực Sceptre Reource đã xử lí 475 km 2D tài
liệu của tàu POISK cũ (thu nổ năm 83). Qua giải thích tài liệu này Sceptre Resource
đã xác định 3 cấu tạo đứt gãy khối xoay ở vùng phía Tây cả lô và 1 cấu tạo khối xoay
khối xoay ở phía đông (có thể là turbidite fan trong trầm tích Mioxen). Sau đó Sceptre
Resource đã thu nổ 4579 km trọng lực kèm theo. Họ đã giải thích tài liệu địa chấn
mới này từ tháng 9/1991 – tháng 2/1992 trên máy Workstation và đã nhận ra một số
nét mới cho vùng triển vọng. Theo đề nghị của Sceptre Resource thì Petro VN đồng
ý kéo dài thời hạn hợp đồng cho Sceptre Resource để tìm bạn hàng chia sẻ rủi ro và
đóng góp tài chính. Nhưng sau một thời gian tìm bạn hàng không thành công Sceptre

Reource đã xin phép Petro VN đóng cửa văn phòng vào ngày 30/11/1994. Tài liệu
nhà thầu giao nộp cho Petro VN khoảng 20 báo cáo các loại. Idemitsu Hải Phòng, Oil
Exp co. ltd kí hợp đồng với Petro VN vào ngày 24/6/1992 cam kết tối thiểu thu nổ
trong 3 năm đầu là 1955 km 2D, khoan 2 giếng khoan tìm kiếm thăm dò. Thực tế
Idemitsu Hải Phòng đã thu nổ 2225 km địa chấn 2D từ tháng 3 /1993 đến tháng
6/19993. Sau khi xử lí xong tài liệu địa chấn này, Idemitsu Hải Phòng đã khoan 2
giếng khoan Hoa Đào và Cây Quất.
Như vậy, hầu như các nhà thầu đầu tư vào tìm kiếm thăm dò của khối Bắc bể
trầm tích Sông Hồng không đạt kết quả khả quan. Nếu kể cả các giếng khoan ở Cồn
15

Đen và 2 giếng ở lô 104 thì khu vực nghiên cứu đã khoan 12 giếng khoan vào các đối
tượng được đánh giá là tối ưu nhất trong đó phải kể đến cấu tạo Cây Quất trong lô
102 về hình thái khá giống Tiền Hải C và cấu tạo Bạch Trĩ nằm giữa phụ bể Huế. Các
cấu tạo này hội tụ mọi yếu tố quan trọng của hệ thống dầu khí song các phát hiện dầu
khí ở các giếng này rất hạn chế (khá nhất là giếng khoan 103- TH-1X). Điều này bắt
buộc chúng ta phải có cách nhìn nhận đánh giá hết sức thận trọng về triển vọng của
vùng nghiên cứu. Tuy vậy, Total nhà thầu đã nghiên cứu về lô 102 và 106 cũng vẫn
cho rằng còn một số prospect nữa chưa được kiểm tra, chúng ta vẫn có thể hi vọng
rằng tiềm năng của khu vực lô 102 và 106 có xác suất cao.
Tháng 2 năm 2003, PCOSB đã mua lai phần lớn cổ phần của AIT trong các lô
102 và 106, và đã khảo sát khoảng 450km
2
tuyến địa chấn 2D. Trên cơ sở những tài
liệu mới đã khoan giếng YT – 1X trên cấu tạo Yên Tử vào tháng 9/2004 để đánh giá
các đối tượng cacbonat trước Kainozoi bị nứt nẻ và karster hóa và bẫy địa tầng
Oligoxen – Mioxen. Kết quả rất khả quan, gặp tầng cát chứa dầu dày 2,9m trong
Mioxen trung với độ rỗng trung bình 18% và độ bão hòa nước trung bình (Sw) là
57%. Phát hiện YT – 1X là phát hiện dầu đầu tiên ở ngoài khơi miền Bắc Việt Nam,
điều này đã chứng tỏ tiềm năng dầu khí của của khu vực lô 102 và 106. Kết quả thử

(DST#1) được tiến hành trong đối tượng móng cacbonat và gặp khí nhưng kết quả
không khả quan.
Trong năm 2005, PCOSB đã tiến hành khảo sát bổ sung địa chấn 3D trên diện
tích 320km
2
ở lô 102 và 284km
2
ở lô 106. Trên cơ sở các kết quả của khảo sát mới,
tháng 6/2005 họ đã tiến hành khoan giếng thăm dò thứ hai HL – 1X đạt chiều sâu
1930m. Mục đích của GK là tìm kiếm/đánh giá đối tượng cacbonat trước Kainozoi
bị nứt nẻ, kaster hóa và các bẫy địa tầng Oligoxen – Mioxen. Giếng khoan chỉ gặp
biểu hiện dầu khí và nhà thầu đã hủy giếng. Kết quả thử DST (DST#1) trong đá móng
cacbonat trước Kainozoi gặp nước với lưu lượng 516,5 thùng/ngày, ngoài ra trong
khoảng Mioxen trung theo kết quả minh giải tài liệu địa vật lý chủ yếu là các tập sét.
Tháng 9/2006, PCOSB khoan giếng TB – 1X, giếng đã gặp khoảng 70m chừa
hydrocarbon trong 7 vỉa cát Mioxen hạ - trung. Tiến hành thử hai vỉa với kết quả thu
được khí với lưu lượng 23 MMscf/d và 24 MMscf/d.
Năm 2008, PCOSB đã khoan GK HR-1X kết quả thử vỉa cho dòng công
nghiệp có lưu lượng lớn (7209 thùng/ ngày đêm với choke 128/64) tại cấu tạo Hàm
Rồng thuộc lô hợp đồng 102-106 do Nhà thầu PCVL điều hành. Đây là tin vui đồng
thời đã làm thay đổi các quan niệm tìm kiếm thăm dò dầu khí khu vực phía Bắc bể
Sông Hồng.

16

1.3. Địa tầng
Địa tầng của bể Sông Hồng tương đối phức tạp bao gồm móng trước Kainozoi,
trầm tích Paleogen, trầm tích Neogen và trầm tích Plioxen-Đệ Tứ. Móng, lớp phủ,
thành phần thạch học và môi trường trầm đọng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đồng thời,
một cách tương đối, các bất chỉnh hợp chính đóng vai trò quan trọng, mức độ bào

mòn, sự thiếu vắng trầm tích và hệ thống dầu khí trong thang địa tầng đó.

Hình 1.5. Cột địa tầng tổng hợp khu vực nghiên cứu (Theo VPI)

×