MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
I. Khái quát một số vấn đề chung 4
1. Khái niệm 4
2. Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 4
II. Thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam 7
1. Tình hình diễn biến sự cố môi trường ở Việt Nam 7
2. Công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam 8
III. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường năm
2005 trong lĩnh vực sự cố môi trường 11
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và công tác
phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 11
2. Những thuận lợi khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường 2005 trong lĩnh vực
sự số môi trường 15
3. Những khó khăn khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường 2005 trong lĩnh vực
sự cố môi trường 17
IV. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về phòng ngừa,
khắc phục sự cố môi trường 29
1. Một số yêu cầu đối với việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về
phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 29
2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Bảo vệ môi trường
2005 về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
1
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây ở nước ta, tình hình thiên tai có chiều hướng phức
tạp, diễn biến không theo quy luật và khốc liệt hơn cả về cường độ cũng như phạm
vi ảnh hưởng. Không chỉ trực tiếp gây thiệt hại lớn về người và của, thiên tai còn là
một trong những nguyên nhân gây nên thoái hoá đất và hoang mạc hoá, là nguyên
nhân trực tiếp gây ô nhiễm và nhiều sự cố môi trường khác (như tràn dầu, ô nhiễm
nguồn nước, gây dịch bệnh cho người và gia súc ) cho nhiều vùng rộng lớn của
đất nước. Cùng với các sự cố thiên tai là các sự cố do con người tạo ra như tràn
dầu, rò rỉ hóa chất, cháy, nổ… ngày càng gia tăng, gây nên nhiều thiệt hại lớn.
Nước ta đang trong quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
trong đó có nhiều hoạt động sản xuất nếu không được quản lý tốt và kiểm soát
thường xuyên sẽ làm phát sinh những sự cố môi trường nghiêm trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc
phục sự cố môi trường, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã chỉ
đạo và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý liên
quan đến công tác này. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam đã
bước đầu được hình thành, vấn đề phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường đã
được đưa vào thành một chương cụ thể (chương IX) của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi
trường nhìn chung vẫn chưa thống nhất và vẫn còn nhiều hạn chế, tính ứng dụng
trong thực tiễn còn thấp. Hầu như khi xảy ra sự cố mới có văn bản hướng dẫn thực
hiện hoặc đợi hướng dẫn của cấp trên trong khi công tác ứng cứu đòi hỏi phải tiến
hành khẩn cấp. Chính vì thế, việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật về bảo
vệ môi trường nói chung và phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường nói riêng hiện
đang là vấn đề cấp thiết.
2
Chuyên đề
!"#$%&' tập trung phân tích các vấn đề như: khái quát chung
về tình hình diễn biến sự cố ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước về xây dựng
pháp luật về bảo vệ môi trường, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; phân tích thực
trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam và thực trạng áp dụng
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 vào lĩnh vực sự cố môi trường,
từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị.
3
I. Khái quát một số vấn đề chung
1. Khái niệm
- Khái niệm: Sự cố môi trường là những hiện tượng đột biến của thiên nhiên,
của quá trình hoạt động của con người, gây tác động tới con người và môi trường,
diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hay là sự
kết hợp cả hai yếu tố đó. Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 của Việt Nam
đã định nghĩa như sau: “Sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong
quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên gây ô
nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng ”.
- Nguyên nhân gây nên sự cố môi trường: Sự cố môi trường do thiên nhiên
gây ra; Sự cố môi trường do con người gây ra: là những hoạt động của con người
như xả chất thải ô nhiễm hoặc sự cố kỹ thuật như cháy, nổ nhà máy lọc dầu, vỡ ống
dẫn khí, rò rỉ hóa chất độc hại…; Sự cố môi trường do cả con người và thiên nhiên
gây ra: là hậu quả do các hoạt động của con người và qúa trình tự nhiên gây ra như
hiện tượng mưa acid
- Phân loại sự cố môi trường: Tùy theo các tiêu chí phân loại khác nhau, TS.
Lý Ngọc Minh trong công trình nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng phương pháp
đánh giá sự cố môi trường trong sử dụng khí hóa lỏng ở Việt Nam” đã đưa ra các
cách phân loại sự cố môi trường khác nhau. Cụ thể: Phân loại theo lĩnh vực xảy ra
sự cố: rủi ro sinh thái, rủi ro sức khỏe, rủi ro công nghiệp; Phân loại theo tiến trình
xảy ra sự cố: giai đoạn nguy cơ; giai đoạn phát triển; giai đoạn sự cố; Phân loại
theo diễn biến: loại cấp diễn (xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột. Ví dụ: động đất,
cháy nổ…); loại trường diễn (xảy ra chậm, trường kỳ. Ví dụ: nhiễm mặn, sa mạc
hoá…).
2. Kinh nghiệm thế giới về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường
Thiên tai, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường… là nguyên nhân gây nên
những thảm họa môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn ở các quốc gia.
4
Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chính sách nhằm
phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Ở Trung Quốc, không có luật qui định riêng về công tác khắc phục, ứng phó,
phòng ngừa sự cố môi trường, các qui định về môi trường chỉ được tìm thấy trong
Luật bảo vệ môi trường và nằm rải rác ở một số luật chuyên ngành khác. Khung
pháp lý cho các vấn đề môi trường của Trung Quốc lấy Hiến pháp làm nền tảng và
Luật bảo vệ môi trườnglàm cơ sở chính. Luật bảo vệ môi trường nước này đã quy
định nội dung về (!)* !+,tại
Chương 4. Riêng đối với việc khắc phục, ứng phó, phòng ngừa sự cố của từng môi
trường cụ thể, Trung Quốc đã tiến hành thông qua một số luật riêng. Hoa Kỳ là
quốc gia ngay từ đầu đã chú trọng công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi
trường với 2 văn bản pháp luật chính điều chỉnh đó là CERLA (thường được gọi là
Superfund- Qui chế về trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với những sự cố môi
trường) và OPA (Luật ô nhiễm dầu 1990). Trong khi CERLA cung cấp các qui
định về khắc phục tài nguyên thiên nhiên và/hoặc các dịch vụ liên quan đến cấp
phát các chất độc hại thì OPA đưa ra các qui định tương tự liên quan trực tiếp đến
hoạt động thải dầu. Các qui chế về vấn đề trên của Hoa Kỳ thậm chí có tầm ảnh
hưởng lớn đối với việc ban hành chỉ thị chung của Châu Âu về phòng ngừa và khắc
phục sự cố môi trường.
Châu Âu là ví dụ điển hình cho công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh việc
phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường, các quốc gia Châu Âu đã đạt được
thống nhất chung trong Chỉ thị số 2004/35/EC của Nghị viện và Tòa án Châu Âu
ngày 21 tháng 4 năm 2004 về trách nhiệm pháp lý đối với các vấn đề môi trường
(ELD) liên quan đến phòng ngừa và khắc phục thảm họa môi trường. Trên cơ sở
các qui định chung này, các quốc gia thành viên phải hoàn thành việc xây dựng
pháp luật quốc gia trước tháng 7 năm 2010. Đến thời điểm này, hầu hết các quốc
gia thuộc liên minh châu âu đều có luật qui định riêng vấn đề phòng ngừa và khắc
phục sự cố môi trường.
5
Qua nghiên cứu một số quốc gia và khu vực điển hình, về các qui định đối
với phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường, chúng tôi nhận thấy, dù có luật
riêng điều chỉnh hay các qui định còn rải rác ở các luật chuyên ngành khác nhau thì
hầu hết các quốc gia này đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng khung
pháp lý điều chỉnh vấn đề liên quan. Nội dung của các qui định trên tập chung chủ
yếu vào việc xác định thảm họa môi trường, các hành vi gây hại cho môi trường,
trách nhiệm của các bên liên quan và các hình phạt cụ thể đối với từng vi phạm.
Từ kinh nghiệm các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự
cố môi trường ở Việt Nam như sau:
- Việt Nam cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc
phục sự cố môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững của đất nước
- Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự
cố môi trường phải khắc phục được tình trạng luật khung, tránh tình trạng quy định
khái quát, chung chung, cần phải cụ thể hóa. Đặc biệt, cần bổ sung các quy định đề
cao trách nhiệm các bên liên quan khi xảy ra sự cố môi trường, trong đó có bên gây
ra thảm họa và chính quyền các cấp, nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường đối với
bên gây thảm họa và đưa ra các chế tài, hình phạt cụ thể.
- Ở nhiều nước, với những vấn đề cụ thể như ô nhiễm dầu, hóa chất, chất thải
công nghiệp… đã có những luật riêng quy định cụ thể về phòng ngừa, khắc phục sự
cố môi trường về các lĩnh vực này. Ở nước ta, pháp luật về phòng chống ô nhiễm
dầu, ô nhiễm môi trường và thiên tai… chỉ dừng lại ở một số văn bản mang tính
đơn lẻ hoặc được quy định rải rác trong một số điều luật về phòng chống ô nhiễm
môi trường. Nên chăng cần tiến tới xây dựng các luật riêng nhằm tăng hiệu quả của
công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường như: Luật về ô nhiễm dầu, Luật
về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm…
6
II. Thực trạng phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam
1. Tình hình diễn biến sự cố môi trường ở Việt Nam
Nhiều năm gần đây, Việt Nam liên tục chịu ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt
là bão và lũ lụt. Tính từ năm 1954 đến nay, đã có hơn 200 cơn bão đổ bộ hoặc có
ảnh hưởng tới Việt Nam. Số lượng các cơn bão và lũ lụt ảnh hưởng đến nước ta
ngày càng tăng về số lượng và ngày càng mạnh về cường độ. Nguyên nhân chủ yếu
là do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Do tính chất khó dự báo của bão và lũ
lụt, công tác chuẩn bị các giải pháp phòng ngừa cũng như biện pháp giảm thiểu
thiệt hại đến kinh tế, đời sống xã hội và môi trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Cho
đến nay, chúng ta vẫn bị động trong việc giải quyết các hậu quả của những loại
thiên tai này.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa –
hiện đại hóa, trong đó có nhiều hoạt động sản xuất nếu không được kiểm soát tốt
thì sẽ làm phát sinh những sự cố môi trường nghiêm trọng, trong đó có phát thải
hóa chất và tràn dầu. Việt Nam cũng là một quốc gia có hoạt động khai thác, xuất
nhập khẩu xăng dầu khá lớn và có đường bờ biển dài trên 3.000 km, hệ thống sông
suối, kênh rạch chằng chịt, với điều kiện hạ tầng hàng hải và phòng ngừa sự cố yếu
kém, nguy cơ xảy ra sự cố dầu tràn, tràn đổ hóa chất ở Việt Nam là rất lớn. Việt
Nam nằm trên tuyến đường giao thông chính từ Trung Đông đến các nước Đông Á,
tại khu vực Đông Nam Á diễn ra nhiều hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí. Việt
Nam là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, kéo theo nhu cầu về dầu
mỏ cũng tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố tràn dầu. Theo báo cáo của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (2008), từ năm 1997 đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra hơn
50 vụ tràn dầu trên biển, trên sông do các hoạt động khai thác vận chuyển dầu,
trong đó một số sự cố đến nay chưa xác định được nguồn gốc. Điển hình là các sự
cố tàu Formosa One Liberia va chạm với tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh
Gành Rái - Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng
1.000m
3
dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng một vùng rộng lớn biển Vũng Tàu.
7
Năm 2004, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình,
chứa khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó chỉ xử lý được khoảng
65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển, gây ô nhiễm môi trường biển và gây
thiệt hại về môi trường và kinh tế. Năm 2007, sự cố ô nhiễm dầu trên biển đã gây
ảnh hưởng lớn đến môi trường biển và 20 tỉnh, thành phố ven biển của Việt Nam.
Ngoài ra, những năm qua, sự cố môi trường còn bắt nguồn từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp nhưng chưa
được thống kê cụ thể, đánh giá đầy đủ. Tuy nhiên, do chưa đánh giá, dự báo và có
các biện pháp kiểm soát hiệu quả các hoạt động có nguy cơ gây sự cố, các cơ sở hoạt
động có nguy cơ gây sự cố phần lớn thực hiện việc phòng ngừa sự cố một cách đối
phó, các kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường chưa hiệu
quả nên trên thực tế các sự cố xảy ra vẫn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và môi
trường.
2. Công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường ở Việt Nam
- Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn tổ
chức thực hiện và các văn bản quy định chi tiết về bộ máy quản lý nhà nước trong
thực hiện phòng chống lụt, bão, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
do thiên tai gây ra.
Nhìn chung, trong thời gian qua, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và tổ
chức thực hiện có hiệu quả. Trong đó, tập trung giao các cơ quan quản lý nhà nước
thuộc tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về phòng
chống, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra. Trường hợp xảy ra thiên tai
lũ lụt gây ô nhiễm môi trường, việc khắc phục tình trạng ô nhiễm này được thực
8
hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, tập trung vào tuân thủ thực hiện các
hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thực tế đáng ghi nhận những năm qua, thiên tai đặc biệt là bão, lũ xảy ra
thường xuyên ở nước ta nhưng với sự chủ động, tích cực trong công tác phòng
ngừa và giải quyết các hậu quả của thiên tai gây ra của các cấp, các ngành và người
dân nên đã phần nào hạn chế được những thiệt hại của thiên tai, góp phần sớm ổn
định đời sống nhân dân sau khi xảy ra sự cố thiên tai.
- Phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường do tràn dầu
Luật Bảo vệ môi trường đã quy định một số nội dung có liên quan đến phòng
ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu. Để cụ thể, ngày 12 tháng 5 năm 2005 Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu, theo đó, các quy định của Quyết định này tập trung
vào các nội dung liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc ứng
phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên phạm vi cả nước.
Công tác ứng phó với sự cố tràn dầu được triển khai khá hiệu quả ở nước ta
trong thời gian qua. Bên cạnh việc triển khai các kế hoạch nhằm ứng phó với sự cố
tràn dầu, nguồn lực và trang thiết bị để khắc phục hậu quả tràn dầu cũng được tăng
cường, cụ thể: đã thành lập được 4 trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu và hình thành
một số cơ sở có dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu; trạng bị tàu đa năng ứng phó sự cố
tràn dầu; xây dựng hệ thống giám sát bờ biển… Tuy nhiên, công tác phòng ngừa và
nhất là khắc phục sự cố tràn dầu tại nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn
yếu về phương tiện, kỹ thuật và nhận thức của các chủ thể như các công ty vận tải,
chủ tàu thuyền đối với việc ứng phó sự cố tràn dầu chưa cao.
- Hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ
Pháp luật đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp đối
với việc bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
trong từng giai đoạn trước khi đầu tư và trong khi tiến hành hoạt động sản xuất,
9
kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn chung, công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, ô nhiễm môi trường do
phát thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra nghiêm trọng, trên diện
rộng và tại hầu hết các loại hình sản xuất. Mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành
quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất đối với phòng ngừa, khắc
phục sự cố môi trường song trên thực tế nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, thậm chí có cơ sở còn lợi dụng
thiên tai để xả thải ra môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc thanh tra, kiểm
tra hoạt động phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh mặc dù thời gian qua đã được chú trọng song hiệu quả vẫn chưa cao.
Đánh giá chung: Với mức độ và tần suất xảy ra sự cố môi trường ngày càng
nhiều, tuy nhiên công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục ô nhiễm môi trường
hiện nay chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn. Thực tế, mỗi vùng, mỗi địa
phương tiến hành theo một cách khác nhau và gặp không ít khó khăn trong việc
triển khai thực hiện như:
- Địa phương chưa chủ động điều tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi
trường để chủ động có biện pháp phòng ngừa, ứng phó và xử lý các vấn đề về ô
nhiễm môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất;
- Chưa có các kế hoạch, phương án thích hợp, được thử nghiệm để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do thiên tai, tràn dầu, rò rỉ hóa chất;
- Do không có quy trình ứng phó cụ thể nên lúng túng trong quá trình thực
hiện khi sự cố xảy ra;
- Chưa có phương án phòng ngừa và ứng phó đối với từng loại thiên tai, tràn
dầu, rò rỉ hóa chất khác nhau và đặc thù đối với điều kiện kinh tế, xã hội và điều
kiện tự nhiên của mỗi khu vực.
Như vậy, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thiên tai và sự cố tại các
vùng nhạy cảm, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh
10
dịch vụ đặc thù… đang đặt ra các yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải có các phương án
giải quyết hiệu quả.
III. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường
năm 2005 trong lĩnh vực sự cố môi trường
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và công
tác phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam chính thức được ghi nhận từ năm
1993 khi Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm
1993, đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà
nước Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhận thức r† vai trò và tầm quan
trọng của hoạt động bảo vệ môi trường đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước, trải qua 20 năm, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, các
văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường và tổ chức thực thi khá hiệu
quả các chương trình, dự án thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường.
Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị “Về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã khˆng định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân, bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong
đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tất cả các cấp, các
ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010, quan điểm phát triển bền
vững đã được tái khˆng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng
kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục
khˆng định trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020: “Nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường, gắn với nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát
11
triển kinh tế – xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án”.
Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 41/NQ-
TW về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Chính trị đặc biệt quan tâm tới công
tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt
Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) đã nêu nguyên tắc “chủ động gắn
kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội, coi yêu cầu bảo
vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững”, “thể
chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã
hội hằng năm, 5 năm và dài hạn của cả nước, các bộ, ngành và địa phương từ cấp
Trung ương đến cấp cở sở”.
Nhận thức r† được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói
chung, công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng,
Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương
đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này:
- -%./0012"3.144/
Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp
luật, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định
mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Tại Điều 29, quy định:
“Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá
nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường.
12
Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi
trường”
Tuy nhiên, là văn bản có tính nguyên tắc, các quy định về quyền và nghĩa vụ
của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường chưa được cụ thể hóa. Việc
cụ thể hóa những tinh thần cơ bản của Hiến pháp được thể hiện trong các đạo luật
và các văn bản dưới luật về bảo vệ môi trường nói chung và công tác phòng ngừa,
ứng phó và khắc phục sự cố môi trường nói riêng
567+*89 .144:
Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật trung tâm trong hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó, công tác phòng ngừa, khắc
phục sự cố môi trường được quy định tại Chương IX của Luật bao gồm các nội
dung quan trọng là: Phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 86); An toàn hoá chất
(Điều 88); An toàn hạt nhân và an toàn bức xạ (Điều 89); Ứng phó sự cố môi
trường (Điều 90); Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố môi trường (Điều 91); Khắc
phục ô nhiễm và phục hồi môi trường ( Điều 93).
- 6-;$.144< gồm 10 chương, 71 điều; có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2008. Trong đó, Luật Hóa chất đã quy định một số nội dung liên quan
đến phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường như: xây dựng kế hoạch ngăn ngừa
và ứng phó sự cố hóa chất; quy định trách nhiệm kiểm soát hóa chất trong các sản
phẩm phục vụ đời sống…
- (8=>*./00? đã được sửa đổi bổ sung một
số điều vào năm 2000, trong đó có các quy định cụ thể việc phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục sự cố môi trường do thiên tai lụt, bão gây ra.
- Ngoài ra, việc phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường còn được quy định
trong nhiều văn bản Luật khác, như: Luật phòng cháy chữa cháy đã có những quy
định về việc phòng ngừa, ứng phó đối với các sự cố do cháy nổ, trong đó có những
sự cố môi trường như cháy rừng. Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005 (BLHH) đã
dành 16 điều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, trong đó có hai điều trực
13
tiếp điều chỉnh việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm biển do dầu (Điều 28 và Điều 223).
Luật Thuỷ sản 2003 (khoản 1 Điều 7) nêu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia
khai thác nguồn lợi thuỷ sản là phải bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản,
tạo cơ sở bảo vệ các nguồn thuỷ sản khi bị sự cố môi trường gây ô nhiễm tác động.
Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008 (lần 2) - Điều 5 - quy định các chủ thể tham
gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường và các biện pháp ngăn ngừa
bảo vệ môi trường… Bộ luật Hình sự năm 1999 đã dành một chương riêng
(Chương XVII) quy định các tội phạm về môi trường, trong đó có quy định mức
phạt tù và tiền đối với cá nhân gây sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm. Việc xử lý các tổ chức, cá nhân gây nên sự cố
môi trường được vận dụng trong các quy định về xử lý các chủ thể gây ô nhiêm
môi trường trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005.
- Nhằm cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định 175-CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn
thi hành Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 về
xử phạt hành chính trong lĩnh vực Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định
121/2004/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định về phòng chống sự cố
môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí; Quyết định số
103/2005/QĐ-TTg về quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Nghị định
29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường,
trong đó có quy định về công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi
trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên
quan; Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29 tháng 5
năm 2008 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản…
14
2. Những thuận lợi khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường 2005 trong lĩnh
vực sự số môi trường
- Quy định về trách nhiệm khắc phục hậu quả sự cố môi trường là căn cứ
pháp lý quan trọng trong quá trình áp dụng thực hiện :
Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên quan đến khắc
phục hậu quả sự cố môi trường là căn cứ pháp lý cơ bản, quy định nguyên tắc, khái
quát các biện pháp, cách thức để áp dụng đối với các trường hợp khắc phục hậu quả
sự cố môi trường cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.
Đặc biệt đối với sự cố tràn dầu, các quy định về thông báo, xác định phạm vi, mức
độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục hậu quả của sự cố môi trường của Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình khắc phục sự cố
tràn dầu từ giai đoạn thông tin và xử lý thông tin trong ứng phó sự cố tràn dầu;
phân cấp ứng phó sự cố tràn dầu và ứng phó trong trường hợp sự cố tràn dầu cách
bờ trên 20 km.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định nhiều nội dung liên quan đến
trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: có trách nhiệm phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường đối với các hoạt động của mình,
chịu trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra
(Điều 35), có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
môi trường trong quá trình điều tra Ngoài ra, Luật còn quy định các nội dung liên
quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên phải
thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Việc khắc phục hậu quả sự cố môi
trường từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên,
thực chất là khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường. Các quy định trên
của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 là cơ sở pháp lý quan trọng và tạo điều kiện
thuận lợi trong khắc phục hậu quả sự cố môi trường do các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, khai thác tài nguyên thiên nhiên gây ra.
15
Có thể thấy các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên quan
đến khắc phục hậu quả sự cố môi trường là tương đối cụ thể, đầy đủ, đã tạo điều
kiện thuận lợi và là căn cứ pháp lý quan trọng trong quá trình áp dụng thực hiện
việc khắc phục các sự cố môi trường.
5@A"&=B 8*"8C*DE
D+ F
Các quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, là cơ sở pháp
lý để xác định mức độ thiệt hại, chi phí khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây
ra. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận dụng các quy định
pháp luật khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại về môi trường. Quy định r† trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện phục hồi môi
trường, cải tạo, khắc phục ô nhiễm hoặc bồi thường thiệt hại về môi trường do việc
gây ô nhiễm môi trường. Quy định này có tính bao quát, thống nhất và dễ áp dụng cho
tất cả đối tượng có ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác
nhau.
Ngoài các quy định nói trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 còn quy định
các nội dung liên quan đến trách nhiệm áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc đối
tượng gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn phải thực hiện nghĩa vụ khắc phục và
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc quy định thực hiện các biện
pháp cưỡng chế để khắc phục và bồi thường thiệt hại về môi trường là biện pháp
quan trọng trong quá trình khắc phục sự cố môi trường.
5C*DEGD+ G*
HIAF
Để khắc phục các sự cố môi trường do thiên tai gây ra, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 quy định các nội dung cho các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình phải thực hiện. Các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 liên
16
quan đến khắc phục hậu quả sự cố môi trường do thiên tai gây ra là những quy định
cơ bản, có tính khái quát, tương đối đầy đủ nội dung, phù hợp với pháp luật về
phòng chống bão, lũ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng thực hiện việc
khắc phục hậu quả sự cố môi trường do thiên tai gây ra.
5C*DEGD+
"J=8H,F
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định việc khắc phục hậu quả sự cố môi
trường đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng
khẩn cấp. Việc vận dụng và dẫn chiếu đến pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong quá
trình khắc phục hậu quả sự cố môi trường nghiêm trọng là rất linh hoạt và phù hợp với
tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật, theo đó, các biện pháp được áp dụng
trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp được
thực hiện khi có thảm họa lớn và khi có dịch bệnh nguy hiểm. Các quy định của
pháp luật về tình trạng khẩn cấp trong việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường đặc
biệt nghiêm trọng là rất đầy đủ, chi tiết, trong đó, đã quy định r† các biện pháp
khắc phục hậu quả, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc khắc
phục hậu quả sự cố môi trường, tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng Luật Bảo vệ
môi trường năm 2005 trong lĩnh vực khắc phục hậu quả sự cố môi trường.
3. Những khó khăn khi áp dụng Luật bảo vệ môi trường 2005 trong lĩnh
vực sự cố môi trường
3.1. Quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường chưa phù hợp, gây vướng mắc khi thực hiện
Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với các dự án đầu tư được
quy định trong thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường của các dự án
đầu tư, theo đó, các dự án đầu tư trước khi triển khai hoạt động xây dựng, sản xuất
tùy theo quy mô, tính chất phải thực hiện lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
17
Về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường, các nội dung về
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án phải bảo đảm các yêu cầu sau:
“bảo đảm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong các giai đoạn: chuẩn bị thi
công, giai đoạn xây dựng, giai đoạn vận hành của dự án”. Tuy nhiên, các quy định
này vẫn mang tính nguyên tắc, áp dụng chung cho tất các các loại hình hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các dự án đầu tư mà không quy định cụ thể cho
các loại hình sản xuất, kinh doanh có thể gây ra các sự cố môi trường. Quy định về
nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ở đây cũng không chi tiết, đầy đủ,
gây khó khăn trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án,
nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải được xem xét tính khả thi đối
với từng đề xuất trong báo cáo. Trên thực tế, công tác thẩm định báo cáo đánh giá
tác động môi trường mặc dù đã mang lại nhiều kết quả nhất định song vẫn còn
nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó, việc xem
xét, thẩm định nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của các dự án đầu
tư đạt hiệu quả thấp hoặc chưa được chú trọng. Điều này xuất phát từ các nguyên
nhân như sau:
- Bất cập về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Bộ Tài
nguyên và Môi trường được giao tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ
chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt, dự án liên
ngành, liên tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội
đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của
mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh.
Như vậy, ngoài Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của
18
mình thì Luật cũng quy định các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cũng
có thẩm quyền này. Quy định này dẫn đến nhiều bất cập trong công tác thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, đặc biệt
thẩm định, phê duyệt nội dung liên quan đến phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường, cụ thể:
+ Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ thì các cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ bao gồm: Thanh tra chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt
Nam, Ủy ban dân tộc, Văn phòng chính phủ, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ chí Minh… Trường hợp có các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định phê
duyệt của các cơ quan nói trên thì công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của các cơ quan này sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng do công
tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một chuyên ngành riêng,
phức tạp và khi dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đi
vào hoạt động thì việc bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường, nhất là đối với công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là rất hạn
chế
+ Ngoài việc giao các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nói trên,
Luật còn giao cho các Bộ khác (ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện
thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường như: Bộ Tư pháp,
Thông tin và Truyền Thông, Nội vụ, Tài chính Theo quy định về chức năng
nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ này thì không có chức năng thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, trên thực tế, các Bộ hoặc
các đơn vị trực thuộc Bộ này có thể là chủ đầu tư các dự án thuộc đối tượng phải
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khi gặp phải những trường hợp trên,
công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Đến nay, pháp luật về bảo vệ môi trường chưa điều chỉnh nội dung
này.
19
- Việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với nhiều dự án
còn mang tính hình thức. Nhiều chủ dự án chỉ coi đây là một thủ tục trong quá trình
chuẩn bị hoặc thực hiện dự án, vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác
động môi trường thì chỉ làm lấy lệ, cho đủ thủ tục để dự án được thông qua chứ
không thực sự quan tâm đến những tác động và nguy cơ đối với môi trường.
- Tính độc lập, phản biện và chịu trách nhiệm trước pháp luật của Hội đồng
thẩm định, thể hiện qua trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường chưa được quy định r† ràng. Các ý kiến đánh giá của
Hội đồng thẩm định hầu như chỉ mang tính chất tư vấn, tham khảo, quyết định
thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường được định đoạt bởi cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp dự án được thông qua và
khi đi vào hoạt động, gây ra những tác động và suy thoái môi trường thì sẽ khó
quy trách nhiệm cho các bên liên quan.
Từ các phân tích nói trên, có thể đánh giá về công tác thẩm định, phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư liên quan đến nội dung
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:
- Nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đã được quy định
trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được pháp luật quy định cụ
thể, chi tiết, áp dụng chung không theo tính chất, ngành nghề, quy mô của từng
loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khi
giao các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số Bộ có thẩm
quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gây khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường chỉ phù hợp với các tỉnh, thành phố lớn vì tập trung nhiều cán
bộ, chuyên gia đáp ứng được yêu cầu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
20
trường đối với các dự án đầu tư, chứ chưa phù hợp với điều kiện thực tế của
các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
- Luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư khi đi vào hoạt động để
xảy ra các sự cố môi trường.
3.2. Quy định về xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh
giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường chưa đáp ứng với điều kiện thực tế
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định các nội dung có liên quan đến
kiểm tra, xác nhận việc thực hiện báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó, quy định chỉ được đưa công trình vào
sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện
đầy đủ yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ
thể là các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý chất thải và các biện pháp,
công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác nhận này chưa bảo đảm đáp ứng theo
quy định của Luật bảo vệ môi trường, vì các nguyên nhân sau:
- Các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường có quá nhiều nội dung, trong khi đó, Luật không quy định cụ thể việc
xác nhận những nội dung chính nào, Luật cũng không quy định việc bắt buộc
xác nhận các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án trước
khi đi vào hoạt động. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện đôi khi áp dụng
tùy tiện, cảm tính, dẫn đến hoạt động xác nhận không đạt chất lượng cao, hiệu
quả thấp. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, trường hợp gây sự cố môi trường,
Luật cũng không quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến
công tác xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
21
- Luật không quy định các chế tài xử lý cụ thể đối với các trường hợp đã
đi vào hoạt động sản xuất mà không được kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội
dung và yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường, do đó, tạo sự
không công bằng giữa các tổ chức tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
và tổ chức không tuân thủ các quy định này.
Ngoài ra, hiện nay, theo một số báo cáo cho thấy, hiện tượng một số
doanh nghiệp hoạt động sản xuất lợi dụng sự cố môi trường từ các diễn biến
bất thường của lũ, lụt, mưa bão đã xả chất thải trong thời gian diễn ra lũ, lụt
gây ảnh hưởng đến môi trường. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cũng chưa
quy định cụ thể biện pháp, chế tài xử lý hành vi này.
Từ các phân tích trên cho thấy các nội dung quy định về xác nhận việc
thực hiện báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chưa đáp ứng yêu cầu
bảo vệ môi trường, gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực hiện, cụ thể:
- Luật chưa quy định cụ thể những nội dung chính cần kiểm tra, xác
nhận, bao gồm các nội dung liên quan đến phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường.
- Chưa quy định các biện pháp xử lý đối với các cơ sở hoạt động sản
xuất, kinh doanh không thực hiện việc xác nhận việc thực hiện báo cáo và yêu
cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3.3. Quy định về đầu tư phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường chưa cụ
thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định trách nhiệm của chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ phải bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng
phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử
dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ. Tuy nhiên, việc quy định này
còn chung chung, chưa cụ thể, dẫn đến tính khả thi không cao, khó áp dụng trong
thực tiễn. Luật mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc, chưa quy định r† trách
22
nhiệm của chủ cơ sở phải đầu tư kinh phí là bao nhiêu, danh mục thiết bị bao gồm
các loại nào hoặc tùy theo tính chất, quy mô của dự án để đầu tư thiết bị phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường; chưa quy định trường hợp chủ cơ sở không thực
hiện các quy định này thì phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật. Do
vậy, rất khó triển khai thi hành Luật bảo đảm có hiệu quả và nâng cao năng lực của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định các bệnh viện, cơ
sở y tế trong quá trình hoạt động phải có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng
phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra. Các quy định này là hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường, tuy nhiên việc áp dụng trong thực tế là rất
khó khăn vì quy định chưa cụ thể, đầy đủ. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường chưa được hướng dẫn chi tiết. Luật chưa quy định bệnh
viện, cơ sở y tế quy mô như thế nào thì phải có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố môi trường, trong khi đó, thực tế hiện nay có rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế có
quy mô khác nhau, từ bệnh viện trung ương, bệnh viện cấp tỉnh và cơ sở khám
chữa bệnh nhỏ lẻ. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng bệnh viện, tùy theo
tính chất, quy mô, trong quá trình đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi
trường của dự án, trong đó đã bao gồm nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường, trường hợp được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, có nghĩa
cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường của dự án đầu tư xây dựng bệnh viện, tuy nhiên, khi bệnh viện đó đi vào
hoạt động vẫn tiếp tục phải có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường,
gây ra sự trùng lặp, chồng chéo về nội dung đối với quy định trên. Đối với các bệnh
viện đang hoạt động, việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự số môi
trường do chất thải y tế gây ra cần có cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định,
phê duyệt, Luật bảo vệ môi trường cũng không quy định nội dung này, do vậy, việc
thực thi kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với kế hoạch, phòng ngừa ứng
phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra là khó khăn, vướng mắc.
23
Đối với phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động khoáng sản,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định tổ chức khi tiến hành thăm dò, khai
thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường. Tuy nhiên, quy định này chưa đầy đủ và trùng lặp về nội dung, vì các dự án
đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản trước khi hoạt động phải được thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó đã bao gồm nội dung
phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Do vậy, quy định này dẫn đến việc tổ chức
khai thác, chế biến khoáng sản phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố
môi trường là không cần thiết. Ngoài ra, Luật không quy định việc tổ chức thẩm
định, phê duyệt biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, gây khó khăn
trong áp dụng thực hiện.
Đối với quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005 quy định tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ
phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ và các chất độc hại
khác trên biển phải có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và
ứng phó sự cố môi trường. Quy định này rất chung chung, khó thực hiện trong thực
tế, vì quy định này chưa cụ thể về: nội dung kế hoạch, thời điểm xây dựng, cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm của chủ phương tiện trong thực hiện kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường… Ngoài ra, chưa quy định r† về quy
mô, khối lượng, tính chất của xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các loại chất
độc hại khác khi lưu thông trên biển phải xây dựng kế hoạch, trang thiết bị phòng
ngừa, ứng phó sự cố môi trường, dẫn đến khó khăn trong quản lý và áp dụng thực
hiện. Bên cạnh đó, quy định “chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hoá trên
biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải có hình thức thông báo cho các lực
lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng cảnh sát biển và tổ chức, cá nhân liên
quan khác được biết và có phương án phòng tránh sự cố môi trường” là chưa đáp
ứng được yêu cầu về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, vì việc xác định mức
24
độ như thế nào là có nguy cơ gây ra sự cố môi trường và hình thức thông báo bao
gồm những hình thức gì, gây vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đối với phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường về quản lý chất thải nguy hại,
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định nhiều nội dung liên quan, theo đó,
tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại, thu gom, quản lý
chất thải nguy hại phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải
nguy hại gây ra, cơ sở xử lý chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải
đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó có yêu cầu về việc lập kế
hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Đến nay, các quy
định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong thu gom, quản lý chất thải
nguy hại đang từng bước được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 sau 07 năm thực
hiện, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận cơ sở xử lý chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải
nguy hại. Vì vậy, việc thực thi các quy định này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
trong quá trình kiểm tra, xác nhận.
Ngoài các quy định chung về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong thực hiện bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 đã dành riêng một điều (Điều 86) quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường
phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường. Tuy nhiên, các quy
định này còn chung chung, chưa xác định được mức độ như thế nào là có nguy cơ
gây ra sự cố môi trường hoặc tiêu chí đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường. Luật không quy định về
trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét, thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách
nhiệm yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có biện pháp phòng ngừa,
ứng phó sự cố môi trường. Luật cũng chưa quy định r† những loại hình, ngành
25