Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu Luận Phân tích và đánh giá chính sách của Việt Nam trong đàm phán với Mỹ để giải quyết cuộc chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.43 KB, 13 trang )

Phân tích và đánh giá chính sách của Việt Nam trong đàm phán với Mỹ
để giải quyết cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam từ 1954-1975.
GIỚI THIỆU CHUNG
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Ngày 07/05/1954 đã khẳng định sức mạnh của
dân tộc Việt Nam,đồng thời với chiến thắng này chúng ta đã buộc chủ nghĩa đế
quốc phải ngồi vào bàn đàm phán .Hội nghị gieneve về Đông Dương đã khai mạc
trong tình hình mới: thế và lực của cách mạng nước ta lên cao chưa từng thấy.
Cuộc đấu tranh của ta trên mặt trận ngoại giao đã diễn ra gay gắt. Trong bối cảnh
đó, Hội nghị lần thứ sáu (mở rộng) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ
ngày 15 đến ngày 17/7/1954. Căn cứ vào sự phân tích của Hội nghị nhận định:
“Sau 9 năm kháng chiến, những thắng lợi lớn của ta về mặt quân sự và cải cách
ruộng đất, cũng như về mặt tài chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng mặt trận,
xây dựng Đảng v.v…, đã đánh dấu một bước tiến rất lớn của quân và dân ta.
Những thắng lợi ấy đã làm cho lực lượng so sánh giữa ta và địch biến chuyển có lợi
cho ta nhưng chưa phải chuyển biến căn bản có tính chất chiến lược”.Đế quốc mỹ
trở thành một lực lượng chính ngăn cản hoà bình ở Đông Dương,vì vậy Đế Quốc
mỹ trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.Vừa đánh vừa đàm là chính
sách mà Việt Nam áp dụng trong cuộc chiến chống xâm lược của đế quôc Mỹ.Việc
đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam để đi đến Hiệp Định pairs 1973 đã diễn ra trong
một khoảng thời gian dài,quá trình thương luợng diễn ra rất phức tạp bởi bản chất
của đế quốc Mỹ là chống phá và xâm lược Việt nam nên chúng đã thực hiện rất
nhiều cuộc tấn công nhằm chống phá Miền Bắc,ngăn cản cách mạng dân chủ ở
Miền Nam.Với những thắng lợi vô cùng quan trọng trên chiến trường như trận
Điện Biên Phủ trên không và đại thắng 30/4/1975 đã đưa đất ta hoàn toàn độc lập
tự do.
1
I.Giai đoạn 1954-1968
a.1954-1959
Sau khi Hiệp định gieneve được ký kết vĩ tuyến 17 được xem là danh giới chia cắt
2 miền Nam Bắc.Tuy nhiên kết quả của hiệp định lại không như mong muấn của
đảng và nhân dân.Tổng tuyển cử để đi đến thống nhất đất nước đã không diễn ra do


chính quyền Ngô Đình Diệm ngăn cản.Chính quyền Ngô Đình Diệm được sự hậu
thuẫn của Mỹ đã tổ chức bầu cử quốc hội riêng ở Miền Nam và thi hành chính sách
“Tố cộng,diệt cộng” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng .
Trong bối cảnh đó,hội nghị lần thứ sáu của ban chấp hành trung ương đảng đã họp
từ ngày 15 đến ngày 17/07/1954.Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ và công tác trước
mắt của đảng và nhân dân.
1. Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập,
dân chủ trong toàn quốc.
2. Tăng cường lực lượng quân sự, xây dựng một quân đội nhân dân hùng
mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình thế mới.
3. Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng; ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị
điều kiện kiến thiết nước nhà”.
Hiệp định gieneve đã được ký kết miền Bắc được giải phóng,tuy nhiên đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai luôn muấn ngăn cản,phá hoại việc thực thi hiệp định.Vì vậy nghị
quyết của Bộ Chính Trị ban chấp hành trung ương đảng tháng 9/1954 đã diễn ra
kịp thời. trong một thời gian nhất định nhiệm vụ chung của Đảng ta là đoàn kết và
lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình, ra
sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây
dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu
tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống
nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc. Ở Miền Nam: “Nhiệm vụ của
2
Đảng là lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến,
củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất
và tranh thủ độc lập. Đồng thời, đấu tranh chống những hành động khủng bố, đàn
áp, phá cơ sở của ta”. Phương thức đấu tranh của ta lúc này vẫn dựa trên nguyên
tắc vừa đánh vừa đàm,dùng những thắng lợi trên chiến trường và kết hợp với đấu
tranh ngoại giao đẻ buộc Mỹ rút quân.
Việc xác định đế quốc mỹ là kẻ thù chính đã được nêu ra trong hội nghị ban chấp
hành trung ương lần thứ 7 tháng 03/1955 và hội nghị ban chấp hành trung ương

(mở rộng) lần thứ 8 tháng 05/1955.Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ trươc mắt của đảng
là”ra sức tập hợp lực lượng của toàn dân thành một Mặt trận thống nhất rộng rãi, có
một cương lĩnh chung thích hợp để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai
của chúng, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân chủ và bằng
phương pháp hòa bình”. Hội nghị cũng nhấn mạnh: “Muấn thống nhất nước nhà,
điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh
cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”.Hội nghị lần thứ 15 của ban chấp hành
trung ương tháng 1/1959 đã đề ra phương hướng hoạt động dựa trên tình hình cụ
thể 2 miền nam bắc.
Miền Bắc tiến lên xây dựng XHCN, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ an ninh của Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh để củng cố hoà bình
thống nhất đất nước.Để thực hiện điều này Miền Bắc đã thục hiện các chính sách
cải cách ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, dựa vào lực lượng trong nước là
chính,bên cạnh đó tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khối XHCN.
Miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ.Cách mạng Miền nam có nhiệm
vụ:
1. Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách
2. mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
3
3. Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế
quốc Mỹ xâm lược và gây chiến tranh, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình
Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ
ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời
sống của nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở
độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Ávà thế giới.
Hội nghị trung ưong lần thứ 15 là một cột mốc quan trọng, nó góp phần thúc đẩy
cách mạng Miền Nam phát triển,đồng thời điều kiện phát huy chinh sách “ Đánh và
đàm”của đảng đề ra.

b.1960-1968
Đây là giai đoạn Miền Bắc công khai hậu thuẫn cộng sản Miền Nam và bắt đầu
đem quân thâm nhập Miền Nam.Từ năm 1961,Tổng thống kenedy đã thực hiệ ở
Miền Nam một kế hoạch chiến tranh mới,chiến lược chiến tranh đặc biệt,chiến
tranh đặc biệt là lấy quân đội Sài Gòn là chủ yếu tác chiến theo chiến lược hiện đại
của Mỹ,có hoả lực mạnh, có cố vấn quân sự của Mỹ,đồng thời Mỹ-Diệm tiến hành
bình định bằng quốc sách lập ấp chiến lược để tách dân chúng ra khỏi lực lượng
cách mạng.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này rất cam go và quyết liệt,một
mặt chúng ta đấu tranh chống xâm lược Miền Bắc và bảo vệ thành quả cách mạng
ở Miền Nam.Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Miền Nam sau phong
trào đồng khởi(1959-1960),tháng 1/1961,Bộ chính trị Ban Chấp Hành Trung Ương
đảng đã họp và ra nghị quyết về phương hướng,nhiệm vụ của cách mạng Miền
Nam:Chế độ Mỹ-Diệm đã bộc lộ dấu hiệu rạn nứt,chúng ta phải thay đổi phương
thức đấu tranh,đẩy mạnh hơn nưa đấu tranh chính trị,đồng thời đẩy mạnh đấu tranh
vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị,tiến công địch bằng cả chính trị lẫn
quân sự,tiến hành đấu tranh chống địch trên cả 3 vùng chiến lược(Vùng rừng
núi,vùng đồng bằng,vùng đô thị).Bộ chính trũng nhấn mạnh sự cần thiết của mau
chóng xây dựng lực lượng chính trị quân sự,tăng cường sự đoàn kết của nhân dân
Miền nam trong mặt trận giải phóng dân tộc,phát động phong tào đấu tranh quần
4
chúng,tích cực tiêu diệt sinh lực địch,bảo tồn và phát triển lực lượng cua ta,làm tan
rã chính quyền địch tạo cơ sở thuânk lợi để lật đổ chính quyền Mỹ-Diệm,giải
phong Miền Nam.
Dưới ánh sáng của đuờng lối và phương châm đấu tranh do Ban Chấp Hành Trung
Ương Đảng vạch ra,quân và dân Miền Nam đã vượt qua những thử thách mới,tiếp
tục tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược cách mạng.
Ngày 8 tháng 5 năm 1963 xảy ra sự kiện phật đản tại Huế,bắt nguần từ sự kỳ thị tôn
giáo của chính phủ Nhô Đình Diệm.Ngày 1/11/1963 quân lực Việt Nam Cộng
Hoà,dưới sự chỉ huy của tướng Dương văn Minh và sự im lặng không phản đối của
Mỹ,đã làm đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.Sau đó chính quyền Việt

Nam Cộng Hoà rơi vào khủng hoảng lámh đạo trầm trọng và chỉ ổn định khi Hội
Đồng lãnh đạo quốc gia,đứng đàu là hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao
Kỳ ,lên chấp chính.Sau thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt Mỹ đã đưa quân
đội vào trực tiếp tham chiến.
Đây là giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh Việt Nam,Mỹ đã sử dụng chiến tranh
cục bộ để xâm lược Miền Nam.Một mặt quân đội Mỹ can thiệp vũ trang nhằm quét
sạch lực lượng cộng sản,một mặt Mỹ sử dụng quân nguỵ để chống phá cách
mạng.Trên cơ sở đánh giá tương quan giữa ta và địch,Nghị quyết hội nghị lần thứ 9
của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đẫ nhấn mạnh:chúng ta cần phải và có khả
năng kiềm chế và thắng địch trong loại “Chiến tranh đặc biệt”.Tuy nhiên chúng ta
cần phải cảnh giác và tích cực chuẩn bị sẵn sàng ứng phó nếu đế quốc Mỹ mạo
hiểm mở rộng cuộc chiến tranh ở Miền Nam thành “Chiến tranh cục bộ”.Nghị
quyết cũng vạch rõ,cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam hiện nay chủ yếu là
chiến tranh xâm lược,vì chính quyền phản cách mạng ở Miền Nam dựa vào Mỹ,thi
hành chính sách thực dân xâm lược của Mỹ.Do vậy phương châm chiến lược chung
của cách mạng Miền Nam là chiến đấu lâu dài,dựa vào sức mình là chính,kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
5
Đến cuối năm 1964-1965,cuộc chiến tranh yêu nước của nhân dân Miền Nam đã
giành được to lớn và co ý nghĩa quan trọng.Để cứu vãn thất bại đế quốc Mỹ đã đẩy
chiến tranh đặc biệt ơr Miền Nam lên đến đỉnh cao và gây ra cuộc chiến tranh phá
hoại ở Miền Bắc.Sau khi thất bại ở chiến tranh đặc biệt đế quốc Mỹ đã chuyển sang
“Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở Miền
Bắc.Trước tình hình đó,hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng
họp tháng 12/1965 đã đề ra phương châm,nhiệm vụ,nghị quyết của đại hội nêu
rõ :”Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ thiêng liêng của
dân tộc ta,nhân dân ta từ Nam chí Bắc.Toàn đảng ,toàn dân,toàn quân ta ở 2 miền
phải giữ vững và nêu cao quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân chống đế
quốc mỹ xâm lược ”Nghị quyết cũng đưa ra phương châm đấu tranh là cuc kiên
tiếp trì phưương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị,triệt để sử

dụng ba mũi tấn công.
Tháng 1/1967 hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã ra
nghị quyết về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao thành một mặt trận quan trọng để mở
ra cục diện “vừa đánh vưa đàm”.Sự kiện tết mậu thân năm 1968 đã đánh dấu bước
phát triển mới của cách mạng Việt Nam.Bằng cuộc tổng tiến công này ta đã giáng
một đòn quyết định vào chiến lược “chiến tranh cục bộ “của đế quốc Mỹ,buộc
chúng phải xuống thang chiến tranh và chuyển sang chiến lược”Việt nam hoá chiến
tranh”,phải bắt đầu rút quân về nước,chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc
và ngồi vào bàn đàm phán paris.
II.Giai đoạn 1968-1975
a.1968-1973
Sau khi rút dần quân khỏi Việt Nam,Mỹ đã vẫn còn dã tâm xâm lược chính vì
vậy Mỹ đã thực hiện chính sách “Việt Nam hoá chiến tranh”.Việt Nam hoá chiến
tranh là một âm mưu đen tối của Mỹ.
Việt Nam hóa” là rút một bộ phận quân Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam và để
lại đây một bộ phận quân Mỹ với một lực lượng không quân, hải quân, cơ giới,
pháo binh làm chỗ dựa cho quân ngụy để tiếp cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
6
“Việt Nam hóa” là tăng cường ngụy quân, củng cố ngụy quyền, hết sức giúp
đỡ bọn tay sai về nhiều mặt, hiện nay và lâu dài sau này, hòng thực hiện chủ nghĩa
thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
“Việt Nam hóa” là cố gắng thực hiện chương trình “bình định” bằng mọi thủ
đoạn tàn bạo, dã man, chồng chất vô số tội ác ghê gớm đối với đồng bào miền Nam
ta.
Mỹ vẫn ngoan cố cho nên chúng ra sức thực hiện “Việt Nam hoá chiến
tranh”nhằm tạo thế có lợi cho Mỹ trong vấn đề Việt Nam.Mỹ sẽ tăng cường hoạt
động ngoại giao nhằm lôi kéo một số nước, lợi dụng các tổ chức hoặc hội nghị
quốc tế, tập hợp lực lượng phản động châu á, phục vụ việc thực hiện chương trình
“Việt Nam hoá chiến tranh”.Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu, toàn dân ta quyết đoàn kết triệu người như một, sát cánh cùng nhân

dân Campuchia và nhân dân Lào, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, giành thắng lợi to lớn hơn nữa, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước
Đông Dương đến thắng lợi hoàn toàn.
Về mặt ngoại giao ta duy trì đàm phán, song phải hết sức tăng cường hoạt động
trên trường quốc tế, tố cáo mạnh mẽ chương trì“Việt Nam hoá” chiến tranh.Với
phương châm lên án thai độ,lập trường ngoan cố của Mỹ bên cạnh đó tranh thủ sự
ủng hộ cua các nước XHCN,của các chính phủ,tổ chức và nhân dân yêu chuộng
hoà bình trên thế giới đối với cuộc chiến đấu của nhân dân ta.Quân đội Việt nam
cộng hoà được trang bị,xây dựng thec hình mẫu quân đôi Mỹ với cũí hiệ đại và
được Mỹ viện trợ.Quân lực Việt Nam Cộng Hoà dưới sự yểm trợ của quân đội Mỹ
đã tiến hành một số chiến dịch như chiến dịch Lam Sơn 719,cuộc tấn công này đã
gây ra một số thiệt hại cho lực lượng cách mạng.
Đế quốc Mỹ đã bị giáng hết đòn này đến đòn khác trên khắp các chiến trường ba
nước Đông Dương, và đang trước những khó khăn về nhiều mặt ở trong và ngoài
nước.Nhưng với bản chất ngoan cố chính quyền Nich-xon vẫn ngoan cố tiếp tục
thực hiện chính sách “Việt nam hoá chiến tranh”,tăng cường bộ máy áp bức, kìm
kẹp nhân dân, tiếp tục chính sách “bình định” hết sức tàn bạo ở các vùng nông
thôn.Đối với miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh bằng không
quân, xâm phạm thô bạo chủ quyền và an ninh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
với ảo tưởng uy hiếp được tinh thần nhân dân Việt Nam, ngăn cản nhân dân ta ở
7
miền Bắc làm nghĩa vụ tròn nghĩa vụ thiêng liêng với đồng bào ruột thịt miền Nam
và nghĩa vụ quốc tế với nhân dân hai nước láng giềng ở Đông Dương.
Trước tình hình đó đảng đã đề ra nhiệm vụ chiến lược,phải động viên mọi lực
lượng, cố gắng vượt bậc, anh dũng tiến lên, đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên ba mặt
trận quân sự, chính trị và ngoại giao.Phương châm của ta là: kiên trì đường lối độc
lập,tự chủ của Đảng và nhà nước, không ngừng tăng cường đoàn kết với các nước
xã hội chủ nghĩa anh em, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; với nhân dân
yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ.
Cùng với thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1972 chúng

ta đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị paris.Hiệp định paris là hiệp
định chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến:Hoa
Kỳ,Việt Nam Cộng Hoà,Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính Phủ Cách Mạng
Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ký kết tại paris ngày 27 tháng 1 năm
1973.Nó bao gồm một số nội dung chính sau:
• Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam.Quân đội nhân dân Việt
Nam,Quân lực Việt Nam Cộng Hoà,Quân giải phóng Miền Nam đóng
nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ.
• Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền,hai quân đội,hai vùng kiểm
soát.Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai
vùng.
• Hiệp thương chính trị giữa các lực lượng chính trị,thành lập chính phủ hoà
hợp dân tộc của Miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền.
b.1973-1975
Đây là giai đoạn kết thúc chiến tranh vì với sự ra đi của Hoa Kỳ thì kết cục cho
chiến tranh Việt Nam đã rõ ràng.Sau 2 năm quâm Mỹ rút hết,quân cộng sản tiến
công trận đánh cuối cùng giải quuết chiến tranh.Thắng lợi về quân sự, chính trị và
ngoại giao của ta đã dẫn đến việc ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Viêt Nam. Song, ở miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai vẫn không chịu từ bỏ
dã tâm áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của chúng. Trước tình hình đó, tháng 7/1973,
Hội nghị lần thứ hai mươi mốt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh đấu tranh trên cả
ba mặt chính trị, quân sự và ngoại giao một cách chủ động, linh hoạt tùy từng lúc
từng nơi để buộc địch phải nghiêm chỉnh thi hành hiệp định đã kí, không ngừng giữ
vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ
động trong mọi tình huống, đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên. Hội nghị
8
nhấn mạnh: con đường cách mạng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực.Với
việc Mỹ không có khả năng quay trở lại vì Mỹ đã sa lầy ở Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích,đánh giá tình hình của Mỹ Bộ Chính Trị Trung ương
đảng đã họp 2 đợt từ 30/9 - 08/10/1974 và từ 08/12/1974 - 08/01/1975 đề ra kế
hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong kế hoạch 2 năm (1975-1976). Cuộc
tổng tiến công nổi dậy của quân và dân miền Nam bắt đầu từ chiến dịch Tây
Nguyên (04/3 - 24/3/1975), rồi chiến dịch Huế-Đà Nẵng (25/3 - 29/3/1975) và kết
thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 26/4 - 30/4/1975), giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Hiệp định Paris là thắng lợi của ta. Nguyện vọng của chúng ta là thi hành
nghiêm chỉnh và triệt để Hiệp định. Còn thi hành Hiệp định là thất bại của Mỹ-
Nguỵ. Mỹ và Nguỵ quyền đã bất chấp cam kết, không ngừng đeo đuổi chiến tranh
phá hoại Hiệp định và Thông cáo chung 13/6/1974. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dính líu
quân sự, can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Còn Thiệu điên
cuồng đẩy mạnh chiến tranh, lấn chiếm, ''bình định'', ra sức khủng bố, kìm kẹp,bóp
nghẹt quyền tự do dân chủ.Do vậy chúng ta không còn cách nào khác là phảiến
hành chiến tranh để tiêu diệt chúng giải phóng Miền Nam
.
Trong việc phối hợp với
mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao có nhiệm vụ:
Góp phần giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc, hoà hợp dân tộc nhằm cô
lập bọn tay sai ngoan cố;
Làm sáng tỏ chính nghĩa của ta tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng
cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới;
Ngăn chặn âm mưu và thủ đoạn can thiệp, phá hoại của Mỹ và bọn phản động quốc
tế .
Với đại thắng mùa xuân 30/4/1975 chúng ta đã giành thắng lợi trong cuộc chiến
đấu chống quân xâm lược.Giải phóng hoàn toàn Miền Nam với mức tàn phá ít
nhất ,nhân dân và của cải được bảp vệ ít tổn thất nhất,thắng lợi này của chúng ta
còn là thắng lợi triệt để của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,bảo
vệ vững chắc những thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc,xoá bỏ
được những trở ngại để đi đên thống nhất nước nhà,đưa cả nước tiến lên

XHCN,đưa nước ta vào một ký nguyên mới,kỷ nguyên của độc lập,thống nhất
XHCN.Cuộc chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi kết thúc một giai đoạn đấu tranh
lâu dài gian khổ đầy khí phách hào hùng của dân tộc ta,nhân tố thắng lợi trong cuộc
9
chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta là sức mạnh chính trị tinh thần đoàn kết
toàn dân,chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống quân xâm
lược,chúng ta có sự ủng hộ của nhân dân thế giới và các nước trong XHCN,vì vậy
thắng lợi của nhân dân ta chống quân xâm lược là một tắng lợi vẻ vang.
III.Đánh giá chung về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong đàm phán với Mỹ
Chính sách đối ngoại là phản ứng của một nước trước sự thay đổi của tình hình
bên ngoài.Chính vì vậy chính sách đối ngoại của Việt Nam luon thay đổi trong giai
đoạn 1954-1975,tuy nhiên nó không nằm ngoài quy luật một nước thuộc địa đấu
tranh chống xâm lược.Chính sách của Việt Nam xoay quanh chiến lược”Vừa đánh
vừa đàm”.Chúng ta kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoaị giao.Đỉnh
cao của sự kết hợp đó là những thắng lợi liên tiêp trên chiến trường cũng như trên
mặt trận ngoại giao.Trong cuộc đụng đầu lịch sử với chủ nghĩa đế quốc Mỹ, cuộc
đấu tranh của nhân dân ta lại diễn ra trong lúc phong trào cộng sản thế giới trải qua
một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất và bị chia rẽ nặng nề nhất. Trong tình
hình đó, Đảng ta là một trong số các đảng trên thế giới có đường lối đúng đắn, vừa
đoàn kết quốc tế, vừa độc lập tự chủ và đã đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đến
những thắng lợi huy hoàng, đồng thời góp phần vào việc giải quyết cuộc khủng
hoảng và vào việc đoàn kết phong trào cách mạng thế giới. Đảng ta là một Đảng
nhỏ trên thế giới, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã trở thành trung tâm của
mặt trận đoàn kết nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ.Kết hợp giữa đấu tranh
chính trị và đấu tranh ngoại giao đã được đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh vận dụng
một cach nhuần nhuyễn,sáng tạo.
Đưòng lối kết hợp đấu tranh chính trị , quân sự và ngoại giao là đường lối dùng bạo
lực cách mạng, đồng thời ra sức phát huy chỗ mạnh tuyệt đối của ta về chính trị và
phát huy sức mạnh về mọi mật của ta trên quốc tế, nhằm đánh bại một kẻ địch xâm
lược mạnh hơn ta nhiều lần về kinh tế và quân sự nhưng rất yếu về chính trị.Đảng

ta với quan điểm độc lập tự chủ và sáng tạo đề ra đường lối trên xuất phát từ thực
tiễn đấu tranh cách mạng của Việt Nam, từ xu thế tiến công của ba dòng thác cách
mạng, từ tương quan lực lượng ở trong nước và trên thế giới.
Cùng với những thắng lợi ở những trận chiến lớn như cuộc tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1972,chúng ta đã buộc Mỹ ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc
và buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán.
10
Thực tiễn đấu tranh của nhân dân ta chứng tỏ rằng chỉ bằng con đường bạo lực
cách mạng, thực hiện chiến lược tiến công trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự,
ngoại giao, chúng ta mới có thể phát huy được đầy đủ sức mạnh đấu tranh và sức
mạnh của thời đại để đánh thắng một kẻ xâm lược tầm cỡ như đế quốc Mỹ.Chính
sách “vừa đánh vừa đàm” cùng với những thất bại của Mỹ đã khiến cuộc chiến
tranh xâm lược của Mỹ đi vào giai đoạn kết thúc.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một
mối.
11
MỤC LỤC
Giới thiệu chung 1
I.Giai đoạn 1954-1968 1-2
a.1954-1959 3-4
b.1959-1968 5-6
II.Giai đoạn 1968-1975
a.1968-1972 7-8
b.1973-1975 8-9
III.Đánh giá 10-11
12
DANH SÁCH TAÌ LIỆU THAM KHẢO
1. />%87t_Nam
2.Giáo trình chính sách đói ngoại I(1945-1975)

3.Tạp chí cộng sản
4. />option=com_content&task=blogcategory&id=93&Itemid=156
13

×