Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận môn quản trị sản xuất BẢO TRÌ VÀ ĐỘ TIN CẬY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.29 KB, 7 trang )

I. ĐỘ TIN CẬY
1. Khái niệm:
- Độ tin cậy là xác suất để một phần máy hoặc thiết bị thực hiện được đầy
đủ chức năng của nó trong một khoảng thời gian định trước trong những điều kiện
hoạt động mặc định (từ nhà sản xuất)
- Độ tin cậy hệ thống là tổng hợp chức năng số lượng các thành phần và độ
tin cậy của các thành phần trong dây chuyền cấu thành.
2. Phương pháp xác định độ tin cậy của toàn hệ thống:
Hệ thống điều hành sản xuất bao gồm một chuỗi các thành phần có mối
quan hệ riêng biệt nhau, mỗi thành phần thực hiện một công việc cụ thể. Nếu có
bất kỳ một trong các thành phần bị hỏng với bất kỳ lý do gì thì toàn bộ hệ thống có
thể hỏng theo, ví dụ một dây chuyền lắp ráp kỹ thuật hay một dây chuyền sản xuất
sản phẩm…
Để xác định độ tin cậy của toàn hệ thống, đơn giản ta sử dụng phương pháp
tính toán độ tin cậy của hệ thống (R
s
)
R
s
= R
1
.R
2
.R
3
…R
n
Với: R
i
: là độ tin cậy của thành phần thứ i (i=1, 2, 3,…, n)
R


s
: là độ tin cậy của toàn bộ hệ thống
Phương trình này cho thấy độ tin cậy của một phận riêng lẻ không phụ
thuộc vào độ tin cậy của các bộ phận khác, điều này có nghĩa các bộ phận này độc
lập nhau. Thêm vào đó, trong phương trình này hầu hết các yếu tố đều liên quan
đến độ tin cậy và các độ tin cậy được thể hiện các xác suất xảy ra.
Độ tin cậy thành phần thường là con số chỉ định hoặc thiết kế mà mỗi nhân
viên thiết kế máy phải có trách nhiệm tạo ra nó. Tuy nhiên, nhân viên mua hàng có
thể cải thiện các thành phần của hệ thống bằng việc thay thế mặt hàng cùng loại từ
các nhà cung cấp và kết quả nghiên cứu.
Độ tin cậy của toàn hệ thống là tổng hợp chức năng của số lượng các thành
phần và độ tin cậy cấu thành của các thành phần trong dây chuyền.
3. Tỷ lệ hư hỏng, số lượng hư hỏng sản phẩm
Tỷ lệ hư hỏng sản phẩm phản ánh sự thất bại của hệ thống, là đơn vị đo
lường cơ bản đối với sự tin cậy.
Tỷ lệ hư hỏng sản phẩm - FR(%)
FR (%) = Số lượng hư hỏng x 100%
Số lượng sản phẩm được kiểm tra
Số lượng hư hỏng sản phẩm – FR(N)
FR (N) = Số lượng hư hỏng .
Số lượng của giờ hoạt động
Thời gian trung bình giữa các hư hỏng - MTBF
MTBF =1/FR(N)
4. Cung cấp dư thừa
Sự dư thừa sẽ được cung cấp nếu một bộ phận bị hỏng và hệ thống cần tới
sự giúp đỡ của một hệ thống khác. Và để tăng thêm sự tin cậy của các hệ thống, sự
dư thừa (bộ phận dự phòng) được thêm vào.
Ví dụ: Độ tin cậy của bộ phận A là 0,8 và được dự phòng với bộ phận A’
(bộ phận bổ trợ cho bộ phận A, dự phòng khi bộ phận A gặp sự cố) có độ tin cậy
0,8. Độ tin cậy toàn hệ thống là: 0,8 + 0,8.(1 - 0,8) = 0,96

II. BẢO TRÌ
1. Khái niệm:
Bảo trì là một tập hợp các hoạt động bao gồm bảo quản trang thiết bị của một
hệ thống nhằm duy trì và phục hồi chúng đúng trật tự làm việc đã được định rõ.
Bảo trì được đặc trưng bằng các hoạt động phát hiện hư hỏng, kiểm tra và sữa
chữa.
Hư hỏng là sự suy thoái (hư hỏng một phần) hoặc ngừng hoạt động của một
thiết bị trong việc hoàn thành một chức năng yêu cầu.
2. Phân loại:
Bảo trì được chia thành 2 loại là bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng
– Bảo trì phòng ngừa: bao gồm thực hiện việc kiểm tra thường kỳ và bảo
quản giữ các phương tiện còn tốt. Bảo trì phòng ngừa gồm 2 loại: bảo trì
phòng ngừa có hệ thống và bảo trì phòng ngừa có điều kiện
+ Bảo trì phòng ngừa có hệ thống: là công tác bảo trì được thực hiện theo một
hạn định thiết lập trước tùy thời gian và số lượng thiết bị sử dụng.
+ Bảo trì phòng ngừa có điều kiện: là công tác bảo trì được thực hiện khi có
sự cố được xác định trước bằng cách đo, chẩn đoán.
 Ứng dụng khi:
+ Ít có biến động trong thời gian sử dụng, chúng ta biết được khi nào cần bảo
trì
+ Có một hệ thống khả năng cung cấp dư thừa khi có đề xuất cần bảo trì.
+ Bảo trì phòng ngừa được áp dụng khi chi phí bảo trì phòng ngừa ít tốn kém
hơn chi phí sữa chữa khi máy móc bị hư hỏng.
– Bảo trì hư hỏng: là sửa chữa khi thiết bị hư hỏng và việc sửa chữa phải
được thực hiện khẩn cấp hoặc ưu tiên thiết yếu.
 Ứng dụng: Khi độ tin cậy không đạt được và bảo trì phòng ngừa không
thích hợp hoặc không được thực hiện.
3. Mục tiêu của bảo trì:
– Mục tiêu của bảo trì và sự tin cậy là giữ được khả năng của hệ thống trong
khi các chi phí kiểm soát được, hay nói cách khác là đưa thiết bị về trạng

thái sẵn sàng hoạt động với chi phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất.
– Bảo trì và sự tin cậy đề cập đến việc ngăn ngừa các kết quả không mong
đợi của thất bại hệ thống.
4. Chi phí bảo trì:
Chi phí toàn bộ hư hỏng bao gồm:
– Chi phí trực tiếp trong bảo trì:
+ Nhân công
+ Chi tiết phụ tùng
+ Nguyên liệu
+ Thuê thực hiện
+ Chi phí cấu trúc (nhà cửa, dụng cụ, năng lượng…)
– Chi phí gián tiếp trong bảo trì:
+ Lợi nhuận bị mất
+ Vật tư bị mất
+ Chi phí nhân công bị mất
– Chi phí lưu kho phục vụ bảo trì:
+ Lãi vốn cố định (tiền mua chi tiết, phụ tùng)
+ Thuế lưu kho, bảo hiểm.
+ Lỗi thời về kỹ thuật dẫn đến nguy cơ mất giá.
5. Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu:
a. Mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng:
Đồ thị: Chi phí bảo trì.
Đồ thị trên cho thấy mối quan hệ giữa bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư
hỏng. Các nhà quản trị phải xem xét cân đối giữa 2 loại chi phí này. Việc sử dụng
Điểm tối ưu (chính sách bảo trì
với chi phí thấp nhất)
Cam kết bảo trì
Chi phí bảo trì khi
hư hỏng.
Chi phí bảo trì

phòng ngừa
Tổng chi phí
Chi phí
nhiều tiền và nhân lực vào bảo trì phòng ngừa sẽ giảm được số lượng sản phẩm hư
hỏng. Nhưng đến mức độ nào đó, chi phí bảo trì hư hỏng sẽ ít hơn chi phí bảo trì
phòng ngừa và đường cong tổng chi phí sẽ hướng lên. Xung quanh điểm tối ưu
này, công ty sẽ chờ đợi xảy ra hư hỏng rồi mới sửa chữa chúng.
b. Lựa chọn phương án bảo trì tối ưu:
- Bước 1: Tính toán số lượng hư hỏng kỳ vọng (căn cứ vào lịch sử quá
khứ),
- Bước 2: Tính toán chi phí hư hỏng kỳ vọng cho mỗi tháng khi không có
hợp đồng bảo trì phòng ngừa
- Bước 3: Tính toán chi phí bảo trì phòng ngừa
- Bước 4: So sánh 2 lựa chọn và chọn phương án bảo trì có chi phí thấp
hơn.
III. THẨM ĐỊNH SỰ TIN CẬY VÀ BẢO TRÌ:
Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện bảo trì:
Hiệu quả theo định nghĩa cổ điển:
Hiệu quả = kết quả đầu ra / đầu vào
Hiệu quả đối với trường hợp bảo trì:
Hiệu quả = đơn vị sản phẩm/số giờ bảo trì
Hiệu quả được thể hiện bằng năng suất của lực lượng bảo trì trên số lượng
trang thiết bị được bảo trì
Hiệu quả = số giờ công bảo trì/chi phí đầu tư trang thiết bị bảo trì
Hiệu quả của cá nhân và tập thể được thể hiện trong việc so sánh với các
giờ tiêu chuẩn
Hiệu quả = số giờ thực tế để thực hiện bảo trì/ số giờ chuẩn để thực hiện bảo trì

×