Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học NGUỒN DỮ LIỆU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.61 KB, 60 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC



Bài báo cáo
Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
NGUỒN DỮ LIỆU
VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp: Cao học QTKD - Khóa 4
GVHD: TS. Nguyễn Văn Tân


2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN















GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
3
TS. Nguyễn Văn Tân
DANH SÁCH NHÓM 1
STT HỌ VÀ TÊN SĐT Ghi chú
01 Đỗ Thị Hạnh Dung 0919362888 Trưởng nhóm
02 Phạm Ngọc Ất 0987776039
03 Nguyễn Thị Trúc Khuyên 0933826878
04 Huỳnh Thị Tuyết Mai 0913617798
05 Nguyễn Thị Mến 0938132027
06 Nguyễn Thị Huyền Trang 0973030079
07 Hoàng Đức Trình 0912728671
08 Lê Thị Cẩm Tú 0908373122
09 Nguyễn Công Vinh 0989777593
4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình
nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn
nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các nguồn dữ liệu và các
phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng,
làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả
cao nhất của giai đoạn quan trọng này.
Trong nội dung bài này, chủ yếu đề cập đến các khái niệm thế nào là dữ liệu thứ cấp,
dữ liệu sơ cấp, các phương pháp thu thập dữ liệu sơ thứ cấp, dự liệu sơ cấp. Trong đó, dữ
liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu
thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc
điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ
liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, người ta không

tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một số đơn vị gọi
là điều tra chọn mẫu. Qua bài này, các bạn có thể hiểu sơ lượt về các loại dữ liệu, các
phương pháp thu thập dữ liệu, từ đó chọn ra được các biện pháp tối ưu cho quá trình nghiên
cứu một vấn đề.
5
CHƯƠNG 1: NGUỒN DỮ LIỆU
Theo văn hoá dân gian Đông Phương, một người đàn ông tên Nasiruddin đã tìm kiếm
một thứ gì đó trên mặt đất. Một người bạn của ông dừng lại và hỏi rằng “ anh làm mất thứ gì
vậy Nasiruddin?” “ Chìa Khoá” ông ấy đáp. Nói rồi người bạn ấy cúi xuống tìm phụ
Nasiruddin chiếc chìa khoá. Sau một hồi tìm kiếm vô vọng, người bạn hỏi “ Chính xác là
anh làm rớt nó ở đâu vậy?” “Ở nhà tôi” Nasiruddin trả lời. “Vậy tại sao anh lại kiếm nó ở
đây hả Nasiruddin?” “ Vì ở đây có nhiều đèn hơn ờ nhà tôi” Nasiruddin đáp.
Mục đích của chương này là nhìn vào: (1) Chúng ta có muốn gì thông qua thu thập dữ
liệu, (2) Nguồn dữ liệu là gì và (3) tìm kiếm dữ liệu đúng ở đâu. Nguồn dữ liệu là mang dữ
liệu (thông tin). Sự khác biệt đầu tiên có thể được tạo ra giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ
cấp. Dữ liệu thứ cấp là những thông tin được một số khác sưu tầm cho nhiều mục đích và có
thể khác với chúng ta. Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc do chúng ta sưu tầm cho vấn đề nghiên
cứu tay. Hai loại nguồn dữ liệu này sẽ được thảo luận một cách chi tiết.
1.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp không chỉ rất có ít trong việc tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề
nghiên cứu mà còn hiểu rõ và giải thích các vấn đề nghiên cứu của chúng ta một cách tốt
hơn. Trong hầu hết các nghiên cứu, chúng ta nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu tài liệu:
những nghiên cứu trước đó và xoay quanh chủ đề nghiên cứu của chúng ta bao gồm sách
vở, các bài báo, những nguồn dữ liệu trên mạng như những trang web về công ty, chính phủ,
những tổ chức phi chính phủ và bảng thống kê. Bước đầu tiên là xác định vị trí những
nguồn này và tiếp theo là đánh giá lợi ích nội dung của từng cái. Một vài câu hỏi nghiên cứu
có thể được trả lời duy nhất thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp, nơi mà không cần thiết thu
nhập thêm dữ liệu.
Bạn phải nhận thấy rằng một nguồn dữ liệu thứ cấp cung cấp thông tin mà lẽ ra đã
được thu nhập cho một mục đích khác. Ví dụ như một số công ty đã chuẩn bị sẵn bảng

thống kê và địa chỉ trang web của họ nhằm mục đích gây thiện cảm và thuyết phục khách
hàng. Điều này có nghĩa là thông tin có thể phóng đại hay thiên vị. Ngược lại, thông tin
được thu nhập bởi các tổ chức khác như “Cục thống kê” thì mang đến thông tin trung lập
hơn và bao gồm thông tin tích cực và tiêu cực. Trong cùng một cách thì phạm vi của thông
tin có thể khác nhau.
6
Ví dụ, bạn cần phải quan sát trong một khoảng thời gian. Phải chăng thông tin diễn
đạt năm hiện tại, hoặc là trung bình của một số năm, hay là năm biệt tốt/xấu? Phải chăng
thông tin đang nói đến việc so sánh trong khu vực và quốc gia? Bạn cũng cần phải hỏi đến
độ tin cậy của thông tin. Có phải những nguồn này được đề cập? nếu đúng vậy, bạn có thể
kiểm tra tính xác thực của thông tin không? Một khi bạn đã sử dụng dữ liệu thứ cấp trong
bài báo cáo thì độ tin cậy của thông tin sẽ trở thành trách nhiệm của bạn (Cooper and
Schindler, 2001).
Điều này chứng tỏ rằng bạn cần phải diễn giải và kiểm tra độ tin cậy của thông tin
trong cách tốt nhất có thể. Bạn cần đưa ra một quyết định dù thông tin đã bị sưu tầm cho
một mục đích khác, nhưng nó có thể sử dụng cho nghiên cứu của bạn không? Hơn nữa, làm
thế nào mà mục đích (ví dụ như tài liệu quảng cáo) ảnh hưởng đến nội dung của nó? Ví dụ,
nếu một trang web của một công ty khẳng định rằng họ là công ty hàng đầu cho một thị
trường đặc biệt, bạn có thể xác minh điều này hay không?
Nếu chúng ta sưu tầm dữ liệu từ phòng công bố thương mại Hoa Kỳ về số lượng xe
hơi trên 1000 người ở Ấn Độ và trên những đặc trưng của chủ xe để xác định qui mô của thị
trường xe hơi đối với kích thước xe khác nhau mà chúng ta sưu tầm dữ liệu thứ cấp. Đó
chính là những dữ liệu được thu nhập từ phòng thương mại Hoa Kỳ nhưng chúng ta có thể
sử dụng chúng để giải đáp những câu hỏi mà chúng ta đặt ra.
Có nhiều dữ liệu liên quan có giá trị hơn hầu hết các nhà nghiên cứu có thể kỳ vọng.
Trong khía cạnh này, các nhà nghiên cứu cần nhìn vào một vài nguồn dữ liệu có sẵn trên đề
tài/ khu vực về câu hỏi nghiên cứu. Một khi những nguồn này được xác định vị trí thì họ cần
phải tìm kiếm dữ liệu trên vấn đề nghiên cứu đặc biệt của họ và đưa ra một quyết định rằng
thông tin có sẵn có thể sử dụng được hay không. Nhiều nhóm nghiên cứu sinh đã đánh giá
thấp về lượng dữ liệu có sẵn từ nguồn thứ cấp. Vì thế, chúng ta nên bắt đầu tìm kiếm nguồn

thứ cấp có liên quan đến vấn đề nhiên cứu của chúng ta trước khi ra ngoài sưu tầm dữ liệu
riêng của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong những
cách thức sau đây:
• Trả lời những câu hỏi nghiên cứu hoặc giải quyết tất cả các vấn đề nghiên cứu;
• Giúp ích trong việc xây dựng vấn đề và/hoặc lập ra cụ thể và tập trung hơn trong câu
hỏi nghiên cứu;
• Quyết định về sự thích đáng của một giải pháp nghiên cứu nhất định hoặc thậm chí
đề nghị một giải pháp nghiên cứu tốt hơn cho một vấn đề đặc biệt;
• Cung cấp những tiêu chuẩn đánh giá chuẩn mực và những tìm kiếm khác có thể so
sánh sau đó với kết quả của nghiên cứu tay.
Một số văn phòng chính phủ thường xuyên thu nhập thông tin trên mọi khía cạnh khác
nhau của xã hôi. Sự điều tra dân số có sẵn ở mỗi quốc gia có thể cho chúng ta một số lượng
lớn thông tin về những khách hàng tiềm năng và những phân đoạn xã hội. Cục thống kê
trung ương và những tổ chức chi nhánh thu nhập thông tin ở nhiều công ty khác nhau, qui
mô và thị phần của họ, cũng như xuất nhập khẩu. Những nguồn thứ cấp dưới đây rất quan
trọng đối với nghiên cứu của chúng ta:
7
• Địa chỉ internet và trang web của nhiều công ty và tổ chức khác nhau ( ví dụ
www.info.com/companies).
• Báo cáo và nghiên cứu chính phủ địa phương và trung ương, ngân sách nhà nước,
luật thương mại quốc tế có liên quan đến xuất nhập khẩu, và chính sách trên vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài ( ví dụ www.statistics.gov.uk/, phòng thương mại Hoa Kỳ,
Văn phòng phát triển thương mại quốc gia và Hội đồng xuất khẩu).
• Báo cáo và nghiên cứu về các ban nghành tổ chức như trường Đại Học, bộ phận viễn
thông, tiếp thị và các viện nghiên cứu khác, phòng thương mại và nhiệm vụ nước
ngoài như Đại sứ quán, Trung tâm thương mại và Lãnh sự quán.
• Báo cáo điều tra dân số trên nhân khẩu học, mức thu nhập và mô hình tiêu thụ.
• Học thuật như tạp chí chuyên nghiệp và tin tức có liên quan đến vấn đề khu vực.
• Ở nhiều quốc gia,các tổ chức chi nhánh khác nhau xuất bản những tập san dựa trên
những số liệu thống kê có liên quan đến ngành công nghiệp riêng của họ, thị phần,

doanh thu và xuất nhập khẩu. Ví dụ phòng thương mại địa phương, hiệp hội thương
mại nhỏ và hiệp hội các nhà bán lẻ.
• Nghiên cứu lịch sử liên quan đến sự phát triển của một kỷ luật cụ thể hoặc vấn đề
khu vực. Ví dụ, có rất nhiều sổ tay có giá trị trên nhiều đề mục khác nhau, như sổ tay
kinh doanh quốc tế hoặc giải pháp nghiên cứu chất lượng.
• Sách giáo khoa và những tài liệu xuất bản khác trực tiếp hoặc không trực tiếp liên
quan đến vấn đề khu vực.
• Những công ty nghiên cứu thương mại buôn bán dữ liệu như: AC Nielsen
(www.acnielsen.com) và synovate (www.synovate.com).
• Những website thương mại quốc tế, Liên Hiệp Quốc, Số liệu thống kê thương mai
quốc tế and Ngân hàng thế giới (www.worldbank.com).
• Và, cuối cùng ít nhất, các đề tài và báo cáo được viết bởi các sinh viên trong trường
đại học của chúng ta và ở các trường đại học khác. Nhiều trường giữ một kỷ lục hiện
tại về tất cả các chủ đề được viết trong những qui tắc khác nhau. Có lẻ nguồn thứ cấp
quan trọng nhất tồn tại ở giai đoạn trước đó trong quá trình nghiên cứu của chúng ta.
Điều này chứng tỏ rằng cái nhìn sâu sắc không chỉ ở việc đi sâu vào vấn đề khu vực
của chúng ta mà còn ở những nguồn dữ liệu được đề cập ở trên.
Các website được liệt kê ở trên là những website hàng đầu đã trở thành những nguồn
dữ liệu quan trọng nhất và hoàn toàn miễn phí. Nó đang nhanh chóng trở nên một cách dễ
dàng hơn để tìm những website có lien quan trong khi có những điểm số về địa chỉ website
có hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin. “Yahoo” và “Google” là 2 trang web hướng dẫn. Bạn có
thể click vào địa chỉ Encyclopedia Britannica (www.britannica.com) hoặc SNAP
(www.snap.com). Tất cả những dịch vụ tìm kiếm này đều có lựa chọn “Giúp Đỡ” có thể hỗ
trợ bạn hiểu rõ về phương thức làm việc của những chỉ dẫn đặc biệt. Tạp chí Financial times
duy trì một lượng tốt ngân hàng dữ liệu và có thể phục vụ như một nguồn dữ liệu tuyệt vời.
8
Tham khảo trang web www.ft.com để kiểm tra. Một số chính phủ giữ những nguồn dữ liệu
hiện tại có liên quan đến các nghành công nghiệp, công ty và các quốc gia, bao gồm chi tiết
kinh tế, xã hội và thông tin tiêu dung, cũng như dữ liệu trên qui tắc và qui định và văn bản
chính sách. Một trong những nguồn này được liệt kê trong bảng 1.1.

Bảng 1.1 Nguồn dữ liệu chính phủ
Nguồn Website Loại thông tin
Bộ thương mại Mỹ www.doc.gov Dữ liệu thương mại với
các nước
Phòng thương mại Mỹ www.uschamber.com Thông tin trên nước Mỹ
Văn phòng thương hiệu và
bằn sáng chế Mỹ
www.uspto.gov Thông tin trên bằng sáng
chế được áp dụng và đăng

Cục quản lý tiểu thương
Mỹ
www.sbaonline.sba.gov Dữ liệu ở những ty nhỏ
hơn trên nước Mỹ
Cục điều tra dân số Mỹ www.census.gov Dữ liệu trên nhân khẩu
học Mỹ
Sở thương mại và công
nghiệp
www.dti.gov.uk Thông tin ở những công
ty Anh quốc và thương
mại
Tạp chí tài chính www.ft.com Vài ngân hàng dữ liệu, ví
dụ như xác nhập và mua
lại
Tuần thương mại www.businessweek.com Thông ty ở nhiều công ty,
ví dụ 500 công ty hàng
đầu
Ngân hàng thế giới www.worldbank.org Kinh tế, xã hội, thông tin
khu vực/quốc gia có trên
hơn 200 quốc gia

Cục quản lí thương mại
quốc tế Mỹ
www.ita.doc.gov ITA hỗ trợ các công ty mỹ
cạnh trạnh với thị trường
nước ngoài
Trung tâm nghiên cứu và www.ciber.bus.msu.edu Một trang web thể hiện
9
giáo dục kinh doanh quốc
tế, Một trung tâm tại Đại
Học bang Michigan, Mỹ
thông tin thị trường khác
nhau trên thế giới
La bàn thương mại www2.tradecompass.com Thương mại có liên kết
thông tin với nhiều thị
trường và công ty khác
nhau
Liên minh Châu Âu www.europa.eu.int Thông tin thống kê ở
nhiều quốc gia
Quốc tế Châu Âu www.euromonitor.com thông tin ở Châu Âu và
các nước khác, và các
công ty khác
Đại học Strathclyde, Anh
Quốc
www.strath.ac.uk Hồ sơ công ty, thông tin
công ty, dữ liệu xuất khẩu
kinh tế và danh mục công
ty
OECD www.oecd.org Chỉ số thống kê, chỉ số
kinh tế và thông tin khác
ở các quốc gia tthái độên

Eurostar Europa.eu.int/comm./eurosta
t
Thống kê các cấp Châu
Âu cho phép so sánh giữa
các quốc gia và khu vực
Chính phủ đồng thời giữ những số liệu thống kê trên nhân khẩu học để giúp những nhà
nghiên cứu thương mại trong việc quyết định vị trí và phân chia. Một bảng phân tích lịch sử
về thông tin nội bộ của nhiều công ty cũng có thể hỗ trợ bạn tìm ra nhiều dạng phát triển
khác nhau và xu hướng dự đoán tương lai. Đây cũng được gọi là khai thác dữ liệu và thường
được sử dụng trong tiếp thị và vấn đề tài chính ( xem ví dụ khai thác dữ liệu, 1997 ; và SAS
(www.sas.com)).
1.1.1 Những ưu điểm của dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm đầu tiên là tiết kiệm được rất lớn thời gian và tiền bạc. Các nhà nghiên cứu
chỉ việc đến thư viện xác định vị trí và sử dụng các nguồn đó. Điều này không chỉ giúp cho
các nhà nghiên cứu hiểu rõ và xây dựng vấn đề nghiên cứu tốt hơn mà còn mở rộng được
nền móng của những kết luận khoa học.
Các dữ liệu được các chính phủ và các tổ chức quốc tế sưu tầm thì hầu hết là những dữ
liệu mang độ tin cậy và chất lương cao bởi vì chúng được các chuydưên gia dịch và sưu tầm
10
bằng những phương pháp nghiêm ngặt nhất. Trong bảng 1.2 có vài ví dụ về dữ liệu này.
Thêm nữa, trong trường hợp bạn làm một bài nghiên cứu theo chiều dọc, thì nguồn thứ cấp
mang đến cho bạn những dữ liệu lịch sử tuyệt vời. Nguồn thứ cấp rất có ích trong việc làm
mẫu và phân chia cho nhóm mục tiêu của bạn.Bộ dữ liệu lớn dễ dàng phân loại và hợp lại
trong tiểu nhóm.
Nguồn thứ cấp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu quốc tế/ so sánh giữa các
nền văn hoá vì nó dễ dàng so sánh dữ liệu giữa 2 hay nhiều nước. Một số khảo sát quốc tế
như Ngân Hàng Thế Giới và Euromonitor cung cấp dữ liệu xuyên quốc gia có thể so sánh
được ( coutrot, 1998) có thể được sử dụng như nguồn dữ liệu duy nhất hoặc phối hợp với
một số bộ sưu tập dữ liệu sơ cấp.
Một ưu điểm khác nữa của dữ liệu thứ cấp là có thể đề nghị những phương pháp hoặc

dữ liệu thích hợp để đối phó với những vấn đề nghiên cứu đặc biệt. Hơn nữa, chúng cung
cấp một công cụ so sánh với những gì mà chúng ta có thể dịch và hiểu dữ liệu sơ cấp.
Những câu hỏi nghiên cứu được giải đáp tốt nhất thông qua việc phối hợp thông tin từ dữ
liệu thứ cấp và sơ cấp. Hầu hết những câu hỏi nghiên cứu rất cần thiết để tham khảo vài
nguồn dữ liệu thứ cấp vì nó tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện tốt hơn để giải quyết những
câu hỏi nghiên cứu.
Xét lại tất cả các ưu điểm, nhiều học già khuyên rằng tất cả các nghiên cứu nói tóm lại
nên bắt đầu bằng nguồn dữ liệu thứ cấp. Như Churchill (1999: 215) đã từng nói “ Đừng bỏ
qua dữ liệu thứ cấp. Bắt đầu với dữ liệu thứ cấp, và chỉ khi dữ liệu thứ cấp cạn kiệt hoặc suy
giảm thì hãy tiến hành dữ liệu sơ cấp.” Đôi khi dữ liệu thứ cấp cung cấp đầy đủ thông tin để
trả lời những câu hỏi nghiên cứu. Trong những trường hợp này không cần phải sưu tầm dữ
liệu sơ cấp. Bảng 1.1 trình bày một vài hướng dẫn để bắt đầu tìm kiếm dữ liệu thứ cấp.
Bảng 1.2 Bộ dữ liệu lớn Châu Âu và Anh Quốc thích hợp cho phân tích thứ cấp
Tiêu đề Bộ dữ liệu chi tiết Đề tài bao trùm
Khảo sát việc
làm hàng năm;
điều tra dân số
về việc làm
ngày xưa
Từ năm 1971, điều tra dân số về việc
làm được kiểm tra 2 năm một lần. Cho
thấy chân dung của cấp độ và phân loại
việc làm ớ Anh Quốc bao trùm 1.25 triệu
kinh doanh. Năm 1995, nó được thay thế
bởi khảo sát việc làm hàng năm.
www.statistics.gov.uk
Dữ liệu được sưu tầm
trên một lượng công
việc thông qua vị trí địa
lý, hoạt động công

nghiệp, và bán hoặc
toàn thời gian
Khảo sát danh
sách hộ gia đình
Anh Quốc
Bắt đầu từ năm 1991 và được kiểm soát
hàng năm thông qua phỏng vấn và đưa ra
bảng câu hỏi với mẩu đại diện quốc gia
về khoảng 5,500 hộ gia đình và 10,300
cá nhân. Iserwww.essex.ac.uk/ulsc/bhps
Tổ chức hộ gia đình;
thái độ thị trường lao
động; thu nhập và giàu
có; nhà cửa; sức khoẻ;
giá trị kinh tế xã hội
11
Khảo sát quan
hệ lao động
công nghiệp cấp
công ty
Được kiểm soát năm 1985 và 1992, mẩu
bao gồm các tổ chức lớn Anh Quốc- với
1000 nhân viên trong 2 hay nhiều thành
phố. Được tài trợ bởi hội đồng nghiên
cứu kinh tế xã hội và bộ công thương
Sự khác biệt giữa khảo
sát này và khảo sát việc
làm hàng năm là cấp độ
phân tích; thay vì tập
trung vào công sở hay

đơn vị phân tích chủ
yếu, khảo sát này tập
trung vào dữ liệu cấp
công ty đạt được
Nghiên cứu
cộng đồng Châu
Âu và
eurobarometer
Từ đầu thập niên 70, khảo sát ý kiến
công chúng được kiểm soát trên đại diện
của hội đồng Châu Âu ít nhất 2 lần 1
năm với tất cả nhân viên tiểu bang của
Liên Minh Châu Âu
So sánh xuyên quốc gia
về hàng loạt vấn đề
chính trị xã hội, bao
gồm hội nhập Châu Âu;
hài hoà cuộc sống, mục
đích xã hội, vấn đề tiền
tệ, điều kiện làm việc và
du lịch
Khảo sát hộ gia
đình tổng quát
Phỏng vấn hàng năm từ năm 1971 với
những tthái độên tuổi 16 trở lên và trên
8000 hộ gia đình ngẫu nhiên
Có xu hướng kiểm soát
các vấn đề tiêu chuẩn
như sức khoẻ và giáo
dục, câu hỏi hay bắt gặp

hàng năm, cộng với
những muc bổ sung thay
đổi hàng năm
Chương trình
khảo sát xã hội
quốc tế
Chương trình hàng năm từ năm 1983,
hợp tác xuyên quốc gia bao trùm các tiêu
đề khảo sát quan trọng cho nghiên cứu
khoa học xã hội, mang các dự án đã có từ
trước với nhau, do đó thêm vào một quan
điểm so sánh giữa các nền văn hoá đến
các nghiên cứu quốc gia cá nhân. Được
phối hợp bởi Đại Học Cologne, truy cập
qua lưu trữ dữ liệu Anh Quốc
Thái độ đối với pháp
luật và nền kinh tế. Bao
trùm những tiêu đề đặc
biệt bao gồm định
hướng công việc, môi
trường và bản sắc dân
tộc
Văn phòng số
liệu thống kê
quốc gia, khảo
sát trên phạm vi
rộng
Được tiến hành 8 lần 1 năm từ năm 1990
sử dụng cấu trúc mặt đối mặt phỏng vấn
mẩu chỉ 2000 người. Sử dụng những câu

hỏi ngắn, đơn giản để làm tăng ấn tượng
của thái độ công chúng có liên quan đến
những tiêu đề thay đổi thường xuyên.
Truy cập qua lưu trữ dữ liệu Anh Quốc
Bao gồm những câu hỏi
về nhân khẩu học cốt lõi
về người trả lời cộng
them câu hỏi thay đổi
tháng này qua tháng kia
trên những tiêu đề thay
đổi thường xuyên, ví dụ
như an toàn thực phẩm,
12
thái độ ăn uống, tài
chính cá nhân, tham gia
thể thao, nhân quyền
Nguồn: Based om Bryman and Bell 92003:215-16)

1. Xác định những gì bạn muốn biết và những gì bạn đã biết về tiêu đề của bạn
2. Phát triển một bảng liệt kê về thuật ngữ quan trọng và tên gọi
3. Tìm kiếm vài danh sách và chỉ dẫn chung cho báo chí hoặc báo cáo
4. Dịch các tài liệu bạn tìm được, làm lại bảng liệt kê về các từ khoá và tác già nếu
cần thiết
5. Kiểm tra xem có thông tin bạn cần không
6. Tham khảo các hướng dẫn thư mục khác nhau
7. Xác định các cơ quan trong khu vực và tham khảo ý kiến của họ
Hình 1.1 Làm thế nào để bắt đầu khi tìm thấy nguồn thứ cấp đã được xuất bản
Nghiên cứu ở một tổ chức hay công ty thì rất dễ dàng vì thực tế rằng các phòng ban
khác có lẽ sẽ có thông tin cần thiết để trả lời nhũng câu hỏi ngay. Vài loại nghiên cứu như so
sánh theo chiều dọc đòi hỏi cần có dữ liệu lịch sử có giá trị chỉ thông qua nguồn thứ cấp.

Dữ liệu thứ cấp không chỉ rẻ mà còn dễ dàng truy cập. Như đề cập ở trên, tăng sử
dụng nguồn điện đã làm tăng tính tiện lợi của những nguồn này. Dữ liệu thứ cấp giúp ta hiểu
13
rõ lãnh vực trạng thái/ nghiên cứu và xác định các khu vực về các mối quan hệ tiềm năng
xứng đáng cho điều tra chiều sâu dựa trên nghiên cứu sơ cấp (Craig và Douglas, 2000).
Bắt đầu với dữ liệu thứ cấp và chỉ khi chúng khan hiếm thì tiến hành với dữ liệu
sơ cấp.
1.1.2 Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp
Có một vài hạn chế khi làm việc với dữ liệu thứ cấp. Chúng ta nên cẩn thận sử dụng
dữ liệu vì chúng dễ dàng có sẵn và tiết kiệm thời gian và tiền bạc của ta. Một trong những
vấn đề chính là dữ liệu được sưu tập cho một nghiên cứu khác với mục tiêu khác nhau và
không thể phù hợp với vấn đề của chúng ta. Vì nó rất quan trọng trong việc xác định chúng
ta đang nghiên cứu gì và chúng ta biết gì về chủ đề và chúng ta muốn có gì từ những thông
tin đó. Ở đây chúng ta nên tạo một bảng liệt kê về thời hạn và khái niệm về những gì mà ta
cần làm để thu thập thông tin. Ý tưởng được lấy từ vấn đề nghiên cứu của chúng ta vì điểm
bắt đầu cho dữ liệu thứ cấp ta cần không phải là những cách khác. Nếu dữ liệu thứ cấp
không phù hợp với vấn đề của bạn thì không nên dùng chúng.
Đôi khi cũng khó để phân loại những dữ liệu này theo cách phù hợp với nghiên cứu
tay. Những biến số thì cũng có thể được định rõ hoặc đơn vị đo lường có thể hoàn toàn khác
biệt. Ví dụ, khi nghiên cứu thái độ xuất khẩu của một công ty nhỏ hơn, chúng ta có thể sử
dụng một số nghiên cứu đươc thực hiện ở một số quốc gia khác nhau và đem so sánh với kết
quả tìm kiếm của chúng ta. Sau một cái nhìn gần hơn, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận ra
rằng những công ty nhỏ hơn được định rõ một cách khác biệt. Để xác định kích thước (nhỏ,
vừa, lớn) thì sử dụng những đơn vị đo lường khác nhau.
Hơn nữa, nếu 2 nghiên cứu dùng chung một đơn vị đo lường thì giới hạn của xác định
thường khác nhau. Một nghiên cứu ở Norway cho thấy công ty từ 200-499 nhân viên được
coi là vừa, trong khi đó ở Mỹ, công ty có nhiều hơn 500 nhân viên được coi là công ty nhỏ.
Những loại khác nhau này thì khá phổ biến, và các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ
cấp hoặc so sánh và hỗ trợ tìm kiếm của họ với sự giúp đỡ của những dữ liệu này nên nhận
ra vấn đề và so sánh với các nguyên nhân. Một cách để cải thiện tình trạng là thảo luận về

sự khác nhau và thích hợp của dữ liệu thứ cấp đối với nghiên cứu riêng của chúng ta, nhìn
vào hiệu lực của việc so sánh và làm thế nào để hiểu nó ( xem ví dụ bảng 1.1)
Mặc dù chúng ta đề cập đến tính tiết kiệm trong việc sử dụng dữ liệu thứ cấp, nhưng
điều này không phải luôn luôn đúng. Ví dụ như sử dụng dữ liệ thứ cấp của một tổ chức
thương mại có thể rất đắt. Trong trường hợp này, chúng ta phải so sánh giữa giá của việc thu
thập dữ liệu sơ cấp và gái để mua dữ liệu thứ cấp này.
Một vấn đề khác nữa là trách nhiệm của nhà nghiên cứu đối với độ chính xác của dữ
liệu, nếu không chính xác thì không thể đỗ lỗi cho nguồn thứ cấp. Đó là trách nhiệm của
nhà nghiên cứu để kiểm tra tìm kiếm được thể hiện bằng một nhà nghiên cứu khác hay
không thì dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Điều này có thể được kiểm tra bằng tính nhất
quán quốc tế về bảng báo cáo tư vấn. Vì nó luôn luôn quan trọng để kiểm tra nguồn dữ liệu
14
gốc. Nó là nguồn sơ cấp duy nhất cung cấp cho ta những thông tin yêu cầu trên chất lượng
của dữ liệu như nó miêu tả quá trình.
Những khó khăn trong việc tạo nên sự so sánh giữa các nền văn hoá qua việc sử
dụng số liệu thống kê chính thức
Jackie Davis (2001) tiến hành một cuộc so sánh quốc tế về đình chỉ và tranh chấp lao
động thông qua bãi công ở 23 nước của tổ chức hợp tác phát triển kinh tế giữa năm 1990 và
1999 sử dụng dữ liệu thống kê được ở cấp quốc gia. Tuy nhiên bài báo đã thận trọng chỉ ra
được giới hạn của một bảng phân tích cho những nguyên nhân sau đây:
• Thông báo tự nguyện : Ở hầu hết các chính phủ của các quốc gia đều dựa vào sử
dụng lao động và thông báo cho họ về các tranh chấp và sau đó họ có thể xác nhận
thông qua các báo cáo phương tiện truyền thông.
• Không đo lường được hiệu quả tối đa : không có quốc gia nào có thể thu được hiệu
quả tối đa về đình chỉ công việc, ví dụ như trắc lượng về mặt mất thời gian làm việc
ở nhiều công ty không dính dáng đến việc tranh cãi nhưng cũng không thể làm việc
bởi vì thiếu vật chất sẽ là nguyên nhân của đình công.
• Bao gồm những ngưỡng khác nhau : Ở Anh, tranh cải nhiều hơn 10 nhân viên hoặc
kéo dài ít hơn một ngày sẽ bị loại ra khỏi con số kỷ lục. Ở những nước khác ngưởng
bao gồm thì đặc biệt cao. Ví dụ, ở Mỹ hồ sơ chỉ bao gồm tranh chấp có hơn 1000

công nhân. Điều này có thể tạo nên sự so sánh về tỉ lệ đình công giữa các quốc gia
đặc biệt khó.
• Loại trừ các nghành công nghiệp nhất định : Một số nước loại trừ những hiệu quả
của việc tranh chấp trong một số bộ phận nhất định, ví dụ, Bồ Đào Nha bỏ soát bộ
phận cộng đồng và đình công tổng quát.
• Thay đổi theo cách số liệu ghi nhận : ví dụ, Pháp đã thay đổi cách mà nó ghi nhận số
ngày làm việc bị mất, do đó rất khó để so sánh theo thời gian.
• Công nhân gián tiếp tham gia : Có nhiều khác biệt giữa các quốc gia trong việc ghi
nhận những công nhân không thể làm việc vì một số khác đang đình công. Một nửa
trong số các quốc gia bao gồm Pháp, Hà lan và New Zealand nổ lực để gom những
công nhân này thành số liệu thống kê, nhưng một nửa còn lại thì khác trong đó có Ý,
Nhật.
• Tỉ lệ tranh tranh chấp bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ đình công lớn : Một vài quốc
gia có thể xuất hiện để có tỉ lệ tranh chấp lao động cao trong một năm đặc biệt, bởi vì
một cuộc đình công bao gồm một lượng lớn công nhân. Ở Pháp, ví dụ, một cuộc đình
công xảy ra vào năm 1995 bao gồm cả khu vực công cộng.
Nguồn: Davis (2001); Bryman and Bell (2003:227)
Những sự khác biệt này cho thấy một quốc gia như Mỹ hoặc Nhật ghi lại một con số
thấp hơn về ngày làm việc bị mất vì tranh chấp lao động hơn là nói về Anh hoặc Đức bởi vì
15
sử dụng những phương pháp khác nhau trong việc biên dịch những số liệu thống kê ở những
quốc gia riêng lẻ. Điều này có nghĩa là so sánh giữa các nền văn hoá sử dụng số liệu thống
kê thu thập được trên toàn quốc cần được thực hiện với một mức độ thận trọng.
Vấn đề là chúng ta phải hiểu chính xác mục đích của việc thu thập dữ liệu tại nguồn
mà chúng ta sử dụng. Ví dụ, hầu hết các công ty sử dụng lối suy nghĩ mong ước cho các báo
cáo thường xuyên của họ hơn là báo cáo các con số thực, khi họ mô tả vị trí thị trường. Họ
có thể cho mình là những công ty hàng đầu trên thị trường và có phần trăm thị phần đáng
kể. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu về vị trí cạnh tranh của công ty thì phải tiến hành kiểm
tra cụ thể chắc chắn. Dữ liệu các ngành công nghiệp và kinh tế vĩ mô được thu thập nghiêm
túc từ nhiều quốc gia và tổ chức khác nhau để có được sự chính xác và tương đồng. Ví dụ

như số lượng ti vi hoặc di động trên 100 dân. Hay thu nhập GDP của các quốc gia.
1.1.3 Các loại dữ liệu thứ cấp
Như đề cập ở trên, một số loại dữ liệu thứ cấp có sẵn từ nguồn báo cáo hàng năm của
chính phủ và các công ty. Nguồn này luôn được đánh bóng hơn các giá trị thực tế. Nếu bạn
đang làm việc cho một công ty thì nguồn thông tin nội bộ như thông tin về khách hàng, nhà
cung cấp, nhân viên, kế hoạch thị trường và thỉnh thoảng cả về đối thủ cạnh tranh luôn có
sẵn.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu không chấp nhận các thông tin này vì chúng thường mang
các giá trị bề nổi mặc dù chúng miễn phí và luôn có sẵn. Một số loại dữ liệu được các tổ
chức hoặc công ty thu thập với mục đích bán lại. Do đó trong nghiên cứu kinh doanh nhiều
dữ liệu về cấu trúc thị trường, sức tiêu thụ, kết quả quảng cáo…luôn có sẵn.(xem bảng 1.1
và 1.2).
Dữ liệu thứ cấp
Các nguồn nội bộ
- Hóa đơn
- Báo cáo của các phòng ban
- Giấy lệnh trả tiền
- Các phàn nàn
- Quảng cáo và danh mục
Các nguồn bên ngoài
Được xuất bản
16
- Sách và tạp chí
- Thống kê tổng hợp
- Thống kê kinh doanh
- Cụu thống kê
- Sổ sách kế toán năm
- Báo cáo nghiên cứu
Thương mại
- Hội thảo nghiên cứu

- Hội nghị truyền hình
- Buổi phát thanh
- Nghiên cứu cửa hàng và báo cáo
Hình 1.2 Các loại dữ liệu thứ cấp
Đối với các nguồn bên ngoài được xuất bản, cách tốt nhất là tạo một thư viện nghiên
cứu. Từ đó bạn phát triển ra các khái niệm chính hay các từ khóa cho nghiên cứu của bạn.
nghiên cứu thông qua hệ thống thư viện bạn phải biết kết hợp các từ khóa khác nhau lại. Ví
dụ, bạn nghiên cứu những khó khăn của các công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất khẩu,
bạn nên tìm kiếm kết hợp từ các nguồn sau : SMEs; các công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực
xuất khẩu; thái độ xuất khẩu…
Bạn cũng nên có những công cụ tìm kiếm trên internet, các trang web và các ngân
hàng dữ liệu sẵn có. Từ đây bạn cũng có thêm những nguồn dữ liệu tham khảo khác.
17
Hình 1.3 website MSU-CIBER
1.2 Dữ liệu sơ cấp
Khi những dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời câu hỏi chúng ta
đang nghiên cứu, chúng ta phải tập hợp những dữ liệu có liên quan cụ thể tới việc học hay
vấn đề chúng ta đang nghiên cứu. Những dữ liệu đó được gọi là dữ liệu sơ cấp. Nghĩa là
chúng ta nên tìm tòi, học hỏi và thu thập dựa trên những vấn đề chúng ta đang nghiên cứu
và tiến hành thiết kế lại. Chúng ta có một vài sự lựa chọn khi lưu ý tới tính chất của việc thu
thập dữ liệu cơ bản. Thông thường điều này bao gồm việc quan sát, kinh nghiệm, qua khảo
sát (bảng câu hỏi) và phỏng vấn, như minh họa ở hình 1.4. Có cả những ưu_nhược điểm của
dữ liệu sơ cấp theo minh họa ở bảng 1.3.
18
Sinh học Cơ học
Dữ liệu sơ cấp
Kinh nghiệm
Quan sát
Thông tin
Khảo sát Phỏng vấn

Sắp đặt
tự nhiên
Sắp đặt có tính toán
Thư từ
Điện thoại, email
Trực tiếp cá nhân
Hình 1.4. Nguồn của dữ liệu sơ cấp
1.2.1. Ưu điểm của dữ liệu sơ cấp
Ưu điểm chính của dữ liệu sơ cấp là nó tập hợp những dự án cụ thể lại với nhau. Điều
này nghĩa là nó chứa đựng nhiều thông tin hơn câu hỏi hay chủ đề chúng ta đang nghiên
cứu. Trong nghiên cứu kinh doanh, ví dụ, chúng ta cần thông tin về những nhân tố riêng biệt
của khách hàng như trình độ, thu nhập, lối sống, cá nhân và lợi ích. Những thông tin này có
thể không có sẵn trong các báo cáo (hoặc trong dữ liệu thứ cấp khác). Ngoài ra, chúng ta
cũng muốn biết về quan điểm, mối quan tâm, thái độ mua hàng của khách hàng đối với một
sản phẩm đặc biệt, chỉ có dữ liệu sơ cấp mới giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này. Thông
qua dữ liệu sơ cấp chúng ta có thể biết được các thái độ ẩn của khách hàng, quyết định quản
trị hoặc các vấn đề đối mặt với các ảnh hưởng của thế giới.
19
Bảng 1.3. Ưu _nhược điểm của việc thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông tin Quan Sát
Phạm vi + -
Chi phí + -
Đối tượng - +
Độ chính xác - +
Tốc độ + -
Chúng ta khó có thể hiểu về quan điểm, thái độ mà không hỏi trực tiếp những người
có liên quan. Dữ liệu/ thông tin trong những sự kiện đã qua hoặc các kinh nghiệm chỉ có thể
thu thập được qua việc hỏi những người có liên quan hoặc quan sát và có thể nhớ đến những
sự kiện đặc biệt. Trong trường hợp này, nơi mà chúng ta thu thập dữ liệu qua phỏng vấn
khảo sát hoặc qua điện thoại ở một địa phương nào đó với chi phí vừa phải.

1.2.2 Nhược điểm của dữ liệu sơ cấp
Nhược điểm chính là quá trình thu thập dữ liệu có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
Ngoài ra, rất khó tìm được các đối tác như là các công ty hoặc nhóm để trả lời các câu hỏi
mà dự án nghiên cứu cần có. Đặc biệt khó hơn nữa khi nghiên cứu các vấn đề mang tính
nhạy cảm riêng tư. Các nhà nghiên cứu cũng cần phải có các công cụ hoặc cách thức nghiên
cứu phân tích riêng. Nói cách khác, chúng ta phải tạo dựng được sự tin cậy từ đó mới có
triển vọng đưa kết quả áp dụng vào thị trường. Một bất lợi quan trọng nhất là người nghiên
cứu phải có năng lực khảo sát và thu thập thông tin vì có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng và
cản trở việc thu thập.
Những điểm yếu cơ bản trong cách định lượng và phạm vi thu thập thông tin từ các
nguồn sơ bộ là nhà khảo sát phụ thuộc hoàn toàn vào sự đồng ý và các câu trả lời. Có nhiều
lý do giải thích cho sự phụ thuộc này, do đối tượng sợ phí thời gian, sợ lộ thông tin cá nhân
riêng tư…
1.2.3 Các loại dữ liệu sơ cấp
Các tình huống và giai đoạn lấy dữ liệu
Các dữ liệu thuộc ngành nhân chủng học, khoa học xã hội tự nhiên sẽ dựa theo độ tuổi,
học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, giới tính, thu nhập, tầng lớp xã hội. Loại dữ liệu
trên rất hiệu quả trong ứng dụng phân loại thông tin. Ví dụ việc mua bán/sử dụng các sản
phẩm riêng biệt có liên quan đến nhóm tuổi. Những dữ liệu này được sử dụng cho từng
phân đoạn, vị trí trong thị trường.
20
Dữ liệu về tâm lý và phong cách sống
Mục này đề cập tới dữ liệu về tính cách và ứng xử, các thông tin này đều ảnh hưởng
đến thái độ cư xử của từng cá nhân. Tất cả dựa theo các thể hiện chuẩn về hoạt động và sở
thích cá nhân. Ví dụ các nhóm người mua hàng, nhà tiêu thụ và người mua hàng thích ứng
với kiểu mua hàng truyền thống hay hiện đại.
Dữ liệu về thái độ và quan điểm
Loại dữ liệu bộc lộ thái độ và quan điểm cá nhân và các ý kiến về vấn đề hay sản
phẩm nhằm dẫn tới các quan diểm giả định hoặc ý kiến cho vấn đề tất nhiên và ấn tượng,
xem như là các đánh giá và phê bình. Cũng có thể đưa ra các quan điểm cho tương lai.

Dữ liệu hiểu biết và tri thức
Mô tả đối tượng, sản phẩm riêng hay hoạt động kinh doanh. Ví dụ : loại dữ liệu này rất
quan trọng để biết được hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo dù cho quảng cáo có được
phản hồi hay không.
Dữ liệu này rất cần khi chúng ta muốn biết người phản hồi biết gì về sản phẩm, nơi có
thể mua, mức giá, nơi sản xuất, chức năng của sản phẩm…
Dữ liệu dự định
Cho biết sản phẩm có thể được mua hay không trong tương lai gần.
Cho biêt thái độ mua hàng của khách hàng. Hơn nữa, thông tin này cho biết cách ứng
xử/thành ý thật sự. Ví dụ : bao nhiêu khách dự định mua và bao nhiêu khách đã mua.
Dữ liệu thúc đẩy
Cho biết động lực nào có thể ảnh hưởng đến thái độ của người mua sản phẩm. Ví dụ
như : các yếu tố nhu cầu, mong muốn, ép buộc, tình trạng…Đồng thời giúp chúng ta hiểu
tốt hơn các sự kiện quá khứ và thái độ trong tương lai. Đây là dữ liệu mang tính ổn định và
thật sự rất có giá trị.
Dữ liệu ứng xử
Loại dữ liệu cuối cùng này giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa về vấn đề. Bởi vì bất kì
thông tin phản hồi nào đã và đang diễn ra cũng đều có ích. Theo thuyết kinh doanh thì loại
dữ liệu này rất quan trọng.
1.2.4 Thu thập dữ liệu giữa các nền văn hoá
Trước khi thu thập dữ liệu cơ bản cần cân nhắc một cách định lượng mục đích, yêu
cầu. Đầu tiên cần xác định đối tượng phân tích hợp lý, đó là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức đã
được lấy ý kiến. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống thăm dò
quốc tế. Môi trường và ngữ cảnh là các yếu tố phức tạp, có thể khu vực khảo sát sẽ gây tác
động đến quá trình thu thập dữ liệu. Nhiều quan điểm cho rằng dữ liệu thu thập đa quốc gia
21
có thể tương đồng và cũng có thể không (Campbell and Stanley, 1966; Craig and Douglas,
2000).
Hệ thống phân tích và các câu hỏi nghiên cứu có thể tạo ra các nguồn dữ liệu khác
nhau. Cần đánh giá, so sánh các dữ liệu thu thập từ nhiều quốc gia với nhau. Loại dữ liệu

này phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy. Sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và phương thức
giao tiếp giữa người trả lời và người khảo sát (nếu có nhiều người khảo sát) thì có thể gây
hiểu nhầm hoặc vấn đề được hiểu lại từ sự biên dịch (Craig and Douglas, 2000; Andreasen,
1990 for further reading and Lonner and Adamopoulos, 1997). Do đó, sự đồng bộ trong quá
trình thu thập là rất cần thiết. Ở đây có hai cách giải quyết vấn đề. Cách giải quyết “Emic”
cho rằng các vấn đề liên quan đến văn hóa khác nhau thì được hiểu rộng hơn ngữ cảnh, do
đó các vấn đề, câu hỏi nên được xem xét theo đa dạng văn hóa hơn là theo ngữ cảnh. Cách
giải quyết “Etic” cho rằng có thể áp dụng thuyết “văn hóa tự do” mà không gặp vấn đề gì
khi so sánh hoặc định lượng (Triandis, 1972). Trong trường hợp này, cấu trúc và cách đo
lường sự phát triển trong một quốc gia có thể được sử dụng mà không cần điều chỉnh theo
văn hóa. Hai cách trên là hai cách đặc biệt, và nhiều học giả cho rằng nên sử dụng Etic nếu
có thể, bằng cách chuẩn bị các sơ đồ so sánh và định lượng hoặc sử dụng các sơ đồ so sánh
và định lượng có sẵn (Wind and Douglas, 1982; Schawartz, 1992; Craig and Douglas, 2000)
. Trong một số trường hợp nên sử dụng kết hợp cả Emic và Etic. Ở đây cho rằng, trước tiên
bạn phải dự định nghiên cứu trong nên văn hóa của bạn và sau đó bạn xây dựng hoặc đo
lường lại để biết về cách cư xử trong các nên văn hóa khác. Sau đó cách cư xử được nghiên
cứu trong nền văn hoá khác mà không có bối cảnh của chúng ta, sử dụng cách giải quyết
emic trong cả hai nền văn hóa. Việc quan sát hai vấn đề này được thực hiện cùng với cách
giải quyết eitc và được làm sáng tỏ trong việc so sánh. Phương pháp etic có thể được xuất
phát rừ nền tảng chung của diện mạo và đặc điểm. Việc này được giải thích rõ hơn ở hình
1.5
Bước Hoạt động nghiên cứu Nền văn hóa A
(Chủ thể)
Nền văn hóa B
(Đối tác )
EMIC A
IMPOSED ETIC
EMIC B
EMIC A
EMIC B

EMIC A
22
EMIC B
EMIC A
EMIC B
1. Bắt đầu nghiên cứu về văn hóa của chủ thể
2. Áp dụng trên nền văn hóa khác
3. Tìm hiểu nền văn hóa khác
4. So sánh 2 nền văn hóa
1. So sánh điểm không tương đồng
5-2. So sánh tương đồng
Dẫn xuất etic
Hình 1.5. Các bước trong nghiệp vụ phương pháp tiếp cận emic và etic
CHƯƠNG 2: THU THẬP DỮ LIỆU
Từ lần đầu tiên Hippocrates trình bày 14 trường hợp nghiên cứu cổ điển của dịch
bệnh khoảng 2.300 năm trước, khoa học được tiếp diễn theo hai luồng kiến thức
khác nhau trong khoảng thời gian dài. Một liên quan đến xây dựng lý thuyết dự
kiến của hiện tượng “Lệnh lớn”, suy luận tổng quát kết quả thực nghiệm, và
kiểm soát các sự kiện tình huống để quan sát tính hợp lệ của các quá trình thực
23
nghiệm. Hướng thứ hai, ít được sử dụng nhưng đem lại các giá trị tương đương,
là thu thập nguyên nhân từ từng cá thể theo qui trình diễn biến tự nhiên nhưng
mở rộng các quan sát không bị điều khiển để hướng tới các yếu tố qui nạp khái
quát
(Bonoma, 1985:199)
Trong phần lớn các nghiên cứu kinh doanh của những nhà nghiên cứu, cần thu thập
những dữ liệu sơ cấp để trả lời câu hỏi nghiên cứu của họ. Đôi khi nhà nghiên cứu quyết
định thu thập thông tin/ dữ liệu thông qua những nguồn sơ cấp, họ quyết định sử dụng
phương pháp gì để thu thập dữ liệu. Như đã thảo luận trước đó, họ có thể thực hiện một
quan sát, thử nghiệm, phỏng vấn hoặc thăm dò. Tuy nhiên, sự chọn lựa thu thập dữ liệu sẽ

phụ thuộc vào việc đánh giá toàn bộ về loại dữ liệu nào là cần thiết cho một vấn đề nghiên
cứu cụ thể. Một khía cạnh quan trọng là định nghĩa/ phân biệt đơn vị phân tích. Đây là cốt
yếu trong nghiên cứu quốc tế/ giao lưu văn hóa, dữ liệu được thu thập từ các quốc gia khác
nhau thì được so sánh và đối chiếu (Campbellmand Stanley, 1966; Craig and Douglas,
2000). Thậm chí trong nghiên cứu của một quốc gia nơi mà dữ liệu được so sánh và đối
chiếu chúng ta cần chắc chắn rằng doanh nghiệp được thăm dò có thể so sánh được. Điều
này cũng quan trọng cho sự phân khúc, phát triển sản phẩm mới, dự báo nhu cầu hoặc phân
tích quốc gia trong nghiên cứu chiến lược thâm nhập thị trường.
Trong khi xác định đối tượng nghiên cứu, nhiều qui mô quan trọng. Một là phạm vi:
đó là, một nghiên cứu sẽ bao gồm một khu vực (ví dụ như EU) hoặc một quốc gia hoặc một
khu vực cụ thể trong một thành phố hay một quốc gia (ví dụ như phía Bắc - Tây Nam nước
Anh hoặc trung tâm London). Vì vậy, chúng ta cần xác định rõ đặc trưng của đối tượng. Nơi
mà chúng ta đang nghiên cứu các công ty, chúng ta nên có các tiêu chí , chẳng hạn như:
tuổi, qui mô, doanh thu và ngành công nghiệp. Khi chúng ta muốn nghiên cứu "Thái độ xuất
khẩu của doanh nghiệp nhỏ", chúng ta phải nghiên cứu tất cả các loại hình công ty hoặc chỉ
các công ty sản xuất? Chúng ta phải nghiên cứu tất cả các công ty hoặc chỉ những công ty
đã kinh doanh trong ít nhất năm năm? Hơn nữa các loại câu trả lời chúng ta tìm kiếm sẽ
quyết định loại phân tích cần làm. Ngay từ đầu, một nhà nghiên cứu đã quyết định xem họ
muốn sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng để thu thập dữ liệu và phương pháp
phân tích.
2.1 Phương pháp định tính và định lượng
Lựa chọn các phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn, như phỏng vấn ngẫu nhiên, có xu
hướng được xem như là biến thể lỗi Tôi đang luận chứng, phương pháp thăm dò tiêu
chuẩn thì có nhược điểm cơ bản của chính nó, bởi vậy nó không được dùng làm mô hình lý
tưởng để làm chuẩn đánh giá các phương pháp tiếp cận khác.
(Mishler,1986:29)
24
Trong các tài liệu về phương pháp nghiên cứu có một số cuộc thảo luận về những
phương thức hoặc kỹ thuật thì phù hợp hoặc 'khoa học' hơn. Đôi khi nó được bắt đầu với
phương pháp cấu trúc và định lượng hơn 'khoa học' và do đó tốt hơn. Nhưng theo ý kiến của

chúng tôi, phương pháp hoặc kỹ thuật không phải là "tốt hơn" hay "khoa học" chỉ vì chúng
là định lượng. Như đã đề cập trước đó, phương pháp và kỹ thuật nào tốt nhất cho nghiên
cứu phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu và mục đích của nó (Jankowicz, 1991).
Các phương pháp nghiên cứu có hệ thống, được tập hợp và thu thập dữ liệu có trình tự
vì mục tiêu lấy được thông tin từ chúng, để giải quyết/trả lời một vấn đề hoặc câu hỏi đặc
thù . Các phương pháp có cách thu thập dữ liệu khác nhau như xem xét và phân tích các dữ
liệu lịch sử, thăm dò, các thử nghiệm giả lập và nghiên cứu hoàn cảnh. Chúng ta từng bước
thu thập rồi phân tích dữ liệu để tìm ra câu trả lời cho mục đích nghiên cứu. Trong nghiên
cứu kinh doanh, chúng ta thường sử dụng kỹ thuật có cấu trúc, bán-cấu trúc hoặc phỏng vấn
ngẫu nhiên, thăm dò và quan sát (Bennett, 1986; Jankowicz, 1991).
Sự khác nhau chủ yếu giữa nghiên cứu định tính và định lượng là “chất lượng” nhưng
mang tính thủ tục. Nghiên cứu định tính thì các giá trị tìm thấy không tìm từ phương pháp
thống kê hoặc các phương pháp khác liên quan đến số lượng. Thông thường điểm cơ bản
khác biệt của nghiên cứu định tính và định lượng là sử dụng các cách đo đạt còn định tính
thì không (layder, 1993; Bryman and Bell, 2003). Sự káhc nhau giữa phương páhp nghiên
cứu định tính và định lượng và cách làm là không có một câu hỏi định lượng nhưng cũng là
một sự phản ánh của cácc quan điểm khác nhau về kiến thức và mục đích nghiên cứu
Chúng ta có thể nghiên cứu về hành vi, sự kiện, cơ quan chức năng, môi trường xã hội, sự
tương tác và các mối liên hệ. Trong vài nghiên cứu này dữ liệu có thể được định lượng,
nhưng việc phân tích lại có tính định tính, ví dụ như các báo cáo điều tra. Các nhà nghiên
cứu thu thập dự liệu của họ thông qua quan sát và phỏng vấn, các phươgn thức này có liên
hệ mật thiết với nghiên cứu định tính. Nhưng việc nghiên cứu có thể giải mã dữ liệu thu
thập được với nhiều cách mà sẽ cho phép phân tíhc thống kê. Nói cách khác, nó hoàn toàn
có thể là dữ liệu định tính định lượng. Vì vậy, phương pháp định tính và định lượng không
lại trừ lẫn nhau. Điểm khác nhau là trong tổng thể và trong tầm quan trọng và mục tiêu của
nghiên cứu. Sự khác nhau về tầm quan trọng giữa phương pháp định tính và định lượng
được minh họa trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Sự khác nhau về tầm quan trọng giữa phương pháp định tính và định
lượng.
Phương pháp định tính Phương pháp định lượng

• Nhấn mạnh sự hiểu biết • Nhấn mạnh việc thử nghiệm và kiểm
tra
• Tập trung vào sự hiểu biết từ quan
điểm của người trả lời
• tập trung vào các sự việc và / hoặc các
lý do cho các sự kiện xã hội
• Sự giải thích và cách tiếp cận hợp lý • Cách tiếp cận hợp lý và phê phán
• Việc quan sát và đo lường được thiết
lập tự nhiên
• Được kiểm soát bởi thang đo
• Dữ liệu gần gũi với ý kiến chủ quan
“quan điểm người bên trong”
• Dữ liệu xa với ý kiến chủ quan “quan
điểm người bên ngoài”
25
• Sự định hướng khám phá • Giả thuyết-suy diễn; tập trung vào
kiểm định giả thuyết
• Quy trình đã được định • Kết quả đã được định
• Quan điểm toàn diện • Có tính đặc thù và phân tích
• Khái quát bằng cách so sánh các
thuộc tính và bối cảnh của tổ chức
riêng lẻ
• Khái quát bởi các thành viên trong
đám đông.
Nguồn: Based on Reichardt and Cook (1979)
Nghiên cứu định tính là sự kết hợp của lý trí, khám phá và trực quan, nơi mà các kỹ
năng và kinh nhgiệm của nhà nghiên cứu có một vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ
liệu. Nó thường được tập trung vào quá trình xã hội, chứ không phải cấu trúc xã hội, nơi mà
thường được tập trung nghiên cứu định lượng. Các kỹ năng cần thiết cho nghiên cứu định
tính thì cho là trừu tượng, từng bước và phán xét phân tích các tình huống, việc nhận ra và

tránh được sự lệch lạc, thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy, có tính lý thuyết và
nhạy cảm xã hội và khả năng để giữa khoảng cách phân tích trong khi cùng lúc sử dụng
kinh nghiệm trong quá khứ, và có một cảm giác khôn ngoan của việc quan sát và tương tác
(van Maanen, 1983; Strauss and Corbin, 1990). Mặc dù hầu như các nhà nghiên cứu nhấn
mạnh cái này hoặc cái khác, phương thức định tính và định lượng có thể được kết hợp và sử
dụng trong cùng một nghiên cứu.
2.2 Khi nào sử dụng phương pháp định tính
Các lý do chính áp dụng phương pháp này là đối tượng nghiên cứu, kiến thức nền tảng
và kinh nghiệm của người nghiên cứu. Có một số môn học áp dụng như: nhân chủng học,
tâm lý học, sự vật hiện tượng…cần thu thập dữ liệu và phân tích. Chúng ta cần xác định rõ
vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các vấn đề chủ yếu là khám phá kinh nghiệm của con người dựa trên thái
độ, hoặc tìm hiểu một hiện tượng sự vật chưa được biết tới nhiều, tham khảo các mẫu
nghiên cứu định tính (Ghauri, 2004; Marshan-Piekkari and Welch, 2004). Tuy nhiên, khi
một sự việc hoặc tiến trình khó nghiên cứu theo phương pháp định lượng thì hầu hết có thể
thay bằng phương pháp định tính, vẫn đảm bảo cung cấp cho ta các thông tin phức tạp và
kiến thức. Phương pháp định tính thì phổ biến trong các ngành khoa học xã hội nghiên cứu
thái độ, khả năng của con người. Phương pháp định tính khá phù hợp cho nghiên cứu các tổ
chức, nhóm và cá nhân (Strauss và Corbin, 1990).
Ba thành phần chính trong phương pháp định tính :
Dữ liệu: thường được thu thập bằng phỏng vấn và quan sát
Thủ tục phân tích và diễn giải : các kỹ thuật để đưa ra nhận định và phân tích dữ liệu
cho ra kết quả hoặc cho ta các khái niệm lý thuyết.
Báo cáo: viết hoặc nói. Đối với sinh viên, báo cáo phải viết theo mẫu của một luận án
hoặc dự án.

×