Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

ĐẠI CƯƠNG về sức KHỎE môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 119 trang )

`ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được các khái niệm về , môi trường, sức khỏe và sức khoẻ môi trường
2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ con người và sự tác động
trở lại môi trường của con người
3. Liệt kê được thực trạng môi trường và sức khỏe môi trường
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Đại cương:
- Nguyên lý của sinh thái học hiện đại là mối tương quan qua lại giữa con người và môi
trường
- Một cá thể, một quần thể đều sống trong môi trường đặc trưng của mình, không có môi
trường thì sinh vật không tồn tại được
- Khi môi trường thích hợp thì sinh vật sẽ sống ổn định và phát triển, nhưng môi trường bị
suy thoái thì sinh vật cũng bị suy giảm về số lượng và chất lượng
- Trong mối tương tác với môi trường, con người đều có những phản ứng bằng sự thích
nghi. Đồng thời, con người còn chủ động làm cho môi trường biến đổi nhằm giảm bớt những
hậu quả bất lợi của các yếu tố nguy cơ và cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho sự tồn tại
của chính mình
- Môi trường và sự tác động của môi trường đến sức khoẻ ngày càng được nâng cao, đặc
biệt là sau những bản tuyên ngôn của hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường ở
Stockhom (Thuỵ điển) năm 1972, hội nghị môi trường lần thứ 2 ở (Braxin) năm 1994 và gần
đây là hội nghị môi trường copenhagen
- Các nhà nước trên thế giới cũng đã nhận thấy rằng có mối liên hệ khăng khít giữa sự
phát triển kinh tế và môi trường đã ngày một tiến triển nhanh chóng
- Việc lồng ghép những vấn đề môi trường vào một kế hoạch phát triển kinh tế cần phải
được thực hiện ở mức quốc gia và khu vực
- Ngày nay vì sự phát triển và môi trường đã được gắn bó một cách hữu cơ, cho nên không
thể phân biệt được một cách rõ ràng về hậu quả tới sức khoẻ với những thay đổi của môi
trường do sự hoạt động phát triển gây ra
• Môi trường là gì:


Theo nghĩa rộng nhất thì “Môi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài
có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và diễn
biến trong môi trường như môi trường vật lý, môi trường pháp lý , môi trường kinh
tế, vv Thực ra, các thành phần như khí quyển ,thuỷ quyển, thạch quyển, tồn tại trên Trái Đất
đó từ rất lâu, nhưng chỉ khi có mặt các cơ thể sống thì chúng mới trở thành các thành phần của
môi trường sống.Môi trường sống là tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự sống
và sự phát triển của các cơ thể sống .Đôi khi người ta cũng gọi khái niệm môi trường sống
bằng thuật ngữ môi sinh ( living environment). Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh
một người hoặc một nhóm người (Vật lý, sinh học, hoá học, xã hội, văn hoá, chính trị, kinh
tế , nghề nghiệp v. v.v. ). Từ định nghĩa trên chúng ta có thể phân ra các loại môi trường như
sau:
- Môi trường tự nhiên
1
- Môi trường xã hội
- Môi trường lao động
- Môi trường gia đình
- Môi trường quốc tế
• Sức khoẻ là gì:
Có nhiều quan niệm về sức khỏe, do đó cũng có nhiều định nghĩa về sức khỏe có người cho
rằng sức khỏe là không có bệnh tật, ốm đau .v.v. Những quan niệm trên chỉ mới đề cập đến sức
khỏe về mặt thể chất
Ngày nay theo xu hướng ngày càng thay đổi về mặt chất lượng cuộc sống, con người cần có
một sức khỏe toàn diện để đáp ứng được nhiều yếu tố của môi trường tác động tới, do đó 1978
tại Alma – Ata hội nghị quốc tế bàn về chăm sóc sức khỏe ban đầu do tổ chức Ytế Thế giới tổ
chức đã thống nhất một định nghĩa về sức khoẻ như sau:
“Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể lực, tinh thần và xã hội và không phải
chỉ là không có bệnh hay tàn tật”
• Tác động của môi trường đến sức khoẻ là gì:
Tác động của môi trường đến sức khoẻ là một hậu quả lên sức khoẻ do thay đổi trong
một yếu tố của môi trường được gây ra bởi một hành động nào đó

2. Sự tác dụng trở lại của con người ảnh hưởng đến môi trường
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa
con người và môi trường xung quanh. Con người và môi trường luôn thống nhất với nhau.
Người xưa từng phát hiện quy luật “ Thiên – Nhân hợp nhất”
Cơ thể đáp ứng trước các tác động của môi trường sống bằng các biểu hiện khác nhau:
Phản xạ, thích ứng, không thích ứng, giả thích ứng, rối loạn thích ứng
Mặt khác con người can thiệp vào môi trường có mục đích trước hết để cải tạo môi trường.
Ví dụ các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động y tế, điều trị
gây nên sự thay đổi mối tương tác giữa cơ thể và môi trường sống.
Tóm lại, Môi trường và cơ thể phải thống nhất với nhau, sự thay đổi của môi trường trong
một giới hạn nhất định kéo theo sự thay đổi để thích nghi của cơ thể sống, do đó càng củng cố
cơ chế thích nghi vốn đã linh hoạt, càng linh hoạt hơn. Sự thay đổi đột ngột hoặc vượt quá giới
hạn thích nghi sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí tiêu diệt một vài giống loài sinh vật.
- Các hoạt động của quá trình phát triển xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp
- Một tổng kết mới nhất của tổ chức y tế thế giới về những ảnh hưởng của quá trình phát triển
xã hội đến sức khoẻ, bao gồm những ảnh hưởng sau đây:
2.1. Đô thị hoá và gia tăng dân số
Trong thập kỷ 20 hàng triệu người đã di chuyển từ nông thôn đến các thành phố lớn. Quá
trình này gọi là đô thị hóa nguyên nhân gây nên bởi con người và cũng tác động trở lại con
người đó gọi là những sự thay đổi về xã hội và kinh tế.
Những thành phố đầu tiên mọc lên dọc theo sông Tiggris và Euphrates hơn 6000 năm về
trước. Kể từ đó những thành phố lớn đã mọc lên và tàn lụi ở nhiều vùng trên thế giới. Tuy nhiên
hầu hết mọi người trong mỗi nước sống theo tập quán của từng nước. Năm 1600, chỉ 1,6% dân
châu Âu sống ở thành phố trong số hơn 100.000 người. Năm 1800, chỉ có 2,2% người dân sống
ở thành phố lớn. Thực tế là, trước năm 1800 không có nước nào thành thị chiếm ưu thế. Giữa
2
thời kỳ sụp đổ của đế quốc La Mã (Khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên) và bắt đầu của thế kỷ
19, không có một thành phố nào của châu Âu có 100.000 người cư trú. Tương tự như vậy trong
thời gian trước cuộc cách mạng công nghiệp. Châu Âu được đánh giá là một lục địa. Ngoài

châu Âu ra những vùng khác có kém hơn. Trong 100 năm từ 1800 - 1900 các thành phố mọc
lên nhanh chóng. Năm 1900 ít nhất 12 thành phố có dân số trên 1 triệu. Năm 1975, gần 40% số
người cư trú của thế giới sống ở thành thị. Trên thế giới có khoảng 140 thành phố có số dân cư
trên 1 triệu người. Đến năm 2000, trên 50% dân cư có lẽ sống ở các vùng thành thị. Đến lúc đó
sẽ có hơn 250 thành phố có số dân trên 1 triệu.
Nếu như dân số trong thế kỷ 20 tiếp tục tăng lên nhanh chóng, sự phát triển thành thị sẽ có nguy cơ bị
phá hủy. Dân số thế giới tăng lên 3 lần trong thời kỳ 1800-1960. Trong cùng một thời gian dân số
sống ở các trung tâm thành thị tăng lên hơn 40 lần.
Sự phát triển khác thường của các thành phố trong suốt thế kỷ 20 chủ yếu là do sự di cư
từ các vùng nông thôn đến thành thị. Phong trào di cư nhanh chóng đã đưa đến thực tế đáng
buồn và trong nhiều trường khó có thể giải quyết. Các thành phố thường không thể cung cấp đủ
nước sạch, nhà ở, giao thông, giáo dục và các dịch vụ khác cho người mới đến.
Các thành phố hiện đại thì phát triển một cách ngẫu nhiên. Hầu hết là có sự tương phản
hoàn toàn. Một số quận con người sống ở những căn hộ sang trọng với tiện nghi đầy đủ như các
nhà hàng, nhà hát và các quán ăn. Ơ những nơi khác có nhiều người thất nghiệp sống trong các
nhà ổ chuột ở khu trung tâm. Phần lớn các thành phố ở Nam Mỹ phát triển theo tính chất kiểu
mẫu. Vài thập kỷ trước đây nhiều nhà máy và cửa hàng đóng ở các vùng trung tâm. Những nền
công nghiệp này đã đào tạo số lượng lớn công việc không có kỹ năng và bán kỹ năng. Dần dần
giá của đất đai, thuế và các dịch vụ ở thành thị tăng lên. Các nhà sản xuất bắt đầu chuyển các
thiết bị của họ ra ngoại ô thành phố. Các cửa hàng và cửa hiệu cũng chuyển ra ngoại ô để phục
vụ khách hàng của họ. Kết quả là một vài nghề bán kỹ năng xuất hiện ở thành phố và hàng
nghìn người trở nên thất nghiệp. Rất nhiều người không có tiền để chuyển ra ngoại ô, nơi mà có
nhiều người làm việc hơn. Các quận trưởng quản lý những vùng rộng lớn cũng nhập vào thành
phố. Những hoạt động của họ yêu cầu những công nhân, nhân viên có tay nghề cao: quản lý,
thư ký và vì vậy họ có rất ít công việc với lao động giản đơn. Giá cả cho phúc lợi và nhà ở trở
nên rất đắt đỏ, khiến cho bộ máy quản lý nhà nước ở những vùng đô thị đang phải đương đầu
với những khó khăn trầm trọng về kinh tế.
• Những khuynh hướng dân số toàn cầu hiện nay: Những điều tiên đoán về tương lai đều
không có thể thành sự thật. Những thảm kịch để làm giảm dân số như là những cuộc chiến tranh
và biến đổi về khí hậu không thể dung thứ được.

Những điều dự đoán dựa trên những điều kiện thừa nhận rằng một số biện pháp kiểm soát và
khống chế của xã hội đang được duy trì trên thế giới. Nửa thế kỷ được duy trì hòa bình trên
nhiều năm, dân số sẽ ổn định khi các tỷ lệ sinh giảm.
Dân số thế giới vào năm 1978 là khoảng 4,5 tỷ người. Những dự đoán của Mỹ cho rằng dân
số thế giới sẽ là 12 tỷ vào năm 2075. Nếu mức sinh sản cao hơn kế hoạch đặt ra thì tổng dân số
có thể gần 16 tỷ. Nếu mức sinh sản giảm nhanh chóng, thì tổng số dân có thể đạt dưới 10 tỷ.
Sự tăng trưởng dân số nhanh là một vấn đề nan giải đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vào
thời điểm này, còn có nhiều người ăn không đủ lương thực đó là gạo, lúa mì và khoai tây, ăn
không đủ chất đạm. Nhiều nước hiện nay, tuy sản lượng trồng trọt đang tăng nhưng vì số dân
3
lên quá nhanh nên người dân vẫn bị thiếu đói. Ở các xã hội nghèo các nguồn cung cấp bị hạn
chế. Điều kiện nhà ở, nước sạch, vệ sinh, y tế và giáo dục gặp nhiều khó khăn. Kiểm soát ô
nhiễm đất đỏ thường bị lãng quên.
• Các nước phát triển, tỷ lệ sinh đang giảm nhanh chóng trong những năm gần đây. Ở Mỹ,
Canada và hầu hết các quốc gia châu Âu dưới 2 đứa trẻ sinh ra từ một bà mẹ. Nếu khuynh
hướng hiện nay tiếp tục thì số dân của các quốc gia này sẽ bắt đầu giảm xuống sau năm 2000,
nhìn chung sẽ có đủ thức ăn, nhà ở và quần áo cho tất cả người dân ở các quốc gia phát triển.
• Các xã hội đang phát triển sự gia tăng dân số gây nên nhiều vấn đề bất lợi. Đó là giảm đi
diện tích đất canh tác do xây dựng nhà ở, đường sá và nơi giải trí. Các nguồn dự trữ về năng
lượng và khoáng sản đang bị cạn kiệt. Ô nhiễm đang trở thành vấn đề trầm trọng. Tăng dân số
đặc biệt là dân số vùng đô thị là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị.
+ Phân người là ổ chứa các mầm bệnh có thể truyền tới cho người do nước, thực phẩm và sâu
bọ. đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá như: Tả, lỵ, v. v. Là nguyên nhân gây chết 2/3 dân số
thế giới. Theo WHO hàng năm hiện nay có khoảng 4 tỷ lượt người bị tiêu chảy mỗi năm, làm
22 triệu người tử vong và đa số là trẻ em dưới 5 tuổi. Điều này tương đương cứ 15 giây lại có 1
trẻ em bị chết, 15% là trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Nếu như cải thiện cung
cấp nước sạch và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh có thể hạn chế đến 1/3 các trường hợp bị tiêu
chảy.
+ Ô nhiễm đất do phân dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng
+ Ô nhiễm thực phẩm do tập quán sử dụng phân tươi và hoá chất bảo vệ thực vật .

- Sự di dân không kiểm soát được từ nông thôn ra thành phố. Những người di dân thường hình
thành những nhà ổ chuột, xây dựng lấn chiếm và các công trình vệ sinh thiếu thốn. Nhà ở
không hợp vệ sinh đã được chứng minh là mối tương quan với bệnh lao, nhiễm tụ cầu, thấp
khớp cấp và bệnh tim, các bệnh đường tiêu hoá v. v. Sự phối hợp của chật chội, tiếng ồn, ô
nhiễm khong khí, mùi hôi thối dẫn đến tổn thương tâm lý
- Rác thải của thành phố bị tồn đọng lại ở khu dân cư trong thời gian dài các chất thải phân huỷ
dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí. Là nơi cho các véc tơ truyền bệnh phát triển
- Tai nạn giao thông ngày càng tăng nhất là ở các thành phố lớn hàng triệu người bị thương và
300000 triệu người chết do tai nạn giao thông trên thế giới ( Nhóm chuyên viên TCYTTG,
1985). Một lượng lớn các chất thải từ xe ô tô và gắn máy
2.2. Sản xuất năng lượng:
2.1.1. Lịch sử sử dụng năng lượng
Năng lượng là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và tiến hóa của mọi sinh vật. Năng lượng
là một dạng tài nguyên quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của xã hội loài người. Trong quá
trình phát triển của xã hội loài người, nguồn năng lượng mà con người sử dụng thường xuyên
chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác. Dạng năng lượng thiên nhiên đầu tiên được con người
sử dụng là năng lượng mặt trời dùng để soi sáng, sưởi ấm, phơi khô lương thực, thực phẩm, đồ
dùng và nhiên liệu gỗ củi. Tiếp đó là năng lượng, gỗ, củi, rồi tới năng lượng, nước, gió, năng
lượng kéo của gia súc. Năng lượng khai thác từ than đá ngự trị trong thế kỷ XVIII-XIX. Năng
lượng dầu mỏ thay thế vị trí của than đá trong thế kỷ XX và từng bước chia sẻ vai trò của mình
với năng lượng hạt nhân. Các dạng năng lượng mới ít ô nhiễm như năng lượng mặt trời, năng
4
lượng gió, thủy triều, năng lượng vi sinh vật thu nhận được với những phương pháp và phương
tiện công nghệ tiên tiến cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình
Nhu cầu năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng trong quá trình phát triển.
100.000 năm trước công nguyên, mỗi ngày một người tiêu thụ khoảng 4.000 Kcal đến 5.000
kcal. 500 năm trước công nguyên tăng lên 12.000 kcal. Đầu thế kỷ XV lên tới 26.000 kcal, giữa
thế kỷ 19 là 70.000 kcal và hiện nay trên 200.000 kcal.
Tỷ lệ năng lượng được khai thác theo các nguồn khác nhau thay đổi theo từng Quốc gia. Tại
các nước công nghiệp phát triển, các nguồn năng lượng thương mại chiếm phần lớn tuyệt đối.

Ngược lại, tại các nước đang phát triển, các nguồn năng lượng phi thương mại (gỗ, củi, phế thải
nông nghiệp) lại chiếm phần chính.
Trong một quốc gia, cơ cấu năng lượng tùy thuộc trình độ phát triển kinh tế và khả năng công
nghệ khai thác tài nguyên. Thí dụ ở Hoa Kỳ trước năm 1900 năng lượng khai thác chủ yếu từ
gỗ, củi, sau đó chuyển dần sang than đá. Vào khoảng 1920 dầu mỏ được khai thác với qui mô
lớn, và tiếp đó vào khoảng 1940 việc khai thác khí đốt phát triển mạnh mẽ. Do vậy, gỗ, củi
không còn được dùng, than đá giữ nguyên tình trạng sử dụng như các năm 1910, 1930, dầu hỏa
và khí đốt trở thành nguyên liệu chính.
Năng lượng hạt nhân được khai thác với qui mô lớn vào thập kỷ 1970. Vào đầu thập kỷ 1980,
42,5% tổng năng lượng ở Hoa Kỳ do dầu hỏa cung cấp, 25% do khí đốt, 22,5% do than, 10%
còn lại do thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và các nguồn khác. 42% năng
lượng sản xuất ra được cung cấp cho công nghiệp, 25% cho giao thông vận tải, 30% cho xây
dựng và các hoạt động khác. Hiện nay, một số nước như Pháp, Nhật Bản, sản xuất năng lượng
điện chủ yếu từ các nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, Đức, Trung Quốc thì dựa vào dự trữ
than sẵn có trong nước. Nhìn chung, mỗi loại nguồn năng lượng đều có nhược điểm riêng của
mình
a/ Các nước đang phát triển
5
Khí đốt 7%
Hạt nhân 1%
Dầu 23%
Sinh khối 35%
Thủy điện 6%
Than 28%
b/ Các nước công nghiệp
Tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trên toàn cầu
Quá trình sử dụng năng lượng mang lại cơ sở vật chất cho thế giới ngày càng văn minh.
Song việc khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng đã đưa đến nhiều hậu quả ô nhiễm môi
trường, thay đổi cân bằng sinh thái và qua đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có những quá
trình phát sinh các yếu tố ô nhiễm là đương nhiên (ví dụ: đốt cháy nhiên liệu) song cũng có

những trường hợp gây ô nhiễm xảy ra khi có sự cố. Hạn chế sử dụng năng lượng là điều khó
thực hiện, song hạn chế tới mức tối đa quá trình phát sinh ô nhiễm lại là phương sách có tính
khả thi.
• Năng lượng trong gia đình: thải ra các chất khí như: CO, SO
2
, o xyt nitơ, Cac bua hydro và
bụi. Các chất ô nhiễm này tồn đọng trong nhà đặc biệt vùng khí hậu lạnh gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ đặc biệt trẻ em và phụ nữ vì những đối tượng này ở trong nhà nhiều hơn nam giới
• Khai thác than đá
Than đá là một dạng năng lượng mặt trời được tích trữ trong lòng Trái Đất. Đây là nguồn năng
lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 2000 tỷ tấn, tập trung chủ yếu ở các quốc
gia Nga, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Úc. Trữ lượng các loại than đá trên thế giới có thể đáp ứng nhu
cầu của con người trong khoảng 200 năm nữa. Than đá được dùng làm nhiên liệu cho các nhà
máy nhiệt điện, các hoạt động công nghiệp khác. Các vấn đề môi trường hiện nay trong khai
thác sử dụng nguồn năng lượng than đá là:
Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô
nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm mỏ hiện nay làm mất 50% trữ
lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và các tai nạn hầm lò.
Các yếu tố ô nhiễm chủ yếu là:
6
Thủy điện 6%
Khí đốt 23%
Sinh khối 3%
Than 25%
Dầu 38%
Hạt nhân 5%
- Tại các mỏ dù khai thác hầm lò hay lộ thiên, thì vấn đề ô nhiễm bụi là đáng quan tâm nhất.
Hàm lượng bụi tại nơi khai thác có thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm, hàng ngàn lần.
Từ đó, bụi theo gió làm ô nhiễm các vùng dân cư xung quanh.
- Khí lưu huỳnh (và có thể cả phốt pho) từ các mỏ than có hàm lượng lưu huỳnh cao gây ô

nhiễm tại khu vực khai thác và vùng dân cư phụ cận, nhất là khi mưa xuống.
- Trong mỏ than, lượng khí than methan có thể đạt tới nồng độ bắt lửa, rất nguy hiểm. Bên cạnh
đó, khí Co, CO
2
, và NO
2
khi nổ mìn và từ các vỉa than bốc lên cũng là các loại khí độc
- Đốt than đá tạo ra bụi, khí CO
2
, SO
2
, NOx và các dạng ô nhiễm khác. Theo tính toán, một nhà
máy nhiệt điện chạy than, công suất 1.000 MW, hàng năm thải ra môi trường 5 triệu tấn CO
2
,
18.000 tấn NOx, 11.000-680.000 tấn chất thải rắn. trong thành phần chất thải rắn, bụi, nước thải
thường chứa kim loại nặng và chất phóng xạ độc hại
• Khai thác dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên
Dầu mỏ và khí đốt là dạng nhiên liệu hóa thạch lỏng hoặc khí, tồn tại trong lòng Trái Đất. Nhìn
chung, việc khai thác dầu và khí đốt ít gây môi trường. Trừ trường hợp đặc biệt khi có sự cố.
Những vấn đề gây ô nhiễm do khai thác và sử dụng dầu và khí đốt:
Khai thác trên thềm lục địa gây lún đất, ô nhiễm dầu đối với đất, ô nhiễm không khí, nước.
Khai thác trên biển gây ô nhiễm biển (50% lượng dầu ô nhiễm trên biển gây ra là do khai thác
dầu trên biển)
Chế biến dầu gây ra ô nhiễm dầu và kim loại nặng, kể cả kim loại phóng xạ cho môi trường
nước và đất trong khu vực
Đốt dầu khí tạo ra các chất thải tương tự như đốt than
• Khai thác thủy năng
Thủy năng được xem là nguồn năng lượng sạch của con người. Tổng trữ lượng thủy điện của
thế giới vào khoảng 2.214.000 MW, riêng VN là 30.970 MW, tương ứng với 1,4% tổng trữ

lượng thế giới. Tuy nhiên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn tạo ra nhiều tác động tiêu cực tới
môi trường như: động đất cưỡng bức, thay đổi khí hậu, thời tiết khu vực, mất đất canh tác, tạo
ra lượng CH
4
do phân hủy chất hữu cơ lòng hồ, tạo ra các biến đổi thủy văn hạ lưu, thay đổi độ
mặn của nước khu vực cửa sông ven biển, ngăn chặn sự phát triển bình thường các quần thể cá
trên sông, tiềm ẩn tai biến môi trường cho hệ thống đê điều và các công trình xây dựng trên
sông, v.v
• Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân có hai dạng: năng lượng phân hủy chất phóng xạ như uran, thori và năng
lượng tổng hợp hạt nhân các nguyên tố nhẹ như deterium và tritium. Theo tính toán, năng lượng
giải phóng ra từ 1 gam U235 tương đương với năng lượng do đốt 2 tấn than đá. Hiện nay loại
thứ nhất được khai thác dưới dạng nhà máy điện hạt nhân, loại thứ hai có trữ lượng lớn, nhưng
chưa đủ điều kiện khai thác qui mô công nghiệp. Nguồn năng lượng hạt nhân có ưu điểm không
tạo nên các loại khí nhà kính như CO
2
và bụi. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân hiện nay là
nguồn gây nguy hiểm lớn đối với môi trường bởi sự rò rỉ chất thải phóng xạ khí, rắn và lỏng và
các sự cố nổ nhà máy. Việc quản lý các chất thải hạt nhân từ các lò phản ứng hiện nay chưa
7
đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái quốc gia - Năng lượng hạt nhân thải ra những vết của
chất phóng xạ. Việc sử lý cuối cùng của chất thải phóng xạ vẫn là vấn đề chưa được giải quyết
• Năng lượng mặt trời và địa nhiệt: là hai dạng năng lượng sạch có tiềm năng nhất trên Trái
Đất. Năng lượng mặt trời có thể biến đổi trực tiếp thành điện năng nhờ tế bào quang điện hoặc
gián tiếp qua các môi trường trung gian khác nhau như nước. Năng lượng địa nhiệt dưới dạng
các dòng nhiệt từ các lò macma ở sâu trong lòng Trái Đất. Khu vực tập trung cao các loại năng
lượng này gần với khu vực hoạt động mạnh của vỏ Trái Đất (núi lửa, khe nứt, v.v ). Việc khai
thác loại năng lượng này đang được nghiên cứu và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển các nguồn năng lượng sạch là nguồn vốn đầu tư và
giá thành của điện năng cao. Do vậy, để điều tiết cơ cấu năng lượng theo hướng tăng

cường các nguồn năng lượng hợp lý, việc đánh thuế đối với nguồn gây ô nhiễm và việc năng
cao hiệu suất, giảm giá thành đối với nguồn năng lượng sạch là các điều kiện quan trọng nhất
• Giao thông và sử dụng nhiên liệu
Phát triển giao thông (thể hiện bằng km đường quốc lộ, số xe ô tô, mô tô trên dầu người) là
một yếu tố tất yếu. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm do giao thông hiện nay đang được toàn thế giới
báo động. Các chất gây ô nhiễm môi trường do giao thông: khói và khí thải chứa oxit cacbon,
các loại oxit nitơ và lưu huỳnh, các hydrocacbon cháy không hoàn toàn, bụi và các chất hóa học
độc hại là phụ gia của xăng dầu, ô nhiễm tiếng ồn Hậu quả của ô nhiễm là tăng tỷ lệ mắc các
bệnh hô hấp và nhiễm độc nhiều chất độc hại (trong đó kim loại chì đã gây tình trạng kém phát
triển trí tuệ ở trẻ em sống gần các trục đường giao thông đã được nhiều nhà khoa học cảnh báo).
2.3. Phát triển thuỷ lợi
- Những dự án thuỷ lợi như hồ chứa nước, đạp thuỷ điện, kênh, hệ thống tưới và đập kiểm soát
lũ lụt, đê làm thay đổi thuỷ học của lưu vực sông và thuỷ lực học của dòng sông dẫn đến thay
đổi hệ sinh thái trong nước
- Những tác hại trực tiếp đén sức khoẻ con người do ngăn nước vào các kênh một số loại muỗi
và ký sinh trùng phát triển ví dụ như: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sán máng
- Việc xây dựng các đập làm gập đất đai, làng mạc , mất nhà cửa người dân phải chuyển đến
một nơi ở khác thường là khó khăn để thích nghi gây căng thẳng thần kinh có thể dẫn đến rối
loạn tâm thần và các vần sức khoẻ khác
2.4. Nông nghiệp:
Do việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, phân hoá học làm ô nhiễm
nguồn nước, đất và thực phẩm đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cong người và các sinh sinh vật
khác
2.5. Khai thác mỏ và đúc chảy
Khai mỏ và đúc đã thải vào môi trường các chất ô nhiễm như: Đun chảy quặng sắt thải ra SO
2
,
một số kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, arsenic và Cadimium v.v. gây ô nhiễm nước
2.6. Sản xuất hoá chất và sử dụng trong công nghiệp
Một số lượng lớn các hoá chất được sản xuất hàng năm trong đó có rất nhiều hoá chất độc hại

đến sức khoẻ con ngưòi đã gây những tai nạn do chất độc thoát ra trong quá trình sản xuất ví dụ
như: Các hoá chất có clo được sử dụng trong quá trình hoàn thiện hay mạ. một số các hoá chất
này rất độc gây ra những ảnh hưởng cấp tính hoặc mãn tính trên sức khoẻ công nhân xí nghiệp.
các hoá chất này thoát ra từ các xí nghiệp, nhà máy vào không khí, nước theo đường chất thải
8
vào môi trường. Phương pháp xử lý chất thải hoá chất độc phải được xác định và đưa vào thiết
kế của xí nghiệp hoà chất
3. Những vấn đề về môi trường Việt nam:
3.1. Sức ép về dân số
- Tốc độ phát triển dân số ở Việt Nam rất nhanh, mới chỉ trong vòng nửa thế kỷ (1940 -
1992) dân số tăng lên gấp 3,43 lần (69,3 triệu)
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm thường ở mức trên dưới 2%. Tỷ lệ gia tăng cao
nhất vào năm 1970 sau đó giảm dần vào những năm 1980
- Tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam không đồng đều, có sự khác biệt giữa thành phố và
đồng bằng, giữa trung du và vùng núi cao
• Ví dụ: Trong 10 năm (1979 - 1989) tỷ lệ gia tăng dân số ở Thái Bình là 1,75%, Hà Nội là
2,3%, Hải phòng là 2,42% và ở Vĩnh Phúc là 2,86%. . .Người ta dự báo rằng ở khu vực đồng
bằng sông hồng từ năm 2000 - 2025 và 2050 số dân ở đây sẽ tăng từ 19 triệu đến 26 triệu và 32
triệu (trong l Dân số Việt nam: Kết quả tổng điều tra dân số Việt nam năm 1989 cho biết dân số
Việt nam là 64.412.000 người so với năm 1979 lúc đó có 52.741.000 người nghĩa là tăng 22%.
Như vậy là tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm là 2,2%. Tỷ lệ giới tính chung cho cả nước chỉ có 94,4
nam trên 100 nữ. Tỷ lệ giới tính của dân số dưới 15 tuổi là 106 nam trên 100 nữ. Việt nam là
nước có cơ cấu dân số trẻ. Dân số từ 15 tuổi trở xuống chiếm 39% tổng số dân.
Dân số Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh
thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mật độ dân số Việt Nam đã tăng từ 160 người/km
2
trong năm 1979 lên 195 người/km
2
năm 1989. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị của Việt nam tăng
chậm từ 19,2% năm 1979 lên 20,1% năm 1989. Nhân khẩu thành thị tăng tập trung chủ yếu ở

các thành phố lớn và ở các thị trấn nhỏ dưới 20.000 dân và nhiều thị trấn mới thành lập.
Dân số Việt Nam đạt mức 72 triệu người vào năm 1994 và 79 triệu vào năm 1999. Như vậy
là vào năm 2000, dân số nước ta khoảng 80 triệu người.
 Tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam: 1,18% (2009), 85,6 triệu người
– Tốc độ GDP phải tăng 7%/ năm, duy trì liên tục đến 2010
– Nhu cầu về nước, lương thực, tiêu thụ sản phẩm v.v. gia tăng
– Nếu GDP tăng gấp đôi à lượng chất thải tăng 3 – 5 lần
– è Khai thác tài nguyên để phục vụ cho sự phát triển, nếu không được quản lý tốt
sẽ bị suy thoái
 Di dân từ nông thôn ra thành thị
– Cơ sở hạ tầng không theo kịp sự tăng dân số
– Ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại)
– Chất thải, nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp
• Có nhiều nguyên nhân làm cho sự phát triển dân số tăng nhanh
+ Trình độ dân trí thấp
+ Công tác kHHGĐ chưa thực hiện tốt
+ Còn nhiều hủ tục đang tồn tại trong nhân dân. . .
9
- Sự phát triển dân số này tăng nhanh trong lúc sự phát triển về lương thực lại Không
thoả mãn được nhu cầu của nhân dân dẫn tới bình quân đầu người về lương thực thì tăng rất
chậm
3.2. Tài nguyên đất ngày càng suy giảm
- Đất là tài nguyên vô cùng quan trọng, nhưng diện tích dùng để trồng trọt quá ít, chỉ bằng 1/5.
Năm 1989 cả nước có sấp xỉ 7 triệu ha đất nông nghiệp(được phân chia cho vùng đồng bằng
sông hồng là 0,9 triệu ha và vùng đồng bằng sông Cửu Long là 3,9 triệu ha). Việt Nam là nước
có bình quan diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất trong khu vực và ngày càng bị thu hẹp và thoái
hoá
- Trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày bị thu hẹp thì tình trạng đất bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn, bị ngập nước ngày càng tăng
Ví dụ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1 đến 1,2 triệu ha bị ngập nước từ 2 - 4

tháng, 40% bị nhiễm phèn700000 ha bị nhiễm mặn. Đất ở vùng núi, vùng trung du thường bị
sói mòn , thoái hoá
• Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất trước hết là do thiếu hụt về phân bón hữu cơ do
sức ép của sự tăng trưởng về kinh tế, do quá trình đô thị hoá
3.3. Tài nguyên nước bị suy giảm
Việt Nam là một nước khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có lượng nưa lớn tạo điều kiện hình thành các
dòng chảy và mạng lưới sông suối khá dày đặc
a. Việc cung cấp nước ngọt và sạch là yếu tố quan trọng đối với sức khoẻ con người.
cũng như chất lượng cuộc sống, song thực trạng ở nước ta hiện nay vấn đề sử dụng nguồn
nước ngọt còn hạn chế, chỉ mới có khoảng 20 - 40% số gia đình có đủ nước dùng theo tiêu
chuẩn nước sạch. Nước sinh hoạt trong nhân dân, đặc biệt về mùa nóng còn thiếu
b. Một xu thế rõ rệt hiện nay là tài nguyên nước đang bị suy giảm rõ rệt cả về số lượng
và chất lượng.
• Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Việc quản lý không tốt các lưu vực - nhiều nguồn nước bị khô cạn dần , các hồ chứa
nước (Thác bà, Hoà Bình, Đa nhim, Trị An . . ) bị bồi lấp nhanh và giảm nhanh về mùa khô
- Do sử dụng các hoá chất trong nông nghiệp
- Do quá trình đô thị hoá, phát triển công nghiệp không đồng bộ đã làm cho các dòng
sông lớn ở trong nước bị ô nhiễm ngày càng tăng
- Việc khai thác nước ngầm không có kế hoạch đã gây ra tình trạng hạ thấp mực nước
ngầm và sự thay đổi về chất lượng của nước ngầm
3.4. Suy giảm về tài nguyên rừng:
a. Rừng Việt Nam vừa đa rạng, vừa phong phú
- Năm 1943 diện tích rừng ở Việt Nam là 19 triệu ha chiếm 60% diện tích tự nhiên
- Năm 1945 diện tích rừng ở Việt Nam chỉ còn là 14,3 triệu ha chiếm 45% diện tích tự
nhiên
- Năm 1992 diện tích rừng ở Việt Nam chỉ còn là 9,3 triệu ha chiếm 28% diện tích tự nhiên
- Tác dụng của rừng đối với môi trường rất phong phú và đa dạng. Từ việc dự phòng bảo đảm
nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm cường độ xói mòn, điều hoà khí hậu
b. Thực trạng hiện nay tài nguyên rừng cũng đang từng ngày bị suy giảm nghiêm trọng. Sự

suy giảm này được biểu hiện trên các mặt sau đây:
10
- Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp
- Rừng bị tàn phá nhiều. Hàng năm diện tích rừng bị mất đi từ 160 - 200 nghìn ha
- Chẳng những diện tích rừng bị giảm mà còn phân bố không đều
c. Nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng
- Do chặt phá rừng để làm nông nghiệp theo phương thức canh tác nương rẫy
- Do cháy rừng
- Do khai thác gỗ, củi đốt và nguyên liệu cho công nghiệp giấy
3.5. Tài nguyên biển bị suy giảm
a. Việt Nam có bờ biển dài tới 3500 km. Diện tích biển và thềm lục địa chiếm tới 1 triệu km
2
- Khu hệ sinh vật biển nước ta mang đặc tính chung của hệ sinh vật tây Thái Bình Dương. Thành
phần giống và loài thì nhiều nhưng số lượng cá thể trong loài ít, phân bố không tập trung, biến
động theo mùa, di cư mạnh . . sản lượng cá biển khoảng 1 triệu tấn /năm
- Vùng ven biển có một diện tích bãi triền lớn. Rừng ngập mặn phát triển, nhiều đầm phá
•Tài nguyên biển đang bị suy giảm. Đặc biệt là vùng phía Nam sông cửu Long bị tàn phá
nghiêm trọng do:
- Hậu quả của chiến tranh và hiện nay do khai thác bừa bãi
- Do sự lấn biển, đắp đầm nuôi thuỷ sản. . .Sự phá huỷ rừng ngập mặn làm cho nghề cá biển
những tổn thất lớn
- Ngoài ra biển còn bị phá hoại bởi việc sử dụng mìn, thuốc độc đã làm cho nguồn lợi hải sản
giảm dầnvà gây ô nhiễm môi trường biển
- Do các chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt từ các lưu vực sông đổ ra, đặc biệt là
do khai thác dầu khí đang phát triển
3.6. Môi trường không khí ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng
- Ô nhiễm không khí liên hệ nhất định với tình trạng mắc/tử vong do: nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính, mãn tính, tim mạch, ung thư
- Ước tính toàn cầu có 800.000 người tử vong/năm do mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm
không khí ngoài trời

- WHO (2006): Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân liên
quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời cao nhất (200-230 ca/triệu dân/năm); do ô nhiễm
không khí trong nhà cao thứ 2 (300-400ca/triệu dân/năm
3.7. Các vấn đề suy thoái khác
• Môi trường đô thị và các khu công nghiệp tiếp tục bị ô nhiễm
- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp ở các khu, các vùng công nghiệp
- Chấn thương giao thông
- Nhà ở của người nghèo
- Ô nhiễm do giao thông
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thiếu nước sạch
- Quy hoạch đô thị
• Môi trường nông thôn ngày càng xuống cấp
- Điều kiện VS thấp
- 62% dân số sử dụng nước hợp vệ sinh
- Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
11
- Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ô nhiễm do sản xuất làng nghề
- Bệnh liên quan đến nước, liên quan đến điều kiện VS thấp
- Thảm họa thiên nhiên: lũ lụt
• Suy thoái đa dạng sinh học là sự giảm dần các nguồn gen di truyền của
động thực vật . Sự kiệt quệ tài nguyên sinh vật đặc biệt là những thú quí hiếm như Tê giác,
trâu rừng và các loài chim quí đang bị diệt chủng dần. Trong những thập kỷ qua nước ta có
tới 200 loài chim và 120 loài thú bị diệt vong
4. Phương hướng giải quyết những vấn đề môi trường Việt Nam
• Nguyên tắc bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội
để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi
trường khu vực và toàn cầu.

+ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà
nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
+ Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với
khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
+ Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc
phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Từ những phân tích về tài nguyên, về ô nhiễm và xu thế tăng trưởng mức độ ô nhiễm, căn
cứ vào khả năng của nền kinh tế, để giải quyết tốt vấn đề bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường cần tập trung vào các phương hướng chính sau đây:
- Đảm bảo sử dụng lâu bền các tài nguyên thiên nhiên bằng việc quản lý chặt
chẽ qui mô, cường độ và phương thức sử dụng theo luật môi trường và các qui định pháp luật
khác
+ Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ
sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
+ Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải.
+ Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng
nhà kính, phá hủy tầng ôzôn.
+ Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công
nghệ thân thiện với môi trường.
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; sản xuất, kinh
doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường.
+ Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế
và có lợi cho môi trường.
+ Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, cơ quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân
thiện với môi trường.
12

+ Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường
của cộng đồng dân cư.
+ Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi
trường.
+ Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường.
+ (Luật BVMT, 2005)
- Duy trì các hệ sinh thái cần thiết cho quá trình sản xuất và đời sống của con người. Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp khả thi để bảo vệ hệ sinh thái tiêu chuẩn và tính đa dạng sinh học, có
xem xét tới bối cảnh kinh tế - xã hội và nguồn lực để thực hiện
- Thiết lập hệ thống tiêu chuẩn môi trường nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người.
Căn cứ vào tiêu chuẩn để tổ chức quản lý và bảo vệ tốt môi trường
- Đề xuất các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ tại một
số địa bàn công nghiệp và đo thị đang mở rộng sang ô nhiễm khu vực tại các cụm công nghiệp
và đô thị hoá
- Các giải pháp về năng lượng của loài người hướng tới một số mục tiêu cơ bản như sau:
+ Duy trì lâu dài các nguồn năng lượng của Trái Đất
+ Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường
trong khai thác và sử dụng năng lượng. Sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng cho phát
triển kinh tế, khoa học kỹ thuật.
+ việc đầu tư triển khai công nghệ chống ô nhiễm môi
trường trong các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, dầu có tác động giảm thiểu lượng các chất
thải ra môi trường
+ Khuyến khích đầu tư cho các công nghệ sạch, các
dạng năng lượng sạch khác. Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển các nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái sinh theo hướng hạ giá thành sản xuất sao cho chúng có thể
cạnh tranh với các nguồn năng lượng truyền thống
+ Nghiên cứu các qui trình sản xuất, thiết bị sản xuất để
tiết kiệm năng lượng. Nghiên cứu sử dụng dạng năng lượng sạch trong một số lĩnh vực dễ
gây ra tác động xấu đến môi trường như : giao thông, sinh hoạt
+ Tuyển chọn đưa vào sử dụng các công nghệ ít phế

thải. áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý chất thải và tái xử dụng chất thải. Thực hiện
nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường như là một biện pháp hữu hiệu ngăn
chặn ô nhiễm môi trường
- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về môi trường đồng thời nâng cao nhận thức
về môi trường trong nhân dân để mọi người nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp
chung bảo vệ môi trường
- Công tác tổ chức thực hiện, phối hợp liên ngành, Đảm bảo tài chính, Xã hội hóa, Hợp tác
quốc tế, Kiểm tra giám sát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ môn vệ sinh – môi trường – dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,
Trường đại học Y khoa Hà Nội.
13
- Bộ môn vệ sinh – môi trường – dịch tễ (2001), Bài giảng sức khoẻ môi trường,
Trường đại học y khoa Thái Nguyên.
- Dự án Việt Nam - Hà Lan, Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường
đại học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn VS - MT- DT,
Trường đại học y khoa Hà Nội
- Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục
- Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khoẻ môi
trường, Nhà xuất bản Y học.
-
ĐẤT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm
MỤC TIÊU HỌC TẬP :
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được các yếu tố nguy cơ của ô nhiễm đất
2. Phân tích, phiên giải được kết quả đo lường đất ô nhiễm đất so với tiêu chuẩn đất
3. Xác định được các nguồn gây ô nhiễm đất
4. Trình bày được ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến vấn đề sức khoẻ
5. Trình bày được các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu ô nhiễm đất ảnh hưởng đến

sức khỏe
NỘI DUNG HỌC TẬP
Đất được xem là một trong những yếu tố của môi trường xung quanh và có tác động chặt
chẽ với cơ thể con người.
Ngày nay người ta không chỉ chú ý tới tính chất vật lý, thành phần hóa học, đến vai trò màu
mỡ của đất, mà còn nghiên cứu đến ảnh hưởng qua lại giữa hoạt động của con người trong quá
trình sống và lao động sản xuất đến thành phần tính chất của đất và nhất là hiện tượng nhiễm
bẩn của đất với sức khỏe của con người.
1. Cấu tạo của đất
3.1. Thành phần cơ học
Là thành phần rắn của đất, là bộ xương của đất, quyết định những tính chất khác của đất.
Trong tự nhiên, hạt đất có thể đứng riêng hoặc kết lại với nhau gọi là hạt liên kết. Kích thước và
tỉ lệ những hạt này quyết định sự phân loại như sau:
- Sỏi cuội kích thước: > 2mm
- Cát to kích thước: < 2mm - 0,2 mm
14
- Cát nhỏ kích thước: < 0,2 - 0,02 mm
- Sét kích thước: < 0,02 - 0,0001 mm
- Keo kích thướ
3.2. Thành phần hữu cơ
- Thành phần hữu cơ chiếm 1 - 5% trọng lượng đất
- Các chất hữu cơ có từ xác động vật hoặc thực vật sau khi chết, là những phức chất có vai
trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của vi sinh vật có trong đất. Đồng thời vi sinh vật
giúp cho sự phân hủy các chất hữu cơ, biến chúng thành mùn, làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Nguồn tích lũy các hợp chất hữu cơ quan trọng nhất là chất thải của người hoặc động vật
được đưa vào đât. Các hợp chất hữu cơ này có thành phần phức tạp như glucid, protit, lipit,
cellulose. . .
3.3. Thành phần nước
Là một trong những thành phần cần thiết của đất. Nó quyết định sự chuyển hóa các chất hữu
cơ, vô cơ, ảnh hưởng tới không khí, nhiệt độ của đất. Trong đất lượng nước thường thay đổi, nó

phụ thuộc vào thành phần cơ học của đất, khí hậu.
3.4. Thành phần khí
Nằm trong các lỗ hỗng của phân tử đất, khí có thành phần giống như ở khí trời nhưng với
hàm lượng khác hoặc thay đổi tùy theo quá trình chuyển hóa của đất. Nitơ trong đất thay đổi ít
còn co
2
và o
2
không ngừng biến động và còn có sự trao đổi với lượng khí có bên trên lớp đất bề
mặt mặt. Đó là hiện tượng hô hấp của đất. Hiện tượng này có liên quan đến sự phân huỷ các
hợp chất hữu cơ có trong đất và nói lên hiện tượng nhiễm bẩn xẩy ra trong các lớp đất
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Giống như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới và ở khu vực châu á, thái bình
dương, Việt Nam đang còn những vấn đề cấp bàch về môi trường cần giải quyết.
2.1. Sự phát triển đô thị và dân số
- Sự mở rộng và hòa vào nhau của các vùng thành thị, ngoại ô và nông thôn gây ra một mối lo
ngại sâu sắc, bởi vì chỗ cho các hố rác còn lại rất ít.
- Để phát triển đô thị được lâu bền, vấn đề quản lý môi trường cần được kết hợp chặt chẽ ngay
trong những giai đoạn đầu lập kế hoạch, nhất là vấn đề đô thị hóa gắn với sự phát triển công
nghiệp và phát triển mật độ dân số. việc ổn định dân số không chỉ liên quan đến việc khai thác
sử dụng tài nguyên một cách đúng mức mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi
trường bị ô nhiễm.
2.2. Việc kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải còn kém
Trong quá trình sống và lao động, con người đã gây nên nhiều loại ô nhiễm mà nguyên
nhân được gắn với
- Quá trình sinh hoạt , những tập quán phản vệ sinh của con người
- Hoạt động trong nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau
- Hoạt động của sự phát triển công nghiệp
Đã đưa vào môi trường đất những hợp chất phức tạp, đa dạng và làm gây ô nhiễm đất
3. Ô Nhiễm đất và bệnh tật

3.1. Phân loại: 2 cách
• Phân loại theo nguồn gốc của chất thải bỏ:
- Chất thải bỏ trong sinh hoạt khu trú trong phạm vi gia đình, trong khu dân cư của đô thị
15
- Chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ địa chất
• Phân loại theo dạng
- Chất thải lỏng: Bao gồm nước phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm giặt . . .
Trong phạm vi gia đình, nước cống rãnh, nước mưa v. v.
- Chất thải đặc: Gồm phân người và gia súc, rác trong nhà, rác đường phố, rác cơ quan, rác
chợ
3.2. Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt:
- Hàng ngày con người xả mọt lượng lớn phế thải sinh hoạt ở trạng thái rắn hoặc trạng thái
lỏng vào môi trường. Sau đó theo các con đường khác nhau tập trung vào môi trường sinh
thái đất
- Khối lượng và thành phần chất thải bỏ, nhất là phân và nước tiểu tuỳ thuộc vào bữa ăn vào
chế độ ăn, tình trạng sức khoẻ vì thế khối lượng trong ngày cũng thay đổi lớn
- Ở thành phố hoặc ở nông thôn, phân và nước tiểu là một dạng chất thải bỏ nguy hiểm.
+ Trung bình một người trong một năm bài tiết khỏang 360 - 700kg( phân + nước tiểu).
+ Trung bình một trâu, bò trong một năm bài tiết khỏang 6000 - 7000 kg( phân + nước
tiểu).
+ Trung bình một con lợn trong một năm bài tiết khỏang 3000 - 4000kg( phân + nước
tiểu).
- Lượng rác phế thải ở khu dân cư và công trình công cộng
+ Khu nhà ở tiện nghi vệ sinh thấp (tính cho một người) là 360 - 450 kg/năm
+ Khu nhà ở tiện nghi tốt (tính cho một người) là 260 - 280 kg/năm
+ Khách sạn một chỗ: 120 (tính cho một người) là 360 - 450 kg/năm
+ Nhà trẻ 1 cháu 95 kg/năm
+ Công sở 1 công nhân viên 40 kg/năm
3.2.1. Chất thải bỏ trong sinh hoạt làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh
- Nếu không được thu gom hoặc xử lý phân rác, sẽ làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh, làm

cho vệ sinh nhà ở, khu dân cư sút kém, vì dưới tác dụng của vi sinh vật hoại sinh có sẵn trong
phân rác, các hợp chất hữu cơ sẽ bị phân hủy và sinh ra các khí thối như H
2
S, NH
4
, Indol. . . bay
vào làm nhiễm bẩn không khí.
- Bụi từ các đống rác, bãi phân khô trên đường phố, ngõ xóm khi gặp gió hoặc khi quét sẽ bay
vào không khí dẫn đến ô nhiễm không khí.
- Nước phân hủy từ đống phân rác không những làm bẩn đất, nước ngay tại chỗ mà còn bị nước
mưa lôi cuốn đi làm ô nhiễm nước bề mặt hoặc nước ngầm.
3.2.2. Chất thải bỏ- ổ chứa mầm bệnh:
- Ngoài những chất nhiễm bẩn hóa lý kể trên, chất thải bỏ và nhất là phân là nguồn chứa đủ loại
mầm bệnh truyền nhiễm đường ruột, từ những mầm gây bệnh thông thường như: tả, lỵ, thương
hàn. . . đến siêu vi khuẩn đường ruột, và nhất là trứng giun sán. . .
Theo Đỗ Dương Thái, tình hình nhiễm trứng giun ở Việt Nam theo các vùng sinh thái khác
nhau như sau:
+ Vùng mỏ: 58%
+ Hầm lò: 86%
+ Vùng nông nghiệp: 35,2%
+ Vùng trồng hoa màu: 48,1%
16
Chúng có thể sống nhiều ngày trong môi trường đất, nước, thậm chí nhiều tháng . Tất cả những
loại vi khuẩn này tồn tại trong đất nó phụ thuộc vào loại đất, độ ẩm, chất hữu cơ có trong đất ,
độ PH và các vi khuẩn đối kháng , độ sâu của đất. để rồi từ đất, nước thải làm nhiễm cây trồng,
đặc biệt là rau, củ, quả sống.
Ví dụ :
*Vi khuẩn lỵ
+ Nếu đưa canh trùng vào đất không bón phân vi khuẩn chết sau 10 ngày, nếu đưa canh
trùng vào + phân tươi vi khuẩn tồn tại được 60 ngày

+ Ở độ sâu 15 - 30 cm vi khuẩn chết sớm hơn ở độ sâu 3 cm
* Vi khuẩn tả: Sự có mặt của các chất hữu cơ , phân tươi vi khuẩn tồn tại được 5 - 7 tháng,
trong đất chưa khử khuẩn vi khuẩn sống được vài ngày, trong đất đã khử khuẩn vi khuẩn sống
được 5 tháng
*Vi khuẩn salmonella
+ Trong đất than bùn tồn tại được 13 ngày, đất đồng ruộng tồn tại được 2 - 3 tháng, đất
có độ ẩm cao sống được 38 ngày, đất khô sống được 28 ngày, nhiệt độ càng cao vi khuẩn chết
càng nhanh ở nhiệt độ 0
o
c vi khuẩn sống được 7 tuần, ở 37
o
c sống được 2 tuần
Tác nhân sinh học tồn tại thường xuyên trong các chất thải bỏ gây ra ô nhiễm đất và gây bệnh
cho người được chia theo 3 nhóm đường truyền:
• Truyền bệnh từ người - đất - người
Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất là do:
- Những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh;
- Sử dụng phân bón lấy từ các loại hố xí hay bùn trong nước thải sinh hoạt không được
xử lý.
Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵñ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc
amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền chủ yếu bởi nước
bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do thực
phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền mầm
bệnh đi.
- Truyền bệnh theo phương thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh
trùng được truyền qua đất hoặc trứng giun sán; âÚu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh
sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho người, quan trọng là giun đũa, giun móc.
Điều kiện môi trường đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh trùng;
ngoài ra nó còn phụ thuộc lượng mưa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng như vào kết cấu và độ
ẩm của đất.

Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo
phương thức lây truyền từ người - đất - người.
• Truyền bệnh từ động vật - đất - người
Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu
truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang người.
- Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose):
17
Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người ở khắp nơi trên thế giới.
Động vật mắc bệnh thường là trâu, bò; những vật nuôi mắc bệnh thường đào thải qua nước tiểu
tới 100 triệu leptospira trong 1ml; nếu nước tiểu được trộn lẫn với bùn hoặc nước có PH trung
tính hay kiềm nhẹ thì các xoắn khuẩn có thể sống tới hàng tuần. Những người lao động nông
nghiệp thường mắc bệnh này.
- Bệnh viêm da do giun:
Bệnh này có thể gặp ở những người phải tiếp xúc với chất phóng uế do vật nuôi thải ra
đặc biệt là trẻ em. Người bị nhiễm là do sự xâm nhập vào da của những ấu trùng giun móc di
động (họ Ankylostoma brazilienne) từ đất lên, xuyên qua da người và gây viêm da ở nhiều mức
độ khác nhau.
• Truyền bệnh từ đất - người
- Các bệnh nấm:
Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da, ăn sâu vào da hay lan toàn thân đều gây ra do nấm
hoặc xạ khuẩn (actinomycetes); chúng phát triển bình thường như những vi khuẩn hoại sinh ở
trong đất hay cây cỏ, khi những sợi nấm khác nhau xâm nhập vào da qua các vết thương. Hầu
hết cơ chế lây nhiễm từ đất - người đều theo cơ chế: các sợi nấm có trong các hạt bụi bị gió
cuốn vào không khí và gây bệnh cho người.
- Uốn ván:
Gây ra do ngoại độc tố của trực khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium Tetani (trực khuẩn
Nicolaier); mầm bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới do khả năng tồn tại của nha bào ở ngoại
cảnh rất cao. Bệnh thường gặp ở những người làm nông nghiệp, chủ yếu từ những vết thương bị
nhiễm trùng tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân. Tác nhân gây bệnh được phóng ra do những súc
vật bị bệnh, đặc biệt là ngựa.

Vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, đôi lúc cả trong đất bỏ hoang. Càng
lên cao (vùng núi) càng ít gặp vi khuẩn này.
- Bệnh do vi khuẩn Clostridium botulinum (Botulisme):
Gây ra do ngoại độc tố của Clostridium botulinum. Nguồn mầm bệnh là đất hoặc ruột
súc vật. Người mắc phải là do ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm sấy mà việc thanh
trùng không đảm bảo tiêu diệt hết các nha bào. Nha bào của chúng có rải rác trong đất; phần lớn
đất bị nhiễm là loại đất sét, Cl.Botulinum sinh sản mạnh và lan truyền tốt trong loại đất này.
Trong ruột người và động vật máu nóng, Cl.Botulinum ở dạng hoại sinh. Người và nhiều
động vật đều có vai trò gieo rắc mầm bệnh này trong thiên nhiên.
• Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất
Trong đất, người ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đường ruột như poliovirus gây bệnh
bại liệt, ECHO và Cocsacki (chủng ECHO
7
, ECHO
9
) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát
ban, viêm não trẻ sơ sinh
Siêu vi khuẩn đường ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẵng ở ngoại
cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đường ruột hơn cả.
3.2.3. Chất thải bỏ là nơi hoạt động của sinh vật trung gian
18
- Phân người, phân chuồng, rác còn là nơi cung cấp thức ăn và có vai trò quyết định trong
vấn đề sinh sản của ruồi. Từ đống dơ bẩn, ruồi đậu vào, kiếm thức ăn hoặc đẻ trứng để duy trì
nòi giống hoặc sau đó chúng lại đậu trong những thức ăn nấu chín không được che đậy để làm
nhiệm vụ trung gian vận chuyển mầm bệnh đường ruột. . .
- Rác hoặc cống rãnh là nơi hoạt động của chuột, loại súc vật có thể truyền bệnh dịch hạch
và sốt vàng da chảy máu.
3.3. Hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đất
Việc xử dụng các phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ngày càng phổ biến, nhằm
làm tăng sản lượng lương thực, giảm bớt tác động phá hại của sâu bệnh

- Theo số liệu của FAO (1981) về việc sử dụng phân hóa học từ năm 1961 - 1978 thì
+ Ở các nước phát triển tăng lên từ 17 - 40 kg/ha
+ Ở các nước đang phát triển tăng 2- 9 kg/ha
- Đến năm 1993 con số này đạt đến 95,4 kg/ha (bình quân chung toàn thế giới)
- Phân hóa học bón vào đất làm tăng năng suất cây trồng đáng kể nhưng chúng cũng gây ô
nhiễm môi trường đất do sự tồn dư của nó vì cây chỉ sử dụng được tối đa 30% lượng phân bón
vào đất còn lại phần thì bị rửa trôi, phần nằm lại trong môi trường đất gây ô nhiễm đất
- Theo mức độ thâm canh của nông nghiệp và mức độ sử dụng ngày càng nhiều các chất bảo vệ
thực vật, sự gây ô nhiễm đất về phương diện hóa học đã có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con
người.
- Hiện nay có tới trên 1000 hợp chất hóa học được sử dụng trên thế giới
- Hàng năm Việt Nam sử dụng khoảng 14 - 25000 tấn HCTS
- Trước đây DDT được sử dụng rộng rãi nhất đến nay đã bị cấm
- Các thuốc trừ sâu, diệt cỏ phân hủy trong môi trường đất rất chậm. Có khoảng 50% thuốc trừ
sâu được phun rơi xuống đất nó tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chuỗi thức ăn. Nó được
tích lũy vào lá , hạt, quả cây trồng, mô động vật và con người
- Theo Lich tens tein (1961) thì 1 năm sau khi phun thuốc trừ sâu sau đây vào cây trồng thì thấy
rằng:
+ DDT dư lượng còn lại trong đất là 80%
+ Lin dan dư lượng còn lại trong đất là 60%
+ Aldrin dư lượng còn lại trong đất là 20%
- Sau 3 năm:
+ DDT dư lượng còn lại trong đất là 50%
+ Aldrin dư lượng còn lại trong đất là 5%
- Một số tác giả khác cho thấy:
+ Trên 18 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu clo hữu cơ. Clo hữu cơ tồn tại trong đất 4- 5 năm
sau và các bamát 1 đến 2 năm sau
+ Loại dưới 3 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu lân hữu cơ
Qua thực nghiệm của Fleming và Maines thấy rằng nếu DDT được phun vào đất với lượng 28
kg/ ha thì thuốc còn 56% lượng phun ban đầu còn tồn tại sau 6 năm. Còn 666 phun ở hàm

lượng đẻ giết sâu bọ còn tìm thấy trong đất 2 - 3 năm sau khi phun và ở độ sâu 40 - 60 cm .
Điều đó chứng tỏ thuốc trừ sâu có thể ngấm sâu xuống đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước ở
phía dưới
- Bình quan lượng thuốc sử dụng 0,4 - 0,5 kg/ha
19
+ Cá biệt vùng rau Đà Lạt lên tới 5,1 - 13,5 kg/ha
+ Vùng trồng chè ở ChiNê Hòa Bình là 3,2 - 3,5 kg/ha
- Do việc sử dụng nhiều HCBVTV trong sản xuất lương thực thực phẩm, cho nên gần đây có
nhiều vụ ngộ độc thức ăn gây thiệt hại nghiêm trong về người và của
- HCBVTV bao gồm nhiều loại từ thuốc trừ sâu đến diệt côn trùng nói chung, gậm nhấm, diệt
cỏ . . . được dùng rộng rãi trong nông, lâm nghiệp, y học .
3.4. Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp
- Ngoài các chất thải bỏ trong sinh hoạt của khu dân cư dưới dạng hợp chất hữu cơ. đất còn
bị nhiễm bẩn bởi chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp mà ở đây chủ yếu là ngành cơ khí
luyện kim, công nghiệp hoá chất, Sản xuất ô tô
- Chất thải này nhiều dạng khác nhau như :Dưới hình thức bụi, hơi khí độc như H
2
S, SO
2.
v.
v . từ các ông khói nhà máy, xí nghiệp là nguyên nhân gây hiện tượng mưa a xít làm chua đất,
chất thải rơi xuống đất ở những khỏang cách xa gần khác đối với nơi sản xuất và chính những
cây trồng, cây cỏ dùng làm thức ăn cho người và gia súc mọc trên những mãnh đất nhiễm bẩn
đó cũng hấp thụ những chất độc có trong đất.
- Các chất thải này rơi vào đất ở những khoảng cách xa gần khác nhau làm thay đổi thành
phần hoá học, PH, độ ẩm, độ thấm hút và độ sạch của đất
- Các chất thải rắn trong công nghiệp tạo nên 1 nguồn quan trọng gây ô nhiễm đất do những
sản phẩm hoá học độc hại gây ra
- Một số chất hay gặp như a sen, flo, chì, đồng, kẽm, trong chất thải công nghiệp gây ô
nhiễm đất

Ví dụ: Tác giả Liên Xô đã nghiên cứu thấy rằng đậm độ a sen ở xung quanh nhà máy cao gấp 4
- 5 lần so với khoảng cách nhà máy so với khoảng cách nhà máy 500m và cách nhà máy 250 m
thì hàm lượng chất độ trong đất cao gấp 6 lần. Nếu nuôi bò bằng thực vật trồng xung quanh nhà
máy có đậm độ a sen cao thì tỷ lệ a sen trong sữa bò cũng tăng lên và những người công nhân
nữ đang cho con bú nếu làm việc trong nhà máy thì đậm độ a sen trong nhà máy cũng cao
Nhà bác học M . K Kha chatri An tiến hành nghiên cứu trên súc vật bằng cách cho chúng ăn rau
mọc trên những mảnh đất bị ô nhiễm theo 2 hướng
- Cho súc vật ăn rau rửa sau 3 tháng đậm độ chì ở trong xương của súc vật thí nghiệm tăng gấp
5 lần so với vật làm chứng, còn trong gan tăng gấp 9 lần
- Đối với súc vật ăn rau không rửa cũng sau 3 tháng thì thấy chì trong xương cao gấp 20 lần,
còn chì trong gan cao gấp 18 lần so với vật làm chứng
4. Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm:
• Dựa vào nồng độ của các hợp chất nitơ trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có
chứa nitơ người ta có thể đánh giá độ nhiễm bẩn của đất
Nitơ anbumin của đất
Chỉ số vệ sinh =
Nitơ hữu cơ
Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt động yếu, nitơ hữu cơ tăng và chỉ số vệ sinh giảm.
Độ nhiễm bẩn của môi trường sinh thái đất biểu hiện qua chỉ số vệ sinh được biểu hiện trong
bảng sau
20
Đất Chỉ số vệ sinh
Nhiễm bẩn nặng < 0,7
Nhiễm bẩn vừa 0,70 - 0,85
Nhiễm bẩn nhẹ > 0,85 - 0,98
Sạch > 0,98
• Coli-aerogenes:
Nhóm coli-aerogenes thường ở dạng hoại sinh; chúng rất gần gũi với nhóm vi khuẩn gây
bệnh thương hàn, lỵ, cho nên không lạ gì khi chúng biến thể, chúng có khả năng gây ngộ độc
thức ăn, gây viêm ruột trong những điều kiện nhất định. Ta thường gặp coli- aerogenes trong

phân tươi của người và động vật.
• Bactrine -perfringens:
Là vi khuẩn chỉ điểm đất bị nhiễm bẩn bằng phân tươi. Loại này cư trú thường xuyên
trong ruột người và động vật. Khi có sự hiện diện của nó tức là đất bị nhiễm phân tươi khá lâu
(vi khuẩn có nha bào). Ngược lại, khi có mặt của coli-aerogenes chứng tỏ đất mới bị nhiễm
phân tươi, vì vi khuẩn này không sinh nha bào nên chết khá nhanh trong đất.
Ngoài ra, người ta có thể đánh giá sự nhiễm bẩn của đất bằng cách tìm trứng giun trong đất.
•Bằng cách tìm trứng giun rất nhạy cảm và chính xác
Số trứng giun/kg đất Tiêu chuẩn đất
< 100 Đất sạch
100 - 300 Đất hơi bẩn
> 300 Rất bẩn
5. Biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
5.1. Nguyên tắc cơ bản: Đất bị nhiễm bẩn là do các chất thải đặc và lỏng trong sinh hoạt, công
nghiệp, nông nghiệp xâm nhập vào đất làm ô nhiễm đất cho nên nguyên tắc phải xử lý các chất
thải tốt trước khi đưa vào đất
5.2. Khử độc phân rác: Tuỳ từng vùng có thể áp dụng những biện pháp khác nhau
5.2.1. Phương pháp ủ: Đơn giản và hay dùng nhất khu vực ủ phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
- Không được ngập nước nhất là về mùa mưa
- Dòng nước mạch ngầm không được chảy tới nơi cấp nước
- Cách nhà ít nhất là 1000 m
- Mạch nước ngầm nông phải cách mặt đất ít nhất là > 2 m
- Khu đất này về sau chỉ dùng cho nông nghiệp
• Phương pháp đánh đống ủ rác
- Đống hình tháp cụt, chiều cao 1 - 1,5 m, dài 20 - 25 m
- Trước khi đánh đống nên rải một lớp vật liệu hút nước trên mặt đất, được nện chặt chẽ
để không làm ô nhiễm đất và nước ngầm ở phía dưới
21
- Rác nên thành lớp 25 - 30 cm, không nện chặt. Dựa vào khả năng tự sinh nhiệt của rác

khi ủ sẽ phân huỷ rác thành mùn
- Trên mỗi lớp rác là 1 lớp đất mịn dày 15 - 25 cm
-Thời gian ủ phụ thuộc vào thành phần của rác, thời tiết, nhiệt độ bên ngoài 3 - 6 tháng
- Đống ủ xếp thành hàng, cáh nhau 3 - 4 m. Khu ủ rác ở ngoại thành, xung quanh phải có
rãnh thoát nước và được tròng cây xanh
•Khử khuẩn phân chuồng: Cũng là phương pháp chôn ủ lại
Dùng Cacl
2
5 lít/ m
3
, hoặc có thể dùng tro bếp hoặc vôi sống
5.2.2. Phương pháp nhiệt sinh học
Việc khử độc rác bằng nhiệt sinh học là một vấn đề đáng chú ý. Dựa vào khả năng tự
sinh nhiệt của các chất thải, làm cho nhiệt độ lên tới mức khá cao. Nhiệt độ này có thể diệt được
các vi sinh vật gây bệnh. Phương pháp này làm giảm lượng rác xuống 50%, thời gian nhanh và
tạo mùn tốt hơn loại ủ
Hiện nay tại Hà Nội có nhà máy phân ủ ở cầu diễn đang hoạt động xử lý 30.000 m
3
rác 1 năm
thành 7500tấn phân hữu cơ. Nhà máy phân ủ cầu diễn đã đánh dấu 1 bước tiến mới trong công
nghệ xử lý phế thải
5.2.3. Chôn lấp hợp vệ: đối với phế thải không chế biến được nữa
Ví dụ: Tại Hà Nội có bãi Mê Trì được chia thành ô mỗi ô khoảng 500 - 1000 m
2
các ô được lèn,
chống thẩm thấu bằng đất sét phế thải đổ xuống sau đó được phủ đất lèn chặt
Giải pháp này là chi phí ít tốn kém nhất đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt
Nam. Tuy nhiên giải pháp này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
5.2.4. Xử lý bằng bãi lộ thiên
Biện pháp này tuy sơ sài nhưng vẫn còn đang phổ biến ở nước ta. Người ta tập trung rác

của thành phố, thị trấn vào một bãi trống; bãi trống thường đặt ở xung quanh thành phố, cách xa
khu dân cư từ 1000 - 3000m; với các mục đích như: lấp ao hồ và những vùng đất thấp đang cần
được mở rộng.
Một khu dân cư khoảng 50.000 dân cần một diện tích đổ rác 8-10 ha.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều kinh phí. Sau một thời
gian dài có thể sử dụng khu đất này để xây nhà ở, trồng cây, làm sân thể thao nhưng phương
pháp này có nhược điểm là: cần phải có khu đất rộng; dễ gây ô nhiễm môi trường; gây mùi hôi
thối; nơi phát triển của côn trùng, chuột mặt khác rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Do sự phân
huỷ rác trong điều kiện tự nhiên, nên quá trình phân huỷ rác diễn ra chậm; phương pháp này
không tận dụng được nguồn hữu cơ.
Để giảm bớt sự hôi thối, sau khi đổ đủ một khối lượng rác nhất định, người ta lấp lên
đống rác một lớp đất dày 70- 80cm.
5.2.5. Nhà máy chế biến phân rác
Đây là dạng xí nghiệp phân loại và ủ rác dựa trên phương pháp xử lý nhiệt sinh vật.
Thường được áp dụng ở một số thành phố đông dân cư, đòi hỏi phải có đầu tư về kinh phí và
trang thiết bị.
Quá trình kỹ thuật được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Phân loại rác
22
- Công đoạn ủ rác
- Phân loại rác sau khi đã được ủ
Khâu quan trọng nhất của quá trình chế biến là làm phân huỷ các chất hữu cơ. Rác được
chế biến thành phân bón dựa vào phản ứng lên men nhờ các vi khuẩn có sẵn trong rác. Để đảm
bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, người ta cho vào rác ủ những vi khuẩn cần thiết
và tạo điều kiện ổn định như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí. Sau quá trình ủ các chất hữu cơ và vô
cơ được chuyển sang dạng dễ tiêu, nâng cao hàm lượng đạm. Song song quá trình trên là quá
trình cơ học (nghiền, đảo, trộn, sấy khô, đóng gói)
5.2.6. Đốt rác. Ap dụng đối với một số loại phế thải độc hại.
5.3. Quản lý nguồn phân người
- Đối với vùng nông thôn: Tốt nhất là dùng hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh

- Đối với thành phố tốt nhất là dùng hố xí tự hoại
5.3.1. Hố xí 2 ngăn
• Chọn địa điểm:
- Cao ráo, thoáng khí
- Chiều gió (đông nam, nam) so với nhà ở
- Khoảng cách từ hố xí đến giếng nước hoặc tới các nguồn nước ăn khác ít nhất 10 m càng xa
càng tốt
• Kiến trúc
- Nền hố xí (lát gạch, đất xét . . ) phải chắc, không nứt, lún, dòi không chui qua nền xuống đất
và nước phân không thấm được qua nền
23
Vận chuyển rác
thải
Xử ý rác thải
Chôn lấp san ủi
Rác phát sinh
ủ phân bón
Nhaì maïy taïi sử dụng
Âäút khê noïng
Thu gom rác
- Kích thước bên trong của mỗi ngăn là dài 0,70 m, rộng
- 0,65 m, cao 0,70 m
- Kích thước bên ngoài của 2 ngăn chiều dài là 1,60 m, rộng 0,90 m, cao 0,70 m
- Chiều cao từ mặt bệ ngồi đến nóc hố xí là 1,70 m
- Cửa lấy phân làm ở mặt trước hoặc mặt sau cao 0,30 m rộng 0,25 m, có gờ lõm xung quanh
để áp nắp đậy vào cho khít. Nắp cửa lấy phân đúc bằng xi măng hoặc bằng gạch nung thành
một tấm
- Mặt bệ xí dài 1,60 m và rộng 0,60 m
- Lỗ xí có đường kính từ 0,14 – 0,16m. Tâm của lỗ xí là giao điểm của 2 đường vuông góc đi
từ giữa 2 cạnh của mặt bệ

- Khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của 2 hòn gạch để chân là 0,28 m ở phía trước và 0,12 m
ở phía sau
- Khoảng cách từ bờ sau hòn gạch để chân đến mép lỗ xí là 0,03 m
- Lỗ đi ngoài phải có nắp đậy, nắp có gờ như kiểu nút lọ penicillin, cán nút có chiều dài 0,80
m
- Rãnh dẫn nước tiểu láng bằng xi măng và đủ dốc để tránh nước tiểu bị ứ đọng
- Tường và cửa ra vào: Tường có chiều dày 0,10 m, có trổ lỗ mắt cáo ở phía trên, gần nóc cho
thoáng khí. Có cánh cửa ra vào hoặc mành che hố xí không dùng bao tải hoặc chiếu rách
• Bảo quản sử dụng:
- Có ủ phân tại chỗ không ? thời gian ủ có đủ 2 tháng trở lên không, thời gian ủ tốt nhất là 6
tháng
- Có nội qui khi sử dụng không ?
- Đi một ngăn và ủ một ngăn
- Đi đúng lỗ, đái đúng máng. Đi xong, bỏ giấy, bỏ tro vào hố, đậy nắp lỗ xí, đóng cửa ra vào,
không đái hoặc đổ nước vào hố phân
- Thường xuyên quét dọn, giữ cho hố xí kín, khô và sạch
- Nếu phân vương trên miệng hố xí phải rắc tro, quét ngay vào hố, khi máng nước tiểu hỏng,
hố xí nứt nẻ phải sửa chữa ngay
- Khi bắt đầu dùng, đổ một ít tro trên nền hố xí (hoặc đổ vôi bột) để hút ẩm và khi lấy phân
khong có dính xuống nền. Khi gần đầy đổ thêm tro vít kín lỗ đi ngoài
5.3.2. Hố xí tự hoại
5.3.2.1. Quá trình sinh vật học trong hố xí:
• Trong bể chứa và bể lắng
Các chất trong phân bắt đầu nổi, sau lắng dần xuống đáy bể và bị phân giải do tác dụng của vi
sinh vật khị khí và nấm mốc. khối lượng bùn phân sẽ dần nhỏ lại. bọt khí từ dáy bể nổi lên
mặt nước, mang theo các hạt cặn nhỏ tạo thành màng sinh vật học, ngày càng dày thêm có tể
tới
0,30 - 0,40 m. Môi trường sẽ trở thành khị khí. Nhiệt độ sẽ tăng lên và thuận lợi cho quá trình
phân giải các chất hữu cơ và khoảng 50 - 70 % số lượng vi sinh vật gây bệnh sẽ chết, trứng
giun sán cũng sẽ bị thoái hoá 1 phần

• Trong bể lọc
- Các chất hữu cơ tiếp tục phân giải thành các chất vô cơ do tác dụng của vi sinh vật hiếu khí
24
- Lớp lọc giữ lại được nhiều chất hữu cơ . nước phân sau khi lắng và qua bể lọc sẽ trong rồi
được dẫn vào hệ thống cống của thành phố
5.3.2.2. Cấu tạo
• Thùng chứa nước
- Có dung tích là 10 lít và ở độ cao 1,8 - 2m
- Sau mỗi lần đi ngoài, giật máy tống nước từ thùng vào chậu xí
• Bệ xí và ống xi phông
- Bệ xí có nhiều kiểu nước từ thùng dội xuống với áp lực mạnh sẽ tống phân qua ống xi
phông vào bể chứa phân
- Nhờ có ống xi phông với nút nước mà hơi thối không bốc lên và khi phân rơi xuống, màng
sinh vật học ở bề mặt bể chúa phân không bị phá vỡ
• Bể chứa, lắng và lọc
- Bể chứa có dung tính theo đầu người là 0,1 m
3
. Dung tích nhỏ nhất cho cả gia đình dùng 1
hố xí là 1 m
3
- Bể lọc có 4 lớp từ dưới lên trên là gạch vỡ, đá dăm, than củi, than xỉ và cát vàng. Ở bể lọc có
ống dẫn khí vào lớp lọc và có ống dẫn nước thải từ bể lọc ra cống của thành phố
• Các loại hố xí phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng
- Không có mùi hôi thối
- Không thu hút côn trùng và gia súc
- Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh
- Thuận lợi khi sử dụng nhất là trẻ em
- Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
- Hố xí hiện nay được khuyến khích sử dụng là hố xí có bể tự hoại

- Tại các đô thị hiện nay, xử lý phân bằng cách đưa vào hệ thống thoát nước thải và đưa về
khu xử lý là đảm bảo vệ sinh nhất vì không ảnh hưởng mạch nước ngầm và đảm bảo vệ sinh
trong nhà.
5.4. Xử lý chất thải lỏng
Ở những khu dân cư được xây dựng theo đúng quy hoạch đều phải có hệ thống cống để
thu thập chất thải lỏng từ cống của gia đình ra đến đường phố rồi nối với hệ thống ống dẫn đến
nơi xử lý bằng phương pháp sinh học . Một hệ thống như vậy đảm bảo vệ sinh và môi trường
không bị ô nhiễm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ môn vệ sinh – môi trường – dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1,
Trường đại học Y khoa Hà Nội.
- Bộ môn vệ sinh – môi trường – dịch tễ (2001), Bài giảng sức khoẻ môi trường,
Trường đại học y khoa Thái Nguyên.
- Dự án Việt Nam - Hà Lan, Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường
đại học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn VS - MT- DT,
Trường đại học y khoa Hà Nội
- Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục
25

×