Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

SKKN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.46 KB, 43 trang )

SÁNG KIẾN – KINH NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
THCS
Người thực hiện : Phạm Thanh Duy
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I - Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta được xác định rất rõ trong Luật giáo
dục.Tại điều 2 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu “ Mục tiêu giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc”
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ đúng
đắn, các hành vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong
các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức , pháp luật…., còn phải giúp
các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Vậy, quá
trình giáo dục không những được thực hiện thông qua các hoạt động giáo
dục trên lớp mà còn thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp(HĐGDNGLL).
HĐGDNGLL có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Quá trình
giáo dục đối với học sinh THCS có nhiều thú vị nhưng cũng không ít
phức tạp, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời, đúng đắn, lôi cuốn các em
hoạt động, nhằm phát huy khuynh hướng tự lập, sáng tạo, tinh thần tập
thể, ý thức tổ chức kỷ luật. Vì vậy, có thể nói HĐGDNGLL có vị trí then
chốt trong quá trình giáo dục nhằm định hướng,điều chỉnh quá trình giáo
dục đạt hiệu quả cao.
Thực tế ,trong những năm qua, đối với học sinh phần lớn là con em người
lao động, sống tốt đời đẹp đạo rất thích được tham gia vào các hoạt động
ngoại khoá, giao lưu văn hoá…, qua đó có dịp học hỏi các kỹ năng giao
tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập cũng như trong


đời sống. Tuy nhiên, môi trường xã hội xung quanh cũng có tác động xấu
đến các em, nên lãnh đạo nhà trường rất lung túng trong việc ra kế hoạch,
nội dung hoạt động GDNGLL sao cho cá hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt tập thể của học sinh.
Sau thời gian được học tập, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức của các
thầy cô giáo ở trường cán bộ quản lý II – TP Hồ Chí Minh tôi nhận thức
được rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, làm tốt công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh thì HĐGDNGLL là một trong những hoạt
động thiết yếu. Mặt khác , trong thời gian qua, trường THCS Dray
Bhăng, những HĐGDNGLL còn quá mơ hồ, chưa thực sự trở thành một
hoạt động bổ ích cho học sinh. Với lý do đó, tôi chọn đề tài : “ Hoạt động
ngoài giờ lên lớp ở trường THCS”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tôi rất tâm đắc với đề tài này với mục đích, mong muốn :
- Để bản thân soi rọi lại những lý luận đã học vào thực tiễn công tác quản
lý HĐGDNGLL ở trường trong những năm học qua, kiểm nghiệm lại
những việc đã làm được, qua đó khắc phục những hạn chế còn tồn tại,
phát huy những điểm mạnh để thực hiện có hiệu quả cao hơn hoạt động
GDNGLL trong thời gian tiếp theo.
- Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra
những đề xuất để lãnh đạo nhà trường quản lý tốt hoạt động này, đưa
HĐGDNGLL đi vào nề nếp, ổn định và phát triển góp phần hoàn thiện
mục tiêu đào tạo cấp học của nhà trường.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A . CƠ SỞ LÝ LUẬN.
I. Khái niệm.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL ) là những hoạt
động giáo dục được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn
đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi

lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng
đồng và phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng cá nhân.
HĐGDNGLL là một mặt hoạt động giáo dụccơ bản được thực hiện một
cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
xã hội.
HĐGDNGLL được phân chia hai mức độ do phạm vi tác động của lực
lượng tổ chức các hoạt động chi phối.Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.
HĐGDNGLL do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực
lượng xã hội. Nó được tiến hành xen kẻ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học
trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động nà diễn
ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình đào
tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi mọi lúc.
HĐGDNGLL là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là
cuộc sống thực của họ về học tập, lao động, vui chơi…Giáo dục ngoài
nhà trường là trách nhiẹm của toàn xã hội, của gia đình học sinh, nhà
trường đóng vai trò cố vấn sư phạm và phối hợp tổ chức.
II. Vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Về mặt pháp lý, theo điều lệ nhà trường phổ thông, các hoạt động giáo
dục trong nhà trường phổ thông bao gồm :
- Hoạt động giáo dục trên lớp thông qua việc dạy và học các moan học
theo quy định.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt
động ngoại khoá về khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao
nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá,
các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động công ích, các hoạt động xã
hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.

- Về phương diện thực tiễn, HĐGDNGLL có vị trí là cầu nối hai chiều
giữa nhà trường và xã hội.
- HĐGDNGLL tạo điều kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình
với đời sống xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà
trường với xã hội.
- HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng
đồng tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo học sinh.
III. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Những nhiệm vụ về nhận thức.
- HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri
thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở
rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội.
- HĐGDNGLL giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt
động hằng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức,lối sống cho phù
hợp.Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội
cho các em.
- HĐGDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị,xã hội, có những hiểu
biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây
doing và bảo vệ tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đất
nước, địa phương…Qua đó tăng thêm hiểu biết, thái độ đối với Bác Hồ,
về Đảng, về Đoàn, về Đội.
- HĐGDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề
có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình, hữu nghị, bảo vệ
môi trường, dân số kế hoạch hoá gia đình, vấn đề phòng chống tệ nạn xã
hội, vấn đề pháp luật….
2. Nhiệm vụ giáo dục thái độ.
- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chế độ xã
hội chủ nghĩa, vào tương lai đất nước, từ đó các em có long tự hào dân
tộc, mong muốn làm đẹp truyền thống của trường, của lớp, của quê
hương đất nước.

- HĐGDNGLL từng bước hình thành cho học sinh những tình cảm tốt
đẹp, trong sáng, tình cảm thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước.
Qua đó giúp các em biết kính yêu và tôn trọng cái tốt, cái đẹp, biết ghét
cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
- HĐGDNGLL bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với
đạo đức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất
nước.
- HĐGDNGLL góp phần giáo dục học sinh tình đoàn kết hữu nghj với
các bạn thiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- HĐGDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động,
sáng tạo, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể
của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản
thân.
3. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng.
- HĐGDNGLL rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp,ứng xử có văn
hoá, có thói quen tốt trong học tập, lao động công íchvà các hoạt động
khác.
-HĐGDNGLL rèn cho học sinh kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ
chức, điều khiển và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng
nhận xét, đánh giá kết quả họat động.
- HĐGDNGLL rèn cho học sinh các kỹ năng giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ
năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà
trường hoặc tập thể giao cho.
IV. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GD NGLL.
Để đảm bảo hiệu quả cao của hoạt động này, quá trình tổ chức phải tuân
theo các nguyên tắc sau nay :
1. Nguyên tắc về tính mục đích và tính kế hoạch.
- Tính mục đích : Cần xác định mục tiêu, yêu cầu hoạt động GDNGLL
cho cả năm học, từng học kỳ, từng hoạt động, trong đó tính đa dạng của
mục tiêu can được định hướng nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát là phát

triển nhân cách cho học sinh.
- Tính kế hoạch : Mọi hoạt động đếu cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạch
HĐGDNGLL can đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính
hướng đích không gây sự xáo trộn, tuỳ tiện.Trên cơ sở kế hoạch, nhà
trường định ra cáh thức tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy mô
hoạt động.
2. Tính tự nguyện, tự giác.
Nếu học tập trên lớp là bắt buộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện , tự giác.
Các em có quyền lựa chọn các hoạt động mà mình ưu thích. Nguyên tắc
này đảm báo cho học sinh quyền lựa chọn tham gia các hoạt động phù
hợp với khă năng, hứng thú, sức khoẻ và điều kiện cụ thể của bản thân
mỗi em; Chỉ có như vậy,nhà trường- nhà giáo dục mới tạo được sự hứng
thú, tự giác , tích cực tham gia hoạt động, phát huy được thiên hướng, khả
năng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp nhà trường và gia đình hướng
nghiệp học sinh phù hợp nhất.
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường- các nhà giáo dục phải tổ chức được
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; tổ chức và duy trì được nhiều nhóm
hoạt động với các chủ đề khác nhau như câu lac bo bộ moan, các đội thể
thao, đội văn nghệ…; các hoạt động giao lưu kết bạn trong và ngoài nhà
trường, hoạt động tham gia du lịch kết hợp học tập…Chỉ khi đó, học sinh
mới có thể tự nguyện, tự giác và theo hứng thú của mình lựa chọn cho
mình loại hình hoạt động thích hợp.
3. Tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh.
- Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh lý khác nhau, cá biệt có một số ít
học sinh có những biểu hiện khác biệt trong quá trình phát triển. Nhà
trường- thầy cô giáo phải hiểu biết nhũng nét đặc trưng của sự phát triển
này để tổ chức hoạt động có nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu và
phù hợp với khả năng phát triển của học sinh. Vì vậy, thầy cô thường
xuyên theo dõi học sinh, phát hiện những nét mới, những khả năng mới
được hình thành ở các em để kịp tghời đề xuất và điều chỉnh và hình thức

hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của các em trong từng giai đoạn
của năm học, cấp học.
4. Kết hợp lãnh đạo sư phạm của thầy với tính tích cực, độc lập, sáng
tạo của học sinh.
Học sinh THCS có tính tích cực hoạt động tập thể và đã có khả năng tự
quản.Tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy can có sự
lãnh đạo, hướng dẫn sư phạm của thầy cô một cách thường xuyên
( nhưng không làm thay họ )
5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.
Khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cũng phải tính đến tính hiệu quả.
Nhưng hiệu quả giáo dục được đặt lên hàng đầu, chủyêú của HĐNGLL.
Kết hợp hiệu quả giáo dục với các hiệu quả khác như : kinh tế, chính trị,
xã hội…thì phải lấy hiệu quả giáo dục để điều chỉnh các hiệu quả khác
V. MỤC TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
1. Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- HĐGDNGLL nhằm :
a. Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú
thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
b. Rèn luyện cho học sinh các kỷ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học
sinhTHCS như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức
quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt
động; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập,rèn luyện; cũng cố,
phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã
hội.
c. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và
hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với
cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện
tượng tự nhiên và xã hội.
2. Nội dung của HĐGDNGLL.

- Hoạt động chính trị- xã hội và nhân văn;
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Hoạt động thể dục thể thao;
- Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật, hướng ngghiệp;
- Hoạt động vui chơi giải trí.
VI. QUẢN LÝ HĐ GD NGLL Ở TRƯỜNG THCS.
Trong trường trung học cơ sở, để quản lý hoạt động giáo dục nói chung,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng, người hiệu trưởng can
thực hiện các chức năng sau:
1. Xây dựng kế hoạch.
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng,
nhằm định hướng cho hoạt động GDNGLL tại trường trong từng thời
điểm của năm học.Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các
yêu cầu sau :
- Về thời gian : Đầu năm học
- Về quy định : Thực hiện các bước sau :
+ Lập dự thảo kế hoạch
+ Họp thảo luận dự thảo từ các bộ phận liên quan
+ Thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành
- Về nội dung :
+ Xác định đúng mục tiêu quản lý HĐNGLL theo các văn bản chỉ đạo
của từng năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT
+ Xây dưng cụ thể chương trình hành động trong năm, học kỳ, tháng
+ Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh,
thực tiễn của địa phương
+ Nhiệm vụ, công tác cân đối, đếu đặn theo từng tháng trong năm học.
2. Tổ chức , chỉ đạo thực hiện.
+ Thành lập, củng cố Ban chỉ đạo HĐGDNGLL với thành phần quy định.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo +
Xây doing các điều kiện cần thiết để tổ chức HĐGDNGLL như : nhận

thức của CB, GV đối với hoạt động này, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động.
+ Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực
hiện.
3. Kiểm tra, đánh giá.
Đây là công việc thường xuyên của hiệu trưởng trong mọi công tác quản
lý nhà trường cũng như HĐGDNGLL. Do vậy, hiệu trưởng cần :
+ Xây dựng chuẩn : Chuẩn cần được thống nhất trong toàn trường và phù
hợp với mục tiêu, yêu cầu của HĐGDNGLL, muốn vậy, hơn ai heat, hiệu
trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc của
hoạt động này.
+ Tổ chức , bố trí, phân công lực lượng kiểm tra : Lực lượng kiểm tra chủ
yếu là các thành viên trong Ban chỉ đạo HĐGDNGLL.
+ Thực hiện công tác kiểm tra:
Kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoặch.
Kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp
tổ chức
Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nền nếp sinh hoạt, tham
gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích của kiểm tra chủ yếu
là để tư vấn, thúc đẩy, rút kinh nghiệm .
+ Phương pháp kiểm tra :
- Kiểm tra qua hồ sơ sổ sách;
- Trao đổi , tìm hiểu;
- Nghe báo cáo;
- Trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.
Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao
chất lượng HĐNGLL.
Tóm lại:HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm
thực hiện nhiệm vụ dạy người song song với nhiệm vụ dạy chữ của mỗi
nhà trường, đặc biệt là trường THCS trong giai đoạn hiện nay Vì vậy,

trong công tác quản lý, hiệu trưởng cần tổ chức chỉ đạo hoạt động này
một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp
học.
VII. NHỮNG NỘI DUNG HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA HOẠT
ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp rât phong phú và đa dạng, chủ yếu
tập trung vào 5 loại hình hoạt động sau đây.
1. Hoạt động xã hội và nhân văn.
- Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện về chính trị, xã hội trong
nước và quốc tế hoặc nhưng sự kiện đáng chú ý ở địa phương.
- Nghe báo cáo thời sự các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế văn hoá nổi
bậtđang được quan tâm trong nước và quốc tế.
- Học tập vàthi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường , của
địa phương…
- Học tập, tuyên truyền cổ động về nội quy nhà trường, những quy định
về pháp luật (như luật giao thông, trật tự công cộng…) ; những chính
sách lớn của nhà nước (như dân số, bảo vệ môi sinh, môi trường, phòng
chống các tệ nạn xã hội…) và những quy định của các địa phương.
- Trao đổi, thảo luận hoặc thi tìm hiểu về các sự kiện xã hội, chính trị,
kinh tế, … trong và ngoài nước (ví dụ : thi tìm hiểu về AIDS ; về những
thành tựu kinh tế, văn hoá ở địa phương…).
- Hoạt động kết nghĩa, giao lưu với các trường, các lớp, các cơ sở sản
xuất, đơn vị quân đội…
- Hưởng ứng và tham gia các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hoá, truyền
thống ở địa phương.
- Công tác Trần Quốc Toản và các hoạt động nhân đạo đền ơn đáp nghĩa,
hoạt động từ thiện khác như thăm hỏi và giúp đỡ các gia đình, các cá
nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt ở địa phương, các bạn trong lớp,
trong trường đau yếu, tật nguyền, nghèo khó. Chia sẻ với các bạn cùng
trang lứa (trong nước hoặc quốc tế) gặp khó khăn ve, thiên tai, dịch

bệnh…
- Với các hình thức phù hợp ; thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng
niệm… ở địa phương ; v.v…
- Phụ trách Sao nhi đồng (ở địa phương, ở trường tiểu học kết nghĩa).
2. Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và hướng
nghiệp).
- Các trò chơi “hỏi đáp” tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề
(toán, lí, hoá, sinh vật, thiên văn…)
- Sưu tầm, tìm hiểu về các danh nhân, nhà bác học, những tấm gương
ham học, say mê phát minh, sáng chế.
- Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ “Những người ham hiểu biết” (theo các
lĩnh vực hứng thú và hợp năng khiếu).
- Nghe nói chuyện về các thành tựu khoa học kĩ thuật ; về các nghành
nghề trong xã hội (thường cho học sinh lớp 8, 9).
- Thi làm đồ dùng học tập, dụng cụ trực quan… (thi khéo tay, kỹ thuật,
trưng bày).
- Tham quan các cơ sở sản xuất – các công trình khoa học ; xem triển lãm
về thành tựu kinh tế, kĩ thuật.
- v.v…
3. Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẩm mĩ.
- Sinh hoạtvăn nghệ như : thơ ca, múa hát, kịch bản, kịch ngắn, kịch câm,
tấu, kể chuyện, âm nhạc… được thể hiện dước các hình thức khác nhau
(như hình thức văn nghệ xen kẽ trong một hoạt động của lớp hoặc
trường ; hình thức thi hoặc biểu diễn chào mừng ngày kỉ niệm ; hình thức
tập dượt chuẩn bị cho hội diễn…).
- Đọc sách báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
Thảo luận trao đổi ý kiến về những cuốn sách hay, những bộ phim, vở
kịch có ý nghĩa, có giá trị nhân văn, đạo đức.v.v…
- Tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử.
- Du lịch cắm trại.

- Tổ chức sinh nhật bạn nên làm thường xuyên và thành truyền thống của
lớp học. Đúng ngày sinh, bạn sẽ được lớp tặng hoa tặng quà kỉ niệm cùng
lời chúc mừng. Đáp lại, bạn nói lời cảm ơn và tặng lại lớp một bài hát, bài
thơ… thể hiện tình cảm của mình.
- Thi vẻ đẹp học sinh tuổi thiếu niên : từnglớp, khối lớp hoặc trường có
thể tổ chức cho học sinh thi với các tiêu đề như “Nét đẹp tuổi 15” ; “Nét
đẹp tuổi hoa” ; “Đội viênthanh lịch” ‘ “Hoa học trò” v.v… để hưởng ứng
cuộc thi do các tổ chức giáo dục hoặc các tổ chức xã hội khởi xướng.
- Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm và thành tích nhân
ngày hội học sinh của trường hoặc kết hợp trong một hoạt động tập thể
theo chủ đề của lớp. Ví dụ, có thể tổ chức cho học sinh thi thêu, đan cắm
hoa, may vá, vẽ, nặm\n… trưng bày vở sạch chữ đẹp, những bài văn hay,
những điểm 10, những cách giải bài độc đáo, những dụng cụ học tập,
dụng cụ trực quando học sinh tự tạo, những tờ báo tường đẹp những sản
phẩm lao động sản xuất khác (nếu có).
- Sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú (như
yêu thơ, ca múa, nữ công gia chánh…).
- v.v…
4. Hoạt động vui khoẻ và giải trí
- Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi : tổ chức trong các giờ ra chơi hàng
ngày theo khối lớp hoặc toàn trường. Nên thay đổi nội dung, hình thức
các ngày trong trong tuần như quy định ngày thập thể dục thư giãn, ngày
tập thể dục nhịp điệu, trò chơi tập thể,…
- Tập và chơi thể thao : Có thể thành lập các đội thể thao theo lớp, khối
lớp, trường như bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cờ quốc tế, v.v…, có kế
hoach tập luyện, thi đấu…
- Các trò vui chơi giải trí như các laọi trò chơi vận động, trò chơi thể thao,
trò chơi trí tuệ… xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của lớp, hoặc
trong giờ ra chơi, trong các ngày hội v.v…
- Tổ chức ngày hội vui khỏe, hội thao toàn trường : biểu diễn, thi đấu…

-v.v…
5. Hoạt động lao động công ích
- Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực của nhà trường.
- Sửa bàn ghế, trang trí lớp học.
- Trồng cây, làm bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, đẹp lớp.
- Tham gia lao động trong các công trình công cộng của nhà trường, trong
các cơ sở sản xuất của nhà trường (như vườn trường, sân chơi…).
- Lao động giúp đỡ địa phương, giúp đỡ các cơ sở sản xuất kết nghĩa, các
công việc của thời vụ và vừa sức.
- v.v…
B. CƠ SỞ PHÁP LÝ.
Điều 2, chương I, luật GD tháng 1/2006 nhấn mạnh: “mục tiêu giáo dục
là đào tạo con ngưòi Việt Nam phát triển toàn diện, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Điều 23, Chương II, Luật giáo dục khẳng định: “… Mục tiêu của giáo
dục phổ thông là giúp đỡ học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách
con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Điều 3, Chương I, Luật giáo dục còn thiếu tính chất, nguyên lý giáo dục
như sau: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Điều 24, Điều lệ trường trung học qui định: “… Hoạt động giáo dục do
nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức,
bao gồm hoạt động ngoại khoá về khao học, văn hoá, thể dục thể thao,
nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi dưỡng học sinh có

năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá;
các hoạt động giáo dục môi trường; các họct động công ích, các hoạt
dộng xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với đực điểm sinh lý lứa tuổi
học sinh”.
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 của
Sở GD và ĐTDak Lak.
- Căn cứ hướng dẫn số 79/PGD và ĐT – THCS, V/v hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ GD THCS năm học 2008 – 2009, ngày 29/9/2008.
- Căn cứ tài liệu phân phối chương trình THCS hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp của Sở GD – ĐT Dak Lak năm 2008 – 2009.
- Căn cứ kế hoạch thực hiện năm học 2008 – 2009 của trường
THCS Dray Bhăng, Cư Kuin, Dak Lak.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOI GIỜ
LN LỚP CỦA TRƯỜNG THCS DRAY BHĂNG – CƯ KUIN-
ĐAKLAK:
I. VI NT VỀ TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG V NH TRƯỜNG:
Cư Kuin là một huyện mới thành lập, được tách ra từ huyện Krông Ana
theo Nghị định 137/NĐ-CP , ngy 27 tháng 08 năm 2007 của Thủ Tướng
Chính phủ. Đây là một huyện thuộc miền núi, Tây nguyên, giáp với
Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak. Điều kiện kinh tế khá, chủ yếu
trồng cây công nghiệp cà phê và cao su, đa số người dn cĩ truyền thống
yu nước, tinh thần tập thể cao, phần lớn là nhân dân vùng Nghệ An, Hà
Tỉnh vào làm ăn sinh sống , xây dựng quê hương mới sau ngy giải phĩng
1975.
Vi nt về tình hình trường :
Trường THCS Dray Bhăng, thuộc x Dray Bhăng, x vừa được tch ra từ x
Hồ Hiệp, huyện Krơng Ana. Đây là x trong quy hoạch thị trấn của huyện
Cư Kuin, sau ngy tch huyện.
Tình hình chung của trường :

Tổng số cn bộ gio vin , nhn vin : 36
Tổng số học sinh : 600 em
Tổng số lớp : 16.
Đa số giáo viên cịn trẻ, tuổi đời chưa qu 40.Trình độ chuyên môn đạt
chuẩn 100%
Trường gồm hai phn hiệu, cch xa 10 km, qua rừng cao su của nơng
trường cao su 19/8.
Đây là trường THCS duy nhất trong tỉnh tồn tại 2 phn hiệu.
Số phịng học tại phn hiệu 1 mượn của trường TH Kim Chu , trong thời
gian chờ xy dựng trường mới theo kế hoạch của UBND huyện.
Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý, chỉ đạo HĐNGLL của trường :
* Thuận lợi :
Mặc dầu vừa hình thnh, nhưng PGD&ĐT huyện Cư Kuin đ nhanh chĩng
ổn định, xây dựng các phong trào hoạt động giáo dục nói chung, hoạt
động NGLL nói riêng có hiệu quả cao.
Có đầy đủ các văn bản , hướng dẫn chỉ đạo, phân phối chương trình, kế
hoạch thực hiện HĐNGLL ngay từ đầu mỗi năm học.
Gần 100% học sinh của trường là con em đồng bào Công Giáo, nên các
em đ được giáo dục đạo đức, hoạt động tập thể tốt, tinh thần tự giác cao,
biết yêu thương giúp đỡ bạn bè…
Nhiều học sinh có năng khiếu văn nghệ, TDTT, đặc biệt các trị chơi trong
sinh hoạt tập thể.
Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình, trẻ, khoẻ.
Nội bộ nh trường đoàn kết, ổn định, an tâm công tác, tm huyết với nghề
nghiệp.
* Khó khăn: Tổng diện tích đất quá nhỏ, hai phân hiệu xa nhau , sân
chơi, bi tập hầu như chưa đạt nên rất khó khăn trong quản lý, tổ chức các
hoạt đông NGLL.
Kinh phí dành cho HĐNGLL quá ít, CSVC, thiết bị phục vụ cho các hoạt
động ngoài trời thiếu trầm trọng.

Một số ít học sinh chưa xác định động cơ học tập, ham chơi, hay bỏ tiết,
không hứng thú với hoạt đông tập thể, đặc biệt các hoạt động chính trị, x
hội.
Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm trong giáo dục
học sinh, trong tổ chức HĐNGLL.
Phương php lm việc của lnh đạo trường, sự phối hợp với Đoàn, Đội cịn
chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao, sợ khó khăn vất vả khi tổ chức.
Cơng tc x hội hố gio dục trong HĐNGLL chưa được ch trọng.
II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL:
1. Hiệu trưởng quản lý HĐGDNGLL:
Hiệu trưởng nh trường đ thực hiện vai trị người quản lý, tổ chức, điều
hành toàn bộ HĐGDNGLL;
HĐGDNGLL là một bộ phận của hoạt động giáo dục, là phương php xy
dựng phong tro hoạt động của nhà trường, phải luôn thay đổi hình thức v
nội dung sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh.
Hiệu trưởng đ nhận thức được tầm quan trọng, vị trí của HĐGDNGLL, vì
đây là hoạt động hết sức cần thiết trong công tác gio dục tồn diện học
sinh , gĩp phần thực hiện mục tiu gio dục tồn diện của nh trường.
2. Xy dựng kế hoạch cơng tc:
Đầu năm học, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các
văn bản liên tịch giữa Huyện Đoàn, Hội đồng đội huyện Cư Kuin, căn cứ
vo nhiệm vụ chính trị, x hội của địa phương và điều kiện thực tế của nhà
trường, Hiệu trưởng phối hợp với Đoàn,Đội xây dựng kế hoạch
HĐGDNGLL .
Kế hoạch HĐGDNGLL thể hiện theo từng thời điểm, phù hợp với đặc
điểm của từng khối lớp và cụ thể hoá từng học kỳ, thng, tuần, hằng ngy.
Kế hoạch phải có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện CSVC hiện có,
với đội ngũ giáo viên, với tình hình hai phn hiệu học chung một buổi .
Bên cạnh đó, cc khối lớp theo chương trình đổi mới hiện nay mỗi tháng

có hai tiết dành cho HĐGDNGLL, do vậy nhà trường cĩ kế hoạch tổ chức
chung một buổi (2 tiết )/thng.
GVCN l người hướng dẫn trực tiếp học sinh lớp mình thực hiện theo kế
hoạch của trường. Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch hoạt động
GDNGLL cùng với các nội dung của hoạt động theo kế hoạch Hội Đồng
Đội huyện Cư Kuin.
Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm từng tháng theo quy định của Bộ Giáo
Dục, tập trung hướng về thi đua kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.
3. Về việc chỉ đạo thực hiện:
Trn cơ sở kế hoạch, sau khi ổn định nề nếp đầu năm học, hiệu trưởng tiến
hành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL, gồm có : Phĩ hiệu trưởng lm trưởng
ban, các thành viên là tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn TN và các GVCN
cùng với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc tổ chức các
HĐGDNGLL.
Ban đ tiến hnh phối hợp hoạt động, Nhưng hiệu trưởng, phĩ hiệu trưởng
vẫn cịn chưa nhận thức thấu đáo vai trị của hoạt động này nên nhiều khi
bỏ ng, thay đỗi kế hoạch, chồng chéo công việc và tâm lý sợ by thm việc
tốn thời gian v chi phí.Mặt khc, phịng GD không có đủ người để kiểm tra
hoạt động này mà chỉ dựa vào báo cáo hằng tháng các trường nộp lên từ
đó hoạt động này xem nhẹ, đối phó, làm qua loa, lấy lệ , không đem lại
hiệu quả giáo dục, không đáp ứng mong mi của phụ huynh v học sinh.
Điều này dẫn đến giảm uy tín của nhà trường, gây khó khăn trong công
tác x hội hố gio dục trong những năm sau.
Qua phân tích của ban chỉ đạo HĐNGLL của nhà trường, đối chiếu với lý
luận tôi đ được học, thì HĐGDNGLL mang lại hiệu quả kém.Ban chỉ đạo
cần phải quy định chế độ sinh hoạt định kỳ, nên tập trung bàn bạc các
biện pháp, cách thức tổ chức, phối hợp làm việc, chú ý cải tiến nội dung,
phương pháp tổ chức hoạt động thật phong phú, sinh động, hiệu quả giáo
dục cao, gây hứng thú cho học sinh, để các em yêu mến nh trường, thích
được đến trường, tuyệt đối tránh khô cứng, đào tạo những con người my

như hiện nay.
Hiệu trưởng phải dành thêm thời gian nghiên cứu để có kiến thức chỉ đạo
hoạt động này, phân công r rng trch nhiệm, quyền lợi v đặc biệt là
GVTPT Đội để việc chỉ đạo không bỏ sót việc, hiệu quả quản lý cao, mọi
thành viên tham gia cống hiến năng lực và công sức cho hoạt động này.
Tăng cường x hội hố gio dục cho hoạt động này, tiết kiệm chi các khoản
khác: tiếp khách, hội hè…để dành phần tài chính thích đáng chi cho hoạt
động này ngày các đi vào nề nếp, cĩ chất lượng thu ht học sinh, cc lực
lượng ngồi nh trường chung tay góp sức đưa HĐGDNGLL đạt mục tiêu,
ý nghĩa của nĩ.
4. Tổ chức chỉ đạo các lực lượng gio dục trong nh trường:
- Đối với GVCN lớp:
GVCN lớp cĩ vai trị hết sức quan trọng trong việc phn cơng, tổ chức
hướng dẫn học sinh trong HĐGDNGLL của lớp mình. Hiệu trưởng đề ra
kế hoach cụ thể hàng tuần, tháng và chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch
cho lớp mình phụ trch.
Đối với trường THCS Dray Bhăng, hiệu trưởng nh trường quan tâm đến
GVCN thể hiện như sau :
- Khi phn cơng GVCN, tập trung vo một số GV trẻ, nhiệt tình, năng
động,hoạt bát. Phân công GV có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
lớp 6-,9. Những GV có con nhỏ, hoạc sắp về hưu khơng phn công chủ
nhiệm nếu có đủ giáo viên.Vì vậy họ thờ ơ với cơng tc gio dục học sinh,
cũng như HĐGDNGLL.
- Trong những năm qua, chưa lần no tập huấn,bồi dưỡng cho GVCN
những kỹ năng, biện pháp về công tác đội.
-Chưa tổ chức thao giảng tiết sinh hoạt lớp, chưa có chuyên đề, sang kiến
kinh nghiệm về hoạt động này. Mọi hoạt động vẫn trong phạm vi chuyên
môn dạy và học. Như vậy chính trong đội ngũ thầy cô giáo vẫn cịn hạn
chế kỹ năng, phương pháp cho hoạt động GDNGLL, vẫn khô cứng chỉ
biết dạy học về kiến thức theo sch gio khoa.

- Cc tiết sinh hoạt cuối tuần nặng nề về ph bình, kiểm điểm học sinh vi
phạm và nhắc nhở việc đóng góp các khoản tiền, nhiều khi quên cả
khuyến khích khen thưởng học sinh tích cực, quên đi công tác “ dạy
người”.
- Thời gian sinh hoạt 15 phút đầu giờ GVCN vẫn tập trung cho lớp chữa
bài tập về nhà, hoạc lớp trưởng đọc báo cho cả lớp ngồi nghe, không có
gì hơn, cứ lập đi lập lại làm cho các em cảm thấy sợ trường, sợ lớp, chưa
nhận được từ thầy cơ của mình những cu chuyện vui, cu chuyện giáo dục
để sảng khoái, vui vẻ trước khi vo tiết học.
- Nhiều thầy cơ nh ở xa trường, tiết cuối thứ bảy đúng ra là tiết sinh hoạt
lớp, tiết mà học sinh đang mong đợi tình cảm từ thầy cơ sau 1 tuần học
tập căng thẳng, nhưng muốn vội về nh nn nhiều lc vơ tình gio vin chủ
nhiệm đ để lại ấn tượng trong các em sự gian dối, không chuẩn mực , sự
qua loa đối phó của thầy cô mình.
- Bên cạnh đó, để hoàn thành nhiệm vụ “cho xong”, nhiều GVCN thay vì
để các em tự sinh hoạt theo các chủ điểm dưới sự hướng dẫn , chỉ đạo của
Gv, họ lại làm thay hết hoặc ngược lại “ khốn trắng”.
- Đối với tập thể giáo viên :
Không thể tổ chức tốt HĐGDNGLL nếu không có sự đóng góp của tập
thể giáo viên nhà trường, vì thế hiệu trưởng đ :
Quy định nhiệm vụ cụ thể của giáo viên. Một trong những nhiệm vụ của
giáo viên là tham gia HĐGDNGLL với những lĩnh vực khác nhau : văn
nghệ, thể dục thể thao, ngoại khoá bộ môn…
Tuỳ theo đặc thù của từng bộ môn mà hiệu trưởng phân công các tổ
chuyen môn phối hợp với Đoàn, Đội để tổ chức các hoạt động ngoại khố,
tìm hiểu…
Phân công một số giáo viên có năng khiếu văn nghệ, TDTT trực tiếp
tham gia vào các hoạt động. Ví dụ : Khi tổ chức tìm hiểu kiến thức về dn
số thì giao tổ x hội, về matuý-HIV- AIDS thì giao tổ tự nhin.
- Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên CSHCM và Đội TN TPHCM:

Tổ chức Đội trong trường THCS đóng vai trị nồng cốt để tiến hành
HĐGDNGLL. Hiệu trưởng đ tạo điều kiện cho Đội hoạt động, trang bị
những điều kiện CSVC cần thiết như : Trống đội, trang phục đội…cũng
như sắp xếp thời gian để tham gia đầy đủ các lớp tập huấn công tác Đội
do huyện tổ chức, tập huấn bồi dưỡng về Matuý-HIV-AIDS…
- Tổ chức cc cuộc thi cấp trường : Kể chuyện về Bác Hồ, Tiếng hát dâng
thầy cô, Đội tuyên truyền phịng chống matuý, thi sn khấu khơng chuyn
về an tồn giao thơng cấp x,huyện…
- Tóm lại, với sự phối hợp giữa các bộ phận, đoàn thể, thời gian qua
HĐGDNGLL của nh trường đ cĩ tiến bộ.Tuy nhin vẫn cịn nhiều hạn chế
so với yu cầu chung, so với những thuận lợi m trường đang có.

×