Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM TỚI KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH KÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.01 KB, 4 trang )

NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ
CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM TỚI KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH
VIÊN NĂM THỨ NHẤT NGÀNH KÉP
Vương Thị Thanh - 10.F.1.E19
Lê Thị Hồng Hoa - 10.F.1.E19
Khoa Sư phạm tiếng Anh
GV hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thơm Thơm
1. Lời giới thiệu
1.1. Cơ sở lý luận
Trước tiên, chúng tôi nhắc đến phương pháp dạy và học theo cách truyền
thống mà giáo viên là trung tâm còn học viên là những người tiếp thu kiến thức
một cách thụ động. Từ đó, chỉ ra những ưu, khuyết điểm của phương pháp này
đối với việc học ngoại ngữ, đặc biệt là việc học nói tiếng Anh. Dựa trên cơ sở
này, chúng tôi khẳng định sự cần thiết để thay đổi phương pháp cũ và đưa ra
định hướng về một giải pháp thiết thực, đó chính là “hoạt động nhóm”. Để tạo
sự thuyết phục cho giải pháp được đưa ra, chúng tôi tiếp tục phân tích những
mặt thuận lợi, tầm quan trọng và sự hiệu quả của cách làm việc theo nhóm
trong việc học nói cho SV.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục đích đánh giá tính hiệu quả của
những hoạt động nhóm đang được sử dụng trong môn nói của SV năm thứ nhất
ngành kép tại trường ĐHNN –ĐHQGHN và tìm ra một số giải pháp, gợi ý về
cách tổ chức hoạt động nhóm sao cho hiệu quả.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi giới hạn chủ đề, số lượng người tham gia nghiên cứu trong phạm
vi năm nhất ngành kép của khoa và chỉ tập trung vào việc tìm ra tính hiệu quả
của hoạt động nhóm để áp dụng những phương pháp thực tiễn vào việc dạy và
học nói tiếng Anh cho SV khoa SPTA, trường ĐHNN.
1.4. Cấu trúc nghiên cứu
Bài nghiên cứu này gồm có 3 phần chính, riêng phần 2 được chia thành 3
chương nhỏ.


2. Phần triển khai
Chương 1. Đánh giá tổng quan
Trong chương 1, chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra định nghĩa khách quan
nhất về nhóm và hoạt động nhóm.
Theo sau đó là phần trình bày về thực trạng hoạt động nhóm với những
phương pháp dạy và học truyền thống được trích từ nghiên cứu của Thạc sĩ
Nguyễn Thu Hương(2006) “ Nghiên cứu việc sử dụng những hoạt động theo
cặp và theo nhóm trong môn nói ở trường đại học Kinh Tế Quốc Dân”. Đồng
thời, đem so sánh tính hiệu quả của chúng trong môn Nói với phương pháp
làm việc theo nhóm.
Phần cuối chương đề cập đến những thuận lợi và khó khăn đã được chúng
tôi nghiên cứu. Trong đó, một phần dựa trên sự đóng góp ý kiến của những
người tham gia trả lời câu hỏi điều tra.
Chương 2. Phương pháp luận.
Trong chương này, chúng tôi cung cấp những thông tin chi tiết về tiến
trình thực hiện nghiên cứu một cách cụ thể nhất và nó được chia ra làm 4 phần
nhỏ. Phần 1 là sự miêu tả về bối cảnh nghiên cứu, phần 2 đề cập đến phương
pháp nghiên cứu, phần 3 giới thiêu việc thu thập dữ liệu và sự phân tích dữ liệu
được trình bày trong phần 4.
Bối cảnh nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện tại trường ĐHNN-
ĐHQG HN. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết trường ĐHNN đã mở thêm một
ngành kép “ Tiếng Anh Tài Chính-Ngân Hàng” và chính thức tổ chức tuyển
sinh từ năm 2009. Đây là một ngành được xem là khá hấp dẫn và rất mới mẻ
không chỉ ở trường ĐHNN mà còn so với tất cả các ngành ở những trường đại
học khác, bởi nó đã kết hợp hai lĩnh vực “tiếng Anh” và “kinh tế”. Vì vậy,
những SV theo học ngành này sẽ được đào tạo theo một phương pháp mới, đặc
biệt trong môn Nói một giáo trình riêng được biên soạn nhằm mục đích đa
dạng hóa các hoạt động nói và phát huy tối đa tần suất làm việc theo nhóm của
SV.
Phương pháp nghiên cứu: Công cụ chính được dùng cho nghiên cứu là

phiếu câu hỏi điều tra.
Thu thập dữ liệu: 50 phiếu câu hỏi điều tra được phát cho những SV năm
nhất ngành kép khoa SPTA để thu thập thông tin.
Phân tích dữ liệu: Từ kết quả thu thập được chúng tôi bắt tay vào việc xử
lý, phân tích và đánh giá.
Câu 1 và câu 2: tìm hiểu về tần suất tham gia hoạt động nhóm của SV trước
và sau khi vào đại học.
Hầu hết họ chỉ thực sự bắt đầu làm việc nhóm thường xuyên ở môi trường
đại học
Câu 3: điều tra về mức độ cần thiết của hoạt nhóm trong 4 kỹ năng Nghe,
Nói, Đọc, Viết.
Theo kết quả thu được đa số SV đều ủng hộ rằng môn Nói đòi hỏi hoạt
động nhóm nhiều nhất tiếp theo là môn Nghe.
Câu 4: nhận xét về số lượng thành viên nên có ở mỗi nhóm để có thể thu
được hiệu quả hoạt động cao nhất.
62% số người tham gia trả lời câu hỏi điều tra đều nhân xét rằng mỗi nhóm
nên chỉ có từ 2 đến 5 người.
Câu hỏi số 5: Đánh giá về những lợi ích và khó khăn trong hoạt động nhóm
của SV năm nhất.
Chúng tôi xây dựng câu hỏi và tóm tắt các lựa chọn câu trả lời trong bảng
theo mức độ tăng dần từ hoàn toàn không đồng ý cho đến hoàn toàn đồng ý.
Hầu hết các SV đều nhận xét rằng làm việc nhóm tốn khá nhiều thời gian. Tuy
nhiên, họ không phủ nhận lợi ích của nó như: khuyến khích SV năng động hơn,
luyện cách tư duy nhanh hơn, etc.
Câu 6: Tìm hiểu về thái độ của SV trong việc giải quyết các mối bất hòa
phát sinh khi làm việc nhóm. Hầu hết các SV đều có cách giải quyết vấn đề khá
thông, họ thẳng thắn lên tiếng để tìm giải pháp hợp lý. Bên cạnh đó một số
người lại theo khuynh hướng làm việc cá nhân, tức là chia nhỏ nhiệm vụ cho
mọi người để tự hoàn thành.
Câu 7: Nghiên cứu về những lý do vắng mặt của SV trong những buổi họp

nhóm của hoạt động nói.
Lý do chính được đưa ra là sự thiếu vốn từ vựng, ý tưởng để đóng góp cho
các chủ đề kinh tế và chủ đề quá khó.
Câu 8: Thu thập ý kiến của SV để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong
môn Nói.
Dưới đây là một số ý kiến được đề cập nhiều nhất: mọi thành viên nên
tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm, mỗi nhóm nên có từ 3 đến 5 người.
Chương 3: Đề xuất
Dựa trên kết quả thăm dò ý kiến của SV và việc tìm kiếm thông tin qua các
nguồn khác nhau, cùng với kinh nghiệm bản thân, chúng tôi đã chọn lọc và đưa
ra 6 đề xuất thiết thực nhất để góp phần cải thiện và tăng hiệu quả hoạt động
nhóm ở trong chương này
3. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu đã cho thấy hoạt động nhóm có ý nghĩa thiết thực
và hiệu quả trong việc cải thiện kỹ năng nói cho SV dù nó vẫn còn tồn tại một
vài hạn chế.
Khi làm nghiên cứu chúng tôi khó tránh khỏi một số khó khăn. Vì vậy
chúng tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm cho các bài nghiên cứu sau này.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thu Hương, (2006). A study on the use of pair work and group
work activities in English speaking lessons for the first year students at
National Economics University.
2. David Cotton, David Falvey, Simon Kent and John Rogers, (2009). Market
Leader.
3. Http://www.mightyrasing.com
4. Richard, J.C and Jodgers, T.S (1986), Approaches and methods in
language teaching. Cambridge University press.
5. Brihant and Galances, 1982.
6. Nguyễn Thị Thùy Chung, (2008). How group work is used in Speaking
lesson of the first year major students of English at Vietnam University of

commerce.
Nguyễn Thị Hải Hà, (2005). Đánh giá hoạt động học nhóm ngoài giờ của sinh
viên năm thứ nhất khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh-Mỹ.

×