Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận môn quản trị tài chinh Phân tích tài chính công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.75 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
TIỂU LUẬN
MƠN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
HVTH: BÙI THÁI THỦY LIÊN
MSHV: 912000119
LỚP: CH QTKD-K4
GVHD: TS.NGÔ QUANG HUÂN
Đồng Nai, Tháng 06 Năm 2013
1/ 32
MỤC LỤC
2/ 32
LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc
kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động
kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích
tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài
chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những
nhược điểm cần khắc phục.
Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh
doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ
chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt động đều mong muốn làm sao hoạt
động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhất và đạt được mục tiêu mà công ty đề
ra.


Theo yêu cầu của môn học, tôi xin phân tích tình hình tài chính tại Công ty
cổ phần nhiệt điện Bà Rịa (BTP).
3/ 32
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
4/ 32
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa
Mã chứng khoán: BTP
Địa chỉ: Khu phố Hương Giang, Phường Long Hương, Thành phố Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
Phone: +84 (64) 221-2811
Fax: +84 (64) 382-5985
E-mail:
- Nhà máy điện Bà Rịa thuộc địa phận ấp Hương Giang, phường LongHuơng, thị
xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 Km vị phía
Đông Nam và cách Thành phố Vũng Tàu 20 Km về phía Đông - Đông Bắc. Nhà
máy được xây dựng trên diện tích 12,5 ha; được lắp đặt thiết bị hiện đại, tự động
hóa cao.
- Nhà máy Điện Bà Rịa (nay là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa) được thành
lập theo quyết định số 640 NL/TCCB - LĐ của Bộ Năng lượng vào ngày
24/12/1992, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực 2 thuộc Bộ Năng
lượng.
1.1.1 Giai đoạn 1991 - 1995:
- Giai đoạn "sơ khai" của Công ty với mốc xuất phát là thời điểm Trạm phát điện
Turbine khí Bà Rịa được thành lập trực thuộc Nhà máy điện Chợ Quán (Công ty
Điện lực 2) gồm 2 tổ máy turbine F5, hệ điều khiểnSpeedtronic Mark 2 được
chuyển vào từ An Lạc (Hải Phòng) với tổng công suất thiết kế 46, 8 MW. Hai tổ
máy turbine khí F5 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 5/1992 và
tháng 8/1992.

- Tháng 10/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được mở rộng và lắp thêm 2
tổ máy turbine khí F6 (công suất 37,5 MW/1 tổ), hệ điều khiển Speedtronic Mark
4, nâng tổng công suất thiết kế của Trạm lên 121, 8 MW. Hai tổ máy turbine
khíF6 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 1/1993. Ở thời điểm này,
có thể nói hệ thống máy móc, thiết bị của Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa
tương đối hiện đại, đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với đội ngũ CBCNV
về trình độ và khả năng vươn lên làm chủ công nghệ.
- Ngày 24/12/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được chuyển thành Nhà
máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2.
- Được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của ngành Điện, tháng 9/1993, Nhà máy
điện Bà Rịa được lắp thêm 3 tổ máy turbine khí F6 hệ điều khiển Speedtronic
Mark 5, nâng tổng công suất thiết kế của Nhà máy lên 234, 3 MW. Ba tổ máy
turbinekhí F6 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 1/1994.
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1995 đến tháng 10 năm 2007:
5/ 32
- Trên những nền tảng đã được xây dựng từ khi thành lập, trong giai đoạn này,
Công ty đã có nhiều bước tiến quan trọng và được đánh dấu bằng mốc thời điểm
Nhà máy điện Bà Rịa chuyển trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN)
vào tháng 4/1995. Từ tháng 5/1995, Nhà máy điện Bà Rịa bắt đầu nhận nguồn
khí đốt đầu tiên từ thềm lục địa Việt Nam để vận hành sản xuất điện. Nhà máy có
thể vận hành ở cả 3 chế độ: dầu, khí, hỗn hợp dầu và khí.
- Như vậy, từ tháng 5/1996, Nhà máy điện Bà Rịa có tổng cộng 8 tổ máy turbine
khí gồm 2 tổ máy turbine khí F5 và 6 tổ máy turbine khí F6. Tổng công suất thiết
kế lên đến 271,8 MW.
- Do nhu cầu phát triển nguồn điện để phục vụ cho nền kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của đất nước, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã triển khai lắp đặt cụm
chu trình hỗn hợp đuôi hơi 306 - 1 Nhà máy điện Bà Rịa với công suất lắp đặt 58
MW. Cụm chu trình này đã đưa vào vận hành từ năm 1999.
- Trước nhu cầu về điện ngày càng cao, EVN đã quyết định tiếp tục xây dựng cụm
chu trình hỗn hợp 306-2 có công suất 59, 1 MW và giao cho Ban Giám đốc Nhà

máy kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ban Quản lý. Dự án từ nguồn vốn vay của EDCF
Hàn Quốc với tổng giá trị trên 50 triệu USD được khởi công ngày 14/4/2000.
Mặc dù đây là công việc hoàn toàn mới mẻ, nhưng CBCNV Nhà máy đã quyết
tâm xây dựng, đưa công trình vào vận hành an toàn, đúng tiến độ (ngày
22/4/2002), được Bộ Công nghiệp tặng Bằng khen và đánh giá là "Dự án đầu tiên
trong ngành Điện thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và đúng thiết kế kỹ
thuật" trong thời điểm này. Như vậy, đến tháng 4/2002, tổng công suất thiết kế
lắp đặt của Nhà máy là 388,9 MW.
- Cụm chu trình hỗn hợp 306 - 2 đi vào hoạt động, nâng cao được sản lượng điện
phát ra. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của Nhà máy ngày càng tối ưu vì cụm chu
trình hỗn hợp 306 - 2 chỉ sử dụng nhiệt thừa của các tua bin khí thải ra nên không
phải tốn thêm nhiên liệu. Ngoài ra, điều kiện môi trường được cải thiện một cách
rõ rệt do giảm được nhiệt độ khí thải.
- Với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm của toàn thể CBCNV, từ khi thành lập đến
nay, Công ty Nhiệt điện Bà Rịa luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt
các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt. Bên cạnh đó,
trong quá trình sản xuất điện, do thực hiện công tác vận hành đúng quy trình kỹ
thuật, thực hiện nghiêm ngặt công tác trung, đại tu, chế độ duy tu bảo dưỡng và
sửa chữa thường xuyên, kịp thời, CBCNV luôn nêu cao ý thức trách nhiệm nên
Công ty đã tiết kiệm được số lượng lớn nhiên liệu là dầu DO, khí đồng hành và
điện tự dùng với tổng giá trị hàng chục tỉ đồng.
- Căn cứ Quyết định số 14/2005/QĐ/BCN ngày 30/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp về việc chuyển nhà máy điện Bà Rịa thành Công ty Nhiệt điện Bà Rịa,
đơn vị hạch toán độc lập của Tổng Công ty điện lực Việt Nam, trong giai đoạn
6/ 32
này là Công ty đã chuyển đổi từ hình thức hạch toán phụ thuộc sang hoạch toán
độc lập (từ Nhà máy điện sang Công ty Nhiệt điện Bà Rịa)
1.1.3 Giai đoạn từ tháng 11/2007 đến nay:
- Căn cứ Quyết định số 3944/QĐ-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công
nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Nhiệt điện Bà Rịa

thành Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa;
- Căn cứ Công văn số: 1692/BCT-TCCB ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công
thương về việc Đại hội đồng cổ đông lần đầu Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa;
- Một bước ngoặt quan trọng đối với Công ty, vào ngày 23 tháng 10 năm 2007, tại
Hội trường Công ty Nhiệt điên Bà Rịa đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập
Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa. Tại Đại hội đã bầu Hội đồng Quản trị, Ban
kiểm soát. Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng Quản trị đã bầu ông Phạm Hữu
Hạnh giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và cử Ông Huỳnh Lin giữ chức
Giám đốc điều hành.
- Đến với Công ty Nhiệt điện Bà Rịa hôm nay, khó có thể tưởng tượng được khung
cảnh của Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa 15 năm về trước. Nhiệt điện Bà Rịa
đã trở thành Công ty cổ phần với những con đường đầu tư phát triển rộng mở
trước mắt, nhưng có không ít khó khăn. Song nếu nhìn lại 15 năm xây dựng và
trưởng thành của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa, có thể nhận thấy sợi chỉ đỏ
xuyên suốt những quá trình này là sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
các Bộ ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã
tạo động lực quan trọng cho CBCNV Công ty không ngừng vươn lên, tạo cơ hội
cho tiềm năng, chất xám của người lao động được phát huy cao độ. Ghi nhận sự
cống hiến và những thành tích đã đạt được của Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà
Rịa trong 15 năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng tập thể CBCNV cùng các
tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong Công ty được tặng thưởng nhiều bằng
khen của các cấp, các ngành; đặc biệt là vinh dự được Đảng và Nhà nước trao
tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2000, Huân chương Lao động
hạng Nhì vào năm 2005
- Vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý, song tập thể CBCNV Công ty
Nhiệt điện Bà Rịa cũng nhận thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề của mình trước
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương và Tập
đòan giao. Thời gian tới, Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa sẽ phấn đấu để tiếp
tục vượt qua mọi khó khăn, phát huy nguồn nội lực thực hiện thắng lợi các chỉ
tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thông qua.

1.2.Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh điện năng;
7/ 32
- Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo thiết bị
điện, các công trình điện, các công trình kiến trúc nhà máy điện;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa
chữa thiết bị nhà máy điện;
- Mua bán vật tư thiết bị;
- Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thi công lắp đặt các công trình công nghiệp;
- Sản xuất nước cất, nước uống đóng chai;
- Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại và dịch vụ có liên quan đến công việc chế
tạo kim loại;
- Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng;
- Cho thuê thiết bị, tài sản cố định, cầu cảng, văn phòng;
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn;
- Kinh doanh bất động sản;
- Chế biến và kinh doanh nông sản;
- Chế biến và kinh doanh hải sản (địa điểm chế biến phải phù hợp với quy hoạch
của ngành và từng địa phương. Không được chế biến từ phường 1 đến phường 12
thuộc TP Vũng Tàu);
- Cho thuê phương tiện vận tải;
- Vận tải hành khách theo hợp đồng;
- Vận tải, bốc dỡ hàng hoá.
1.3.Cơ cấu tổ chức
8/ 32
9/ 32
CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA

10/ 32
2.1.Đánh giá tỷ lệ
2.1.1 Tỷ lệ thanh toán
a. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn (CR)
* Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) 2010 2011 2012
(1)
Tài sản ngắn hạn 1,118,392,786,317
1,186,360,203,93
0
1,521,147,298,535
(2) Nợ ngắn hạn
369,699,481,063 301,776,362,739 514,068,933,055
CR = (1) / (2) 3.03 3.93 3.0
- Tài sản ngắn hạn: đều tăng qua các năm, tỷ lệ tăng từ 6% đến 28% từ năm 2010 –
2012.
- Nợ ngắn hạn: tỷ lệ tăng nhanh hơn so với tỷ lệ tăng tài sản ngắn hạn, năm 2012
tăng 70% so với 2011.Tuy nhiên, nợ ngắn hạn năm 2011 giảm 18% so với năm
2010
- Tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn (CR): cả 3 năm (2010 -2012) đều trên 1, đảm
bảo tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty. Trong đó, năm 2011, tài sản ngắn hạn tăng 6% và nợ ngắn hạn giảm
18%, dẫn đến CR cao nhất 3,93% so với năm 2010, 2012.
b. Chỉ số về hệ số thanh toán nhanh (QR)
* Hệ số thanh toán nhanh (QR)
2010 2011 2012
(1)
Tài sản ngắn hạn
1,118,392,786,317
1,186,360,203,93
0 1,521,147,298,535

(2)
Hàng tồn kho
117,076,476,413 106,289,632,763 135,570,573,616
(3) Nợ ngắn hạn 369,699,481,063 301,776,362,739 514,068,933,055
QR = (1)-(2)/(3) 2.71 3.58 2.70
Khả năng thanh toán nhanh năm 2010, có 2,71 đồng tài sản có tính thanh
khoản cho mỗi đồng nợ đến hạn. Đến năm 2011, hệ số này tăng 0,87 so với năm
2010 do tài sản ngắn hạn tăng, đồng thời công ty giảm hàng tồn kho và nợ ngắn
hạn, vì vậy khả năng thanh toán nhanh trong năm 2011 là cao nhất trong 3 năm.
Khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm đều cao hơn 1, cho thấy tình hình
thanh toán của công ty hết sức khả quan.
 Dựa vào những bảng phân tích về ngắn hạn, công ty có đủ khả năng trang trải
với những rủi ro xấu nhất về thanh toán.
11/ 32
2.1.2 Hiệu quả hoạt động
a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)
* Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)
2010 2011 2012
(1)
Doanh thu thuần về BH và cung cấp
DV
2,038,711,000,490 2,400,803,749,299 1,430,206,482,379
(2)
Doanh thu hoạt động tài chính
8,549,080,641 7,484,581,340 30,049,303,711
(3) Thu nhập khác 424,086,036 4,733,270,197 10,624,993,333
(4) Tổng tài sản 2,065,657,704,197 2,014,254,924,653 2,196,463,531,389
TAT = (1)+(2)+(3)/(4) 0.99 1.20 0.67
Chỉ số này tăng dần cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của
doanh nghiệp hay nói cách khác cứ 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp chỉ

đem lại từ 0,67 đến 1,20 đồng doanh thu.
b. Vòng quay hàng tồn kho (IT)
* Vòng quay hàng tồn kho (IT) 2010 2011 2012
(1) Giá vốn hàng bán
1,815,039,035,34
5
2,147,225,291,42
1 1,233,804,561,365
(2) Hàng tồn kho 117,076,476,413 106,289,632,763 135,570,573,616
IT = (1) / (2) 15.50
20.20
9.1
Chỉ tiêu này từ 9 trở lên là một dấu hiệu tốt về tình hình tiêu thụ và dự trữ.
Công ty không bị ứ đọng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ tương đối tốt, giá trị hàng
tồb kho không quá cao.
Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: giá vốn hàng bán
có xu hướng tăng, giảm biến động qua 3 năm. Tuy nhiên, hàng tồn kho lại có xu
hướng tăng, và tăng nhanh vào năm 2011.
c. Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
* Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
2010 2011 2012
(1)
Phải thu ngắn hạn
899,103,617,581
1,052,785,484,65
3 622,032,159,395
(2)
Phải thu dài hạn
0 0 0
(3)

Số ngày
360 360 360
(4)
Doanh thu thuần về BH và cung cấp
DV
2,038,711,000,490
2,400,803,749,29
9
1,430,206,482,379
ACP = [(1)+(2)]*(3)/(4) 158.77 157.86 156.57
Các khoản phải thu, doanh thu thuần tăng giảm qua 3 năm.
Kỳ thu tiền bình quân của 3 năm không thay đổi nhiều từ 156-158 ngày.
12/ 32
Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân là khá dài, mặc dù số phải thu đều là
trong ngắn hạn, công ty cần có chính sách bán hàng, các khoản thu ngắn hạn và
tìm ra nguyên nhân khác dẫn đến kỳ thu tiền bình quân kéo dài, tìm biện pháp
cho hợp lý để điều chỉnh tỷ số này xuống.
Yếu tố này về dài hạn sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và giá trị đồng tiền
của doanh nghiệp trong thực tiễn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải chú ý đến
yếu tố này, cần đưa ra những giải pháp nhằm giảm xu thế tăng của các khoản
phải thu.
2.1.3 Tỷ lệ tài trợ
a. Tỷ số tổng nợ/tổng tài sản (D/A)
* Tỷ số tổng nợ/tổng tài sản (D/A)
2010 2011 2012
(1)
Nợ ngắn hạn
369,699,481,063 301,776,362,739 514,068,933,055
(2)
Nợ dài hạn

848,853,575,672 825,778,002,085 716,971,120,258
(3) Tổng tài sản
2,065,657,704,19
7 2,014,254,924,653 2,196,463,531,389
D/A = (1)+(2)/(3) 0.59 0.56 0.56
• Năm 2011 so sánh năm 2010
Tổng nợ và tổng tài sản năm 2011 giảm so với năm 2010, làm cho tỷ lệ nợ
trên tổng tài sản (D/A) giảm từ 59% xuống đến 56% năm 2011. Trong đó, cả nợ
ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm.
• Năm 2012 so sánh 2011
Tổng nợ và tổng tài sản năm 2012 tăng cao so với năm 2011 làm cho tỷ lệ
tổng nợ trên tổng tài sản tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do nợ dài hạn
năm 2012 lại giảm so với năm 2011, nhưng nợ ngắn hạn năm 2012 lại tăng so với
năm 2011 đây là tín hiệu xấu cho năm tới vì các khoản nợ ngắn hạn là trong một
năm đã đến hạn thanh toán.
b. Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
* Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR)
2010 2011 2012
(1)
Tổng lợi nhuận trước thuế
29,834,618,864 83,452,796,019 182,691,960,986
(2)
Lãi vay
37,928,920,760 42,562,319,211 30,667,591,354
(3)
EBIT =(1)+(2)
67,763,539,624 126,015,115,230 213,359,552,340
ICR = (3)/(2) 1.79 2.96 6.96
• Năm 2011 so sánh năm 2010
Năm 2011 lợi nhuận truớc thuế và lãi vay tăng điều này làm cho tỷ lệ thanh

toán lãi vay cũng tăng từ 1,79 lên 2,96.
• Năm 2012 so sánh năm 2011
13/ 32
Năm 2012 lợi nhuận truớc thuế và lãi vay tăng điều này làm cho tỷ lệ
thanh toán lãi vay cũng tăng từ 2,96 lên 6,96.
Mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi tiền vay luôn ở mức cao, từ
1,79 đến 6,96. Đây là một số liệu tốt, đảm bảo tỷ lệ lãi vay chỉ chiếm tối đa 17%
lợi nhuận.
c. Tỷ số khả năng trả nợ
* Tỷ số khả năng trả nợ
2010 2011 2012
(1) Tổng lợi nhuận trước thuế 29,834,618,864 83,452,796,019 182,691,960,986
(2) Lãi vay 37,928,920,760 42,562,319,211 30,667,591,354
(3) Khấu hao 165,306,482,144 165,306,482,144 165,306,482,144
(4) Nợ gốc 1,218,553,056,735 1,127,554,364,824 1,231,040,053,313
(5) EBITDA 233,070,021,768 291,321,597,374 378,666,034,484
(6)
Tiền thuê
0 0 0
Tỷ số khả năng trả nợ = [(5)+(6)]/
[(2)+(4)+(6)]
0.19 0.25 0.30
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
EBITDA = EBIT + khấu hao
Công ty không thuê các trang thiết bị. Chính vì thế, mục tiền thuê bằng 0.
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ số khả năng trả nợ của doanh nghiệp chỉ dao
động ở mức 19% đến tối đa 30%. Tức là tất cả thu nhập mà doanh thu được (đã
trừ đi chi phí) chỉ chiếm một tỷ thanh toán nợ gốc cộng lãi vay rất nhỏ, điều này
cũng sẽ tạo ra sự rủi ro cho doanh nghiệp về khả năng thanh toán nếu doanh
nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh.

Ở thời điểm mà ngân hàng đang siết chặt hạn mức tín dụng mà tỷ số khả
năng trả nợ của doanh nghiệp giảm dần như vậy thì đó cũng là nguy cơ để doanh
nghiệp tiếp cận đến cách khoản vay mới mới hay được đáo hạn vay ngân hàng.
2.1.4 Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi
a. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM)
* Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ
(GPM)
2010 2011 2012
(1)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
223,671,965,145 253,578,457,878 196,401,921,014
(2)
Doanh thu thuần về BH và cung
cấp DV
2,038,711,000,490
2,400,803,749,29
9
1,430,206,482,379
GPM = (1)/(2) 0.11 0.11 0.14
14/ 32
Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ dao động từ khoảng 11% đến 14%.
Như vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính đem lại tỷ lệ lợi nhuận không
cao.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải phát huy thế mạnh của mình nhiều
hơn nữa.
b. Doanh lợi ròng (NPM)
* Doanh lợi ròng (NPM)
2010 2011 2012
(1)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
22,350,749,380 62,705,730,118 135,340,407,789
(2)
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp DV
2,038,711,000,490 2,400,803,749,299 1,430,206,482,379
(3) Doanh thu hoạt động tài chính 8,549,080,641 7,484,581,340 30,049,303,711
(4)
Thu nhập khác
424,086,036 4,733,270,197 10,624,993,333
NPM = (1)/(2)+(3)+(4) 0.01 0.03 0.09
Tổng doanh thu thuần TNS= doanh thu thuần hàng hóa và dịch vụ+ doanh
thu hoạt động tài chính+ thu nhập khác
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu trên, tác giả có nhận xét như sau: Tốc độ
tăng lợi nhuận sau thuế và doanh thu trong 3 năm tăng trưởng với tốc độ khoảng
trên 100%. Và trong mỗi đồng doanh thu, thì mức lợi nhuận (đã trừ đi tất cả các
chi phí, thuế, vv.) chiếm khoảng từ 1% đến 9%.
c. Sức sinh lợi cơ bản (BEP)
* Sức sinh lợi cơ bản (BEP)
2010 2011 2012
(1)
Tổng lợi nhuận trước thuế
29,834,618,864 83,452,796,019 182,691,960,986
(2)
Lãi vay
37,928,920,760 42,562,319,211 30,667,591,354
(3)
EBIT =(1)+(2)
67,763,539,624 126,015,115,230 213,359,552,340

(4)
Tổng tài sản
2,065,657,704,19
7
2,014,254,924,65
3 2,196,463,531,389
BEP = (3)/(4) 0.03 0.06 0.10
Đây là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản
của doanh nghiệp. Hay nói cách khác một đồng vốn bỏ ra tạo ra được 0,03 đồng
lãi trước thuế.
Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng vốn bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện
taị và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó, sức sinh lời cơ sở tăng qua các kỳ
càng tốt. Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, qua 3 năm BEP luôn tăng.
d. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
15/ 32
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA)
2010 2011 2012
(1)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
22,350,749,380 62,705,730,118 135,340,407,789
(2) Tổng tài sản 2,065,657,704,197 2,014,254,924,653 2,196,463,531,389
ROA = (1)/(2) 0.01 0.03 0.06
Đây là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của doanh
nghiệp, hay đo lường hiệu quả hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản.
Một đồng vốn bỏ ra thu được từ 0,01 – 0,06 lãi cho cổ đông.
Đồng thời, thuế TNDN của công ty được ưu đãi với thuế suất thấp hơn
thuế suất TNDN hiện hành là 25%, đã giúp cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
gần với sức sinh lợi cơ bản.

Đây là yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tối đa hoá lợi nhuận.
e. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)
* Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)
2010 2011 2012
(1)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
22,350,749,380 62,705,730,118 135,340,407,789
(2) Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
847,104,647,46
2
886,700,559,82
9
965,423,478,076
ROE = (1)/(2) 0.03 0.07 0.14
Đây là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng
vốn chủ sở hữu, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu bao nhiêu đồng lãi cho cổ
đông.
Mục tiêu của nhà đầu tư với đồng vốn bỏ ra thì lãi kỳ hiện tại và tương lai
phải nhiều hơn các kỳ trước đó, ROE càng tăng càng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ năm 2010 đến năm
2012, từ 0,03 đến 0,14.
Bảng số liệu cho thấy, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,03 – 0,14 đồng lợi
nhuận.
16/ 32
2.2.Đánh giá cơ cấu
2.2.1 Phân tích cơ cấu Bảng cân đối kế toán
a. Tài sản
Chỉ tiêu

2010 2011 2012
Thành tiền
Cơ cấu
Thành tiền Cơ cấu Thành tiền

cấu
TÀI SẢN

A
TÀI SẢN NGẮN
HẠN
1,118,392,786,317
54.14%
1,186,360,203,93
0
58.90%
1,521,147,298,53
5
69.25
%
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền
95,798,120,39
9
8.57%
22,089,193,67
4
1.86%
222,309,481,63

3
14.61
%
II
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
-
0.00%
-
0.00%
540,000,000,00
0
35.50
%
III Các khoản phải thu
899,103,617,58
1
80.39%
1,052,785,484,65
3
88.74%
622,032,159,39
5
40.89
%
IV Hàng tồn kho 117,076,476,413
10.47%
106,289,632,76
3
8.96%

135,570,573,61
6
8.91%
V
Tài sản ngắn hạn
khác
6,414,571,92
4
0.57%
5,195,892,84
0
0.44%
1,235,083,89
1
0.08%


B
TÀI SẢN DÀI
HẠN
947,264,917,88
0
45.86%
827,894,720,72
3
41.10%
675,316,232,85
4
30.75
%

I
Các khoản phải thu
dài hạn






II Tài sản cố định
672,069,570,99
3
70.95%
519,702,457,25
5
62.77%
358,435,969,86
2
43.29
%
III Bất động sản đầu tư -

-



IV
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
273,750,927,80

0
28.90%
307,250,927,80
0
37.11%
307,250,927,80
0
37.11
%
V
Tài sản dài hạn
khác
1,444,419,08
7
0.15%
941,335,66
8
0.11%
9,629,335,19
2
1.16%
CỘNG TÀI SẢN
2,065,657,704,19
7
100.00
%
2,014,254,924,65
3
100.00
%

2,196,463,531,38
9
100.00
%
17/ 32
Tài sản ngắn hạn qua 03 năm tăng từ 6% đến 9% so với tổng tài sản của
doanh nghiệp là do nền kinh tế chung trong 3 năm này rất khó khăn, doanh
nghiệp dần cơ cấu lại danh mục tài sản:
+ Trong mục tài sản ngắn hạn, khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm
gần như thấp nhất so với các khoản mục còn lại. Nguyên nhân xuất phát từ việc
kinh doanh ngành, nghề này cần phải có thời gian thu hồi các khoản tiền từ khách
hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các biện pháp điều chỉnh lại
sao cho hợp lý nhất đối với ngành, nghề kinh doanh và với việc tiền mặt cần phải
có sẵn của doanh nghiệp.
Đồng thời, khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng có xu hướng
giảm trong năm 2012, nhưng tỷ trọng vẫn chiếm khá cao trong tổng cơ cấu tài
sản ngắn hạn. Do đó công ty cần rà soát lại uy tín của khách hàng. Cũng như ra
chính sách bán hàng thu tiền mặt được chiết khấu so với khách hàng trả chậm.
Bên cạnh đó công ty cũng gặp rất nhiều rủi ro, nếu các khoản phải thu quá hạn
hoặc thuộc diện khó đòi lớn hơn mức dự phòng.
+ Trong mục tài sản dài hạn, tỷ trọng khoản mục đầu tư tài chính dài hạn
tăng dần qua 3 năm, trong khi khoản mục tài sản cố định của doanh nghiệp qua 3
năm tỷ trọng đều giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao từ 43% - 71%.
b. Nguồn vốn
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Thành tiền Cơ cấu Thành tiền Cơ cấu Thành tiền

cấu

NGUỒN VỐN
A
NỢ PHẢI
TRẢ
1,218,553,056,735 58.99%
1,127,554,364,82
4
55.98% 1,231,040,053,313
56.05
%
I Nợ ngắn hạn 369,699,481,063 30.34% 301,776,362,739 26.76% 514,068,933,055
41.76
%
II Nợ dài hạn 848,853,575,672 69.66% 825,778,002,085 73.24% 716,971,120,258
58.24
%
B
NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
847,104,647,462 41.01% 886,700,559,829 44.02% 965,423,478,076
43.95
%
I Vốn chủ sở hữu 847,104,647,462 100.00% 886,700,559,829 100.00% 965,423,478,076
100.0
0%
II
Nguồn kinh phí,
quỹ khác
-
CỘNG NGUỒN

VỐN
2,065,657,704,19
7
100.00%
2,014,254,924,65
3
100.00% 2,196,463,531,389
100.0
0%
Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tối đa khoảng 59%, điều này đối
với doanh nghiệp cần nguồn vốn lớn và dài hạn như ngành nhiệt điện là hoàn
toàn có thể chấp nhận:
18/ 32
+ Đối với nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tối đa khoảng 73% và còn lại là
nợ ngắn hạn. Như vậy, các khoản đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đều được
tài trợ bằng nợ dài hạn. Điều này sẽ làm giảm bớt rủi ro trong các hoạt động sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm gần như 100%
cơ cấu và luôn tăng. Như vậy, tác giả có thể kết luận, chủ doanh nghiệp luôn bổ
sung vốn từ các nguồn, và rất quan tâm tới sự phát triển chung của doanh nghiệp.
 Như vậy, dựa theo mục nguồn vốn, tác giả có thể nhận xét, doanh nghiệp luôn
giữ nguồn vốn ở thế cân bằng (nợ chỉ chiếm tối đa 59% so với nguồn vốn) nhằm tránh
rủi ro. Đồng thời, với sự quan tâm đúng mức của chủ doanh nghiệp, công ty gần như
không có rủi ro gì về nguồn vốn kinh doanh.
2.2.2 Phân tích cơ cấu báo lời lỗ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
A
Tổng doanh thu
2,076,704,310,690 100.00% 2,491,467,843,498 100.00% 1,632,807,192,327
100.00

%
B
Tổng chi phí
2,017,849,548,303 97.17% 2,329,568,804,817 93.50%
1,288,188,818,43
7
78.89
%
C
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
96,783,683,147 4.66% 204,461,357,892 8.21% 375,285,965,244
22.98
%
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
2,038,711,000,490 98.17%
2,400,803,749,29
9
96.36%
1,430,206,482,37
9
87.59
%
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu


3
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2,038,711,000,490 98.17%
2,400,803,749,29
9
96.36%
1,430,206,482,37
9
87.59
%
4
Giá vốn hàng bán
1,815,039,035,345 87.40% 2,147,225,291,421 86.18%
1,233,804,561,36
5
75.56
%
5
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
223,671,965,145 10.77% 253,578,457,878 10.18% 196,401,921,014
12.03
%
6
Doanh thu hoạt
động tài chính
8,549,080,641 0.41% 7,484,581,340 0.30% 30,049,303,711 1.84%

7
Chi phí tài chính
178,086,043,840 8.58% 151,738,841,088 6.09% 26,463,306,079 1.62%
Chi phí lãi vay
37,928,920,760 1.83% 42,562,319,211 1.71% 30,667,591,354 1.88%
8
Chi phí bán hàng
228,181,884 0.01% 270,063,129 0.01% 215,542,072 0.01%
9
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
24,462,590,503 1.18% 25,874,622,142 1.04% 27,220,970,337 1.67%
10
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
29,444,229,559 1.42% 83,179,512,859 3.34% 172,551,406,237
10.57
%
11
Thu nhập khác
424,086,036 0.02% 4,733,270,197 0.19% 10,624,993,333 0.65%
12
Chi phí khác
33,696,731 0.00% 4,459,987,037 0.18% 484,438,584 0.03%
13
Lợi nhuận khác
390,389,305 0.02% 273,283,160 0.01% 10,140,554,749 0.62%
14
Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế
29,834,618,864 1.44% 83,452,796,019 3.35% 182,691,960,986
11.19
%
15
Chi phí thuế thu
nhập hiện hành
7,483,869,484 0.36% 20,747,065,901 0.83% 56,351,553,197 3.45%
19/ 32
16
Chi phí thuế thu
nhập hoãn lại
(9,000,000,000)
17
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
22,350,749,380 1.08% 62,705,730,118 2.52% 135,340,407,789 8.29%
18
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu
1,052 2,283
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua năm 2010,
2011đều tăng trưởng, đến năm 2012 doanh thu hàng hóa & dịch vụ giảm, nhưng
doanh thu từ hoạt động tài chính lại tăng khá cao, giúp cho lợi nhuận của công ty
năm 2012 cao hơn các năm trước. Nhìn chung, có thể tạm thời nhận xét, đây là
tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tổng chi phí của doanh nghiệp qua 3 năm khá cao (97%)
đến năm 2012 tỷ lệ này còn 79%, còn lợi nhuận qua 3 năm lại có xu thế tăng, và
tăng rất nhanh.
+ Đối với hoạt động kinh doanh chính:

- Doanh thu trong 3 năm gần như không tăng và tỷ trọng có xu hướng giảm. Như
vậy, việc tăng doanh thu của doanh nghiệp có thể kết luận là đến từ hoạt động
đầu tư tài chính.
- Giá vốn bán hàng qua 3 năm có giảm (năm 2012 so với năm 2011), và chỉ tăng
vào năm 2011.
- Lợi nhuận gần tăng qua các năm và tỷ trọng lại cũng có xu hướng tăng.
 Tóm lại, việc hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp trong 3 năm nay
không còn là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận chính. Mặc dù tổng doanh
thu và tổng lợi nhuận tăng, nhưng đây thực sự là một điều đáng lo đối với doanh
nghiệp.
+ Đối với hoạt động tài chính:
- Doanh thu qua 3 năm tăng, và tăng với tốc độ gần như 100%.
- Chi phí tài chính có xu hướng giảm: trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng gần
30% chi phí.
+ Đối với hoạt động khác: Thu nhập và lợi nhuận không góp phần đáng
kể.
+ Tổng lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng, và chiếm từ 2% - 11%
doanh thu. Thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tương đối phát triển.
+ Tổng lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng, và chiếm khoảng 1% - 8%
doanh thu. Yếu tố lợi nhuận này cho thấy rằng, doanh nghiệp hoạt động chưa thật
sự hiệu quả.
Tóm lại: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ bản là khá, lợi nhuận
sau thuế chiếm tỷ lệ trên doanh thu chưa cao (khoảng 2%-11%). Tuy nhiên, yếu
tố làm doanh nghiệp cần quan tâm nhất hiện nay là hoạt động đem lại nguồn thu
nhập chính cho công ty không phải là hoạt động kinh doanh chính, mà là hoạt
20/ 32
động tài chính. Yếu tố này về lâu dài không tạo nên tính bền vững cho doanh
nghiệp.
2.3.Ứng dụng mô hình chỉ số Z
Mô hình chỉ số Z của Altman – đối với DN đã cổ phần hóa - được mô tả như sau:

Z = 1,2X
1
+ 1,4X
2
+ 3,3X
3
+ 0,64X
4
+ 0,999X
5
Theo Altman,
Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản;
1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản;
Z < 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
X
1
Tỷ số TSLĐ/tổng tài sản 0.54 0.59 0.69
X
2
Tỷ số lợi nhuận giữ lại /tổng tài sản 0.01 0.03 0.06
X
3
Tỷ số EBIT/tổng tài sản 0.03 0.06 0.10
X
4
Tỷ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /
giá trị sổ sách của tổng nợ
0.70 0.79 0.78
X

5
Tỷ số doanh thu /tổng tài sản 0.99 1.20 0.67
Z Chỉ số Z 2.21 2.66 2.41
+Lợi nhuận giử lại= lợi nhuận chưa phân phối năm nay- lợi nhuận chưa
phân phối năm trước
Hoặc = Lợi nhuận sau thuế- chia cổ tức
+ Giá thị trường vốn chủ sở hửu = giá thị trường cổ phiếu x (số lượng cổ
phiếu phát hành).
Chỉ số Z của công ty nằm trong khoảng cảnh báo, có khả năng phá sản
(theo giả định của Altman). Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận lại rằng:
21/ 32
- Thứ nhất, đặc thù kinh doanh của công ty là làm về nhiệt điện đây là một loại
ngành, nghề cần rất nhiều vốn, cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Chính vì thế, mục
tổng tài sản của doanh nghiêp rất cao, làm cho các hệ số trong phương pháp tính
Chỉ số Z không cao.
- Thứ hai, thời điểm phân tích vẫn còn là thời điểm khó khăn chung của tất cả các
doanh nghiệp, không chỉ của các doanh nghiệp trong nước, mà cả các doanh
nghiệp lớn trên toàn cầu.
2.4.Đánh giá hòa vốn
Công thức tính doanh thu hoà vốn như sau:
Doanh thu hoà
vốn
=
Fc ( tổng chi phí cố định)
1-
Tổng biến phí
Tổng doanh thu bán hàng
Ta có bảng phân tích điểm hoà vốn như sau:
2.4.1 Hòa vốn lời lỗ:
Chỉ tiêu 2010 2011 2012

S (Doanh thu): 2,038,711,000,490 2,400,803,749,299 1,430,206,482,379
F (Định phí): 189,997,254,531 191,451,167,415 192,742,994,553
V (Biến phí): 1,815,039,035,345 2,147,225,291,421 1,233,804,561,365
KH (Khấu hao) 165,306,482,144 165,306,482,144 165,306,482,144
Ftm (Định phí đã trừ khấu hao) 24,690,772,387 26,144,685,271 27,436,512,409
Qll (Hòa vốn lời lỗ) 1,506,725,008,567 1,812,601,450,391 1,403,562,036,561
Định phí : chi phí quản lý doanh nghiệp+ chi phí bán hàng+ khấu hao
Biến phí : Giá vốn bán hàng
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn năm 2011 là cao
nhất, là do thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng ổn định trở
lại. Chính vì thế, các chi phí về định phí (như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,
vv.) đều tăng.
 Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn, có thể thấy
doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu hoà vốn.
22/ 32
2.4.2 Hòa vốn tiền mặt
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
S (Doanh thu): 2,038,711,000,490 2,400,803,749,299 1,430,206,482,379
F (Định phí): 189,997,254,531 191,451,167,415 192,742,994,553
V (Biến phí): 1,815,039,035,345 2,147,225,291,421 1,233,804,561,365
KH (Khấu hao) 165,306,482,144 165,306,482,144 165,306,482,144
Ftm = F - khau hao 24,690,772,387 26,144,685,271 27,436,512,409
Qtm 225,049,881,613 247,529,931,951 199,793,758,119
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) = Tổng định phí – Khấu hao
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy rằng, doanh thu hoà vốn tiền mặt năm 2012
là cao nhất
Nhìn chung, so sánh doanh thu của công ty với doanh thu hoà vốn tiền mặt,
có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp đạt được cao hơn hẳn so với doanh thu
hoà vốn tiền mặt, là do đã trừ đi phần khấu hao mà doanh nghiệp sẽ nhận lại
được.

2.4.3 Hòa vốn trả nợ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
S (Doanh thu): 2,038,711,000,490 2,400,803,749,299 1,430,206,482,379
F (Định phí): 189,997,254,531 191,451,167,415 192,742,994,553
V (Biến phí):
1,815,039,035,345 2,147,225,291,421 1,233,804,561,365
KH (Khấu hao)
165,306,482,144 165,306,482,144 165,306,482,144
F ™
24,690,772,387 26,144,685,271 27,436,512,409
Vốn vay phải trả hàng năm
945,797,367,115 932,362,922,491 823,517,619,502
Lãi vay
37,928,920,760 42,562,319,211 30,667,591,354
Ftn
1,008,417,060,262 1,001,069,926,973 881,621,723,265
Qtn (Hòa vốn trả nợ)
9,191,455,677,090 9,477,825,735,274 6,420,003,924,146
Định phí đã trừ khấu hao (Ftm) = Tổng định phí – Khấu hao
Định phí trả nợ (Ftn) = Định phí đã trừ khấu hao + vốn vay phải trả hàng
năm + lãi vay.
Vốn vay phải trả hàng năm = nợ vay ngắn hạn+ nợ vay dài hạn
Nhận xét:
Dựa vào bảng trên,, doanh thu hoà vốn của doanh nghiệp cao hơn doanh
thu mà doanh nghiệp kiếm được là do nợ phải trả và lãi vay quá cao, tốc độ tăng
nợ vay cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận.

23/ 32
Tóm lại:. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại cơ cấu nợ/vốn để làm sao
có thể đạt được doanh thu hoà vốn trả nợ thấp, nhằm tránh những rủi ro trong

thanh toán.
2.4.4 Đánh giá đòn bẩy
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
DOL 3.80 2.52 1.90
DLF 2.27 1.51 1.17
DTL 8.64 3.80 2.22
Chỉ số đòn bẩy DOL gỉam dần từ 3.8 ->1.9, điều này chứng tỏ chi phí cố
định nhỏ hơn biến phí. Do Đòn bẩy kinh doanh cao nên chỉ cần một sự thay đồi
của doanh thu, hoặc sản lượng hàng hóa có thể dẩn đến sự thay đổi lớn về lợi
nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Do đó lợi nhuận trước thuế và lãi
vay của doanh nghiệp rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định trong
mối quan hệ với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
Đòn bẩy DFL là mối quan hệ tổng số nợ với tổng số vốn hiện có. Hiện số
này phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có mấy đồng từ
các khoản nợ. Đòn bẩy DFL của công ty giảm dần chứng tỏ vốn của doanh
nghiệp hình thành từ nợ càng giảm dần.
Đòn bẩy tổng hợp là đòn bẩy kết hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài
chính có tác động đến EPS
24/ 32
CHƯƠNG 3:
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA
25/ 32

×