Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.86 KB, 8 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Con người là một thực thể tự nhiên và xã hội hoàn thiện và phức tạp nhất.
Trong khi tìm đường lên các vì sao, loài người đồng thời quay trở lại tìm hiểu
chính mình. Và công việc này cũng không kém phần khó khăn so với các nghiên
cứu khoa học về vũ trụ, kỹ thuật và tự nhiên. Tiến bộ khoa học gần đây nhất - việc
giải mã và công bố bản đồ gen đã mở ra cánh cửa cho việc đem lại những hiểu biết
mới về con người, đặc biệt là đóng góp cho việc chữa trị những căn bệnh nan y.
Tuy nhiên, với tư cách vừa là nhà nghiên cứu vừa là đối tượng nghiên cứu, con
người đôi khi không thể tìm ra câu trả lời cho những câu đố về bản thân mình.
Hiện tượng đồng tính luyến ái cũng là một trong những vấn đề mà loài
người hiện nay còn đang trên đường tìm hiểu về bản chất cũng như nguyên nhân
và giải pháp cho nó. Xét về mặt y học, các nhà khoa học cho rằng đây có thể được
coi là như một loại bệnh tâm thần. Họ xếp đồng tính luyến ái vào nhóm bệnh về
lệch lạc đối tượng. Nhưng nguyên nhân dẫn đến nó không đơn thuần chỉ nằm ở
khía cạnh bệnh lý mà còn ở cả khía cạnh tâm lý. Có thể đó là do cách giáo dục của
gia đình không phù hợp dẫn đến sự phát triển lệch lạc từ khi còn nhỏ hoặc bị người
đồng giới lợi dụng. Và theo quan điểm của nhiều người, đồng tính luyến ái là một
hiện tượng lệch chuẩn. Đây là một lối sống không có lợi cho xã hội cả về mặt đạo
đức cũng như phát triển. Bởi những gia đình của người đồng tính luyến ái (nếu có)
sẽ không thể thực hiện được một chức năng quan trọng - duy trì nòi giống để đảm
bảo sự phát triển của xã hội.
Trong những năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam, hiện tượng đồng
tính luyến ái phát triển mạnh mẽ. Đây đó đã xuất hiện những phong trào đòi quyền
bình đẳng, đòi quyền được kết hôn cho những người đồng tính luyến ái. Còn ở Việt
Nam, từ sau thời điểm mở cửa giao lưu kinh tế, những luồng văn hoá tư tưởng
nước ngoài đã xâm nhập và gây ra những ảnh hưởng không phải lúc nào cũng tốt
cho lối sống và quan niệm của người dân.
Tầng lớp chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của nó chính là thanh niên. Đây là
thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong nền kinh tế thị trường nên quan niệm
và lối sống có phần nào khác với thế hệ cha ông. Thêm nữa, tuổi trẻ thường chưa


đủ năng lực nhận thức, đánh giá nên dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ chưa rõ
tích cực hay tiêu cực.
Hiện tượng đồng tính luyến ái ở Việt Nam được quan niệm như một lối sống,
một ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường khác với những giá trị truyền thống, nền
tảng văn hoá của dân tộc. Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều bài báo viết về
hiện tượng đồng tính luyến ái, chỉ ra những trường hợp coi đồng tính luyến ái như
một cái mode để đua theo, hoặc do đối tượng bị cuốn hút bởi những miếng mồi vật
chất của kẻ xấu. Đồng thời đồng tính luyến ái còn phát triển trở thành một tệ nạn
xã hội - đặc biệt là đồng tính luyến ái nam. Chính vì thế dư luận xã hội thường
không đồng tình và coi đây không chỉ là một loại bệnh lý thông thường mà còn
phát triển thành một lối sống lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thêm nữa, người đồng tính luyến ái còn là nhóm nguy cơ cao về bệnh HIV do họ
thường xuyên thay đổi bạn tình, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng.
Nhóm sinh viên là nhóm xã hội có trình độ tri thức cao, đồng thời đây cũng là
lớp người kế cận của đất nước. Do vậy đòi hỏi họ phải luôn có những hiểu biết và
cách nhìn đúng đắn với các hiện tượng xã hội xảy ra xung quanh mình. Thêm nữa
họ cũng là một bộ phận của thanh niên, những người rất dễ bị ảnh hưởng, bị cuốn
theo những điều mới lạ. Hiện tượng đồng tính luyến ái có thể xảy ra ở bất kỳ giới
nào, nghề nghiệp nào. Vì thế sinh viên cần có những hiểu biết nhất định về nó để
ngăn chặn cũng như tránh khỏi sự lôi kéo của những đối tượng xấu. Xuất phát từ
nhận định như vậy, tôi đã chọn đề tài "Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của
sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái" nhằm tìm hiểu phần nào hiểu
biết cũng như thái độ của họ về hiện tượng này.
Trong phạm vi luận văn, tôi không có điều kiện nghiên cứu toàn bộ sinh viên
trên địa bàn Hà Nội mà chỉ tập trung khảo sát nhóm sinh viên của hai trường đại
học Khoa học xã hội - nhân văn và đại học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xã hội học là bộ môn khoa học luôn đi sát với những biến đổi của thực tiễn.
Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào mới nảy sinh đều cần đến sự đánh giá tìm hiểu

của xã hội học để từ đó đưa ra những hiểu biết cũng như xu hướng giải quyết.
Đồng tính luyến ái là một hiện tượng không nằm ngoài quy luật đó.
Vốn là một hiện tượng tưởng chừng như cá biệt nảy sinh từ lối sống hay
quan hệ của con người nhưng đồng tính luyến ái nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm của xã hội bởi những ảnh hưởng của nó đối với nền tảng đạo đức, lối
sống cũng như sự phát triển của cả cộng đồng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
này rất phức tạp. Có trường hợp là bẩm sinh như một loại bệnh lý nhưng nhiều khi
đó là xuất phát từ ảnh hưởng của môi trường sống hoặc do lối sống, nhận thức của
cá nhân. Trong khi các nhà khoa học còn đang tranh cãi về nguyên nhân của hiện
tượng này thì nó đã kịp gây ra những ảnh hưởng tới đời sống của toàn xã hội.
Nhóm đồng tính luyến ái được coi là nhóm nguy cơ cao về lây truyền căn bệnh thế
kỷ HIV/AIDS, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Thêm nữa, lối
sống bất bình thường của người đồng tính luyến ái tạo nên những tác động tới nền
văn hoá, đạo đức và luật pháp của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, tuy rằng đồng tính luyến ái vẫn chỉ tồn tại ở cá biệt một số nhóm đối
tượng nhưng trong thời gian gần đây, nó có xu hướng phát triển mạnh hơn. Nhiều
người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên coi đây như một thứ mode, một cách ăn chơi
sành điệu. Thêm nữa, tệ nạn mại dâm nam đã từng không ít lần gây đau đầu cho
các nhà quản lý. Ở Hà Nội, trong thời gian vừa qua không ít lần báo chí đã phải đề
cập đến những tụ điểm tụ tập của giới đồng tính ngay tại những nơi vui chơi giải trí
công cộng. Không chỉ là một hiện tượng lạ, một loại bệnh lý, đồng tính luyến ái ở
Việt Nam được coi như sự đi xuống về đạo đức, trái với những giá trị văn hoá nước
nhà. Việc giải quyết nó là một việc rất khó khăn bởi những người đồng tính luyến
ái vẫn được coi như những thành viên trong xã hội, sự phát triển của họ gắn liền
với sự phát triển của xã hội. Do vậy việc trước tiên của quá trình giải quyết hiện
tượng này là tìm hiểu sự nhận thức và hiểu biết cũng như thái độ của người dân. Ở
đây, đề tài nghiên cứu tập trung vào nhóm sinh viên. Bởi đây là nhóm tiêu biểu cho
thanh niên, đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng xã hội mới lạ trong đó có
đồng tính luyến ái. Sinh viên là những người làm chủ đất nước tương lai nên càng
cần có sự hiểu biết để giải quyết, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng này.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu nhận thức của nhóm sinh viên về bản chất cũng như những biểu hiện,
nguyên nhân và đối tượng của hiện tượng đồng tính luyến ái. Từ đó làm rõ thái độ
cũng như hành vi tương ứng của sinh viên.
3.2 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thái độ và hành vi
của sinh viên
3.3 Tìm hiểu mức độ phổ biến của hiện tượng này qua sự đánh giá cuả sinh viên.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu
nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của sinh viên đối với hiện tượng đồng tính luyến ái
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên trường đại học KHXH-NV và trường đại học Tự Nhiên thuộc Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
4.3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu
Trường ĐH KHXH- NV và trường ĐH Tự nhiên
- Phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường ĐH KHXH-NV và trường đại học
Tự Nhiên về hiện tượng đồng tính luyến ái cũng như thái độ, hành vi tương ứng.
Đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố giới, nơi cư trú hiện nay, thành phần gia đình và
nơi sống trước khi vào đại học với các yếu tố trên. Đề tài chỉ tập trung vào sự hiểu
biết và đánh giá của sinh viên về hiện tượng này và khía cạnh xã hội mà không đi
sâu vào khía cạnh khoa học.
4.4 Mẫu nghiên cứu:
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn gồm 200 sinh viên thuộc hai trường Khoa
học xã hội- nhân văn và Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia. Cơ cấu mẫu
như sau:
- 50% sinh viên nam và 50% sinh viên nữ.
- 50% sinh viên nông thôn và 50% sinh viên đô thị.

- Tỷ lệ sinh viên có nơi cư trú là ký túc xá, nhà trọ và gia đình tồn tại ngẫu
nhiên.

×